Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Nâng cao hiệu quả rd trong các doanh nghiệp dược việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.92 MB, 215 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ HẠNH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ R&D TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP DƢỢC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ HẠNH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ R&D TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP DƢỢC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 62.34.01.02
(Mã số cũ: 62.34.05.01)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. GS.TS. NGUYỄN TRƢỜNG SƠN
2. TS. ĐOÀN GIA DŨNG


Đà Nẵng - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án “Nâng cao hiệu quả R&D
trong các doanh nghiệp dược Việt Nam” là công trình
nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Các số liệu, trích dẫn

và tài liệu tham khảo sử dụng cho luận án là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 7 năm 2017
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ...........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................6
4. Phương pháp nghiên c ứu ................................................................................................6
5. Đóng góp của đề tài ........................................................................................................7
6. Kết cấu luận án ...............................................................................................................8
Nội dung chính của luận án được trình bày theo kêt cấu 6 chương: .............................8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.........................................................................................................9
1.1 Một số nghiên cứu quan trọng về R&D và quản trị R&D .....................................9
1.1.1. Nghiên cứu của Roussel và ctg (1991), Rothwell (1994), Miller và Morris
(1999), Chiesa (2001), và Nobelius, D. (2003) ...............................................................9

1.1.2. Nghiên cứu của OECD (2002) ............................................................................. 10
1.1.3. Nghiên cứu của Jain và Triandis (1990) ............................................................. 11
1.2 Một số nghiên cứu quan trọng về đánh giá hiệu quả R&D................................. 14
1.2.1. Nghiên cứu của Brown và Svenson (1988) ........................................................ 14
1.2.2. Nghiên cứu của Kerssens-van Drongelen and A. Cook (1997)...................... 15
1.2.3. Nghiên cứu của Rosalie Ruegg, Gretchen Jordan , và Joe Roop (2007) ........ 15
1.2.4. Nghiên cứu của Teresa García-Valderrama and Eva Mulero-Mendigorri (2005).............. 16
1.2.5. Một số nghiên cứu về phương pháp và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả R&D....... 18
1.2.6. Đánh giá chung các nghiên c ứu quan trọng về đánh giá hiệu quả R&D ........ 20
1.3. Một số nghiên cứu quan trọng sử dụng công cụ kết hợp BSC-DEA trong đánh giá hiệu quả. 22
1.3.1. Nghiên cứu của Rouse và ctg (2002) .................................................................. 22
1.3.2. Nghiên cứu của Chen và Chen (2007) ................................................................ 24
1.3.3. Nghiên cứu của Min và ctg (2008) ...................................................................... 27
1.3.4. Nghiên cứu của Chiang và Lin (2009) ................................................................ 30
1.3.5. Nghiên cứu của Marcelo và ctg (2009)............................................................... 33


1.3.6. Nghiên cứu của Amado và ctg (2012) ................................................................ 35
1.3.7. Tổng hợp và đánh giá các nghiên cứu quan trọng sử dụng công cụ kết hợp
BSC-DEA trong đánh giá hiệu quả ................................................................................ 40
1.4 Một số nghiên cứu về các giải pháp nâng cao hiệu quả R&D............................ 44
1.4.1. Nghiên cứu của Scott Jones và ctg (2013) ......................................................... 44
1.4.2. Nghiên cứu của Steven M. Paul và ctg (2010)................................................... 46
1.4.3. Nghiên cứu về mô hình mở của Chesbrough (2003) và Rosa & Mohnen (2013) 48
1.4.4. Một số nghiên cứu về lý thuyết và ứng dụng mô hình hợp tác trong R&D ... 49
1.4.5. Đánh giá chung các nghiên c ứu quan trọng về nâng cao hiệu quả R&D ....... 60
1.5 Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................... 61
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 63
2.1. Nghiên cứu và phát triển (R&D) ............................................................................ 63
2.1.1. Khái niệm nghiên cứu và phát triển (R&D) ....................................................... 63

2.1.2. Vai trò chiến lược của R&D trong hoạt động kinh doanh................................ 64
2.1.3. Nội dung và quy trình R&D ................................................................................. 66
2.1.4. Các nhân tố cần thiết cho một tổ chức R&D...................................................... 68
2.1.5. R&D trong các doanh nghiệp dược ..................................................................... 74
2.2. Quản trị R&D............................................................................................................ 82
2.2.1. Khái niệm quản trị R&D....................................................................................... 82
2.2.2. Nội dung quản trị R&D......................................................................................... 82
2.2.3. Sự phát triển của khoa học quản trị R&D........................................................... 83
2.3. Đánh giá hiệu quả R&D .......................................................................................... 85
2.3.1. Khái niệm hiệu quả................................................................................................ 85
2.3.2. Sự cần thiết đo lường hiệu quả R&D của doanh nghiệp .................................. 87
2.3.3. Những khó khăn thách thức trong đánh giá hiệu quả R&D ............................. 88
2.4. Sự phát triển của các phương pháp đánh giá hiệu quả R&D .............................. 89
2.4.1. Các phương diện và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả R&D....................................... 90
2.4.2. Các cách tiếp cận và kỹ thuật sử dụng trong đánh giá hiệu quả R&D............ 96
2.5. Kỹ thuật kết hợp BSC – DEA trong đánh giá hiệu quả....................................... 99


2.5.1. Khái niệm và các phương diện đánh giá của kỹ thuật BSC ............................. 99
2.5.2. Kỹ thuật phân tích bao số liệu – Data Envelop Analysic (DEA) .................. 102
2.5.3. Sự kết hợp của BCS và DEA trong đánh giá hiệu quả R&D ......................... 105
2.6. Tóm tắt chương 2 ................................................................................................... 106
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................. 107
3.1. Quy trình nghiên cứu và tiến độ nghiên cứu....................................................... 107
3.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................... 110
3.2.1. Các cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu là:........................................................ 111
3.2.2. Mô hình BSC-DEA đề xuất cho ước lượng hiệu quả R&D ........................... 111
3.2.3. Đề xuất mô hình cho khảo sát các nhân tố ảnh hưởng.................................... 114
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 115
3.3.1. Nghiên cứu định tính ........................................................................................... 115

3.3.2. Nghiên cứu định lượng ....................................................................................... 127
3.3.3. Mô hình ước lượng hiệu quả .............................................................................. 128
3.3.2. Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ................................ 132
3.4. Nguồn số liệu .......................................................................................................... 134
3.5. Tóm tắt chương 3 ................................................................................................... 135
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 137
4.1. Khái quát thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dược Việt Nam ... 137
4.2. Khái quát thực trạng hoạt động R&D trong các doanh nghiệp dược Việt Nam ....... 139
4.3 . Giới thiệu khái quát các doanh nghiệp khảo sát............................................... 144
4.4 . Kết quả ước lượng hiệu quả ................................................................................ 148
4.5 . Kết quả phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng .................................... 155
4.6 . Tóm tắt chương 4 ................................................................................................. 158
CHƢƠNG 5: BÌNH LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý MỘT SỐ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ R&D CỦA CÁC DOANH NGHỆP
DƢỢC VIỆT NAM ...................................................................................................... 160
5.1 . Bàn luận kết quả ................................................................................................... 160
5.1.1. Bàn luận từ những nghiên cứu trên các báo cáo tổng hợp và dữ liệu thứ cấp ............. 161


5.1.2. Bàn luận từ nghiên cứu trên số liệu khảo sát và phân tích đánh giá của tác giả....... 161
5.2. Hàm ý một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động R&D của các doanh
nghiệp sản xuất thuốc..................................................................................................... 172
5.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình R&D nội bộ ............................ 172
5.2.2. Nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả khách hàng........................................ 177
5.2.3. Nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình tái đầu tư cho R&D.. 177
5.2.4. Nhóm các giải pháp khác.................................................................................... 178
5.3. Tóm tắt chương 5 ................................................................................................... 179
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 180
1. Kết quả đạt được của luận án.................................................................................... 180
2. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai ....................................................... 181

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. Sự thay đổi hiệu quả của KASM ................................................................. 23
Bảng 1. 2. Mô hình BSC được đề xuất để đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp
ngành công nghiệp bán dẫn (Chen và Chen, 2007)...................................................... 24
Bảng 1. 3. Mô hình BSC sau kiểm định thang đo được sử dụng để đánh giá hoạt động của các
doanh nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn trong nghiên cứu của Chen và Chen (2007)........... 25
Bảng 1. 4. Kết quả ước lượng hiệu quả từ mô hình DEA ........................................... 26
Bảng 1. 5. Các biến của mô hình DEA trong nghiên cứu của Min và ctg (2008).... 28
Bảng 1. 6. Thống kê mô tả hoạt động của các khách sạn hạng sang của Hàn Quốc
trong 3 năm 2001-2003 từ nghiên cứu của Min và ctg (2008) ................................... 28
Bảng 1. 7. Kết quả ước lượng hiệu quả từ 4 mô hình DEA trong nghiên cứu của Min
và ctg (2008) ...................................................................................................................... 29
Bảng 1. 8. Các thước đo theo các phương diện BSC ................................................... 32
Bảng 1. 9. Hiệu quả kỹ thuật của các chi nhánh Ngân hàng Brazil ........................... 34
Bảng 1. 10. BSC cho Bộ phận EM ................................................................................. 36
Bảng 1. 11. Mô tả dữ liệu thống kê 14 dự án R&D của EM....................................... 38
Bảng 1. 12. Kết quả chạy 4 mô hình DEA .................................................................... 39
Bảng 1. 13. Tổng hợp các nghiên cứu quan trọng ứng dụng BSC-DEA trong đánh
giá hiệu quả ....................................................................................................................... 40
Bảng 1. 14. Các mô hình tài trợ của nhà nước cho hoạt động R&D.......................... 51
Bảng 1. 15. Tổng hợp các vấn đề và giải pháp trong các nghiên cứu quan trọng về nâng cao
hiệu quả R&D ..................................................................................................................... 60
Bảng 2. 1. Các giai đoạn phát triển của quản trị R&D ................................................ 83
Bảng 2. 2. Các phương diện đánh giá hiệu quả R&D .................................................. 90

Bảng 2. 3. Tóm tắt kết quả cuộc điều tra A: 10 thước đo hàng đầu ở năm 1994 và 2009.... 94
Bảng 2. 4. Kết quả cuộc điều tra B: Năm thước đo hàng đầu theo các cấp độ TVP 95
Bảng 3. 1. Tiến độ nghiên cứu của đề tài .................................................................... 110
Bảng 3. 2. Thống kê đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định tính thứ nhất ....... 116


Bảng 3. 3. Thống kê đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định tính thứ hai ......... 117
Bảng 3. 4. Giải thích các biến số của mô hình kết hợp BSC-DEA .......................... 121
Bảng 3. 5. Thang đo mức độ quan trọng trong so sánh c ặp ...................................... 122
Bảng 3. 6. Bảng tra giá trị RI theo số lượng tiêu chí (n) ........................................... 123
Bảng 3. 7. Các câu hỏi xác định mức độ quan trọng trong so sánh từng cặp ......... 124
Bảng 3. 8. Ma trận so sánh cặp ..................................................................................... 125
Bảng 3. 9. Ma trận so sánh cột chuẩn hóa ................................................................... 126
Bảng 3. 10. Bộ trọng số tương ứng với các biến giải thích ....................................... 126
Bảng 3. 11. Các mô hình DEA được sử dụng để ước lượng hiệu quả..................... 129
Bảng 3. 12. Diễn giải và kỳ vọng về ảnh hưởng của các biến độc lập của mô hình Tobit.. 133
Bảng 4. 1. Thống kê doanh nghiệp ngành dược ......................................................... 137
Bảng 4. 2. Sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất thuốc tại Việt Nam ......... 139
Bảng 4. 3. Đầu tư cho hoạt động Nghiên cứu và phát triển ...................................... 143
Bảng 4. 4. Phương tiện nghiên cứu phát triển............................................................. 143
Bảng 4. 5. Danh sách các doanh nghiệp khảo sát....................................................... 145
Bảng 4. 6. Năng lực sản xuất và kết quả kinh doanh năm 2014 của các doanh nghiệp khảo sát 148
Bảng 4. 7. Thống kê biến số của 5 mô hình DEA ...................................................... 149
Bảng 4. 8. Kết quả ước lượng hiệu quả từ 5 mô hình DEA ...................................... 149
Bảng 4. 9. Thống kê kết quả ước lượng hiệu quả từ 5 mô hình DEA ..................... 152
Bảng 4. 10. Hiệu quả R&D trung bình đã điều chỉnh của các doanh nghiệp sản xuất
thuốc cho người................................................................................................................ 153
Bảng 4. 11. Phân nhóm các doanh nghiệp khảo sát theo mức hiệu quả R&D ....... 154
Bảng 4. 12. Thống kê các biến của mô hình Tobit..................................................... 155
Bảng 4. 13. Kết quả ước lượng từ mô hình Tobit....................................................... 156

Bảng 4. 14. Kết quả ước lượng hệ số của các biến số ............................................... 157
Bảng 5. 1. Các doanh nghiệp được lựa chọn và kết quả ước lượng hiệu quả ......... 165


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Các khía cạnh và nhân tố trong mô hình đánh giá hiệu quả R&D của
García-Valderrama và Mulero (2005)............................................................................ 17
Hình 1. 2. Hệ thống đo lường hợp nhất BSC, tháp hoạt động và thước đo ............. 22
Hình 1. 3. Mô hình BSC cho các khách sạn của Kaplan, R.S. and Norton, D.P.
(1992) trong nghiên cứu của Min và ctg (2008) ........................................................... 27
Hình 1. 4. Mô hình nghiên cứu của Chiang và Lin (2009) ......................................... 31
Hình 1. 5. Các mô hình DEA và biến số trong nghiên cứu của Amado và ctg (2012) .. 37
Hình 1. 6. Thay đổi hiệu quả R&D theo mức tài trợ cho R&D trong nghiên cứu của Jones
S.và ctg (2013) .................................................................................................................... 45
Hình 1. 7. Chi phí tài chính và thời gian cho R&D thuốc mới theo quá trình R&D
trong nghiên cứu của Paul S.M. và ctg (2010) ............................................................. 47
Hình 2. 1. Quá trình R&D ............................................................................................... 68
Hình 2. 2. Quy trình R&D của các doanh nghiệp dược ở Mỹ .................................... 78
Hình 2. 3. Tháp giá trị công nghệ (TVP) ....................................................................... 92
Hình 2. 4. Bốn phương diện của BSC.......................................................................... 100
Hình 2. 5. Bản đồ chiến lược liên kết các tài sản vô hình và các quá trình nội bộ
quan trọng với giá trị khách hàng và các kết quả tài chính ....................................... 102
Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu của đề tài ................................................................. 109
Hình 3. 2. Mô hình BSC đề xuất .................................................................................. 112
Hình 3. 3. Các mô hình DEA ........................................................................................ 113
Hình 3. 4. Mô hình kết hợp BSC-DEA sử dụng cho ước lượng hiệu quả R&D .... 120
Hình 4. 1. Quy trình R&D thuốc generic chất lượng cao .......................................... 140
Hình 4. 2. Quy trình R&D thuốc generic chất lượng thấp ........................................ 141
Hình 4. 3. Giá trị ước lượng hiệu quả từ 5 mô hình DEA ......................................... 151



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AE: Allocative efficiency (Hiệu quả phân bố)
AHP: Analytic hierarchy process (Phương pháp phân tích thứ bậc)
BSC: balanced scorecard (Thẻ điểm cân bằng)
CRS: constant returns to scale ( không đổi theo quy mô)
DEA: Data envelopment analysis
DMU: Decision Making Unit (Đơn vị ra quyết định)
EE: Economic effciency (Hiệu quả kinh tế)
FDA: The Food and Drug Administration (Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm)
GERD: Gross domestic expenditure on R&D (Chi tiêu cho R&D/Tổng thu nhập
quốc nội)
GMP: Good manufacturing practices ( Thực hành tốt sản xuất thuốc)
IRI: Industrial Research Institute(Viện nghiên cứu công nghiệp)
ISO: the International Organization for Standardization (Tổ chức tiêu chuẩn quốc
tế)
NBFL: New biotechnology-based firm (Doanh nghiệp công nghệ sinh học mới)
NME: New molecular entity (Hoạt chất thuốc mới)
OECD: Organization for Economic Co-operation and Development (Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế)
R&D: research & development (Nghiên cứu và phát triển)
SF: Stochastic Frontier (phân tích biên ngẫu nhiên)
TCTK: Tổng cục Thống kê
TE: Technical Efficiency (Hiệu quả kỹ thuât)
TRIPS: Trade Related Intellectual Property Rights (Hiệp định các quyền sở hữu trí
tuệ có liên quan đến thương mại)
TSCĐ: Tài sản cố định
TVP: Technology Value Pyramid (Tháp giá trị công nghệ)
UNIDO: United Nations Industrial Development Organization

VCCI: Chamber of Commerce and Industry (Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam)
VRS: variable returns to scale hiệu quả thay đổi theo quy mô
WHO: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thê giới)
WTO: World Trade Organization (Tổ chức thương mại Thế giới)


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu và phát triển (R&D) là một hoạt động chức năng đang dần được
quan tâm và đầu tư nhiều hơn trong các doanh nghiệp nhằm sáng tạo các sản phẩm
mới hoặc cải tiến khả năng công nghệ của doanh nghiệp. R&D giúp tạo ra và cải
thiện vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, làm gia tăng một cách bền vững doanh lợi
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tính rủi ro và không chắc chắn của hoạt động R&D
lại thường làm nản lòng nhiều doanh nghiệp khi đưa ra quyết định đầu tư cho hoạt
động này.
Theo OECD (2011), ngành dược là ngành có mức độ R&D cao. Nghiên cứu
và phát triển thuốc mới là một quá trình kéo dài, phức tạp, đầy rủi ro và tốn kém.
Thời gian tiến hành nghiên cứu một loại thuốc mới khoảng từ 10 tới 15 năm với
tổng chi phí lên đến hàng ngàn triệu USD. Nếu quá trình được thực hiện thành công
sẽ đem lại lợi nhuận khổng lồ cho công ty dược có bản quyền nhưng nếu thất bại thì
cũng mang lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với công ty. Patrice (2010) cho rằng
ngành dược hiện đang đối mặt với nhiều thách thức như tỉ lệ thành công trong đổi
mới giảm, chi phí nghiên cứu tăng, sự suy giảm lợi nhuận từ sau thời hạn bảo hộ
bản quyền sáng chế, và chi phí rất lớn để đưa một loại thuốc mới ra thị trường theo
lộ trình mà luật pháp quy định. Đứng trước những lợi ích và khó khăn thách thức
đó, câu hỏi thường được đặt ra là hiệu quả đầu tư cho R&D là bao nhiêu và việc các
doanh nghiệp dược có nên đầu tư hay tiếp tục đầu tư thêm cho R&D hay không cần
có thêm nhiều cơ sở khoa học để được giải đáp.
Tuy nhiên, đánh giá hiệu quả của các hệ thống R&D vốn có nhiều thách

thức. Theo Carolyn và Sheila (2009), có 3 lý do chính. Thứ nhất là tính khó có thể
đo lường được vì đầu ra của hoạt động R&D khó định xác định trước. Một số lợi
ích có thể tính bằng tiền nhưng cũng có nhiều lợi ích không đo được bằng tiền. Thứ
hai là tính không hạn định khi nhiều đầu ra chỉ có thể đo lường được sau tiến hành
hoạt động R&D một thời gian dài, có khi lên đến mấy chục năm. Và, thứ ba là trong
hoạt động R&D, có nhiều yếu tố không nhận biết được, không đo lường được vì
1


vậy xác suất thất bại trong hoạt động R&D cao. Đối với ngành dược, khi mà chi phí
cho R&D lớn, rủi ro cao và thời gian khai thác các kết quả, ví dụ như bằng sáng chế
thường kéo dài thì những thách thức này càng lớn hơn. Dù vậy, các nhà nghiên cứu
lý thuyết và thực hành quản trị vẫn rất cố gắng để tiếp cận và đánh giá hoạt động
R&D dược để giải quyết được những nghi vấn xoay quanh việc đầu tư và điều hành
hoạt động này:
- Công việc R&D hiện tại có giúp doanh nghiệp dược đạt được các mục tiêu
kinh doanh hay không?
- Công việc R&D dược có được tiến hành tốt hay không?
- Và, hoạt động R&D dược có hiệu quả hay không?
Trong đó, các đánh giá về hiệu quả R&D của các doanh nghiệp dược có ý
nghĩa quan trọng không chỉ với các doanh nghiệp dược, các nhà đầu tư, mà còn cả
với các cơ quan quản lý và cộng đồng.
Theo kết quả điều tra doanh nghiệp của TCTK năm 2015, tính cho đến
31/12/2014, Việt Nam có 5.517 doanh nghiệp kinh doanh dược đang hoạt động.
Khảo sát các chuyên gia WHO/UNIDO (Cục Quản lý Dược, 2013) cho thấy 82,1%
số các doanh nghiệp dược được khảo sát cho rằng doanh nghiệp của mình đủ các
năng lực nội bộ cần thiết để tiến hành các hoạt động R&D. Tuy nhiên, mức đầu tư
của các doanh nghiệp dược cho hoạt động này thì rất thấp.
Phần lớn doanh nghiệp sản xuất dược (chiếm 67,9%) không đầu tư hoặc chỉ
đầu tư ở mức thấp, dưới 5% doanh thu cho các hoạt động R&D. Đặc biệt, trong đó

có 3,6% số doanh nghiệp không đầu tư cho R&D. Mức đầu tư thấp như vậy đã dẫn
đến sự thiếu hụt về các phương tiện và nguồn lực cho R&D.
Chỉ có 50% các doanh nghiệp sản xuất dược được khảo sát trả lời có phòng
nghiên cứu và phát triển được trang bị tốt và có dây chuyền sản xuất thử. Tuy nhiên,
theo Cục Quản lý Dược (2013), các khảo sát trước đây chưa tiến hành đánh giá cụ
thể tình trạng của các phòng thí nghiệm này có đáp ứng các tiêu chuẩn chung của
ngành và tiêu chuẩn quốc tế. Có đến 46,4% số doanh nghiệp có phòng thí nghiệm
đơn giản và đặc biệt có 3,6% doanh nghiệp sản xuất thuốc mà không có phòng thí

2


nghiệm hay kiểm nghiệm đạt yêu cầu. Các doanh nghiệp dược trong nước chưa đầu
tư thoả đáng các điều kiện trang bị cần thiết cho hoạt động R&D. Bên cạnh đó, nhân
lực ngành dược hiện nay là thiếu ở hầu hết các trình độ, đặc biệt là trình độ đại học,
sau đại học. Nhân lực dược phân bố không đồng đều giữa các vùng miền và các lĩnh
vực, tập trung quá nhiều trong các doanh nghiệp kinh doanh phân phối thuốc. Ngoài
ra, theo Bộ Y tế Việt Nam và các nhóm đối tác ngành y tế (2015), phân bố nhân lực
y tế cũng chưa đồng đều theo khu vực, nhân lực y tế có trình độ đại học trở lên tập
trung chủ yếu ở các thành phố và khu vực kinh tế phát triển. Năm 2010, số lượng
dược sĩ đại học ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 48% tổng số dược
sĩ của cả nước. Chủ yếu (92%) các dược sĩ này làm việc trong khu vực tư nhân,
chiếm hơn một nửa số dược sĩ thuộc khối tư nhân của cả nước
Theo đánh giá của Cục Quản lý Dược Việt Nam (2014), tổng số thuốc được
đăng ký của các doanh nghiệp sản xuất dược trong nước là 10.692 sản phẩm với
tổng số 500 hoạt chất. Như vậy, trung bình có 21 số đăng ký thuộc cho 1 hoạt chất
cho thấy các doanh nghiệp đã đầu tư nghiên cứu phát triển trùng lắp nhau, tập trung
vào những loại thuốc thông thường có cùng hoạt chất dẫn đến sự cạnh tranh về giá
cả rất gay gắt khi sản phẩm được đưa ra thị trường.
Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đề ra mục tiêu đến năm 2020, thuốc sản xuất trong
nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm và đến năm 2030 thuốc sản
xuất trong nước cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc.Và, trong định hướng quy
hoạch phát triển công nghiệp dược Việt Nam (Cục Quản lý Dược, 2014), Việt Nam
sẽ phát triển công nghiệp dược theo hướng khuyến khích nghiên cứu khoa học, tập
trung nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai và sản xuất
thử nghiệm; gắn hiệu quả quá trình nghiên cứu với sản xuất thực tế, đặc biệt với
thuốc công nghệ cao, vắc xin sinh phẩm, bao bì và trang thiết bị hiện đại.
Mục tiêu phát triển ngành được xác định ở mức cao nhưng thực trạng đầu tư
của các doanh nghiệp dược cho R&D cả về phương tiện và con người đều rất thấp,

3


và kết quả thực tế từ R&D không cao. Đây thực sự là vấn đề mà ngành dược nói
chung, các doanh nghiệp dược và cơ quan quản lý ngành nói riêng cần quan tâm.
Phần lớn các doanh nghiệp dược chưa mạnh dạn đầu tư cho R&D cho thấy
khả năng theo đánh giá của doanh nghiệp dược đầu tư cho hoạt động R&D có hiệu
quả thấp hơn so với đầu tư cho các chức năng khác. Nguyên nhân của nhận thức
này có thể là hiệu quả R&D thực sự thấp nhưng cũng có thể là do hạn chế về khả
năng đo lường và đánh giá hiệu quả R&D của các nhà quản trị doanh nghiệp. Hai
nguyên nhân nói trên cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu và đánh giá hiệu
quả R&D, từ đó xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả R&D;
đồng thời cung cấp hệ thống các lý luận và phương pháp tiếp cận và đánh giá hiệu
quả R&D phù hợp cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Trong thời
gian qua đã có một số nghiên cứu của các tác giả trong nước về vấn đề này như
Dương Công Danh và Nguyễn Đình Phan (2012 và 2013), Cục quản lý Dược
(2013), Hoàng Hiếu Trì (2014) … Tuy nhiên, nghiên cứu của Cục quản lý Dược
(2013) và Hoàng Hiếu Trì (2014) là các nghiên cứu tổng hợp nhiều lĩnh vực, đối với
hiệu quả R&D chỉ dừng lại ở mức độ đặt vấn đề và phân tích định tính chứ chưa có

các nghiên cứu sâu và phân tích định lượng. Các nghiên cứu của Dương Công Danh
và Nguyễn Đình Phan (2012 và 2013) chỉ dựa trên các số liệu thống kê của một
doanh nghiệp hoặc của ngành để phân tích định tính và đề nghị các giải pháp cải
thiện hoạt động R&D của doanh nghiệp dược chứ không nghiên cứu định lượng.
Ở nước ngoài, đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng các phương pháp định
lượng trong việc đánh giá hiệu quả R&D trong những lĩnh vực khác nhau. Trong
đó, do đặc thù của hoạt động R&D, được quan tâm nhiều nhất là các nghiên cứu sử
dụng các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp hoặc sử dụng các mô hình đánh giá đa phương
diện. Werner và Souder (1997), Mc Grath và Romeri (1994), Ahmed và Zairi
(2000) là các đại diện tiêu biểu cho việc xây dựng và sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp
trong đánh giá hiệu quả R&D. Việc sử dụng kỹ thuật đánh giá đa phương diện cho
đánh giá hiệu quả R&D ngày càng trở nên phổ biến hơn, trong đó có các nghiên cứu
nổi bậc như nghiên cứu của Hall (2006) sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas đánh

4


giá hiệu quả R&D cho 9000 doanh nghiệp ở Mỹ trong nhiều ngành khác nhau;
nghiên cứu của Chen và ctg (2004) sử dụng DEA đánh giá hiệu quả R&D trong 31
doanh nghiệp ngành máy tính ở Đài Loan; nghiên cứu của Feng và ctg (2004) sử
dụng kết hợp AHP và DEA trong đánh giá hiệu quả R&D của 29 trường đại học ở
Trung Quốc, nghiên cứu của Amado và ctg (2012) sử dụng kết hợp hai công cụ
BSC và DEA để đánh giá 15 dự án R&D ở Bồ Đào Nha.
Cách tiếp cận biên kỹ thuật và sự phát triển của kỹ thuật DEA được cho là đã
tạo nên một cuộc cách mạng trong đánh giá hiệu quả. Thêm vào đó sự kết hợp của
của DEA và các kỹ thuật khác đã giúp cải thiện nhiều điểm hạn chế của DEA và
làm cho việc đánh giá hiệu quả có chất lượng cao hơn. Trong đó, kết hợp BSC-DEA
là một công cụ đánh giá hiệu quả đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm hiện
nay với những ứng dụng đa dạng như trong các nghiên cứu của Rouse và ctg
(2002); Chen và Chen (2007); Min và ctg (2008); Chiang và Lin (2009); Marcelo và

ctg (2009); Amado và ctg (2012). Tuy nhiên, các nghiên cứu trong đánh giá hiệu
quả R&D lại không nhiều và đặc biệt ít thấy là trong ngành dược
Việc thiếu những nghiên cứu khoa học về đánh giá hiệu quả R&D trong
ngành dược và những chỉ dẫn về cách tiếp cận và công cụ sử dụng trong đánh giá
hiệu quả R&D ở các doanh nghiệp dược Việt Nam là những lỗ hỏng nghiên cứu mà
tác giả quan tâm. Đề tài nghiên cứu mà tác giả lựa chọn: “Nâng cao hiệu quả R&D
trong các doanh nghiệp dược Việt Nam” đã hàm chứa ý nghĩa khoa học và thực
tiễn to lớn đối với Việt Nam và thế giới.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Về lý luận:
(i) Cung cấp một hệ thống các lý luận về R&D, quản trị R&D và đánh giá
hiệu quả R&D trong các doanh nghiệp dược;
(ii) Đề xuất một công cụ có giá trị và phù hợp cho việc đánh giá hiệu quả
R&D của các doanh nghiệp dược trong bối cảnh ở Việt Nam.
- Về thực tiễn:
(i) Phân tích thực trạng các doanh nghiệp dược ở Việt Nam;

5


(ii) Phân tích và đánh giá chuyên sâu hiệu quả R&D của các doanh nghiệp
sản xuất thuốc cho người ở Việt Nam;
(iii) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả R&D của các doanh
nghiệp dược Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả R&D và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả R&D của các doanh nghiệp dược
- Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp dược Việt Nam trong phần nghiên
cứu sơ bộ và các doanh nghiệp sản xuất thuốc cho người ở Việt Nam có tiến hành

các hoạt động R&D ít nhất là từ năm 2012 đến 2014 trong phần nghiên cứu chính
thức. Số liệu được thu thập trong nhiều năm và tập trung nhiều nhất vào giai đoạn
2012-2014 để phục vụ cho nghiên cứu chính thức.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện theo hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên
cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện với phương pháp nghiên cứu tài liệu, kỹ
thuật quan sát kết hợp với phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm nhằm xây dựng một
bức tranh tổng thể về tình hình hoạt động R&D và hiệu quả R&D của các doanh
dược, định hướng và giới hạn phạm vi cho nghiên cứu định lượng. Kỹ thuật AHP
được sử dụng để hỗ trợ cho việc khảo sát và đánh giá ở giai đoạn này.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng với nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp, chia làm hai giai đoạn: Trước hết, ước
lượng hiệu quả kỹ thuật của hoạt động R&D trong các doanh nghiệp sản xuất thuốc
cho người ở Việt Nam có tiến hành các hoạt động R&D bằng mô hình kết hợp của
hai kỹ thuật BSC và DEA. Sau đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
R&D bằng mô hình hồi quy Tobit để cung cấp thêm cơ sở cho việc đánh giá và bàn
luận các giải pháp. Cuối cùng, dựa trên những kết quả đánh giá và một số tìm hiểu
mở rộng về lý luận và thực tiễn để bàn luận và hàm ý một số giải pháp nâng cao
hiệu quả R&D của các doanh nghiệp dược Việt Nam.

6


5. Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận, đề tài luận án có những đóng góp quan trọng như sau:
Thứ nhất, tập hợp được những lý luận cơ bản có liên quan đến hoạt động
R&D, quản trị R&D, đánh giá hiệu quả R&D. Trong điều kiện các nghiên cứu trong
nước về lĩnh vực này rất ít và rời rạc, hệ thống lý luận này có ý nghĩa quan trọng

trong việc nghiên cứu của tác giả và việc tìm hiểu và vận dụng của các nhà nghiên
cứu cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực chức năng này.
Thứ hai, xây dựng và vận dụng mô hình kết hợp BSC – DEA trong đánh giá
hiệu quả R&D của các doanh nghiệp dược Việt Nam. Mô hình nghiên cứu này góp
phần làm phong phú hơn hệ thống lý thuyết về R&D, quản trị R&D và đánh giá
hiệu quả R&D. Mô hình đánh giá này đã khắc phục được những hạn chế của cả
BSC và DEA trong các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các nghiên cứu trước đây.
Mô hình hồi quy có kiểm duyệt Tobit được xây dựng nhằm phân tích các nhân tố
tác động đến hiệu quả R&D cũng là một sự lựa chọn hợp lý hơn so với nghiên cứu
sử dụng những mô hình hồi quy thông thường khi biến số hiệu quả kỹ thuật bị chặn
bởi hai giá trị 0 và 1. Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dược nói riêng
có thể nghiên cứu và vận dụng mô hình này trong đánh giá hiệu quả R&D của mình
một cách toàn diện hơn với những chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, chỉ tiêu đánh
giá nguồn lực và quá trình hoạt động trong mối quan hệ chi phối lẫn nhau.
Thứ ba, để phục vụ cho việc tìm kiếm các giải pháp trong những ràng buộc
về nguồn lực và điều kiện môi trường vĩ mô và vi mô thực tế, những tìm hiểu mở
rộng liên quan đến mô hình R&D mở đã cung cấp một mô thức tư duy về giải pháp
nâng cao hiệu quả R&D cho các nhà nghiên cứu và quản trị doanh nghiệp.
Bên cạnh những điểm mới và đóng góp về mặt lý luận, đề tài luận án cũng
mang lại một số ý nghĩa thực tiễn cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý như:
Thứ nhất, phân tích và đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp dược Việt Nam;
Thứ hai, phân tích và đánh giá chuyên sâu về thực trạng hiệu quả hoạt động
R&D, phân tích các nhân tố ảnh hưởng làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp

7


nâng cao hiệu quả hoạt động R&D của các doanh nghiệp dược Việt Nam.


6. Kết cấu luận án
Nội dung chính của luận án được trình bày theo kêt cấu 5 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương này tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu quan trọng liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương này tập hợp các lý luận có liên quan đến R&D, quản trị R&D, đánh
giá hiệu quả R&D và từ các cơ sở lý thuyết này và những nhận xét rút ra từ việc
tổng hợp và đánh giá các nghiên cứu đánh giá hiệu quả ở chương 1 để định hướng
cho việc thiết kế nghiên cứu cho đề tài.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương này trình bày quy trình, tiến độ nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên
cứu ban đầu. Sau đó, thực hiện các nghiên cứu định tính (khảo sát thực tế và phỏng
vấn sâu và sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ) để điều chỉnh mô hình nghiên cứu đề xuất,
xây dựng các mô hình sử dụng trong ước lượng hiệu quả R&D và phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả R&D.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày những kết quả nghiên cứu bao gồm các kết quả từ
khảo sát chung và kết quả nghiên cứu chính thức dựa trên dữ liệu phân tích thu
được từ các mô hình nghiên cứu đã sử dụng.
Chương 5: Bàn luận kết quả nghiên cứu và hàm ý một số giải pháp nâng cao hiệu
quả R&D của các doanh nghệp dược Việt Nam
Chương này gồm những bàn luận của tác giả từ các kết quả của nghiên cứu,
bổ sung và phân tích thêm một sổ dữ liệu nhằm làm rõ các vấn đề , đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả và định hướng những nghiên cứu trong tương lai.

8


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN

CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Một số nghiên cứu quan trọng về R&D và quản trị R&D
1.1.1. Nghiên cứu của Roussel và ctg (1991), Rothwell (1994), Miller và
Morris (1999), Chiesa (2001), và Nobelius, D. (2003)
Roussel, P., Saad, K., và Erickson, T. trong năm 1991 đã giới thiệu cuốn
sách “Third generation R&D”, xuất bản bởi Arthur D.Little Inc ở . Boston (MA).
Cuốn sách trình bày những nội dung cơ bản về R&D và quản trị R&D thế hệ thứ 3.
Theo Roussel và ctg (1991), R&D trong công nghiệp có ba vai trò chính, đó
là chống đỡ, hỗ trợ và mở rộng hoạt động kinh doanh hiện tại; phát triển hoạt động
kinh doanh mới; và mở và phát triển theo chiều sâu năng lực công nghệ của doanh
nghiệp. Các tác giả cũng lưu ý về sự khác biệt về vai trò cụ thể của R&D sản phẩm
và R&D công nghệ và dựa vào mức độ thực hiện các hoạt động nghiên cứu (R) và
hoạt động phát triển (D) để phân chia hoạt động R&D ở các doanh nghiệp thành 3
loại: R&D cơ bản, R&D ứng dụng, R&D toàn diện.
Trong quản trị R&D thế hệ 3, chiến lược R&D và chiến lược kinh doanh có
quan hệ chặc chẽ với nhau. Ở cả cấp độ chiến lược và tác nghiệp, bộ phận R&D
phải hợp tác với các bộ phận khác để quản trị các quá trình R&D xuyên chức năng.
Nghiên cứu của Roussel và ctg (1991), cùng với các nghiên cứu sau đó của
Rothwell (1994), Miller và Morris (1999), Chiesa (2001), và Nobelius, D. (2003),
cho thấy sự phát triển ở mức độ ngày càng cao R&D và quản trị R&D. Trong đó,
một xu hướng có tính quy luật là dù mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích trong
ngắn hạn và dài hạn nhưng tính phức tạp trong hoạt động R&D ngày càng cao hơn
và tỉ số rủi ro/phần thưởng ngày càng lớn hơn. Theo nhận định của Nobelius, D.
(2003), R&D thế hệ thứ 6 là một hệ thống đa công nghệ, đa dự án do đó quản trị hệ
thống này thực sự là một nhiệm vụ khó khăn thách thức đối với các doanh nghiệp.

9


1.1.2. Nghiên cứu của OECD (2002)

Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (Organisation for Economic Cooperation and Development - OECD) năm 2002 đã xuất bản cuốn “The
Measurement Of Scientific And Technological Activities Frascati manual proposed
standard practice for surveys on research and experimentaldevelopment” Tài liệu
này không chỉ cung cấp một hệ thống các tiêu chuẩn khảo sát R&D ở các nước
thành viên của OECD mà với sự tin cậy và sử dụng của UNESCO, EU, WB và
nhiều tổ chức khác, các tiêu chuẩn này đã trở thành những chuẩn mực toàn cầu.
Trong Frascati Manual được xuất bản lần thứ 6 (2002) này OECD đưa ra
định nghĩa: “R&D là bất kỳ một công việc có tính sáng tạo và có hệ thống được
thực hiện nhằm tạo ra một khối lượng kiến thức, bao gồm kiến thức về con
người, văn hóa, xã hội, và việc sử dụng khối kiến thức này để phát minh ra một
ứng dụng mới.”
Cuốn sách cũng trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến R&D; chỉ ra
đầu vào, đầu ra R&D; mối quan hệ và phạm vi tương đối giữa R&D và các phạm
trù có liên quan; sau đó, là những chỉ dẫn về việc đo lường các đầu vào R&D: nhân
sự R&D, chi tiêu R&D, phương pháp và quy trình khảo sát R&D ở cấp độ vĩ mô; và
cuối cùng là tiếp cận và sử dụng chi tiêu của Chính phủ cho các họa động R&D.
Theo cách tiếp cận của OECD (2002) quy trình R&D bao gồm 2 giai đoạn:
giai đoạn nghiên cứu với mục đích chính là tìm ra kiến thức mới và giai đoạn phát
triển với mục đính chính là ứng dụng các kiến thức mới đó trong việc phát minh ra
sản phẩm hoặc quy trình mới. Tuy nhiên, các quy trình R&D cụ thể cho các tổ chức
R&D khác nhau với các mục tiêu khác nhau sẽ có nhiều điểm khác biệt, phụ thuộc
vào sự lựa chọn và sắp xếp các hoạt động trong quy trình đó.
OECD (2002) cũng chỉ ra những ranh giới của R&D với các hoạt động khoa
học khác đồng thời xác định những hoạt động ở các doanh nghiệp không thuộc
R&D (non-R&D) như nhận diện những khái niệm sản phẩm mới và các công nghệ
sản xuất; sản xuất thử nghiệm và sau đó đầu tư sản xuất trên quy mô lớn; mua thông
tin về công nghệ, trả phí hoặc tiền bản quyền sáng chế cho các phát minh đã được
10



cấp bằng (những hoạt động này thường đòi hỏi hoạt động nghiên cứu và chế tạo để
lắp đặt và điều chỉnh), hoặc mua bí quyết công nghệ, các kỹ năng thông hoạt động
tư vấn chế tạo và thiết kế của các tổ chức khác; phát triển (thông qua đào tạo tại
chỗ), mua hoặc thuê các dịch vụ kỹ năng con người liên quan đến sản xuất, và có
thể bao gồm cả “học qua công việc”; đầu tư các thiết bị của quy trình hoặc các đầu
vào trung gian trong hoạt động đổi mới của tổ chức khác (có thể bao gồm các chi
tiết, các máy móc hoặc toàn bộ nhà máy); tái tổ chức hệ thống quản trị, toàn bộ hệ
thống sản xuất, các phương pháp, bao gồm các kiểu quản trị, cách kiểm soát chất
lượng, và quy trình quản trị chất lượng.
Việc chỉ rõ những giới hạn này có ý nghĩa quan trọng giúp các doanh nghiệp
xác định rõ ràng và đúng trọng tâm trong đầu tư cho R&D, xác định đúng các chi
phí đầu vào, kết quả ở đầu ra của R&D và qua đó tính chính xác hiệu quả R&D.

1.1.3. Nghiên cứu của Jain và Triandis (1990)
Jain, R.K.và Triandis, H. C. của trường đại học Illinos, Mỹ, năm 1990 đã
xuất bản cuốn sách nhan đề: ”Management Of Research And Development
Organizations” như là những cơ sở lý thuyết về sự hợp tác giữa các nhà khoa học và
nhà quản trị tổ chức. Cuốn sách là kết quả thu được từ thực tế công việc quản trị các
tổ chức R&D, giảng dạy về quản trị R&D và hướng dẫn các nguyên cứu về lý
thuyết quản trị và tâm lý học tổ chức của chính các tác giả.
Theo Jain và Triandis (1990), quản trị một tổ chức R&D là hoạt động mang
tính nghệ thuật cao trong việc kết nối và điều hành nổ lực của những cá nhân được
đào tạo ở trình độ cao và độc lập trong suy nghĩ và hành động. Nhà quản trị vì vậy
phải đặt ra yêu cầu, chỉ rõ mục đích, phải nhìn thấy trước rồi triển khai nó một cách
thông minh trong điều kiện tính không chắc chắn cố hữu của hoạt động R&D. Hai
tác giả đã phát triển một mô hình cho các hoạt động R&D và nhân sự có liên quan,
phân tích ba nhân tố cơ bản cần thiết cho một tổ chức R&D là con người, ý tưởng
và ngân quỹ.
Hệ thống thông đạt và quá trình đổi mới được cho là những nhân tố có ảnh
hưởng quan trọng, bên cạnh đó là những bàn luận về văn hóa tổ chức mà các nhà


11


quản trị cần lưu ý như hội chứng “không phát minh ở đây”, sự phù hợp giữa nhân
sự và công việc, xử lý mâu thuẫn và sự mơ hồ. Những kỹ năng trong tuyển chọn
nhân sự R&D và định hình văn hóa R&D tích cực là cần thiết cho quản trị tổ chức
R&D. Nhà quản trị R&D phải là người có thể xây dựng một hệ thống R&D có năng
suất cao và hiệu quả. Họ cần thực hiện tốt việc thiết kế công việc R&D, phát triển
tính chuyên nghiệp và thiết kế hệ thống cấp bậc hợp lý trong hệ thống R&D giúp
cho nhà nghiên cứu có thể sáng tạo những giá trị mới qua công việc của họ.
Jain và Triandis (1990) cho rằng thái độ của nhà nghiên cứu có ảnh hưởng
rất lớn đến năng suất của họ, vì vậy cách thức tác động, gây ảnh hưởng và thay đổi
thái độ của lao động R&D có thể thay đổi hiệu quả của tổ chức R&D. Những
nghiên cứu liên quan đến động cơ thúc đẩy được trình bày tập trung vào phần
thưởng, thông đạt, các cấu trúc xã hội và tổ chức trong hệ thống R&D. Một số lý
thuyết về lãnh đạo và phong cách lãnh đạo cũng được trình bày với những lưu ý vận
dụng trong các tổ chức R&D. Theo các tác giả, mâu thuẫn nội tại của cá nhân giữa
các cá nhân và giữa các nhóm có ảnh hưởng đến năng suất R&D theo cả hai chiều
hướng tích cực và tiêu cực. Những lưu ý về sự khác biệt và chỉ dẫn về cách giải
quyết chúng, bao gồm cách khai thác ích lợi của những mâu thuẫn sinh lợi và giảm
thiểu những mâu thuẫn hủy diệt của Jain và Triandis cũng có ý nghĩa tham khảo cho
các nhà quản trị. Và, cuối cùng các tác giả trình bày những đặc điểm và cách thức
chuyển giao công nghệ thành công trong các tổ chức R&D.

1.1.4. Đánh giá chung các nghiên cứu quan trọng về R&D và quản trị R&D
Nhìn chung, các nghiên cứu của Roussel và ctg (1991), Rothwell (1994),
Miller và Morris (1998), Chiesa (2001), Nobelius (2003), Jain và Triandis (1990),
và Frascati Manual năm 2002 của OECD đã cung cấp khái quát nhưng khá toàn
diện những lý luận về R&D và quản trị R&D, bao gồm:

- Những khái niệm cơ bản, những giới hạn được xác định giúp nhận diện
hoạt động R&D trong thực tiễn;
- Những cách phân loại và đặc điểm;
- Những quy trình và nội dung hoạt động;
12


- Những yếu tố cần thiết;
- Những nhân tố ảnh hưởng và các mối quan hệ của tổ chức R&D với các tổ
chức, đơn vị và bộ phận khác;
- Sự phát triển của các thế hệ quản trị R&D về mục tiêu, chiến lược và điều
hành hoạt động.
Những nghiên cứu trên đã giúp cho tác giả tiếp cận và nhận diện các vấn đề
hiện tại trong hoạt động R&D và quản trị R&D trong các doanh nghiệp ngành dược.
Trong đó, Frascati Manual năm 2002 của OECD cung cấp những khái niệm tiêu
chuẩn và những giới hạn của R&D, cung cấp những chỉ dẫn trong việc khảo sát và
thống kê các dữ liệu về nguồn tài chính, nhân lực R&D.
Nghiên cứu của Roussel và ctg (1991) với cách trình bày chặt chẽ và khoa
học đã cung cấp một lối tư duy logic từ khái niệm đến mô thức chiến lược và chỉ
dẫn hành động. Chính vì lý do này mà quyển sách đã được tham khảo và trích dẫn
một cách phổ biến trong các nghiên cứu về R&D và quản trị R&D. Đối với thực
tiễn hoạt động nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
và các doanh nghiệp dược nói riêng thì những chỉ dẫn về quản trị R&D thế hệ thứ 3
– gắn kết chiến lược R&D với chiến lược kinh doanh chung của doanh nghiệp có
giá trị tham khảo rất cao.
Cùng với nghiên cứu của Roussel và ctg (1991), các nghiên cứu của
Rothwell (1994), Miller và Morris (1998), Chiesa (2001), và Nobelius (2004) đã
phát họa sự phát triển rất nhanh của tư duy và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực
quản trị R&D. Những nghiên cứu này cung cấp một cách có hệ thống các đặc điểm
và tiêu chuẩn giúp các doanh nghiệp có thể nhận diện và cải thiện không ngừng

những vấn đề trong hệ thống R&D và trong cách quản trị hệ thống R&D của doanh
nghiệp mình.
Nghiên cứu Jain và Triandis (1990) đã đi sâu vào phân tích tổ chức R&D với
các nguồn lực và những đặc trưng riêng. Những chỉ dẫn về việc tuyển chọn và sử
dụng nhân sự R&D dựa trên việc phân tích đặc trưng của nhân sự R&D, công việc
R&D và tổ chức R&D có giá trị tham khảo cao cho các doanh nghiệp. Riêng với

13


nghiên cứu của tác giả, những phân tích của Jain và Triandis (1990) về các nhân tố
cần thiết và các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa tham khảo cao cho nhận diện các đầu
vào của hệ thống R&D và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả R&D.
Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu trên đã thực hiện khá lâu, từ những năm
1990 và những năm đầu thập niên 2000. Do vậy, với sự quan tâm ngày càng nhiều
hơn đến R&D và quản trị R&D như hiện nay, cần có nghiên cứu tổng hợp và phát
triển thêm những nhân tố mới, những vấn đề mang tính thời sự vào một lĩnh vực
quản trị một hoạt động mang tính đổi mới như R&D.

1.2 Một số nghiên cứu quan trọng về đánh giá hiệu quả R&D
1.2.1. Nghiên cứu của Brown và Svenson (1988)
Brown, M.G. and R.A. Svenson trong năm 1988 đã công bố nghiên cứu
“Measuring R&D productivity” trên tạp chí Research Technology Management.
Theo các tác giả, một tổ chức R&D được xem như một hệ thống với các đầu vào,
quá trình biến đổi và đầu ra của nó. Quá trình R&D trong nghiên cứu của Brown và
Svenson (1988) được mô tả là quá trình chuyển hóa các đầu vào thành đầu ra và sau
đó là kết quả R&D qua 2 hệ thống: hệ thống xử lý và hệ thống tiếp nhận.
Hai tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân thất bại của các hệ thống đánh giá
hiệu quả R&D như tập trung quá nhiều vào đánh giá các nhân tố nội tại, tập trung
quá nhiều vào đánh giá hành vi, tập trung quá nhiều vào đo lường đầu ra, hệ thống

đo lường quá phức tạp hoặc có quá nhiều mục tiêu đánh giá.
Từ những phân tích đặc điểm và những vấn đề gặp phải, Brown và Svenson
đã đề xuất những nguyên tắc thiết kế và triển khai một hệ thống đánh giá tổ chức
R&D:
- Tập trung cho cả những đánh giá bên trong và bên ngoài;
- Tập trung cho đánh giá đầu ra và kết quả chứ không phải hành vi;
- Tập trung đánh giá giá trị của các đầu ra hoàn thành;
- Thiết kế hệ thống đo lường đơn giản;
- Thiết lập các mục tiêu đánh giá rõ ràng, cụ thể;
- Đánh giá tách biệt nghiên cứu và phát triển.

14


×