Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

cải cách hành chính của việt nam trong giai đoạn hiện nay Tiểu luận cao học môn quản lý hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.08 KB, 31 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
của bộ máy hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta trong
giai đoạn hiện nay.
Sau gần 35 năm giải phóng thống nhất đất nước, thoát khỏi chiến tranh,
Việt nam lại tiếp tục trải qua những chặng đường cam go thử thách của công
cuộc xây dựng, kiến thiết nước nhà. Trên những chặng đường ấy, chúng ta đã
dần dần có thêm bài học của đổi mới và cải cách. Chính sự cải cách này đã
tạo làn sóng cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khai thông lộ trình
hội nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới. Nền kinh tế Việt nam trong
những năm gần đây đã có những bước tiến đáng kể. Song, trong xu thế hội
nhập, những vấn đề yếu kém về quản lý của chúng ta đã bộc lộ. Chính vì vậy
mà công cuộc cải cách hành chính nhà nước nay lại trở thành vấn đề mà Đảng
và Nhà nước xác định là nhiệm vụ trọng tâm, là cấp thiết cho việc tiếp tục xây
dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Chủ trương cải cách hành chính đã được Đảng cộng sản Việt Nam đề ra
từ năm 1991, nhưng đến năm 1994 mới được tổ chức triển khai thực hiện.
Tuy nhiên đây là một công việc phức tạp, nhiều khó khăn, vì nó trực tiếp đụng
chạm đến lợi ích cục bộ của các ngành, các địa phương, cũng như bản thân
đội ngũ cán bộ, công chức.
Mục tiêu chung của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2001 – 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số
136/2001/QĐ-thị trường ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ) là: “Xây
dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp,
hiện đạ hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng: xây dựng đội ngũ

1



cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc
xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản
được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa”.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Trong thời kỳ đổi mới, thực hiện sự chuyển đổi về nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tổ
chức và hoạt động của Nhà nước được đổi mới một bước và thu được những
thành tựu bước đầu tạo thế và lực mới đưa đất nước chuyển sang thời kỳ phát
triển mới. Tuy nhiên, trước yêu cầu bức thiết của sự nghiệp đổi mới, công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, tổ chức bộ máy Nhà nước nhất là bộ
máy hành chính, đã bộc lộ nhiều khuyết tật, đang cản trở công cuộc đổi mới
nói chung, đặc biệt là đổi mới kinh tế và củng cố hoàn thiện nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa, những khuyết điểm và yếu kém chủ yếu là:
- Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chưa tạo đủ khuôn khổ pháp lý cần
thiết thích hợp tình hình nhiệm vụ mới; việc thi hành pháp luật chưa nghiêm.
Kỷ cương, kỷ luật lỏng lẻo.
- Bộ máy hành chính Nhà nước vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc
trung gian, thủ tục rườm rà, phiền hà; chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, hoạt
động kém hiệu lực, hiệu quả. Tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng cong khá
phổ biến.
- Chế độ công cụ lạc hậu chưa khuyến khích phát triển tài năng trong
đội ngũ cán bộ, công chức nhìn chung không được đào tạo chính quy; trình
độ, năng lực và phẩm chất chưa ngang với yêu cầu của nhiệm vụ, kỹ năng
hành chính kém, một bộ phận không nhỏ thoái hoá, biến chất.
Để khắc phục những thiếu sót, sửa chữa những khuyết tật, xây dựng
một Nhà nước vững mạnh, trong sạch, hiện đại, bộ máy Nhà nước hoạt động
có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng các yêu cầu quản lý đất nước trong bối cảnh
quốc tế và trong nước có nhiều biến động, xuất hiện thời cơ và thuận lợi mới

cũng như quy cách và thách thức mới, thì yêu cầu bức thiết là phải tiếp tục
2


xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, mà trọng tâm là tiến hành cải cách hành
chính.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Đề tài này được triển khai dựa trên cơ sở lý luận,
những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, của các nhà nghiên cứu
trong lĩnh vực cải cách hành chính, nội dung được thể hiện qua Chương trình
tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 của Thủ tướng
chính phủ; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về đẩy mạnh cải
cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước…
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp, chọn lọc, phân tích,
so sánh từ các tài liệu nghiên cứu, các tài liệu tham khảo trong lĩnh vực Cải
cách hành chính trong giai đoạn hiện nay.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Cải cách hành chính ở Việt Nam là công cuộc mới mẻ, chưa có tiền lệ,
lại diễn ra trong điều kiện thiếu kiến thức và kinh nghiệm về quản lý Nhà
nước, có nhiều vấn đề phải vừa làm, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm. Vì vậy, việc
hình thành quan niệm và những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc cải cách
hành chính, cũng như việc đề ra những nội dung, phương hướng, chủ trương,
giải pháp thực hiện cải cách trong từng giai đoạn của Đảng và Nhà nước ta là
một quá trình tìm tòi, sáng tạo không ngừng. Yêu cầu đặt ra là vừa phải tổ
chức nghiên cứu lý luận, vừa thử nghiệm, tổng kết thực tiễn, kết hợp với tham
khảo, học hỏi những kinh nghiệm của các nước trên thế giới, để từng bước
xây dựng thành hệ thống các quan điểm và nguyên tắc cơ bản của cải cách
hành chính; phù hợp với các điều kiện và hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam, có
tính đến các yêu cầu của xu thế toàn cầu hoá, hội nhập khu vực và thế giới.

6. Kết cấu của tiểu luận

3


Ngoài phần I mở đầu, Phần II nội dung, Phần III kết luận và danh mục
tham khảo, Phần II nội dung Tiểu luận gồm có 4 chương:
Chương I: Thực trạng nền hành chính Nhà nước - kết quả, hạn chế và
nguyên nhân.
Chương II: Quan điểm, chủ trương về cải cách hành chính của Đảng và
Nhà nước.
Chương III: Nhận thức về cải cách hoàn thiện tổ chức và hoạt động của
bộ máy hành chính Nhà nước.
Chương IV: Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước.

4


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
THỰC TRẠNG NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC - KẾT QUẢ,
HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
Thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, Nghị quyết Trung ương 8 (Khoá
VII), Nghị quyết Đại hội VII, các Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 6
(lần 2) và Trung ương 7 (Khoá VIII), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp
đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1. Những kết quả của cải cách hành chính thời gian qua
- Chức năng và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành chính từ

Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương đếnUỷ ban nhân dân các cấp đã có
nhiều thay đổi tiến bộ, tập trung nhiều hơn vào quản lý Nhà nước.
- Từng bước đổi mới thể chế hành chính trên các lĩnh vực, trước hết là
hành chính thể chế kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp
được sắp xếp, điều chỉnh tinh giảm hơn trước; bộ máy hành chính từ Trung
ương đến cơ sở Vận hành phát huy tác dụng, hiệu quả tốt hơn.
- Việc quản lý, sử dụng cán bộ, công chức được đổi mới một bước theo
các quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức: từ khâu tuyển chọn, đánh giá,
thi nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật đến đào tạo, bồi dưỡng. Chế độ, chính
sách tiền lương bước đầu được cải cách theo hướng tiền tệ hoá.
2. Những yếu kém và hạn chế
Tuy nhiên, nền hành chính Nhà nước còn mang nặng dấu ấn của cơ chế
quản lý tập trung, quan liêu bao cấp, chưa đáp ứng được những yêu cầu của
cơ chế quản lý mới cũng như yêu cầu phục vụ nhân dân trong điều kiện mới,
hiệu lực quản lý chưa cao.

5



×