Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp X

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.07 KB, 12 trang )

A- LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi đất nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị
trường có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế khác nhau đều phải chuyển mình và thay đổi hoàn toàn để thích nghi
được với môi trường và không ngừng đi lên. Để đạt được điều đó, doanh
nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu, những đòi hỏi của thị trường mà một
trong những đòi hỏi bức bách đó là hoạt động kinh doanh nghiệp phải thu
được lợi nhuận.
Trong cơ chế thị trường, lợi nhuận đã trở thành nền tảng cho sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế, là mục tiêu
hàng đầu, là mục đích cuối cùng mà tất cả doanh nghiệp đều theo đuổi.
Kể từ ngày thành lập đến nay, cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể
cán bộ công nhân viên, công ty may xuất khẩu Phương Mai đã từng bước
khắc phục khó khăn, đạt được những thành công nhất định. Thành tích đó là
kết quả của những mục tiêu, những chính sách đầu tư hợp lý, mà mục tiêu
hàng đầu đó là hoạt động sản xuất kinh doanh phải có lợi nhuận và lợi nhuận
phải tăng theo các năm.
Xuất phát từ tầm quan trọng của lợi nhuận, em đã chọn đề tài tiểu luận
của mình là:"Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp X”
(công ty may xuất khẩu Phương Mai).
Em chia bài viết của mình ra làm ba phần:
I- Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận.
II- Thực trạng lợi nhuận của công ty may xuất khẩu Phương Mai.
III- Biện pháp nhằm tăng lợi nhuận ỏ công ty may xuất khẩu Phương
Mai.
1
B - NỘI DUNG
I-Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận đối với doanh nghiệp trong cơ chế
thị trường:
1-Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận:
Nguồn gốc của lợi nhuận là giá trị thặng dư, và giá trị thặng dư thực chất


chỉ là do sức lao động của công nhân sáng tạo ra trong quá trình sử dụng sức
lao động, mà giá trị của nó thể hiện ở tư bản khả biến. Lợi nhuận là giá trị
thặng dư so sánh với số tư bản đã bỏ vào sản xuất; nhìn bề ngoài giá trị thặng
dư ấy có vẻ như là kết quả của số tư bản ấy. Vì vậy Mác gọi lợi nhuận là hình
thức biến tướng của giá trị thặng dư. Và như vậy, hình thức lợi nhuận đã che
dấu quan hệ bóc lột bằng cách tạo ra quan niệm sai lầm rằng: lợi nhuận là do
chính bản thân tư bản đẻ ra,các hình thức của quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa đã làm lu mờ và che dấu quan hệ bóc lột của nó.
Nếu gọi lợi nhuận là p, thì công thức GT=c+v+m=k+m sẽ chuyển hoá
thành GT=k+p hay giá trị hàng hoá=chi phí sản xuất+lợi nhuận, thoạt nhìn ta
thấy rằng p cũng là m.Tuy nhiên giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư không
phải là hoàn toàn thống nhất mà giữa chúng có sự khác nhau:
Về mặt chất: giá trị thặng dư phản ánh nguồn gốc sinh ra từ tư bản lưu
động, là biểu hiện của lao động thặng dư, còn lợi nhuận được xem là do toàn
bộ tư bản ứng trước đẻ ra. Giá trị thặng dư là biểu hiện của quan hệ giai cấp,
còn lợi nhuận biểu hiện mối quan hệ giữa vật với vật.
Về mặt lượng: nếu hàng hoá bán đúng giá trị thì người ta đã thực hiện
được một lợi nhuận rồi. Lợi nhuận đó bằng giá trị thừa ra ngoài chi phí sản
xuất hàng hoá, tức là bằng toàn bộ giá trị thặng dư chứa đựng trong giá trị
hàng hoá. Nhưng nhà tư bản vẫn bán hàng hoá dưới giá trị mà vẫn có lời. Bởi
2
vì chừng nào giá bán của hàng hoá còn cao hơn chi phí sản xuất thì dù giá
bán hàng hoá có thấp hơn giá trị thì bao giờ cũng vẫn thực hiện được một bộ
phận giá trị thặng dư chứa đựng trong nó. Như vậy lợi nhuận thuộc phạm trù
lưu thông. Nhà tư bản thu được lợi nhuận nhiều hay ít phụ thuộc vào giá trị
hàng hoá.
2-Lợi nhuận đối với doanh nghiệp:
Nếu như trong cơ chế kế hoạch hoá tập chung đã biến các doanh nghiệp
trở thành những kho chứa hàng thực hiện việc giao nộp, cung ứng một cách
đơn thuần, dẫn đến thủ tiêu tính năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp bởi tách rời chức năng sản suất và kinh doanh,
doanh nghiệp sẽ không quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận vì giá cả thì được
định trước còn sản phẩm thì luôn có người mua. Ngược lại, trong nền kinh tế
thị trường, lợi nhuận lại giữ một vị trí quan trọng trong sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Vì thế, lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng,
là động lực thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi cách để nâng cao năng suất lao
động, hiện đại hoá trang thiết bị... nhằm giảm tối thiểu chi phí, không ngừng
nâng cao lợi nhuận.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Lợi nhuận là thước đo sự nỗ lực của doanh nghiệp, của tất cả
những cố gắng từ khâu tìm hiểu thị trường, tiến hành sản xuất, đến khâu tiêu
thụ sản phẩm. Có thể nói vai trò của lợi nhuận là thúc đẩy doanh nghiệp nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận có tác động đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì vậy
việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho
tình hình tài chính của doanh nghiệp được bảo đảm vững chắc. Có tự chủ về
tài chính, doanh nghiệp mới có thể thực hiện tái sản xuất mở rộng, không
3
ngừng mở rộng quy mô sản xuất. Rõ ràng rằng lợi nhuận là yếu tố quyết định
cho sự tồn tại và đi lên của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường cạnh tranh
gay gắt như ngày nay.
II-Thực trạng lợi nhuận của công ty may xuất khẩu Phương Mai:
1-Giới thiệu về công ty:
1.1-Khái quát quá trình hình thành và phát triển:
Công ty may xuất khẩu Phương Mai thuộc Tổng công ty xây dựng và
phát triển nông thôn-Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cơ sở vật chất
ban đầu chỉ gồm một dãy nhà kho, một dãy nhà cấp bốn cùng một số máy
móc thiết bị cơ bản như máy khâu, bàn là... với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất
quần áo bảo hộ lao động và quần áo xuất khẩu.
Sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, xí nghiệp đã gặp rất nhiều

khó khăn bởi phần lớn các hợp đồng xuất khẩu là sang các nước này. Trong
bối cảnh đó, xí nghiệp đã tổ chức lại bộ máy quản lý, sắp xếp lại lực lượng
sản xuất, mua sắm thêm máy móc thiết bị... do đó đã có những khách hàng
mới. Trong quá trình hoạt động công ty đã đầu tư cải tạo lại nhà xưởng, mua
sắm trang thiết bị, máy móc hiện đại. Là một doanh nghiệp có cơ sở vật chất
tương đối tốt, đội ngũ lao động có chuyên môn cao, bước đầu công ty đã tạo
được uy tín trên thị trường, đã ký được hợp đồng với nhiều khách hàng như
Triều Tiên, Nhật Bản, Singapore...
Trong quá trình hình thành và phát triển, cùng với sự nỗ lực của toàn thể
cán bộ công nhân viên, công ty đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy
nhiên, những khó khăn mà công ty phải đối mặt cũng không phải là ít: diện
tích mặt bằng nhà xưởng còn chật hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu vệ sinh
4
công nghiệp... Chính vì vậy công ty cần có những biện pháp cụ thể để khắc
phục những khó khăn tồn tại, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất.
1.2-Bộ máy quản lý:
_ Giám đốc: phụ trách một số phòng ban chính, quản lý giám sát mọi
hoạt động của công ty.
+ Phòng kế toán: thực hiện công tác kế toán tài chính, ghi
chép, tính toán, tổng hợp, phản ánh về tình hình tài chính của công ty.
+ Phòng tổng hợp: giúp giám đốc trong công tác tổ chức lao
động, tiền lương, triển khai nhiệm vụ của công ty đến các bộ phận khác.
+ Phòng thiết bị: thực hiện việc lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng
máy móc đảm bảo cho hoạt độnh kinh doanh diễn ra liên tục.
+ Phòng bảo vệ: có nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho công ty.
_ Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, được trực tiếp phụ
trách hai phòng ban chính: phòng kỹ thuật và phòng kế hoạch.
+Phòng kỹ thuật: có chức năng thiết kế, triển khai thực hiện
sản xuất sản phẩm mẫu, tham gia thiết kế bố trí dây chuyền sản xuất.
+Phòng kế hoạch: xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn

cho sản xuất, điều hành sản xuất theo kế hoạch được thông qua.
1.3-Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính:
a-Lĩnh vực kinh doanh: Công ty may xuất khẩu Phương Mai hoạt động
trên lĩnh vực sản xuất, gia công sản phẩm may mặc trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh đó, công ty còn tham gia kinh doanh sản xuất, vật tư ngành may
mặc dưới hình thức mua vào, bán ra và hưởng chênh lệch. Cụ thể, công ty
kinh doanh trên 4 lĩnh vực sau:
5

×