Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

de tai SKKN bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.66 KB, 18 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những mối lo ngại về môi trường sống ngày càng ô nhiễm, về sự cần thiết
phải hành động vì một môi trường sống trong sạch, vì sự phát triển bền vững xuất
hiện ngày càng nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong điều kiện
hiện nay môi trường bị ô nhiễm, việc xây dựng và bảo vệ môi trường để tạo ra môi
trường xanh- sạch – đẹp là việc làm rất cần thiết. Đòi hỏi mỗi người đều phải có ý
thức và trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ môi trường.Nhưng việc hình
thành ý thức bảo vệ môi trường, thái độ thân thiện ,” biết sống hòa hợp với thiên
nhiên” không phải việc ngày một ngày hai, và hơn nửa phải được bắt đầu từ rất
sớm, ngay từ khi trẻ mới bắt đầu tiếp xúc với thiên nhiên, bắt đầu hiểu biết các
mối quan hệ tương hỗ xảy ra xung quanh. Ở lứa tuổi mầm non trẻ rất thích tiếp xúc
với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh mình, trẻ dễ hấp thụ và hình thành những
thói quen, những giá trị tốt đẹp tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách sau này. Vì
vậy giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu
biết ban đầu về môi trường, biết cách sống tích cực với môi trường. Khác với
người lớn trẻ học mọi lúc mọi nơi thông qua các hoạt động quan sát, hoạt động thử
nghiệm, trò chơi học tập, hoạt động ngôn ngữ, hoạt động tạo hình….. Vì vậy giáo
dục bảo vệ môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục nhằm
giúp cho trẻ có được những hiểu biết, có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc
bảo vệ môi trường.Ngay sau khi dự án “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào
hệ thống giáo dục quốc dân “ được thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày
17/10/2001 ( quyết định số 1363/QĐ-TTg), ngành giáo dục mầm non cũng đã có
nhiều nghiên cứu nhằm thực hiện mục tiêu của dự án trong đào tạo giáo viên, cũng
như trong quá trình giáo dục trẻ nói chung. Và tôi cũng dành nhiều thời gian
nghiên cứu “Một số hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non ở
lớp lá 1” nói riêng.
2.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Một số hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non ở lớp lá 1.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU



Nội dung những hoạt động giáo dục bảo vệ cho trẻ mầm non rất đa dạng và phong
phú , ở đây tôi chỉ trình bày một số hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
mầm non ở lớp lá 1 năm học 2016-2017
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được nhiệm vụ của đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp đọc tài liệu:
- Tạp chí ‘Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp”
của cô Nguyễn Thị Thu Trang - Giáo viên Trường mầm non Sao Mai
- Sách những kiến thức cơ bản về môi trường xuất bản năm 2006
- Hỏi đáp về giáo dục môi trường trong trường mầm non
2.Phương pháp nghiên cứu thực tiển
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực nghiệm khoa học
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp trẻ
- Phương pháp tổng hợp, rút kinh nghiệm

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Trẻ em không chỉ là niêm vui, niềm hạnh phúc của gia đình mà còn là tương
lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Việc
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là một sự nghiệp cách mạng vô cùng quan
trọng, là trách nhiệm vẻ vang của toàn Đảng, toàn dân ta, và toàn xã hội bởi nó là
tiền đề nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em sau này.
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Trong sự nghiệp giáo dục Mầm non, việc cho trẻ làm quen với môi trường xung
quanh có ý nghĩa rất quan trọng, nó cung cấp cho trẻ vốn tri thức đầu tiên về xã



hội, con người thiên nhiên và là nguồn gốc để hình thành ở trẻ tâm hồn và tình cảm
của con người. Nó dẫn dắt trẻ vào một cuộc sống, một cộng đồng, một nền văn hoá
cụ thể, một thế giới khác. Đặc biệt nó tạo điều kiện cho trẻ gần gũi với môi trường
xung quanh trẻ.
Những mối lo ngại về môi trường sống ngày càng ô nhiễm, về sự cần thiết phải
hành động vì một môi trường sống trong sạch, vì sự phát triển bền vững xuất hiện
ngày càng nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Và trong điều kiện hiện
nay môi trường bị ô nhiễm, môi trường sống của chúng ta đang bị huỷ hoại nghiêm
trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự can thiệp các nguồn tài nguyên, ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hơn 22 vạn người chết
vì các loại bệnh tật do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh gây ra.
Từ đó hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề
cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu và việc xây dựng và bảo vệ môi trường để tạo
ra môi trường xanh- sạch – đẹp là việc làm rất cần thiết.Chính vì vậy mà bản thân
tôi luôn tìm ra những hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ lớp mình.
2.Cơ sở thực tiển
Qua các năm thực hiện lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt
động, thật sự tôi đã chú trọng nhiều đến việc làm sao cho trẻ có ý thức bảo vệ môi
trường trong và ngoài lớp luôn sạch sẽ, song vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Về phía trẻ thì trẻ chưa có ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường xung
quanh. Trẻ chưa có thói quen gọn gang ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, không có ý thức
tạo cảnh quan môi trường lớp học. Bên cạnh đó trẻ còn vứt rác bừa bãi không theo
sự hướng dẫn của cô.
Về phía cô khi tổ chức các hoạt động mang nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường chưa thực tế, tranh ảnh tuyên truyền chưa hấp dẫn lôi cuốn thu hút trẻ,
phương pháp lồng ghép chưa linh hoạt sáng tạo. Vì thế kết quả trên trẻ chưa cao,
trẻ chưa thực có ý thức bảo vệ môi trường.



Hầu hết các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường chỉ bằng lời nói chưa có
tranh ảnh phản ánh những việc làm tốt và những việc làm chưa tốt của con người
với môi trường.
Các bài tập xử lý môi trường, ao hồ, cây xanh, sinh hoạt hằng ngày của trẻ là
chưa có.
Đầu năm học tôi đã ghi nhận tình hình lớp như sau:
+ Tổng số học sinh: 34 trẻ.
*Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của phòng giáo dục và đào tạo, của ban giám hiệu cùng với tổ
chuyên môn luôn quan tâm bồi dưỡng về nôi dung các hoạt động giáo dục trẻ bảo
vệ môi trường.
- Bản thân luôn yêu mến trẻ, luôn có ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.
- Luôn tìm tòi tranh ảnh với nội dung giáo dục tốt vào các hoạt động của lớp.
- Trẻ chăm đến lớp.
- Trẻ chăm ngoan, biết vâng lời cô.
- Ở trường trẻ được học tập theo đúng độ tuổi nên rất thuận lợi cho quá trình chăm
sóc - giáo dục trẻ.
- Hầu hết các cháu trong trường được các bậc cha mẹ rất quan tâm đến việc chăm sóc,
dạy dỗ của con em mình ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
*Khó khăn:
- Phòng học còn chật hẹp. Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc giảng dạy chưa nhiều,
chưa phong phú, đa dạng. Chất lượng đồ chơi chưa cao, một số đồ chơi tự tạo chưa
bền, mức độ thẩm mỹ thấp.
-Nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường quá rộng, trẻ chưa có điều kiện thể hiện các
thái độ, hành vi của mình nên nhận thức của trẻ bị hạn chế. Bản thân giáo việ chưa
khai thác, đi sâu vào nội dung giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.
- Cây xanh trong trường chưa có, chỉ có một số cây ở góc thiên nhiên.



- Trẻ chưa có ý thức bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ.

-Trường chưa có nơi đổ rác hợp lý , thùng rác không đủ cho trẻ sử dụng.
-Trường chưa có xe thu gom rác thải .
-Hiện tại sân trường còn rất nhiều rác và những chai nhựa chưa được xử lý : bọc
nilon, giấy , chai nhựa mũ , lá cây ……
3.NỘI DUNG VẤN ĐỀ
Trước khi thực hiện đề tài thì tôi đã có những hoạt động hướng trẻ vào việc có ý
thức bảo vệ môi trường. Nhưng tôi thấy trẻ chưa biết suy nghĩ quan tâm đến việc
bảo vệ môi trường trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng
ta đều không có ý thức bảo vệ và giử gìn môi trường đã được tôi tổng hợp trong
bảng sau:
Tình trạng
Trẻ có ý thức bảo vệ
môi trường
- Trẻ biết giử gìn vệ sinh cá
nhân sạch sẽ, gọn gang.
- Trẻ có ý thức tạo cảnh
quan môi trường lớp học
- Trẻ không vứt rác bừa bãi

Tốt
10=29,4
%
14=41,1
%
6=17,7%
10=29,4
%


Khá
8=23,5%

Trung bình
10=29,4%

10=29,4
%
10=29,4
%
14=41,1
%

6=17,7%

Yếu
6=17,7
%
4=11,8%

14=41,1%

4=11,8%

10=29,4%

0

Từ những kết quả trên, tôi luôn băn khuân suy nghĩ tìm ra những hoạt động giáo
dục bảo vệ môi trường cho trẻ đạt hiệu quả hơn từ đó nâng cao ý thức giúp trẻ bảo

vệ môi trường tốt hơn.
Dựa vào vốn kiến thức của riêng mình và bồi dưỡng chuyên môn tôi đã tìm ra
những hoạt động giáo dục bảo vệ cho trẻ ở lớp mình:
3.1 Hoạt động quan sát
Quan sát là một cơ hội trẻ tiếp xúc trực tiếp với thế giới tự nhiên, lá một phương
pháp chiếm vị trí quan trọng trong quá trình hình thành biểu tượng về những cơ thể
sống, những mối quan hệ qua lại trong thiên nhiên.
Nhờ quan sát:


- Trẻ tích lũy được những biểu tượng chính xác về động thực vật, về các hiện
tượng mùa của thiên nhiên, về các mối quan hệ giữa cơ thể sống với môi
trường.
- Trẻ học được các kỹ năng phát hiện, so sánh các hiện tượng, tìm ra đặc điểm
khác nhau để nhận biết, tìm ra đặc điểm giống nhau về bản chất để phân
nhóm, nhận ra mối quan hệ giữa các đối tượng, mối quan hệ giữa cơ thể sống
với môi trường.
Trong các hoạt động quan sát, cần phải giúp trẻ nhìn đối tượng từ nhiều khía cạnh,
trong các mối quan hệ khác nhau.
Ví dụ:
- Khi quan sát thực vật nên chú ý đến:
+ Tên gọi ( và các thông tin thú vị liên quan đến tên gọi)
+ Phân loại ( cây thân gỗ, cây bụi, cây thân thảo…)
+ Vẻ bên ngoài, các bộ phận,công dụng.
+ Những điều kiện cần thiết để lớn lên và phát triển, sự giúp đở của con
người.
+ Môi trường sống của cây; và bản thân cây lại tạo nên môi trường sống của
các loài khác ( là nơi trú ngụ, là kho thức ăn…)
+ Cách phát tán hạt, sinh sản.
+ Ý nghĩa của cây đối với cuộc sống của con người.

- Khi quan sát động vật nên chú ý đến:
+ Tên gọi ( và các thông tin thú vị liên quan đến tên gọi)
+ Đặc điểm bên ngoài
+ Phân loại.
+ Phương cách vận động, sự phù hợp giữa cấu tạo của các chi với phương
cách vận động.
+ Phương cách kiếm mồi, sự thích nghi với phương cách kiếm mồi.
+ Môi trường sống, sự thích nghi với môi trường sống.
+ Sinh sản.
+ Những mối quan hệ trong thiên nhiên.
+ Ý nghĩa đối với cuộc sống con người.
+ Vai trò của con người trong cuộc sống động vật.
Những kiến thức và kĩ năng này phải được củng cố trong những hoạt động
thực hành nhằm đặt nền tảng xây dựng kĩ năng, thái độ, ý thức dưới môi
trường.


Dưới đây là một số gợi ý:
1.THẤY GÌ, THẤY GÌ?
-

Mục đích:
Phát triển óc quan sát, sự quan tâm đến thiên nhiên xung quanh.
Khả năng thể hiện cảm nhận của mình về thông qua vẽ, viết.
Vật liệu và dụng cụ:
Giấy.
Bút chì màu.
Thực hiện:
1. Hỏi trẻ đã nhìn thấy những gì về tự nhiên ( tức là không do con người làm
ra) trên đường đến trường. Từ các câu trả lời của trẻ dẫn dắt trẻ đến kết

luận: Mỗi người nhìn thấy những thứ khác nhau. Có thể đề nghị trẻ giải
thích tại sao và chấp nhận cách lí giải của trẻ.
2. Giới thiệu với trẻ các mẩu câu “ khi nhìn lên, con thấy…..”, “ khi nhìn
xuống, con thấy…..”, “ khi nhìn sang phải, con thấy…..”, “ khi nhìn sang
trái, con thấy…..”….. Hướng dẫn trẻ ghi nhớ những câu này khi ra sân
chơi.
3. Cho trẻ ra sân chơi, yêu cầu trẻ nhìn lên, nhìn xuống, nhìn sang trái, nhìn
sang phải và ghi nhớ càng nhiều càng tốt những gì thuộc về thiên nhiên mà
trẻ nhìn thấy.
4. Khi quay lại phòng học, giáo viên có thể chia bảng thành 4 phần tương ứng
với bốn hường, trẻ sẽ cố gắng nhớ lại những gì đã thấy khi chơi ngoài sân,
và dùng mẫu câu đã được học để kể lại. Ví dụ “ khi nhìn lên, con thấy mây,
chim bay, lá rụng….”
5. Để nghị trẻ vẽ lại những thứ đã thấy khi nhìn về 1 trong 4 phía.
Cách khác: Có thể đề nghị trẻ kết đôi trước khi ra sân chơi và mỗi người sẽ
nhận quan sát 2 phía: Một người trên, dưới và một người xung quanh. Sau đó,
hai bên sẽ kể nhau nghe những gì đã thấy.
2.GHI CHÉP VỀ VƯỜN TRƯỜNG
Mục đích:

- Cũng cố hiểu biết về môi trường xung quanh trẻ.
- Mở rộng vốn từ.
- Xây dựng mối quan tâm đến hiện tượng , sự vật xung quanh.
Vật liệu và dụng cụ:
- Túi ni long.


- Giấy bìa cứng A4 hoặc 20x20cm.
- Hồ, giấy nhựa trong ( loại dùng bọc thức ăn để tủ lạnh), dụng cụ bấm lổ, dây.
- Bút long hoặc bút xám.

Thực hiện:
- Tổ chức cho trẻ đi dạo trong vườn trường. Khi dạo chơi ngoài trời yêu cầu trẻ
thu nhặt cành cây, lá, hoa. Nhắc trẻ bỏ từng loại vào túi ni long riêng để tiện
sử dụng khi quay về lớp.
- Chia nhóm, cho trẻ lựa chọn cành cây, lá, hoa dán vào các tờ bìa. Tùy thuộc
vào những thứ trẻ nhặt được, có thể hướng dẫn trẻ dán mỗi trang một loại
lá/hoa/cành làm thành sách về lá/hoa/cành, hay trên 1 trang có cả lá/hoa/cành
của một loại cây, hay trên một trang là vài loại hoa cùng màu….
- Dùng giấy nhựa trong bọc từng trang sách lại. Bấm lỗ từng trang sách và dùng
dây buộc lại thành quyển sách về vườn trường. Có nhiều cách đóng sách: bấm
một lổ ở góc, bấm 2 lổ ở mép trái, bấm nhiều lổ ở mép trái….
Cách khác: Cũng có thể ghép 2 trang sách áp lung vào nhau, đục lổ sát mép
trên và treo lên cửa sổ hay trên tường để trang trí.
3.2 Hoạt động thử nghiệm
Thử nghiệm là một dạng hoạt động thực hành, trong đó trẻ tự tay thực hiện,
trực tiếp quan sát hiện tượng xãy ra trong những điều kiện tự quy định. Điều
này mang lại cho trẻ vô vàng hứng thú kích thích trẻ tiếp tục tìm tòi, khám phá
những điều mới mẻ ở xung quanh.
Thử nghiệm giúp trẻ phát hiện những tính chất không thấy được nếu chỉ
quan sát bên ngoài, tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng, thấy các mối quan
hệ giửa các sự vật.
Thử nghiệm giúp trẻ nhận ra sự biến đổi không ngừng trong thiên nhiên
xung quanh và thúc đẩy trẻ tìm hiểu nguyên nhân của những biến đổi đó, cố
gắng vận dụng những hiểu biết đã có để dự đón kết quả.
Thử nghiệm trong giáo dục bảo vệ môi trường nhằm mục đích giáo dục thái
độ quan tâm, bảo vệ các đối tượng của thiên nhiên. Thử nghiệm giúp trẻ hiểu
tại sao phải chăm sóc, phải bảo vệ, tại sao phải hành động như thế này hoặc
như thế khác trong những tình huống cụ thể.
Những hoạt động thử nghiệm với nôi dung bảo vệ môi trường bao gồm 3
bước đơn giản:

 Dự đoán điều gì có thể xãy ra: “ Nếu chúng ta làm thế này thì sẽ….”


 Làm thử để kiểm chứng dự đón trong những điều kiện có kiểm soát.
Trong bước này phải đặc biệt lưu ý sao cho thử nghiệm không làm tổn
hại đến các cơ thể sống.
 Cố gắng giải thích những gì quan sát được và rút ra bài học về hành vi
cần thiết để bảo vệ môi trường.
Dưới đây là một số gợi ý:
1.NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
Mục đích:
- Trẻ nhận ra tác hại gây ô nhiễm nước của xà phòng.
- Ảnh hưởng của nước bị ô nhiễm xà phòng đối với sinh vật sống trong nước.
Vật liệu và dụng cụ:
- 3 bình đựng dung tích 0.5 lít.
- Xà phòng bột.
- Dụng cụ đo lường.
- Vỏ lọ thuốc nhỏ mắt.
- Vài sợi tảo xanh ( tảo xanh có thể mua ở nới bán cá cảnh, hoặc lấy nước ao,
nước giếng vào bình đựng, để bình đựng ở nơi có ánh sáng vài ngày cho đến
khi nước chuyển màu xanh lá. Màu xanh này chính lá màu của tảo có trong
nước)
- Vài cây rong.
Thực hiện:
- Đổ nước có tảo xanh vào 3 bình đựng. Đặt 3 bình này cạnh nhau. Cho vào
mỗi bình 1 cây rong.
- Pha khoảng 1 cốc xà phòng bột. Dùng lọ thuốc nhỏ mắt đựng nước xà phòng,
sau đó nhỏ vào bình thứ nhất 15 giọt, vào bình thứ hai 30 giọt. Bình thứ 3 sẽ
là bình đối chứng không bị pha xà phòng. Dùng ký hiệu ghi nhớ số lượng giọt
nước xà phòng trong từng bình.

- Xếp 3 bình nước này bên cạnh nhau ở chổ có ánh sáng, theo dõi hiện tượng
xảy ra với tảo xanh và rong.
- Khi có sự thay đổi rỏ rệt, tổ chức cho trẻ quan sát, so sánh, nhận xét kết quả
quan sát. Khuyến khích rút ra kết luận tại sao không nên đổ nước xà phòng ra
vườn, xuống ao, sông, nơi có nguồn nước.
2.LỌC NƯỚC
Mục đích:
- Trẻ học được cách lọc để có nước sạch.


- Nhận thấy những thành phần làm nước đục ( ô nhiễm)
Vật liệu và dụng cụ:
- Vỏ chai nước ngọt loại lớn 2 lít
- Bình đựng nước.
- Cốc rộng miệng.
- Đá cuội, sỏi mịn, cát sạch.
- Đất.
- Một miếng vải bông nhỏ hoặc miếng gạc, bông y tế.
- Kéo.
Thực hiện:
- Cắt khoảng 15cm phần trên của vỏ chai nước ngọt. Lấy 1 miếng bông nhét
vào miệng chai. Lật ngược lại thành cái phễu và để vào phần dưới của vỏ chai.
Lần lượt cho đá cuội, sỏi nhỏ, cát vào phễu ( lên trên lớp bông) mỗi lớp
khoảng 5 cm.
- Cho nước vào bình đựng. Đổ vào đó 2 thìa to đất và khuấy lên, chia đôi chỗ
nước bẩn này thành 2 cốc to.
- Từ từ rót nước bẩn từ 1 cốc vào phễu và quan sát mặt cát, so sánh nước trong
cốc còn lại với nước chảy qua lớp lọc.
- Khuyến khích trẻ nhận xét và giải thích hiện tượng quan sát được. Rút ra kết
luận có thể làm gì khi nghi ngờ nguồn nước không sạch.


-

-

3.3 Trò chơi học tập
Trò chơi học tập là một phương tiện giáo dục môi trường một cách hiệu
quả. Trẻ có nhu cầu chơi rất cao và trong quá trình chơi:
Trẻ tiếp thu những hiểu biết về môi trường và cũng cố những điều đã biết.
Phát hiện ra những điều thú vị về thiên nhiên, và cảm nhận những giá trị của
thiên nhiên, những cảm xúc và thái độ tích cực với môi trường.
Hình thành động cơ và kĩ năng hoạt động bảo vệ môi trường.
Có cơ hội thể hiện sự tự lập, chủ động hợp tác, trách nhiệm, khả năng quyết
định; tự kiểm tra và đánh giá kết quả công việc của mình.
Trò chơi học tập nên tổ chức theo nhóm, thay đổi nhiều phương án tùy theo
mức độ hiểu biết của trẻ trong từng nhóm về:
Sự đa dạng của các đối tượng trong thiên nhiên, sự đa dạng của động, thực vật
như những cơ thể sống.
Mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau của các đối tượng trong thiên nhiên.
Hành vi ứng xử văn hóa trong thiên nhiên.
Trong giáo dục bảo vệ nên lựa chọn những trò chơi học tập có tác dụng:
Làm phong phú những hiểu biết về sinh thái.


- Giáo dục giá trị của thiên nhiên, thái độ với thiên nhiên dựa trên cảm xúc tích
cực.
- Rèn luyện các kĩ năng bảo vệ môi trường trong các hoạt động mang tính sinh
thái.
Dưới đây là một số gợi ý:
1.DÒNG SÔNG Ô NHIỄM

Mục đích:
- Giúp trẻ nhận ra những thứ có thể gây ô nhiễm môi trường nước.
- Ảnh hưởng của sự ô nhiễm đối với sinh vật.
- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường nước.
Vật liệu và dụng cụ:
- Phòng rộng.
- Một số đồ chơi giả bộ là đồ phế thải.
- Mặt nạ hoặc mũ cá, rùa, ếch, nhái, ốc, cua…. Rong , bèo….
Thực hiện:
- Vẽ hai vạch song song với nhau trên sàn, quy ước là dòng sông. Chia trẻ thành
3 nhóm.
- Một nhóm đội mũ các con vật và cây sống dưới nước. Nhóm này sẽ bắt chước
vận động các con vật mình đóng vai để bơi, nhảy, bò dưới sông.
- Nhóm thứ 2 đi chơi bên dòng sông, ném rác xuống dòng sông. Những thứ rác
thải này làm lòng sông chật lại, nước bị ô nhiễm nên các con vật bị vướn, bị
ngạt thở. Cho trẻ nhóm một mô tả sự khó chịu, mệt mỏi, khó thở….
- Nhóm thứ 3 là những người bạn của dòng sông, mang vợt vớt rác ra khỏi
dòng nước, làm dòng sông trong sạch lại, làm các con vật hồi sinh. Trẻ nhóm
một diễn tả sự vui mừng, vui vẻ khi nước sông trong sạch trở lại.
Lưu ý: Trò chơi này thực hiện trên nền lời dẩn chuyện của giáo viên, để giúp
trẻ có những hành động tương ứng, đồng thời nhận thức được tác hại của sự ô
nhiễm cũng như ý nghĩa của công việc gìn giữ vệ sinh môi trường.
2.ĐÈN XANH- ĐÈN ĐỎ
Mục đích:
- Giúp trẻ nhận thức và ghi nhớ những hành động bảo vệ môi trường.
- Rèn luyện chú ý có chủ định và khả năng nghe hiểu.
Vật liệu và dụng cụ:
- Hai tấm thẻ xanh và đỏ. Hoặc thẻ mặt xanh, mặt đỏ.
Thực hiện:
- Trẻ được phát các thẻ xanh và đỏ. Người dẫn trò kể chuyện về hành vi của

một vài người trong thiên nhiên, và đặt câu hỏi. Nếu trẻ cho là những người


-

-

-

đó hành động đúng/tốt/nên làm thỉ trẻ đưa thẻ màu xanh, nếu trẻ cho là sai thì
trẻ đưa thẻ đỏ.
Khuyến khích trẻ giải thích tại sao trẻ đưa thẻ xanh hay thẻ đỏ.
Ví dụ câu chuyện 1:
Hai bé Cúc và Ánh đang chơi ngoài vườn trường, thì hai bé thấy 1 bạn trai
chui vào bụi cây và bứt quả chùm ruột non chơi. Cành cây bị ngả nghiêng vài
nhánh nhỏ gãy lìa ra. Cúc và Ánh liền kêu lên “ Bạn ơi xuông đi, đấy là cây
chúng tớ trồng, không được bứt quả non” . Thế là bạn trai ấy ném 1 nắm quả
non vào Cúc và Ánh, nhưng 2 bạn khong sợ và tiếp tục kêu lên, đuổi bạn trai
xuống. Cuối cùng bạn trai ấy phải xuống và chạy đi mất. Hai bạn thu nhặt
những quả non. Rồi tìm cách giúp cành cây đứng lên. Bằng cách tìm cây
chóng cành cây lên.
 Các con nghĩ thế nào về hành động của hai bạn Cúc và Ánh?
 Bạn trai hành động như vậy là đúng hay sai?
 Có nên giúp cành cây bị ngả nghiêng đứng lên không?.....
Tương tự như vậy giáo viên có thể đưa ra rất nhiều tình huống liên quan đến
cuộc sống hằng ngày của trẻ để trẻ tự đánh giá và ghi nhớ cách xử sự.
3.TỐT VÀ KHÔNG TỐT
Mục đích:
Huy động hiểu biết của trẻ về điều kiện sống của thực vật.
Phát triển ngôn ngữ.

Vật liệu và dụng cụ:
Giấy.
Bút chì hoặc bút sáp màu.
Bảng.
Thực hiện:
Trẻ chia thành 2 đội. Một đội sẽ liệt kê những gì tốt và đội kia sẽ nêu những gì
không tốt cho cây, kể cả tự nhiên hay nhân tạo.
Sau khi kể xong, mỗi đội sẽ phân công nhau vẽ hoặc dùng ký hiệu mô tả lại
những điều tốt và không tốt cho cây.
Trưng bày những bức vẽ của 2 đội lên bảng, cùng nhau liệt kê lại những điều
này và giải thích tại sao?
3.4 Hoạt động ngôn ngữ
Có rất nhiều hiện tượng thiên nhiên khó có quan sát được trực tiếp. Ví dụ
như chim di trú hay bay vào ban đêm, một số động vật ở nơi hẻo lánh, một số
động vật trải qua mùa đông ở trong hang, một số động vật có hình thái cơ thể


khác nhau trong những giai đoạn phát triển khác nhau…..kiến thức về những
hiện tượng này trẻ chỉ có thể thu nhận được thông qua người lớn. Trong những
trường hợp này sách, truyện văn học có nội dung sinh thái, môi trường có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngoài giá trị về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, nghệ
thuật thể hiện, những câu chuyện này còn có nội dung khoa học. Những câu
chuyện này còn có thể sử dụng với mục đích cung cấp hiểu biết về sự thích
nghi của động thực vật với môi trường, về quá trình phát triển của chúng.
Những hiểu biết này là những viên gạch đầu tiên của nền tảng thái độ yêu quý,
bảo vệ thiên nhiên sau này.
Giáo viên có thể sử dụng những câu chuyện này một cách linh hoạt, tích hợp
vào giờ “ Làm quen môi trường xung quanh”, hay sử dụng ngoài giờ học,
trong góc đọc sách, kết hợp với nhiều biện pháp khác xem băng hình, tranh
ảnh liên quan, cho trẻ tham quan sở thú, công viên…. Sauk hi đọc truyện nên

tổ chức trò chuyện, trao đổi về nội dung câu chuyện, đưa nội dung câu chuyện
vào các hoạt động như tạo hình, đóng kịch, chơi trò chơi vận động…. Đặc
biệt chú ý đến những hoạt động nhấn mạnh đến giá trị các cơ thể sống, giá trị
các hành vi bảo vệ môi trường, các hành vi ứng dụng hiểu biết về môi trường.
Dưới đây là một số truyện minh họa:




Các hoạt động mở rộng:
 Trò chuyện:


1.Tại sao bác nông dân lại bảo cú mèo là “trốn mặt trời, không dám gặp
mặt trời?” ( Gợi ý cú mèo đi kiếm ăn vào lúc nào?)
2. Tại sao không có ong đất thì cỏ ba lá trên cánh đồng của bác nông
dân lại không sinh sôi nảy nở?
3. Không bắt được chuột cú mèo cảm thấy thế nào?( Gợi ý thức ăn yêu
thích của cú mèo là gì?)
4. Tại sao lúc đầu bác nông dân không thích làm bạn với cú mèo? Tại
sao cuối cùng bác nông dân lại yêu quý cú mèo?
5. Bé muốn làm bạn với ai trong câu chuyện này?
 Chơi đóng vai:
Cho trẻ đóng vai các nhân vật.
2.CON CHUỘT CHẾT
Một buổi sớm mai, không khí thật mát mẻ trong lành. Cái cảm giác lành lạnh,
yên tĩnh của khoảnh khắc bình minh ở cái thành phố ồn ào này thật là tuyệt diệu…
người ta đã lục tục dậy xuống đường tập thể dục.Ở đâu đó trong thành phố tươi đẹp
này, tại một căn nhà nọ… Cánh cửa xịch mở. Một cái đầu thò ra, tiếp đến là cái tay.
Cái đầu ngó qua ngó lại… không thấy ai ngó mình… liền quẳng cái vật đen đen

đang cầm trên tay ra ngoài đường, phía trước cửa nhà… hàng xóm. Rồi cánh cửa
đóng lại, im lặng như đã không có chuyện gì xảy ra.
Bạn hãy đến gần một chút, sẽ nhận ra đó là một con chuột, tất nhiên là đã chết.
Vâng, Con chuột chết. Nó chết là đáng lắm. Bởi vì nó là… chuột. Nó nằm đó, trơ
trọi, chẳng ai quan tâm… Cho đến khi ông hàng xóm đi tập thể dục về, phát hiện ra
nó, ông lầm bầm “Tổ cha đứa nào quẳng chuột ra trước nhà ông”, rồi ông dùng
chân hất nó đi, về phía nhà… hàng xóm khác, có khi là về phía nhà… chủ nhân
ban đầu của con chuột...
Rồi ngoài đường xe bắt đầu chạy, thành phố đã thức giấc. Xe máy, xe ô tô, hối hả,
ồn ã như bình thường vốn vẫn thế. Một cái, rồi hai cái… lần lượt dòng xe cán lên
xác con chuột. Đến trưa thì nó đã bị dẹp lép như cái bánh tráng. Đáng đời nó, ai
bảo nó là… chuột. Đến chiều thì cái chỗ “bánh tráng chuột” ấy chỉ còn lại là một
vùng dấu vết đen đen, sót lại một vài mẩu thịt chuột dính sát mặt đường.
Chủ nhân của con chuột, ông hàng xóm, ông hàng xóm khác… vẫn bình thường,
các ông vô tư uống cà phê, ăn nhậu ở đấy, con chuột đã biến mất rồi, các ông cũng
đâu có rỗi để mà nghĩ đến chuyện con chuột, các ông phải bàn những chuyện lớn


cơ, như là vệ sinh an toàn thực phẩm ở Hà Nội, ô nhiễm môi trường ở Băng Cốc…
v.v.. và v.v..
Với mọi người, có thể với bạn, câu chuyện đến đây là hết. Nhưng tôi thì chưa cho
là hết đâu bạn ạ! Bạn có nghĩ rằng con chuột đó biến đi đâu không? Nói theo Định
luật bảo toàn năng lượng thì mọi vật không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất
đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Suy ra, con chuột cũng vậy.
Sáng là con chuột, trưa là bánh tráng chuột, và chiều là... hết. Thế thì cái đống thịt
chuột ấy đã đi đâu??? Xin thưa, nó biến thành những hạt bụi nhỏ li ti, mỗi chiếc xe
đi qua đều hất một ít bụi ấy vào không khí. Các ông đã nêu ở trên, và người đi
đường … đã lần lượt hít nó vào phổi. Và cái đám “bụi thịt chuột” ấy cũng bám vào
quần áo mũ nón của khách qua đường khuếch tán đi các nơi cho mọi người cùng…
hít.

Bây giờ, không khí ở vùng gần xác con chuột như thế nào thì bạn biết rồi đấy!
Và nếu con chuột ấy mang mầm bệnh thì thế nào nhỉ?
Riêng tôi, khi đi đường luôn cảnh giác, nếu phát hiện ra có vùng đen đen phía
trước là nín thở ngay (vì 99% đó là “vùng chuột chết”). Ấy vậy mà cũng có lần
gặp… nạn đấy bạn ạ, lần đó tôi nín thở chạy qua một con chuột, chuẩn bị hít thở lại
thì phát hiện một con tiếp theo, đành… nín tiếp, suýt… đứt hơi.
Tôi cũng mong rằng, bạn, không phải là người thích vứt chuột ra đường, và hãy
khuyên nhủ những người mà bạn biết đừng vứt chuột ra đường nhé ! Hãy bảo vệ
môi trường sống của chúng ta cho trong lành – vì nó vốn đã có quá nhiều thứ làm
cho ô nhiễm



×