Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn một số biện pháp dạy trẻ 5 6 tuổi đọc kể diễn cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 22 trang )

1


Qua quá trình nghiên cứu và trải nghiệm thực tế, đề tài khoa học "
Một số biện pháp rèn trẻ 5 - 6 tuổi đọc kể diễn cảm" của tôi đã được hoàn
thành. Trong quá trình làm đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của ban giám hiệu nhà trường và nhiều chị em đồng nghiệp.
Để đạt được kết quả này tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường và
toàn thể chị em đã tạo điều kiện cho tôi. Nhưng vì thời gian nghiên cứu có
hạn nên đề tài của tôi không tránh khỏi sự sai sót, tôi mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của lãnh đạo cấp trên để đề tài được hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

2


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
- Theo tinh thần công ước quốc tế và quyền trẻ em mà nhà nước Việt
Nam đã phê chuẩn ".... Trẻ em có quyền được sống và phát triển, quyền
được học hành, tiếp thu nền giáo dục tiến bộ, được hưởng nền văn hóa của
dân tộc..." . Để thể hiện sự quan tâm thiết thực đến trẻ em, tôn trọng quyền
trẻ em đảng và nhà nước ta đặt giáo dục lên hàng đầu và chú trọng quan
tâm đặc biệt đến giáo dục mầm non, đặt nền móng vững chắc đầu tiên để
đưa trẻ đến với trí thức nhân loại.
- Ở trường mầm non trẻ được làm quen với các môn học khác nhau
như: toán, tạo hình, âm nhạc, môi trường xung quanh, thể dục và một môn
học không thể thiếu đóng một vai trò quan trọng đó là văn học. Tất cả các
môn học đó đều giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt " Đức, trí, thể, mĩ,
lao".
- Là loại hình nghệ thuật văn học giữa vai trò to lớn trong việc hình


thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Dẫn dắt trẻ vào thế giới văn học là
nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Đó là sự mở cửa cho trẻ những
bước đi chập chững đầu tiên vào thế giới, những giá trị phong phú chứa
đựng trong tác phẩm văn học.
- Khi cất tiếng khóc chào đời trẻ đã được lắng nghe những lời ru ngọt
ngào của bà của mẹ, trẻ được nghe những câu truyện cổ, điều đó cho ta thấy
ngay từ thuở nhỏ trẻ đã được tiếp xúc với một loại hình nghệ thuật, tiếp xúc
với tác phẩm văn học, trẻ được làm quen với ngôn ngữ giàu đẹp của dân tộc,
được hóa thân vào các nhân vật trong truyện thơ thể hiện cá tính của các
nhân vật khi trẻ đến trường mầm non trẻ lại được các cô, các mẹ trao dồi
những kiến thức, những bài học rút ra từ các câu truyện, bài thơ. Qua đó trẻ
nắm được những chuẩn mực đạo đức xã hội, nhận thức được cái đẹp, cái
xấu trong hành vi ứng xử, nhận thức được cái thiện, cái ác mà trong cuộc
sống hàng ngày trẻ ít được tiếp xúc... từ đó phát triển đạo đức thẩm mỹ, phát
triển vối từ, rèn luyện cách nói diễn cảm, cách nói giàu hình ảnh quen thuộc
như: cách nói so sánh, nhân hóa, không những thế mà ngay từ nhỏ trẻ đã

3


làm quen với các thành ngữ, câu miêu tả câu cảm thán, câu hỏi để vận dụng
trong cuộc sống hàng ngày.
- Dạy trẻ đọc kể diễn cảm tác phẩm văn học, truyện thơ có ý nghĩa rất
quan trọng đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp tác động tích cực, đúng
hướng, đúng cách bởi trẻ mầm non đang ở độ tuổi học ăn học nói, mọi sự
vật hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ đều mới lạ điều đó sẽ tác động trực
tiếp đối với trẻ , khi thể hiện ngữ điệu, trẻ biết giao lưu tình cảm cảm xúc
với người khác, đặc biện có vai trò rất lớn đối với sự hoàn thiện nhân cách
con người.
Qua việc tìm hiểu thực tế trường mầm non Hoa Lan thị trấn Mạo Khê

tôi thấy việc luyện phát âm cho trẻ và rèn khả năng nói mạch lạc, rõ ràng
đúng cấu trúc ngữ pháp, đúng ngữ điệu của nhân vật còn nhiều hạn chế do
nhiều yếu tố: như yếu tố địa phương, yếu tố tâm lý và khả năng truyền thụ
tác phẩm văn học đến trẻ ở mỗi giáo viên lại khác nhau. Mà sự cảm thụ tác
phẩm văn học ở trẻ là một quá trình thống nhất trọn vẹn dựa trên mối liên hệ
không ngừng giữa yếu tố nhận thức và cảm xúc. Sự cảm thụ tác phẩm của
trẻ phụ thuộc vào độ tuổi, vào kinh nghiệm và cá tính của chúng. Trong cảm
thụ tác phẩm văn học trẻ không chỉ cảm nhận nội dung mà còn cảm thụ cả
nghệ thuật của nó, đặc biệt là yếu tố ngữ vần.
Với những câu truyện hay bài thơ mà trẻ được nghe hay đọc trẻ
thường chỉ chú ý đến nội dung cốt chuyện, chúng theo dõi xem trong câu
truyện đó có những nhân vật nào? Câu truyện diễn biến ra sao? cái gì sẽ xảy
ra? kết cục như thế nào? Chứ không mấy khi chú ý đến vần và nhịp điệu. Có
những trẻ tiếp thu nhanh thì cô chỉ cần sau vài lần luyện nói là trẻ có thể đọc
diễn cảm được. Nhưng cũng có trẻ tiếp thu chậm thì cô cần phải có kế hoạch
và thời gian thì mới đạt được kết quả tốt. Việc luyện đọc diễn cảm phát triển
không đồng đều, khả năng diễn đạt còn nhiều hạn chế, việc phát âm của trẻ
chưa rõ ràng, chính xác phát âm chưa chuẩn dẫn đến việc diễn đạt câu, từ,
thể hiện ngữ điệu câu nói của trẻ bị lộn xộn nên giữa người nghe không cảm
nhận được hết điều trẻ muốn nói.
- Đọc kể diễn cảm có một vai trò quan trọng như vậy, nó tri phối đến
nhiều mặt giáo dục trẻ, nên giáo viên không ngừng tìm hiểu để nâng cao

4


chất lượng dạy trẻ đọc kể diễn cảm. Do vậy tôi đã chọn đề tài " Một số biện
pháp rèn trẻ 5-6 tuổi đọc kể diễn cảm".
2. Mục đích nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu.

- 35 cháu lớp A8 ( 5-6 tuổi). Trường mầm non Hoa Lan.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với các tác
phẩm văn học của lớp mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Tìm hiều nguyên nhân của thực trạng.
- Nghiên cứu một số biện pháp rèn trẻ 5-6 tuổi đọc kể diễn cảm đạt
hiệu quả cao.
c. Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu, tổ chức thực hiện "một số biện pháp rèn trẻ 5-6 tuổi
đọc kể diễn cảm" được thể hiện trên 1 lớp có cháu lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
trường mầm non Hoa Lan thị trấn Mạo Khê - Đông Triều - Quảng Ninh.
3. Thời gian địa điểm.
a. Thời gian nghiên cứu.
- Thời giàn tiến hành nghiên cứu: một năm học từ tháng 9 năm 2008
đến tháng 5/2009, được lên kế hoạch cụ thể như sau:
+ Lựa chọn đề tài nghiên cứu, xác định đề tài.
+ Đề cương bước 1: Ngày 7/2/2009
+ Đề cương bước 2: Ngày 15/4/2009
+ Ngày nộp đề tài: Tháng 5/2009.
b. Địa điểm nghiên cứu:

5


- Lớp học A8( 5-6 tuổi). Trường mầm non Hoa Lan - Mạo Khê - Đông
Triều - Quảng Ninh.
4. Đóng góp về mặt thực tiễn.
- Đề tài dựa vào quan điểm giáo dục trẻ em, phát triển toàn diện cho
trẻ cả về trí tuệ và đặc điểm sinh lý để xây dựng một chương trình giáo dục
góp phần nhỏ vào đổi mơi phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả

các tiết học văn giúp trẻ học sôi nổi hấp dẫn trẻ học say mê không mệt mỏi.
Và làm phong phú hơn cách nhìn "Trẻ em hiện đại trong giáo dục mầm
non".
- Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu tôi đã vận dụng và tham
khảo một số tài liệu của ngành, một số ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo
để đưa ra những phương pháp và sáng kiến mới cho bản thân vận dụng vào
thực tế giảng dạy.
II. PHẦN NỘI DUNG.
1. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở lý luận.
- Ở trẻ mẫu giáo đã hoàn thiện về mặt ngữ âm, các phụ âm đầu, âm
cuối, âm đệm, thanh điệu dần dần. Với trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi đã phát âm
được hoàn chỉnh các âm vị của tiếng mẹ đẻ đã biết điều chỉnh nhịp điệu và
cường độ của giọng nói khi giao tiếp để thể hiện được thái độ muốn nói của
mình cho người khác nghe. Nhưng ở độ tuổi này trẻ còn hay mắc phải một
số lỗi khi đọc như: đọc nhanh luyến thoắng, đọc chậm quá, ngắt nghỉ không
đúng chỗ, nhầm lẫn khi phát âm: l - n; s - x; ch - tr, chưa biết lên giọng cuối
câu, chưa thể hiện được nội dung bên trong và hình thức bên ngoài của tác
phẩm văn học. Mặt khác ở độ tuổi này trẻ chưa biết đọc, biết viết nên chỉ
nghe và cảm thụ tác phẩm văn học qua người lớn. Do vậy khả năng đọc kể
diễn cảm của trẻ phụ thuộc vào người lớn nhưng ở độ tuổi này trẻ đã biết
bộc lộ cảm xúc qua từ ngữ nên khả năng đọc phong phú hơn.
- Trẻ cũng không tránh khỏi một số lỗi khi đọc, kể như lỗi về thanh
điệu, trẻ khó phân biệt được đoạn thơ nào đọc với thanh điệu vui tươi nhí
nhảnh, khi nào thì đọc với niềm tự hào tha thiết, bình yên, trang trọng.
6


- Ví dụ với thanh điệu vui tươi, hồn nhiên, tình cảm yêu mến cô giáo
qua bài thơ:

Bó hoa tặng cô.
Ngày mùng tám tháng ba
Chúng em đi hái hoa
Mang về tặng cô giáo
Bó hoa của em đây
Vàng tươi hoa cúc áo
Hồng Hồng hoa cối xay...
+ Lỗi về ngữ điệu giọng: Đây là lỗi mà trẻ thường hay mắc phải khi
đọc, kể tác phẩm văn học, trẻ không xác định được cường độ giọng, ngắt
hơi lên giọng, xuống giọng và âm sắc của chất giọng để có thể, thể hiện ngữ
điệu của mình như: vui, buồn, hóm hỉnh, âu yếu, độc ác, hiền từ...
+ Lỗi về cách ngắt giọng, ngắt nghỉ không đúng chỗ, không đúng
nhịp làm mất sức truyền cảm của bài thơ hay câu truyện. Chính vì cách ngắt
giọng không đúng nhịp thơ nên nhịp thơ không được giữ vững không gây
được sự truyền cảm cho người nghe.
+ Lỗi về nhịp điệu giọng: trẻ thường mắc phải nhịp điệu giọng là đọc
nhanh quá hay chậm quá không đúng, không phù hợp với nội dung tác phẩm
quy định, hoặc có khi trẻ chỉ sử dụng nhịp điệu đều đều hết tác phẩm, không
có cao trào làm cho tác phẩm không có sức sống.
Ví dụ: khi đọc bài thơ "Hoa cúc vàng"
Suốt cả mùa đông
Nắng đi đâu miết
Trời đắp chăn bông
Còn cây chịu rét
Sớm mai nở hết

7


Đầy sân cúc vàng.

+ Lỗi về cường độ của giọng: lỗi này trẻ 5-6 tuổi cũng hay mắc phải
vì trẻ cứ lầm tường bài nào đọc to rõ ràng là đúng chứ trẻ không nghĩ rằng
có bài thơ, câu truyện nếu ta đọc thủ thỉ truyền cảm với tốc độ chậm hơn sẽ
làm cho người nghe có nhiều cảm hứng hơn.
Ví dụ truyện: Ai đáng khen nhiều hơn
1.2 Cơ sở thực tiễn.
Trường mầm non Hoa Lan là một trường thuộc vùng núi của huyện
Đông Triều tỉnh Quảng Ninh, đa phần học sinh của trường là con em công
nhân mỏ và nội trợ nhưng sự nhận thức không đồng đều còn nhiều hạn chế.
Vì vậy cha mẹ của trẻ đều rất bận rộn về công việc ca kíp và gia đình nên trẻ
ít được quan tâm, ít được tiếp xúc với mọi người xung quanh. Có một số trẻ
tuy đã được quan tâm bằng hình thức mua thêm tranh truyện nhưng không
quan tâm đến ai là người đọc cho trẻ nghe và dạy trẻ diễn cảm, quan tâm
không đúng cách được biểu hiện khi trẻ nói bậy, nói chống không nói không
đủ câu, đủ ý, thô lệch, nói lắp... Người lớn không chỉnh sửa mà còn khuyến
khích trẻ. Bên cạnh đó có nhiều phụ huynh gia đình chưa nhận thức được
tầm quan trọng của ngành học mầm non nên chỉ quan tâm đến việc dạy viết
chữ cho con em họ trong nhà trường. Chính vì vậy khi trẻ đến trường có
thói quen không đúng với cấu trúc của câu, tham gia vào các hoạt động còn
rụt rè, lóng ngóng, không thích học, không thích chơi cùng bạn, lầm lì, ít
nói. Khi cô giáo gọi trẻ trả lời, trẻ thỏ thẻ nói nhỏ, có trẻ gọi trả lời còn chưa
biết thưa cô hoặc khi cô đưa cho trẻ vật gì trẻ chưa biết nói "con xin cô".
Ngoài ra ở lứa tuổi này một số trẻ bộ máy phát âm chưa hoàn hảo, trẻ còn
nói ngọng: n-l; s-x; ch- tr; r-d.
2. CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Thực trạng.
- Lớp A8 (5-6 tuổi) trường mầm non Hoa Lan do tôi chủ nhiệm gồm
35 cháu cùng một tuổi 100% đây cũng là việc thuận lợi cho cô giáo truyền
thụ kiến thức, cơ sở vật chất đầy đủ để đảm bảo cho công tác giảng dạy, đặc
biệt là sự quan tâm chu đáo của ban giám hiệu nhà trường, là trường tập


8


chung nên rất thuận lợi cho việc đồng nghiệp chúng tôi học hỏi, trao đổi
kinh nghiệm lẫn nhau.

- Đầu năm học 2008-2009 tôi nhận được sự phân công giảng dạy lớp
mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. Trong một giờ ngoại khóa cùng trẻ thăm quan dạo
chơi, cùng trẻ đọc, kể những bài thơ câu truyện đã học. Tôi thấy cần có kế
hoạch để rèn trẻ đọc kể diễn cảm trong năm học này. Chính vì vậy tôi đã
chọn và nghiên cứu đề tài này.
Qua khảo sát 35 học sinh 5-6 tuổi ở lớp A 8 trường mầm non Hoa Lan
đầu năm học.
* Giờ đọc thơ: Trăng ơi từ đầu đến
Khi cho trẻ đọc thơ đến đoạn: " Trăng tròn như cái đĩa
lửng lơ ngay trước nhà..."
Ngoài việc trẻ đọc ngọng lại con đọc rất nhanh, thậm chí còn đọc
xong trước cô một khoảng thời gian đáng kể.
- Hay qua giờ kể chuyện: Ba cô gái, khi cho trẻ kể lại, củng cố kiến
thức qua hình thức nhập vai các nhân vật để đóng kịch. Các nhân vật đối
thoại với nhau bằng những nhịp độ đều đều chứ không có cao trào, giọng to
nhỏ, hoảng hốt hay điềm tĩnh làm cô cho người nghe không có ấn tượng, sự
tập chung chú ý.

9


* Tổng hợp.
- Số trẻ nói đúng, rõ ràng mạch lạc, đủ câu là 20%

- Số trẻ nói ngọng, nói chưa đúng cấu trúc câu là 80%
- Số trẻ phát âm ngọng là 70%
- Số trẻ nhận biết và nói được tên nhân vật, nội dung truyện nhưng
còn hạn chế về diễn đạt là 40%.
- Số trẻ chưa biết diễn đạt tính cách nhân vật là 25%.
* Với kết quả khảo sát trên tôi nhận định hầu hết trẻ không có kỹ
năng đóng kịch, vốn từ nghèo nàn, chưa có khả năng diễn cảm.
* Trò chuyện cùng trẻ qua giờ chơi.

10


Việc khảo sát bằng phương pháp thử nghiệm trực tiếp trên 10 trẻ. Tôi
thấy số trẻ đọc diễn cảm còn quá ít, hạn chế nhiều trong cách phát âm và
khả năng diễn đạt.

STT
Họ và tên
1
Nguyễn Ngọc Anh
2
Trần Đắc Lương
3
Vũ Hoàng Anh
Nguyễn Minh
4
Phong
5
Trần Mai Phương
6

Lê Huyền Trang
Phạm Thanh
7
Giang
Nguyễn Khắc
8
Tùng
9
Hà My
10 Trịnh Duy Khánh

Đoạn thơ thử nghiệm
Xưa có một bà già
nghèo Chuyên mò cua
bắt ốc
Một hôm bà bắt được
Một con ốc xinh xinh
Vỏ nó biêng biếc xanh
Không giống như ốc
khác
Bà thương không muốn
bán
Liền thả vào trong
chum

Khả năng diễn đạt
Tốt
Khá TB
x
x

x
x
x
x
x
x

x
x

- Cô lần lượt cho từng trẻ đọc, số trẻ đọc diễn cảm tố là không. Còn
trẻ khá là 4/10 đạt 40%. Số trẻ trung bình là 6/10%.
- Trẻ diễn đạt còn lủng củng, ngắt nghỉ chưa đúng chỗ, chưa thể hiện
được tình cảm bài thơ.
2.2. Các giải pháp.
- Từ những kết quả của khảo sát trên và tìm hiểu nguyên nhân thực
trạng tôi đã biết được những hạn chế, những khả năng tiếp thu của trẻ, muốn
trẻ lĩnh hội những kiến thức do cô truyền thụ thì bản thân người giáo viên
phải nghiên cứu và đưa ra các giải pháp sao cho phù hợp và đạt kết quả cao
nhất.
- Tổ chức cho trẻ làm quen với các tác phẩm truyện thơ và rèn trẻ đọc
kể diễn cảm là một quá trình lâu dài đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì,
có kế hoạch cụ thể, luyện tập dưới nhiều hình thức khác nhau.

11


- Sau đây là một số các giải pháp tôi đã thực hiện dạy trẻ.
a. Tạo môi trường cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học và tăng
cường cơ sở vật chất phục vụ cho bộ môn văn học.

- Môi trường cho trẻ hoạt động làm quen với văn học là các góc nhóm
trong lớp như góc học tập ở góc này trẻ tham gia các hoạt động phong phú
khác nhau trẻ luyện đọc phân biệt các chữ cái, tô màu tranh theo nội dung
câu truyện hay đoán xem nhân vật còn thiếu trong câu truyện, đọc các bài
thơ kể các câu truyện đã học theo chủ đề chủ điểm. Qua đó cô sửa sai, sửa
ngọng và rèn trẻ cách đọc kể diễn cảm. Góc âm nhạc trẻ hát và vận động các
tác phẩm thơ được phổ nhạc ví dụ như bài hát " Bàn tay cô giáo"; " Hạt gạo
làng ta"...
Trưng bày tranh ảnh, con rối, trang phục để trẻ hoạt động và quan sát.
Cô phát huy tính sáng tạo qua việc làm các đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho
giảng dạy. Nói chung môi trương hoạt động của trẻ là tận dụng không gian
của nhóm lớp mà giáo viên có cách bố trí hợp lý để trẻ hoạt động có hiệu
quả.
b. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và luyện kỹ năn thực hành.
+ Luyện đọc diễn cảm theo mẫu.
Trẻ 5-6 tuổi cần phân biệt được giữa đọc và kế, cô nên dạy trẻ hiểu
được đọc là sự truyền đạt trung thành tác phẩm, nhưng kể chuyện thì có thể
thêm bớt những chi tiết phụ nhưng không làm ảnh hưởng tới nội dung tác
phẩm. Trẻ ở độ tuổi này cô nên cho trẻ biết cách sử dụng ngôn ngữ một cách
linh hoạt hơn đặc biệt là những đối thoại sinh động và ở những ngôn ngữ,
từ có tính nghệ thuật cao.
Ví dụ: Câu chuyện " Cây rau của thỏ út"
- Thỏ mẹ bắt đầu giảng giải cách trồng rau. Nhưng chưa để mẹ nói hết
thỏ út đã nghĩ thầm: Thế thì mình cũng biết rồi...
- Đến vụ rau anh em Thỏ Út mang về những cây rau xanh non còn rau
của Thỏ Út cay bé tí teo.

12



- Thỏ Út hỏi vì sao cây rau của các anh chị lại xanh non đến thế.
Việc chuẩn bị kỹ lưỡng tác phẩm trước, xem xét đó là thể loại thơ gì,
truyện gì trước khi luyện đọc kể cho trẻ.
- Xác định cách kể bằng tìm hiểu: cường độ giọng, nhịp điệu giọng, âm
thanh giọng,cách ngắt giọng...
- Khi đọc truyện, cô giáo phải đọc diễn cảm nguyên văn tác phẩm và
thể hiện điệu bộ, cử chỉ của mình ra sao cho phù hợp với nhân vật
trong tác phẩm văn học.
- Rèn luyện phân biệt được l-n, s-x, r-d, tr-ch. Trong quá trình đọc kể
cô phải luyện cho mình có giọng kể, đọc thật truyền cảm.
- Dạy trẻ biết sử dụng mọi sắc thái của giọng đọc để tạo cho tác phẩm
có một âm thanh tương ứng.
* Luyện đọc diễn cảm qua xem vật thật, đồ chơi tranh vẽ và thông qua giờ
đóng kịch.
- Cho trẻ xem tranh ảnh, đồ chơi, vật thật, tranh vẽ mà trẻ đã được
làm quen trong các giờ học rồi cho trẻ đọc hay kể diễn cảm bài thơ hay câu
chuyện mà trẻ đã được làm quen.
VD: Trẻ quan sát
Thông qua giờ đóng kịch những tác phẩm văn học mà trẻ đã thuộc,
nhất là những câu chuyện có nhiều những đoạn đối thoại giữa các nhân vật
để trẻ có dịp được thể hiện giọng điệu của các nhân vật.
* Luyện đọc kể diễn cảm qua đọc thơ, ca dao, đồng dao.
Có sử dụng những bài thơ, đồng dao, ca dao cho trẻ nghe sau đó
hướng dẫn trẻ để luyện kỹ năng đọc đúng rõ ràng, biểu cảm.
Ví dụ cho trẻ đọc bài đồng dao. Đi cấu, đi quán.
Đi cấu đi quán
Đi bán lợn con
Đi mua cái xoong
Đem về đun nấu


13


Mua quả dưa hấu
Về biếu ông bà...
Luyện đọc diễn cảm bằng hình thức này giúp trẻ hào hứng vừa được
đọc, vừa được chơi giúp cho quá trình luyện đọc kể có hiệu quả hơn.
* Hướng cho trẻ nói đúng mẫu câu, đúng thanh điệu, vần, nhịp điệu
giọng là giúp trẻ nói đúng tiếng việt, khi hướng dẫn cho trẻ nói đúng mẫu
câu, người giáo viên cần có những mẫu câu đơn giản, dễ hiểu, có cấu trúc
ngữ pháp đúng, từ ngữ chính xác để giúp trẻ dễ hiểu và nói đúng, giáo viên
cần đặt ra những câu hỏi trong các giờ học, giờ chơi, mọi lúc, mọi nơi.
Ví dụ: - Các con vừa được nghe câu chuyện gì?
- Trong câu truyện có những nhân vật nào?
Hay khi cô đọc câu đố, câu hỏi cho trẻ trẻ biết nói “ con thưa cô...”
* Dạy trẻ nắm vững thanh điệu cơ bản của tác phẩm văn học.
Cô phải dạy trẻ dễ hiểu chủ đề tư tưởng, nội dung và nghệ thuận của
tác phẩm để từ đó xác định giọng đọc, kể nhanh, chậm, vui, buồn... Bởi trẻ
5-6 tuổi được tiếp xúc phong phú hơn về thể loại văn. Vì vậy việc tìm ra
thanh điệu cơ bản là việc cần phải làm.
Ví dụ: Thanh điệu dùng để thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê
hương đất nước qua bài: Ông mặt trời
Ông mặt trời óng ánh
Tỏa nắng hai mẹ con
Bóng con và bóng mẹ
Dắt nhau đi trên đường
Ông nhíu mắt nhìn em
Em nhíu mắt nhìn ông...

14



Đoạn thơ trên đọc với thanh điệu cơ bản là chậm dãi. Tác giả gửi tình
yêu thiên nhiện, yêu con ngươi, thiên nhiên và con người hòa quyện vào
nhau qua những trang thơ giản dị và cách sử dụng từ bay bổng.
* Dạy trẻ nắm vững ngữ điệu giọng.
- Là dạy trẻ cần dược thể hiện toàn bộ sắc thái đa dạng trọng giọng kể
đọc tránh tình trạng lạm dụng ngữ điệu. Mỗi bài thơ thay lời đối thoại có thể
đọc kể với những ngữ điệu khác nhau.
Ví dụ: Câu chuyện “ Cây tre trăm đốt”
+ Lão nhà giàu nói: “ con cứ làm việc chăm chỉ cho ta ba năm ta sẽ gả
con gái cho”
+ Anh nông dân nói: “ vâng ạ”
+ Ông tiên nói: “ con hãy chặt cho ta một trăm đốt tre mang về đâyh”
Lời lẽ được thể hiện trong từng nhân vật khác nhau, lão nhà giàu nói
với giọng nịnh nọt kéo dài, anh nông dân giọng điềm đạm, ông tiên giọng rõ
ràng hiền từ.
* Dạy trẻ cách ngắt giọng.
Cô giáo phải dạy trẻ ngắt giọng đúng chỗ, đúng lúc để làm tăng sức
truyền cảm cho tác phẩm văn học. Đặc biệt là cách đọc khi có dấu chấm,
dấu phẩy, vần và nhịp điệu của bài thơ.
Ví dụ: Bài thơ: Cây dừa
Cây dừa xanh tỏa nhiều tầng
Giang tay đón gió/ gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa/ đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa/ chiếc lược chải vào mây xanh.

15



Toàn bài thơ đọc với nhịp điệu vừa phải và nó có thay đổi thanh trong
các câu, từ là phải ngắt giọng trong câu thơ số 2,4,6.
* Dạy trẻ cường độ giọng.
- Cô dạy trẻ cách đọc to, đọc nhỏ dựa vào đặc điểm tính cách nội tâm
của các nhân vật trong tác phẩm văn học.
- Ngoài những yếu tố trên thì tư thế, cử chỉ nét mặt cũng là một trong
những yếu tố giúp cho quá trình đọc kể diễn cảm được tốt hơn.
c. Ứng dụng công nghệ thông trong việc luyện đọc diễn cảm cho trẻ
- Năm học 2008-2009 là một năm học đẩy mạnh công nghệ thông tin
trong giảng dạy. Riêng với bản thân tôi, tôi đã mạnh dạn đầu tư và đăng ký
thì giáo viên dạy giỏi bộ môn văn bằng giáo án điện tử, trình chiếu tôi thấy
kết quả của việc áp dụng công nghệ thông tin là một việc làm cần được phát
huy, các cháu rất hứng thú say mê, tập chung chú ý cao mà giáo viên không
mấy vất vả được sử dụng ủng hộ nhiệt tình của học sinh và phụ huynh.
- Cô sử dụng một số phần mềm tin học trong việc luyện đọc diễn cảm
cho trẻ như: Kids mart hay phần mềm kidpix.
- Cho trẻ xem trên máy tính để trẻ được nghe giọng nói, tính cách của
các con vật... thông qua các trò chơi, các đoạn hội thoại hay những câu
truyện hấp dẫn sẽ làm cho khả năng đọc kể diễn cảm của trẻ phát huy tốt
hơn .

16


d. Lập kế hoạch giảng dạy và chuẩn bị từng tiết lên lớp.
Đây là phần đặc biệt quan trọng đối với giáo viên. Kết quả của trẻ ra
sao phụ thuộc vào việc truyền thụ kiến thức của cô đến trẻ. Vì vậy đối với
bất kỳ tiết học nào tôi cũng phải lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, đề ra các

mục đích yêu cầu và sự chuẩn bị chu đáo. Có chỗ nào vướng mắc tôi mạnh
dạn hỏi ý kiến chỉ đạo chuyên môn của nhà trường và ban giám hiệu để tiết
dạy của cô đạt hiệu quả cao.
2.3. Kết quả.
- Dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá đầu năm học ở bộ môn văn học và
đặc biệt là việc rèn đọc kể diễn cảm đã thu được những kết quả tốt.
- Cuối năm học tôi kiểm tra từng trẻ lên lớp bằng việc đọc một bài
thơ, kể một câu truyện cho trẻ tự chọn hay đọc kể diễn cảm theo mẫu của cô
tôi thấy:
- 90% trẻ đọc kể diễn cảm, mạch lạc rõ ràng.
10% trẻ đọc còn nhanh, độ diễn cảm chưa cao
95% trẻ đọc và kể phân biệc: l-n, s-x, ch-tr.
17


* Với kết quả đã đạt được thôi thấy năm học 2008-2009 việc rèn trẻ
đọc kể diễn cảm ở bộ môn văn học thu được những kết qủa đáng kể, được
sự quan tâm tín nhiệm của các bậc phụ huynh và bản thân giáo viên yên tâm
khi trẻ bước vào ngưỡng cửa tiểu học.
2.4.Bài học kinh nghiệm.
- Trẻ em là tương lai của đất nước – muốn trở thành những người
công dân có ích cho xã hội thì ngay từ tuổi mầm non người lớn cần quan
tâm và giáo dục trẻ đúng cách.
- Là một giáo viên mầm non tôi mong muốn tìm ra những biện pháp
tốt nhất để giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đọc kể diễn cảm. Tôi và các
đồng nghiệp đã ứng dụng tại trường và có kết quả khả quan. Tôi tự rút ra bài
học kinh nghiệm như sau:
+ Giáo viên phải thật sự yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề, có
đức tính kiên trì cẩn thận, chính xác.
+ Giáo viên tự rèn luyện không nói ngọng. Tích lũy vốn kinh nghiệm

trong các môn học.
+ Giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo từ giọng kể, cách nhập vài, đồ
dùng trực quan, nội dung tích hợp trong giờ hoạt động có chủ đích.
+ Phải gần gũi và thường xuyên trò chuyện với trẻ.
+ Tạo môi trường văn học cho trẻ bằng các bức tranh vẽ theo nội
dung câu chuyện.
+ Có sự kết hợp với các bậc phụ huynh trong việc luyện đọc, kể
chuyện cho trẻ nghe và dạy trẻ tập kể chuyện diễn cảm bằng nhiều hình
thức.
+ Ứng dụng công nghệ tin học vào dạy trẻ đọc kể diễn cảm.

18


III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Ý nghĩa của việc rèn trẻ đọc kể diễn cảm.
- Nâng cao chất lượng đọc kể diễn cảm cho trẻ thông qua tác phẩm
văn học đã đạt được hiệu quả giáo dục cao. Nó không những phát triển được
tính tích cực mà nó giúp trẻ phát huy ngôn ngữ, làm giàu vốn từ, tạo sự mở
rộng hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh về con người và ý thức được
hành động của chính mình.
- Trẻ biết diễn đạt ý kiến của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, diễn
cảm văn minh lịch sự khi giao tiếp, biết điều chỉnh hành vi đúng sai, mà còn
đủ khả năng để lĩnh hội kiến thức. Đó là nền tảng vững chắc, là hành trang
cho trẻ bước vào cấp học phổ thông vững vàng và tự tin.
2. Kiến nghị.
- Là một giáo viên còn non trẻ trong công tác, trong nghề tôi cần phải
học hỏi nhiều hơn nữa. Tôi rất mong các cấp lãnh đạo phòng giáo dục đào
tạo huyện Đông Triều tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận, chuyên đề về văn

học để chúng tôi có điều kiện học hỏi, bồi dưỡng kinh nghiệm.
- Trên đây là những suy nghĩ của tôi về vấn đề rèn trẻ 5-6 tuổi đọc kể
diễn cảm. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu sẽ còn nhiều vấn đề mà tôi
chưa đề cập tới do suy nghĩ còn hạn chế mặc dù bản thân tôi đã hết sức cố
gắng. Tôi rất mong sự đóng góp chân thành của hội đồng khoa học để sáng
kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hoa Lan, tháng 5 năm 2010.
Tác giả

Phạm Thị Phương Thảo.

19


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO, PHỤ LỤC.

1. Tài liệu tham khảo.
+ Giáo trình: Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
+ Giáo trình: tâm lý học
+ Giáo trình: Gió dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ ( Nhà xuất bản
giáo dục Hà Nội).

2. Phụ lục.
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Thời gian, địa điểm
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn

II. Phần nội dung.
1. Chương 1. Tổng quan
1.1. Cơ sở lý luận
1.2. Cơ sở thực tế
2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu
2.1. Thực trạng
2.2. Các giải pháp
2.3. Kết quả
2.4. Rút ra bài học kinh nghiệm.
III. Phần kết luận, kiến nghị.
IV. Tài liệu tham khảo.

20


V. Nhận xét của hội đồng chấm SKKN.
………………………………………………………………………………
………….
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
21


………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

…………………………………………………….

22



×