Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.5 KB, 15 trang )

Giáo dục kĩ năng sống

Lê Thanh Bình PP5

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiện nay, nội dung giáo dục kĩ năng sống (KNS) đã được áp dụng giảng dạy
rất phổ biến ở các ngành học, bậc học ở Việt Nam và ở bậc Tiểu học cũng không
ngoại lệ. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học sẽ tạo môi trường giáo dục
chuẩn mực mang tính hiện đại nhằm đáp ứng với nhu cầu mục tiêu giáo dục của Việt
Nam ở thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng
chung sống (Delor, 1996). Đặc biệt giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được xác
định là một trong 5 nội dung cơ bản của phong trào “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013 do Bộ giáo dục và Đào tạo chỉ đạo.
Việc Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xa xưa
cha ông ta đã đúc kết qua “ Tiên học lễ, hậu học văn ” nhưng về sau do có sự ảnh
hưởng lớn về chương trình, về chỉ tiêu hoặc nhiều nguyên nhân khác nó đã bị giảm
nhẹ hoặc sao nhãng.
Giáo dục kĩ năng sống là hình thành ở học sinh những hành vi, thái độ mang
tính tích cực, chuẩn mực giúp học sinh ứng phó với những thách thức trong học tập
và trong cuộc sống. Nói dễ hiểu hơn Giáo dục kĩ năng sống là hình thành những
hành vi, chuẩn mực đạo đức cho học sinh thông qua các phương pháp, kĩ thuật dạy
học tích cực.
Giáo dục kĩ năng sống được tiến hành thông qua nhiều môn học khác nhau
như Tiếng việt, đạo đức, khoa học, thông qua nhiều hoạt động giáo dục khác trong
và ngoài nhà trường (tích hợp). Với đặc trưng riêng của môn Sinh hoạt tập thể sẽ là
môn mà tôi lồng ghép giáo dục kĩ năng sống một cách thuận lợi nhất.
Việc giáo dục kĩ năng sống trong môn Sinh hoạt tập thể nhằm bước đầu trang
bị cho học sinh các kĩ năng sống cơ bản và cần thiết, phù hợp với lứa tuổi các em,
giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với những người
thân trong gia đình, với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh. Giúp các em
biết sống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch, tự trọng, tự tin, có kỉ luật,


biết hợp tác, giản dị, … nhằm nâng cao kết quả học tập trở thành con ngoan, trò giỏi,
học sinh tích cực của trường.
Vậy làm thế nào để thực hiện thuận lợi hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh thông qua tiết Sinh hoạt tập thể? Trong thực tiễn dạy học tôi đã nghiên cứu
và ứng dụng có kết quả cao qua Giải pháp hữu ích “Giáo dục kĩ năng sống thông
qua tiết sinh hoạt tập thể”.

-1-


Giáo dục kĩ năng sống

Lê Thanh Bình PP5

II/ NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Cơ sở lí luận:
1.1 Mục tiêu:
“Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt tập thể” là
giáo viên tích hợp các phương pháp dạy học tích cực, các kĩ thuật dạy học, đồ dùng
dạy học thân thiện. Áp dụng dựa theo tài liệu “Giáo dục KNS trong các môn học ở
Tiểu học Lớp 5” Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nhằm:
- Trang bị cho học sinh kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ
sở đó hình thành những hành vi thói quen lành mạnh, tích cực.
- Tạo cơ hội để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn
diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
1.2 Nguyên tắc:
- Thông qua sự tương tác của GV với HS, HS với GV, HS với HS trong các
hoạt động giáo dục.
- Thông qua sự trải nghiệm với các tình huống/bối cảnh cụ thể mang tính thực
tế trong các hoạt động giáo dục.

- Thông qua tiến trình từ nhận thức đến hình thành thái độ đến thay đổi hành
vi.
- Thay đổi hành vi là giúp HS thay đổi hành vi theo hướng tích cực.
- Thông qua thời gian và môi trường giáo dục: Giáo dục KNS được giáo viên
thực hiện ở lớp, ở trường, gia đình và thường xuyên.
1.3 Những KNS chủ yếu được xác định:
Dựa trên cơ sở tình hình trường học, đặc điểm tâm sinh lí học sinh của lớp
những KNS cơ bản cần được giáo dục cho học sinh của lớp được xác định:
- Kĩ năng tự nhận thức.
- Kĩ năng xác định giá trị.
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
- Kĩ năng ứng phó với căng thẳng.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
- Kĩ năng giao tiếp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng thể hiện sự thông cảm.
- Kĩ năng thương lượng.
- Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn.
- Kĩ năng hợp tác.
- Kĩ năng ra quyết định.
- Kĩ năng kiên định.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

-2-


Giáo dục kĩ năng sống

Lê Thanh Bình PP5


2. Khảo sát thực trạng:
* Những hành vi tồn tại (thiếu KNS):
- Đánh nhau: Đầu năm học có 02 trường hợp đánh nhau giữa hai nhóm học
sinh trong lớp (thuộc 2 địa bàn nóng) của thôn. Đây là hồi chuông cảnh báo về sự
xuống cấp của hành vi đạo đức học sinh trong trường học.
- Không chào hỏi khách lạ đến trường, không chào hỏi thầy cô giáo, không đi
thưa về trình,… là những trường hợp phổ biến.
- Cư xử không phù hợp như nói trổng, đưa – nhận một tay, nói leo với thầy cô,
người lớn, cha mẹ, anh chị,…
- Cách sống không quan tâm đến mọi người, đối xử với bạn bè lạnh nhạt, thờ
ơ, mặc kệ, vô cảm,… chỉ biết đến phần mình.
- Chưa mạnh dạn, thiếu tự tin, chưa biết cách phối hợp, chưa biết cách xử lí
tình huống phù hợp,… trong các hoạt động học tập và sinh hoạt ở trường.
- Không biết xử lí, chưa chủ động một số tình huống mới, bất ngờ.
=> Đây là những hành vi thiếu KNS, nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
học tập; mối quan hệ giữa thầy cô với học sinh; mối quan hệ giữa học sinh với học
sinh; mối quan hệ gia đình với con cháu; mối quan hệ bản thân với xã hội.
* Nguyên nhân được xác định:
- Do tác động xã hội: hiện nay, ngoài xã hội có nhiều hành động, hình ảnh
đẹp, nhiều gương người tốt việc tốt nhưng cũng không ít những hành vi xấu đang
tiếp diễn hàng ngày, không ít nhiều tác động trực tiếp đến hành vi của học sinh.
Ví dụ: Hai thôn mà học sinh đang ở có hiện tượng phân biệt giữa xóm trên,
xóm dưới và đã có lần đánh nhau thì chắc chắn học sinh không ít nhiều cũng sẽ bị
ảnh hưởng dẫn đến hiện tượng đánh nhau như đã nêu.
- Do ảnh hưởng gia đình: Hiện vẫn có một số gia đình cha mẹ lơ là việc giáo
dục đạo đức cho con, không gương mẫu với con cái.
Ví dụ: Gia đình không giáo dục cho con biết phải đi thưa, về trình, lễ phép,
cư xử đúng mực,… với các thành viên trong gia đình. Gia đình gây gổ nhau, vi
phạm các tệ nạn xã hội.
- Do nhà trường ít quan tâm đến việc giáo dục, hình thành những KNS cần

thiết phù hợp và chưa thường xuyên kiểm tra, củng cố những hành vi chuẩn mực đạo
đức cho học sinh.
Ví dụ: Nhà trường chỉ giáo dục KNS lồng ghép thông qua một hoạt động
“phải” giáo dục KNS trong một số tiết học, bài học để “hoàn chỉnh” tiết dạy.

-3-


Giáo dục kĩ năng sống

Lê Thanh Bình PP5

3. Giải pháp thực hiện:
3.1 Giải quyết những tồn tại của lớp trong tuần.
Trong tuần lớp có những tồn tại lớn, mang tính chất nghiêm trọng như: gây gổ
đánh nhau, không lễ phép với thầy cô, vi phạm nội qui trường, lớp,… tôi đã tổ chức
một số hoạt động sau:
Hoạt động1: Tìm giải pháp cho những xung đột thường gặp
Mục tiêu:
Học sinh xác định được những nguyên nhân chính thường gặp dẫn đến xung
đột ở trường học.
Biết cách giải quyết từng trường hợp cụ thể.
Cách tiến hành:
Bước 1: Vấn đáp
+ Những điều gì có thể gây ra xung đột ở ngoài sân trường?
+ Những điều gì có thể gây ra xung đột ở trong lớp học?
- Giáo viên ghi bảng những nguyên nhân có thể gây xung đột.
Bước 2: Cách giải quyết bằng trái tim
- GV chia nhóm đôi, phát cho nhóm đôi một giấy A3 màu cắt hình trái tim.
Ghi vào đó một trong những nguyên nhân gây xung đột mà học sinh vừa nêu.

- Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm đôi hãy nói về cách giải quyết xung đột đó vào
trái tim, bằng tình cảm từ trái tim của mình.
- Mỗi nhóm cùng nhau chia sẻ những suy nghĩ và cách giải quyết của mình
cho cả lớp cùng nghe và nhận xét.
- Giáo viên nhận xét khen ngợi: “các em đã biết cách giải quyết xung đột bằng
tình thương yêu của bản thân”.
Hoạt động 2: Giải quyết tình huống có thể nảy sinh tức giận
Mục tiêu:
Biết vận dụng kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong những tình huống cụ thể.
Cách tiến hành:
- Chia 4 nhóm
- Các nhóm thảo luận về một tình huống gây tức giận, các cách ứng xử trong
mỗi tình huống đó, thảo luận về việc kiểm soát tức giận có thể làm thay đổi gì trong
tình huống đó.
- Giải quyết tình huống (Mỗi nhóm nhận một tình huống gây tức giận từ giáo
viên).
Nhóm 1: Tình huống
Hôm 26/3 Tùng tham gia Hội trại, trong đó có một bạn nữ lớp khác trêu chọc
là Tùng “béo phì”. Nhưng thực tế Tùng không phải là người “béo phì” mà chỉ hơi
mập một chút. Nếu em là Tùng em sẽ ứng xử như thế nào?
Nhóm 2: Tình huống

-4-


Giáo dục kĩ năng sống

Lê Thanh Bình PP5

Em phải hoàn thành một bài vẽ môn Mĩ thuật cho buổi học ngày mai. Đến

phần tô màu em tìm màu tô không thấy mãi mới nhớ ra Nam đã mượn nhưng chưa
trả lại. Em xử lý như thế nào?
Nhóm 3: Tình huống
Hằng đang chơi Ô ăn quan với Nga, bỗng Nhựt và Tuấn chạy đùa va vào bàn
ô quan tung tóe văng vãi ra. Em sẽ làm gì khi Tuấn và Nhựt đang ngẫng người ra.
Nhóm 4: Tình huống
Nhóm Nga, Lan, Hằng, Chi đang chăm chú đọc truyện dưới gốc cây, bỗng
vụt… “bụp” trái cầu từ chân của Thành trúng vào đầu Chi. Em là Chi em sẽ xử lí ra
sao?
Hoạt động 3: Chia sẻ kinh nghiệm bản thân về tình huống cần sự giúp đỡ
Mục tiêu:
Biết được những việc cần giúp đỡ, nên chủ động nhờ sự giúp đỡ của người
thân.
Cách tiến hành: Thảo luận nhóm đôi
- Bạn có bao giờ xấu hổ vì không biết điều gì đó hoặc không thể làm một việc
gì đó? Bạn cảm thấy như thế nào? Bạn đã làm gì trong tình huống đó?
- Bạn có bao giờ nhờ sự giúp đỡ vì không biết một điều gì đó? Bạn cảm thấy
thế nào khi đề nghị sự giúp đỡ?
- Nếu bạn gặp khó khăn trong học tập, bạn có thể làm gì?
- Bạn có thể nói hay làm gì nếu những người bạn của bạn cần sự giúp đỡ?
GV hỏi: Các em hãy nêu một vài hoạt động ở lớp mang tính cần sự giúp đỡ?
(thảo luận nhóm, đôi bạn cùng tiến, kéo co,… )
Hoạt động 4: Nhận thức về sự đoàn kết
Mục tiêu:
Học sinh nhận biết được sự hợp tác là rất quan trọng.
Cách tiến hành:
- Chia nhóm, tô màu vào cầu vồng.
- Giáo viên kể chuyện.
MÀU CỦA CẦU VỒNG
Một ngày nọ nổ ra cuộc cãi vã giữa các màu sắc. Màu Xanh Lá Cây lên tiếng

trước tiên: “Tôi chính là màu quan trọng nhất. Các bạn thấy đấy, chúa trời đã quy
định cây cỏ đều màu xanh. Lá cây cũng xanh. Cánh đồng lúa, ruộng ngô, các loại
rau, cây ăn quả… tất cả đều màu xanh. Màu xanh chính là màu nổi bật nhất trên trái
đất này”.
Còn màu Xanh Da Trời thì phản đối: “Không phải vậy, bạn sai rồi. Tớ mới là
màu quan trọng nhất. Bạn thử nhìn lên bầu trời xem: đó là màu xanh của tớ. Hãy
nhìn các đại dương đi: cũng là màu của tớ. Tất cả những gì xung quanh chúng ta, bất
cứ nơi nào bạn nhìn, đều là màu xanh da trời cả”.

-5-


Giáo dục kĩ năng sống

Lê Thanh Bình PP5

Màu Vàng xen vào ngay lập tức: “Cả hai cậu đều sai. Tôi đây mới là quan
trọng nhất. Các cậu hãy nhìn mặt trời, mặt trăng, những ngôi sao mà xem, tất cả
những gì có thể chiếu sáng đều là màu vàng cả. Không có ánh sáng thì các cậu sẽ
chẳng thấy gì hết…”.
Màu Da Cam ngắt lời: “Cả ba cậu đều chẳng có ai đúng. Màu Da Cam của tớ
mới là số 1. Tất cả những gì màu cam đều có lợi cho sức khỏe, này nhé: cà rốt, bí
ngô, trái cam,… Nếu không có những thứ đó thì chẳng ai giữ được sức khỏe lâu dài
cả”.
Lúc này màu Tím cũng lao vào cuộc tranh luận: “Nghe này, tớ mới là màu
quan trọng bậc nhất. Tất cả các hoàng gia đều mặc màu của tớ. Vua và Hoàng hậu
đều mặc màu Lam Tím để chứng tỏ quyền lực”.
Bỗng nhiên cả nhóm nghe thấy một tiếng sấm rền vang, Rồi mưa ào ào tới.
Một giọng nói lớn và trầm vang tới tai các màu: “Hãy ngưng cãi vã, nắm tay nhau lại
và đến đây mau!”.

Và kìa, bạn nhìn thấy lấp lánh trên bầu trời là một dải màu sắc vô cùng diễm
lệ mà vẻ đẹp huy hoàng của nó vượt xa bất cứ một màu nào nếu nó đứng riêng lẻ
một mình. Bởi vì các màu sắc khác nhau đã cùng kết lại trong một sự hòa hợp tuyệt
vời, chúng trở thành một thứ kì diệu hơn chính bản thân chúng – chúng ta đã trở
thành Cầu Vồng!
Nguồn: Tài liệu Học để cùng chung sống, UNESCO Hàn Quốc
- Trong câu chuyện có mấy nhân vật? Đó là ai?
- Các bạn tranh luận về điều gì?
- Nội dung câu chuyện có liên quan gì đến cầu vồng các em vừa tô màu?
- Qua câu chuyện em rút ra được điều gì cho bản thân em?
Hoạt động 5: Vẽ cây
Mục tiêu:
- HS biết mối quan hệ của các bộ phận của cây.
- Nhận thức được quan hệ của bản thân với tập thể lớp.
Cách tiến hành:
- Mỗi nhóm 5 – 6 em, mỗi em tượng trưng cho một bộ phận của cây. (rễ, thân và
cành, lá, hoa, quả)
- Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy Ao, 1 bút.
- Em thứ nhất vẽ rễ, em thứ hai vẽ thân và cành, em thứ ba vẽ lá, em thứ tư vẽ hoa,
em thứ năm vẽ quả.
- Sau 5 phút các nhóm hoàn thành một cây đầy đủ các bộ phận.
- Giáo viên hỏi: Em là bộ phận nào của cây? Có ích lợi gì?
3.2 Tạo không khí sinh hoạt lớp sinh động, vui vẻ, thoải mái.
Nếu như tuần nào chúng ta cũng tổ chức tiết sinh hoạt tập thể theo nguyên bản
như mọi tuần (Nhận xét tuần vừa qua, triển khai kế hoạch tuần tới, ý kiến, khen ngợi
động viên, nhắc nhở, sinh hoạt văn nghệ) chắc chắn sẽ tạo nên sự nhàm chán trong
-6-


Giáo dục kĩ năng sống


Lê Thanh Bình PP5

học sinh. Vì vậy để tạo một luồng gió mới, sự hấp dẫn, tạo không khí sinh động,
kích thích tinh thần học tập của học sinh tôi đã tổ chức một số hoạt động sau:
Hoạt động 1: Trò chơi “Bạn nghĩ gì về tớ”?
Mục tiêu:
- Giúp học sinh trải nghiệm những đánh giá của người khác về mình và có thái
độ tích cực tiếp nhận những nhận xét, đánh giá đó.
- Hiểu thêm về bản thân mình qua cảm nhận, suy nghĩ của người khác.
Cách tiến hành:
Chia các nhóm nhỏ 5 – 7 học sinh.
- Mỗi học sinh được phát 1 tờ giấy A4, 1 bút, 1 mẩu băng dính. Ghi tên mình
hoặc vẽ biểu tượng vào góc của tờ giấy, rồi dán vào sau lưng mình.
- Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” thì tất cả học sinh di chuyển nhanh đến sát những
người bạn khác ngẫu nhiên để ghi lên tờ giấy sau lưng bạn những nhận xét (lời khen,
nhận xét ưu điểm) của mình về bạn.
- Khi có hiệu lệnh “hết giờ” thì kết thúc trò chơi và về vị trí của mình.
- Tất cả học sinh gỡ tờ giấy sau lưng xem bạn nhận xét về mình như thế nào.
- Vài học sinh đọc những nhận xét đó cho cả lớp nghe (nếu học sinh muốn).
- Mời học sinh phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của mình về những nhận xét đó.
- Nếu có những nhận xét về nhược điểm, hay nhận xét chưa chính xác về
mình, thì hãy gợi ý học sinh đến những suy nghĩ tích cực hơn như: Các em hãy cố
gắng hơn để hoàn thiện mình, mình sẽ tự tin khẳng định rằng mình không phải như
bạn nghĩ đâu…
Hoạt động 2: Kể chuyện
Mục tiêu:
Học sinh nhận biết được tầm quan trọng của việc hợp tác.
Ý thức được việc hợp tác của bản thân đối với việc học tập, các công việc ở
lớp, ở nhà, …

Cách tiến hành:
- Giáo viên kể chuyện “Nhổ củ cải”.
Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng ông già và cô cháu gái sống đầm ấm bên
nhau. Khi mùa xuân ấp áp đến, ông lão rắc những hạt củ cải xuống mảnh vườn nhỏ
ở trước nhà. Vài ngày hôm sau, những mầm củ cải xanh non mơn mởn bắt đầu nhú
lên từ dưới lòng đất. Hằng ngày ông lão tưới nước cho cây và thích thú ngắm nhìn
những luống củ cải xanh mướt đang lớn dần lên và nghĩ tới mùa củ cải bội thu.
Có một cây củ cải đặc biệt mỗi ngày một to, thân củ mập mạp trồi lên khỏi
mặt đất. Ông lão vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, vì chưa bao giờ ông thấy củ cải nào
khổng lồ đến vậy.
Ngày thu hoạch đã đến, ông lão lấy xẻng đào đất xung quanh củ cải. Nhưng
củ cải to và nặng quá, ông đào mãi, đào mãi mà vẫn không tài nào bẩy được nó lên.
Ông túm lấy đám lá củ cải và ra sức nhổ. Ông lão nhổ mãi, nhổ mãi mà củ cải vẫn
không nhúc nhích. Ông bèn gọi:
-7-


Giáo dục kĩ năng sống

Lê Thanh Bình PP5

- Bà lão ơi! Mau ra giúp tôi một tay nào…
Bà lão chạy ra bám vào áo ông
- Nhổ cải lên! Nhổ cải lên! Ái chà chà! Nhổ mãi, nhổ mãi mà không được.
Bà lão liền gọi cô cháu gái:
- Cháu gái ơi! Mau ra giúp bà một tay nào…
Cháu gái liền chạy ra túm áo bà, bà bám vào áo ông
- Nhổ cải lên! Nhổ cải lên! Ái chà chà! Nhổ mãi, nhổ mãi mà không được.
Cháu gái liền gọi chó ra giúp:
- Chó ơi! Mau ra giúp chị một tay nào…

Chó liền chạy ra ngậm vào váy cháu gái, cháu gái túm áo bà, bà bám vào áo
ông
- Nhổ cải lên! Nhổ cải lên! Ái chà chà! Nhổ mãi, nhổ mãi mà không được.
Chó liền gọi mèo ra giúp:
- Mèo ơi! Mau ra giúp chó một tay nào…
Mèo liền chạy ra ngậm vào đuôi chó, chó ngậm vào váy cháu gái, cháu gái
túm áo bà, bà bám vào áo ông.
- Nhổ cải lên! Nhổ cải lên! Ái chà chà! Nhổ mãi, nhổ mãi mà không được.
Mèo liền gọi chuột ra giúp:
- Chuột ơi! Mau ra giúp mèo một tay nào…
Chuột liền chạy ra ngậm vào đuôi mèo, mèo ngậm vào đuôi chó, chó ngậm
vào váy cháu gái, cháu gái túm áo bà, bà bám vào áo ông.
- Nhổ cải lên! Nhổ cải lên! Ái chà chà! Nhổ mãi, nhổ mãi mà lên được.
Mọi người vui sướng cùng nhảy múa xung quanh cây cải.
GV cho học sinh thảo luận nhóm vào sơ đồ sau:
Chá
u gái


lão

Chó

Mèo

Chung
sức nhổ
củ cải:
Chuột
Ông

lão

- Em học được điều gì qua câu chuyện?
Hoạt động 3: Nghe bài hát “Hổng dám đâu”
Mục tiêu:
Giới thiệu những tình huống đòi hỏi phải từ chối.
Học sinh hình thành kĩ năng từ chối trong những tình huống cần thiết.
-8-


Giáo dục kĩ năng sống

Lê Thanh Bình PP5

Cách tiến hành: Hoạt động nhóm
- Cho học sinh nghe bài hát.
- Trong bài hát, các bạn rủ bé làm việc gì?
- Bé đã trả lời như thế nào trước những lời mời của bạn? Vì sao bé trả lời như
vậy?
- Bé có dễ dàng từ chối không? Vì sao?
Hoạt động 4: Nghe bài hát “Con cò bé bé”
Mục tiêu:
Học sinh biết chào hỏi là một phép lịch sự trong mỗi chúng ta.
Biết tôn trọng mọi người qua sự chào hỏi, thưa trình.
Cách tiến hành:
- Tìm và trình bày các bài hát có chủ đề liên quan đến phép lịch sự chào hỏi.
- Chia lớp thành 3 đội thi hát. Trong thời gian 5 phút, đội nào không tìm và
trình bày được một bài hát thì bị loại khỏi cuộc thi. Đội chiến thắng là đội cuối cùng
có bài hát đúng với chủ đề.
- Giáo viên chuẩn bị một số bài hát gợi ý cho học sinh ( Con cò bé bé, Con

chim vành khuyên, Lời chào của em, Đi học về, Tiếng chào theo em,…)
3.3 Rèn kĩ năng ứng phó tình huống:
Lồng ghép hoạt động ngoài giờ lên lớp là các tiết tích hợp hoạt động ngoài giờ
lên lớp (4tiết/tháng, theo chương trình) có tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống
hoặc hoạt động ngoài sân trường, thực tế.
Hoạt động 1: Thực hành kĩ năng nói “không”
Mục tiêu:
Học sinh học cách từ chối điều mình không muốn làm, thực hành kĩ năng kiên
định.
Cách tiến hành:
- Giáo viên chia nhóm, bốc thăm tình huống.
Tình huống 1:
Phong là bạn thân của em trong lớp. Hôm nay Phong nói với em rằng có một
bạn lớp bên cạnh đã bảo Phong là đồ ngốc. Phong rủ em đánh bạn đó. Em sẽ làm gì?
Tình huống 2:
Một người mà bạn rất nể nhờ em chuyển một gói hàng cho người khác. Em
cảm thấy gói hàng có gì không minh bạch. Em sẽ làm gì?
Tình huống 3:
Một người bạn thân ép em hút thuốc và nói hút thuốc là biểu hiện của người
lớn, của người thanh niên. Em sẽ làm thế nào?
Tình huống 4:
Các bạn trong nhóm của em rủ em trốn học để đi chơi một trò chơi điện tử mà
em thích. Em sẽ làm gì?
- Mời mỗi nhóm lên thảo luận tình huống.
-9-


Giáo dục kĩ năng sống

Lê Thanh Bình PP5


- Giáo viên đặt câu hỏi chung. Nên từ chối làm những điều mình không thích
như thế nào để không làm tổn thương với bạn bè.
Hoạt động 2: Bày tỏ sự đồng cảm chia sẻ
Mục tiêu:
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ phù hợp với lứa
tuổi trong một số tình huống phổ biến của cuộc sống.
Cách tiến hành: Thảo luận tình huống
- Chia 3 nhóm, nhận tình huống.
Tình huống: “Cô giáo lớp em bị bệnh phải nằm viện. Hôm nay cô mới trở lại
trường để dạy học, nhưng trông cô có vẻ còn rất mệt…
- Là học sinh của lớp, các em có thể làm gì để thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ
đối với cô?
Tình huống: Một bạn thân cùng lớp em nhà rất nghèo, mẹ lại bị ốm nặng.
Hôm nay đến lớp trông bạn rất buồn và mệt mỏi…
- Các bạn trong lớp nên đồng cảm, chia sẻ với bạn đó như thế nào?
Tình huống: Hôm nay đến lượt Nga, Hằng, Trúc và em trực vệ sinh lớp,
chúng em đã thống nhất phần việc của mỗi bạn ngày hôm qua: Nga và Hằng quét
lớp, Trúc tưới cây, còn em lau bảng lớp, nhưng bạn Nga vắng học vì bị bệnh.
- Trong trường hợp này em sẽ làm gì để đồng cảm, chia sẻ với bạn Nga?
- Các nhóm thảo luận, đại diện trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Những phẩm chất của em
Mục tiêu:
Học sinh nhận ra được những phẩm chất của bản thân và những việc làm thể
hiện những phẩm chất đó.
Cách tiến hành:
Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ và chia sẻ.
- Các em hãy viết ra từ 4 - 5 phẩm chất của mình. GV nhận xét khen ngợi,
động viên.

- Hãy nghĩ về những lần em thấy thực sự hài lòng về chính bản thân mình. GV
nhận xét em nên nhớ đến những lần đó để tự tin về mình.
- Hãy đưa ra một vài tình huống/việc làm cụ thể trong cuộc sống, học tập, vui
chơi mà em có biểu hiện những phẩm chất đó cho mọi người cùng nghe.
Hoạt động 4: Nhìn nhận và tán dương những phẩm chất tốt của bạn mình
Mục tiêu:
Nhận thức và khen ngợi những phẩm chất của những người bạn cùng lớp.
Cách tiến hành:

- 10 -


Giáo dục kĩ năng sống

Lê Thanh Bình PP5

- Phát cho mỗi học sinh một tờ giấy A4, yêu cầu các em viết tên mình hoặc vẽ
biểu tượng,… để giới thiệu về mình. Dán lên tường xung quanh lớp học, rồi cho học
sinh ngẫu nhiên viết lên những phẩm chất của bạn bè mình.
- Mời các em khám phá 1 phút những phẩm chất của mình theo cách nhìn
nhận của bạn bè mình.
- Hỏi một vài học sinh xem những phẩm chất được nhìn nhận từ bạn có phải
là những phẩm chất mà các em coi trọng và luôn muốn thể hiện không?
3.4 Tổ chức trò chơi giáo dục KNS:
GV tổ chức một số trò chơi ở tiết sinh hoạt tập thể ngay trong lớp học hoặc
ngoài sân trường, thông qua các trò chơi giáo dục KNS cho học sinh và giúp học
sinh ý thức được giá trị KNS.
Kéo co
Mục đích:
- Giúp học sinh đoàn kết trong nhóm bạn của mình.

- Nhận ra giá trị, sức mạnh của sự đoàn kết.
Chuẩn bị:
Một sợi dây thừng dài 6m, có 3 nút làm dấu.
Kẻ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa hai đội.
Cách chơi:
Chia thành hai đội có số lượng bằng nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện
nhau. Hai đội cầm dây thừng, khi có khẩu lệnh “bắt đầu” thì hai đội kéo dây về phía
mình. Đội nào kéo nút trung điểm dây về chạm vạch ranh giới thì đội đó chiến
thắng.
Rồng rắn lên mây
Mục đích:
- Thích một số trò chơi dân gian.
- Nhận ra giá trị của trò chơi dân gian.
- Có tinh thần bảo vệ, nương tựa vào nhau.
Chuẩn bị:
Sân chơi, vẽ một vòng tròn to.
Cách chơi:
Số lượng từ 8 – 10 em, một em làm “thầy thuốc” đứng đối diện với người làm
“rồng rắn”. Các em khác túm đuôi áo nhau thành “rồng rắn”. “Rồng rắn” đi lượn
vòng vèo, vừa đi vừa đọc đồng dao:
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Có nhà hiển binh
Thầy thuốc có nhà không?
Đến câu cuối cùng thì dừng lại trước mặt “thầy thuốc”, “Rồng rắn” và “thầy
thuốc” đối thoại nhau:
- 11 -


Giáo dục kĩ năng sống


Lê Thanh Bình PP5

- Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu?
- Rồng rắn: Rồng rắn đi lấy thuốc cho con.
- Thầy thuốc: Con lên mấy?
- Rồng rắn: Con lên một.
- Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.
- Rồng rắn: Con lên hai.
- Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.
- Rồng rắn: Con lên ba.
- Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.
- Rồng rắn: Con lên bốn.
- Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.
- Rồng rắn: Con lên năm.
- Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.
- Rồng rắn: Con lên sáu.
- Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.
- Rồng rắn: Con lên bảy.
- Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.
- Rồng rắn: Con lên tám.
- Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.
- Rồng rắn: Con lên chín.
- Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.
- Rồng rắn: Con lên mười.
- Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon vậy, xin khúc đầu.
- Rồng rắn: Cùng xương, cùng xẩu.
- Thầy thuốc: Xin khúc giữa.
- Rồng rắn: Cùng màu cùng me.
- Thầy thuốc: Xin khúc đuôi.

- Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi.
“Thầy thuốc” đuổi bắt “rồng rắn”, em đứng đầu dang tay cản “thầy thuốc”.
“Thầy thuốc” tìm mọi cách để bắt được “khúc đuôi” (em cuối cùng). Nếu “thầy
thuốc” bắt được “khúc đuôi” thì “khúc đuôi” bị loại khỏi cuộc chơi. Trò chơi lại bắt
đầu cho đến khi “rồng rắn” chỉ còn 4 - 5 em thì dừng. Nếu “rồng rắn” bị đứt khúc
hoặc bị ngã cũng thua.
Chú ý: Khi đối thoại số tuổi tương ứng với số em chơi trong đội.
Bảo vệ cờ
Mục đích:
- Luyện cho học sinh có ý thức về công việc mình làm.
- Tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương.
Chuẩn bị:

- 12 -


Giáo dục kĩ năng sống

Lê Thanh Bình PP5

Sân chơi. Các em chơi đứng thành một vòng tròn. Điểm số theo chiều kim
đồng hồ từ 1 cho đến hết. Một em đứng giữa vòng để giữ cờ (cán cờ cao khoản
1.5m).
Cách chơi:
Em đứng giữa giữ cờ gọi bất kỳ một số thứ tự đã đếm, đồng thời buông tay
giữ cờ, chạy xa khỏi lá cờ. Em mang số thứ tự được gọi phải nhanh chóng chạy vào
để giữ cho cây cờ khỏi đổ. Nếu cờ không bị đổ thì thôi, còn cờ bị đổ thì em đó phải
lò cò xung quanh vòng tròn 1 vòng, sau đó lại giữ cờ và trò chơi tiếp tục từ đầu. Em
giữ cờ lúc trước về đứng vị trí bạn vào thay. Trò chơi tiếp diễn cho đến khi đa số các
em được bảo vệ cờ.

Đoán người
Mục đích:
Rèn cho học sinh óc suy đoán và tính phán đoán.
Chuẩn bị:
Sân chơi. Các em tham gia chơi đứng thành vòng tròn. Một em đứng giữa bị
bịt mắt.
Cách chơi:
Người quản trò chỉ một em nào đó, em này nhẹ nhàng đến bắt tay và nói thầm
một điều gì đó với em bịt mắt, sau đó về lại vị trí của mình. Em bị bịt mắt phải cố
đoán ra bạn vừa đến bắt tay mình. Nếu đoán đúng thì được cởi khăn và thay bạn đó.
Trò chơi lại tiếp tục khi đa số các em đều được bắt tay.
Chú ý: Chỉ được đoán 3 lần. Nếu quá lâu em bịt mắt không đoán ra được thì
bị phạt lò cò một vòng và thay bạn khác vào bịt mắt.
Làm động tác theo lệnh
Mục đích:
Luyện cho học sinh có óc suy xét và phán đoán
Chuẩn bị:
Sân chơi. Các em chơi đứng thành vòng tròn. Quản trò đứng giữa. Còi.
Cách chơi:
Quản trò vừa thổi còi vừa làm mẫu động tác thể dục tay không như: đưa tay
ngang, lên cao, đá chân, xoay đùi, … Các em làm theo lệnh của quản trò. Nhưng nếu
người quản trò vẫn làm động tác mà không thổi còi (không có hiệu lệnh) các em
không được làm theo. Em nào làm theo thì bị bắt phạt, múa, lò cò,… một vòng tròn.
* Dựa vào các hoạt động trên giáo viên có thể thiết kế thành nhiều hoạt động
giáo dục KNS khác, phù hợp để áp dụng đủ các tuần trong năm học cho lớp mình.

- 13 -


Giáo dục kĩ năng sống


Lê Thanh Bình PP5

III/ KẾT QUẢ VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
1. Kết quả đạt được
Sau khi áp dụng Giải pháp hữu ích “Giáo dục kĩ năng sống thông qua tiết
sinh hoạt tập thể” vào thực tế lớp học đã đạt được những kết quả cơ bản sau:
- Không còn những trường hợp gây gổ đánh nhau giữa các em học sinh, thay
vào đó là tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và trong
cuộc sống.
- Tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp: 100%
- Học sinh biết chào hỏi thầy cô, khách lạ: 100%
- Đi thưa về trình với ông bà cha mẹ anh chị trong gia đình: 81%
- Biết hỏi ý kiến người lớn trong mọi công việc: 94%
- Biết can ngăn bạn gây gổ; báo với thầy cô, người lớn khi bị đe dọa: 88%
- Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn trong mọi tình huống: 94%
- Học sinh của lớp mạnh dạn, tự tin tham gia nhiệt tình các hoạt động nhóm,
đóng vai, trò chơi, hoạt động ngoại khóa: 100%
- Lớp luôn được xếp vị nhất, nhì trong nhiều tuần liền. Tham gia sinh hoạt chủ
điểm: đạt giải nhất “Hội thi 9/01”, giải nhất “Chủ điểm 26/3”, giải nhì “Bóng đá”
cụm Phong Phú.
- Học lực cuối năm: Giỏi: 37.5 % Khá: 31.3% T.Bình: 31.2% Yếu: 0%
2. Khả năng phổ biến:
“Giáo dục kĩ năng sống thông qua tiết sinh hoạt tập thể cho học sinh lớp 5” là
đề tài hữu ích, dễ áp dụng và có hiệu ứng tốt. Có thể áp dụng cho học sinh lớp 3, 4, 5
vì đây là giai đoạn học sinh đang phát triển tư duy nhận thức và được lựa chọn áp
dụng cho các trường tiểu học.
Được sử dụng làm tài liệu thao khảo về lĩnh vực Giáo dục KNS trong các môn
học ở cấp Tiểu học.
Đề tài trên ngoài những hiệu quả cơ bản đã nêu, tuy nhiên vẫn còn một số hạn

chế nhỏ (thời gian, chuẩn bị đồ dùng) trong khi áp dụng. Kính mong các đồng
nghiệp nghiên cứu kĩ khi vận dụng sao cho phù hợp với tình hình thực tế của học
sinh lớp mình. Trân trọng cảm ơn.

- 14 -


Giáo dục kĩ năng sống

Lê Thanh Bình PP5

.

- 15 -



×