Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Câu hỏi và trả lời về các công cụ chủ yếu trong chính sách thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.85 KB, 20 trang )

Câu hỏi và trả lời về các công cụ chủ yếu
trong chính sách thương mại quốc tế
Câu 4: Các công cụ chủ yếu trong chính sách thương mại quốc tế. Cho ví dụ
minh hoạ.
Trả lời:
-KN: Chính sách thương mại quốc tế là hệ thống các chính sách, công cụ và biện
pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc
tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã định
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.
Để thực hiện các mục tiêu của chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia,
người ta sử dụng các công cụ chủ yếu sau: Công cụ thuế quan và công cụ phi thuế
quan.
1. Công cụ thuế quan
Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất hay nhập khẩu của
mỗi quốc gia.
Thuế quan bao gồm: Thuế quan xuất khẩu và thuế quan nhập khẩu
1.1 Thuế quan xuất khẩu
Thuế quan xuất khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu.
Thuế xuất khẩu hiện nay ít được các quốc gia áp dụng vì hiện nay cạnh tranh trên
thị trường quốc tế đang diễn ra quyết liệt, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
cạnh tranh mở rộng nên Nhà nước chỉ đánh thuế đối với một số mặt hàng có kim
ngạch lớn, mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia...
Tác động của thuế quan xuất khẩu:
Tác động tích cực:
- Thuế xuất khẩu làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước
- Thuế xuất khẩu làm hạn chế xuất khẩu quá mức những mặt hàng khai thác từ tài
nguyên thiên nhiên, gây mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, những
mặt hàng ảnh hưởng tới an ninh lương thực quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia.
Tác động tiêu cực:
- Thuế xuất khẩu tạo nên bất lợi cho khả năng xuất khẩu của quốc gia do nó làm
cho giá cả của hàng hoá bị đánh thuế vượt quá giá cả trong nước làm giảm sản


lượng hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt là đối với nước nhỏ.
- Thuế xuất khẩu làm giảm sản lượng xuất khẩu, điều này dẫn đến các nhà sản xuất
thu hẹp quy mô sản xuất dẫn đến tình trạng thật nghiệp gia tăng, ảnh hưởng đến
đời sống kinh tế xã hội.


- Một mức thuế xuất khẩu cao và duy trì quá lâu có thể làm lợi cho các đối thủ
cạnh tranh dựa trên cơ sở cạnh tranh về giá cả.
1.2 Thuế quan nhập khẩu
Thuế quan nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá nhập khẩu
Tác động của thuế quan nhập khẩu:
Tác động tích cực:
- Thuế quan nhập khẩu tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước mở rộng sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm do hàng nhập khẩu bị giảm bớt, tạo thêm công ăn việc làm
cho nâng cao đời sống xã hội
- Thuế nhập khẩu làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước
- Thuế nhập khẩu tạo điều kiện cho những ngành công nghiệp còn non trẻ, có khả
năng cạnh tranh còn yếu trên thị trường quốc tế phát triển
- Thuế quan nhập khẩu có thể điều chỉnh hàng hóa từ thị trường nước ngoài vào thị
trường trong nước
- Thuế nhập khẩu có tác động tác chính sách phân phối thu nhập giữa các tầng lớp
dân cư: từ người tiều dùng sản phẩm nội địa sang nhà sản xuất trong nước và
Chính phủ, Chính Phủ có thể sử dụng nguồn thu này để làm phúc lợi xã hội, tạo
điều kiện cho người nghèo có cuộc sống tốt hơn.
Tác động tiêu cực
- Thuế nhập khẩu làm cho giá trị hàng hoá trong nước cao vượt hơn mức giá nhập
khẩu và chính người tiêu dùng trong nước phải trang trải cho gánh nặng thuế này.
Điều đó đưa đến tình trạng giảm mức cầu của người tiêu dùng đối với hàng nhập
khẩu và làm hạn chế mức nhập khẩu thiệt hại lợi ích người tiêu dùng.
- Thuế quan nhập khẩu khuyến khích một số doanh nghiệp sản xuất không hiệu

quả trong nước gây tổn thất cho nhà sản xuất và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế - xã hội của quốc gia.
- Về lâu dài thuế quan nhập khẩu sẽ tạo ra những vấn đề buôn lậu, trốn thuế tạo ra
nền sản xuất nội địa kém hiệu quả, gây ảnh hưởng đến xấu đến đời sống xã hội.
Bên cạnh thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu còn có một số loại thuế quan đặc thù:
- Hạn ngạch thuế quan: là một biện pháp quản lý xuất nhập khẩu với 2 mức thuế
xuất nhập khẩu; hàng hoá trong hạn ngạch mức thuế quan thấp, hàng hoá ngoài hạn
ngạch chịu mức thuế quan cao hơn.
- Thuế đối kháng: là loại thuế đánh vào sản phẩm nhập khẩu để bù lại việc nhà sản
xuất xuất khẩu sản phẩm đó được Chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp.
- Thuế chống bán phá giá: : Là một loại thuế quan đặc biệt được áp dụng để ngăn
chặn, đối phó với hàng hoá nhập khẩu được bán phá giá vào thị trường nội địa tạo


ra sự cạnh tranh không lành mạnh.
Ngoài ra còn một số loại thuế khác như: Thuế tối huệ quốc, thuế phi tối huệ quốc,
thuế thời vụ...
2. Các công cụ phi thuế quan
2.1 Hạn ngạch
Hạn ngạch là việc hạn chế số lượng đối với một loại hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu
thông qua hình thức cấp giấy phép.
Phân loại: gồm hạn ngạch xuất khẩu và hạn ngạch nhập khẩu.
Hạn ngạch xuất khẩu quy định một lượng hàng hoá lớn nhất được phép xuất khẩu
trong một thời hạn nhất định
Hạn ngạch nhập khẩu quy định lượng hàng hoá lớn nhất được nhập khẩu vào một
thị trường nào đó trong 1 năm.
Hạn ngạch xuất khẩu thường ít được sử dụng, hạn ngạch nhập khẩu phổ biến hơn
và thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhập khẩu gây thiệt hại trong nước.
Tác động chung của hạn ngạch
- Chính phủ có thể kiểm soát chặt chẽ lượng hàng xuất nhập khẩu

- Chính phủ không có được nguồn thu như thuế nếu chính phủ không tổ chức bán
đấu giá hạn ngạch
- Hạn ngạch có thể dẫn đến độc quyền trong kinhdoanh dẫn đến các tiêu cực trong
tìm kiếm cơ hội để có được hạn ngạch
- Gây tốn kém trong quản lý hành chính, bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Tác động của hạn ngạch xuất khẩu:
Đối với nước xuất khẩu:
- Hạn ngạch xuất khẩu làm giảm lượng hàng xuất khẩu, làm giảm quy mô sản xuất
dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng, thu nhập người lao động giảm, ảnh hưởng
đến đời sống kinh tế xã hội.
- Hạn ngạch xuất khẩu làm giảm thu ngân sách của nhà nước
- Hạn ngạch xuất khẩu nhằm đảm bảo lượng cung hàng hoá cho thị trường trong
nước
- Tác động tới người tiêu dùng: Hạn ngạch xuất khẩu làm hạn chế sản lượng xuất
khẩu, cung hàng hoá tại thị trường trong nước sẽ tăng lên làm giá cả hàng hoá thị
trường trong nước giảm, tăng cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng.
Đối với nước nhập khẩu:
- Hạn ngạch xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu làm hạn chế hàng hoá từ nước ngoài
thâm nhập vào nước nhập khẩu, tạo điều kiện cho nhà sản xuất nước nhập khẩu mở
rộng quy mô, tạo việc làm, gia tăng thu nhập cho người lao động
- Đối với người tiêu dùng: Nó sẽ làm giảm lượng hàng nhập khẩu vào quốc gia


nhập khẩu sẽ làm hạn chế mức tiêu dùng đối với hàng nhập khẩu.
Tác động của hạn ngạch nhập khẩu
Đối với nước nhập khẩu:
- Hạn ngạch nhập khẩu làm cho giá hàng nhập nội địa tăng lên và tạo điều kiện cho
các nhà sản xuất trong nước mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm cho người lao
động
- Hạn ngạch nhập khẩu nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp còn non trẻ, chưa đủ

khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế phát triển
- Hạn ngạch nhập khẩu làm giảm lượng hàng nhập khẩu, dẫn tới lượng tiêu dùng
trong nước giảm làm giảm lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích ròng của xã hội do
cơ hôi lựa chọn ít hơn và mua với giá đắt hơn.
Đối với nước xuất khẩu
- Sản lượng sản xuất hàng hoá ở nước xuất khẩu cũng bị giảm do đó quy mô sản
xuất trong nước giảm làm gia tăng thất nghiệp, giảm thu nhập của người lao động
- Lượng cung hàng hoá bị áp dụng hạn ngạch sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho người
tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn, và giá hàng hoá có thể giảm xuống gia tăng lợi
ích của người tiêu dùng.
2.2 Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
Tiêu chuẩn kỹ thuật là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh
phòng dịch, tiêu chuẩn đo lường, quy định về an toàn lao động, bao bì đóng gói
cũng như các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái, quy định một tỷ lệ nguyên
vật liệu nhất định trong nước để sản xuất một loại hàng hoá nào đó.
Những quy định này xuất phát từ các đòi hỏi thực tế của đời sống xã hội nhằm bảo
vệ lợi ích của người tiêu dùng và phản ánh trình độ phát triển đạt được của văn
minh nhân loại.
Về mặt kinh tế những quy định này có tác dụng có tác dụng bảo hộ đối với thị
trường trong nước, hạn chế và làm méo mó dòng vận động của hàng hoá trên thị
trường quốc tế
Tiêu chuẩn kỹ thuật có thể là cản trở xuất nhập khẩu vì mỗi quốc gia có thể có
những tiêu chuẩn kỹ thuật riêng, nhiều quốc gia đã áp dụng để hạn chế nhập khẩu,
đặc biệt là các nước phát triển
2.3 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Là hình thức quốc gia nhập khẩu đòi quốc gia
xuất khẩu hạn chế xuất khẩu một cách tự nguyên nếu không sẽ bị trả đũa.
Thực chất đây là cuộc thương lượng mậu dịch giữa các bên để hạn chế bớt sự xâm
nhập của hàng ngoại tạo công ăn việc làm trong nước
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện mang tính miễn cưỡng được áp dụng cho các quốc
gia có khối lượng xuất khẩu quá lớn ở một mặt hàng nào đó.



2.4 Trợ cấp xuất khẩu
Trợ cấp xuất khẩu là một hình thức trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp
đối với xuất khẩu trong nước hoặc cho vay ưu đãi với bạn hàng nước ngoài để mua
sản phẩm của mình
Trợ cấp xuất khẩu làm tăng sản lượng xuất khẩu, giảm cung thị trường nội địa dẫn
đến lợi ích người tiêu dùng bị giảm
Trợ cấp xuất khẩu dẫn đến chi phí ròng xã hội tăng lên do sản xuất thêm sản phẩm
xuất khẩu kém hiệu quả.
Ngoài các biện pháp trên chính phủ còn sử dụng biện pháp cấm xuất khẩu- nhập
khẩu; cấp giấy phép xuất nhập khẩu và một số biện pháp khác để thực hiện mục
tiêu của mình.
VD: Việt Nam áp dụng hạn ngạch để thực hiện mục tiêu trong chính sách thương
mại quốc tế:
Năm 1999, Việt Nam áp dụng hạn ngạch đối với 17 mặt hàng
Năm 2000...............................................................9 mặt hàng
Năm 2002...............................................................7 mặt hàng
Đến nay...................................................................2 mặt hàng: dầu mỏ và đường
Câu 5 (CSKTĐN): Các công cụ chủ yếu trong chính sách Đầu tư quốc tế. Cho
ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
Chính sách đầu tư quốc tế là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và
biện pháp thích hợp mà một Nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động đầu tư
quốc tế nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế
đối ngoại của quốc gia đó trong những khoảng thời gian nhất định.
Để khuyến khích và hạn chế đầu tư, các quốc gia thường sử dụng các công cụ rất
đa dạng, bao gồm các công cụ tài chính và phi tài chính.
- Các công cụ tài chính:
+ Các khuyến khích về thuế, ví dụ: các doanh nghiệp thuộc các địa bàn đặc biệt

(Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao…) được ưu đãi về thuế
doanh thu, thuế thu nhập; hoặc miễn giảm thuế xuất - nhập khẩu để khuyến khích
sản xuất đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Hoàn trả thuế lợi tức: khi lợi nhuận được sử dụng để tái đầu tư, nhà đầu tư nước
ngoài được hoàn trả một phần hay toàn bộ thuế lợi tức đã nộp.
+ Thuế chuyển lợi nhuận về nước: thông thường vốn trả nợ cho nước ngoài không
phải chịu thuế, song khoản vay mượn này phải được kê khai trong hồ sơ dự án đầu


tư khi xin giấy phép. Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài thường bị đánh thuế ở một
mức độ nào đó.
+ Thuế thu nhập cá nhân: thuế này được đánh vào những người có thu nhập cao
làm việc trong các dự án đầu tư nước ngoài.
- Các công cụ phi tài chính:
+ Quyền sử dụng đất: Luật không cho phép hoặc cho phép người nước ngoài được
quyền sử dụng đất, hoặc cho thuê đất với một thời hạn nhất định.
+ Quy định về thời gian thực hiện dự án
+ Quy định về ngành – lĩnh vực đầu tư: Những ngành – lĩnh vực mà các nhà đầu tư
nước ngoài được đầu tư tự do, những ngành - lĩnh vực đòi hỏi một số điều kiện
nhất định và những ngành – lĩnh vực được khuyến khích đầu tư.
+ Quy định về hình thức đầu tư: Liên doanh, 100% vốn nước ngoài, BOT, BTO,
BT…
+ Quy định về hình thức và tỷ lệ góp vốn: Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn
dưới các hình thức khác nhau: tiền mặt, máy móc, quyền sở hữu công nghiệp…
+ Quy định liên quan tới sự chuyển vổn ra nước ngoài: Sau khi đóng thuế đầy đủ,
các nhà đầu tư nước ngoài có thể chuyển về nước các khoản như lợi nhuận, giá trị
chuyển nhượng các dịch vụ, gốc và lãi các khoản nợ…
+ Quy định liên quan đến lao động: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
được phép tự do tuyển dụng lao động hay không và phải tôn trọng các nguyên tắc
nào trong mối quan hệ chủ - thợ.

+ Thủ tục thẩm định các dự án đầu tư: Quy định các cấp có thẩm quyền, nội dung
thẩm định, ý kiến các ban ngành liên quan…
+ Quy định về quyền sở hữu trí tuệ: Sự đảm bảo quyền sở hữu về sáng chế, nhãn
hiệu thương mại…
Câu 6 (CSKTĐN): Các nguyên tắc và xu hướng cơ bản chi phối chính sách
KTĐN của mỗi quốc gia. Xu hướng chủ đạo hiện nay là gì và giải thích tại
sao?
Trả lời:
* Các nguyên tắc:
1. Nguyên tắc có đi có lại (nguyên tắc tương hỗ): trong mối quan hệ kinh tế quốc
tế, các bên dành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng trên cơ sở tương xứng
nhau.
2. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (ngang bằng dân tộc): đây là chế độ mà một nước
dành cho tự nhiên nhân và pháp nhân nước ngoài trên lãnh thổ mình một sự đối xử
ngang bằng như đối với tự nhiên nhân và pháp nhân của chính nước mình.


3. Nguyên tắc tối huệ quốc: các bên tham gia trong quan hệ buôn bán quốc tế sẽ
dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những ưu đãi mà mình đã,
đang và sẽ dành cho các nước khác.
* Các xu hướng:
1. Xu hướng tự do hoá thương mại
(Khái niệm)
Tự do hoá thương mại là quá trình chính phủ các quốc gia thực hiện việc cắt giảm
quá trình áp dụng các công cụ thuế quan và phi thuế quan, tiến tới áp dụng tiêu
chuẩn chung thống nhất đối với các biện pháp quy định tiêu chuẩn kỹ thuật để điều
tiết các hoạt động thương mại quốc tế.
(Mục tiêu)
Tự do hoá thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế phát triển,
đảm bảo mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu nhằm khai thác tối đa các lợi thế quốc gia

trong quá trình sản xuất và trao đổi thương mại.
(Cơ sở xuất phát)
Xu hướng tự do hoá thương mại bắt nguồn từ quá trình quốc tế hoá đời sống kinh
tế thế giới với những cấp độ là toàn cầu hoá và khu vực hoá, lực lượng sản xuất
phát triển vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia, sự phân công lao động quốc tế
phát triển cả về bề rộng và bề sâu. Điều này đòi hỏi các quốc gia phải thực hiện
tiến trình mở cửa kinh tế, tăng cường các mối quan hệ giao lưu và hợp tác, trước
hết là trong lĩnh vực thương mại, dựa trên cơ sở ký kết các hiệp định song phương
và đa phương.
Bên cạnh đó, xu hướng phát triển mô hình thị trường mở cửa ở hầu hết các quốc
gia trên thế giới buộc các nước phải mở cửa nhằm tăng cường lợi ích thông qua tạo
điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng hoá phát triển, khai thác lợi thế nguồn lực,
đồng thời đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng trong nước thông qua việc nới
lỏng các biện pháp hạn chế nhập khẩu.
Ngoài ra, sự phát triển về quy mô và phạm vi hoạt động của các công ty đa quốc
gia và các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới cũng là một cơ sở để thực hiện điều
chỉnh CSTMQT của các quốc gia theo xu hướng tự do hoá, đặc biệt là đối với các
nước đang và chậm phát triển.
(Nội dung)
Nội dung của xu hướng này là nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng
bước giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế quan và áp dụng theo các
chuẩn mực chung thống nhất các công cụ phi thuế quan như hạn ngạch, thủ tục
hành chính, quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chính sách chống bán phá giá, chống
độc quyền và trợ cấp xuất khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động


TMQT phát triển, đặc biệt là thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng nhập khẩu nhằm tăng
cường lợi ích cho quốc gia và đảm bảo nguyên tắc có đi có lại với các nước đối tác.
(Các biện pháp)
Tự do hoá thương mại được thực hiện thông qua việc xây dựng một lộ trình phù

hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, đáp ứng được các cam kết với
các nước đối tác và quy định của các tổ chức thương mại quốc tế. Điều này được
thực hiện trên cơ sở các thoả thuận song phương và đa phương giữa các quốc gia
nhằm nới lỏng dần các công cụ bảo hộ mậu dịch đã và đang tồn tại trong quan hệ
thương mại quốc tế. Việc hình thành các liên kết quốc tế và tổ chức kinh tế quốc tế
tạo điều kiện thuận lợi cho tự do hoá thương mại, trước hết là trong khuôn khổ các
tổ chức đó.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần xác định phương hướng và triển khai hoàn thiện hệ
thống pháp luật, chính sách phù hợp theo thông lệ quốc tế và đảm bảo tính minh
bạch dựa trên yêu cầu về tiến trình tự do hoá và hội nhập. Thông tin về tự do hoá
thương mại và hội nhập cần được tuyên truyền đến toàn bộ các tổ chức kinh tế
trong nước để làm cơ sở cho việc điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh một
cách phù hợp và có hiệu quả.
Các ngành, các lĩnh vực cần được khảo sát thực tế để xác định khả năng cạnh tranh
và điều kiện phát triển của các tổ chức trong nước. Từ đó Nhà nước đưa ra định
hướng phát triển và các biện pháp hỗ trợ phù hợp về tổ chức, điều kiện sản xuất
kinh doanh, xác định mô hình và lĩnh vực hoạt động... nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho các tổ chức kinh tế đó duy trì và nâng cao được sức cạnh tranh trong điều kiện
hội nhập.
2. Xu hướng bảo hộ mậu dịch
(Khái niệm)
Bảo hộ mậu dịch là quá trình chính phủ một quốc gia tiến hành xây dựng và áp
dụng các công cụ và biện pháp nhằm giảm bớt sức ép cạnh tranh giữa các hàng hoá
được sản xuất trong nước và các hàng hoá nhập khẩu.
(Mục tiêu)
Bảo hộ mậu dịch được thực hiện nhằm đảm bảo lợi ích và chủ quyền độc lập cho
các quốc gia, trước hết là về mặt kinh tế trong quá trình phát triển. Trong điều kiện
hội nhập, một số ngành quan trọng và non trẻ cần có sự bảo vệ và tạo điều kiện để
nâng cao khả năng cạnh tranh. Đó là những ngành có ảnh hưởng lớn đến an ninh
quốc gia, hoặc có tiềm năng phát triển, đem lại lợi ích cho quốc gia và khai thác tốt

lợi thế so sánh của quốc gia.
Bên cạnh đó, việc thực hiện bảo hộ mậu dịch còn làm tăng nguồn thu Ngân sách
quốc gia, thực hiện quá trình phân phối lại giữa cá nhóm người trong xã hội, và


góp phần thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề thất nghiệp trong nước thông qua
bảo hộ các ngành sản xuất trong nước.
(Cơ sở xuất phát)
Xu hướng bảo hộ mậu dịch xuất phát từ điều kiện sản xuất, điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển của quốc gia. Chính phủ áp dụng chính sách
bảo hộ mậu dịch, hạn chế nhập khẩu nhằm giảm bớt áp lực cạnh tranh cho các
ngành sản xuất trong nước.
Cơ sở khác của xu hướng này là nguyên nhân về mặt lịch sử trong quan hệ phát
triển, hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Một số chính phủ vẫn duy trì chính sách
bảo hộ mậu dịch đối với một hoặc một số loại hàng hoá nhất định đối với từng đối
tác cụ thể.
(Nội dung)
Nội dung của xu hướng này là Chính phủ tiến hành xây dựng hệ thống các công cụ
và biện pháp để hạn chế nhập khẩu phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
và với xu thế chung của quá trình hội nhập. Việc tiến hành triển khai thực hiện các
công cụ và biện pháp này đòi hỏi tính đồng bộ, thống nhất và đảm bảo tính hiệu
lực và hiệu quả trong việc bảo vệ sự tồn tại và phát triển ngành sản xuất trong
nước.
(Các biện pháp)
Nhằm thực hiện bảo hộ mậu dịch, Nhà nước công bố hệ thống các công cụ, biện
pháp và mức độ áp dụng trong việc hạn chế nhập khẩu một cách cụ thể; phổ biến
đầy đủ quy hoạch tổng thể và chi tiết về danh mục các ngành theo thứ tự ưu tiên.
Đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất được boả hộ, Nhà nước tiến hành
tư vấn các vấn đề như lựa chọn đầu vào sản xuất, lựa chọn phát triển thị trường…
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo cho các ngành này phát triển trong

điều kiện mức độ bảo hộ giảm dần.
Đồng thời với việc thực hiện các biện pháp trên, Nhà nước cần xây dựng một lộ
trình cụ thể, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, nhất quán về mặt thời gian trong
việc thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch.
*) Mối quan hệ giữa 2 xu hướng chủ đạo
Giữa xu hướng tự do hoá thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch có mối quan
hệ chặt chẽ. Về mặt nguyên tắc, hai xu hướng này đối nghịch nhau vì chúng gây
nên tác động ngược chiều nhau đối với hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên,
chúng không bài trừ nhau mà trái lại thống nhất với nhau, song song tồn tại và
được sử dụng kết hợp với nhau. Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển và các điều kiện,
đặc điểm cụ thể mà các quốc gia kết hợp hai xu hướng trên với những mức độ khác
nhau ở từng lĩnh vực trong hoạt động thương mại quốc tế. Hai xu hướng này là hai


mặt nương tựa nhau và làm tiền đề cho nhau.
3. Các xu hướng khác
o Xu hướng bùng nổ cách mạng khoa học – công nghệ đưa tới sự tăng trưởng đột
biến và sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia.
o Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới trên hai cấp độ toàng cầu hoá và
khu vực hoá đưa tới yêu cầu khách quan của việc hình thành các liên kết kinh tế và
các tổ chức kinh tế có tính chất khu vực và tính chất toàn cầu.
o Xu hướng chuyển sang kinh tế thị trường trên quy mô toàn cầu với sự phát triển
các mối quan hệ kinh tế quốc tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
o Xu hướng phát triển mạnh mẽ các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia làm
thay đổi cơ cấu tổ chức sản xuất cũng như phương thức quản lý có ảnh hưởng tới
quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước.
o Xu hướng phát triển mạnh các loại hình đầu tư quốc tế, sự thay thế của đầu tư
quốc tế cho các quan hệ thuần tuý thương mại thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế
phát triển.
o Sự hình thành và phát triển thị trường tài chính - tiền tệ toàn cầu không những

tạo tiền đề mà còn thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển lên một trình độ
cao hơn về chất.
Câu7: Những nội dung chủ yếu trong chính sách TMQT của Sing và những
bài học rút ra đối với việc hoạch định chính sách TMQT của VN.
1) thoi ky 1965-1990:
-thuc hien chinh sach tm tu do nham to dieu kien thuan loi cho cac hoat dong xk
hang hoa va dv
-cac bien phap khuyen khich xk
+mien giam thue doi voi cac DN tham gia haot dong sx xk,VD: cty binh thg thue la
40%,cty co doanh thu xk tren 100.000USD 1nam thi thue la 4%
+uu dai tin dung xk va ho tro bao hiem xk,VD:phi bao hiem xk tu 0,5%-1% gia tri
lo hang con lai nn’ bu lo
+nn’ ho tro tai chinh de nang cao cnghe sx fuc vu thong qua uu dai ve tgian , muc
lsuat cho vay.
+xay dung to chuc ho tro xk : cuc xuc tien tm dc thanh lap nam1983 dong vai tro
trung gian giua cac DN,cty voi nn’, dong thoi cung cap dv, thong tin ve thi truong
nn` .
+cty tham gia hoat dong xnk nhan dc su ho tro dao tao tai trung tam day nghe,cac


trg ĐH cung nhu dao tao truc tiep vua hoc vua lam.
-thi hanh chinh sach tu do hoa nk bang bfap cat bo dan thue quan doi voi cac hang
hoa nk .VD:so mat hang bao ho giam xuong:79 mat hang(1975),xoa bo mat hang
dc bao ho (1980)
-bien phap AD chu yeu:kiem soat hang hoa bang tieu chuan ky thuat
-trong qhe hop tac voi nn`:chinh sach toan dien,uu tien hang dau qhe Mi,cac nc CN
ptr nhu Tay Au, Nhat Ban.Kim ngach xk sang cac nc nay chiem 50% tong xk,luon
thang du ve tm, xk hang hoa co gia tri cao.
2) 91 – nay:
-tiep tuc thuc hien cs tu do hoa tm bang nhieu cs thong qua cac bphap don

phuong,da phuong hay mang tinh khu vuc khac nhau.
-bphap
+ve bien phap don phuong thi cs mat hang da co su thay doi, dieu chinh so voi giai
doan trc.do la chuyen sang tap trung sx cac mat hang CNo che tao de xk,chu yeu la
cac sp do CNo,dtu va dien lanh.
+ve bphap da phuong: tiep tuc cung co va duy tri ban hang truyen thong:Mi,Tay
au,NB va cac nc thanh vien Asean;ky ket cac hiep dinh tu do tm nhu hiep dinh voi
Newzeland,Mehico,Mi,Uc,NB(4-02);ki let hiep dinh tm NB-Sing(1-02): hiep dinh
dau tien giua NB voi 1 nc o DNA.Hiep dinh tm giua Sing-Mi la 1 hiep dinh danh
dau Mi da ki ket, tham gia 1 thoa thuan thg mai tu do voi 1 nc khu vuc chau
A.thanh lap khu mau dich tu do,Asean,NB,TQ,HQ.
+ve bphap mang tinh khu vuc: cai thien, mo rong,tang cuong hop tac voi cac doi
tac o chau A,dac biet la TQ+Asean.TQ hien nay la 1 trong nhung doi tac tm hang
dau cua sing;tich cuc quan he voi cac nc la thanh vien cua asean;tich cuc tham gia
vao cac to chuc qt trong khu vuc va tren tg de tung boc nang cao vai tro va vi the
cua quoc gia minh.VD:sing la nc duy nhat o DNA ung ho qun diem Mi-NB:tu do
tm dvu mau dich o cac nc trong Apec,sing sang kien mo rong Asean thanh 10 nc
chu ko phai 6 nc .

Liên hệ các chính sách thương mại quốc tế của Singapo với Việt Nam
Mỗi nước có những nét đăc trưng và vị thế riêng trong nền kinh tế thế giới. Do đó
chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách thương mại quốc tế nói riêng
được xây dựng ở các nước lại có những đặc trưng riêng, được xây dựng cho phuf
hợp với hoàn cảnh từng nước trong từng thời kỳ nhất định. Tuy nhiên việc vận


dụng sáng tạo những kinh nghiệm thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại ở một số
nước là một vần đề hết sức quan trọng. Đối với Việt Nam, có thể có một số kinh
nghiệm có thể rút ra và phù hợp với thực tiễn như sau:
* Chính sách thay thế nhập khẩu:

Chính sách này thường được thực hiện thông qua chính sách hỗ trợ, khuyến khích
sản xuất trong nước, chẳng hạn như: Áp dụng chính sách thuế suất hay hạn ngạch
đối với một số những ngành sản xuất còn non trẻ. Áp dụng chính sách đầu tư, tín
dụng ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế nhập khẩu. Đây là
chính sách thương mại hướng nội, chủ yếu khai thác các nguồn lựcẩtong nước để
phát triển nên hầu hết được áp dụng ở các nước để phát triển trong thời kỳ đầu.
Tuy nhiên, chính sách này chỉ mang tính ngắn hạn, còn về lâu về dài thì không.
Nguyên nhân nằm ở viêc khan hiếm nguồn tài nguyên, sự khan hiếm yếu tố cung
cũng như cầu cho nên không thể có nước nào chỉ có thể phát triển bằng nguồn lực
tự có
* Chính sách thúc đẩy xuất khẩu
Mô hình chính sách thúc đẩy xuất khẩu là mô hình thành công tại nhiều nước NIEs
và đặc biệt là Singapo. Để có được những thành tựu vượt bậc về tăng trưởng, xuất
khẩu ở các nước NIEs cần phải kể đến sự kết hợp rất tốt giữa chính phủ, các cơ
quan nghiên cứu, các công ty và các nhà kinh doanh. Hoạt động đó thông qua các
tổ chức trung gian như Cục phát triển thương mại, singapo, xúc tiến các liên minh
chiến lược với các bạn hang quốc tế - Singapo. Đó là sự phối hợp thống nhất và
toàn diện trong và ngoài nước. Khuyến khích không chỉ bó hẹp trong phạm vi các
chính sách ưu đãi về vốn, thuế, tín dụng mà bao gồm cả sự điều hành và can thiệp
của Chính phủ. Chính phủ còn cần phải chi cho sự thâm nhập thị trường, đào tạo
cán bộ, tuyên truyền cổ động, tổ chức các cuộc triển lãm tạo chỗ đứng cho hàng
hoá nước mình trên thị trường
* Chính sách tự do hoá thương mại.
Mô hình chính sách thương mại quốc tế dạng này chỉ có thể áp dụng thành công ở
những nước có nền kinh tế phát triển đến trình độ khá cao, ít chịu biến động bất
thường của môi trường bên ngoài. Đồng thời, đây cũng phải là những quốc gia có
hệ thống thị thị trường phát triển. Ngược lại, đối với các nước kém phát triển, việc
áp dụng mạnh mẽ chính sách tự do hoá thương mại ( giảm tối đa vai trò quản lý,
kiểm soát của Nhà nước ) thường dẫn đến tình trạng tài nguyên bị cạn kiệt, thiếu
nguồn lực cho sản xuất trong nước ( do khai thác thái quá để xuất khẩu hoặc nợ

nước ngoài gia tăng ( do phải chi tiêu những khoản ngoại tệ quá lớn cho nhập
khẩu, vượt quá khả năng của nền kinh tế ) .
Cho đến nay, có thể thấy, Hồng Kông và Singapo là hai nước rất điển hình trong


việc thực hiện thành công tự do hoá thương mại. Riêng đối với Singapo, ngay từ
giai đoạn ban đầu của công nghiệp hoá, chính sách thương mại của nước này đã
mang tính tự do hoá. Phương châm chỉ đạo trong chính sách thương mại quốc tế
của Singapo là tăng cường nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu ( tái xuất khẩu ).
Chính phủ Singapo hướng tới xây dựng 1 hệ thống luật phát gắn liền với luật pháp
quốc tế. Cho phép hình thành các thể chế công ty hoạt động theo luật định. Tham
gia các hiệp định buôn bán và thuế quan quốc tê, tạo môi trường kinh doanh thuận
lợi cho hoạt động các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm với hệ thống thuế
khoá đơn giản, không có sự kiểm soát ngoại tệ. Xây dựng các khu công nghiệp,
dịch vụ cho các nhà sản xuất nước ngoài. Bên cạnh đó, chính phủ Singapo có tham
gia trực tiếp vào một số hoạt động đó là: phe duyệt kế hoạch thương mại quốc tế,
phê duyệt kế hoạch về dầu thô và sản phẩm dầu, định hướng kế hoạch trao đổi
hàng hóa, vấn đề đào tạo các nhà kinh doanh quốc tế.

Câu8: Những nội dung chủ yếu trong chính sách ĐTQT của Sing và những
bài học rút ra đối với việc hoạch định chính sách TMQT của VN.
1) thoi ky 1965-1990:
-CP thực hiện khuyến khích thu hút vốn FDI nhằm phục vụ cho mục đích đẩy
mạnh xk
-biện pháp khuyến khích đầu tư:
+CP xây dựng cac nganh ,linh vuc thu hut von dau tu nuoc ngoài, dac biet uu tien
linh vuc nghien cuu, phát triển các ngành sử dụng công nghệ nguồn tu Mi,Tay
Au,NB
+miễn thuế bản quyền, bằng fát minh sáng chế từ bên ngoài vào.Mien thue dau tu
dao tao tay nghe,nang cap công nghe

+cho cac nha dau tu nước ngoài dc quyen so huu 100% von cua minh trong cac du
an dau tu, tu do chuyen loi nhuan ve nc,dc tuyen dung lao dong o nn`,nha dau tu dc
mien thue khi vay von nn`,nhung doanh nghiep nn` neu bi thua lo ko phai nop thue
cuoc phi ve sx trong 3 nam va co the keo dai thoi han mien thue neu lien tiep lam
an thua lo,neu mo rong sx se dc giam phan thue
+to chuc xuc tien dau tu nn` giup cac nha dau tu nn` hoan tat thu tuc phap ly de
nhan giay phep dau tu.thao go tranh chap doi voi ng dan nc so tai, dong thoi la cau
noi de ho tiep can voi co quan ql nn’ mot cach nhanh chong
+su ho tro trong viec dao tao nguon nhan luc va dau tu xd CSHT la 1 trong nhung


bphap quan trong gop phan lam tang tinh hap dan moi truong dau tu nn` cua sing
Tom lai: cac cs ktdn cua sing trong thoi ky nay da tao nen 1 nen tang kt-xh vung
chac gpo phan tao nen su thang cong ve ptr kt cua sing
2) 91- nay:
-CP da ap dung hang loat nhung uu dai voi dau tu nn`
+noi long hon nua quyen so huu cua ng nn`
+mo cua doi voi khu vuc tai chinh va ngan hang
+quy dinh nhung uu dai rieng cho nhung du an co von dau tu lon,sp co chat luong
cao
+uu dai ve thue cho cac DN dtu ra nn`
+xd cac quy ho tro dtu nn` giup cho cac DN vua va nho, giup cho cac cty phat
hanh co phieu tren thi trg
+thanh lap uy ban xuc tien dau tu ra nn`(1-93)
+xd cac clb dtu ra nn`
+mo cac lop dao tao huan luyen phuc vu dau tu ra nn`
-CP van tiep tuc su dung cac bphap dau tu ra nn` va trong nc thong qua cac cong cu
thue.
Tom lai:chien lc CNo hoa hướng tới xk va khuyen khich đtư nn` tao ra 1 bước
ngoat trong ptriển ktế cua Sing.


Câu 9: Nội dung chủ yếu của chính sách TMQT của HongKong và những bài
học rút ra với việc hoạch định chính sách TMQT của Việt Nam.
Trả lời:
1, Chính sách TMQT của HongKong
1.1,Tổng quan chung về HKong
- Trung Quốc theo thoả thuận Trung Quốc- Anh: Trung Quốc áp dung 1 quốc gia 2
chế độ đối với HK, coi HK là đặc khu hành chính của TQ, vẫn giữ nguyên CNTB
ở HK trong 50 năm nữa kể từ 1995.
- HK được trao trả TQ vào 1.1.1997.
- Các chính sách KT, VH, LP, tiền tệ…được tự do quyết định nhưng riêng về quốc
phòng, mgoại giao do chính quyền trung ương Trung Quốc nắm giữ.
- Diện tích:1103 km2.
- Vị trí địa lý: nằm trong giao điểm quan trọng của các tuyến đường TMQT.
- Điều kiện tự nhiên: phần lớn là núi non, hải đảo, 200 hòn đảo lớn nhỏ bao bọc
xung quanh. Đất đai kém mầu mỡ, khoảng 9% diện tích đất có thể canh tác
được àchủ yếu phải nhập khẩu 100% lương thực thực phẩm từ ngoài. Gần như


không có tài nguyên hầm mỏ, nguồn năng lượng nhập khẩu 100%, không có nước
ngọt, lấy chủ yếu ở lục địa TQ.
- Khí hậu:cận nhiệt đới lạnh, khô vào mùa đông, ít khi < 10độ C.
- Dân số: 6.943.000 người(2005), xếp thứ 97/200 quốc gia, 98% là người hoa.
- Ngôn ngữ: tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, Hoa.
- Kinh tế: được coi là 1 nền KT tự do nhất thế giới, không có sự phân biệt đối xử.
Ngôi vị này giữ trong 12 năm liền.
+ là trung tâm quốc tế về tài chính-thương mại.
+ Tổng GDP = 227 tỷ $(xếp thứ 40)
GDP/người (2005) = 32.294 $/ người(xếp thứ 11).
Tốc độ tăng trưởng của GDP:6%/năm(2005)

Lạm phát(2005)= 1%
- Thương mại: là 1 quốc gia có nền KT thương mại đứng thứ 8 trên thế giới. Là đối
tác lớn nhất của Mỹ, TQ, Nhật Bản. Là 1 thị trường chung chuyển hàng hoá, mỗi
năm xuất khẩu 200 tỷ $, nhập khẩu 200 tỷ $.
+ Là thị trường tái xuất: chủ yếu TQ, Mỹ, EU, NB. 80% hàng hoá vào HK được tái
xuất đi nước thứ 3. Mạng lưới tiêu thụ hàng hoá, khách hàng của HK nằm trải dài
khắp các quốc gia trên thế giới.
+ 300 dòng hàng of HK xuất khẩu vào TQ áp dụng mức thuế = 0.
+ HK đứng đầu danh sách10 cảng container đứng đầu thế giới(HK, Singapor,
Thượng Hải…)
+ Các lĩnh vực liên quan đến hàng hải:tài chính, bảo hiểm, dịch vụ pháp lý hàng
hải cũng đang tập trung tại trung tâm hàng hải lớn HK, Singapore, Thượng Hải.
- HK được xếp vào nhóm các nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới.
- Đầu tư: HK nằm trong danh sách 10 nước tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới
- Quan hệ với Việt Nam: HK là 1 trong 10 thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam,
là đối tác đầu tư quan trọng của VN.
1.2, Chính sách TMQT of HK
Với những đặc điểm về kinh tế, thương mại, điều kiện tự nhiên… trên, HK đã có
những chính sách TMQT cơ bản trong thời gian vừa qua như sau:
1.2.1, Giai đoạn 1950-60:
- Ngay từ những năm 50, HK đã thực hiện chiến lược Công nghiệp hoá hướng về
xuất khẩu, sớm hơn 1 thập kỷ so với các nước NIES khác như Đài Loan, Hàn
Quốc.
- Tập trung phát triển ngành công nghiệp dệt, may mặc, cần nhiều lao động để sản
xuất, gia công xuất khẩu. Hướng vào thị trường chủ yếu: Mỹ, Anh, Úc, Tây Đức, 1
số nước Đông Nam Á.


- Chú trọng phát triển 1 số ngành dân dụng khác:dụng cụ nhà bếp, hoa nhựa, đồ
chơi = nhựa…

- Cuối thập kỷ 60, HK bắt đầu tập trung sản xuất, xuất khẩu nhiều sản phẩm điện
tử:Radio, điện thoại, máy thu hình,.
- Chính phủ thực hiện chính sách tự do kinh doanh, áp dụng mức thuế rất thấp,
không can thiệp vào các hoạt động kinh doanh, kinh tế.
- Trong thời kỳ này áp dụng hệ thống thương mại tự do gắn giá cả trong nước với
giá cả quốc tế.
à Cuối những năm 60, HK đã trở thành 1 trung tâm lớn về xuất khẩu hàng may
mặc sẵn, đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu đồ chơi. Tốc độ phát triển kinh tế 910%.
1.2.2, Giai đoạn 1970s
- Về cơ bản vần tiếp tục chiến lược Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, thực
hiện đa dạng hoá công nghiệp, phát triển mạnh 1 số ngàh công nghiệp điện tử, hoá
chất, chất dẻo, đồng hồ, thực phẩm, đồ gỗ, đồ dùng gia đình, cơ khí.
à Chuyển cơ cấu xuất khẩu hàng hoá từ sử dụng nhiều lao động cho đến hàng hoá
sử dụng vốn lớn, công nghệ.
- Chính phủ tổ chức phân phối Quota xuất khẩu theo hiệp định dệt may cho nhiều
công ty khác nhau trong ngành dệt.
- Thành lập hàng loạt trung tâm thông tin, uỷ ban phát triển thương mại, thực hiện
các chương trình đào tạo, dịch vụ tư vấn phục vụ cho hoạt động TMQT.
Kết quả: tổng kim ngạch xuất khẩu của HK phát triển lên nhanh chóng thứ 13 thế
giới(1984), tỷ trọng công nghiệp/ GDP trên 30%(trong suốt thập kỷ 70).
1.2.3, Giai đoạn 1980 đến nay:
- Cạnh tranh gay gắt những sản phẩm cùng loại với các nước Asean, Trung Quốc,
cùng với sự phát triển khoa học công nghệ mạnh mẽ đã tác động đến nhiều quốc
gia, nhiều nước áp dụng bảo hộ mậu dịch đã buộc HK phải thay đổi chính sách
thương mại của mình.
- Cuối 1978, TQ mở cửa kinh tế, 1980s hàng hoá TQ xâm nhập thị trường thế giới.
à Đứng trước những thay đổi của thị trường, HK đã áp dụng chính sách TMQT
trong giai đoạn này như sau:
- Vẫn tiếp tục thực hiện chính sách công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu,tiếp tục
đầu tư mạnh hơn nữa vào công nghiệp: dệt, may mặc, đồng hồ, radio, đồ chơi…

trên cơ sở áp dụng công nghệ mới.
- Đầu tư lớn vào 1 số ngành công nghiệp hiện đại: công nghiệp chế tạo máy tính,
điện tử, các công nghiệp chế tạo sợi tổng hợp, cơ khí chính xác…áp dụng quy chế
tự do hoá tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động TMQT không những


of HK mà còn of những nước trong vùng, trên thế giới.
- Quan hệ đối ngoại: sau khi TQ mở cửa nền KTà HK tăng cường thiết lập mối
quan hệ với TQ. Bên cạnh những đối tác lớn Mỹ, Anh, Newzealand, Nhật Bản, Tây
âu…
à Tóm lại,xét trên phương diện tổng thể, HK là 1 nền kinh tế tự do nhất thế giới(là
năm thứ 12 liên tiếp HK đạt được danh hiệu này), tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động kinh tế đối ngoại của HK phát triển.
2, Những bài học rút ra đối với việc hoạch định chính sách TMQT của Việt Nam
Với những chính sách TMQT của mình, HK đã đạt được những thành công hết sức
to lớn trong việc xây dựng và phát triển kinh tế. HK đã trở thành 1 cảng tự do,
không có sự phân biệt đối xử với các nước; là 1 trung gian đầu mối cho nhiều quan
hệ buôn bán quốc tế; và là trung tâm tài chính ở Đông Á, có điều kiện để triển khai
các dự án lớn. Tất cả những thành công này của HK đã giúp VN có những bài học
vô cùng hữu ích cho việc hoạch định chính sách TMQT của mình.
Trong chính sách TMQT của VN cũng tập trung vào chiến lược Công nghiệp hoá
hướng về xuất khẩu. Đây là 1 chính sách vô cùng đúng đắn, bởi nền kinh tế VN
xuất phát từ một nền cơ sở vật chất thấp kém, trình độ khoa học công nghệ lạc
hậu.. do vậy mà ta cần tiến hành công nghiệp hoá phù hợp xu thế phát triển chung
của toàn thế giới, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ. Việc
công nghiệp hoá trước hết để sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, tiếp đến là
phục vụ cho xuất khẩu, có như vậy nền sản xuất của VN mới có thể tân tiến hiện
đại, hội nhập vào kinh tế thế giới.
Trong quá trình phát triển kinh tế, sản xuất thì VN cũng cần phát triển những
ngành nghề cần nhiều lao động trước, giải quyết công ăn việc làm bởi VN là nước

đông dân, lao động dồi dào và nền tảng khoa học kỹ thuật của chúng ta còn thấp do
vậy mà chính sách phát triển như thế là hợp lý.
Thị trường xuất khẩu hướng vào các nước Đông Nam Á, Mỹ, Anh, Tây Đức….vì
đây là các thị trường lớn, nhu cầu lớn đem lại lợi nhuận cao nếu sản phẩm của VN
đáp ứng được các tiêu chuẩn của những thị trường này, đây chính là động lực lớn
để VN có bước chuyển mình nhanh chóng trong tiến trình tiến hành công nghiệp
hoá của mình.
Với những sự học hỏi kinh nghiệm từ chính sách TMQT của HK cùng sự vận dụng
sáng tạo phù hợp điều kiện quốc gia mình,VN cũng sẽ đạt được những thành tựu
trong phát triển kinh tế 1 cách nhanh chóng.
Câu 10: Những nội dung chủ yếu trong chính sách TMQT của Malaysia và
những bài học rút ra đối với việc hoạch định chính sách TMQT của Việt Nam.


1, Chính sách TMQT của Malaysia:
1.1, Giai đoạn 1970à1989:
- Là giai đoạn đầu thực hiện quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu trong
đó tập trung thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng. Khai thác lợi thế về điều kiện tự
nhiên và lao động. Xuất khẩu chủ yếu vào các nước phát triển:Mỹ, Nhật Bản, Tây
âu.
- Là 1 trong những nước xuất khẩu dệt may, da giầy, gỗ, dầu cọ, cao suà xuất khẩu
chiến lược.
Bên cạnh đó Malaysia thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch đối với các ngành
công nghiệp non trẻ, sau này bây giờ là 1 trong những sản phẩm xuất khẩu mũi
nhọn:máy giặt, điều hoà,tivi…(công nghiệp chế tạo)
- Để thực hiện mô hình chính sách như trên:Malaysia đã đưa vào áp dụng 1 hệ
thống các biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu và quản lý nhập khẩu như sau:
+ Cho phép áp dụng chế độ khấu hao nhanh đối với các công ty xuất khẩu chiếm từ
20% giá trị sản lượng trở lên.
Giá trị sử dụng = 10 năm

Giá trị = 10.000USD
à giá trị khấu hao 1 năm = 1000 USD.
Khấu hao nhanh 5 năm thì 1 năm = 2000 USD.
Vì trong giai đoạn đầu sẽ giảm bớt gánh nặng thuế, còn phần lợi nhuận để doanh
nghiệp đầu tư tái sản xuất.
+ Áp dụng chính sách miễn phí giảm thuế doanh thu(thuế thu nhập doanh nghiệp)
đối với các công ty sản xuất và kinh doanh xuất khẩu(cơ hội để doanh nghiệp giảm
giá bán sản phẩmà nâng cao khả năng cạnh tranh vì thuế đánh bao nhiêu thì cộng
vào giá thành sản phẩm.
+ Tăng cường việc thành lập các khu chế xuất để khuyến khích thu hút đầu tư nước
ngoài bổ sung nguồn tài chính đổi mới công nghẹ đồng thời từng bước xây dựng
thương hiệu cho sản phẩm hàng hoá được sản xuất tại Malaysia.
+ Chính phủ Malaysia tiến hành sử dụng xây dựng hệ thống kho hàng miễn phí tại
những khu vực có quy mô sản xuất hàng xuất khẩu lớn, đặc biệt là đối với hàng
hoá xuất khẩu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên cần có chế độ bảo
quản đặc biệt:rau quả, thuỷ sản… Hệ thống kho sẽ đảm bảo đầu mối, tiêu thụi sản
phẩm kịp thời, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
+ Áp dụng chính sách bảo lãnh vay và cho vay với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ cho
hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu.
+ Áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch đối với các ngành công nghiệp non trẻ chủ
yếu thông qua công cụ thuế quan và hạn chế về mặt số lượng. Bên cạnh đó đối với


những sản phẩm làm nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất các sản phẩm công
nghiệp chế tạo hay hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu được áp dụng miễn giảm thuế
nhập khẩu.
1.2, Giai đoạn 1990 đến nay
* Mô hình chính sách: Từng bước thực hiện tự do hoá thương mại kết hợp với thúc
đẩy xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế tạo.
* Các biện pháp thực hiện

- Thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ trình quy định của khu vực mậu dịch tự do
Asean hoàn thành năm 2003, danh mục các mặt hàng được cắt giảm xuống còn
0à5%, đồng thời giảm dần các mặt hàng áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu về
số lượng. Điều kiện áp dụng of Malaysia là do thời kỳ này Mal đã có những thành
công nhất trong hoạt động đầu tư vào các mặt hàng công nghiệp chế tạo.
- Thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại:nhằm hỗ trợ cho các công ty xuất
khẩu mở rộng và đa dạng hoá thị trường mà trong đó tổ chức tiêu biểu thực hiện
thành công: cơ quan xúc tiến thương mại of Mal với khẩu hiệu ‘sản xuất cho thế
giới’.
+ Xúc tiến thương mại là 1 hệ thống các biện pháp được thiết kế nhằm hỗ trợ cho
sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Gồm: xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến
nhập khẩu, xúc tiến đầu tư. Nhiệm vụ: hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường cho
các công ty trong nước; Hỗ trợ hoạt động khảo sát nghiên cứu thị trường: là trung
gian tìm đầu mối liên lạc tại thị trường nước đó, hỗ trợ vốn đi khảo sát thị trường
nước ngoài; Hỗ trợ tạo lập kênh phân phối, giới thiệu,quảng bá sản phẩm và tìm
kiếm khách hàng.
- Thực hiện hoạt động tư vấn và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ
cán bộ làm công tác Marketing và yêu cầu chuyên môn kỹ thuật về thiết kế sản
phẩm, đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương.
- Thực hiện việc tổ chức, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các kỳ hội chợ, triển lãm
quốc tế trong và ngoài nước.
- Hỗ trợ cho các công ty trong việc thanh toán các hợp đồng ngoại thương thông
qua việc ký kết các hiệp định hợp tác giữa ngân hàng trung ương of Mal với ngân
hàng trung ương nước ngoài.
- Khuyến khích các công ty mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển, đặc
biệt là các nước trong khối Asean.
2, Những bài học rút ra đới với việc hoạch định chính sách TMQT của Việt
Nam:
Sự thành công của Mal không phải là do những điều kiện bên ngoài thuận lợi mà
chính là do các chính sách kinh tế vĩ mô mang lại, trong đó chính sách kinh tế đối



ngoại mà cụ thể là chính sách thương mại và đầu tư đã đóng góp lớn cho sự phát
triển của nền kinh tế Mal. Với những chính sách TMQT của Mal đã để lại những
bài học cho việc hoạch định chính sách TMQT của VN vô cùng quý báu.
Việt Nam cũng thực hiện chính sách công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.Đây là 1
chính sách vô cùng đúng đắn, bởi nền kinh tế VN xuất phát từ một nền cơ sở vật
chất thấp kém, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu.. do vậy mà ta cần tiến hành
công nghiệp hoá phù hợp xu thế phát triển chung của toàn thế giới, cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ. Việc công nghiệp hoá trước hết để sản
xuất phục vụ nhu cầu trong nước, tiếp đến là phục vụ cho xuất khẩu, có như vậy
nền sản xuất của VN mới có thể tân tiến hiện đại, hội nhập vào kinh tế thế giới
Trong tình hình phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, các nhà đầu tư nước
ngoài vào ồ ạt, hàng hoá nước ngoài tràn ngập trên thị trường, trong khi đó nền sản
xuất trong nước còn non kém, VN cũng cần có những chính sách bảo vệ, hỗ trợ
cho sự phát triển của những ngành này, giúp những ngành này nâng cao khả năng
cạnh tranh của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Thành lập các trung tâm
xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước về tìm hiểu thông tin
thị trường, khảo sát thị trường và tạo lập kênh phân phối, giới thiệu, quảng bá sản
phẩm…Tổ chức các hội trợ, triển lãm….
VN cũng cần thành lập các khu chế suất để khuyến khích thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài, bổ sung nguồn tài chính, đổi mới công nghệ.
VN cần xây dựng hệ thống kho hàng miến phí tại những khu vực có quy mô sản
xuất hàng xuất khẩu lớn, đặc biệt là đối với những hàng hoá xuất khẩu chủ yếu dựa
vào điều kiện tự nhiên cần được bảo quản như rau quả, thuỷ sản. Cần xây dựng hệ
thống bán hàng tại chỗ phía Nam với hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật để tạm trữ sản
phẩm, chờ chế biến, tránh tình trạng thối rữa sản phẩm, đây là nguyên nhân gây
giảm giá sản phẩm. Hệ thống kho sẽ đảm bảo đầu mối, tiêu thụ sản phẩm kịp thời,
đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Ngân hàng VN cũng cần có những biện pháp hỗ trợ hoạt động TMQT như bảo lãnh

vay, cho vay với lãi suất ưu đãi, hay là ký kết các hiệp định với các ngân hàng quốc
gia khác để tạo điều kiện cho việc thanh toán giữa các doanh nghiệp các nước.
Khuyến khích tạo điều kiện cho các công ty mở rộng thị trường ra các nước phát
triển đặc biệt là các nước trong khối Asean, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng
nhu cầu lao động ngày càng tăng lên.
Nguon - />t=164327#.WpVH4Lxl_IU#ixzz58JFiLEPW



×