Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc Gia Việt Nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.77 KB, 26 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Lê Thị Thúy Dịu
HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI TRUNG TÂM THÔNG TÍN DỤNG
QUỐC GIA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8.34.01.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2018


Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Thị Kim Xuyến
Phản biện 1:……………………………………..
Phản biện 1:……………………………………..

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc:…….giờ…….ngày……..tháng…….năm………

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:


Hoạt động của hệ thống ngân hàng, bảo hiểm góp
phần thúc đẩy kinh tế không ngừng phát triển, đảm bảo an
sinh xã hội. Hiện tại hoạt động của hệ thống này chưa thực
sự lành mạnh và minh bạch; hoạt động đầu tư thì bị hạn
chế do lo ngại về khả năng thu hồi vốn. Có nhiều nguyên
nhân khác nhau một trong số đó là việc thiếu thông tin về
khách hàng của Ngân hàng và các nhà đầu tư.
Hoạt động xếp hạng tín dụng là công cụ giúp các
ngân hàng và các nhà đầu tư đánh giá, lựa chọn những
doanh nghiệp xứng đáng để cho vay và đầu tư, hạn chế
đầu tư vào các DN yếu kém dễ gây lãng phí, thất thoát.
Trung tâm thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam
(CIC) là tổ chức công đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu và
thực hiện nghiệp vụ xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp.
Trải qua 15 năm thực hiện và tích lũy kinh nghiệm, nghiệp
vụ xếp hạng tín dụng đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ
nhưng vẫn chưa theo kịp sự thay đổi của môi trường và
nhu cầu thông tin cho khách hàng. Xuất phát từ thực tế
trên tác giả chọn đề tài: “Hoạt động xếp hạng tín dụng


doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trung tâm Thông tin tín
dụng Quốc gia Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu:
Ngoài các tài liệu xếp hạng tín dụng của các tổ
chức XHTD nổi tiếng như Moody's, Fitch và Standar
&Poor... thì ở Việt Nam cũng có một số tài liệu liên quan
tới hoạt động XHTD như: ''Một số biện pháp nâng cao
chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Trung tâm
Thông tin tín dụng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam'' của

ThS. Nguyễn Thủy Hà (năm 2010); “Đề án xếp hạng tín
dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CIC” Trung tâm Thông
tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (2012)...
3. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận xếp hạng tín dụng các
doanh nghiệp tại các tổ chức trong nước và trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá về thực trạng xếp hạng tín
dụng các DN có quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện hoạt
động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại CIC.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: các doanh nghiệp có quy


mô vừa và nhỏ hoạt động tại Việt Nam với đầy đủ các
thành phần kinh tế.
- Phạm vi nghiên cứu: Về không gian là Trung tâm
Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam, về thời gian trong 5
năm từ 2012 -2016 và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
cho giai đoạn tiếp sau 2018- 2022.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng
kết hợp các phương pháp phổ biến như phương pháp phân
tích, tổng hợp thông tin, thống kê, so sánh.
6. Cấu trúc nội dung luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu
tham khảo, nội dung của luận văn dự kiến được trình bày
trong 3 chương đi từ lý thuyết đến thực tiễn, cụ thể như sau:
Chương 1: Lý luận chung về xếp hạng tín dụng
Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chương 2: Thực trạng hoạt động xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trung tâm Thông tin Tín
dụng Quốc gia Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động
xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CIC.


CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XẾP HẠNG TÍN
DỤNG DOANH NGHIỆP
1.1. Những vấn đề cơ bản về xếp hạng tín dụng doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luật số 04/2017/QH14 ngày 12/6/2017 của Quốc
Hội quy định về DNNVV là doanh nghiệp được thành lập,
tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh
nghiệp, gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ,
doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã
hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một
trong hai tiêu chí sau đây: Tổng số vốn không quá 100 tỷ
đồng và Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá
300 tỷ đồng.
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.2.1. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- Về cơ cấu tổ chức, quản lý
- Về tài chính
- Về hoạt động
1.1.2.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa:


1.1.3. Khái niệm về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Xếp hạng tín dụng DNNVV là đánh giá năng lực tài
chính, tình hình hoạt động hiện tại và triển vọng phát triển
trong tương lai của DNNVV được xếp hạng từ đó xác định
được mức độ rủi ro không trả được nợ và khả năng trả nợ
trong tương lai.
1.1.4. Mục đích, yêu cầu và vai trò của xếp hạng tín
dụng doanh nghiệp
1.1.4.1. Mục đích của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
1.1.4.2. Yêu cầu của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
1.1.4.3.Vai trò của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
1.2. Nội dung cơ bản của xếp hạng tín dụng doanh
nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới XHTD Doanh nghiệp
nhỏ và vừa
1.2.1.1 Nhân tố khách quan:
Cơ chế chính sách của nhà nước
Nguồn thông tin
1.2.1.2. Nhân tố chủ quan
Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng


Năng lực, trình độ của cán bộ
1.2.2. Nguồn thông tin sử dụng trong báo cáo xếp hạng
tín dụng DNNVV.
Các tỷ số về khả năng hoạt động
Chỉ tiêu về khả năng thanh khoản
Các tỷ số về khả năng sinh lời
Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng
Các tỷ số về khả năng cân đối vốn
Chỉ tiêu phi tài chính

1.2.3. Quy trình xếp hạng tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và
vừa
1.2.3.1.Thu thập thông tin
1.2.3.2. Xác định ngành kinh tế và quy mô của doanh
nghiệp
1.2.3.3. Phân tích các chỉ tiêu và cho điểm
1.2.3.4. Đưa ra kết quả xếp hạng
1.2.3.5. Phê chuẩn và công bố kết quả xếp hạng
1.2.4. Các phương pháp áp dụng trong xếp hạng tín
dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: Phương


pháp phân tích thống kê, Phương pháp chuyên gia,
Phương pháp so sánh
1.2.5 Các tiêu chí đánh giá hoạt động xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1.2.5.1. Nguồn thông tin đầu vào
1.2.5.2. Quy trình phân tích XHTD doanh nghiệp.
1.2.5.3. Việc lựa chọn các chỉ tiêu xếp hạng
1.2.5.4. Phân loại ngành kinh tế và quy mô hoạt động
doanh nghiệp
1.3. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trong ngoài nước
và kinh nghiệm đối với Việt Nam
1.3.1. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của một số tổ
chức XHTD trong và ngoài nước
1.3.1.1. Cách thức xếp hạng của Moody's
1.3.1.2. Cách thức xếp hạng của Standar & Poor
1.3.1.3. Cách thức xếp hạng của Fitch
1.3.1.4. Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ của

LienVietPostBank
1.3.2. Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
- Các chỉ tiêu thông tin để đưa vào phân tích phải
bao gồm cả chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.


- Quy trình xếp loại bao gồm các giai đoạn: thu
thập thông tin, phân ngành và xác định quy mô, tính toán
các chỉ tiêu, phân tích xếp hạng và đưa ra kết quả.
- Việc xếp hạng doanh nghiệp đối với một số chỉ
tiêu tài chính và phi tài chính phải được đặt trong môi
trường ngành kinh tế và quy mô của DN.
- Bảng xếp hạng doanh nghiệp thường chia thành
nhiều hạng được ký hiệu bằng các chữ cái A, B, C, D
- Kết quả xếp hạng chỉ có giá trị trong 1 khoảng thời
gian nhất định.


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG
QUỐC GIA VIỆT NAM
2.1. Khái quát về Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng
Quốc Gia Việt Nam
2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Trung tâm Thông
tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin
Tín dụng Quốc gia Việt Nam
2.1.2.1. Chức năng
CIC thực hiện chức năng thu thập, xử lý, phân tích,

lưu trữ thông tin tín dụng, đăng ký tín dụng; chấm điểm,
xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ
Việt Nam; cung ứng sản phẩm dịch vụ TTTD nhằm mục
đích phòng ngừa rủi ro tín dụng và phục vụ cho yêu cầu
quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước
2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin Tín dụng
uốc gia Việt Nam
Mô hình tổ chức cơ cấu của CIC gồm: Hội đồng


quản lý; Ban Tổng Giám đốc, 01 chi nhánh Thông tin tín
dụng Quốc gia tại Tp. Hồ Chí Minh và 12 phòng chuyên
môn nghiệp vụ.
2.1.4. Sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin Tín
dụng Quốc gia Việt Nam.
Báo cáo phục vụ Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà
nước; Báo cáo phục vụ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân
hàng; Báo cáo phục vụ các đon vị Vụ, Cục NHTW
Báo cáo tín dụng; Sản phẩm hỗ trợ họat động
marketing tìm kiếm khách hàng; Đăng ký tín dụng; Báo
cáo tín dụng cá nhân; Dịch vụ chấm điểm tín dụng cá
nhân; Báo cáo tổng hợp XHTD Tập đoàn, Tổng công ty;
Báo cáo XHTD doanh nghiệp; Tra cứu kết quả XHTD và
bộ chỉ số trung bình ngành
2.2. Thực trạng về hoạt động xếp hạng tín dụng doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng
Quốc Gia Việt Nam
2.2.1. Quá trình triển khai nghiệp vụ xếp hạng tín dụng
tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

2.2.1.1. Giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2004
2.2.1.2. Giai đoạn từ năm 2004 đến tháng 06/2006


2.2.1.3. Giai đoạn từ tháng 06/2006 đến nay.
Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 1253/QĐNHNN ngày 21/06/2006 cho phép CIC thực hiện nghiệp
vụ phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Từ tháng 4/2016 CIC đã hợp tác với tập đoàn NICE
(Hàn Quốc) xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng mới,
đến ngày 26/6/2017 CIC đã chính thức đưa vào áp dụng
2.2.2. Thực trạng về hoạt động xếp hạng tín dụng doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Trung tâm Thông tin Tín dụng
Quốc gia Việt Nam.
2.2.2.1. Phương pháp áp dụng
Nhiều năm CIC sử dụng ba phương pháp chủ yếu
là: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và
phương pháp chuyên gia.
2.2.2.2. Về quy trình xếp hạng
Quy trình XHTD DNNVV tại CIC cũng bao gồm 5
bước: Thu thập thông tin, Xác định ngành kinh tế và quy
mô DN, Phân tích các chỉ tiêu và cho điểm, Đưa ra kết quả
xếp hạng và Phê chuẩn và công bố kết quả XH; do 2 bộ
phận thực hiện quy trình này: bộ phận thu thập thông tin
và bộ phận phân tích chuyên gia


2.2.2.3. Các loại dữ liệu được sử dụng trong xếp hạng tín
dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán được sử
dụng làm cơ sở để xác định quy mô DN, đồng thời tính

toán các chỉ số về thanh khoản, chỉ số hoạt động, chỉ số về
cân nợ và các chỉ số về lợi tức
Các chỉ tiêu trong bảng kết quả hoạt động kinh
doanh được sử dụng làm cơ sở để tính toán các chỉ số liên
quan tới chỉ tiêu hoạt động và chỉ tiêu về lợi tức, khả năng
thanh toán lãi vay
Các chỉ tiêu về dư nợ: Tổng dư nợ và nợ không đủ
tiêu chuẩn
Các thông tin phi tài
2.2.2.4. Phân loại ngành kinh tế và quy mô doanh nghiệp
Phân loại doanh nghiệp theo ngành kinh tế
Hiện tại CIC áp dụng phân chia thành 6 ngành đại
diện gồm: Bán buôn và bán lẻ; Dịch vụ; Công nghiệp nhẹ;
Công nghiệp nặng; Xây dựng và Tài chính.
Xác định quy mô hoạt động của doanh nghiệp
CIC sử dụng một chỉ tiêu duy nhất là "tổng tài sản"
để xác định quy mô của doanh nghiệp


2.2.2.5. Các chỉ tiêu sử dụng để xếp hạng tín dụng doanh
nghiệp nhỏ và vừa
Các chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu phi tài chính
Chỉ tiêu quan hệ tín dụng
2.2.2.6. Tính tổng hợp điểm và đưa ra kết quả xếp hạng tín
dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Sau khi có kết quả của các chỉ tiêu, phầm mềm
XHTD DN tại CIC sẽ tự động tính điểm cho từng chỉ tiêu,
tổng điểm và đưa ra hạng của các doanh nghiệp.
Hiện tại, CIC đang sử dụng 9 hạng để áp dụng xếp

hạng cho các DN từ A1 đến C3.
2.3. Đánh giá hoạt động xếp hạng tín dụng doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Trung tâm thông tin tín dụng
Quốc Gia Việt Nam
2.3.1. Những điểm đã đạt được.
Phương pháp XHTD hiện nay tại áp dụng kết hợp
cả 3 phương pháp mô hình thống kê, phương pháp so sánh
và phương pháp chuyên gia, vì vậy các tiêu chí xây dựng
trong mô hình cùng các trọng số tính điểm có độ tin cậy,
minh bạch và khách quan.


Các bước tiến hành phân tích, đánh giá, xếp hạng
đầy đủ theo một quy trình tương đối phổ biến và hợp lý.
Từ đó giúp kiểm soát tốt mọi khâu của quy trình này, hạn
chế những sai sót không đáng có.
Các nguồn thông tin đầu vào đa dạng, chính xác,
cập nhật thường xuyên.
Hoạt động XHTD của CIC hiện nay phân khúc
ngành và quy mô mang tính đại diện cao
2.3.2. Những hạn chế, nguyên nhân tồn tại.
2.3.2.1 Những hạn chế
Về nguồn thông tin: Các nguồn thông tin tài chính,
phi tài chính đầu vào độ chính xác chưa cao. Nguồn nhân lực
tham gia công việc này còn thiếu và yếu
Về quy trình xếp hạng: Các cán bộ của bộ phận thu
thập thông tin thường là các người trẻ, ít kinh nghiệm vì
vậy đôi khi gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin
Các loại dữ liệu được sử dụng trong XHTD doanh
nghiệp nhỏ và vừa: Chỉ tiêu về dư nợ ngân hàng chưa cho

phép cán bộ lựa chọn ngày tính dư nợ theo kỳ báo cáo theo
năm tài chính của DN; Số lượng các BCTC được kiểm toán
là rất ít, chủ yếu là của các DN lớn hoặc các DN niêm yết


trên thị trường chứng khoán
Phân khúc ngành kinh tế và quy mô: chọn 1 ngành
kinh tế đại diện cho hoạt động của công ty là chưa phù
hợp.
Chỉ tiêu tổng tài sản để xác định quy mô của doanh
nghiệp chỉ là một chỉ tiêu trên bảng BCTC và chỉ có tính
chất thời điểm tại một ngày chốt dữ liệu.
Các chỉ tiêu sử dụng để xếp hạng tín
Hệ thống này vẫn còn thiếu một số chỉ tiêu cần thiết
cho việc phân tích đánh giá XHTD phản ánh thực tế kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp
Các chỉ tiêu phi tài chính trên áp dụng chung cho tất
cả các quy mô của doanh nghiệp, tuy nhiên đó là các chỉ tiêu
định tính, mức độ đánh giá cao hay thấp hoàn toàn phụ thuộc
vào sự nhận định của các chuyên gia XHTD.
Đối với các chỉ tiêu quan hệ tín dụng thì các doanh
nghiệp quy mô lớn và trung bình chỉ sử dụng 02 chỉ tiêu số
03 và số 04 để đánh giá tổng quan dư nợ của doanh nghiệp,
tuy nhiên doanh nghiệp quy mô nhỏ lại sử dụng tất cả 09 chỉ
tiêu đó để đánh giá.
2.3.2.2 Nguyên nhân tồn tại


Nguyên nhân chủ quan:
- Nguồn nhân lực trong XHTD DNNVV tại CIC

còn thiếu và yếu
- Thông tin đầu vào thu thập vẫn còn thủ công, mất
nhiều thời gian và nhân lực để nhập liệu vào chương trình.
- Nguồn thu thập thông tin tài chính gặp nhiều khó
khăn, số liệu về báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
chưa đầy đủ và chưa được kiểm toán.
Nguyên nhân khách quan:
- Cơ sở pháp lý chưa rõ ràng, thiếu chế tài đối với
hoạt động TTTD.
- Hiện tại Nhà nước chưa có các chỉ tiêu khung
hoặc định hướng chung cho XHTD DN tại Việt Nam.


CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN
DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM
3.1. Định hướng hoạt động xếp hạng tín dụng doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới
3.1.1. Định hướng phát triển nghiệp vụ của Trung tâm
Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam trong thời gian
tới.
Tiếp tục thực hiện Đề án phát triển Trung tâm
Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam đến 2015 và hướng
tới 2020
Kiện toàn lại bộ máy tổ chức theo Quyết định
926/QĐ- NHNN ngày 12/5/2017 và Quyết định 186/QĐTTTD ngày 15/6/2017
Khai thác triệt để công năng sử dụng và hiệu quả
hoạt động của hệ thống công nghệ thông tin, nghiệp vụ

mới trong khuôn khổ dự án FSMIMS


Tạo môi trường pháp lý đồng bộ, hoàn thiện hệ
thống pháp lý không chỉ cho hoạt động của CIC mà còn
cho cả hệ thống TTTD phát triển.
3.1.2. Định hướng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ
và vừa trong thời gian tới
- Nâng cao chất lượng sản phẩm XHTD, đảm bảo
các kết quả XHTD đưa ra phải mang tính khách quan
- Thường xuyên nghiên cứu cập nhật về phương
pháp XHTD phù hợp với thông lệ quốc tế và hoàn cảnh
thực tiễn ở Việt Nam.
- Xây dựng quy trình XHTD minh bạch, giảm yếu
tố đánh giá chủ quan của con người.
- Tăng cường đào tạo chuyên sâu cho cán bộ nghiệp
vụ, có kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển nguồn
nhân lực
- Tăng cường quảng bá sản phẩm XHTD
- Mở rộng hoạt động XHTD, tăng độ bao phủ
XHTD trong nền kinh tế hướng tới 100% các DN đều
được xếp hạng trong tương lai.
3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trung Tâm Thông Tin


Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam
3.2.1. Giải pháp trực tiếp liên quan tới nội dung, phương
pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
CIC

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng, độ tin cậy nguồn thông tin
đầu vào.
- Thu thập thông tin từ hệ thống ngân hàng
Khuyến khích thậm chí hỗ trợ kỹ thuật cho TCTD
gửi thông tin Báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo file
điện tử.
- Thu thập thông tin từ các Bộ, Ban, Ngành
Tăng cường hơn nữa việc trao đổi thôi tin, trong
trường hợp cần thiết thì có thể đề xuất mua thông tin từ
các đơn vị này.
- Thu thập thông tin từ doanh nghiệp
Cần có hành lang pháp lý, chế tài để buộc các DN
phải công khai thông tin, đảm bảo các thông tin đưa ra
chính xác và cũng để cho các doanh nghiệp yên tâm rằng
nguồn thông tin mà họ cung cấp không sử dụng vào mục
đích bất lợi cho DN.
- Thu thập thông tin từ các nguồn khác như cơ quan thông


tấn báo chí, trên mạng internet:
Chọn lọc các loại thông tin trên mạng để có thể đưa
vào bản xếp hạng và đưa ra đánh giá cuối cùng.
3.2.1.2. Điều chỉnh lại phương pháp XHTD doanh nghiệp
nhỏ và vừa
a. Bổ sung chỉ tiêu tính quy mô cho doanh nghiệp
Sử dụng thêm các chỉ tiêu khác như tổng số tiền dư
nợ, vốn điều lệ để xác định thêm quy mô doanh nghiệp:
b. Bổ sung thêm một số chỉ tiêu tính điểm
- Chỉ tiêu tài chính: Đưa chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế”
trong bảng Kết quả hoạt động kinh doanh vào đánh giá.

Nếu công ty kinh doanh thua lỗ tức là lợi nhuận sau thuế
âm thì kết quả xếp hạng cao nhất của doanh nghiệp đạt
được trong năm đó chỉ ở mức hạng B2.
- Chỉ tiêu phi tài chính: xây dựng khung điểm trừ tối đa
đối với các thông tin tiêu cực của doanh
- Chỉ tiêu quan hệ tín dụng: sử dụng toàn bộ cả 09 chỉ tiêu
quan hệ tín dụng để đánh giá về tình hình dư nợ của doanh
nghiệp
c. Thay đổi lại phương pháp tính toán trọng số và


gia tăng điểm cho chỉ tiêu quan hệ tín dụng
Nâng cao tỷ trọng các thông tin phi tài chính hoặc
là thêm các thông tin phi tài chính khác chẳng hạn như
thông tin về tài sản đảm bảo tiền vay, phân tích lợi thế
ngành, ảnh hưởng của nhà cung cấp hoặc thị trường đầu ra
của sản phẩm,…để rút ngắn khoảng cách điểm số giữa
thông tin tài chính và phi tài chính.
3.2.2. Giải pháp hỗ trợ thiện hoạt động xếp hạng tín
dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CIC
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đào tạo về kiến thức phân tích kinh doanh và ngành
kinh tế.
Cần tổ chức các khóa đào tạo về nghiệp vụ XHTD do
các chuyên gia xếp hạng của Moody's và Standar &Poor...
3.2.2.2. Tăng cường tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm
Không chỉ quảng bá thông tin trên website CIC, bản
tin CIC, văn bản thông báo, báo cáo, báo chí, truyền hình
mà còn thông qua mạng xã hội để quảng bá sản phẩm của
mình, mỗi cán bộ CIC như là một nhân viên Marketing

thực thụ.
3.2.2.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học


Bổ sung vào chương trình phần mềm mới để có thể
chuyển dữ liệu dạng PDF tự động vào kho và tích hợp
được với phần mềm XHTD.
3.2.2.4. Đa dạng hóa sản phẩm XHTD
Triển khai thêm nhiều sản phẩm mới hữu ích với
người sử dụng, như sản phẩm tổng hợp về các DN theo
doanh thu; Sản phẩm tổng hợp về các DN theo quy mô
hoạt động; Sản phẩm tổng hợp về các DN theo ngành kinh
tế; Dự báo rủi ro ngành kinh tế…
3.3. Một số đề xuất kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại
- Các Ngân hàng Thương mại cần đầu tư cơ sở vật
chất, con người để xây dựng, hoàn thiệu hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ
- Các TCTD, các tổ chức khác có hoạt động ngân
hàng và các tổ chức tự nguyện cung cấp thông tin cho CIC
cần thực hiện đầy đủ các quy định về hoạt động TTTD của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- NHTM cần thường xuyên kiểm tra và đôn đốc các
chi nhánh, đơn vị trực thuộc báo cáo đầy đủ, chính xác,
kịp thời


3.3.2. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước
3.3.2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
- Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện phân loại nợ và

cung cấp thông tin của các TCTD theo Thông tư số
02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và theo thông tư
03/2013/TT-NHNN.
- Là cơ quan cao nhất trong hệ thống ngân hàng,
NHNN cần phải là đầu mối phối hợp trao đổi thông tin
giữa NHNN và các Bộ, ngành .
- NHNN Việt Nam cần có cơ chế cụ thể tạo điều
kiện thuận lợi cho CIC trong việc thuê, tuyển dụng và sử
dụng chuyên gia giỏi trong lĩnh vực quản lý thông tin tín
dụng và trong lĩnh vực thực hiện nghiệp vụ XHTD
3.3.2.2. Kiến nghị đối với Chính phủ
- Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện các quy định và
chuẩn mực kế toán của Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế
- Chính phủ cũng cần có chế tài yêu cầu các doanh
nghiệp thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm
- Chính phủ cần xây dựng hành lang pháp lý- luật
hóa hoạt động XHTD nhằm hỗ trợ cho việc


×