Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tri âm trong văn học lí luận văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.5 KB, 4 trang )

ĐỀ: VỀ TIẾNG NÓI TRI ÂM TRONG VĂN HỌC
BÀI LÀM
Từng có người nhận định rằng “Tiếp nhận đòi hỏi người đọc sống với
tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn để cảm nhận cái thông điệp thẩm mĩ mà tác giả gửi đến
cho người đọc văn học”. Bằng trái tim rung động của chính mình độc giả phải tìm đến
những giá trị đích thực đằng sau một tác phẩm nghệ thuật. Văn học sẽ chẳng là gì nếu
không có những tâm hồn đồng điệu để hiểu được hết những ẩn ý, tâm tình của người nghệ
sĩ gửi gắm. Quá trình tiếp nhận văn học đó đòi hỏi phải có sự hòa hợp giữa tác phẩm với
người đọc cũng như với chủ thể sáng tác. Và có thể nói “tiếng nói tri âm trong văn học” là
chặng đường không thể thiếu để tìm đến cái hay, cái đẹp của nghệ thuật ngôn từ.
Để đến với tác phẩm văn học, độc giả không chỉ dừng lại ở những con
chữ nằm ngay trên trang giấy, người đọc còn phải đi sâu hơn vào những thông điệp thẩm
mĩ đằng sau nó. Tiếp nhận không đơn thuần chỉ là đọc tác phẩm mà đó còn là một hoạt
động tinh thần đòi hỏi người đọc phải cảm nhận, thưởng thức bằng toàn bộ trí não và trái
tim của chính mình. Tác phẩm hiện lên thông qua những hình tượng nghệ thuật được người
nghệ sĩ chạm khắc bằng phương tiện ngôn ngữ. Sẽ chẳng thể nào hiểu được những kí mã
ấy nếu không có một trái tim biết rung động, một vốn sống, một con mắt tinh đời. Thông
qua sự hòa hợp với tác phẩm sẽ giải mã được những ẩn ý, từ đó chính những tâm hồn đồng
điệu sẽ nâng cao giá trị của tác phẩm. Sự gắn bó giữa nghệ sĩ, tác phẩm và bạn đọc cũng
càng mật thiết hơn. Và đó không phải là “tiếng nói tri âm trong văn học” hay sao? Con
đường để tìm đến sự tri âm sẽ giúp ta rút ngắn khoảng cách tiếp cận với cái hay, cái đẹp
của văn học một cách tròn vẹn nhất. Có thể nói, tác phẩm có trở nên thăng hoa hay không
phần nhiều là ở chính chủ thể tiếp nhận nó-sự đồng sáng của bạn đọc. Chính vì lẽ đó không
thể xem nhẹ “tiếng nói tri âm”, một phạm trù thẩm mỹ quan trọng của tiếp nhận văn học.
Ngay từ khi văn học xuất hiện nó đã khơi lên biết bao dư vị, thoi thúc người đọc tìm đến
để đối thoại với tác giả. Nếu âm nhạc cần đến nhịp cảm để lắng nghe và hội họa cần đến
con mắt thẩm mỹ để quan sát thì văn học lại hướng đến nội tâm, đến tình cảm của con
người. Đó là quy luật bất biến trong tiếp nhận văn học. Tình cảm đó được viết nên từ tâm
hồn và trái tim của chính người nghệ sĩ. Nên không phải ngẫu nhiên sợi dây gắn kết nó với
người đọc lại là tình cảm. Người đọc sẽ tiếp nhận nó bằng những rung động của trái tim
mình, cùng cảm, cùng nghe với những dư âm của nghệ thuật, của cuộc sống bên ngoài. Và


chỉ khi trái tim của người sáng tạo và đồng sáng tạo cùng ngân lên một nhịp, thì lúc ấy tri
âm đã thực sự hiện diện. Không quá kêu sa ngay trên trang viết văn học luôn chứa đựng
trong đó những trãi nghiệm, cảm nhận riêng về tình đời, tình người sâu sắc nhất. Qua đó ta
thấy được nguyên bản của xã hôi đương thời, và càng đi sâu vào tác phẩm sẽ càng khám
Page 1


nhiều hơn những ẩn khuất của cuộc sống. Thông qua vốn sống, sự hiểu biết và cặp mắt
nhìn thấu cuộc đời mà người đọc tìm đến nó. Không bao giờ là điều đơn giản để cảm nhận
được giá trị của cái đẹp mà phải trãi qua biết bao trải nghiệm mới có thể thâu vào hết cái
vạn dặm về tình đời, tình người để nó thúc dậy. Và khi đã đạt đến sự gắn kết hoàn mĩ ấy
giá trị của nghệ thuật sẽ được nâng lên.
Những tác phẩm hay luôn chứa đựng tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ. Nếu đọc tác
phẩm bằng thái độ của người ngoài cuộc sẽ không thể nào hiểu hết những tư tưởng tình
cảm đó. Nó đòi hỏi cần có sự nhập thân với tác phẩm để cảm nhận được mọi cái hay, cái
đẹp . Người nghệ sĩ đã nhận ra được vị trí của người tiếp nhận trong nghệ thuật-người sẽ
nâng tầm nghệ thuật. Vì lẽ đó, trong tác phẩm của họ đã có sự tương giao giữa người sáng
tạo và người tri âm, giữa người nghệ sĩ và người trân trọng cái tài. Những giá trị mà họ tạo
ra dù không thể thăng hoa ở nơi cái đẹp có thể ngự trị, nhưng cái tài của người nghệ sĩ vẫn
luôn được trân trọng và đề cao bởi những trái tim đồng điệu. Và đó không phải là “tiếng
nói tri âm” suốt mấy mươi thế kỉ hay sao.
Đến với “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân ta sẽ càng thấy rõ vai trò quan trọng của chủ
thể tiếp nhận. Với hai nhân vật ở hai thế cực trái ngược nhau hoàn toàn Nguyễn Tuân đã
khắc họa được một cách trọn vẹn quá trình chinh phục cái đẹp để tìm đến sự tri âm. Một
bên là tên tử tù Huấn Cao-hiện thân cho bậc nghệ sĩ tài hoa, còn một bên là viên quản
ngục-đại diện cho người biết trân trọng giá trị của con người, dẫu rằng đối lập nhau về vị
thế xã hội vậy mà hai người họ vẫn có thể trở thành tri âm tri kỉ của nhau. Đó là sự thấu
hiểu giữa người nghệ sĩ tài hoa với người luôn ngợi ca cái đẹp, cái tài. Chữ ông Huấn “đẹp
lắm, vuông lắm” nhưng trong hoàn cảnh đề lao làm gì có mấy ai hiểu được giá trị của
những con chữ ấy chứ. Và nếu không có một tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của viên quản

ngục kia thì chắc hẳn sẽ không có “những vật báu trên đời”-giá trị một thời của nghệ thuật
thư pháp. Chính ở ngay giây phút cuối cùng của cuộc đời mình ông Huấn đã tìm được một
tri âm tri kỉ thực sự. Vì cái đẹp viên quản ngục sẵn sàng đánh đổi chức vị, tính mạng của
mình để theo đuổi ước vọng một đời là có “một ngày kia được treo ở nhà riêng của mình
một đôi câu đối tay ông Huấn Cao viết”. Đó là sự tri âm cao nhất của một người luôn
hướng đến cái tài của người nghệ sĩ Huấn Cao.Tấm lòng ấy đã khiến cái đẹp được thăng
hoa ngay trong cảnh cho chữ giữa chốn đề lao nhơ nhớp. “Một cảnh tượng xưa nay chưa
từng có” đã diễn ra ở một nơi tối tăm, dơ bẩn “tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân
chuột, phân gián” lại là nơi ra đời của cái đẹp. Người nghệ sĩ tài hoa với một tâm hồn tự do
đã sáng tạo nên cái đẹp dù rằng người tử tù ấy cổ phải đeo gông, chân vướng xiềng. Cái
đẹp đã chiến thắng và khẳng định sức mạnh kì diệu không thế lực nào có thể hủy diệt được.
Nó có thể làm thay đổi số mệnh của một con người như viên quản ngục“kẻ mê muội này
xin bái lĩnh”. Và nếu không có những người như viên quản ngục thì chắc hẳn sẽ không thể
Page 2


nào có được những khoảnh khắc đáng nhớ ấy, làm sao có thể nâng cao giá trị của cái đẹp.
Có thể nói chính sự thấu hiểu và tấm lòng trân trọng của viên quản ngục đã tạo nên một
bức tranh hoàn mĩ nhất của nghệ thuật. Và những giá trị tốt đẹp sẽ không bao giờ bị vùi
lấp, lãng quên đi nếu có một trái tim đồng điệu. Có thể nói người tiếp nhận trong nghệ
thuật nói chung và văn học nói riêng sẽ là chủ thể quan trọng để nâng tầm giá trị của tác
phẩm.
Sức mạnh của tiếng nói tri âm chính là ở sự đồng cảm. Người tiếp nhận đã dùng tất cả trái
tim mình để có thể đến gần hơn với người nghệ sĩ, với những phận đời cay đắng và để từ
đó thưởng thức một cách trọn vẹn giá trị của một tác phẩm nghệ thuật. Vì cái đẹp, cái tài,
vì sự tri âm với người nghệ sĩ, họ có thể làm tất cả thẩm chí hi sinh cả cuộc đời mình để cái
đẹp có thể lên ngôi. Nếu trên trang viết viên quản ngục là tri âm tri kỉ của người nghệ sĩ
Huấn Cao thì ngay giữa đời thực Nguyễn Du lại là một người đồng điệu tương giao với
nàng Tiểu Thanh. Bởi lẽ, hơn ai hết ông hiểu được những cay đắng mà người phụ nữ sống
dưới chế độ xưa đã phải trãi qua như thế nào. Cũng là một phận đời được định sẵn trong số

kiếp “tài hoa bạc mệnh” Nguyễn Du dường như đã trãi hết lòng mình vào những mãnh đời
cay cực ấy, để rồi ông phải thốt lên rằng:
“Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi”.
Có lẽ vì vậy mà những vần thơ của ông luôn phản phất một nỗi buồn trần thế, thể hiện
sự cảm thông sâu sắc nhất với phận đời hồng nhan. Và phải chăng tiếng nói tri âm từ nỗi
lòng đã thôi thúc Nguyễn Du tìm đến nàng Tiểu Thanh mà suốt nửa thế kỉ qua chưa từng có
ai nhắc nhớ đến nàng-một người con gái tài sắc nhưng lắm truân chuyên:
“Tây Hồ hoa uyển tẩn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ khư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư”
Với cặp mắt nhìn thấu trần đời và một trái tim luôn động đậy, “Độc Tiểu Thanh kí”ra đời
như một lời xót thương sâu sắc nhất mà bậc nghệ sĩ tài hoa đã mang đến. Nguyễn Du
thương cho cuộc đời của nàng-một đời cay cực sống trong cô đơn sầu khổ. Người con gái
ấy chưa bao giờ được cảm nhận một niềm hạnh phúc nào ngay trên trần thế, đâu đó chỉ còn
vương vấn lại phần hồn u uất vì lẽ đời mà thôi “chi phấn hữu thần liên tử hậu”. Trái tim tri
âm tri kỉ của ông đã dang rộng ra đến vạn dặm, đến tận xứ Trung để khóc thương cho nàng.
Page 3


Nguyễn Du tiếc thay cho sự nghiệp văn chương vốn còn đang dang dở “văn chương vô
mệnh lụy phần dư”. Và có phải chăng Nguyễn Du như đã bắt gặp được những con người
đồng điệu như mình, cùng mang một phận đời “tài hoa bạc mệnh” mà xã hội đương thời đã
định sẵn. Nghĩ đến Tiểu Thanh ông lại nghĩ đến số kiếp của chính mình, và rồi không biết
trăm năm sau có ai rõ giọt nước mắt khóc thương như mình đã từng hay không.
“Bách tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
(Không biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?)

Tiểu Thanh đã tìm được tri âm tri kỉ của cuộc đời mình, dù rằng trãi qua bao thế kỉ vẫn có
một tấm lòng trân trọng dành cho cuộc đời nàng. Nghĩ đến phần mình Nguyễn Du băn
khoăn day dứt một nỗi niềm. Ai sẽ cất lên tiếng nói tri âm cùng mình, ai sẽ tiếc thương cho
cuộc đời, cho sự nghiệp văn chương của “Tố Như chăng” hay sẽ bay vào quên lãng như
một hạt cát vô danh. Có lẽ chỉ có tiếng nói tri âm thực sự mới có thể thấu hiểu một cách
trọn vẹn đến thế.
Văn học sẽ không khiêu gợi được hết vẻ đẹp của nó nếu không có những bạn đọc chân
thành, cùng cảm, cùng nghe những dư âm của cuộc đời mà người nghệ sĩ đã tạo nên. Sự
hoàn mĩ nào cũng phải trãi qua bao quá trình mới có thể kiến tạo nên được. Văn chương là
một lĩnh vực đặc thù của nghệ thuật, nó đòi hỏi người tiếp nhận phải sống toàn tâm toàn
hồn với tác phẩm, với những thông điệp mà người nghệ sĩ gửi gắm vào trang viết của chính
mình. Vậy nên sự thành công của tác phẩm đều tùy thuộc vào chính quá trình tiếp nhận văn
học. Chỉ khi dung hòa được mạch cảm xúc của người nghệ sĩ và người tiếp nhận vào từng
con chữ thì tiếng nói tri âm mới có thể nảy nở với tất cả hương vị của nó, lúc thì đắng cay,
khi thì nồng thắm…quyện vào nhau để tôn vinh cái đẹp, giá trị sau cùng mà nghệ thuật
hướng đến. Quá trình tiếp nhận ấy không bao giờ có sự lặp lại ở bất ở bất kì ai. Có thấu
hiểu thực sự hay không đều tùy thuộc vào cách cảm thụ ở mỗi người mà thôi. Bằng vốn
sống, sự hiểu biết và tình cảm của chính mình mà mỗi người sẽ có một cách cảm thụ riêng.
Nhưng dù đứng ở vị trí nào đi chăng nữa thì người tiếp nhận vẫn phải hòa mình vào tác
phẩm, gắn kết thành một thể thông nhất mới có thể đạt đến sự tri âm. Nếu cứ mãi hướng
cái nhìn ra xa tác phẩm thì chắc hẳn bạn chỉ dừng lại ở những con chữ vốn còn nằm thẳng
đơ trên trang viết. Qua những trái tim đồng điệu giá trị của tác phẩm sẽ được nhân lên gấp
bội với những cảm nhận tinh tế và sâu sắc về tác phẩm nghệ thuật. Đó là ý nghĩa thực sự
đằng sau “tiếng nói tri âm” của văn học.

Page 4




×