Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao việc tổ chức hoạt động kể chuyện đồng thoại cho trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 21 trang )

1


LỜI CẢM ƠN!
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bậc phụ huynh, học sinh, chị em đồng
nghiệp tại trường mầm non Hoa Lan. đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám
hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt khoảng thời gian nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận
được sự quan tâm tham gia góp ý của chị em đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà
trường và lãnh đạo cấp trên để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm hay hơn nữa, góp
phần nâng cao chất lượng của hoạt động kể truyện đồng thoại nói riêng và hoạt
động làm quen với tác phẩm văn học trong trường mầm non nói chung.
Xin chân thành cảm ơn!

2


I: PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI- Thế kỷ mà cả thế giới đang chuyển mình
theo dòng chảy cuồn cuộn của nền văn minh trí tuệ. Trong nền văn minh ấy, con
người luôn được đặt ở vị trí trung tâm, con người vừa là động lực vừa là nhân tố
của mọi chương trình kinh tế xã hội. Vì thế đòi hỏi con người phải năng động, sáng
tạo, nhạy bén với thời cuộc, vừa giàu cảm xúc, vừa phải biết huy động vốn hiểu
biết, vốn kinh nghiệm của mình để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Mục tiêu đặt ra cho ngành giáo dục là phát triển con người toàn diện,hình thành
ở người học những phẩm chất và năng lực nhất định để giải quyết các vấn đề thực
tiễn đề ra. Để thực hiện mục tiêu đó trẻ cần tiếp xúc với tất cả các lĩnh vực khoa
học như toán, tạo hình, âm nhạc, văn học. Trong đó văn học là một loại hình văn
hóa không thể thiếu trong đời sống trẻ thơ. Văn học chứa đựng những tri thức về


cuộc sống, đưa trẻ đến những chân trời mới. Đó chính là thế giới của cuộc sống
thực tại bao gồm thiên nhiên, xã hội và con người được diễn tả, biểu đạt trong
những hình thức đa dạng, phong phú. Có thể nói, văn học như những bộ sách giáo
khoa về cuộc sống, bởi nó đem đến cho trẻ những tri thức, góp phần củng, mở rộng
kiến thức, vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, giúp trẻ khám phá ra những
điều bí ẩn trong cuộc sống. Bên cạnh đó qua văn học trẻ em cũng bắt đầu nhận ra
có một xã hội ràng buộc con người với nhau trong lịch sử và đấu tranh cách mạng,
trong tình làng nghĩa xóm, tình cảm gia đình, tình bạn…
Chính vì lẽ đó, văn học là một trong những phương tiện hữu hiệu để phát triển
toàn diện nhân cách và làm giàu có tâm hồn trẻ, là hành trang cho các em trên
những chặng đường đời. Nói tới văn học thiếu nhi không thể không kể đến mảng
truyện đồng thoại. Đó chính là một loại hình văn học rất phù hợp với trẻ mầm non.
Với đặc trưng là sự tung hoành của trí tưởng tượng, truyện đồng thoại đã thực sự
lôi cuốn trẻ. Ở đó các bé tìm thấy những nét quen thuộc, thấy sự thân thương bầu
bạn với thế giới vạn vật sinh động trong truyện đồng thời củng cố và mở rộng
những hiểu biết của trẻ. Những câu truyện ngộ nghĩnh ấy đã mang đến cho trẻ
những ước mơ bay bổng, gợi cho trẻ những xúc động trong tâm hồn, đánh thức trí
tưởng tượng phong phú ở trẻ, từ đó tạo dựng cho trẻ thái độ đúng đắn trong cuộc
sống.
Trong trường mầm non, truyện đồng thoại đã được đưa vào chương trình làm
quen với tác phẩm văn học với tỷ lệ đáng kể nhưng hầu hết giáo viên chưa chú ý
đến tên gọi cũng như những đặc trưng của thể loại nàycùng với khả năng lĩnh hội
truyện đồng thoại ở trẻ trong trường còn rất nhiều hạn chế. Một mặt do giáo viên
chưa tìm ra được các biện pháp, các cách thức học, kể phù hợp để truyện đồng
thoại thực sự trở thành một phương tiện giáo dục hữu hiệu với trẻ, giúp trẻ lĩnh hội
đầy đủ các giá trị của truyện đồng thoại.
3


Chính vì lý do trên và với mong muốn đưa các ý nghĩa của truyện đồng thoại đến

với trẻ một cách hữu hiệu mà tôi đã mạnh dan đi sâu vào nghiên cứu đề tài:
“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng của việc tổ chức hoạt động kể truyện
đồng thoại cho trẻ 5-6 tuổi”.
I.2. Mục đích nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở lý luận của các khoa học liên ngành và thực tiễn, đề tài nhằm xây
dựng một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động kể truyện đồng thoại của trẻ
5-6 tuổi .
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Quan sát hoạt động kể truyện đồng thoại của trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hoa
Lan- Mạo Khê- Đông Triều- Quảng Ninh.
- Đưa ra một số biện số biện pháp nâng cao chất lượng của hoạt động kể truyện
đồng thoại cho trẻ 5-6 tuổi.
- Tổng hợp một số kết quả đạt được
- Đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức và nâng cao chất lượng của
hoạt động kể truyện đồng thoại.
I.3. Thời gian nghiên cứu:
- Thời gian: Trong năm học 2009-2010
- Địa điểm: Lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trường Mầm non Hoa Lan- MạoKhê- Đông
Triều- Quảng Ninh.
I.4 Đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn
Quan thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi xin có một số ý kiến đóng
góp về biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động kể truyện đồng thoại cho
trẻ 5-6 tuổi như sau:
- Trước khi kể truyện đồng thoại cần lựa chọn những tác phẩm phù hợp
- Tạo môi trường đồng thoại thu hút trẻ tham gia vào hoạt động kể truyện của cô.
- Sử dụng phối hợp nhiều biện pháp, hình thức kể truyện
- Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở khi trao đổi trò chuyện với trẻ về nội dung tác
phẩm.
- Sử dụng biện pháp mang tính vui chơi.

- Biện pháp kết hợp với các kiến thức của các lĩnh vực khác.

4


II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
II.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài:
1.1. Truyện đồng thoại với trẻ mầm non:
“Đồng thoại là thể truyện cho trẻ em trong đó các loài vật và các vật vô tri
được nhân cách hóa để tạo nên một thế giới thần kỳ, thích hợp với trí tưởng
tượng của các em”.
Truyện đồng thoại được coi là một thể loại đặc biệt của văn học thiếu nhi, đó là
sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố hiện thực và tưởng tượng. Nhân vật chính
trong truyện thường là các loài vật, thực vật và các vật vô tri vô giác được nhân
cách hóa để tạo nên một thế giới vừa thư vừa thực. Qua cái thế giới vừa hư vừa
thực đó truyện đồng thoại nhằm biểu hiện cuộc sống sinh hoạt của con
người.Truyện đồng thoại thường gắn gọn, vui tươi, dí dỏm, có nhiều yếu tố bất
ngờ, thú vị.
Truyện đồng thoại có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục trẻ mẫu giáo. Trước hết
truyện cung cấp cho trẻ những hiểu biết về thế giới tự nhiên xung quanh. Trẻ được
tiếp xúc với vô vàn các loài động vật, các loài thực vật trong thế giới tự nhiên với
những đặc điể, tập tính và môi trường sống của chúng. Hơn thế nữa trẻ còn hiểu
một số hiện tượng trong tự nhiên hết sức thú vị: Mực phun ra chất có màu đen để
lẩn tránh kẻ thù trong truyện “ Mực con tìm mẹ” hay Nòng nọc đứt đuôi biến thành
nhái bén trong truyện “ Trong một hồ nước”… Tất cả những kiến thức này càng
thôi thúc trí tò mò, lòng ham hiểu biết của trẻ, kích thích nhu cầu muốn khám phá
thế giới tự nhiên xung quanh.
Truyện đồng thoại không những cung cấp cho trẻ các kiến thức vè thế giới tự
nhiên, truyện còn giúp trẻ nhận ra xã hội loài người với những mối quan hệ ràng

buộc với nhau, nhận ra tính người thông qua các hình tượng nghệ thuật. Đó là tình
cảm yêu thương của những người thân trong gia đình trong truyện hay tình bạn
thắm thiết keo sơn, giúp đỡ lẫn nhau trong họan nạn, trong lúc khó khăn: Truyện
“Đôi bạn tốt”, “ Thỏ con tìm bạn”…Truyện đồng thoại còn giúp trẻ nhận ra cách cư
xử tế nhị, nhân hậu giữa đồng loại : Truyện “ Bác gấu đen và hai chú thỏ”…Tất cả
những tình cảm này như những cơn gió mátlành thổi vào tâm hồn trẻ làm nên
những tấm lòng hồn hậu không thờ ơ với số phận con người, làm cháy bừng lên
ngọn lửa yêu thương trong tâm hồn trẻ thơ.
Truyện đồng thoại là tác phẩm nghệ thuật được xay dựng từ nghệ thuật ngôn từ
nên rất giàu tính thẩm mỹ và giá trị ngôn ngữ cao. trẻ bị lôi cuốn vào vẻ đẹp cũng
như được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và đầy màu sắc được miêu
tả trong truyện. Chính những xúc cảm này gây cho trẻ những xúc động trong tâm
hồn, hình thành ở trẻ những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ, làm tăng khả năng nhạy
cảm với cái đẹp, yêu cái đẹp, bồi dưỡng ở trẻ năng lực cảm thụ văn học, tạo sự say
5


mê văn học ngay từ thuở nhỏ. Hơn nữa, ngôn ngữ trong truyện đồng thoại thường
ngắn gọn, tróngáng nên nó giúp trẻ trau dồi lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Chính những giá trị phong phú này đã làm cho truyện đồng thoại có sức hấp dẫn
trẻ thơ và trở thành một trong những phương tiẹn giáo dục toàn diện nhân cách cho
trẻ.
1.2. Đặc điểm lĩnh hội truyện đồng thoại ở trẻ 5-6 tuôỉ
Trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi rất yêu thích truyện đồng thoại. đây là giai
đoạn các hệ cơ quan trong cơ thể trẻ đã bắt đậu hoàn thiện cả về cấu tạo lẫn chức
năng. Theo Mukhina “ Trẻ đã có thể phân biệt được ngôn ngữ của người kể và
ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện, như vậy cảm xúc về ngôn ngữ và năng lực
biểu cảm bằng ngôn ngữ của trẻ đã phát triển khá”. Tư duy của trẻ đã có một bước
ngoặt cơ bản đó là sự chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên
trong, trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ để suy nghĩ với tư cách là nội dung và công cụ

tư duy. trẻ đã biết phân tích, tổng hợp không chỉ dừng lại ở việc nhận biết đồ vật,
hình ảnh mà ngay cả từ ngữ. Điều đó có nghĩa là trẻ không chỉ nhận biết các sự vật,
hiện tượng nghệ thuật, thích mô phỏng lời nói, hành động của các nhân vật mà trẻ
bắt đầu biết so sánh, phân tích các nhân vật trong tác phẩm và các tác phẩm khác,
từ đó nhận thức về nhân vật trong tác phẩm và các tác phẩm khác, từ đó nhận thức
về nhân vật một cách sâu sắc. Tuy nhiên các biểu tượng và hình tượng trong đầu trẻ
vẫn còn gắn liền với hành động và chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc, tình cảm. Trẻ 56 tuổi rất giàu cảm xúc với cái nhìn vô tư, hồn hậu trước cuộc sống càng giúp trẻ dễ
dàng nhập vào các tình tiết trong câu chuyện, hóa thân vào các nhân vật. Chính vì
thế trẻ 5-6 tuổi hoàn toàn có thể lĩnh hội truyện đồng thoại qua việc đọc, kể của cô
giáo.
Tuy nhiên cách lĩnh hội truyện đồng thoại ở trẻ có một số đặc điểm sau:
Trẻ tiếp nhận truyện đồng thoại mang tính gián tiếp
Do trẻ chưa biết đọc, biết viết nên trẻ biết đến truyện đồng thoại hoàn toàn phụ
thuộc vào việc đọc, kể của cô giáo. Do đó không phát huy được khả năng tri giác
giữa chữ viết và âm thanh, giữa ký hiệu và nghĩa, phần nào giảm năng lực ghi nhớ
và liên tưởng của trẻ. Cho nên giáo viên cần phát triển tính tập trung nghe của trẻ,
giúp trẻ biết nghe đến cùng một câu chuyện mà không bị phân tán. Để duy trì hứng
thú nghe giáo viên cần duy trì việc đọc, kể diễn cảm và phải sử dụng phối hợp
nhiều biện pháp. Khả năng hiểu biết cùng với hứng thú nghe tác phẩm sẽ nâng cao
trình độ nghe tác phẩm của trẻ. Điều quan trọng là làm sao trong quá trình nghe,
xúc cảm của trẻ ngày càng bộc lộ phong phú hơn, hoạt động tư duy được hoàn
thiện dần và ở trẻ xuất hiện các câu hỏi “ Do đâu?, vì sao? Để làm gì?”.
Sự tiếp nhận truyện đồng thoại ở trẻ mang đậm màu sắc xúc cảm.
6


Bản chất giàu xúc cảm, tình cảm cùng với cái nhìn hồn nhiên ngây thơ trước
cuộc sống, giúp trẻ nhanh chóng biểu lộ cảm xúc của mình khi nghe đọc, kể tác
phẩm. Trẻ em rất nhạy cảm rất dễ rung cảm những điều mà người lớn thấy rất bình
thường, nhất là đối vưói thế giới thiên nhiên. Đây chính là khả năng giao cảm ở trẻ.

Trẻ có thể hòa mình vào câu chuyện, trẻ thấy mình là một nhân vật trong truyện,
hòa mình vào các tình tiết, các sự kiện trong truyện. Trẻ có thể thêm thắt vào câu
chuyện, đưa ra cáca ý kiến của mình, bộc lộ sự tức giạn hoặc xúc động, đôi khi
chúng có thể khóc cảm thương hoặc cười phá lên thích thú.
Truyện đồng thoại miêu tả những loài vật gần gũi bằng ngôn ngữ trong sáng
giản dị, vui tươi, dí dỏm mang đậm chất mơ tưởng nên có ưu thế đặc biệt trong việc
hình thành những xúc cảm, tình cảm ở trẻ, khơi gợi ở trẻ những xúc cảm đạo đứcthẩm mỹ, khiến cho trẻ từ thính giả thụ động thành một người tham gia tích cực vào
các sự kiện. Những phản ứng của trẻ, thường tương đồng với nội dung tác phẩm và
nó thay đổi cùng với sự biểu thị của cô giáo. Vì vậy trong quá trình cho trẻ tiếp xúc
với truyện đồng thoại , giáo viên phải kết hợp các hình thức, các phương pháp khác
nhau, lồng ghép tích hợp các môn học khac nhau để giáo dục và phát triển tình cảm
thẩm mỹ cho trẻ.
Tiếp nhận với trí tưởng tượng phong phú
Cảm xúc thẩm mỹ của trẻ mẫu giáo luôn luôn quan hệ chặt chẽ với hoạt động
tưởng tượng. Ở trẻ tưởng tượng hoang đường chiếm ưu thế, tuy nhiên nó hòa quyện
với tưởng tượng về cái thực. Thế giới tưởng tượng và thế giưói thực hòa quyện
trong tư duy của trẻ và chính tưởng tượng là cầu nối giữa hai thế giới đó. Trẻ
thường bị cuốn hút bởi những hình tượng ngộ nghĩnh, đáng yêu của các nhân vật
động thoại, thấy được sự thân thương bầu bạn trong cuộc sống hàng ngày và hình
dung ra hình ảnh của cuộc sống.
Khi tiếp xúc với truyện đồng thoại, trẻ mẫu giáo thường dùng trí tưởng tượng
phối hợp ( Hình dung bên ngoài với cảm nghĩ xúc động bên trong). Trẻ không chỉ
gán tình cảm và xúc cảm của con người cho sự kiện, hình tượng mà cón sống với
nó. Trí tưởng tượng được trẻ vận dụng trong tiếp nhận văn học là để đi sâu, mở
rộng và thanh lọc đời sống cảm xúc của mình và nhận ra cái mối trong các quan hệ
tưởng như khó gắn chúng lại với nhau. Từ đó làm nảy sinh khát vọng và kỹ năng
sáng tạo của trẻ.
Khi kể truyện động thoại giáo viên cần hướng trí tưởng tượng của trẻ vào chất
mơ tưởng của truyện đồng thoại, làm rung động ở trẻ những tình cảm thực, tạo cho
trẻ ấn tượng mạnh mẽ với tác phẩm, chắp cánh cho những ước mơ hồn nhiên của

chúng càng thêm bay bổng.
Tiếp nhận thơ ngây và triệt để
Trẻ mẫu giáo luôn khát khao biết tất cả những gì đang xảy ra trong môi trường
xung quanh cũng như trong lĩnh vực nghệ thuật bởi nhu cầu nhận thức của trẻ trong
giai đoạn này rất lớn. Vì thế khi nghe kể truyện đồng thoại Trẻ thường đặt ra nhiều
7


câu hỏi: Vì sao?, Tại sao? “ chứng tỏ trẻ muốn đi đến tận cùng và thường dồn
người đối thoại “đến chân tường” ( PGS.TS Hà Nguyễn Kim Giang). Nhưng tâm
hồn của trẻ còn quá ngây thơ, kinh nghiệm sống của trẻ còn quá ít ỏi nên trẻ vẫn
chấp nhận sự giải thích không đầy đủ khoa học của người lớn miễn là sự giải thích
đó phải hợp lý tình cảm trong khuôn khổ hạn hẹp của trẻ. Nhưng khi giải thích cho
trẻ cần phải nhất quán để tạo niềm tin, thỏa mãn khát vọng tìm ra chân lý của trẻ.
II.1.2 Cơ sở thực tiễn.
Trong chương trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non có
rất nhiều truyện đồng thoại đã lựa chon để dạy trẻ như: Bác gấu đen và hai chú thỏ,
“ Chú dê đen”, “ Quả táo của ai”… Tuy nhiên qua quá trình trao đổi với các giáo
viên trong và ngoài trường, tôi nhận thấy các giáo viên đều không biết tên gọi của
thể loại truyện này. Việc này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các giờ
học. Bởi vì chỉ có nắm đựoc đặc trưng của các thể loại truyện mới có thể giúp giáo
viên tìm ra các biện pháp kể chuyện phù hợp .
Qua quá trình thăm dò ý kiến của giáo viên về việc tổ chức hoạt động kể truyện
đồng thoại cho trẻ bằng phiếu Ankét nhằm mục đích tìm hiểu mức độ nhận thức và
đánh giá trình độ hiểu biết của viáo viên mầm non. Điều tra trên 23 giáo viên.
Chúng tôi xây dựng phiếu điều tra với 5 câu hỏi, trong đó hầu hết là những câu hỏi
mở để giáo viên đưa ra ý kiến cá nhân. Sau khi tổng hợp phiếu điều tra, thu được
kết quả sau:
Câu hỏi 1: “ Trong quá trình kể truyện cho trẻ nghe, chị có ý thucứ tìm hiểu
tác phẩm đó thuộc thể loại gì không? Vì sao?”

Trả lời:
23/23 giáo viên( 100%) trả lời : Có
Với các lý do sau:
+ Mỗi thể loại truyện có ý nghĩa và nội dung giáo dục khác nhau. trẻ nắm được thể
loại truyện trước khi nghe kể là sự định hướng tốt nhất để phát triển trí tưởng tượng
+ Giúp trẻ có khái niệm về nguồn gốc và xuất sứ của tác phẩm ( Giáo viên- Đoàn
Thị thu Hiền).
+ Mỗi thể loại truyện có những nét đặc trưng khác nhau. Cô cần tìm hiểu kỹ để có
biện pháp kể chuyện sao cho hấp dẫn trẻ, phát huy trí tưởng tượng, say mê của trẻ
với tác phẩm.( Giáo viên- Đoàn thị tuyết Hồng)
+ Để có giọng kể phù hợp ( Giáo viên- Lã Thị Nga).
Quan câu hỏi này cho thấy: 100% giáo viên đều chú ý đến thể loại truyện nhung
nhiều giáo viên chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc làm này.
Câu hỏi 2 : Trẻ ở lớp chị có thích nghe kể chuyện đồng thoại không? Vì sao?
Trả lời:
23/23 giáo viên đạt 100% trả lời : Trẻ rất thích nghe.
Vì: 10/23 giáo viên không giải thích vì sao.
8


13/23 giáo viên cho rằng:
+ Nội dung truyện đồng thoại rất hấp dẫn trẻ, cốt truyện đơn giản, ngắn gọn, dễ
hiểu
+ Truyện nói về các con vật gần gũi mà trẻ.
+ Truyện có những chi tiết ngộ nghĩnh nên trẻ yêu thích.
Qua đó chúng ta nhận thấy rằng: Trẻ mẫu giáo rất thích nghe kể truyện đồng
thoại và tất cả các giáo viên đều nhận thức được điều đó. Đa số giáo viên đều hiểu
và nắm được những giá trị của truyện đồng thoại đưa đến với trẻ.
Câu hỏi 3: Chị đã tổ chức truyện đồng thoại cho trẻ nghe dưới những hình
thức nào?

Trả lời :
18/23 giáo viên trả lời: Tiến hành dưới 5 hình thức: Hoạt động chung, hoạt động
góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều và mọi lúc mọi nơi.
5/23 giáo viên trả lời: Chỉ tiến hành dưới hai hình thức cơ bản: Hoạt động chung và
hoạt động chiều.
Như vậy truyện đồng thoại không chỉ được kể trên tiết học mà còn được tổ chức
dưới nhiều hình thức khác nhau.
Câu hỏi 4: “ Chị hiểu thế nào về việc kể truyện đồng thoại theo”.
Trả lời:
12/23 giáo viên không trả lời câu hỏi này.
11/23 giáo viên đưa ra một số ý kiến sau:
+ Truyện đồng thoại nói về các con vật, miêu tả hình dáng, cấu tạo, hình thể, nơi
ở…từ đó phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, lòng ham hiểu , phát triển tình cảm một
cách tự nhiên.
+ kể truyện đồng thoại có thể kết hợp với những môn học khác.
Như vậy, các giáo viên mầm non đã có những nhận thức nhất định về việc tổ
chức hoạt động kể truyện đồng thoại cho trẻ nghe.
Câu hỏi 5: “ Khi tổ chức kể truyện đồng thoại cho trẻ chị thường gặp những
thuận lợi và khó khăn gì?”.
Trả lời:
- Thuận lợi:
+ Trẻ rất hào hứng với thể loại truyện này
+ Trẻ đã có sẵn hình ảnh về các con vật
+ Ngôn ngữ truyện dễ hiểu
+ Dễ tích hợp với các môn học khác: Toán, âm nhạc, tạo hình, môi trường xung
quanh.
-Khó khăn:
+ Lớp học quá đông
+ Thiếu tranh minh hoạ vì ít kinh phí và thời gian, nguyên vật liệu đẻ làm, cộng
thêm một số con vật rất khó làm rối.

9


+ Khó thể hiện giọng điệu của từng nhân vật
+ Khó tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng.
Kết luận : Như vậy, hầu hết các giáo viên mầm non hiện nay chưa được tiếp xúc
vfới bất cứ tài liệu nào hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức hoạt động kể truyện đồng
thoại. đay là một khó khăn lớn cho việc triển khai hoạt động cho trẻ làm quen với
tác phẩm văn học ở trường mầm non vì thiếu cơ sở lý luận khoa học.
II.2 CHƯƠNG II : NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
II.2.1 Thực trạng
Qua quá trình chủ nhiệm lớp, tôi cũng nhận thấy trẻ rất thích nghe truyện đồng
thoại. Trong quá trình tiếp xúc với truyện trẻ tỏ ra rất thích thú và thể hiện ngay các
cảm xúc của mình với từng nhân vật, các tình tiết trong truyện. Tuy nhiên sau đó
nhiều trẻ không nhớ được hết các tình tiết chính trong truyện, trả lời câu hỏi chưa
mạch lạc và nhiều trẻ không kể lại được truyện mà trẻ đã được nghe nhiều lần.
Khi nghiên cứu đề tài này, tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Trẻ mẫu giáo rất thích nghe truyện đồng thoại.
- Bản thân tôi cũng rất yêu thích mảng truyện đồng thoại và có mong muốn tìm tòi
các biện pháp để nâng cao hiệu quả của việc kể mảng truyện này.
- Tôi được tiếp xúc với nhiều sách báo nói về truyện đồng thoại của nhà văn Võ
Quảng, Tô Hoài, TS Lã Thị Bắc Lý…
- tôi luôn được sự ủng hộ quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường cùng các chị em
đồng nghiệp trong trường.
* Khó khăn:
- Hiện nay chưa có tài liệu nào nói về phương pháp kể truyện đồng thoại và nhiều
giáo viên không biết đến tên gọi của thể loại truyện này nên chưa đi sâu vào tìm
hiểu đặc trưng của thể loại truyện này.
- Tôi là một giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghệ thuật

lên lớp còn nhiều hạn chế.
- Cơ sở vật chất còn hạn chế cộng với chi phí cho việc chuẩn bị đồ dùng trực quan
phục vụ tiết dạy còn hạn hẹp
- Qua khảo sát chất lượng ban đầu tôi nhận thấy khả năng lĩnh hội truyện đồng
thoại của trẻ chưa cao, cụ thể:
+ 80-85% trẻ rất thích truyện đồng thoại, tuy nhiên còn một số trẻ thờ ơ, không
thích thú với giờ kể truyện đồng thoại
+ Khoảng 60% trẻ trả lời được câu hỏi của cô giáo.
+ 60-65% trẻ nhớ được các tình tiết chính trong truyện đã được học.
+ 45-50% trẻ kể lại truyện đã tiếp xúc nhiều lần.
+ 25% trẻ thu nhận được các kiến thức khác qua giờ kể truyện đồng thoại.
10


Đứng trước thực trạng đó, tôi đã suy nghĩ, xây dựng và áp dụng một số biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các giờ kể truyện đồng thoại để giúp trẻ lĩnh hội
tốt hơn những giá trị của mảng truyện này.
II.2.2. Các biện pháp:
2.1 Lựa chọn những tác phẩm phù hợp với trẻ
Kho tàng truyện đồng thoại rất phong phú và đa dạng với nhiều câu chuyện khác
nhau, phù hợp với từng lứa tuổi cấp học. Có nhiều truyện đồng thoại hay nhưng
truyện quá dài nên không phù hợp với khả năng chú ý, ghi nhớ của trẻ. Ví dụ như
truyện “ Dế mèn phưu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài… Vì vậy khi đưa truyện đồng
thoại đến với trẻ tôi luôn chon lựa những tác phẩm đồng thoại vơ3í dung lượng
ngắn gọn, ý nghĩa, tư tưởng dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của trẻ. Bên cạnh đó
truyện đồng thoại viết về những loài động vật, thực vật và các vật xung quanh trẻ
nên rất phù hợp với những chủ đề, chủ điểm mà trẻ đang học. Nên tùy từng chủ đề
mà lựa chon những câu chuyện phù hợp để kể cho trẻ nghe. Ví dụ như trong chủ đề
“ Trường mầm non” tôi lựa chọn câu chuyện “ Mèo con đi học”…Hay trong chủ đề
“ Gia đình” tôi lựa chon câu chuyện “ Mực con đi tìm mẹ”, “ Bồ nông có hiếu”…

2.2 Biện pháp tạo môi trường đồng thoại.
Theo tôi muốn thu hút ngay trẻ vào câu chuyện thì việc đầu tiên cần làm là tạo
môi trường đồng thoại. Vì vậy khi tiến hành kể một câu chuyện đồng thoại nào đó,
tôi bố trí, tạo dựng không gian thu nhỏ của câu chuyện. Tôi có thể xây dựng mô
hình hoặc tranh ảnh về các nhân vật trong truyện tại nơi tôi kể cho trẻ nghe. Biện
pháp nàynhằm cuốn hút trẻ vào môi trường nghệ thuật của câu chuyện, kích thích
trí tưởng tượng bay bổng kì diệu của trẻ. Chẳng hạn như khi kể câu chuyện “ Chú
dê đen” tôi tạo dựng khung cảnh của một khu rừng bằng một khung ảnh to ,các cây
cỏ thật kèm theo sử dụng rối, cùng với tiếng gió thổi và tiếng suối chảy róc rách.
Qua quan sát tôi nhận thấy trẻ rất thích thú và hăng say nghe kể chuyện. Qua đó trẻ
cũng cảm thấy mình như đang được gặp gỡ các nhân vật và chứng kiến các tình tiết
diẽn ra trong câu truyện. Cũng như khi kể câu chuyện “ Mực con tìm mẹ” tôi cũng
tạo một khung cảnh dưới lòng đại dương với những nhân vật trong truyện bằng rối
động, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi rất thích nghe câu chuyện này và ghi nhớ rất tốt các
tình tiết trong truyện.
2.3 Sử dụng phối hợp nhiều biện pháp, hình thức kể chuyện.
Do trẻ chưa biết đọc nên việc tiếp xúc với truyện đồng thoại hoàn toàn phụ thuộc
và việc kể của cô giáo. Vì vậy muốn truyền tải được nội dung, ý nghĩa của câu
chuyện tới trẻ, giáo viên cần phải kể chuyện diễn cảm. Đây là biện pháp chủ đạo
trong giờ kể chuyện. Khi kể truyện đồng thoại, giáo viên cần phải thể hiện đúng
giọng điệu, ngữ điệu của từng nhân vật, kể phải rõ ràng, khúc triết, sinh động, cần
phải chú ý vào những câu văn hay, những từ ngữ đẹp, giàu hình ảnh, giàu nhạc
11


điệu. Kể diễn cảm giúp trẻ nhận ra tính cách của từng nhân vật, hiểu được tính liên
tục của cốt truyện, hiểu được tư tưởng của tác phẩm, học được lối diễn đạt của
ngôn ngữ đời sống sinh động. Khi kê cần lôi cuốn trẻ chú ý kết hợp với nét mặt, cử
chỉ, điệu bộ, ánh mắt…để giúp trẻ dễ dàng hình dung thái độ của nhân vật trong các
tình tiết truyện, từ đó giúp trẻ thâm nhập sâu hơn, hiểu hơn các tình tiết, ý nghĩa

của truyện.
Ngoài ra tôi còn phối hợp kể diễn cảm với âm nhạc, âm thanh. Tức là tôi chon
nền nhạc phù hợp với câu chuyện để làm cho giọng kể nổi lên. Khi kể đến nhân vật
có tâm trạng vui vẻ hoặc những tình tiết vui nhộn thì chất nhạc cũng phải vui hơn,
rạo rực hơn còn khi thể hiện tâm trạng u buồn thì âm nhạc cũng phải trầm lắng, khi
đến những tình tiết gay cấn nguy hiểm thì âm nhạc phải dồn dập…Trong những
đoạn này đôi khi cần phải khéo léo dừng kể để âm thanh vang lên. Biện pháp này
tạo nên xức cảm cho trẻ, làm tăng sự hồi hộp, hấp dẫn trẻ. Ngoài ra cũng có thể sử
dụng âm thanh như tiếng suối chảy, tiếng chim hót, tiếng mưa rơi, tiếng gió thổi…
kết hợp vào những đoạn kể thích hợp để tạo sự phong phú sinh động cho tác phẩm
cuốn hút trẻ vào môi trường nghệ thuật, mang lại sự thích thú, say mê, làm thức dậy
ở trẻ những biểu tượng về cái đẹp, cái thiện, làm cho chất thơ, chất mơ của trẻ thêm
sâu sắc. Chẳng hạn như khi kể chuyện “ Bác gấu đen và hai chú thỏ’ tôi chon đoạn
nhạc nhẹ nhàng khi kể, khi kể bác gấu đen đi chơi tôi có thể kết hợp them những
lời hát vui vẻ “ là lá la la la…” để diễn tả tâm trạng vui tươi của nhân vật hoặc khi
kể đến đoạn bác gấu gặp trời mưa tôi kết hợp với tiếng âm thanh của tiếng mưa rơi,
gió thổi mạnh… làm cho đoạn kể thêm sinh động, gợi mở những tưởng tượng bay
bổng của trẻ. Hoặc khi kể đến đoạn thỏ nân không cho bác Gấu vào nhà, bác Gấu
rất buồn tôi dừng lại một chút để cho nhạc nền nổi lên thể thiện rõ tâm trạng buồn
bã, thất vọng của bác Gấu.
Bên cạnh đó còn có thể kể diễn cảm kết hợp với sử dụng các hình tượng trực
quan như tranh ảnh, con rối, mô hình hoặc dạng phim hoạt hình được thiết kế trên
các phần mềm tin học. Biện pháp này làm chính xác hóa các biểu tượng trẻ đã tiếp
thu được qua ngôn ngữ biểu cảm của cô, làm tăng gần gũi giữa trẻ với các nhân vật
trong truyện. Tuy nhiên khi sử dụng đồ dùng trực quan cần phải sử dụng khéo léo
và kết hợp hài hòa với lời kể để không làm gián đoạn quá trình tiếp xúc tác phẩm
của trẻ và không làm trẻ bị phân tán. Đối với tác phẩm hay có nhiều đoạn miêu tả
sinh động, có những câu văn hay, ngôn ngữ dí dỏm tôi còn kết hợp giữa kể diễn
cảm với đọc đoạn trích. Biện pháp này giúp trẻ được tri giác ngôn ngữ văn học viết
súc tích, chuẩn xác, trẻ nhận thấy sự hoàn hảo của câu, từ trong tiếng Việt.

Như vậy có rất nhiều hình thức, nhiều cách thức kể chuyện đồng thoại. tùy từng
câu chuyện mà tôi chọn những hình thức, biện pháp phù hợp để kết hợp trong giờ
kể chuyện đồng thoại cho trẻ nghe, tuy nhiên biện pháp chủ đạo vẫn là biện pháp
kể chuyện diẽn cảm. Do đod tôi luôn có ý thức tự luyện tập, trau chuốt giọng kế,
ngữ điệu kể cho bản thân và tìm hiểu kỹ hơn về tác phẩm để tìm ra cách kể phù hợp
với từng câu chuyện, tính cách của các nhân vật mình thể hiện.
12


2.4 Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở khi trò chuyện trao đổi với trẻ về nội dung
tác phẩm.
Việc đặt câu hỏi trong giờ kể chuyện giúp trẻ ghi nhớ nội dung truyện. Những câu
hỏi đặt ra với trẻ không tách rời khỏi nội dung câu chuyện, buộc trẻ phải suy nghĩ,
hồi tưởng về những sự kiện đã mô tả dựa trên sự tiếp thu nhạy cảm hình tượng
nghệ thuật. thông qua những câu hỏi của cô trẻ nhớ lại những gì mình đã được nghe
kể, giúp trẻ nắm rõ hơn các tình tiết, diễn biến của câu chuyện và được thẻ hiện
những suy nghĩ, những đánh giá của mình về các nhân vật, các sự kiện trong
truyện. Để hiểu được tư tưởng của tác phẩm, trong quá trình trao đổi với trẻ, cô đưa
ra những câu hỏi giúp trẻ suy nghĩ về nội dung của truyện bằng cách hướng trẻ vào
nhân vật.
+ Cô kể cho các con nghe truyện gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Con thích tính cách của nhân vật nào nhất? Vì sao?
…. Những câu hỏi đơn giản này giúp trẻ nhớ được tên truyện, tên nhân vật, hoàn
cảnh của nhân vật, ghi nhớ một cách có hệ thống diễn biến của câu chuyện. Ngoài
ra cần đặt ra những câu hỏi khó dần như.
+ Tại sao mực con lại đi tìm mẹ?
+ Tại sao cô cá xinh đẹp, cô Rùa, cô Bạch Tuộc và cô Rùa không phải mẹ của mực
con?
Với câu hỏi này trẻ không những phải nhớ các tình tiết trong truyện mà còn biết

vận dụng những kinh nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi. Khi giải thích vì sao
cô cá, cô Bạch Tuộc, cổùa không phải là mẹ của Mực con chính là trẻ đã hiểu được
một số đặc điểm khác biệt giưũa những sinh vật này thông qua câu chuyện hoặc
nhờ những hiểu biết của tretrong quá trình tìm hiểu môi trường xung quanh. Ngoài
ra còn nên đặt một số câu hỏi giúp trẻ đặt mình vào tình huống của nhân vật để trải
nghiệm hoặc bộc bạch những cảm nhận của trẻ về tác phẩm. Ví dụ như “ Nếu con
là Mực con khi gặp được mẹ con có cảm nhận như thế nào?Vì sao? hoặc “ Qua câu
chuyện này con có những suy nghĩ gì?”. Khi trả lời những câu hỏi này cũng chính
là giúp cho ngôn ngữ của trẻ mạch lạc hơn, trau chuốt hơn và thể hiện những cảm
xúc, cảm nhận của trẻ về câu chuyện. Ngoài ra trao đổi với trẻ về tác phẩm, cô giáo
không chỉ giúp trẻ độc lập nói lên những suy nghĩ, đánh giá của mình về những sự
kiện hành động mô tả trong câu chuyện mà còn giúp trẻ tranh luận, thaqỏ luận về
một tình huống hoặc một ấn tượng mà chúng thu được khi nghe kể. Chẳng hạn như
khi trao đổi với trẻ về nọi dung câu chuyện “ Bác Gấu đen và hai chú thỏ” tôi có
thể đặt câu hỏi “ Con có yêu bạn Thỏ Nâu không ? Vì sao?” Trong câu hỏi này sẽ
có hai cách đánh giá hành động nhân vật, hai cách trả lời khác nhau. Có trẻ trả lời
là không yêu bạn Thỏ Nâu vì bạn không cho bác Gấu vào nhà trú mưa, còn có trẻ
thì cho rằng bạn Thỏ Nâu đã biết xin lỗi bác Gấu và hối hận về những hành động
của mình nên vẫn đáng yêu. Sau đó tôi cho trẻ thảo luận và thống nhất ý kiến
chung. Như vậy hệ thống câu hỏi gợi mở trong giờ kể chuyện giúp trẻ hiểu rõ hơn
nội dung, tư tưởng, những bài học đạo đức được thể hiện trong tác phẩm, kích thích
13


, phát triển các thao tác tư duy cho trẻ, trau dồi thêm lời ăn tiếng nói cho trẻ, giúp
trẻ học được cách đặt câu hỏi cần thiết và đơn giản
.
2.5 Sử dụng biện pháp mang tính vui chơi.
Vui chơi là một con đường để trẻ lĩnh hội kiến thức, tạo động cơ cho trẻ tham gia
các hoạt động. Sử dụng vui chơi trong giờ kể chuyện đồng thoại chính là thực hiện

theo phương châm “ Học mà chơi” trong giáo dục mầm non. Những trò chơi hoặc
những tình huống chơi trong giờ kể chuyện đồng thoại có thể giúp trẻ củng cố lại
câu chuyện hoặc tạo trạng thái vui vẻ, thích thú trong hoạt động. Hơn nữa, truyện
đồng thoại thường viết về vạn vật gần gũi được nhân cách hóa nên có những tình
tiết rất vui tươi, dí dỏm nên rất thích hợp để lồng ghép các trò chơi hoặc những tình
huống chơi trong quá trình kể chuyện. Chẳng hạn, sau khi kể cho trẻ nghe chuyện
dưới các hình thức kể hấp dẫn, cô có thể cho trẻ chơi trò chơi “ Ai nhớ giỏi”.Cô kể
lại câu chuyện đó với một số tình tiết sai hoặc sai ở ngữ điệu, giọng điệu của nhân
vật, nhiệm vụ của trẻ là phát hiện nhanh những lỗi sai và sửa lại. Tôi đã sử dụng trò
chơi này trong quá trình kể chuyện “ Chú dê đen” và trẻ rất thích thú tham gia. Qua
đó giúp trẻ ghi nhớ sâu hơn các tình tiết lẫn giọng điệu của nhân vật. Hoặc có thể
cho trẻ thực hiện lại một số lời thoại hay trong truyện hoặc tái tạo lại vận động của
một số nhân vật. Biện pháp này giúp cho giờ học thêm sinh động, tăng cường hứng
thú của trẻ trong quá trình nghe kể chuyện , giúp cho quá trình ghi nhớ truyện của
trẻ lâu hơn.
2.6 Biện pháp kết hợp với các kiến thức của các lĩnh vực khác
Các kiến thức của nhiều lĩnh vực được kết hợp hướng vào nội dung của câu
chuyện giúp trẻ mở mang thêm những tri thức mới hoặc vận dụng những kinh
nghiệm của mình để giải quyết tình huống đặt ra trong tác phẩm. Đó chính là
những kiến thức về toán học, môi trường xung quanh, âm nhạc, tạo hình, vận
động… Có thể sử dụng âm nhạc hoặc những trao đổi về môi trường xung quanh
vào đầu giờ học, không những để tạo hững thú cho trẻ mà còn định hướng trẻ vào
nội dung câu chuyện. Ví dụ như khi kể chuyện “ Ai đáng khen nhiều hơn” có thể
cho trẻ hat và vận động bài hát “ Trời nắng, trời mưa” và trò chuyện với trẻ về các
chú thỏ. Từ đó dẫn dắt trẻ vào câu chuyện về hai anh em nhà Thỏ muốn được mẹ
khen mình nhiều hơn .
Trong các câu chuyện đống thoại trẻ sẽ được tiếp xúc với rất nhiều kiến thức về
môi trường xung quanh trong đó có cả những cái trẻ đã biết và chưa biết . Tùy theo
từng chủ điểm mà giáo viên có thể lựa chọn các câu chuyện phù hợp và trước khi
kể cho trẻ nghe một câu chuyện nào đó giáo viên có thể cung cấp cho trẻ một số

kiến thức về các nhân vật trong truyện. Chẳng hạn như trước khi kể cho trẻ nghe
truyện “ Thỏ xám tìm bạn” giáo viên có thể trò chuyện với trẻ về một số đặc điểm
của loài thỏ và nhím trong giờ hoạt động chiều. Đó là những kiến thức về nơi sống,
đặc điểm, tập tính của chúng.
14


Ví dụ như tập tính ngủ đông của loài nhím… Chính nhờ những kiến thức mà trẻ
thu nhận được trong quá trình trao đổi trước sẽ giúp trẻ dễ dàng hiểu được những
tình huống trong truyện. Hoặc trẻ có thể vận dụng những kinh nghiệm của mình để
dễ dàng thâm nhập vào các tình huỗng trong câu chuyện. Chẳng hạn như “ Vì sao
Mực con khi khóc lại làm tối đen một vùng nước?”. Nếu trẻ đã được cung cấp kiến
thức về một số loài mực thì trẻ sẽ dễ dàng lý giái được câu hỏi này. Còn những trẻ
chưa biết thì qua câu chuyện này tré ẽ biết được đặc thù của loài mực đó là phun ra
chất có màu đen giống như mực để lẩn trốn những nguy hiểm xung quanh mình.
Hay khi giải thích vì sao bạn nhím lại rời xa bạn thỏ xám suốt mùa đông, trẻ sẽ vận
dụng những hiểu biết của mình về tập tính ngủ đông của loài nhím để trả lời câu
hỏi.
Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng tạo hình vào cuối tiết học như cho trẻ vẽ lại những
ấn tượng của mình về các tình tiết, các nhân vật trong câu chuyện. Ngoài ra còn có
thể sử dụng những câu thành ngữ, tục ngữ để khái quát lại nội dung câu chuyện
càng giúp trẻ khắc sâu hơn các ấn tượng về tác phẩm, bởi vì mỗi một câu chuyện
đồng thoại đề ẩn chứa một bài học đạo đức sâu sắc. Chẳng hạn có thể khái quát nội
dung câu chuyện “ Có một bầy hươu” bằng câu tục ngữ “ Thương người như thể
thương thân” Hoặc sau khi đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện “ Bồ nông có
hiếu” cô có thể khái quát lại ý nghĩa của câu chuyện bằng câu ca dao:
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Có nhiều lúc khi nhắc đến câu tục ngữ, ca dao này trẻ lại liên hệ đến câu chuyện
thân quen mà trẻ đã được nghe. Từ đó giúp trẻ làm quen và hiểu lời ăn tiếng nói
hàng ngày, cũng như khắc sâu bài học đạo đức trong câu chuyện. Bên cạnh đó, với
nhiều câu chuyện tôi còn sử dụng những bài hát ý nghĩa phù hợp với nội dung câu
chuyện vào cuối tiết học để củng cố lại những ấn tượng của trẻ đồng thời thay đổi
trạng thái tâm thế cho trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình tổ chức hoạt động kể truyện
đồng thoại cho trẻ.
II.3 CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
II.3.1 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý
luận chung của đề tài: Tài liệu
+ Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
+ Truyện đồng thoại với giáo dục mẫu giáo
+ Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
15


- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát:
Dự và quan sát các tiết học kể truyện đồng thoại cho trẻ 5-6 tuổi nhằm phát hiện
thực trạng của hoạt động này.
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu ankét( trên giáo viên trường mầm non)
Sử dụng phiếu ankét để tìm hiểu nhận thức của giáơ viên về cách tổ chức hoạt
động kể truyện đồng thoại cho trẻ 5-6 tuổi.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm về vẫn đề nghiên cứu.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động kể truyện đồng thoại
cho trẻ 5-6 tuổi.

II.3.1. Kết quả đạt được
Qua việc vận dụng các biện pháp trên vào việc tổ chức hoạt động kể chuyện
đồng thoại cho trẻ nghe, tôi đã thu được một số kết quả sau:
- 100% trẻ thích nghe và hứng thú với các giờ kể chuyện đồng thoại.
- 80-85% trẻ nhớ các tình tiết trong câu chuyện và trả lời tố các câu hỏi đàm thoại
trong giờ học
- 60-65% trẻ kể lại được các truyện đồng thoại đã được nghe.
- 50-60% trẻ thu nhận được các kiến thức về môi trường xung quanh qua các câu
chuyện trẻ được tiếp xúc.
Như vậy khả năng lĩnh hội truyện đồng thoại của trẻ và chất lượng của giờ kể
truyện đồng thoại được nâng lên đáng kể.
Bản thân tôi qua quá trình tổ chức hoạt động kể truyện đồng thoại cho trẻ nghe
cũng đã tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cho mình và trau dồi thêm khả năng kể
chuyện của bản thân. Từ đó càng làm tăng thêm sự yêu thích của tôi về mảng
truyện này.
II.3.2. Bài học kinh nghiệm
Sau khi nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng
của việc tổ chức hoạt động kể truyện đồng thoại cho trẻ 5-6 tuổi”. Tôi rút ra được
một số bài học kinh nghiệm sau:
- Giáo viên nên tìm hiểu đặc trưng của thể loại truyện đồng thoại để tìm tòi và xây
dựng các biện pháp kể chuyện phù hợp đồng thời cần lựa chọn những tác phẩm
đồng thoại phù hợp với trẻ.
- Trước khi kể cho trẻ nghe truyện đồng thoại, giáo viên cần xây dựng môi trường
đồng thoại để cuốn hút trẻ vào nội dung câu chuyện.
- Giáo viên cần sử dụng phối hợp hợp lý các biện pháp, hình thức kể chuyện, tuy
nhiên biện pháp chủ đạo vẫn là kể chuyện diễn cảm.
16


- Để giúp trẻ hiểu rõ và ghi nhớ tác phẩm, giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi

gợi mở từ dễ đến khó, từ đơn giản đén phức tạp nhằm phát huy tính tích cực của trẻ
trong hoạt động.
- Nên sử dụng các biện pháp có tính vui chơi trong giờ kể truyện đồng thoại để thay
đổi trạng thái hoạt động, tăng cảm xúc cho trẻ và giúp củng cố các kiến thức trong
câu chuyện.
- Khi kể và tìm hiểu truyện đồng thoại cần kết hợp với các kiến thức của một số các
lĩnh vực khác có liên quan đến câu chuyện để khai thác các giá trị của truyện.
III. PHẦN KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
III.1 Phần kết luận:
Truyện đồng thoại nói về vạn vật nên rất gần gũi và phù hợp với trẻ. Bản thân
truyện đồng thoại chứa đựng rất nhiều yếu tố giáo dục nên nó có ý nghĩa rất lớn
trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Chính vì vậy việc
đưa các tác phẩm đồng thoại đến với trẻ mầm non là một nhiệm vụ quan trọng.
Trên thực tế truyện đồng thoại đã rất thu hút trẻ mẫu giáo và đã trở thành một
món ăn tinh thần không thể thiếu được của tuổi nhỏ. Nhưng hiện nay còn nhiều
giáo viên chưa hiểu sâu sắc lắm về truyện đồng thoại và chưa biết vận dụng nó vào
trong việc tổ chức hoạt động kể truyện đồng thoại cho trẻ nên chưa khai thác được
giá trị thực sự của nó.
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã xây dựng một số biện pháp kể
truyện đồng thoại và đã mang lại những hiệu quả nhất định.
Tuy nhiên khi sử dụng những phương pháp này, giáo viên cần phải lựa chọn và sử
dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với nội dung từng truyện.
Với đề tài này, tôi mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác
giáo dục trẻ mầm non.
III.2 . Phần kiến nghị:
Để có thể tổ chức tốt hoạt động kể truyện đồng thoại nói riêng và hoạt động cho
trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói chung được tốt tại trường mầm non. Tôi xin
có một số ý kiến như sau:
+ Mong nhận được sự quan tâm ủng hộ của ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo cấp
trên tạo điều kiện cho giáo viên được đi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở những

nơi có hoạt động kể truyện đồng thoại phát triển.
+ Do giáo viên đa phần là giáo viên trẻ, giáo viên dân lập nên mức lương còn hạn
chế, nên khó khăn trong phần chi phí làm đồ dùng, đồ chơi.
+ Tạo điều kiện cho giáo viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

17


+ Tổ chức các buổi trao đổi thao luận để thống nhất về biện pháp kể truyện đồng
thoại cho trẻ mẫu giáo. Tổ chức chuyên đề mang tính chất quy mô nhằm nâng cao
nhận thức cho giáo viên về mảng truyện này.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc nâng cao chất lượng của việc
tổ chức hoạt động kể truyện đồng thoại cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hoa
Lan- Mạo Khê- Đông Triều- Quảng Ninh. Rất mong nhận được sự quan tâm tham
gia góp ý của chị em đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường và lãnh đạo cấp trên
để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm hay hơn nữa, góp phần nâng cao chất lượng của
hoạt động kể truyện đồng thoại nói riêng và hoạt động làm quen với tác phẩm văn
học trong trường mầm non nói chung.
Đông Triều, ngày 17 tháng 5 năm 2010
Người viết

Phạm Thị Vân

18


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO- PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.PGS.TS Hà Nguyễn Kim Giang. NXB Đại học quốc gia Hà Nội
- Truyện đồng thoại với trẻ mẫu giáo- TS Lã Thị Bắc Lý

- Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi.( Theo nội
dung đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục).
- Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện thơ- Nguyễn Thu Thuỷ.
PHỤ LỤC

TRANG

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 Lý do chọn đề tài
I.2 Mục đích nghiên cứu
I.3 Thời gian nghiên cứu
I.4 Đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn

2
2
2
2

II PHẦN NỘI DUNG
3
II.1 Chương I: Tổng quan.
II.2.1. Cơ sở lý luận
II.2.2. Cơ sở thực tiễn
II.2. ChươngII: Nội dung vấn đề nghiên cứu.
II.2.1Thực trạng.
II.2.3 Biện pháp thực hiện
II.3. Chương III: Phương pháp nghiên cứu- Kết quả
nghiên cứu
II.3.1 Phương pháp nghiên cứu
II.3.2 Kết quả nghiên cứu

II.3.3. Bài học kinh nghiệm

10-15

16
16
17

III.PHẦN KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
17
III.1. Kết luận
18
19


III.2 Kiến nghị.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO- PHỤ LỤC
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT CỦA LÃNH ĐẠO CẤP TRÊN:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
20


21




×