Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyễn đất đai phục vụ công tác quản lý đất trên địa bàn thành phố đồng hới tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 56 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌ QUẢNG

N

BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƢỜNG

NGUYỄN THANH TÂM

ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG Ơ SỞ DỮ LIỆU
TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI P ỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI –
TỈNH QUẢNG BÌNH

A U N TỐT NG IỆP ĐẠI HỌC

QUẢNG BÌNH, 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌ QUẢNG

N

BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƢỜNG

A U N TỐT NG IỆP ĐẠI HỌC

ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG Ơ SỞ DỮ LIỆU
TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI P ỤC VỤ CÔNG TÁC
QUẢN Ý ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI –
TỈNH QUẢNG BÌNH


Họ tên sinh viên

: Nguyễn Thanh Tâm

Mã số sinh viên

: DQB05130071

Chuyên ngành

: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

Giảng viên hƣớng dẫn : T.S Trần Thế Hùng

QUẢNG BÌNH, 2017


ỜI AM ĐOAN
Đề tài: “Ứng dựng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai phục vụ công
tác quản lý đất trên địa bàn thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình”.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu khoa học là trung thực, dựa trên cơ sở
nghiên cứu lý thuyết và tham khảo tài liệu liên quan. Đề tài này chƣa từng đƣợc
công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào khác.

Sinh viên

Nguyễn Thanh Tâm

Xác nhận của giảng viên hƣớng dẫn


T.S Trần Thế Hùng


Lời Cảm Ơn
Được sự phân công của Khoa Nông - Lâm - Ngư thuộc trường Đại học
Quảng Bình với sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn T.S Trần Thế Hùng
tôi đã thực hiện đề tài “Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên
đất đai phục vụ công tác quản lý đất trên đòa bàn thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình”
Để hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng
viên đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và rèn luyện ở trường Đại học Quảng Bình.
Xin chân thành cám ơn giảng viên hướng dẫn T.S Trần Thế Hùng đã
tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song
do lần đầu thực hiện đề tài cũng như hạn chế kiến thức và kinh nghiệm nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất đònh mà bản thân chưa thấy
được. Tôi rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để khóa luận
được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thanh Tâm


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Cấu trúc cơ sở dữ liệu của bản đồ hiện trạng đất của xã Bảo Ninh .............31
Bảng 2. Cấu trúc cơ sở dữ liệu của bản đồ hành chính xã Bảo Ninh........................33
Bảng 3: Cấu trúc cơ sở dữ liệu của bản đồ mạng lƣới giao thông của xã Bảo Ninh 35

Bảng 4. Cấu trúc cơ sở dữ liệu của bản đồ thủy lợi ..................................................36


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Hình ảnh về QGIS Desktop ...........................................................................19
Hình 2. Hình ảnh về QGIS Brower .............................................................................19
Hình 3. Hình ảnh về QGIS Server ..............................................................................20
Hình 4. Hình ảnh về QGIS Web Client.......................................................................20
Hình 5. Hình ảnh về QGIS on Android.......................................................................21
Hình 6. Lớp hiện trạng sử dụng đất.............................................................................32
Hình 7. Bảng dữ liệu thuộc tính hiện trạng sử dụng đất...............................................32
Hình 8. Lớp hành chính ..............................................................................................33
Hình 9. Bảng dữ liệu thuộc tính ranh giới thôn ...........................................................34
Hình 10. Lớp dữ liệu đƣờng giao thông ......................................................................35
Hình 11. Bảng dữ liệu thuộc tính đƣờng giao thông....................................................36
Hình 12. Lớp dữ liệu thủy lợi .....................................................................................37
Hình 13. Bảng dữ liệu thuộc tính thủy lợi ...................................................................37
Hình 14. Thực đơn bật (tắt) đối tƣợng ........................................................................39
Hình 15. Thêm mới 1 đối tƣợng dạng vùng ................................................................39
Hình 16. Cửa sổ nhập thông tin khi kết thúc thêm 1 đối tƣợng....................................40
Hình 17. Dữ liệu bảng thuộc tính ................................................................................40
Hình 18. Công cụ đo và tính diện tích.........................................................................41
Hình 19. Hiển thị kết quả đo chiều dài ........................................................................41
Hình 20. Hiển thị đo diện tích của một vùng...............................................................41
Hình 21. Hiển thị đo góc giữa các đoạn đƣờng ...........................................................42


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ
Sơ đồ 1. Khái niệm hệ thống thông tin địa lý ................................................. 17
Sơ đồ 2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu GIS bằng QGIS .......................... 30

Bản đồ 1. Hiện trạng sử dụng đất xã Bảo Ninh .............................................. 38


BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ Viết Tắt

Ý Nghĩa

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CSDLTNĐ

Cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................. 1
1.2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI .................................................................................. 2
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2
1.3.1. Xây dựng cơ sử dữ liệu tài nguyên đất ................................................... 2
1.3.4. Quản lý và cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý đất đai ........... 2
1.4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 3
1.5. PHẠM VI KHÔNG GIAN ........................................................................ 3

1.6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 3
1.6.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................................. 3
1.6.2 Phƣơng pháp phân tích, thống kê số liệu ................................................. 3
1.6.3. Phƣơng pháp bản đồ và GIS ................................................................... 3
PHẦN 2: NỘI DUNG ...................................................................................... 4
ƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................... 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN .............................................................................................................. 4
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................... 4
1.1.2. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội. ....................................................... 6
1.2. HIỆN TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA XÃ
BẢO NINH. ...................................................................................................... 8
1.2.1 Diện tích và cơ cấu các loại đất theo mục đích sử dụng .......................... 8
1.2.2. Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai trong những
năm gần đây. ................................................................................................... 11
1.3. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ............................................... 12
1.3.1. Sơ lƣợc về quản lý Nhà nƣớc về đất đai của nƣớc ta qua các thời kỳ .. 13
1.3.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai .................................................. 15
1.4. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN ĐẤT ................... 15
1.5. TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS). .................... 16
1.5.1. Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý. ................................................ 17
1.5.2. Các thành phần cơ bản của một hệ thống thông tin địa lý .................... 17
1.5.3. Tổng quan phần mềm QGIS ................................................................. 18
1.6. CẤU TRÚC CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA
LÝ. ................................................................................................................... 23
1.6.1. Thông tin đầu vào.................................................................................. 23
1.6.2. Xử lý dữ liệu ......................................................................................... 24


1.6.3. Thông tin đầu ra .................................................................................... 24

1.6.4. Kỹ thuật GIS trong phân tích và xử lý dữ liệu ...................................... 24
1.7. TỔNG QUAN ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ SỮ
LIỆU TÀI NGUYÊN ĐẤT. ............................................................................ 25
1.7.1. Ứng dụng ở Thế Giới ............................................................................ 25
1.7.2. Tình hình ứng dụng GIS tại Việt Nam.................................................. 26
ƢƠNG 2: ẾT QUẢ VÀ THẢO LU N ............................................... 28
2.1. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN ĐẤT. .......................... 28
2.1.1. Thu thập dữ liệu .................................................................................... 28
2.1.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian ...................................................... 28
2.1.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ ............................................................. 28
2.1.4. Số hóa bản đồ ........................................................................................ 29
2.1.5. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính ........................................................ 29
2.1.6. Xây dựng các bảng thuộc tính cho các bản đồ phục vụ công tác quản lý
nguồn tài nguyên đất xã Bảo Ninh. ................................................................. 31
2.2. KẾT QUẢ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ............................................ 37
2.3. KHAI THÁC CÁC TIỆN ÍCH HỖ TRỢ TRONG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT. ................................................................................ 39
2.3.1. Cập nhật dữ liệu thuộc tính ................................................................... 39
2.3.2. Tra cứu dữ liệu bằng bảng thuộc tính ................................................... 40
2.3.3. Đo đối tƣợng ......................................................................................... 41
2.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG QGIS. ...................................... 42
PHẦN 3: KẾT LU N VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 43
3.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 43
3.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 45


T M TẮT ĐỀ TÀI
Khóa luận tốt nghiệp “Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai
phục vụ công tác quản lý đất trên địa thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình” đã

đƣợc thực hiện năm 2017. Nội dung đề tài cần nghiên cứu các vấn đề sau:
- Nghiên cứu về công nghệ GIS và các ứng dụng của công nghệ GIS trong việc
thành lập cơ sở dữ liệu.
- Thu thập các tƣ liệu cần thiết cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất
thực tại thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình.
- Ứng dụng công nghệ GIS thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ công tác
quản lý đất đai tại thành phố.
Sau quá trình thực hiện, đề tài đã thu đƣợc một số kết quả sau:
- Tạo đƣợc các bản đồ chuyên đề thể hiện theo các yêu cầu khác nhau của nhà
quản lý.
- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện kế hoạch quản lý cơ sở dữ liệu, là
nguồn dữ liệu quan trọng phục vụ công tác quy hoạch phát triển của vùng.
- Có thể nhập, lƣu trữ với một khối lƣợng dữ liệu khổng lồ mà gọn nhẹ so với
phƣơng pháp lƣu trữ biểu bảng nhƣ trƣớc đây.
- Các số liệu lƣu trữ có thể truy xuất một cách nhanh chóng, dễ dàng với độ
chính xác cao so với phƣơng pháp truyền thống.
Với kết quả đã đạt đƣợc, có thể thấy việc ứng dụng GIS là phƣơng pháp có hiệu
quả với độ chính xác khá cao, tiết kiệm chi phí trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài
nguyên đất.


P ẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Ý DO

ỌN ĐỀ TÀI

Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là
yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và các sinh vật khác
trên Trái đất. Đồng thời, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lƣợng, có vị trí cố
định trong không gian. Chính vì vậy, đất đai cần đƣợc quản lý một cách hợp lý, sử

dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững.
Hiện nay, nƣớc ta đang trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đất nƣớc,
nhu cầu đất đai của các ngành kinh tế ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng,
bên cạnh đó tình hình sử dụng đất của các địa phƣơng trong cả nƣớc cũng ngày một
đa dạng và phức tạp hơn. Đòi hỏi ngành quản lý đất đai buộc phải có những thông
tin, dữ liệu về tài nguyên đất một cách đầy đủ chính xác và sự tổ chức sắp xếp một
cách hiệu quả cho nhiều mục đích khai thác, quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên đất gắn liền với quan điểm phát triển bền vững.
Bảo Ninh là xã vùng biển nằm phía đông thành phố Đồng Hới, có địa bàn rộng
lớn, ba bề tiếp giáp với biển và sông Nhật Lệ với diện tích tự nhiên 1767,33 ha, rất
thuận lợi để phát triển kinh tế biển và du lịch. Những năm qua, cùng với sự hỗ trợ
của Nhà nƣớc và sự nỗ lực của ngƣời dân đã tạo đà tạo thế cho Bảo Ninh vƣơn
mình ra biển lớn, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,5%. Đi đôi cùng sự phát triển kinh tế biển
và du lịch là sự phát triển về tình hình quản lý đất đai của xã. Là một xã trẻ còn
nhiều vấn đề vì vậy trong công tác quản lý về đất đai còn gặp nhiều khó khăn khó
giải quyết đối với chính quyền địa phƣơng
Hiện nay, GIS đã không ngừng đƣợc nâng cao và hoàn thiện về công nghệ
thành lập và phƣơng pháp sử dụng, nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ cho công tác
quản lý và hỗ trợ ra quyết định đối với các cấp chính quyền. Xây dựng các hệ thống
GIS hỗ trợ cho công tác quản lý đất đai là một việc cấp thiết, đặc biệt là khi cơ sở hạ
tầng công nghệ thông tin đã và đang phát triển nhanh chóng nhƣ hiện nay. Chính vì
thế, việc nghiên cứu và triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác
hỗ trợ ra quyết định có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đặc biệt là trong lĩnh vực
quản lý đất đai.
Từ yêu cầu thực tiễn trên và tầm quan trọng của việc quản lý đất bằng công
nghệ GIS thì việc xây dựng một đề tài nghiên cứu về việc ứng dụng GIS vào quản
lý đất là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Chính vì lẽ đó, dƣới sự hƣớng dẫn của
giảng viên T.S. Trần Thế Hùng cùng với sự tiếp nhận và giúp đỡ tận tình của sở
Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng Bình, tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện đề
tài: “Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai phục vụ công tác


1


quản lý đất trên địa thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình” (Với khu vực thí
điểm xây dựng cơ sở dữ liệu là xã Bảo Ninh - thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng
Bình.)
1.2. MỤ ĐÍ

ĐỀ TÀI

Đề tài đƣợc thực hiện nhằm thực hiện các mục đích sau:
- Sử dụng phần mềm QGIS nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai trên
địa bàn xã Bảo Ninh - thành phố Đồng Hới, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất, phục vụ cho công tác quản lý đất đai của thành phố phù hợp với các yêu cầu về
quản lý và sử dụng đất dựa trên chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về đất đai và
hoàn cảnh thực tiễn tại địa bàn thành phố.
- Thiết lập thông tin và cơ sở dữ liệu về đất đai có tính tổng hợp hệ thống, có
tính khái quát cao, dễ cập nhật và khai thác sử dụng, giúp đánh giá tổng quát hơn về
tài nguyên đất đai trên địa bàn xã Bảo Ninh một cách hợp lý từ đó làm cơ sở hỗ trợ
cho công tác quản lý đất đai và việc lập quy hoạch sử dụng đất.
1.3. NỘI DUNG NG IÊN ỨU
1.3.1. Xây dựng cơ sử dữ liệu tài nguyên đất

+ Điều tra, thu thập và xử lý dữ liệu
Dữ liệu chung bao gồm: Hệ thống lƣới chiếu, hệ thống tọa độ quốc gia, hệ
thống độ cao.
Dữ liệu không gian bao gồm: Các thông tin về địa giới hành chính trong thành
phố, các thông tin về hệ thống bản đồ.
Dữ liệu thuộc tính bao gồm: Tất cả các thông tin liên quan đến nguồn tài

nguyên đất đai của xã Bảo Ninh đƣợc thu thập từ các loại sổ sách, hồ sơ, bản đồ,
các loại văn bản hợp pháp.
+ Phân tích, tổ chức và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu
Dựa và các số liệu đã thu thập đƣợc sử dụng phần mềm thích hợp (QGIS) để
tiến hành số hoá dữ liệu sau đó tổ chức và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu.
+ Sử dụng phần mềm GIS (QGIS) để thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên
đất của xã Bảo Ninh phù hợp với yêu cầu quản lý và sử dụng đất đai dựa trên các
chính sách của Nhà nƣớc về đất đai và hoàn cảnh thực tiễn của xã.
1.3.4. Quản lý và cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý đất đai
Khai thác tính năng của phần mềm QGIS trong việc cung cấp các thông tin
trong hệ thống cơ sở dữ liệu đã xây dựng nhằm phục vụ cho công tác quản lý đất
đai.
2


1.4. ĐỐI TƢỢNG NG IÊN ỨU
+ Cơ sở dữ liệu tài nguyên đất trên địa bàn thành phố Đồng Hới.
+ Phần mềm QGIS thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất.
1.5. PHẠM VI KHÔNG GIAN
+ Không gian: xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
+ Thời gian: Năm 2017.
1.6. P ƢƠNG P ÁP NG IÊN ỨU
1.6.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Thu thập các dữ liệu không gian và thuộc tính về các mặt điều kiện tự nhiên,
kinh tế, tình hình quản lí sử dụng đất, định hƣớng sử dụng đất … từ các cơ quan
chuyên môn với phƣơng pháp kế thừa có tính chất chọn lọc.
- Khảo sát, quan sát thực địa giúp cập nhật và xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu.
1.6.2 Phƣơng pháp phân tích, thống kê số liệu
Sử dụng các chức năng của phần mềm ứng dụng GIS và các phần mềm hỗ trợ
phân tích, thống kê nguồn dữ liệu đã đƣợc xây dựng.

1.6.3. Phƣơng pháp bản đồ và GIS
Trên cơ sở phần mềm ứng dụng GIS tiến hành xây dựng bản đồ đơn tính, sau
đó kết hợp giữa chồng xếp hệ thống bản đồ đơn tính kết hợp với công tác cập nhật
thông tin xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ hệ thống thông tin đất.
Cách xây dựng bản đồ: Sử dụng phần mềm QGIS tạo cơ sở dữ liệu.

3


PHẦN 2: NỘI DUNG
ƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẶ ĐIỂM TỰ N IÊN VÀ TÀI NGUYÊN T IÊN
NHIÊN
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1.1.Vị trí địa lý
Bảo Ninh là xã ven biển nằm về phía Đông và Đông Nam của thành phố Đồng
Hới, bên dòng sông Nhật Lệ, có tọa độ địa lý từ 17024’57” đến 17029’10” vĩ độ
Bắc, và từ 106037’28” đến 106041’15” kinh độ Đông. Với dòng Nhật Lệ đổ về biển
Đông và cùng biển Đông bao bọc tạo cho xã nhƣ một bán đảo cát dời về phía biển.
Vị trí địa lý của xã nhƣ sau:
- Phía Bắc và phía Đông giáp biển Đông;
- Phía Tây giáp các phƣờng Hải Thành, Đồng Mỹ, Hải Đình và Phú Hải;
- Phía Nam giáp các xã Võ Ninh và Hải Ninh thuộc huyện Quảng Ninh.
Diện tích tự nhiên của xã Bảo Ninh là 1767,33 ha, chiếm 11,34 % tổng diện tích
tự nhiên thành phố Đồng Hới.
Về tổ chức đơn vị hành chính Xã Bảo Ninh có 8 thôn bao gồm: thôn Cửa Phú,
thôn Hà Trung, thôn Hà Thôn, thôn Trung Bính, thôn Hà Dƣơng, thôn Đồng
Dƣơng, thôn Sa Động và thôn Mỹ Cảnh [5].
1.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình gồm các đụn cát cao liên tục với nhiều bãi ngang và cửa lạch; có

những hồ nƣớc, khe nƣớc ngọt tự nhiên [5].
1.1.1.3. Khí hậu
Chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trƣng khí hậu miền Bắc,
phân hóa thành hai mùa rõ rệt: Mùa mƣa và mùa khô, cụ thể:
- Mùa mƣa: Xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11, trùng với gió mùa Đông Bắc
lạnh, lƣợng mƣa tƣơng đối lớn (chiếm 85% tổng lƣợng mƣa cả năm) kèm theo bão
lũ thƣờng xuyên xảy ra gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống.
- Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau; đây là mùa nắng gay gắt, có gió
Tây Nam khô nóng, lƣợng bốc hơi lớn.

4


- Nhiệt độ: Với nền nhiệt độ cao và ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho cây
trồng nhiệt đới phát triển tốt. Nhiệt độ trung bình năm là 24,40C, thấp nhất từ 7,8 9,40C (tháng 12, tháng 1), cao nhất từ 40,1 - 40,60C (tháng 6, tháng 7).
- Chế độ mƣa: Gió mùa đã gây ra hiện tƣợng mƣa nhiều (lƣợng mƣa trung bình
năm bình quân từ 1.300 - 4.000 mm) phân bố không đều, tập trung vào mùa mƣa
với số ngày mƣa trung bình khá cao lên tới 139 ngày. Mùa khô nóng có gió Tây
Nam nên ít mƣa, lƣợng mƣa chiếm khoảng 20 - 25% lƣợng mƣa cả năm. Tháng có
lƣợng mƣa lớn nhất là tháng 9, tháng 10 (502 - 668 mm), tháng có lƣợng mƣa thấp
nhất là tháng 3, tháng 4 (44 - 46 mm). Đây là hạn chế lớn cho sự phát triển sản xuất
nông nghiệp vì hiện nay sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây trồng cạn do đó giải
pháp hiệu quả nhất là phải chọn ra đƣợc những loại giống cây trồng có thời gian
sinh trƣởng và phát triển ngắn.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình tháng trên 70%, độ ẩm không khí cao (82
- 84%) thƣờng xảy ra vào những tháng cuối mùa đông khi khối không khí cực đới
lục địa tràn về qua đƣờng biển và khối không khí nhiệt đới biển Đông luân phiên
hoạt động (những ngày có gió Tây Nam độ ẩm tƣơng đối thấp).
- Lƣợng bốc hơi: Bình quân trong năm là 1.049 - 1.037mm; chủ yếu trong các
tháng 4, 5, 6, 7. Trong mùa mƣa do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tƣơng đối cao, ít

gió, áp lực không khí lớn nên lƣợng bốc hơi nhỏ dẫn tới thời tiết rất ẩm (lƣợng bốc
hơi chiếm 1/5 đến 1/2 lƣợng mƣa). Mùa khô, nhiệt độ không khí cao, ẩm độ thấp,
gió lớn, áp lực không khí giảm nên cƣờng độ bốc hơi lớn.
- Gió bão: xã Bảo Ninh là một trong những khu vực có nhiều cơn bão đi qua
(xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11). Trung bình hàng năm có 1 - 2 cơn bão trực tiếp,
ảnh hƣởng đến xã. Chế độ gió ảnh hƣởng tới chế độ nhiệt và có sự phân bố rõ theo
mùa, cụ thể:
+ Gió mùa Đông Bắc: Do ảnh hƣởng của các đợt không khí lạnh từ miền Bắc
tràn xuống (ảnh hƣởng từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau), gây thiệt hại cho sản xuất
của ngƣời dân.
+ Gió mùa Tây Nam (gió Lào) với sự khô cháy, rát bỏng của gió Lào khi vƣợt
qua cửa sông Nhật Lệ vào đến Bảo Ninh đã giảm bớt đi sự khắc nghiệt đó [5].
1.1.1.4. Thuỷ văn
Chịu ảnh hƣởng trực tiếp của sông Nhật Lệ và triều cƣờng biển Đông dẫn tới sự
phân bố dòng chảy theo mùa rõ rệt: Trong mùa mƣa lũ, nƣớc chảy dồn ứ từ các
sƣờn núi xuống các thung lũng hẹp, cùng với triều cƣờng dẫn tới nƣớc sông lên rất
nhanh gây lũ, ngập lụt lớn trên diện rộng; về mùa khô nƣớc sông xuống thấp, đã hạn
chế phần nào đến sản xuất. Vì vậy, ở các vùng đất thấp và ở hạ lƣu sông thƣờng bị

5


nhiễm mặn ảnh hƣởng xấu tới sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, có thể vận dụng
đặc điểm này để quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản nƣớc mặn, lợ [5].
1.1.2.

hái quát điều kiện kinh tế - xã hội.

1.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trên đà phát triển chung của xã hội, những năm gần đây nền kinh tế của xã có

những bƣớc tăng trƣởng và phát triển khá toàn diện; một số ngành, lĩnh vực kinh tế
- xã hội tiếp tục đƣợc cải thiện và bắt đầu phát huy hiệu quả. Tiềm năng, lợi thế trên
địa bàn đƣợc tập trung khai thác, chất lƣợng sản phẩm từng bƣớc nâng cao gắn với
chế biến và xuất khẩu. Tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 12% [5].
1.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
 Khu vực kinh tế nông nghiệp
- Ngành nông nghiệp
+ Trồng trọt: Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo đúng hƣớng của các cấp chính quyền,
nhân dân trong xã đã mạnh dạn đầu tƣ chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, có
nhiều mô hình trồng rau sạch mang lại hiệu quả kinh tế cao (chủ yếu là: Hành
hƣơng, đậu, mƣớp đắng).
+ Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi của xã tiếp tục phát triển, chất lƣợng đàn gia
súc, gia cầm đƣợc cải thiện. Nhiều mô hình chăn nuôi lợn, gà, đà điểu, bò theo
phƣơng thức công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao. UBND xã đã chỉ đạo và thực
hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch lở mồm long móng và bệnh dịch tai
xanh ở lợn, tiến hành tiêm Vacxin cho 100% gia súc, gia cầm trên địa bàn. Ngƣời
chăn nuôi nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của công tác giống nên đã thực hiện tốt
các chƣơng trình sinh hóa đàn bò và nạc hóa đàn lợn cùng với hình thức du nhập
các giống gà nhƣ gà Lƣơng Phƣợng, gà Ai Cập nên đã nâng cao đƣợc chất lƣợng
đàn gia súc, gia cầm.
- Ngành lâm nghiệp
Trong cơ cấu ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp thì lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn,
rừng ở đây chủ yếu là rừng sản xuất diện tích 613,29 ha chiếm 34,70 % tổng diện
tích tự nhiên của xã. Công tác bảo vệ và phát triển rừng đƣợc tăng cƣờng, ngăn chặn
đƣợc tình trạng suy thoái về diện tích và chất lƣợng rừng. Công tác trồng, chăm sóc
và bảo vệ rừng đƣợc chú trọng đẩy mạnh bằng nhiều nguồn vốn đầu tƣ và đạt kết
quả khá, đã trở thành phong trào của quần chúng nhân dân.
- Ngành thủy sản
Xã Bảo Ninh đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với sông Nhật Lệ và biển Đông bao bọc
nên rất thuận lợi cho sự phát triển toàn diện ngành thủy sản về nuôi trồng thủy sản


6


ngọt, mặn, lợ cũng nhƣ khai thác tài nguyên hải sản biển. Ngành thủy sản đã có
những chuyển biến tích cực, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế ngành Nông Lâm - Ngƣ nghiệp, kinh tế biển phát triển mạnh về quy mô sản xuất từ nghề nghiệp
đến tổ chức, củng cố phát triển theo mô hình liên gia liên hộ. Cơ cấu phát triển kinh
tế nhiều thành phần đã khuyến khích các hộ gia đình góp vốn đầu tƣ cho sản xuất.
Trong những năm qua ngƣ dân trong xã đã đầu tƣ hàng chục tỷ đồng để đổi mới
trang thiết bị, mua sắm mới tàu thuyền, ngƣ cụ phù hợp ngƣ trƣờng. Sản lƣợng nuôi
trồng, đánh bắt và chế biến không ngừng tăng.
 Khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã phát triển cả về số lƣợng và chất
lƣợng, ngoài việc củng cố các cơ sở sản xuất đá lạnh phục vụ cho đánh bắt thủy sản
trên địa bàn, nhân dân đã chú trọng đầu tƣ vào việc phát triển nghề chế biến các mặt
hàng từ hải sản. Đây là nghề truyền thống của nhân dân Bảo Ninh. Nhiều sản phẩm
đã có thƣơng hiệu đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng nhƣ: Nƣớc mắm Khánh Cƣờng, mực
khô, cá khô, mắm, ruốc các loại, hàng năm cung cấp cho thị trƣờng trong và ngoài
tỉnh hàng trăm tấn, giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động.
 Khu vực kinh tế dịch vụ
- Về dịch vụ thƣơng mại: Hoạt động thƣơng mại dịch vụ của xã khá phát triển
cả về quy mô lẫn chất lƣợng, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất,
kinh doanh, phục vụ đời sống dân cƣ. Hàng hóa lƣu thông ngày càng thuận lợi, cơ
bản đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng cũng nhƣ yêu cầu phát triển sản xuất của các
ngành kinh tế. Tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm tăng 12,5%.
- Về dịch vụ du lịch: xã Bảo Ninh đƣợc xác định là một trong những địa bàn
quan trọng về phát triển ngành du lịch của thành phố với khu du lịch sinh thái Mỹ
Cảnh - Bảo Ninh, bãi tắm Bảo Ninh. Tuy nhiên, mức độ đầu tƣ ở khu vực này vẫn
chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, đồng thời tốc độ triển khai các dự án du lịch còn
chậm. Hoạt động của ngành phần lớn do các hộ gia đình quản lý và mang tính tự

phát, hiệu quả kinh tế chƣa cao.
- Dịch vụ khác: Bao gồm dịch vụ gia công sắt thép, nhôm kính, vật liệu xây
dựng, mộc hàng hóa phục vụ lễ cƣới, lễ hội, các tổ dịch vụ sửa chữa cơ khí, tàu
thuyền, xe máy đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhân dân nên thu nhập khá cao, ổn định
đời sống [5].
1.1.2.3. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua nhờ có sự quan tâm đầu tƣ của các cấp chính quyền nên
công tác xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã không ngừng đƣợc cải

7


thiện. Hệ thống trƣờng học, đƣờng giao thông đƣợc xây mới, mở rộng và kiên cố
hóa đã đáp ứng nhu cầu cấp [5].
1.2. HIỆN TRẠNG T N
ẢO NIN .

N

QUẢN

Ý VÀ SỬ DỤNG ĐẤT

ỦA XÃ

1.2.1 Diện tích và cơ cấu các loại đất theo mục đích sử dụng
Theo kết quả kiểm kê đất đai đến ngày 31/12/2014, tổng diện tích đất tự nhiên
của xã là 1767,33ha, đƣợc sử dụng nhƣ sau:
1.2.1.1. Đất nông nghiệp
Chiếm diện tích lớn nhất có 818,86 ha, chiếm 46,33 % so với tổng diện tích tự

nhiên của xã, trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp 118,73 ha, chiếm 14,50 % diện tích đất nông
nghiệp, tăng 26,85 ha so với năm 2010
+ Đất trồng cây hàng năm:61,09 ha tăng 23,80 ha so với năm 2010 do chuyển
từ đất nuôi trồng thủy sản sang 0,02 ha, đất nông nghiệp khác sang 37,71 ha (do khi
đo đạc lại bản đồ địa chính, xác định lại diện tích và mục đích sử dụng đất theo hiện
trạng sử dụng) và chuyển mục đích sang đất ở 1,07 ha, đất sử dụng vào mục đích
công cộng 6,93 ha (Quyết định 1802/QĐ-UBND xây dựng khu neo đậu tránh trú
bão cho tàu cá Nhật Lệ tại xã Bảo Ninh, Quyết định 3297/QĐ-UBND giải phóng
mặt bằng xây dựng cầu Nhật Lệ 2, xây dựng công trình đƣờng phía Đông dọc bờ
sông Nhật Lệ, Quyết định 2025/QĐ-UBND xây dựng trục đƣờng chính Bắc - Nam,
rộng 60m, xã Bảo Ninh).
+ Đất trồng cây lâu năm:57,64 ha tăng 3,04 ha so với năm 2010 do chuyển mục
đích sang đất ở 9,06 ha, chuyển sang đất sử dụng vào mục đích công cộng 4,76 ha
(Quyết định 1802/QĐ-UBND xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Nhật
Lệ tại xã Bảo Ninh, Quyết định 3297/QĐ-UBND giải phóng mặt bằng xây dựng cầu
Nhật Lệ 2, xây dựng công trình đƣờng phía Đông dọc bờ sông Nhật Lệ, Quyết định
2025/QĐ-UBND xây dựng trục đƣờng chính Bắc - Nam, rộng 60m, xã Bảo Ninh)
và đo đạc lại theo hiện trạng sử dụng đất [5].
1.2.1.2. Đất lâm nghiệp
Gồm 613,29 ha, chiếm 74,90 % diện tích đất nông nghiệp; tăng 125,24 ha so
với kiểm kê năm 2010do khi đo đạc lại bản đồ địa chính, xác định lại diện tích và
mục đích sử dụng đất theo hiện trạng sử dụng và chuyển sang đất sử dụng vào mục
đích công cộng 3,17 ha (Quyết định 1802/QĐ-UBND xây dựng khu neo đậu tránh
trú bão cho tàu cá Nhật Lệ tại xã Bảo Ninh, Quyết định 3297/QĐ-UBND giải phóng
mặt bằng xây dựng cầu Nhật Lệ 2, xây dựng công trình đƣờng phía Đông dọc bờ

8



sông Nhật Lệ, Quyết định 2025/QĐ-UBND xây dựng trục đƣờng chính Bắc - Nam,
rộng 60m, xã Bảo Ninh) [5].
1.2.1.3. Đất nuôi trồng thủy sản
Gồm 86,83 ha, chiếm 10,60 % diện tích đất nông nghiệp, giảm 46,25 ha so với
kiểm kê 2010 do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác 0,02 ha, đất ở 0,01 ha,
đất công an 0,15 ha (Quyết định số 787/QĐ-UBND ngày 08/4/2011 của UBND tỉnh
Quảng Bình về việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng và giao đất cho Tổng cục
Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tƣ pháp xây dựng Khu nghĩ dƣỡng tại xã Bảo
Ninh, thành phố Đồng Hới), đất sử dụng vào mục đích công cộng 3,86 ha (Quyết
định 1802/QĐ-UBND xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Nhật Lệ tại xã
Bảo Ninh, Quyết định 3297/QĐ-UBND giải phóng mặt bằng xây dựng cầu Nhật Lệ
2, xây dựng công trình đƣờng phía Đông dọc bờ sông Nhật Lệ, Quyết định
2025/QĐ-UBND xây dựng trục đƣờng chính Bắc - Nam, rộng 60m, xã Bảo Ninh)
[5].
1.2.1.4. Đất phi nông nghiệp
Gồm có 627,14 ha, chiếm 35,49 % diện tích tự nhiên của xã, trong đó:
- Đất ở: 49,15 ha, chiếm 7,84 % diện tích đất phi nông nghiệp; tăng 12,68 ha so
với kiểm kê năm 2010 (36,47 ha), do chuyển sang từ đất trồng cây hàng năm khác
1,07 ha và đất trồng cây lâu năm 9,06 ha, đất nuôi trồng thủy sản 0,01 ha, đất sử
dụng vào mục đích công cộng 0,19 ha, đất bằng chƣa sử dụng 3,35 ha (Quyết định
số 835/QĐ-UBND ngày 10/4/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc giao các lô
đất ở Mỹ Cảnh, Quyết định số 1800/QĐ-UBND ngày29/7/2013 của UBND tỉnh
Quảng Bình về việc giao các lô đất ở Hà Trung, xã Bảo Ninh, xây dựng khu tái định
cƣ giải phóng mặt bằng xây dựng cầu Nhật Lệ 2, xã Bảo Ninh).
- Đất chuyên dùng: 297,76 ha, chiếm 47,48 % diện tích đất phi nông nghiệp,
gồm:
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan: 0,29 ha, tăng 0,02 ha so với kiểm kê năm 2010,
do đo đạc lại bản đồ địa chính có sự sai khác giữa 2 lần đo.
+ Đất an ninh: 6,31 hatăng 2,31 ha so với kiểm kê năm 2010 do chuyển sang từ
đất rừng phòng hộ 2,70 ha, đất nuôi trồng thủy sản 0,15 ha, đất sử dụng vào mục

đích công cộng 0,14 ha (Quyết định số 787/QĐ-UBND ngày 08/4/2011 của UBND
tỉnh Quảng Bình về việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng và giao đất cho Tổng
cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tƣ pháp xây dựng Khu nghĩ dƣỡng tại xã
Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới).
+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp: 8,09 ha giảm 0,87 ha so với kiểm kê năm
2010 do chuyển sang từ đất rừng phòng hộ 2,73 ha, đất sử dụng vào mục đích công

9


cộng 0,14 ha, đất bằng chƣa sử dụng 1,07 ha (trạm quan trắc tổng hợp Tài nguyên Môi trƣờng biển, quảng trƣờng biển) và đo đạc lại bản đồ địa chính, xác định lại
diện tích và mục đích sử dụng đất theo hiện trạng sử dụng.
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 138,77 ha tăng 20,25 ha so với
kiểm kê năm 2010, do chuyển từ đất rừng phòng hộ 12,31 ha, đất sử dụng vào mục
đích công cộng 0,29 ha, đất bằng chƣa sử dụng 1,07 ha (Quyết định số 813/QĐUBND ngày 09/4/2011 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc thu hồi đất, chuyển
mục đích sủ dụng đất và cho Công ty cổ phần Hoàn Cầu Đá Nhảy, khu đất sản xuất
kinh doanh tại quảng trƣờng biển, ngân hàng phát triển Quảng Bình, khu du lịch
sinh thái Đại Nam).
+ Đất sử dụng vào mục đích cộng cộng: 144,29 hatăng 89,92 ha so với kiểm kê
năm 2010 (54,37 ha) do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác 6,93 ha, đất trồng
cây lâu năm 4,76 ha, đất rừng sản xuất 3,17 ha, đất rừng phòng hộ 28,24 ha, đất
nuôi trồng thủy sản 3,86 ha, đất ở 1,12 ha, đất xây dựng công trình sự nghiệp 0,01
ha, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 0,60 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà
tang lễ, nhà hỏa táng 0,47 ha, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 6,24 ha, đất có mặt
nƣớc chuyên dùng 0,94 ha, đất bằng chƣa sử dụng 15,10 ha (Quyết định 1802/QĐUBND xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Nhật Lệ tại xã Bảo Ninh,
Quyết định 3297/QĐ-UBND giải phóng mặt bằng xây dựng cầu Nhật Lệ 2, xây
dựng công trình đƣờng phía Đông dọc bờ sông Nhật Lệ, Quyết định 2025/QĐUBND xây dựng trục đƣờng chính Bắc - Nam, rộng 60m, xã Bảo Ninh, Quyết định
số 835/QĐ-UBND ngày 10/4/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc giao các lô
đất ở Mỹ Cảnh, Quyết định số 1800/QĐ-UBND ngày29/7/2013 của UBND tỉnh
Quảng Bình về việc giao các lô đất ở Hà Trung, xã Bảo Ninh, xây dựng khu tái định

cƣ giải phóng mặt bằng xây dựng cầu Nhật Lệ 2, xã Bảo Ninh).
- Đất cơ sở tôn giáo: 0,12 ha, chiếm 0,02 % diện tích đất phi nông nghiệp; tăng
0,12 ha so với kiểm kê năm 2010, do đo đạc lại hiện trạng sử dụng đất.
- Đất cơ sở tín ngƣỡng: 0,69 ha, chiếm 0,11 % diện tích đất phi nông nghiệp;
tăng 0,69 ha so với kiểm kê năm 2010, do đo đạc lại hiện trạng sử dụng đất.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: 90,78 ha, chiếm 14,48 %
diện tích đất phi nông nghiệp; tăng 52,52 ha so với kiểm kê năm 2010.
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: 187,16 ha, chiếm 29,84 % diện tích đất phi
nông nghiệp; giảm 54,50 ha so với kiểm kê năm 2010.
- Đất có mặt nƣớc chuyên dùng: 1,48 ha, chiếm 0,23 diện tích đất phi nông
nghiệp; tăng 1,48 ha so với kiểm kê năm 2010 [5].

10


1.2.1.5. Diện tích đất chưa sử dụng năm 2014
Diện tích đất chƣa sử dụng năm 2014 là 321,34 ha, tăng 3,02 ha so với kiểm kê
năm 2010, trong đó:
- Đất bằng chƣa sử dụng tăng 3,02 ha do đo đạc lại bản đồ địa chính, xác định
lại diện tích và mục đích sử dụng đất theo hiện trạng sử dụng và chuyển sang đất ở
3,35 ha, đất xây dựng trụ sở cơ quan 0,02 ha, đất xây dựng công trình sự nghiệp
1,07 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 2,20 ha, đất sử dụng vào mục đích
công cộng 15,10 ha (Quyết định 1802/QĐ-UBND xây dựng khu neo đậu tránh trú
bão cho tàu cá Nhật Lệ tại xã Bảo Ninh, Quyết định 3297/QĐ-UBND giải phóng
mặt bằng xây dựng cầu Nhật Lệ 2, xây dựng công trình đƣờng phía Đông dọc bờ
sông Nhật Lệ, Quyết định 2025/QĐ-UBND xây dựng trục đƣờng chính Bắc - Nam,
rộng 60m, xã Bảo Ninh, Quyết định số 835/QĐ-UBND ngày 10/4/2013 của UBND
tỉnh Quảng Bình về việc giao các lô đất ở Mỹ Cảnh, Quyết định số 1800/QĐUBND ngày29/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc giao các lô đất ở Hà
Trung, xã Bảo Ninh, xây dựng khu tái định cƣ giải phóng mặt bằng xây dựng cầu
Nhật Lệ 2, xã Bảo Ninh) [5].

1.2.2. Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai trong những
năm gần đây.
1.2.2.1. Tình hình cập nhật chỉnh lý biến động
Hiện nay xã Bảo Ninh đang sử dụng Hồ sơ địa chính bản giấy đƣợc thành lập từ
năm 1997, không có Hồ sơ dạng số. Trải qua một thời gian dài Hồ sơ này cũng dần
xuống cấp, chất lƣợng không đảm bảo nên việc chỉnh lý, cập nhật biến động hầu
nhƣ không thực hiện đƣợc.
Năm 2010 toàn xã đƣợc đo đạc lại Bản đồ địa chính tỉ lệ 1:2000 và 1:10000
theo Dự án Hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai. Cho đến nay Hồ sơ đo đạc mới vẫn
chƣa đƣợc hoàn thiện để đƣa vào sử dụng [5].
1.2.2.2. Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
UBND xã Bảo Ninh đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2020, thể hiện định hƣớng sử dụng đất trên địa bàn xã, thực hiện các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội và ổn định chính trị, đồng thời là công cụ quan trọng để cho
UBND xã thực hiện việc quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và pháp
luật.
Nhìn chung, trong giai đoạn đầu 2011 - 2015 việc sử dụng đất đƣợc thực hiện
theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất [5].

11


1.2.2.3. Vai trò trách nhiệm của UBND
Để công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn xã đi vào nề nếp và đạt hiệu quả
cao có vai trò rất lớn của UBND các cấp. UBND các cấp thể hiện vai trò trách
nhiệm của mình thông qua các nội dung:
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện;
Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản
đồ hành chính;
Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện

trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất;
Thống kê, kiểm kê đất đai;
Quản lý tài chính về đất đai;
Quản lý và phát triển thị trƣờng quyền sử dụng đất trong thị trƣờng bất động
sản;
Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất;
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử
lý vi phạm pháp luật về đất đai;
Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong
việc quản lý và sử dụng đất đai;
Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai [5].
1.2.2.4. Tình hình sử dụng đất
Trong những năm gần đây, xã Bảo Ninh đã chú trọng hơn đến việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Từ đó, tình hình sử dụng đất của xã ngày càng hợp lý
và hiệu quả hơn [5].
1.3. TỔNG QUAN VỀ QUẢN Ý ĐẤT ĐAI
Quản lý có nhiều nghĩa khác nhau nhƣng xét về quan niệm chung nhất thì:
“Quản lý chính là sự tác động định hƣớng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm
trật tự hóa và hƣớng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định”. [1]

12


Quản lý Nhà nƣớc về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan Nhà
nƣớc có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nƣớc đối với đất
đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại

quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử
dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai [3].
1.3.1. Sơ lƣợc về quản lý Nhà nƣớc về đất đai của nƣớc ta qua các thời kỳ
1.3.1.1. Thời kỳ phong kiến và thực dân phong kiến và thời kỳ Pháp thuộc
Do vai trò đặc biệt quan trọng của đất đai, các Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam
đã quan tâm đến công tác quản lý đất đai, mà trƣớc hết là việc đƣa ra các chính
sách, pháp luật điều tiết các quan hệ về đất đai. Chính sách đất đai trƣớc hết tập
trung vào việc thu thuế điền và xác định các hình thức sở hữu về đất đai nhƣ sở hữu
tƣ nhân, sở hữu công làng xã và sở hữu trực tiếp của Nhà nƣớc - "Đất vua, chùa
làng".
Các triều đại phong kiến Việt Nam phải mất 31 năm, từ năm Gia Long thứ
4 (1805) đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836), khắp cõi đất Việt Nam mới ghi chép
đầy đủ từng mảnh ruộng, sở đất, con đƣờng, khu rừng, núi sông... vào sổ địa bạ của
mỗi làng, từ thành thị đến vùng biên cƣơng. Công trình đo đạc, thành lập địa bạ trên
quy mô toàn quốc của nhà Nguyễn là công trình to lớn và có ý nghĩa nhất trong lịch
sử quản lý đất đai thời kỳ phong kiến Việt Nam, đóng góp rất quan trọng trong việc
hoạch định các chính sách về quản lý đất đai và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
ở thế kỷ thứ XIX. Hiện nay, nƣớc ta đang lƣu giữ 11.000 quyển địa bạ của thời kỳ
này và trở thành một tƣ liệu quý giá của Quốc gia
Thời kỳ Pháp thuộc, Thực dân Pháp chú trọng phát triển chế độ sở hữu lớn về
ruộng đất ở Nam Kỳ, duy trì chế độ công điền và chế độ sở hữu nhỏ ở Bắc Kỳ và
Trung Kỳ. Tổ chức hệ thống quản lý đất đai trên lãnh thổ Việt Nam theo 3 cấp: Cơ
quan quản lý Trung ƣơng là Sở Địa chính thuộc Thống sứ Bắc Kỳ, Khâm sứ Trung
Kỳ và Thống đốc Nam Kỳ, về sau trực thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dƣơng; Cơ
quan cấp tỉnh là Ty Địa chính; cấp cơ sở làng xã có nhân viên địa chính là chƣởng
bạ ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và hƣơng bộ ở Nam Kỳ. Thực dân Pháp đã tiến hành đo đạc
bản đồ địa chính từ năm 1871 ở Nam Kỳ, sau đó công việc đo đạc đƣợc triển khai ra
khắp lãnh thổ. Các bản đồ đƣợc xây dựng để thành lập hồ sơ địa chính phục vụ cho
việc thu thuế, quản lý đất đai.
1.3.1.2. Thời kỳ từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mở ra một kỷ nguyên mới của
nƣớc Việt Nam, kỷ nguyên dân tộc độc lập, dân quyền, dân chủ. Trải qua gần 65
năm, kể từ ngày 03/10/1945 cho đến nay, ngành Quản lý đất đai Việt Nam đã

13


trƣởng thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau với cơ cấu tổ chức,
tên gọi khác nhau. Có thể tóm tắt lịch sử quá trình hình thành và phát triển của
ngành theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1945 - 1959
Từ 1945 đến 1959 hoạt động của ngành Quản lý đất đai chủ yếu là hình thành
hệ thống cơ quan quản lý đất đai trong chế độ mới với chức năng, nhiệm vụ bảo vệ
chế độ sở hữu ruộng đất và thu thuế điền thổ. Trong những năm kháng chiến chống
Pháp, ngành Địa chính đã có một số thay đổi về hoạt động góp phần quan trọng
thực hiện nhiệm vụ huy động thuế nông nghiệp phục vụ kháng chiến, kiến quốc.
Sau thắng lợi của cuộc Cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1953 - 1958), ngành Địa
chính đã thực hiện tốt các nhiệm vụ: tổ chức đo đạc, lập bản đồ giai thửa và sổ sách
địa chính để nắm diện tích ruộng đất, phục vụ việc kế hoạch hóa và hợp tác hóa
nông nghiệp, tính thuế ruộng đất, xây dựng đô thị.
- Giai đoạn 1960 - 1978
Trong giai đoạn 1960 - 1978, ngành Quản lý ruộng đất đã phát triển hệ thống bộ
máy và đội ngũ cán bộ từ Trung ƣơng tới địa phƣơng, mở rộng các nội dung quản lý
nhà nƣớc về đất đai. Cơ quan quản lý ruộng đất có nhiệm vụ chủ yếu là giúp Bộ
Nông nghiệp “quản lý việc mở mang, sử dụng và cải tạo ruộng đất trong nông
nghiệp”. Ngành Quản lý ruộng đất đã có những đóng góp to lớn trong việc mở rộng
và sử dụng có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp, xây dựng kinh tế hợp tác xã và
phát triển nông thôn.
- Giai đoạn 1979 đến nay
Trong giai đoạn từ 1979 đến nay, ngành Quản lý đất đai đã phát triển theo

hƣớng hiện đại, mở rộng phạm vi quản lý đối với tất cả các loại đất. Nội dung quản
lý Nhà nƣớc về đất đai đƣợc mở rộng ra nhiều lĩnh vực. Hệ thống cơ quan và đội
ngũ cán bộ đã từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, năng lực quản lý, chuyên môn và công
nghệ đƣợc nâng cao, đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý đất đai hiện đại.
Hoạt động của ngành đã góp phần tăng cƣờng hiệu lực quản lý Nhà nƣớc; đảm bảo
công bằng và ổn định xã hội; tăng thu cho ngân sách Nhà nƣớc; chuyển đổi cơ cấu
nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc; bảo vệ môi trƣờng. Chƣa bao giờ ngành quản lý đất đai lại có cơ cấu tổ chức
4 cấp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng hoàn chỉnh và hùng mạnh nhất về mọi mặt,
ngang tầm với nhiệm vụ đƣợc Đảng và Nhà nƣớc giao và là ngành có vai trò quan
trọng đối với sự phát triển của xã hội về tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội; quốc
phòng - an ninh… [6].

14


×