Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích chi tiết Tiếng sáo trong tác phẩm Vợ chồng A phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.75 KB, 5 trang )

“Âm nhạc là một cái gì khác lạ mà hầu như tôi không muốn nói nó là một phép
thần dịu.” (Henrich Heine). Âm nhạc từ bao giờ đã trở thành thứ quà tặng tinh thần
mà con người có được để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình. Cũng giống như mọi
loại hình nghệ thuật khác, âm nhạc sử dụng chất liệu riêng của mình là tiết tấu và
thanh điệu để thể hiện những cung bậc cảm xúc khác biệt. Và thế rồi, âm nhạc trở
thành một phần của cuộc sống với sức mạnh kì diệu của nó. Âm nhạc làm thức tỉnh
những rung động của trái tim con người, chạm đến và làm sống lại những rung
động ấy. Bất cứ loại nhạc cụ nào cũng mang trong nó sức mạnh kì diệu đó. Tiếng
sáo cũng không ngoại lệ. Từ đó, ta hiểu vì sao nhà văn Tô Hoài lại lựa chọn tiếng
sáo trong đêm tình mùa xuân để làm thức dậy bao kí ức đẹp và sức sống tiềm tàng
trong tâm hồn nhân vật Mị...
Chí Phèo ngật ngưỡng bước vào trang văn của Nam Cao trong tiếng chửi khắc
sâu bi kịch cự tuyệt quyền làm người. Từ đó văn học Việt Nam có một chân dung
sống động về người nông dân trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Còn Tô Hoài,
ông lại chọn góc nhìn thân phận để khắc họa chân dung người con gái Tây Bắc :
“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái
ngồi quây sợi gai bên tảng đá trước cửa cạnh tàu ngựa”. Có ai ngờ rằng cô gái
tưởng chừng như vô tri vô giác ấy vốn là một thiếu nữ vùng cao “có biết bao nhiêu
người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Chính cường quyền và thần quyền đã
đẩy cô gái vào con đường làm dâu gạt nợ tại nhà thống lí Pá Tra-nơi đã chôn vùi
tuổi thanh xuân của biết bao nhiêu con người. Mị trở thành một nô lệ : “Con ngựa,
con trâu làm còn có lúc, đem nó còn được đúng gãi chân, đứng nhai cỏ. Đàn bà con
gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày”. Cuộc sống tại Tây Bắc qua ngòi
bút của Tô Hoài làm ta dễ nghĩ lại về thời phong kiến đã kìm hãm nước ta hàng
ngàn năm trước. Cuộc sống ấy làm con người ta tê liệt về ý thức và không còn ý
niệm về thời gian. Tưởng như rằng cuộc sống của Mị vốn xinh đẹp, tài hoa không
còn nữa mà chỉ đơn thuần là một sự tồn tại vô hình trong căn phòng “kín mít, có
một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay.”. Thế nhưng, sự sống vẫn tiềm tàng
trong trái tim khát sống kia. Nó giống như hòn than vẫn âm ỉ trong đống tro tàn của
những áp bức. Chỉ cần một ngọn gió nhẹ thổi qua tâm hồn Mị, sức sống tiềm tàng
ấy sẽ bừng dậy, đưa con người ta trở về với chính mình, với những giá trị của cuộc


sống đích thực mà Mị đã để lạc mất. Tiếng sáo với sức mạnh âm nhạc của nó đã trở
thành ngọn gió thổi bay đi những tro tàn đen đủi của số phận Mị và tưới vào tâm
hồn Mị những thanh âm trong trẻo – thanh âm của cả quá khứ và đồng hiện. Tiếng
sáo gọi bạn đêm tình mùa xuân được sản sinh ra từ cảm xúc, từ trái tim con người
và ta có thể tin rằng những gì từ trái tim sẽ đến với trái tim. Nó chạm đến và neo


đậu mãi trong tâm trí của Mị, đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi dù
thân thể vẫn còn đang bị giam cầm nơi xó bếp nhà thống lí Pá Tra – nơi đã chôn
vùi tuổi thanh xuân của cô gái Tây Bắc này. Có thể nói, bằng tài năng miêu tả nội
tâm nhân vật của mình, tác giả đã khắc họa được những rung cảm rất tinh tế trong
tâm hồn của Mị khi được tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân thức tỉnh.
Tô Hoài đã chuẩn bị cho sự xuất hiện của tiếng sáo ý nghĩa bằng bức tranh mùa
xuân tươi đẹp ở Hồng Ngài. Bằng những nét chạm khắc tạo tác động về thị giác đã
minh chứng chon tài năng và sự am hiểu của Tô Hoài về Tây Bắc. Đó là bức tranh
thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp đã làm không chỉ Mị mà cả người đọc cũng phải
rung động. Hồng Ngài mùa xuân với cảnh sắc đậm phong vị Tây Bắc “gió thổi vào
cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.”; với những âm thanh rộn ràng làm ngay
cả người đọc cũng cảm thấy háo hức “đám trẻ đợi tết, chơi quay, cười ầm trên sân
chơi trước nhà”; với “những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như
con bướm sặc sỡ”... tất cả hòa quyện với nhau trong màu sắc văn hóa truyền thống
qua tình yêu của tác giả đối với vùng đất Tây Bắc. Để rồi tiếng sáo xuất hiện với ý
nghĩa nghệ thuật hết sức đặc biệt. Tiếng sáo không chỉ là phương tiện hữu hiệu
giúp nhà văn khám phá được sâu sắc nội tâm của nhân vật mà còn thể hiện được sự
am hiểu và khả năng sáng tạo của Tô Hoài. Tiếng sáo gắn với sinh hoạt văn hóa
của người dân Tây Bắc. Ai một lần lên Tây Bắc chắc hẳn sẽ khó có thể quên được
những chàng trai, cô gái xinh tươi trong những chiếc váy hoa, say mê chìm đắm
trong âm hưởng mê hoặc lòng người của tiếng sáo, tiếng trống, tiếng khèn, tiếng
pí,... Chính nhà thơ Quang Dũng sau chín tháng gắn bó với Tây Bắc cũng không
sao quên được hình ảnh ; “Khèn lên man điệu nàng e ấp” Âm nhạc trở thành một

phần thiết thực trong cuộc sống người dân nơi đây. Nó gắn với bao kỉ niệm, bao
tình yêu của bao chàng trai, cô gái. Nó trở thành một nét văn hóa truyền thống tại
Tây Bắc. Vì thế, ta hiểu được tại sao Tô Hoài lại lựa chọn âm thanh tiếng sáo “thiết
tha, bổi hổi” để làm cầu nối thức tỉnh Mị. Nhờ tiếng sáo mà nhà văn đưa ta khám
phá được tâm hồn của một cô gái tưởng chừng như “lầm lũi như con rùa nuôi
trong xó bếp”.
Trong hiện thực tiếng sáo “lấp ló” ngoài đầu núi “vọng lại thiết tha, bổi hổi”,
trong sự đồng hiện giữa quá khứ và hiện thực, tiếng sáo “văng vẳng” đầy sức gợi,
rồi tiếng sáo lại “lửng lơ” , “rập rờn” trong tâm trí Mị. Sức mạnh của tiếng sáo
mãnh liệt đến độ bên tai Mị chỉ còn nghe thấy tiếng sáo. Tiếng sáo được lặp lại
năm lần với trường độ âm thanh khác nhau. Sự kết hợp giữa hiệu ứng âm thanh của
tiếng sáo với những cung bậc cảm xúc khác nhau và hiệu ứng màu sắc của bức


tranh thiên nhiên đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài tạo nên một sự giao hòa thật độc
đáo.
Tiếng sáo xuất hiện “ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi
chơi.”. Từ láy “lấp ló” gợi một điều gì đó thật mơ hồ, không thực. Phải chăng
chính lúc ấy tâm hồn Mị cũng mông lung, lặng theo những mơ tưởng? Có phải
hiệu ứng âm thanh của tiếng sáo kết hợp với cảnh sắc đêm xuân tình làm Mị không
khỏi “thiết tha, bổi hổi”. Bởi tiếng sáo gắn với quá khứ của Mị-quá khứ của một cô
gái yêu đời và tràn trề sức sống. Nghe thấy được tiếng sáo, tâm hồn Mị sau bao
năm chìm trong vô thức đã bắt đầu cựa quậy, hòa tiếng lòng của mình vào tiếng
sáo kì diệu. Mị đưa mình ra khỏi căn phòng đã giam cầm cả tuổi thanh xuân của
nàng trong ấy. Mị đang thả hồn mình theo những câu hát, những quả pao... Tiếng
sáo như một thanh âm kì diệu nâng đỡ tâm hồn đã bị chai sạn của Mị. Tiếng sáo
như từng lúc chạm đến gần hơn và neo đậu trong trái tim Mị, rỏ vào đó những
cung bậc cảm xúc mà ta tưởng chừng như đã đánh mất bao lâu nay. Bao nhiêu kí
ức hiện về như một cơn gió mát thổi vào trái tim đã chai sạn của Mị.
Tiếng sáo từ hiện thực đã trở thành tiếng sáo của đồng hiện: “Tai Mị văng vẳng

tiếng sáo gọi bạn đầu làng”. Mị đắm chìm vào men say rồi như được sống về
những ngày trước. Mị say đắm trong những kỉ niệm thật đẹp. Mị trở về với tuổi trẻ
của mình “Mị thổi sáo giỏi...đi theo Mị”. Chính điều đó đã đánh thức Mị, để Mị
trở về với thực tại của mình. Sự đối lập quá rõ nét giữa quá khứ tươi đẹp và hiện
thực phũ phàng làm cho người ta phải giật mình mà nhận ra “Mị trẻ lắm. Mị vẫn
còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Thế rồi ý thức về cuộc sống tự do đã được thức tỉnh và
đưa cô suy nghĩ về cái chết. Lúc này, nắm lá ngón như một vị cứu tinh lần thứ hai
xuất hiện trong cuộc đời của Mị. Bởi có cái chết mới giải thoát được thân phận Mị,
mới đưa cô đến một cuộc sống mới. Cái chết là điều mà người ta nghĩ đến khi cảm
thấy bất mãn với cuộc đời. Mị cũng thế, bao tháng ngàybị giam mình nơi căn
phòng kín mít này đã thiêu rụi bao nhiêu ước mơ trong con người luôn khát khao
tự do. Vì vậy, Mị nghĩ rằng : “Nếu có nắm lá ngón trong tay...nước mắt ứa ra”. Mị
không màng tới hiện thực nữa mà tiếp tục mơ tưởng về quá khứ đầy màu sắc tươi
sáng. Mị lắng nghe “tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường”. Tiếng sáo cứ
“văng vẳng” như một sự ám ảnh đối với Mị. Tiếng sáo cứ da diết hơn, tha thiết
hơn. Nó dường như không còn đơn giản là một thanh âm đời sống nữa mà là một
thế lực vô hình đang rung lên những âm điệu của niềm khát khao sống.
Bao năm, bao mùa gặt, bao đêm tình mùa xuân trôi qua với thân phận làm dâu
gạt nợ tại nhà thống lí , và bây giờ đã đến lúc Mị tự thắp sáng cuộc đời mình. “ Mị
đến góc nhà...cho sáng”. Âm thanh tiếng sáo như đang dẫn đường cho Mị. Nghe


tiếng sáo đầy thổn thức, Mị không chỉ được hồi sinh sau chuỗi ngày dài tồn tại với
kiếp đời nô lệ mà còn đưa Mị đến thắp sáng cuộc đời chìm ngập trong bóng tối vô
hình. Sự thức tỉnh của Mị làm ta nhớ lại hình ảnh cô Kiều trong sáng tấc của
Nguyễn Du “Giaatj mình mình lại thương mình xót xa”. Kiều ý thức được thân
phận “tài hoa bạc mệnh” còn Mị nhận thức được thân phận nô lệ gạt nợ của mình.
cả hai cô gái đều tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Điều đó còn thể hiện góc nhnf
nhân đạo của nhà văn đối với con người. Đó là niềm tin, sự trân trọng đối voiws
những giá trị tốt đẹp còn ẩn sâu trong tâm hồn con người. Và đó cũng chính là nét

khuất mà nhà văn cần khám phá và đưa vào tác phẩm của mình.
Từ nhận thức đến hành động, Mị đã quyết định trở về với sự tự do không ràng
buộc mà một cô gái trẻ như nàng xứng đáng được hưởng. Mùa xuân ở Hồng Ngài
đẹp quá! Mùa xuân luôn tràn đầy sức sống và niềm vui. Thế nhưng Mị lại không
được cảm nhận những mùa xuân ấy. Và rồi sức mạnh của niềm khát khao hi vọng
ấy đã đưa Mị đến chỗ cần được giải phóng. Mị muốn được đi chơi, bởi vì Mị còn
trẻ, Mị còn biết bao ngày dài phía trước. Mị “ quấn lại tóc...trong vách”. Cuộc đời
Mị không thể bị trói buộc mãi nơi góc tối này nữa... Hành động của nàng dường
như đã bất chấp tất cả, ngay cả sự có mặt của A Sử. Mị quên đi thân phận nô lệ của
mình, vượt lên trên cường quyền và thần quyền để tiến tới tiếng sáo – tiếng gọi của
sự sống, sự tự do.Trong tâm trí của Mị chỉ tồn tại duy nhất tiếng sáo của mộng
tưởng. Tiếng sáo ấy làm thôi thúc đôi chân của Mị. “Một thúng sợi đay” đang bó
buộc quanh người Mị, xiềng xích của cường quyền và thần quyền đã trở nên vô
nghĩa đối với trái tim đang khát sống của Mị. Sức mạnh của tiếng sáo đã xóa bỏ đi
những đau đớn về thể xác mà Mị đang gồng mình chịu đựng. Để rồi tâm hồn Mị
được “tiếng sáo đưa đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”. Lúc này, ta như
cảm nhận được thân xác Mị đang tan ra, nàng hòa mình vào cùng những thanh âm
trong trẻo dù là trong tiềm thức. Mị như đang cố gắng tìm lại chính mình trong dư
vị đầy ngọt ngào của quá khứ...
Tuy nhiên, âm thanh của quá khứ đẹp đẽ đã phải nhường chỗ cho những thanh
âm của thực tại. Mị chỉ còn nghe thấy tiếng ngựa đạp vào vách. Sức mạnh của
tiếng sáo kì diệu bấy nhiêu thì âm thanh của tiếng chân nhựa càng làm người ta đau
đớn bấy nhiêu. Nếu tiếng sáo là âm thanh của giá trị nhân đạo thì tiếng chân ngựa
là âm thanh của giá trị hiện thực. Tiếng sáo tuy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho
Mị nhưng nó không thể giúp Mị thoát khỏi cuộc sống nô lệ này nếu Mị không thể
tự mình đứng lên giành lại sự sống, giành lại tuổi trẻ cho mình. Tiếng chân ngựa
của hiện thực ấy làm cho ta cảm nhận được sự bủa vây của xiềng xích phong kiến
đối với số phận con người. Tiếng chân ngựa như một sự nhắc nhở đến một sự tồn



tại như đã trở thành qui luật : “nó bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi
ngày rũ xương ở đây thôi”. Tiếng sáo với sức mạnh kì diệu của nó nhưng cũng
không đủ để kéo Mị ra khỏi số phận làm dâu gạt nợ. Tiếng sáo dễ dàng bị dập tắt.
Cũng giống như Mị dù có niềm khát khao, sức sống mãnh liệt nhưng vẫn chưa đủ
để vươn lên chiến thắng cái xấu xa, tàn ác. Ở cô cần một hành động mạnh mẽ và
thậm chí là quyết liệt hơn để thoát khỏi số phận nô lệ tại nhà thống lí, tự mình định
đoạt cuộc đời của riêng mình. Mặc dù vậy, tiếng sáo cũng đã làm niềm tin và khao
khát sống trong tim Mị được thức tỉnh và vững vàng hơn.
Tiếng sáo là một tìm tòi riêng rất thú vị của Tô Hoài. Chi tiết độc đáo này đã
thực sự đánh dấu bước ngoặt lớn của tác giả trên con đường trở thành một nhà văn
lớn. Với tiếng sáo, Tô Hoài không chỉ mở ra thế giới nội tâm của nhân vật, khám
phá những biến đổi tinh vi trong tâm hồn con người, mà còn thể hiện được sự am
hiểu và vẻ đẹp tài hoa của người nghệ sĩ. Tiếng sáo xuất hiện làm câu chuyện của
Mị nhuốm màu cổ tích. Nhưng đó là câu chuyện của một dân tộc, một lớp người
yêu tự do, khát khao hạnh phúc. Dù cho bao tro tàn của số phận, con người vẫn ấp
ủ trong tim mình một tình yêu, một niềm tin mãnh liệt đối với cuộc sống. Đó
chính là thông điệp mà Tô Hoài muốn gửi gắm đến bạn đọc.
Đã có người nhận xét rằng tiếng sáo trong “Vợ chồng A Phủ” là hương rượu
nồng trong đêm tình mùa xuân mà Tô Hoài muốn tặng cho bạn đọc sau chuyến đi
thực tế của mình. Mùi rượu ấy làm người ta say bởi sự kết hợp hài hòa của một
ngòi bút tài hoa trong sự kết hợp giữa màu sắc, hương vị, âm điệu, linh hồn của núi
rừng Tây Bắc. Cảm ơn Tô Hoài đã đem đến cho ta một sự khám phá thật mới mẻ,
một sự trải nghiệm thật ý nghĩa và cả một tình yêu dạt dào đối với cuộc sống...



×