Sinh Học BeeClass
Ấu Bất Học
Lão Hà Vi
(Đề gồm có 12 trang )
CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
LÝ THUYẾT
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Biên Soạn : Trương Công Kiên
Admin : Hoàng Thị Thu Trang
Họ tên thí sinh: ……………………………….SBD: ……………………….. Mã Đề : 001
Câu 1: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về vật chất di truyền ở động vật?
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa gen quy định giới tính.
(3) Hợp tử mang cặp NST giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành thể đực.
(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2: Khi nói về đột biến gen có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
(1) Nucleotid hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi AND gây đột biến thay thế một cặp
nucleotid.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Cá thể mang gen đột biến gọi là thể đột biến.
(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp gen.
(6) Hóa chất 5 – Brom Uraxin gây đột biến thay thế cặp A-T thành G-X hoặc G-X thành A-T.
(7) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotid.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 3: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
(1) Bộ ba đối mã của phức hợp met – tARN gắn bổ sung với codon mở đầu trên mARN.
(2) Tiểu đơn vị lớn của riboxom kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành riboxom hoàn chỉnh.
(3) Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
(4) Codon thứ nhất trên mARN gắn bổ sung với anticodon với phức hệ acid amin thứ nhất – tARN.
(5) Riboxom dịch đi 1 codon trên mARN theo chiều 5’ – 3’.
(6) Hình thành liên kết peptid giữa acid amin mở đầu và acid amin thứ nhất.
Trình tự đúng:
A. 3-1-2-4-5-6
B. 5-2-1-4-6-3
C. 1-3-2-4-6-5
D. 2-1-3-4-6
Câu 4: Cho các nguyên nhân sau:
(1) Do NST đứt gãy, sau đó nối lại một cách không bình thường.
(2) Do sự phân li không bình thường của NST, xảy ra ở kì sau của quá trình phân bào.
(3) Do sự rối loạn quá trình trao đổi chéo xảy ra ở kì đầu giảm phân I.
(4) Do sự phá hủy hoặc không xuất hiện của thoi phân bào.
SINH HỌC BEECLASS
1
Số nguyên nhân gây nên đột biến cấu trúc NST là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 5: Lấy hạt phấn loài A (2n = 18) thụ phấn cho loài B (2n = 26) người ta thu được một số cây lai. có bao
nhiêu nhận định đúng về loài cây này?
(1) Không thể trở thành loài mới vì không sinh sản được.
(2) Có thể hình thành loài mới nếu có khả năng sinh dưỡng.
(3) Có khả năng trở thành loài mới thông qua sinh sản hữu tính.
(4) có thể trở thành loài mới nếu có sự đa bội hóa tự nhiên thành cây hữu thụ.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 6: Cho các trường hơp sau:
(1) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nucleotid.
(2) Gen tạo ra sau tái bản AND bị thay thế ở 1 cặp nucleotid.
(3) mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotid.
(4) mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nucleotid.
(5) Chuỗi polipeptid tạo ra sau dịch mã bị mất 1 acid amin
(6) Chuỗi polipeptid tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 acid amin
Có bao nhiêu trường hợp chắc chắn là do đột biến gen gây nên?
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
Câu 7: Có một trình tự ARN như sau: 5’-AUG GGG UGX XAU UUU-3’ mã hóa cho một đoạn polipeptid sơ
khai gồm 5 axit amin. Trong các trường hợp sau, có bao nhiêu trường hợp dẫn đến việc đoạn polipeptit sơ khai
từ trình tự ARN này chỉ còn lại 2 axit amin?
(1) Thay thế G ở bộ ba nucleotit thứ 3 bằng A.
(2) Thay thế A ở bộ ba nucleotit đầu tiên bằng X.
(3) Thay thế U ở bộ ba nucleotit đầu tiên bằng A.
(4) Thay thế X ở bộ ba nucleotit thứ 3 bằng A.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 8: Cho các phát biểu sau về gen cấu trúc:
(1) Gen cấu trúc gồm 3 trình tự điển hình: vùng điều hòa – vùng mã hóa – vùng kết thúc.
(2) Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ của mạch mang mã gốc mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát phiên mã.
(3) Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ của mạch mang mã gốc mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát dịch mã.
(4) Những đoạn nucleotit ở vùng điều hòa của gen thường phản ứng với các tín hiệu hóa học bên trong và
ngoài tế bào.
(5) Những tương tác của vùng điều hòa với tín hiệu bên trong hoặc ngoài gây nên bất hoạt các gen cấu trúc.
(6) Vùng điều hòa của gen gồm vùng khởi động, vùng vận hành, vùng suy giảm, vùng tăng cường.
(7) Vùng mã hóa mang thông tin mã hóa các axit amin.
(8) Vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ mạch mã gốc mang thông tin kết thúc phiên mã.
(9) Mạch mã gốc mang thông tin di truyền còn mạch bổ sung không mang thông tin di truyền.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
SINH HỌC BEECLASS
2
Câu 9: Cho các phát biểu về tác nhân gây đột biến:
(1) Tia UV làm cho hai bazo nito Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau.
(2) Nếu sử dụng 5BU, thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX.
(3) Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G – X bằng A-T.
(4) Virut cũng là tác nhân gây đột biến gen.
(5) Để tạo đột biến tam bội người ta xử lí hợp tử 2n bằng côxixin
(6) Tần số đột biến gen không phụ thuộc vào tác nhân gây đột biến.
(7) Trong điều kiện nhân tạo, người ta có thể sử dụng các tác nhân gây đột biến tác động lên vật liệu di
truyền làm xuất hiện đột biến với tần số cao hơn rất nhiều lần.
(8) Acridin được chèn vào mạch khuôn cũ sẽ tạo nên đột biến mất một cặp nucleotit.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10: Cho biết một số hệ quả của các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể như sau:
(1) Làm thay đổi trình tự các gen phân bố trên nhiễm sắc thể.
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm thay đổi thành phần các gen trong nhóm liên kết.
(4) Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.
(5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của các thể đột biến.
(6) Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử AND cấu trúc nên nhiếm sắc thể đó.
Trong các hệ quả trên, số hệ quả gây ra bởi đột biến đảo đoạn là?
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(1) Ở tế bào sinh vật nhân thực, quá trình dịch mã không thể đồng hành với quá trình phiên mã.
(2) Nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện chỉ trong cơ chế phiên mã và dịch mã.
(3) AND của tế bào nhân sơ có cấu trúc dạng vòng, AND của tế bào nhân thực có cấu trúc dạng thẳng.
(4) Kết thúc quá trình dịch mã, mARN được phóng thích và sử dụng lại.
(5) Hai tiểu đơn vị của riboxom luôn liên kết với nhau trong tế bào chất.
(6) Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định 1 loại axit amin trừ AUG
và UGU.
(7) Ở sinh vật nhân sơ, một mARN có thể được dịch mã thành các chuỗi polipeptit có cấu trúc hoàn toàn
khác nhau.
(8) Ở sinh vật nhân sơ, trên một mARN chỉ có thể có một mã mở đầu và một mã kết thúc.
(9) Trong tế bào, thường chỉ có một loại tARN duy nhất.
(10) Đột biến gen tạo ra các locut gen mới, làm tăng tính đa dạng di truyền cho loài.
(11) Mỗi nucleotit gồm ba thành phần liên kết với nhau: nhóm phosphat, đường 5C và một gốc bazo.
(12) Ở sinh vật nhân sơ, một gen có thể mã hóa cho nhiều chuỗi polipeptit có cấu trúc hoàn toàn khác
nhau.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 12: Cho các dữ kiện sau:
SINH HỌC BEECLASS
3
(1) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bán bảo tồn.
(2) Cần sự xúc tác của enzim.
(3) Trên một phễu tái bản thì một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn.
(4) Sự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra đồng thời với sự phân bào.
(5) Tốc độ lắp ráp các nucleotit thường chậm hơn SVNT.
(6) Xảy ra sự cố đầu mút.
Có bao nhiêu phát biểu đúng nếu đề cập đến sự nhân đôi của sinh vật nhân sơ?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
Câu 13: Cho các phát biểu sau về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong tự nhiên, tần số đột biến gen rất thấp và hầu hết đều có hại khi biểu hiện thành kiểu hình.
(2) Không phải loài sinh vật nào cũng xảy ra đột biến gen, đột biến gen chỉ xảy ra ở một số loài nhất định.
(3) Hầu hết đột biến gen là đột biến gen trội và xuất hiện vô hướng, riêng lẻ.
(4) Đột biến phụ thuộc vào tác nhân, liều lượng và cường độ của tác nhân gây đột biến.
(5) Chất màu da cam (dioxin) là một ví dụ về tác nhân hóa học gây đột biến gen.
(6) Đột biến xoma không thể được nhân lên.
(7) Đột biến trong cấu trúc gen đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện kiểu hình của cơ thể mang gen đột
biến.
A. 2
B. 3.
C. 4
D. 5
Câu 14: Khi nói về đặc điểm của điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực, có các phát biểu sau:
(1) Cơ chế điều hòa phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ.
(2) Phần ADN không mã hóa thì đóng vai trò điều hòa hoặc hoạt động rất yếu.
(3) có nhiều mức điều hòa, qua nhiều giai đoạn: từ NST tháo xoắn đến biến đổi sau dịch mã.
(4) Điều hòa dịch mã là điều hòa lượng mARN được tạo ra.
(5) Điều hòa sau dịch mã là quá trình làm biến đổi protein có thể thực hiện được chức năng nhất định.
Những protein không cần thiết, dư thừa sẽ được phân giải tạo acit amin dự trữ hoặc làm ổn định pH của
huyết tương.
Trong các phát biểu trên, cí bao nhiêu phát biểu sai?
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Câu 15: Xét các phát biểu sau:
(1) Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số acit amin.
(2) Tất cả các ADN đều có cấu trúc mạch kép.
(3) Phân tử tARN đều có cấu trúc mạch kép và đều có liên kết hidro.
(4) Trong các loại ARN ở sinh vật nhân thực thì mARN có hàm lượng cao nhất.
(5) Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại acit nucleic có kích thước lớn nhất.
(6) ARN thông tin được dùng làm khuôn để tổng hợp phân tử protein nên nó có cấu trúc mạch thẳng.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 16: Cho các phát biểu sau về thể đa bội:
(1) Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh giao tử bình thường.
(2) Đa số các loài thực vật là thể dị đa bội.
SINH HỌC BEECLASS
4
(3) Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa.
(4) Phần lớn các loài thực vật có hoa hạt kín là thể tự đa bội chẵn.
(5) Dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của một loài và lớn hơn 2n được
gọi là thể dị đa bội.
(6) Các giống cây ăn quả không hạt thường là đa bội chẵn.
(7) Conxixin có thể tác động vào pha S của chu kì tế bào tạo ra thể đa bội lẻ.
(8) Không có bất cứ loài động vật nào có thể mang thể đa bội.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 17: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, có những
phát biểu sau:
(1) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
(2) Trong quá trình dịch mã, sự kết cặp giữa các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả các
nucleotit của phân tử mARN.
(3) Trong quá trình nhân đôi ADN, sự kết cặp giữa các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả
các nucleotit trên mỗi mạch đơn.
(4) Trong quá trình phiên mã, sự kết cặp giữa các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả các
nucleotit trên mạch gốc ở vùng mã hóa.
(5) Trong quá trình nhân đôi ADN, tại mỗi đơn vị tái bản, enzim ligaza chỉ tác động vào một mạch mới
được tổng hợp.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 18: Cho các phát biểu sau về nhiễm sắc thể:
(1) NST ở sinh vật nhân thực được cấu tạo tứ chất nhiễm sắc gồm chủ yếu là protein histon và ADN.
(2) NST được nhìn rõ nhất ở kì đầu nguyên phân khi chúng đã co xoắn xực đại.
(3) Vùng đầu mút có tác dụng duy nhất là bảo vệ NST.
(4) Ở sinh vật nhân sơ, chưa có cấu trúc NST điển hình như ở tế bào nhân thực.
(5) Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST co xoắn trong quá trình phân bào.
(6) Đột biến cấu trúc NST thường làm hỏng các gen, làm mất cân bằng gen và tái cấu trúc lại các gen trên
NST nên luôn gây hại cho thể đột biến.
(7) Số lượng NST nhiều hay ít là nhân tố quan trọng nhất phản ánh mức độ tiến hóa cao hay thấp.
Trong số phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 19: Giống thỏ Himalaya cố bộ lông tắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn
chân, đuôi, mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện
màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến
hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó một cục nước đá; tại vị trí này lông mọc lên
lại có màu đen. Từ kết quả của thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết luận đúng trong các kết luận sau:
SINH HỌC BEECLASS
5
(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở vùng đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng
hợp sắc tố melanin không được biểu hiện do đó lông có màu trắng.
(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố melanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ
thể lông có màu đen.
(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố melanin.
(4) Khi buộc cục nước đá vào vùng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng
này làm cho lông mọc lên có màu đen.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 20: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen trong nhân ở một tế bào nhân thực trong
trường hợp không có đột biến, có các phát biểu sau:
(1) Các gen trên nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau cà số lần phiên mã thường khác nhau.
(2) Các gen trên nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.
(3) Cácgen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
(4) Các gen trong cùng một cơ thể thì có số lần nhân đôi bằng nhau, nhưng số lần phiên mã thì khác nhau.
(5) Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác
nhau.
Số nội dung đúng là:
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 21: Khi nói về hoạt động của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN, có các nội dung sau:
(1) ADN polimeraza tham gia nối các đoạn okazaki để thành một mạch hoàn chỉnh.
(2) ADN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều từ 3' => 5' và tổng hợp mạch mới theo chiều 5' => 3'
(3) ADN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5' => 3' và tổng hợp mạch mới theo chiều 3' => 5'
(4) ADN polimeraza tham gia tháo xoắn và tách các mạch đơn của ADN mẹ.
(5) ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một trong hai mạch của ADN mẹ.
Số nội dung đúng là:
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 22: Một vi khuẩn bị đột biến gen có khả năng tổng hợp được enzim phân giải lactoza ngay cả khi trong
môi trường có hoặc không có lactoza. Có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên?
(1) Đột biến đã xảy ra ở vùng vận hành làm cho protein ức chế không bám được.
(2) Đột biến đã xảy ra ở vùng khởi động làm cho enzim ARN pol không bám vào được.
(3) Đột biến đã xảy ra ở vùng điều hòa làm cho protein ức chế mất chức năng.
(4) Đột biến đã xảy ra ở nhóm gen cấu trúc.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 23: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến gen?
(1) Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc gen.
(2) Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế nhân đôi của ADN.
(3) Đột biến gen dạng đột biến giao tử có thể biểu hiện thành kiểu hình ở cơ thể phát sinh đột biến.
(4) Đột biến gen lặn sẽ được biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến đó.
(5) Đột biến gen dạng đột biến xôma không được di truyền cho đời sau và sẽ mất đi khi cơ thể chết.
(6) Đột biến trong quá trình giảm phân gọi là đột biến giao tử.
SINH HỌC BEECLASS
6
A. 5
B.2
C. 4
D. 3
Câu 24: Phân tích thành phần nucleotit của hai chủng virut, người ta thu được số liệu sau:
Chủng 1: A = 15%; G= 35%; X = 35%; T = 15%
Chủng 2: A = 15%; G = 40%; X = 30%; U = 15%.
Vật liệu di truyền của hai chủng virut trên là gì?
A. Cả chủng 1 và chủng 2 đều là ADN mạch kép.
B. Chủng 1 là ADN mạch đơn; chủng 2 là ADN mạch kép.
C. Chủng 1 là ADN mạch kép; chủng 2 là ADN mạch đơn.
D. Chủng 1 là ADN mạch kép; chủng 2 là ARN mạch đơn.
Câu 25: Cho các nhận định sau về vùng đầu mút của NST:
(1) Vùng đầu mút của NST là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
(2) Vùng đầu mút của NST có tác dụng bảo vệ các NST cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào
nhau.
(3) Vùng đầu mút của NST là nơi liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về các cực của tế bào trong
quá trình phân bào.
(4) Vùng đầu mút của NST là vị trí duy nhất có khả năng xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân I.
số nhận định đúng là:
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 26: Xét cấu trúc NST số 3 của 4 dòng khác nhau về vị trí địa lí:
Dòng 1: DCBEIHoGFK Dòng 2: BCDEFGoHIK
Dòng 3: BCDHoGFEIK Dòng 4: BCDEIHoGFK
Từ 4 dòng trên, người ta rút ra các kết luận và trình tự đột biến:
(1) Từ dòng 3 sang dòng 2, thuộc dạng đột biến đảo đoạn EFGoH => HoGFE.
(2) Từ dòng 2 sang dòng 4, thuộc đột biến đảo đoạn FGHI => IHGF.
(3) Từ dòng 3 sang dòng 2 thuộc đột biến đảo đoạn FGoH =>HoGF.
(4) Từ dòng 4 sang dòng 1, thuộc dạng đột biến đảo đoạn BCD => DCB.
(5) Từ dòng 2 sang dòng 1, thuộc dạng đột biến đảo đoạn DEF => FED.
Số kết luận đúng là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 27: So với đột biến NST thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa. Sở dĩ như vậy
là do:
(1) Mặc dù đột biến gen xảy ra với tần số rất thấp, nhưng trong mỗi tế bào số lượng gen là rất lớn. Vì vậy, đột
biến gen thường xuyên xảy ra.
(2) Các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu
gen do đó tần số của gen lặn có hại không thay đổi qua các thế hệ.
(3) Đột biến gen dạng đột biến trội thường được biểu hiện ngay ra kiểu hình, nên là nguồn nguyên liệu chủ yếu
cho tiến hóa.
(4) Đa số đột biến gen là có hại, vì vậy chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại các đột biến
có lợi.
SINH HỌC BEECLASS
7
(5) Alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự
nhiên vẫn tích lũy các gen đột biến qua các thế hệ.
(6) Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST và ít ảnh hưởng đến sức sống, sinh sản của cơ thể sinh vật.
Số nội dung đúng là?
A. 1
B. 3.
C. 2
D. 4
Câu 28: Cho các phát biểu sau về đột biến cấu trúc NST:
(1) Đột biến chuyển đoạn lớn thường gây chết và mất khả năng sinh sản.
(2) Nếu đảo đoạn trong đột biến đảo đoạn NST rơi vào các gen quan trọng sẽ ảnh hưởng đến sức sống và khả
năng sinh sản của cá thể.
(3) Trong đột biến mất đoạn, đoạn đột biến nếu không chứa tâm động sẽ bị tiêu biến.
(4) Lặp đoạn có ý nghĩa đối với tiến hóa vì tạo ra các vật chất di truyền bổ sung, nhờ đột biến và chọn lọc tự
nhiên có thể hình thành các gen mới.
(5) Cùng với đột biến chuyển đoạn, đột biến đảo đoạn cũng tham gia vào quá trính hình thành loài.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 3.
B. 2
C. 5.
D. 4.
Câu 29: Ở một loài lưỡng bội, xét cặp alen D và d. Alen D có số nucleotit loại A là 270; alen d có số nucleotit
loại A là 540. Người ta thấy có một tế bào có tổng số nucleotit loại T có trong alen D và d là 1080. Từ kết quả
trên, có các kết luận về kiểu gen của tế bào này như sau:
(1) Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra bằng hình thức nguyên phân.
(2) Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra bằng lai xa kết hợp với đa bội hóa.
(3) Kiểu gen của tế bào có thể được hình thành do đột biến tự đa bội lẻ.
(4) Kiểu gen của tế bào có thể được hình thành do đột biến tự đa bội chẵn.
(5) Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra do đột biến lệch bội.
(6) Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra do đột biến gen.
Số kết luận có nội dung đúng là:
A. 3
B. 4
C. 6
D. 5.
Câu 30: Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp NST. Các thể ba này:
A. có số lượng NST trong tế bào xoma giống nhau và có kiểu hình khác nhau.
B. có số lượng NST trong tế bào xoma giống nhau và có kiểu hình giống nhau.
C. có số lượng NST trong tế bào xoma khác nhau và có kiểu hình giống nhau.
D. có số lượng NST trong tế bào xoma khác nhau và kiểu hình khác nhau.
Câu 31: Cho các phát biểu dưới đây:
(1) Ở sinh vật nhân thực, các đoạn intron của gen không mang thông tin di truyền.
(2) Mã di truyền luôn có tính thoái hóa.
(3) Trong một lần phiên mã, những đoạn gen khác nhau luôn phiên mã tạo ra những đoạn ARN khác nhau.
(4) Nguyên tắc bổ sung không thể hiện trong quá trình dịch mã.
Số phát biểu đúng là.
A. 0
B. 1.
C. 2
D. 3
Câu 32: Cho các hiện tượng sau:
SINH HỌC BEECLASS
8
(1) Gen điều hòa của Operon Lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi cấu trúc không gian và mất chức
năng sinh học.
(2) Vùng khởi động của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim
ARN pol.
(3) Gen cấu trúc Z bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị biến đổi cấu trúc không gian và
không trở thành enzim xúc tác.
(4) Vùng vận hành của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với protein
ức chế.
(5) Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với
enzim ARN pol.
Trong các trường hợp trên, có bao nhiêu trường hợp không có đường lactozo nhưng Operon Lac vẫn phiên mã?
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 33: Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ
nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 36OC; B =
78OC; C = 55OC; D = 83OC; E = 44OC. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan
đến tỉ lệ các loại (A+T)/tổng nucleotit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?
A. D => B => C => E => A
B. A => E => C => B => D
C. A => B => C => D => E
D. D => E => B => A => C.
Câu 34: Khi nói về quá trình dịch mã, có bao nhiêu nội dung sau đây đúng?
(1) Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp với bộ ba kết thúc trên mARN.
(2) Sự kiện đầu tiên của dịch mã là khi tARN có bộ ba đối mã là 3'AUG5' liên kết được với bộ ba khởi đầu trên
mARN.
(3) Ở giai đoạn kéo dài, riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều từ 3' đến 5'.
(4) Hoạt động đầu tiên của giai đoạn tổng hợp chuỗi polipeptit là tiểu phần nhỏ của riboxom tiếp xúc với phân
tử mARN tại vị trí liền kề mã mở đầu.
(5) Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit chỉ thực sự bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là 3'UAX5' liên kết được
với bộ ba mở đầu trên mARN.
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Câu 35: Trong một lần nguyên phân của một tế bào lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm
sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể
tạo ra các tế bào con cố bộ nhiễm sắc thể là:
(1) 2n+1-1 và 2n-2-1
(2) 2n+1+1 và 2n-1+1
(3) 2n+1+1 và 2n-1-1.
(4) 2n+1-1 và 2n-1+1.
(5) 2n+2 và 2n-2.
(6) 2n+1+1 và 2n-2-1.
(7) 2n+1+1 và 2n-2
(8) 2n+2 và 2n-1-1.
Số kết qủa có thể đúng là:
A. 4
B. 2
C.1
D. 5
Câu 36: Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen
Aa không phân li trong giảm phân I, cặp NST mang cặp gen Bb phân li bình thường; giảm phân II diễn ra bình
thường. Ở cớ thể cái có kiểu gen AABb, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai
AABb * AaBb cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
SINH HỌC BEECLASS
9
A. 12
B. 6
C. 8
D. 4
Câu 37: Cho các phát biểu sau về hậu quả của đột biến đảo đoạn NST:
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST.
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST.
(3) Làm thay đổi thành phần trong nhóm gen liên kết.
(4) Làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động có thể không hoạt động hoặc giảm mức độ hoạt động.
(5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
Số phát biểu có nội dung đúng là?
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 38: Khi nói về đột biến cấu trúc NST có các phát biểu sau:
(1) Có thể làm thay đổi hình thái NST.
(2) Có thể làm giảm số lượng NST trong tế bào.
(3) Có hai dạng là đột biến lệch bội và đột biến đa bội
(4) Thường có lợi cho thể đột biến.
Số phát biểu có nội dung đúng là?
A. 2
B. 3
C.1
D. 4
Câu 39: Khi các cá thể của một quần thể lượng bội giao phối, tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và
cái, ở một số tế bào sinh giao tử, cặp NST thường số 1 không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình
thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về NST là.
(1) 2n; (2) 2n-1; (3) 2n+1; (4) 2n-2; (5) 2n-1-1; (6) 2n+1+1; (7) 2n+2; (8) 2n+1-1; (9) 2n-1+1.
Số trường hợp có thể đúng là:
A. 5
B.7
C. 9
D. 4
Câu 40: Thể đột biến của một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n+1 = 25. Tế bào cơ thể khi phát sinh giao tử
có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử không bình thường?
A. 25 loại giao tử thừa 1 NST.
B. 12 loại giao tử thừa 1 NST.
C. 12 loại giao tử thiếu 1 NST
D. 25 loại giao tử thiếu 1 NST
Câu 41: Người ta không phát hiện được các bệnh nhân thừa hoặc thiếu các NST số 1 hoặc số 2 ở người là do:
A. Thường gây chết ở giai đoạn sơ sinh.
B. Biến đổi số lượng ở các cặp NST này gây nên sự mất cân bằng quá lớn trong hệ gen.
C. Các NST này thường mang các gen qui định các tính trạng không quan trọng.
D. Biến đổi số lượng ở các cặp NST này không gây ảnh hưởng gì đến cơ thể.
Câu 42: Khi nói về sự biểu hiện của đột biến gen, điều nào sau đây là không đúng?
A. Đột biến xảy ra ở giai đoạn 2 -8 phôi bào goi là đột biến xoma.
B. Đ
ột biến thành gen trội được biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến.
C. Đột biến gen lặn thường không biểu hiện ở thế hệ đầu tiên.
D. Đột biến xoma có thể được nhân lên qua sinh sản sinh dưỡng.
Câu 43: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có các phát biểu sau:
(1) Đột biến cấu trúc NST có thể xảy ra do tác nhân vật lí như tia phóng xạ.
(2) Đột biến cấu trúc NST có thể xảy ra do rối loạn trong quá trình phân li và tổ hợp của NST.
(3) Ở người, hội chứng mèo kêu và hội chứng Đao đều do đột biến cấu trúc NST gây ra.
SINH HỌC BEECLASS
10
(4) Lặp đoạn ở lúa đại mạch làm tăng hoạt tính của enzim amilaza có ý nghĩa trong sản xuất rượu bia.
(5) Đột biến đảo đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180 độ và nối lại.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 44: Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa gen cấu trúc và gen điều hòa trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở
sinh vật nhân sơ là?
A. Về khả năng phiên mã.
B. V
ề chức năng protein do gen tổng hợp.
C. Về chức năng nhân đôi.
D. Về khả năng đột biến.
Câu 45: Phát biểu nào sau đây chính xác nhất về đột biến gen?
A. Phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính.
B. P
hát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và có thể được di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
C. Phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể.
D. Thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sóng trong cùng một điều kiện sống.
Câu 46: Đặc điểm nào có ở đột biến NST mà không có ở đột biến gen?
A. Biến đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào.
B. Phát sinh mang tính chất riêng lẻ và không xác định.
C. Di truyền được qua sinh sản hữu tính.
D. Luôn biểu hiện kiểu hình ở cơ thể mang đột biến.
Câu 47: Để có thể cho ra tinh trùng người mang 2 NST giới tính YY, sự rối loạn phân li của NST giới tính phải
xảy ra:
A. Ở kì đầu của lần phân bào 1 của giảm phân.
B. Ở kì sau của lần phân bào 1 của giảm phân.
C. Ở kì đầu của lần phân bào 2 của giảm phân.
D. Ở kì sau của lần phân bào 2 của giảm phân.
Câu 48: Nếu sản phẩm giảm phân của một tế bào sinh giao tử gồm ba loại: n; n+1; n-1 mà từ đó đã sinh ra
người mắc bệnh hội trứng siêu nữ, chứng tỏ đã xảy ra sự không phân tách một cặp NST ở:
A. giảm phân II trong sự tạo tinh trùng.
B. giảm phân I trong sự tạo trứng.
C. Giảm phân II trong sự tạo trứng.
D. giảm phân II trong sự tạo tinh trùng và trứng.
Câu 49: Sự trao đổi chéo bất thường (không cân) giữa các cromatit trong cặp NST tương đồng ở kìa đầu giảm
phân I làm xuất hiện:
A. Đột biến lặp đoạn và đột biến mất đoạn NST.
B. Đột biến đảo đoạn và mất đoạn NST.
C. Hoán vị gen.
D. Đột biến dị bội.
SINH HỌC BEECLASS
11
Câu 50: Gen M ở sinh vật nhân sơ có cấu trúc như sau:
Mạch bổ sung 5’...ATG...
AAA....
GTG
XAT.....XGA GTA TAA..3’
Mạch mã gốc
3’...TAX...
TTT....
XAX
GTA.....GXT XAT ATT..5’
Số thứ tự
nucleotit trên
1
63
64
88
91
mạch mã gốc
Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’XAA5’; 3’XAG5’; 3’XAT5’; 3’XAX5’ và chuỗi
polipeptit do gen M quy định tổng hợp chỉ có 31 axit amin.
Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong ccacs dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Đột biến thay thế cặp nucleotit G-X ở vị trí 88 bằng cặp nucleotit A-T tạo ra alen mới quy định tổng hợp
chuỗi polipeptit ngắn hơn so với chuỗi polipeptit do gen M quy định tổng hợp.
(2) Đột biến thay thế một cặp nucleotit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi polipeptit giống
với chuỗi polipeptit do gen M tổng hợp.
(3) Đột biến mất 1 cặp nucleotit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi polipeptit có thành phần
axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi polipeptit do gen M quy định
tổng hợp.
(4) Đột biến thay thế một cặp nucleotit ở vị trí 91 tạo ra một alen mới quy định tổng hợp chuỗi polipeptit
thay đổi một axit amin so với chuỗi polipeptit do gen M quy định tổng hợp.
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
-----------------------------------------Hết----------------------------------------------
SINH HỌC BEECLASS
12