Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Franz Kafka _1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.49 KB, 7 trang )

Không gian nghệ thuật
trong sáng tác của
Franz Kafka




Đến Vụ án, không gian ngột ngạt tù túng lại xuất hiện dày đặc hơn. Căn phòng
xét xử Jozef K lần đầu tiên chật ních người, trần nhà lại quá thấp “người ta đứng chen
chúc, ai cũng phải lom khom, đầu và lưng đụng vào trần nhà”
(9)
. Căn phòng tối lờ
mờ, đầy bụi bặm và khói, đám đông ăn mặc tồi tàn, thậm chí có người còn mang
theo gối, đệm, đội lên đầu để khỏi va vào trần. Tòa án được bố trí ở vị trí tầng nóc ọp
ẹp, không khí nặng nề. Luật sư Hun sống trong căn phòng thấp lè tè, không có cửa sổ
và kê vừa đủ một chiếc giường hẹp. Họa sĩ Titoreli sống trong một căn phòng mà
theo Jozef K “Chưa bao giờ tự mình quan niệm nổi một cái buồng con tồi tàn như thế
mà người ta có thể gọi được là xưởng vẽ. Ngang dọc mỗi chiều không nổi lấy được
trông hai bước chân”
(10)
. Tệ hại hơn, căn phòng lại bừa bộn những chăn, gối, đệm,
quần áo, tranh ảnh và đặc biệt là chưa được thông khí. Thế giới đồ vật, khoâng
gian ngột ngạt đã chiếm không gian tồn tại con người. Con người quá nhỏ bé trước
thế giới, sự tồn tại của con người là không thực, tồn tại mà như không tồn tại, sống
mà dường như đã chết.
Cái phi lý của Vụ án là ở chỗ, những nhân vật của tòa án lại thích nghi hoàn toàn
với không khí ngột ngạt tù túng trong phòng làm việc, cái nơi mà “Mặt trời hun nóng
mái nhà ghê gớm. Xà nhà bỏng rẫy. Nhưng sau rồi người ta cũng hoàn toàn quen với
bầu không khí này. Khi nào ông (Jozef K) trở lại đây lần thứ hai, hay lần thứ ba ông sẽ
hầu như không cảm thấy ngột ngạt nữa”
(11)


. Luật sư Hun không ý thức được chỗ ở của
mình là yếm khí chật hẹp, nguyên nhân tạo ra căn bệnh trầm kha. Họa sĩ Titoreli lại cho
rằng căn phòng như cái hộp bề bộn ấy là nơi lý tưởng để vẽ tranh. Thậm chí nếu thay đổi
cái không khí ngột ngạt tù túng ở các căn phòng thì nhân viên tòa án cũng không thể
chịu nổi. Đây là một cảnh Jozef K đã chứng kiến khi cô gái và nhân viên chỉ đường đưa
anh ra ngoài văn phòng của tòa án: “Họ chịu đựng có vẻ khó nhọc làn không khí tương
đối mát mẻ từ cầu thang lùa vào, vì đã quen với bầu không khí trong các văn phòng. Họ
hầu như không đáp lại được và có lẽ cô gái đã ngã xỉu nếu anh không đóng vội cửa
lại”
(12)
. Bởi vậy, thế giới trong sáng tác của F. Kafka chồng chất những cung bậc phi lý,
tưởng là không tồn tại mà lại tồn tại, thậm chí tồn tại thực hơn cái hiện thực, là thế giới
hiện hữu ta đang sống.
3. Không gian ác mộng
Nhân vật Gregor Samsa (Hóa thân) khi tỉnh giấc thấy mình biến thành một côn
trùng khổng lồ. Đó là không gian của ác mộng, là hình ảnh của thế giới vô thức mà ta
thường thấy trong giấc mơ. F. Kafka đã dùng ngòi bút điêu luyện đi vào mô tả giấc mơ
đó thật cụ thể, như thật: “Gregor Samsa nằm trên giường thấy mình biến thành một côn
trùng khổng lồ, lưng anh rắn như thể được bọc kín bằng giáp sắt, anh nằm ngửa dợm
nhấc đầu lên và nhìn thấy bụng mình khum tròn, râu bóng, phân chia thành nhiều đốt
cong cứng đờ; tấm chăn bông đắp trên bụng đã bị xô lệch, gần tuột hẳn. Chân anh nhiễu
ra, mảnh khảnh thảm hại so với phần còn lại của thân hình to đùng, vung vẫy bất lực
trước mắt anh”. Gregor Samsa bắt đầu sống với ảo giác, anh bàng hoàng, nửa tin, nửa
ngờ. Tin là vì anh vẫn ngủ trong thế giới bình thường của con người, nửa ngờ là thân
hình anh biến đổi kỳ dị. Trạng thái, cảm giác của Gregor Samsa đó là trạng thái, cảm
giác của một ác mộng kinh hoàng.
Jozef K (Vụ án) cũng tương tự. Anh vừa tỉnh giấc, bỗng hai kẻ lạ mặt đập cửa
xông vào bắt anh. Jozef K không biết kẻ bắt mình là ai, tại sao anh lại bị bắt. Anh đang
sống trong tâm trạng không biết đây là hư hay thực, tỉnh hay mê. Jozef K cố phản kháng
chống lại tòa án, tìm người cứu giúp. Song cảnh cuối cùng, cũng là cảnh kinh hoàng

khiếp sợ nhất, hai gã đao phủ thọc dao vào tim anh ngoáy ngoáy.
Ngòi bút F. Kafka đã hòa quyện một cách rất tự nhiên giữa cái quái dị và cái
thường ngày đến độ không sao phân định được một trong hai yếu tố đó, cái nào nảy sinh
từ cái nào. Người ta ngột ngạt trong không khí ác mộng nhưng câu chuyện lại hết sức
mạch lạc, chính xác khiến sự phi lý thật hơn cả thực tại.
Có khi không gian ác mộng được đặt vào điểm nhìn chiều sâu vô thức của chính
nhân vật, nghĩa là nhân vật đang trong cơn ác mộng và tác giả là người thư ký trung
thành ghi lại giấc mơ đang diễn ra của chính nhân vật ấy. Đó là trường hợp được thể
hiện trong truyện ngắn Một giấc mơ
(13)
(A Dream). Nhân vật chính của truyện là Jozef
K, hoàn toàn chìm trong cõi vô thức, đang mơ về một chuyện quái dị khủng khiếp. Anh
ta thấy mình lạc vào khu nghĩa địa, ở đó có lễ hội đang diễn ra vui vẻ; anh bị cuốn hút
bởi một ngôi mộ mới, càng tiến lại gần thì lại càng xa nó. Rùng rợn hơn nữa, anh tiến lại
gò mả mà chàng họa sĩ có khắc lên đó hàng chữ trên tấm bia. Trong giấc mơ dường như
anh tiên cảm được cái gò mả ấy là nơi kết thúc định mệnh của anh. Bởi vì khi họa sĩ vẽ,
có chiếc lá rơi xuống đó biến thành chữ J - đó là tên Jozef K. Khi họa sĩ đi rồi, anh đến
cào lớp đất mỏng nơi ấy và bỗng nhiên có một cái lỗ mở ra, Jozef K rơi thụp xuống đó,
mắc vào một hố sâu bí hiểm, cổ và đầu bị kẹt lại, tên anh được khắc vào tấm bia với
những nét chữ hoa mỹ. Đến đó, Jozef K tỉnh giấc và bị mê hoặc bởi những cảnh tượng
khủng khiếp ấy.
Có thể nói, F. Kafka đã thành công trong việc miêu tả hình ảnh của cõi mộng, của
những cơn ác mộng có nguồn gốc từ nỗi hoang mang, lo sợ của con người trước thế giới
mà nền tảng của nó là sự tha hóa giữa người với người. Sự độc đáo của F. Kafka là ông
không đưa giấc mơ vào phục vụ nghệ thuật mà ngược lại, theo cách riêng, F. Kafka đã
đưa nghệ thuật của mình "phục vụ" những giấc mơ, hiện thực hóa cái ảo bằng hình ảnh
đầy sáng tạo.
4. Không gian thực và ảo
Đặc trưng xuyên thấm trong toàn bộ sáng tác của F. Kafka là cái thực và cái ảo
không bao giờ tách biệt nhau mà chúng hòa quyện với nhau như là một bản thể mang

tính hai mặt: Trong thực có ảo và trong ảo có thực. Cái hiện thực của đời sống được F.
Kafka tổ chức làm biến dạng đi trở thành cái huyễn hoặc huyền ảo nhưng câu chuyện lại
kể hết sức mạch lạc, chính xác đến từng chi tiết khiến không khí huyền ảo huyễn hoặc
trở nên thật hơn cả hiện thực. Người ta gọi bút pháp đó là “Tượng trưng hiện thực” như
đã nói ở trên.
Vấn đề Hóa thân trong truyện ngắn cùng tên của F. Kafka là phối hợp giữa không
gian thực và không gian ảo. Việc Gregor Samsa – nhân viên chào hàng - sau một đêm
ngủ dậy, anh thấy mình biến thành một con côn trùng khổng lồ cho ta thấy sự việc vượt
ra ngoài quy luật của không gian thực, trở thành điều huyễn hoặc. Song, câu chuyện
được kể một cách hiện thực triệt để trong chi tiết: cái con bọ - người Gregor ấy cảm thấy
và ý thức rõ từng thay đổi sinh lý sinh học trong bản thân, đau đớn chứng kiến thái độ
ứng xử của bố mẹ và cô em gái cưng chuyển từ kinh hoàng đến ân cần, rồi phẫn nộ
khinh rẻ và cuối cùng là hờ hững, tất cả được biểu đạt bằng một giọng đầy trìu mến và
tuyệt vọng. Chính cách kể hiện thực trong chi tiết này đã kéo cái huyễn hoặc ấy trở về
với thế giới thực, thế giới con người với những lo âu thường nhật, sự phi lý trong quan
hệ giữa người với người.
Tác phẩm của F. Kafka không có ranh giới giữa thực và hư, bao giờ cũng có một
sự đan cài một cách rất tự nhiên cái quái dị với cái thường nhật. Tiểu thuyết Vụ án cũng
là một thí dụ tiêu biểu. Nhà văn đã sử dụng chất liệu hiện thực như: bị cáo, tòa án, luật
sư, thẩm phán, khu văn phòng, nhà trọ, chỗ ở của họa sĩ, nhà kỹ nghệ gia, linh mục, đao
phủ Nhưng các chất liệu ấy được nhà văn làm biến dạng đi, tổ chức lại theo một kiểu
cách riêng khác với kiểu cách vốn có của đời sống thực. Bằng ngòi bút điêu luyện của
mình, F.Kafka đã đưa thế giới tòa án ra các vùng ngoại ô nhớp nhúa, lên tầng áp mái của
những khu cư xá; ông bố trí phòng xử án trong căn buồng vừa chật, vừa tối, vừa thấp lè
tè; ông sắp xếp khu văn phòng tòa dọc các dãy hành lang cửa đóng kín mít; ông để cho
họa sĩ Titoreli sống trong căn phòng bé như cái hộp, không có lỗ thông hơi, bị cáo bị kết
tội nhưng không được biết lí do Đọc truyện ngắn Mười một người con trai
(14)
ta luôn
bị mê hoặc bởi cảm giác nửa hư nửa thật, nửa bình thường, nửa quái dị ở trong mỗi

người con trai. Người thứ nhất thông minh nhưng tư duy lại quá đơn giản, không nghĩ
được rộng và cũng chẳng nghĩ được xa. Người thứ hai đẹp trai cao dong dỏng, thân hình
cân đối song lại có khuyết tật, con mắt trái nhỏ hơn con mắt phải và nháy nháy liên tục.
Đứa thứ ba cũng đẹp trai nhưng không phải cái kiểu đẹp mà người ta ưa thích: cái miệng
tròn, con mắt mơ màng, hai tay điệu bộ, hai chân kiểu cách, giọng nói không tròn tiếng
và ngây thơ. Đứa thứ tư là một đứa con thực sự của thời đại, thế nhưng ý kiến của nó lại
có phần dửng dưng, một số câu cách ngôn của nó quá hời hợt. Đứa thứ năm dễ thương
tốt bụng, có điều khi tiếp xúc với nó, người ta vẫn thấy mình lẻ loi, nó thật sự ngây thơ,
thậm chí có thể là quá ngây thơ. Đứa thứ sáu có một niềm say mê, niềm say mê có thể
làm cho nó trở nên quên mình, đến nỗi giữa ban ngày nó vẫn tỏ ra trầm tư như thể đang
mơ. Nó không ốm – thậm chí có thể nói là rất khỏe - nhưng thỉnh thoảng nó vẫn hay lảo
đảo, nó không cần ai giúp đỡ mà vẫn không ngã. Tuy có một số nét khá đẹp trai nhưng
thân hình mất cân đối, quá cao so với tuổi, cái trán nó trông cũng khó coi, nước da và
hộp sọ phần nào khô đét Những đứa còn lại cũng mang nét quái dị, khác thường, hư
hư thực thực. Kiểu không gian tượng trưng hiện thực này xuất hiện hầu hết trong sáng
tác của F. Kafka.
Bằng sự kết hợp hài hòa giữa cái thực và cái ảo, chúng xen lẫn nhau chuyển hóa
lẫn nhau đã tạo ra cho sáng tác F. Kafka một không gian thứ ba: không gian huyền thoại.
Không nên nghĩ rằng trong các tiểu thuyết Vụ án, Lâu đài và các truyện ngắnHóa
thân, Mười một người con trai, Thầy thuốc nông thôn, Kafka muốn phản ánh hoặc ghi
lại những câu chuyện có thật nào đó theo quan niệm thông thường của các nhà văn hiện
thực. Đối với F.Kafka, những tư liệu có thật chỉ là những cái cớ để thông qua đó ông
dựng lên những huyền thoại, tức là những hình tượng văn học gián tiếp và có tầm khái
quát lớn mang một ẩn ý sâu, một triết lý về sự tha hóa, phi lý xảy ra trong cuộc sống
hằng ngày của con người hiện đại.
Có thể nói, F. Kafka là người kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa cái thực và cái
hư, mở đầu cho khuynh hướng huyền thoại hóa của văn học hiện đại phương Tây. Ở
ông, giữa hai bờ thực - ảo khó mà nhận ra cái nào hơn cái nào. Tính chính xác sinh động
trong chi tiết đã khiến cho cái ảo, cái phi lý hiển hiện như thật, mà rất thật. Chính cách
miêu tả này đã mở ra hướng đổi mới về Chủ nghĩa hiện thực trong văn học truyền thống,

cũng là một đóng góp vĩ đại của F. Kafka cho văn học thế giới.
Tóm lại, bằng nghệ thuật biểu hiện cái phi lý, F. Kafka đã tạo nên những kiểu
không gian mới mẻ, độc đáo, kỳ lạ hiếm thấy trong lịch sử văn chương trước đó. Đó là
không gian mê cung của thế giới quyền lực bí hiểm, mê cung của cuộc đời không tìm
được lối ra. Không gian ngột ngạt tù túng có tính chất khác thường, con người ta sống
trong không gian ấy mà thích nghi đến nỗi, nếu thiếu nó người ta không thể tồn tại được.
Không gian giấc mơ là những cơn ác mộng kinh hoàng, khủng khiếp. Sự phối hợp giữa
không gian thực và không gian ảo tạo nên kiểu không gian huyền thoại mang tính
chất “Tượng trưng hiện thực”(Symbolique réaliste). Có thể nói, F. Kafka không những
là người có công lớn trong đổi mới kỹ thuật không gian trong văn xuôi hiện đại phương
Tây đầu thế kỷ XX mà còn có công lớn trong việc phát hiện tình trạng tồn tại vô nghĩa
của con người, làm phản tỉnh họ, cùng họ đi vào cuộc chiến chống phi lý. Văn chương
của ông vì thế có thể được xem như là một “Tôn giáo của con người”

×