NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học đồng dao
cho trẻ 5 – 6 tuổi.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Thuộc lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn
ngữ, cụ thể dạy trẻ 5 tuổi học đồng dao.
3. Tác giả:
Họ và tên: Hoàng Thị Hồng
Giới tính: Nữ
Ngày tháng/ năm sinh: 12- 11- 1977
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên 5 tuổi- Trường mầm non Hoa Thám,
thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Điện thoại: 0986816534
4. Đồng tác giả.
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Hoa Thám, thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương. Số điện thoại: 03203930296
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường mầm non Hoa Thám, thị xã
Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Số điện thoại: 03203930296.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất và thiết
bị đồ dùng dạy học, giáo viên, học sinh…
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Sáng kiến được áp dụng lần đầu
thử vào việc dạy trẻ 5- 6 tuổi học đồng dao năm học 2014- 2015.
TÁC GIẢ
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP
DỤNG SÁNG KIẾN
Hoàng Thị Hồng
1
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến :
Với nhiệm vụ trọng tâm của cấp học đã đặt ra cho mỗi người giáo viên cần
phải tìm những phương pháp dạy học giúp trẻ đạt được hiệu quả giáo dục tốt
nhất. Hơn nữa, những năm gần đây, các trường mầm non đang hưởng ứng
phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà một trong
những nội dung của phong trào đó là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy,
dạy trẻ 5 – 6 tuổi học đồng dao theo tôi là rất cần thiết. Bởi thực tế nhiều giáo
viên chưa chú ý đến việc dạy trẻ học đồng dao, vốn kiến thức về đồng dao còn
hạn chế. Thời gian cho trẻ học thuộc các bài đồng dao chưa nhiều, tổ chức các
hoạt động còn mang tính hình thức...Đồng dao sẽ góp phần giáo dục nhận thức,
bồi dưỡng tình cảm cho trẻ giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo và hướng trẻ đến
với truyền thống văn hoá dân tộc. Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy
đồng dao trong trường Mầm non đã thôi thúc tôi thực thi đề tài “ Một số biện
pháp nâng cao chất lượng dạy học đồng dao cho trẻ 5 – 6 tuổi”.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
- Điều kiện áp dụng sáng kiến: Có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị về
đồ chơi, đồ dùng dạy học cho trẻ. Giáo viên có kiến thức về đồng dao, tổ chức
linh hoạt cho trẻ học đồng dao...
- Thời gian: Tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến từ thời điểm tháng 9/
2014 đến tháng 2/2015.
- Đối tượng: Tôi đã tiến hành điều tra, nghiên cứu đối tượng trẻ 5 - 6 tuổi
tại lớp mà tôi phụ trách.
3. Nội dung sáng kiến:
Các biện pháp tôi đưa ra đảm bảo tính mới, tính sáng tạo đó là: Dạy trẻ học
đồng dao không những dạy trẻ thuộc lời mà còn là một trong những nội dung
thực hiện phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong
trường mầm non. Mặt khác, đồng dao góp phần trong việc luyện phát âm và rèn
kỹ năng đọc cho trẻ. Trong sáng kiến của mình tôi đã chỉ ra được thực trạng còn
tồn tại, trên cơ sở đó tôi đã xây dựng và đề ra các giải pháp như: Cung cấp kiến
2
thức đồng dao cho trẻ. Giới thiệu về đồng dao và đọc cho trẻ nghe đồng dao. Tổ
chức dạy trẻ học đồng dao. Dạy trẻ chơi trò chơi dân gian (đối với những trò
chơi có lời đồng dao) giúp trẻ hứng thú chơi các trò chơi dân gian và đọc thuộc
lời bài đồng dao. Củng cố ôn luyện những bài đồng dao đã học theo chủ đề giúp
trẻ dễ nhớ và thuộc các bài đồng dao đã học. Tuyên truyền và phối kết hợp cùng
phụ huynh cùng dạy trẻ học đồng dao.
- Khả năng áp dụng sáng kiến: Tôi áp dụng trong trường mầm non đối với
trẻ 5- 6 tuổi và có khả năng áp dụng ở các trường mầm non trong toàn thị xã.
- Lợi ích của sáng kiến: Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về đồng dao,
hứng thú học đồng dao. Giáo viên hiểu sâu hơn về đồng dao, có nhận thức đúng
đắn về đồng dao và tổ chức dạy trẻ tự tin, linh hoạt, có hiệu quả.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
- Về giáo viên: Việc vận dụng các biện pháp trên vào giảng dạy giúp cho
các hoạt động diễn ra nhẹ nhàng, giáo viên gần gũi với trẻ tạo được mối tình
cảm thân thiết giữa cô và trẻ, tạo được môi trường học tập thân thiện góp phần
vào thành công của tiết dạy, giúp giáo viên đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra.
- Về học sinh: Chất lượng học tập của trẻ được nâng cao, trẻ học nắm được
kiến thức, kỹ năng và đọc diễn cảm một số bài đồng dao. Đặc biệt, trẻ phát triển
tư duy, phát huy tính tích cực của trẻ. Kích thích trẻ sự say mê ham học hỏi và
yêu thích khi đến trường. Ngoài ra trẻ được hoà mình vào các trò chơi dân gian
qua lời đồng dao mà trẻ biết. Đồng dao đã góp phần hình thành nhân cách cho
trẻ, cung cấp cho trẻ những tri thức về thế giới xung quanh mở ra cho trẻ một
chân trời mới về nghệ thuật từ và qua đó còn là phương tiện quan trọng để phát
triển thể lực cho trẻ. Điều đó càng khẳng định được việc dạy trẻ học đồng dao là
rất quan trọng và cần thiết trong mỗi nhà trường.
5. Đề xuất, kiến nghị:
+ Tôi rất mong phòng giáo dục cung cấp thêm tài liệu về đồng dao cho giáo
viên được học hỏi trong công tác chỉ đạo và thực hiện nội dung này.
+ Nhà trường tổ chức chuyên đề bồi dưỡng kiến thức về đồng dao cho giáo
viên để nhận thức đúng đắn vai trò tác dụng của đồng dao với trẻ nhỏ.
3
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Đồng dao là thơ ca truyền miệng trẻ em, được chia làm hai loại gắn với
công việc và gắn với trò chơi của trẻ em. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc
sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu
vui chơi. Đặc biệt là ở trường mầm non cũng như trong bất kỳ hoạt động nào
cũng đều có các trò chơi nhằm mục đích ôn luyện và củng cố kiến thức cho trẻ.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và là nhu
cầu cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, tôi thấy việc dạy trẻ học đồng dao gắn
với tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết. Nhưng
trên thực tế, nhà trường còn một số giáo viên chưa có nhận thức đúng đắn về
đồng dao, còn ngại trong việc dạy trẻ học đồng dao mà chỉ chú trọng đến các
hoạt động chính, vốn kiến thức về đồng dao còn nghèo nàn, thời gian tổ chức
các trò chơi dân gian cho trẻ còn hạn chế... Là một giáo viên nhiều năm trực tiếp
giảng dạy, tôi thấy việc dạy trẻ học đồng dao gắn với trò chơi dân gian là rất
quan trọng vì trẻ mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo. Các trò chơi dân gian
của trẻ phần lớn đều gắn với các bài đồng dao, có tác dụng bổ sung, làm rõ chức
năng thẩm mỹ của đồng dao. Ngược lại đồng dao có ý nghĩa và vai trò rất lớn
trong trò chơi trẻ em, bởi thiếu nó thì trò chơi sẽ tẻ nhạt, vô vị. Lời đồng dao
đóng góp quan trọng đến thực hiện quá trình giáo dục và hoạt động vui chơi của
trẻ, với những nhiệm vụ rất đa dạng: Giáo dục nhận thức, đức, trí, thể, mỹ; luyện
phát âm, cung cấp vốn từ, bồi dưỡng tình cảm. Mặt khác, dạy trẻ học đồng dao
còn là một trong những nội dung thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường mầm non. Điều đó chứng
tỏ rằng đồng dao đóng một vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu trong trò
chơi dân gian và quá trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
2. Cơ sở lý luận:
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của Đất nước.
Chăm sóc giáo dục trẻ em là chăm sóc đến tương lai của cả một dân tộc. Bởi
vậy, ngày nay các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ luôn băn khoăn đi tìm một
4
phương pháp giáo dục trẻ em thực sự có hiệu quả. Nhưng có lẽ, hầu như chúng
ta đã lãng quên một phương pháp giáo dục đầy hiệu quả mà chúng ta sẵn có; Đó
là kho tàng đồng dao và trò chơi trẻ em. Chính vì vậy, dạy trẻ học đồng dao gắn
liền với trò chơi dân gian là rất cần thiết được tổ chức cho trẻ chơi trong nhà
trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Đúng như PGS. TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nói: “ Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu
những trò chơi”. Đồng dao không đơn thuần mang lại cho trẻ được chơi những
trò chơi dân gian của trẻ con, mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt
Nam độc đáo và giàu bản sắc. Đồng dao đang ngày càng mai một và quên lãng.
Vì thế, giúp trẻ hiểu và quay về nguồn với các bài đồng dao và các trò chơi dân
gian là một việc làm cần thiết.
Việc dạy trẻ 5 – 6 tuổi học đồng dao là một hoạt động mang tính giáo dục
cao, nó đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt trong việc dạy trẻ học đồng
dao. Nội dung dạy trẻ học đồng dao thường được tích hợp vào các hoạt động
chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày. Để giúp trẻ có những kiến thức, kỹ năng thực
hành chơi một số bài đồng dao phù hợp với khả năng của trẻ. Điều quan trọng
giáo viên phải luôn tận tình dạy trẻ, hướng cho trẻ yêu thích học đồng dao.
Nhưng làm thế nào? Để đưa các bài đồng dao đến với trẻ thực sự có hiệu quả,
lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ, là một bài toán khó đối với cô giáo mầm non.
Tương lai của đất nước bắt đầu từ thế hệ mầm non “Trẻ em hôm nay, thế giới
ngày mai”. Vì vậy, dạy trẻ học đồng dao cũng là một vấn đề rất quan trọng và
yêú tố cần thiết không thể thiếu đối với trẻ mầm non trong thời đại mới. Có thể
khẳng định rằng: Sự lựa chọn nội dung dạy trẻ 5 - 6 tuổi học đồng dao là cơ sở
khoa học để chúng ta nghiên cứu xây dựng đưa vào giảng dạy cho trẻ là hoàn
toàn hợp lý và thể hiện tính khoa học hiện đại.
3. Thực trạng dạy trẻ 5- 6 tuổi học đồng dao.
3.1. Thuận lợi:
Trong suốt quá trình thực hiện và trực tiếp tổ chức giảng dạy đồng dao cho
trẻ 5- 6 tuổi và dự giờ thăm lớp đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc dạy trẻ đồng dao
có một số thuận lợi sau:
5
- Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn. Hướng dẫn
làm các tranh, các góc tuyên truyền về đồng dao và các trò chơi dân gian để trẻ
được làm quen ở mọi lúc, mọi nơi.
- Giáo viên đã nghiêm túc thực hiện tổ chức, tích hợp đồng dao vào giảng
dạy các hoạt động hàng ngày của trẻ.
- Phòng học rộng rãi thoáng mát và đầy đủ điều kiện để hoạt động. Trường
luôn coi trọng đến việc tạo môi trường phong phú, hấp dẫn đối với trẻ.
- Các lớp được phân tách các cháu có cùng độ tuổi. Trẻ ngoan có nề nếp,
hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.
- Nhận được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh trong việc
chăm sóc, giáo dục trẻ.
3.2. Khó khăn:
Thực tế ở trường mầm non “ đồng dao” chưa thực sự được chú trọng, vẫn
còn nhiều giáo viên chưa chú ý đến việc dạy trẻ học đồng dao và tổ chức cho trẻ
chơi các trò chơi dân gian. Nguyên nhân là do nhiều giáo viên vốn kiến thức về
đồng dao, ca dao và các trò chơi dân gian còn hạn chế. Một số giáo viên còn
ngại tổ chức các hoạt động về đồng dao và các trò chơi dân gian cho trẻ.
- Việc dạy trẻ học đồng dao và tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian
còn thiếu sự linh hoạt và tính sáng tạo cao.
- Thời gian dành cho trẻ học thuộc các bài đồng dao chưa được nhiều, chủ
yếu chỉ được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động.
- Khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ nhanh thuộc
nhưng lại chóng quên, hoặc dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự
rút ra khỏi trò chơi nếu không còn hứng thú.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình hay cho
con nghỉ học tự do. Một số trẻ nói ngọng, nói lắp chưa biết cách đọc diễn cảm,
thiếu tự tin, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động tập thể.
- Việc tìm kiếm những bài đồng dao mới phù hợp với từng chủ đề còn gặp
nhiều khó khăn. Có những bài đồng dao có nhịp điệu, trò chơi hấp dẫn trẻ thì nội
dung lại không phù hợp với chủ đề giáo dục mà giáo viên đang thực hiện. Nên
6
giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động cho
trẻ làm quen với các bài đồng dao.
- Tài liệu nghiên cứu chưa thật phong phú.
3.3. Đánh giá thực trạng chất lượng của học sinh.
Việc điều tra thực trạng là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết cho việc
nghiên cứu. Bởi vì, điều tra thực trạng sẽ giúp chúng ta thấy được những ưu
điểm và những tồn tại của những vần đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó
giúp người nghiên cứu định hướng được những vấn đề ta cần làm để có biện
pháp cụ thể phù hợp với thực tế, thực hiện có hiệu quả. Chính vì vậy để thực thi
đề tài này tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về kết quả trẻ học đồng dao tại lớp
5 tuổi, kết quả đạt được như sau:
* Để tiến hành “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học đồng dao
cho trẻ 5-6 tuổi” đạt kết quả tốt, tôi đã thực hiện khảo sát trẻ ở lớp tôi phụ trách
thời điểm đầu năm học 2014-2015 (tháng 9/2014) và kết quả đạt được như sau:
Tháng 9 năm 2014
Nội dung đánh giá
Trẻ yêu thích, hứng thú học
đồng dao.
Khả năng đọc diễn cảm các
bài đồng dao.
Khả năng hiểu biết về đồng
dao.
Tốt
Khá
Đạt yêu
cầu
%
Không
đạt yêu
cầu
SL %
SL
%
SL
%
SL
6
20
12
40
7
23
5
17
5
17
10
33
8
27
7
23
4
13
9
30
11
37
6
20
Trước thực trạng trên tôi cảm thấy rất lo, bản thân tôi luôn nghĩ xem nên
tìm ra những biện pháp nào để giúp cho trẻ đến với đồng dao một cách có hiệu
quả nhất. Có nhiều phương pháp và biện pháp sử dụng trong khi dạy trẻ học
đồng dao nhưng tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cơ bản sau:
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
4.1. Biện pháp 1: Cung cấp kiến thức về đồng dao cho trẻ:
7
Xác định rõ yêu cầu cần đặt ra đối với việc dạy đồng dao cho trẻ qua những
khái niệm đơn giản và gần gũi với trẻ. Trước tiên, tôi giúp trẻ có những hiểu biết
ban đầu về đồng dao. Giải thích cho trẻ hiểu đồng dao là thể loại văn vần dân
gian, là bài ca của trẻ nông thôn thời xa xưa. Lời của các bài đồng dao rất có ý
nghĩa, rất gần với tập quán của thôn quê gắn liền với các con vật, cảnh vật gần
gũi với trẻ nhỏ. Đặc biệt đồng dao mang đến nhịp điệu, vần điệu rất cao. Đồng
dao mang lại ý nghĩa lớn lao trong việc phát triển vốn từ, cách phát âm đúng và
cách rèn luyện tư duy, lời đồng dao góp phần vào việc tổ chức chơi các trò chơi
dân gian cho trẻ… Mặt khác, giúp trẻ nhận biết được cách so sánh nối nói ngược
đặc trưng của đồng dao …
Cung cấp cho trẻ những kiến thức về mối quan hệ giữa động vật, thực vật,
con người, thiên nhiên trong đồng dao giúp trẻ biết yêu thương những người gần
gũi, bạn bè, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước thông qua một số bài đồng dao.
Hình thành các thói quen cho trẻ trong học tập và vui chơi, có ý thức trong
hoạt động tập thể. Như vậy, qua những gì tôi đã cung cấp trẻ đã nắm được một
số kiến thức sơ đẳng ban đầu về đồng dao.
4.2. Biện pháp 2: Giới thiệu cho trẻ biết đồng dao và đọc cho trẻ nghe
đồng dao thể hiện ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt.
- Cô giới thiệu đồng dao cho trẻ bằng cách đọc cho trẻ nghe những bài đồng
dao như “Lộn cầu vồng”, “Chi chi chành chành”, “Tập tầm vông”, “Nu na nu
nống”, “Tay đẹp”, “Con công hay múa”... và kết luận: đó là những bài đồng dao
thường được đọc trong lúc chơi. Ngoài những bài đồng dao trên còn có rất nhiều
bài đồng dao. Cô hỏi trẻ còn ai thuộc những bài nào khác, trẻ có thể đọc tên
những bài được học và những bài trẻ biết. Như vậy, bước đầu đã hình thành cho
trẻ những biểu tượng sơ đẳng và biết một số bài đồng dao.
- Đọc cho trẻ nghe đồng dao thể hiện ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt: Khi đọc
cho trẻ nghe đồng dao, tôi đọc diễn cảm thể hiện tình cảm về nội dung bài đồng
dao đó, tôi luôn chú ý đọc đúng ngôn ngữ, rõ ràng, mạch lạc, đọc từ đầu đến hết
bài, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ…sao cho phù hợp với lời của bài đồng dao để
truyền tải được nội dung của bài như: vui nhộn, hồn nhiên, vui tươi, dí dỏm, hài
8
hước tới trẻ em. Tôi chú ý đến tính chất nhịp điệu của bài, chú ý đến kết cấu
vòng tròn của bài (nghĩa là đọc hết câu cuối của bài lại đọc tiếp câu đầu. Cứ như
thế vòng đi vòng lại không ngừng).
Ví dụ:
Ông giẳng ông giăng
Xuống chơi với tôi
Có bầu có bạn
Có nắm cơm xôi
Có sao trên trời
Ông giẳng ông giăng
Với biện pháp này giúp cho trẻ cảm nhận được tính chất, nhịp điệu và nghệ
thuật trong bài đồng dao trẻ đang được học, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái nhưng
rất thu hút trẻ khiến trẻ phải chú ý lắng nghe và nhẩm theo cụm từ đầu cho đến
hết bài đồng dao. Đây cũng là biện pháp thật sự thiết thực đối với trẻ.
4.3. Biện pháp 3: Dạy trẻ học đồng dao. (Phụ lục 1)
Tôi lựa chọn các bài đồng dao phù hợp với chủ đề, gần gũi với cuộc sống,
với đặc trưng của vùng miền để dạy trẻ.
Bước 1: Tôi tạo hứng thú vào bài cho trẻ, tôi dùng các thủ thuật để gây
hứng thú cho trẻ như: cho trẻ chơi một trò chơi, giới thiệu một số hình ảnh hoặc
mô hình có liên quan đến nội dung bài đồng dao kết hợp trò chuyện cùng trẻ,
sau đó tôi giới thiệu bài đồng dao.
Bước 2: Trước khi đọc cho trẻ nghe bài đồng dao, tôi hỏi trẻ con nào thuộc
bài đồng dao rồi lên đọc cho cô và các bạn cùng nghe (nếu trẻ thuộc tôi gọi trẻ
lên đọc 1 lần). Sau đó tôi đọc cho trẻ nghe lần 2 diễn cảm kết hợp qua tranh ảnh
minh hoạ. Khi đọc cho trẻ nghe cô chú ý đọc đúng rõ ràng, có vần, nhịp và phải
đọc hết bài với giọng điệu của bài.
Bước 3: Tôi đàm thoại cùng trẻ về nội dung đồng dao theo các hình thức
như trò chơi (rung chuông vàng) hay đàm thoại qua các hình ảnh (ô cửa bí mật)
có nội dung bài đồng dao nhằm giúp trẻ hứng thú trả lời câu hỏi của cô nhiều
hơn. Trong quá trình đàm thoại với những bài có nhiều từ khó trẻ không hiểu tôi
giảng giải trích dẫn giúp trẻ hiểu sâu hơn.
Bước 4: Dạy trẻ học thuộc đồng dao. Tôi đọc cùng với trẻ toàn bài nhiều
lần, không nên dạy đọc từng câu, sẽ dẫn trẻ đến học vẹt.
9
+ Cho trẻ đọc nhiều lần đồng thanh theo cô (cả lớp cùng đọc) nhấn mạnh
tính chất bài ca hoặc là vui tươi trong sáng, hoặc là dí dỏm, hài hước...Với cách
đọc như thế, trẻ sẽ có hứng thú thích đọc và sẽ thuộc nhanh hơn.
Để thay đổi hình thức tiết học tôi cho trẻ đọc theo tổ nhóm, cá nhân. Khi trẻ
đọc đồng dao tôi khuyến khích trẻ đọc bằng một số hình thức: trò chơi, đọc nối,
đọc to nhỏ...
Khi dạy trẻ học thuộc đồng dao tôi luôn chú ý sửa sai cho trẻ từng câu, cho
trẻ đọc những từ khó trong bài .
Bước 5: Đây là bước củng cố nhằm ôn luyện cho trẻ. Tôi cho trẻ đọc củng
cố bài đồng dao 1- 2 lần sau đó cho trẻ hát hoặc vận động một bài hát có nội
dung liên quan đến bài dạy hay tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian gắn với lời
đồng dao vừa học, nhằm giúp trẻ hứng thú ghi nhớ bài học sâu hơn.
Ngoài dạy trẻ đồng dao trên tiết học qua hoạt động làm quen văn học, tôi
còn cho trẻ đọc đồng dao ở mọi lúc, mọi nơi như đi dạo đi thăm, hoạt động
ngoài trời…Những bài trẻ được học không thể nào quên vì được dạy trong quá
trình có hệ thống, logic đúng phương pháp, có nghệ thuật thu hút trẻ và đạt hiệu
quả như giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ, trí tuệ và cũng qua các trò chơi trẻ còn
được phát triển về thể lực rất tốt.
4.4. Biện pháp 4: Dạy trẻ đọc đồng dao kết hợp chơi trò chơi dân gian
(đối với những trò chơi có lời đồng dao ).
* Dạy cả lớp:
Lời đồng dao không thể thiếu khi chơi, các bài đồng dao luôn gắn với trò
chơi nhất định. Khi đọc cho cả lớp cùng nghe đồng dao, tôi kết hợp hướng dẫn
cách chơi cụ thể để hướng sự tập trung chú ý của trẻ, giúp trẻ đọc nhanh hơn.
Ví dụ: Chơi “Chi chi chành chành”, một trẻ phải đưa tay xòe ra cho các bạn
khác đặt ngón tay trỏ vào. Đọc hết câu “chầu gì... chầu rụt”, ai không rút ngón
tay trỏ ra thì bị thua.
Với những trò chơi “ xỉa cá mè”, “ lặc lò cò”... thì vừa đọc giáo viên vừa
chơi, cách kết hợp lời ca và trò chơi nhịp nhàng có thể gọi trẻ lên cùng để trẻ dễ
hình dung. Với các hướng dẫn cụ thể như vậy, trẻ sẽ thuộc và dần dần có thể
chơi tốt hơn.
10
Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không bao
giờ chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi
vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không khí
chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý
nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ. Ví dụ như: chơi
“Chi chi chành chành”, trẻ hát “Chi chi chành chành – Cái đanh thổi lửa – Con
ngựa chết trương – Tam vương ngũ đế…”. Câu hát dường như chẳng có mạch ý
nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành. Hay như chơi “Rải
ranh” trẻ hát “Rải ranh – Bẻ cành – Hái ngọn – Chọn đôi”. Cùng với lời hát
trong trẻo là bàn tay rải những viên sỏi một cách khéo léo, tung viên cái lên,
nhặt một hoặc hai viên con dưới đất, rồi lại giơ tay đỡ viên cái vừa rơi xuống.
Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đó thuộc lời đồng dao. Chính vì
vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian
trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: Hoạt
động chiều, hoạt động ngoài trời…Khi trẻ đó thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho
trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú
và tích cực tham gia chơi.
* Dạy trẻ học theo nhóm, theo cá nhân
Giáo viên cho trẻ đọc theo nhóm, để củng cố lại bài để trẻ dễ học cho trẻ
đọc thi đua giữa nhóm, đọc cá nhân để giúp trẻ tự tin độc lập. Những trẻ khác
theo dõi và đọc tiếp hoặc nhận xét bạn, đây là biện pháp phát huy được tính tích
cực của trẻ.
* Tổ chức thi đua, thi đọc nhanh, đọc tiếp nối từng câu:
Thi đua là biện pháp, động lực lôi cuốn trẻ, các em rất hứng thú và phấn
khởi, góp phần tích cực vào hoạt động của các em được thuận lợi. Thi xem ai
đọc nhiều bài đồng dao, đọc thuộc, đọc đúng, và kết hợp với nhóm bạn vừa đọc,
vừa chơi. Sau 1 tuần tôi tổ chức hình thức này để kiểm tra số lượng bài trẻ thuộc
và chơi trò chơi có tốt không. Tôi chia trẻ thành 2 nhóm thi xem nhóm nào đọc
thuộc được nhiều bài đồng dao và chơi trò ch¬i không lúng túng.
Hình thức này trẻ thích và tích cực tham gia vào việc học đồng dao và
muốn được thể hiện chính mình.
11
Với cách dạy trẻ đọc tiếp nối sẽ giúp trẻ có phản xạ nhanh mức độ tập trung
chú ý hơn. Cô có thể gọi từng trẻ để đọc từng câu theo vòng tròn 1 lượt.
“ Ông tiển ông tiên
Ông có đồng tiền
Ông giắt mang tai
Ông cài lưng khế
Ông ra ngoài phố”.
* Thi đua đọc thật nhanh những câu:
Bà ba béo
Bán bánh bèo
Bị bắt bỏ bóp
Ba bốn bận
Bởi bướng bỉnh”
Hoặc câu: “Tháng năm nắng lắm” đọc nhanh có thể nhầm thành “Tháng
nang nắng lắm”.
Từ những câu này không những gây tính hài hước cho trẻ, cô giáo còn
phải chú ý sửa ngọng cho trẻ chữ “ n”, l”, từ đó rèn cho trẻ đọc nhanh các câu
đúng, mạch lạc, nhận biết và phát âm chuẩn hơn với chữ cái n- l .
4.5. Biện pháp 5: Củng cố ôn luyện những bài đồng dao đã học theo
chủ đề.
- Đặc điểm, tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ
định của trẻ còn kém. Trẻ nhanh thuộc nhưng lại chóng quên, vì vậy, tôi thường
xuyên tổ chức ôn luyện cho trẻ bằng cách tích hợp, lồng ghép vào các hoạt động
trong ngày (hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động chiều) và ở mọi lúc, mọi
nơi, dưới nhiều hình thức theo các chủ đề như: thông qua trò chơi để ôn luyện,
thi hát các bài đồng dao về các con vật, hoặc yêu cầu trẻ tìm đọc nhanh các bài
đồng dao: Đồng dao miêu tả trò chơi; đồng dao núi về các mối quan hệ họ
hàng; đồng dao răn dạy cách cư xử; đồng dao khắc họa cảnh tiệc tùng, bắt vạ;
đồng dao tường thuật sự oan ức hay nghịch lý; đồng dao trả đòn; đồng dao nói
12
ngược; đồng dao trêu chọc; đồng dao cầu mong. Mỗi chủ đề tôi lựa chọn các
bài đồng dao phù hợp để cho trẻ ôn luyện.
Ví dụ:
* Chủ đề: Thực vật:
Trồng đậu trồng cà
Hoa hòe hoa khế
Khế ngọt khế chua
Cột đình cột chùa
Hai tay ôm cột
Cây cam cây quýt
Cây mít cây hồng
Cành đa lá nhãn
Ai có chân ai có tay thì rụt.
* Chủ đề gia đình:
Tùng dinh tùng dinh
Con đẹp con xinh
Nhà gà mới nở
Như hoa mới trở
Như nghé sổ lồng
Như bưởi như bàng
Như cà ra nụ
Cho con ăn bụ
Cho bú cho no
Cho mẹ khỏi lo
Cho bà khỏi giận
Con ăn ba bận
Con lớn ba gang
Ra gánh việc làng
Ra lo việc nước
* Chủ đề: Động vật:
13
Tiếng con chim ri
Gọi dì gọi cậu
Tiếng con sáo sậu
Gọi cậu gọi cô
Tiếng con cồ cồ
Gọi cô gọi chú...
* Về chủ đề và các ca khúc đồng dao phổ biến ở làng quê :
Có rất nhiều các bài đồng dao phổ biến ở làng quê, mỗi bài đồng dao đều
miêu tả với các chủ đề khác nhau và có ý nghĩa đặc trưng của nó.
+ Đồng dao trả đòn:
Cái cò mày mổ cái tôm
Cái tôm quắp lại mà ôm cái cò
Cái cò mày mổ cái trai
Cái trai quặp lại mà nhai cái cò
+ Đồng dao phản ánh quan hệ họ hàng:
Lúa ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột cậu ruột dưa gang
Dưa gang cùng hàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu lúa ngô.
+ Đồng dao răn dạy cách cư xử:
Cái bống là cái bống bang
Khéo sẩy khéo sàng cho mẹ nấu cơm
Mẹ bống đi chợ đường trơn
Bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng
Chiều chiều con quạ lợp nhà
Con cu chẻ lạt, con gà đưa tranh
Mẹ ở nhà xẻ bớ nấu canh
Bỏ thơm cho ngọt, bỏ hành cho ngon.
+ Đồng dao miêu tả trò chơi:
14
Nhong nhong ngựa ông đó về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn.
Một bầy trẻ nhỏ
Bịt mắt bắt dê
Dờ vấp bờ hồ
Ngó kềnh bốn vó
Mọi người cười rộ
Cố đuổi vùng quanh.
+ Đồng dao khắc họa cản tiệc tụng, bắt vạ, chia chác:
Con cò chết rũ trên cây
Bồ cu mở lịch xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Bao nhiêu cóc nhái nhảy ra ăn phần
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích mặc quần vác mõ đi rao
+ Đồng dao tường thuật sự oan ức hay nghịch lý:
Con mèo xán bể nồi rang
Con chó chạy lại mà mang lấy đòn;
Tập tầm vông
Chị lấy chồng
Em ở góa
Chị ăn cá
Em mút xương
Chị nằm giường
Em nằm đất
Chị húp mật
Em liếm ve
Chị ăn chè
Em liếm bát...
15
+ Đồng dao nói ngược: Một số bài đồng dao nói ngược tạo được sự thú vị
vui cười ở trẻ. Nó giúp trẻ vui chơi giải trí nhưng cùng gián tiếp qua cái ngược
mà hiểu được cái thuận của quy luật tự nhiên và xã hội.
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè nói ngược
Ngựa đua dưới nước
Tàu chạy trên bờ
Lên núi đặt lờ
Xuống sông bổ củi
Gà cồ hay ủi
Lợn nái hay cời;
Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.
+ Đồng dao trêu chọc:
Con Cúc cụt đuôi
Ai nuôi mày lớn
Dạ thưa thầy Cún
Tôi lớn mình tôi;
Đầu mày có rơm có rác
Kêu tao bằng bác, tao phủi đầu cho
Kêu tao bằng cô, tao cho cái này.
+ Đồng dao cầu mong:
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp.
16
+ Đồng dao đối đáp:
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi ba bè gỗ lim
Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi đôi chim đồi mồi
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi Bờm cười.
Với hình thức ôn luyện nêu trên trẻ 5 -6 tuổi lớp tôi rất hứng thú học đồng
dao, thuộc các bài đồng dao đã học, thích chơi các trò chơi dân gian có lời đồng
dao, thích hát những bài hát đồng dao.
4.6. Biện pháp 6: Công tác tuyên truyền phối kết hợp cùng phụ huynh.
Biện pháp phối kết hợp với phụ huynh là một việc làm rất quan trọng và
cần thiết góp phần nâng cao chất lượng của học sinh. Vì vậy, tôi thường chú
trọng các nội dung tuyên truyền với phụ huynh về đồng dao như sau:
- Giới thiệu chương trình làm quen với đồng dao ở lớp Mẫu giáo.
- Giới thiệu cách thức dạy trẻ ở lớp mà giáo viên thường vận dụng.
- Các biện pháp tạo môi trường cho trẻ học và chơi trò chơi dân gian.
- Cách sử dụng các vật liệu dễ tìm, dễ làm để cho trẻ học và chơi tại nhà.
Tôi đã tuyên truyền với phụ huynh bằng cách: Trao đổi vào giờ đón và trả
trẻ. Tuyên truyền bằng hình ảnh trên máy vi tính. Làm nổi bật góc tuyên truyền
về đồng dao để phụ huynh được biết.
Sau khi tuyên truyền kiến thức về đồng dao cho phụ huynh, tôi phối kết hợp
với cha mẹ trẻ trong công tác dạy trẻ học đồng dao. Khi dạy trẻ học bài đồng
dao nào, tôi sẽ đánh máy lời bài đồng dao đó lại và gửi về cho phụ huynh, tôi
đánh dấu những câu trẻ chưa thuộc và câu khó học để phụ huynh nắm được và
về nhà sẽ dạy trẻ học thêm. Ngoài ra tôi còn vận động phụ huynh tham gia sưu
17
tầm, sáng tác bài đồng dao, trò chơi, các câu nói có vần, có nhịp cho trẻ mang
đến lớp để đọc cùng cô và các bạn nhằm giúp trẻ học được nhiều bài đồng dao
phong phú, phát triển vốn từ cho trẻ. Biện pháp này giúp trẻ rất thích thú và tích
cực học thuộc những bài đồng dao trước khi đến lớp. Đồng thời với việc mang
bài đến lớp học, trẻ được làm quen với việc học tập ở phổ thông, khi đến lớp trẻ
cùng mang bài ra khoe với nhau như một món quà nhỏ được trẻ yêu quý. Khi
phụ huynh sưu tầm được những bài đồng dao, tôi sẽ hướng dẫn trẻ đọc ở mọi
lúc, mọi nơi. Qua cách phối hợp này trẻ đã học được nhiều bài đồng dao ngoài
chương trình như “Kiến càng kiến kệ “, “Mười ông vua”, “Đếm sao”... Sau mỗi
bài đồng dao phụ huynh sưu tầm cho trẻ mang đến lớp, tôi lại kẹp lại sau đó
đóng thành quyển aibum tuyển tập các bài đồng dao.
Với hình thức trên tôi sử dụng tổ chức dạy và kiểm tra kết quả trên trẻ, tôi
thấy 95% trẻ đều thích học và thuộc nhanh hơn bởi các bài đồng dao đưa vào
trong tiết học phù hợp giúp trẻ, dễ hiểu, dễ thuộc, nhớ lâu. Thông qua công tác
tuyên truyền vận động này, phụ huynh đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc dạy
trẻ học đồng dao kết hợp với trò chơi dân gian cho trẻ không phải chỉ ở phía nhà
trường mà còn ở gia đình.
5. Kết quả đạt được.
Qua việc áp dụng một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi học đồng dao. Lớp
5 tuổi do tôi phụ trách đã thu được kết quả sau:
- Về chất lượng học tập của học sinh: Tôi vận dụng các biện pháp trên
vào thực tiễn giảng dạy thì chất lượng học đồng dao của trẻ được nâng cao, trẻ
học nắm được kiến thức và kỹ năng của các một số bài đồng dao. Đặc biệt, vận
dụng các giải pháp này trẻ phát triển tư duy, phát huy tính tích cực chủ đạo của
trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển được năng lực giao tiếp bằng chính ngôn ngữ của
trẻ và chơi cùng bạn bè.
+ 30/30 trẻ tại lớp rất hứng thú và yêu thích học đồng dao, thích chơi các
trò chơi dân gian.
+ Đa số trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về
đồng dao, các trò chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc.
18
+ Trẻ đã biết tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian với các bạn trong lớp.
+ Đa số trẻ được học thuộc các bài đồng dao, hát được nhiều bài đồng
dao, được thường xuyên tham gia vào các trò chơi dân gian, nhận thức và thể
lực của các trẻ được nâng cao rõ rệt. Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn
nhiên trong giao tiếp với mọi người.
+ Lời đồng dao kết hợp với trò chơi dân gian giúp trẻ thêm gắn bó với
nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức hoạt động tập thể của trẻ.
+ Các cháu rất khỏe mạnh, nhớ lâu, nhạy cảm và linh hoạt. Hiểu biết về
phong tục tập quán; học được cái tốt tránh xa thói xấu; định hình cho mình các
năng khiếu và tình yêu đối với thiên nhiên và lao động.
- Về chất lượng dạy của giáo viên: Việc vận dụng các biện pháp trên vào
giảng dạy giúp cho các hoạt động diễn ra nhẹ nhàng, giáo viên gần gũi với trẻ
tạo được mối tình cảm thân thiết giữa cô và trẻ, tạo được môi trường học tập
thân thiện góp phần vào thành công của tiết dạy, giúp giáo viên đạt được mục
tiêu kế hoạch đề ra.
+ Bản thân tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, lồng ghép, tích
hợp đồng dao, các trò chơi một cách phù hợp và được tiến hành thường xuyên
rất nhẹ nhàng. Biết đổi mới phương pháp dạy học thu hút tất cả các trẻ trong
nhóm lớp hứng thú học. Đặc biệt, bước đầu tôi biết sáng tạo cải tiến một số bài
đồng dao và trò chơi dân gian hợp lý mà không mất đi tính đặc trưng của nó.
- Đối với phụ huynh:
Các bậc phụ huynh đã nắm được tầm quan trọng của việc dạy trẻ học
đồng dao. Đa số phụ huynh nhiệt tình giúp giáo viên trong công tác sưu tầm và
dạy trẻ đồng dao. Phụ huynh đã quan tâm cho con em mình, đặc biệt trong việc
phối kết hợp dạy đồng dao cho trẻ. Tôi đã tạo được sự tin tưởng ở phụ huynh.
* Kết quả đối chứng.
Qua kết quả khảo sát chất lượng trẻ học đồng dao trước và sau khi thực
hiện đề tài tôi thu được kết quả như sau:
Tổng số trẻ trong lớp: 30 cháu.
Trước khi thực hiện các biện pháp của sáng kiến, kết quả như sau :
19
Tháng 9 năm 2014
Nội dung đánh giá
Trẻ yêu thích, hứng thú học
đồng dao.
Khả năng đọc diễn cảm các
bài đồng dao.
Khả năng hiểu biết về đồng
dao.
Tốt
Khá
Đạt yêu
cầu
%
Không
đạt yêu
cầu
SL %
SL
%
SL
%
SL
6
20
9
30
9
30
6
20
5
17
10
33
8
27
7
23
4
13
9
30
11
37
6
20
Sau khi áp dụng các giải pháp của sáng kiến, kết quả đạt được như sau:
Nội dung đánh giá
Trẻ yêu thích, hứng thú học
đồng dao.
Khả năng đọc diễn cảm các
bài đồng dao.
Khả năng hiểu biết về đồng
dao.
Tháng 2 năm học 2014 - 2015
Không
Đạt yêu
Tốt
Khá
đạt yêu
cầu
cầu
SL % SL % SL %
SL %
18
60
12
40
14
47
15
50
1
3
10
33
15
50
5
17
- Nhìn vào bảng khảo sát trên ta thấy kết quả đã có sự chuyển biến rõ rệt .
Số trẻ yêu thích hứng thú học đồng dao: Tốt tăng 40%; khá tăng 10% đặc biệt
không còn trẻ đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu. Khả năng đọc diễn cảm các bài
đồng dao: Tốt tăng 30%; khá tăng 17%; đạt yêu cầu giảm 24% không còn trẻ
không đạt yêu cầu. Khả năng hiểu biết về đồng dao; Tốt tăng 20%; khá tăng
20%; đạt yêu cầu giảm 20% không còn trẻ không đạt yêu cầu.
Qua quá trình thực hiện các biện pháp tôi đã thu được kết quả rất cao. Có
được kết quả trên là sự cố gắng nỗ lực của giáo viên, học sinh và đặc biệt còn có
sự góp sức không nhỏ của các bậc phụ huynh.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
20
- Về cơ sở vật chất: Để giúp trẻ học đồng dao được tốt thì một yếu tố quan
trọng đó là điều kiện về trang thiết bị, đồ dùng học tập và chơi của trẻ như: Ti vi,
đầu đĩa, máy chiếu, tranh ảnh, hình ảnh minh hoạ...để phục vụ cho việc dạy
đồng dao và chơi các trò chơi dân gian. Các phương tiện cho trẻ học và chơi
phải đảm bảo độ bền vững, an toàn, thẩm mỹ cho trẻ, kích thước phải phù hợp
với độ tuổi của trẻ. Đồ dùng, thiết bị, dụng cụ đầy đủ cho trẻ học và chơi đồng
dao giúp trẻ có sự nhận thức rõ ràng về từng bài học, trẻ hứng thú chơi, nắm
vững cách chơi một cách nhanh chóng hơn, tiết học sẽ nhẹ nhàng đồng nghĩa
với việc đạt được kết quả tốt. Mặt khác, bất kỳ dạy một bài nào cũng nhằm đạt
được mục tiêu của bài dạy, các bài học đều ảnh hưởng đến cảm giác và tích cực
của trẻ. Trẻ rất thích tham gia vào các trò chơi tập thể, không gian cho trẻ học và
chơi cũng rất cần thiết. Trẻ mầm non rất thích thay đổi không gian chơi. Việc
thay đổi không gian chơi sẽ làm tăng hứng thú học và chơi của trẻ, giúp trẻ tăng
cường khả năng tìm tòi, khám phá, thích nghi của trẻ. Chính điều đó đã giúp trẻ
trí tưởng tượng, trẻ được làm những điều trẻ muốn. Vì vậy, người giáo viên phải
tạo môi trường hoạt động, tận dụng không gian chơi phù hợp, luôn thay đổi
không gian cho trẻ. Đặc biệt, phòng học rộng rãi thoáng mát và đầy đủ điều kiện
tạo môi trường phong phú, hấp dẫn sẽ giúp trẻ học tốt. Nhóm lớp 5 tuổi trang trí
lớp phù hợp có nội dung lồng ghép đồng dao và các trò chơi dân gian, tích cực
làm đồ dùng, mô hình trong giảng dạy tạo điều kiện cho trẻ nhận biết, học đồng
dao và chơi trò chơi tích cực.
- Về nhân lực: Giáo viên nắm chắc nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức dạy trẻ học đồng dao, biết tích hợp đồng dao và tổ chức các trò chơi dân
gian vào giảng dạy linh hoạt và tính sáng tạo cao. Trẻ thuộc và đọc diễn cảm các
bài đồng dao đã học, có tinh thần tập thể, tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian
gắn lời đồng dao với các bạn trong lớp, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu,
chia sẻ kinh nghiệm của mình với bạn khác. Trẻ năng động, tự tin, linh hoạt và
hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người. Trẻ mở rộng kiến thức và có thêm rất
nhiều hiểu biết về đồng dao và các phong tục truyền thống của dân tộc.
21
- Về tính nhân rộng: Kinh nghiệm trên đây tôi đã áp dụng thực tế tại lớp 5 6 tuổi thực hiện chương trình Giáo dục mầm non năm học 2014 - 2015 tại
trường mầm non nơi tôi công tác. Đồng dao sẽ được áp dụng cho tất cả các cháu
ở tuổi Mầm non trong toàn thị xã đặc biệt là trẻ 5 tuổi, nhằm cung cấp cho trẻ
những hiểu biết của bản thân nói riêng và của con người nói chung về đồng dao.
Giáo viên trong trường đã trao đổi và áp dụng một số biện pháp của tôi vào
giảng dạy của lớp mình phù hợp và bước đầu đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
Một số trường bạn đã đến tham quan và học tập kinh nghiệm của tôi và nhà
trường trong thực hiện nội dung này. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã thực sự
có hiệu quả có thể áp dụng rộng rãi không chỉ trong trường mà còn áp dụng cho
một số đơn vị bạn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
22
Từ thực tế trong việc dạy trẻ học đồng dao trong trường mầm non, đặc biệt
đối với trẻ 5- 6 tuổi: “ đồng dao” chưa thực sự được chú trọng, nhiều giáo viên
tổ chức dạy trẻ học đồng dao và tổ chức các trò chơi dân gian mới chỉ mang tính
hình thức, chưa thật sự tạo môi trường nhằm kích thích trẻ học và hứng thú vui
chơi, vốn kiến thức về đồng dao và các trò chơi dân gian cũng còn hạn chế. Giáo
viên chưa dành thời gian nhiều cho việc tổ chức dạy trẻ học thuộc các bài đồng
dao và chơi các trò chơi dân gian. Một số trẻ nói ngọng, nói lắp chưa biết cách
đọc diễn cảm, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động tập thể.
Là một giáo viên qua trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng dạy trẻ học
đồng dao là rất cần thiết. Do vậy, tôi đã lưạ chọn và tìm ra một số giải pháp thực
hiện trong việc dạy trẻ học đồng dao đối với trẻ 5 tuổi như: Cung cấp kiến thức
cho trẻ về đồng dao, dạy trẻ học đồng dao, tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian
thông qua lời đồng dao... Các giải pháp tôi đưa ra nhằm cung cấp cho trẻ nắm
được kiến thức sơ đẳng ban đầu về đồng dao, trẻ thuộc nhiều bài đồng dao, biết
đọc diễn cảm các bài đồng dao đã học, tạo sự tập trung chú ý, thực sự thu hút trẻ
hứng thú học và chơi, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động tập thể.
Qua áp dụng các giải pháp trên chất lượng của trẻ có nhiều tiến bộ rõ rệt.
100% trẻ khối 5 tuổi tự tin nắm được kiến thức sơ đẳng về đồng dao, biết đọc
đồng dao diễn cảm. Các bài đồng dao đã gây được hứng thú, thu hút trẻ vào các
hoạt động, trẻ háo hức được tham gia vào các trò chơi dân gian mà cô giáo tổ
chức, trẻ thoả mãn nhu cầu ứơc muốn được vui chơi. Trẻ yêu thích các bài đồng
dao biểu hiện là trẻ tự đọc đồng dao cho nhau nghe. Trẻ tự tổ chức chơi các trò
chơi dân gian và đọc các bài đồng dao trong các giờ chơi tự do mà không cần
giáo viên gợi ý, hay trực tiếp hướng dẫn. Đồng dao đem đến cho trẻ nhỏ niềm
vui của các hoạt động tập thể đồng thời cũng mang đến cho trẻ nhỏ bao hiểu biết
bổ ích và thế giới xung quanh, hình thành cho trẻ lòng nhân ái...Nó thật sự là
một trong những phương tiện hữu hiệu để giáo duc trẻ. Qua đó còn là phương
tiện quan trọng để phát triển thể lực cho trẻ em. Điều đó càng khẳng định được
việc dạy trẻ học đồng dao và kết hợp tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian
là rất cần thiết và quan trọng trong mỗi nhà trường, góp phần vào việc bảo tồn
23
những giá trị văn hoá dân tộc tốt đẹp của cha ông ta để lại. Đồng thời góp phần
thực hiện tốt phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh
tích cực”.
2. Khuyến nghị:
Để nâng cao chất lượng dạy trẻ học đồng dao và tổ chức cho trẻ chơi các
trò chơi dân gian tôi có một số kiến nghị đề xuất như sau :
- Đối với Phòng giáo dục:
+ Cung cấp thêm các tài liệu tranh ảnh, tập san có nội dung về đồng dao để
giáo viên học tập và tự nghiên cứu.
- Đối với các nhà trường:
+ Xây dựng các tiết hoạt động mẫu về đồng dao cho giáo viên bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ.
+ Tổ chức các hội thi vào những ngày hội, ngày lễ như 8/3, 20/10, 20/11...
tăng cường đưa nội dung đồng dao và các trò chơi dân gian vào hình thức tổ
chức các hội thi như: Hội thi “Bé với ca dao – dân ca” hay hội thi “Bé với ca
dao – đồng dao”...
- Đối với giáo viên:
+ Luôn tận dụng mọi lúc mọi nơi lồng tích hợp dạy trẻ đồng dao và tổ chức
các trò chơi dân gian cho trẻ, tránh áp đặt gò bó.
+ Giáo viên trong nhà trường phải nhận thức đúng đắn vai trò tác dụng của
đồng dao gắn trò chơi dân gian với trẻ nhỏ. Làm tốt công tác tuyên truyền và sự
phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh học sinh trong việc dạy trẻ học
đồng dao.
+ Chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để dạy trẻ học đồng dao và tổ chức
trò chơi dân gian cho trẻ.
- Đối với phụ huynh:
+ Dành nhiều thời gian quan tâm đến con em mình, phối kết hợp chặt chẽ
với giáo viên trong việc sưu tầm và dạy đồng dao cho trẻ.
Trên đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học đồng dao cho
trẻ 5- 6 tuổi. Tôi đã áp dụng và thực hiện bước đầu đã có sự tiến bộ rõ rệt, kết
24
quả thu được là những thành công đáng kể như đã trình bày. Rất mong chia sẻ,
đóng góp, giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
25