Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Franz Kafka_2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.58 KB, 5 trang )

Không gian nghệ thuật
trong sáng tác của
Franz Kafka




Franz Kafka chiếm một vị trí đặc biệt trong văn học hiện đại phương Tây. Cùng
với Marcel Proust, James Joyce, William Faulkner , Franz Kafka được xem là một
trong những nhà cách tân lớn nhất.
Cách tân nghệ thuật độc đáo nhất của Franz Kafka chính là nghệ thuật biểu hiện
cái phi lý trong việc tạo dựng không gian. Nhân vật của F. Kafka tồn tại trong một thế
giới vô nghĩa với những mê cung cuộc đời, những thiết chế quyền lực vô hình, một thế
giới ngột ngạt, tù túng. Các nhân vật thích nghi với thế giới này, thậm chí không chịu
nổi khi tách ra khỏi nó. F. Kafka miêu tả con người trong một thế giới mà ta cảm nhận
được là hình ảnh của những cơn ác mộng với những nỗi lo âu trần thế. Lại nữa, tính chất
phi lý còn thể hiện ở chỗ, thế giới hiện thực chỉ được nhắc qua, còn thế giới ảo lại được
mô tả đến từng chi tiết, khiến cái ảo hiện lên như là cái thực.
Qua khảo sát hai bộ tiểu thuyết Vụ án, Lâu đài và một số truyện ngắn của tác
giả, chúng tôi nhận thấy F.Kafka đã tạo ranhững hình tượng không gian mới mẻ, hiếm
thấy trong lịch sử văn học trước đó: Không gian mê cung, không gian ngột ngạt tù
túng, không gian ác mộng, không gian thực và ảo.
1. Không gian mê cung
Đặc điểm chung của loại không gian này là sự xuất hiện các yếu tố ngẫu nhiên,
biến hóa dị thường, gây tâm lý bất an và làm mất phương hướng nhân vật chính; đẩy
nhân vật chính vào kết thúc bi kịch và cái chết như là định mệnh đã an bài.
Tiểu thuyết Vụ án
(1)
là một mê cung của các thiết chế quyền lực tòa án pháp luật
phi lý. Jozef K – nhân vật chính của tiểu thuyết – bị bắt không rõ nguyên do. Cũng như
hai tên cảnh sát, viên đội và thẩm phán được giao nhiệm vụ xét xử Jozef K nhưng cũng


không biết bị cáo mắc tội gì. Jozef K phải đối mặt với bộ máy cai trị khổng lồ bí hiểm
tồn tại khắp nơi, hữu hình hoặc vô hình. Anh như bị thôi miên bởi cái thế giới đó, cái tổ
chức bí mật đó, những người canh giữ luật pháp đó, họ hỏi cung và thẩm vấn không cần
biết tại sao. Bị lạc vào mê cung pháp luật, Jozef K không còn tự minh oan cho mình
được, phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác như Tiến sĩ Hun, nhà kỹ nghệ gia, Họa sĩ
Titoreli Song, anh phát hiện thấy bọn chúng cũng là tay chân, dây mơ rễ má của trật tự
tối cao ấy, là những tên ngớ ngẩn, dốt nát, bịp bợm và bất minh. Các lối thoát dần đóng
lại. Và Jozef K đã bị xử tử mà không biết tội trạng, không được khiếu nại.
Tiểu thuyết Lâu đài “là hình ảnh huyền thoại về một tổ chức quyền lực quan liêu
với những sợi dây vô hình đã trói buộc cuộc đời của từng con người”
(2)
.
Thế giới của Lâu đài là thế giới của mê cung, mang sức mạnh siêu nhiên. Con
đường dẫn K vào Lâu đài là một tiểu mê cung. Ngay từ đầu, K đã muốn đi vào nhưng
con đường rất dài và nó không dẫn chàng đến Lâu đài. Khi đến gần, dường như cố ý, nó
lại vòng sang lối khác. Nhìn từ xa, K có thể thấy Lâu đài, song chàng không thể và vĩnh
viễn không bao giờ đến được
Cùng với con đường, hình ảnh Lâu đài thấp thoáng hiện lên trái với logic thông
thường. Lâu đài không có vẻ cổ kính, tráng lệ mà chỉ là những quần thể nhà hợp thành,
không ai biết đó là Lâu đài. Có một tháp chuông nhưng không thể nhận ra đó là tháp
chuông ở nhà thờ hay của nhà ở. Con quạ xuất hiện báo hiệu sự chết chóc. Đó là quan
sát từ xa. Còn nhìn gần, “Lâu đài này trong thực tế chỉ là một thị trấn thảm hại”
(3)
. Tiếng
chuông nghe ma quái “Đổ từng hồi trầm ấm vang lên một cách vui vẻ, tiếng chuông như
đe dọa vì nó cũng vang lên đau đớn”
(4)
. Sau đó là những tiếng chuông yếu ớt vang lên
“lay lắt”.
Bộ máy hành chính của Lâu đài cũng là một thứ mê cung. Lâu đài thông qua những

mắt xích vô tận các viên chức, thư ký, liên lạc đều nhằm đích là chống lại K. Ngẫu nhiên,
Lâu đài viết thư nhận K làm đạc điền, rồi có thư khen thưởng K về công việc tuy thật ra K
chưa hề biết công việc đạc điền. Qua những cuộc tiếp xúc của K với nhân viên Lâu đài, ta
thấy K bị lừa. Viên trưởng thôn đã nói trắng ra: “Những cuộc tiếp xúc ấy chỉ là giả tạo,
nhưng vì thiếu hiểu biết ông lại tưởng thật”
(5)
. K chỉ còn biết tìm đến chánh thanh tra
Klamm để tìm hiểu thực hư. Song, Klamm là một chánh thanh tra quan liêu, không thèm
nói chuyện với bất cứ ai trong làng, chưa một ai thật sự biết mặt y, bởi Klamm luôn thay
đổi hình dạng, bí hiểm. Vì vậy, K cố biết sự thật về Lâu đài, nhưng càng theo đuổi mục
đích này, anh lại càng xa nó hơn. Lâu đài là một mê cung của thế giới hành chính quyền
lực vô hình. Nó cũng giống như mê cung luật pháp trong Vụ án: không thể tiếp cận,
không thể tìm gặp, nó tồn tại trong cụ thể; khắp mọi nơi đều có nó mà vẫn như không có
nó.
Với ba tiểu mê cung F. Kafka đã tạo dựng thành một đại mê cung của Lâu đài. F.
Kafka cho thấy rõ nguyên nhân bị lưu đày của con người trong thế giới hiện đại, trong
mê cung của những thiết chế mờ ám và phi lý được bày đặt ra như những cái bẫy, con
người bị tước mất khả năng tìm hiểu và thiết lập quan hệ đối với thế giới một cách bình
thường, con người không phải chủ nhân mà là nạn nhân của thế giới.
Trong truyện ngắn Trước cửa pháp luật
(6)
, F. Kafka đưa ra kiểu kết cấu mê cung
khác, đó là kết cấu trùng điệp của nhiều vòng bảo vệ cửa pháp luật. Càng vào trong, các
vòng cửa pháp luật càng có sức mạnh bí hiểm. Bác nông dân đến xin vào cổng pháp
luật, khi nghe người bảo vệ vòng đầu kể về mê cung pháp luật ấy, bác không dám bước
qua cửa, đứng chôn chân đợi rồi gục chết ở đó: “Nếu bác muốn thì cứ thử vượt quyền tôi
mà vào thử xem. Nhưng bác nên nhớ rằng: tôi có sức mạnh đấy nhé. Đã thế, tôi mới chỉ
là bảo vệ ở vòng ngoài, trong kia trước mỗi vòng cửa còn có các nhân viên bảo vệ khác
nữa, người bảo vệ vòng trong lại khỏe hơn người vòng ngoài. Ngay cả tôi mà còn không
dám nhìn mặt người bảo vệ ở vòng ba cơ đấy”.

Nếu như Lâu đài, Vụ án, Trước cửa pháp luật không gian mê cung là không gian
của các thiết chế quyền lực bí hiểm về bộ máy hành chính, bộ máy pháp luật tòa án phi
lý thì truyện ngắn Hang ổ
(7)
không gian mê cung là không gian của hệ thống đường
ngầm chằng chịt những “đường ngang lối dọc”, là công trình được tạo ra bởi một con
vật luôn sống trong tâm trạng bất an giữa một thế giới thù địch. Để chống lại kẻ thù,
chống lại sự bất an, con vật đã tạo ra mê cung rắc rối đó, kẻ thù của nó nếu tấn công vào
hang sẽ bị “chết ngợp trong dãy mê cung này”. F. Kafka miêu tả cái hang ổ đầy bí hiểm,
khó định vị được rõ ràng:“Cách chỗ này một nghìn bước chân gì đó mới thật sự là lối
vào chỗ ở của tôi, nó nằm ẩn, dưới một lớp rêu”, “cứ một trăm mét tôi lại mở rộng
đường hầm của mình, tôi khoét những hầm tròn nhỏ ở giữa ngã tư đường hầm”. Hang ổ
có khoảng năm mươi chỗ được che kín và một pháo đài trung tâm kiên cố. Pháo đài có
diện tích rộng gấp mười lần so với những khoảng trống trong rừng, có mười ngách tỏa ra
“Mỗi ngách tùy theo sơ đồ tổng thể đi sâu xuống hoặc đi lên, kéo dài ra hoặc lượn vòng
tròn, mở rộng hoặc thu hẹp”. Chính tác giả của công trình nhiều lúc cũng bị lạc trong mê
cung của mình, khi ấy mê cung trở thành kẻ thù của nó. Như vậy, thế giới mê cung
của Hang ổ tồn tại trong bản thể nó một điều nghịch lý: mê cung được tạo ra là nơi để
trú ẩn, làm tan những lo âu, nhưng chính mê cung ấy cũng đồng thời là điều lo âu, thù
địch, một khi chủ nhân của nó bị lạc lối, mất phương hướng.
2. Không gian ngột ngạt tù túng
Trong văn học truyền thống, con người thường hòa mình vào không gian vũ trụ,
được hít thở căng tròn buồng phổi không khí trong lành của vũ trụ bao la mà tự nhiên
ban tặng. Con người trong sáng tác của F. Kafka lại khác, hầu như chỉ tồn tại trong
không gian ngột ngạt tù túng. Con người quen thuộc gắn bó với không gian này đến nỗi
không thể sống thiếu nó được. Tính chất phi tự nhiên, phản truyền thống của không gian
ấy là một ẩn dụ sâu sắc về sự tha hóa của con người.
Trong bộ tiểu thuyết Lâu đài, Vụ án, và một số truyện ngắn của F. Kafka, ta
thường gặp những đoạn phim ngắn ghi lại hình ảnh những căn phòng chật hẹp yếm khí,
thế giới đồ vật được bố trí bề bộn trong đó lấn át đi phần tồn tại của con người, làm

không gian ấy càng ngột ngạt hơn. Ở tiểu thuyết Lâu đài, căn phòng người ta bố trí cho
người đạc điền nơi quán trọ là một cái gác xép không được thông gió. Những người giúp
việc nơi quán trọ luôn ở trong ánh điện, trong bầu không khí ngột ngạt, nghỉ ngủ chui
rúc ở xó xỉnh nơi nhà kho, nhà bếp. Những đám nông dân chen chúc nơi quán trọ sặc
sụa mùi bia rượu. Chánh thanh tra Klamm sống trong một căn phòng kín, tách biệt với
thế giới bên ngoài, chỉ được thông với bên ngoài bằng một cái lỗ nhỏ thiếu sinh khí. Đặc
biệt F. Kafka đã phủ mờ không gian lạnh lẽo của tuyết xuống Lâu đài, xuống làng “Ở
dưới này tuyết ngập đến cửa sổ của những ngôi nhà nhỏ, treo thành từng khối từ trên các
mái nhà đến mức gần như rũ xuống đến mép cửa sổ”
(8)
. Trong những căn nhà nhỏ, nhiều
người sống chen chúc bất luận trẻ con hay người già, thanh niên hoặc phụ nữ. Người ta
sống trong căn phòng tranh tối tranh sáng, không khí tù mù bốc lên từ các lò sưởi ảm
đạm ngột ngạt và tù túng tưởng chừng như vượt quá giới hạn chịu đựng của con người.

×