Tải bản đầy đủ (.doc) (151 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO TỔNG hợp NHỮNG vấn đề về CHỦ NGHĨA xã hội QUA các tác PHẨM KINH điển của c mác, PH ĂNG GHEN và v i lên NIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.92 KB, 151 trang )

3

VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TRONG MỘT SỐ
TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN
Tác phẩm
TÌNH CẢNH CỦA GIAI CẤP LAO ĐỘNG Ở ANH 1
I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI, BỐ CỤC VÀ TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA
TÁC PHẨM
1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh đang bước vào giai đoạn phát
triển cuối cùng, những mâu thuẫn của xã hội đã bộc lộ, cách mạng công nghiệp
đã làm cho giai cấp vô sản và tư sản ra đời. Khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ và
thất nghiệp đã xảy ra. Trong xã hội mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vơ
sản đã hình thành và ngày càng phát triển gay gắt. Cuộc đấu tranh của giai cấp
vô sản chống giai cấp tư sản đã nổ ra dưới nhiều hình thức khác nhau từ thấp đến
cao. Phong trào Hiến chương thời kỳ này đã chuyển sang giai đoạn thứ hai
(1842-1845). Trải qua đấu tranh, giai cấp công nhân đã được tập dượt, thử
thách, giai cấp công nhân đã tham gia một cách tích cực và lơi kéo đơng đảo
quần chúng lao động tham gia. Đó là hình thức đấu tranh của tồn bộ giai cấp
cơng nhân Anh chống lại giai cấp tư sản. Phong trào đấu tranh xuất hiện
những tổ chức của mình - Đồng minh những người dân chủ anh em,
được Ph.Ăngghen gọi là một tổ chức chính trị đầu tiên - tổ chức
những người tiên tiến trong giai cấp công nhân và đã thể hiện tinh
thần quốc tế vô sản rất cao. Đặc điểm của phong trào công nhân Anh lúc
này vẫn còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội khơng tưởng, nhất là tư
tưởng của Ơoen người nước Anh. Đó là tư tưởng bình qn và chủ trương đấu
tranh bằng con đường nghị trường, nên không tránh khỏi những hạn chế và
chưa nâng cao được ý thức chính trị của quần chúng, cịn nặng về đấu tranh
kinh tế, dân sinh là chính và chưa đi tới xố bỏ chế độ cũ.
Ph.Ăng ghen viết tác phẩm “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh” ở
Bácmên từ tháng 9 năm 1844 đến tháng 3 năm 1845. Cuốn sách xuất bản lần


đầu bằng tiếng Đức ở Lai-pxichs năm 1845. Bản in lần thứ hai bằng tiếng
1

C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.317-698


4
Đức ra mắt năm 1892.
2. Bố cục và tư tưởng cơ bản của tác phẩm
a. Bố cục cơ bản của tác phẩm
Tác phẩm gồm lời tựa, lời mở đầu và 10 phần như sau:
Lời tựa, Ph.Ăngghen giới thiệu xuất xứ của tác phẩm Tình cảnh của
giai cấp lao động ở Anh.
Lời mở đầu, Ph.Ăngghen trình bày sự phát triển cơng nghiệp Anh.
Giai cấp vơ sản cơng nghiệp, Ph.Ăngghen trình bày các bộ phận khác
nhau của giai cấp vô sản theo trình tự phát sinh của chúng.
Những thành phố lớn, Ph.Ăngghen trình bày sự phát triển những thành
phố lớn và ảnh hưởng đến người lao động, giai cấp vô sản.
Cạnh tranh, Ph.Ăngghen phân tích cạnh tranh là một trong những
nguyên nhân ra đời giai cấp vô sản.
Sự nhập cư của người Ai - rơ – len, Ph.Ăngghen trình bày nguyên
nhân và hậu quả của sự nhập cư.
Kết luận, Ph.Ăngghen rút ra những kết luận từ những sự kiện về điều
kiện sinh sống của giai cấp công nhân ở các thành phố của Anh.
Những ngành lao động khác, Ph.Ăngghen khảo sát chế độ công xưởng
đã thâm nhập các ngành lao động khác và trong số những ngành ấy, thì mỗi
ngành cịn có những đặc điểm gì.
Phong trào cơng nhân, Ph.Ăngghen trình bày các hình thức đấu tranh của
giai cấp vơ sản.
Giai cấp vô sản công nghiệp mỏ, Ph.Ăngghen thống kê giai cấp cơng

nhân mỏ và tình cảnh cơng nhân mỏ.
Giai cấp vơ sản nơng nghiệp, Ph.Ăngghen trình bày tình cảnh giai cấp
vơ sản trong nông nghiệp.
Thái độ của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản, Ph.Ăngghen phản
ánh sự truỵ lạc, thối nát của giai cấp tư sản, sự bóc lột của giai cấp tư sản đối
với giai cấp vô sản.
b. Tư tưởng cơ bản của tác phẩm
Sự ra đời và phát triển của cách mạng công nghiệp và hậu quả của
nó; sự hình thành giai cấp cơng nhân Anh; khẳng định thắng lợi của cách
mạng vô sản và sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản là một tất yếu.


5
II. VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TRONG TÁC PHẨM
1. Sự ra đời giai cấp vô sản
Khi chưa dùng máy móc thì hoạt động sản xuất và cuộc sống của
người lao động Anh tầm thường và ấm cúng. Cơng ăn việc làm của người
cơng nhân bình ổn. Về tinh thần họ thoải mái, có nghỉ ngơi và tham gia các
hoạt động vui chơi giải trí. Nhưng cuộc sống của họ tách rời thành thị, người
già không bao giờ bước chân lên thành phố. Trật tự xã hội nghiêm ngặt, rất ít
các tệ nạn xã hội. Về văn hố người lao động thì cịn thấp, hiếm người biết đọc,
biết viết, họ chỉ đi nhà thờ rất đều. Giáo dục con cái ngay trong gia đình, con cái
phục tùng cha mẹ và quan hệ cha mẹ - con cái theo kiểu gia trưởng. Thanh niên
nam nữ sống với bạn bè hồn nhiên, mơ mộng cho đến khi xây dựng gia đình. Họ
khơng làm chính trị, khơng hoạt động âm mưu. Nhưng về mặt tinh thần họ chỉ
sống vì những lợi ích nhỏ mọn của bản thân, vì cái khung cửi, vì mảnh vườn
cỏn con và khơng biết gì đền những phong trào mạnh mẽ đang lơi cuốn tồn
thể lồi người ở bên ngồi xóm làng của họ.
Q trình hình thành và phát triển cách mạng công nghiệp ở Anh và
một số nước châu Âu đã tạo ra lực lượng sản xuất rất lớn. Cơ cấu ngành nghề

có sự phát triển, máy hơi nước được cải tiến và được áp dụng ngày càng nhiều
vào sản xuất, từ đó thúc đẩy các ngành khác phát triển như cơng nghiệp bơng,
dệt kim bít tất, nghề làm đăng ten, nghề làm len, khai khoáng, làm đồ dùng
kim loại và ngành thương mại.
Sự phát triển của công nghiệp đã làm cho cơ cấu giai cấp thay đổi
phức tạp hơn, dân cư tập trung, công nhân vào làm việc trong nhiều ngành
nghề khác nhau, số lượng ngày càng tăng. Ph.Ăngghen viết: “Chúng ta thấy
việc sử dụng máy móc đã dẫn đến sự ra đời của giai cấp vô sản như thế nào.
Công nghiệp mở mang nhanh chóng địi hỏi phải có bàn tay cơng nhân; tiền
lương tăng lên và do đó từng đám lao động từ các khu nông nghiệp lũ lượt
kéo ra thành thị. Dân số tăng lên nhanh chóng lạ thường, và hầu hết số dân
tăng đó là thuộc về giai cấp cơng nhân”1.
Cùng với phát triển của cách mạng công nghiệp, giai cấp tiểu tư sản
cũng ngày càng đơng và ln có sự biến đổi. Họ là những người sản xuất nhỏ
bị phá sản và có xu hướng phân tách thành các giai cấp khác nhau trong xã
hội. Một bộ phận rất nhỏ trở thành những tư sản; một bộ phận đông đảo trở
1

Sđd, tr.348-349


6
thành bần cùng, một số bị phá sản rơi xuống nhóm những người vơ sản.
2. Tính tất yếu của cách mạng vơ sản và hình thức đấu tranh của
giai cấp vơ sản Anh
Do được hình thành từ những người khơng có tư liệu sản xuất, để sống
họ phải bán sức lao động cho nhà tư bản, nên điều kiện sinh hoạt của công
nhân Anh là hết sức thiếu thốn, cùng cực mà nguyên nhân chủ yếu đều do chế
độ tư hữu tư bản sinh ra. Ph.Ăngghen viết: “Không một ai quan tâm đến anh
ta; một khi bị xô đẩy vào dịng xốy dồn dập ấy, anh ta phải biết cách tìm lấy

đường mà thốt. Nếu anh ta may mắn có được việc làm, nghĩa là nếu giai cấp
tư sản ban cho anh ta cái đặc ân là dùng anh ta để làm giàu, thì anh ta sẽ có
được đồng lương chỉ vừa suýt soát đủ để giữ cho phần hồn khỏi lìa thân xác;
nếu khơng kiếm được việc làm, thì anh có thế đi ăn cắp, nếu khơng sợ cảnh
sát, hoặc chết đói, cịn cảnh sát chỉ muốn làm thế nào để anh ta chết một cách
im lặng, không làm phiền đến giai cấp tư sản”1.
Nơi ở của giai cấp công nhân, họ sống tập trung ở các ổ dân nghèo.
Mỗi thành phố lớn đều có một hoặc nhiều khu nhà ổ chuột là nơi giai cấp
lao động sống chen chúc. Các khu nhà ổ chuột trong tất cả các thành phố
của Anh đều giống hệt nhau; đấy là những căn nhà tồi tàn nhất trong những
căn nhà tồi tàn, thường là những dãy nhà gạch một hai tầng, hầu hết được
xếp đặt lộn xộn, phần lớn đều có nhà hầm để ở. Những căn nhà nhỏ ấy chỉ
có ba bốn phòng và một bếp và được xây dựng ở khắp đất Anh. Đường phố
ở đây cũng thường không được lát nên thường là bẩn thỉu, có nhiều ổ gà,
đầy rác rưởi và xác sinh vật, khơng có cống rãnh thốt nước, nhưng ngược
lại, thường xun có nhiều vũng nước hơi thối; khơng khí khó lưu thơng,
dây phơi quần áo chằng chịt với những bộ quần áo rách nát. Ph.Ăngghen
viết: “Các khu nhà ổ chuột, họ sống lẫn lộn với cả kẻ cắp, bọn lang thang.…
Khơng những thế họ cịn bị những kẻ bóc lột tìm mọi cách để vơ vét thêm.
Các quán trọ người ta tha hồ nhồi nhét vào đó bao nhiêu người cũng được bất
kể già, trẻ, trai, gái, khoẻ hay ốm” 2; nhiều người khơng có tiền thuê nhà, chỗ
nào nằm được là chỗ ngủ: trong những lối đi, dưới gầm cầu, hoặc ở xó xỉnh nào
mà cảnh sát hoặc chủ nhà không xua đuổi.
1
2

Sđd, tr.360-361
Sđd, tr.369-370



7
Về mặc, đa số công nhân đều ăn mặc hết sức tồi tệ, nhất là ở nơi có khí
hậu ẩm ướt và lạnh giá như nước Anh, người công nhân khơng có quyền chủ
động về điều đó, ngay bản thân công nhân dệt làm ra len dạ, vải, nhưng không
hề có một sợi len để treo trên mình. Quần áo của họ chỉ là những mớ rẻ rách
nhiều khi không cịn chỗ để vá, phần lớn cơng nhân đi chân khơng, khơng có
giày, dép.
Về ăn, lại càng cùng cực ln bị lừa gạt, bớt xén và ngày càng khổ cực
hơn.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa
sinh ra; bên cạnh đó quy luật cạnh tranh tư bản chủ nghĩa ở Anh lúc này đã
biểu hiện đầy đủ nhất. Khủng khoảng kinh tế ln là nguy cơ đe doạ chính
bản thân chế độ tư bản, nhưng nó cũng làm cho cơng ăn, việc làm của cơng
nhân ngày một khó khăn; thất nghiệp là nguyên nhân trực tiếp của đời sống
khốn cùng của những người công nhân. Ph.Ăngghen khẳng định: “Do sự cạnh
tranh giữa những công nhân với nhau làm cho năng suất lao động của mỗi
người đạt tới mức cao nhất, do sự phân cơng, do sự sử dụng máy móc và lợi
dụng các lực lượng thiên nhiên, tất cả những cái đó làm cho nhiều cơng nhân
khơng có việc làm. Những người thất nghiệp ấy ra khỏi thị trường; họ không
thể mua gì được; số hàng hố trước kia họ cần mua bây giờ không ai cần nữa;
đến lượt những công nhân trước đây chế tạo các hàng hoá đấy cũng trở thành
thất nghiệp”1.
Đời sống vô cùng khổ cực đã làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản
với giai cấp tư sản ngày càng sâu sắc. Sự đối lập về lợi ích, tất yếu phải được
giải quyết bằng cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân thông qua cuộc cách
mạng vô sản do giai cấp công nhân tiến hành. Đây là con đường duy nhất đúng
đắn để cơng nhân thốt khỏi sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản. Cuộc cách
mạng ấy phải được tiến hành bằng cách mạng bạo lực, điều đó hồn tồn khác
hẳn với chủ nghĩa xã hội không tưởng. Ph.Ăngghen đã chỉ rõ sự phân hoá giai
cấp ngày càng gay gắt, tinh thần phản kháng ngày càng ăn sâu vào lịng người

cơng nhân, sự căm phẫn càng tăng, những cuộc xung đột cá biệt kiểu du kích
đang mở rộng thành những cuộc chiến đấu lớn hơn và tin tưởng rằng sự thắng
lợi của cách mạng vô sản là một tất yếu. Ph.Ăngghen viết: “Những người đã
1

Sđd, tr.429


8
chịu đựng mọi đau khổ để bẻ gãy sự phản kháng của một tên tư sản độc nhất,
những người ấy có thể bẻ gãy lực lượng của tồn bộ giai cấp tư sản” 1 và
Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Cách mạng là khơng thể tránh khỏi, muốn tìm lối
thốt hồ bình trong tình hình đang hình thành thì đã quá muộn”2.
Sự phản kháng của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản đã nổ ra và
đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, bằng nhiều hình thức phong phú, đa
dạng, phát triển từ thấp đến cao, đó là:
- Hình thức phạm tội – là hình thức xuất hiện sớm nhất, thô sơ nhất và
kém hiệu quả nhất.
Nguyên nhân là do tình trạng quá khổ cực của người lao động, cịn chủ
tư bản lại q sướng. Cơng nhân phải sống nghèo khổ, bần cùng mà lại thấy
đời sống của kẻ khác khá hơn mình; anh ta khơng hiểu tại sao chính anh ta là
người lao động cho xã hội nhiều hơn bọn nhà giàu ăn không ngồi rồi, mà lại
phải chịu thiếu thốn như thế. Phải chăng sự quẫn bách lại thắng lịng tơn trọng
quyền sở hữu cổ truyền của anh ta, cho nên anh ta ăn cắp. Cùng với sự phát
triển của công nghiệp, những vụ phạm tội ngày càng tăng lên, con số người bị
bắt hàng năm tăng lên theo tỉ lệ đều đặn với số kiện bông được chế tạo.
- Đập phá máy móc: là hình thức đấu tranh tự phát của những người
cơng nhân chưa có tổ chức. Họ cho rằng máy móc là nguyên nhân làm cho
đời sống của họ trở nên khó khăn, khổ cực.
- Tổ chức ra các cơng đồn để bãi cơng: là một bước phát triển lớn

trong quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân đã có tổ
chức của mình, tập hợp lực lượng tạo tính thống nhất trong đội ngũ, khắc
phục biểu hiện chia rẽ bè phái, đấu tranh chỉ vì mục tiêu trước mắt. Bãi cơng
là hình thức có hiệu quả nhất trong các hình thức đấu tranh từ trước đến nay
của cơng nhân Anh. Từ trong đấu tranh bãi công là trường học thực tiễn rèn
luyện giai cấp công nhân để đi đến những hình thức đấu tranh cao hơn, rèn
luyện về tổ chức tập hợp lực lượng để đấu tranh chống giai cấp tư sản.
3. Kết hợp phong trào công nhân với chủ nghĩa xã hội
Nghiên cứu phong trào công nhân Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “bản chất
1
2

Sđd, tr.608
Sđd, tr.696-697


9
phong trào Hiến chương là một hiện tượng có tính chất xã hội” 1. Thực sự nó
trở thành phong trào độc lập. Từ thực tiễn ấy Ph.Ăngghen rút ra là phải gắn
liền phong trào công nhân với lý luận chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội phải
trở thành mục tiêu của cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân chứ
không phải là những mơ tưởng hão huyền. Tính thống nhất phong trào cơng
nhân với lý luận chủ nghĩa xã hội là nhu cầu khách quan đảm bảo cho phong
trào thắng lợi. Ph.Ăngghen khẳng định: “Chỉ khi nào thực hiện được điểm ấy
thì giai cấp cơng nhân mới thực sự trở thành chủ nhân của nước Anh” 2. Q
trình hình thành phát triển của phong trào cơng nhân Anh, những cuộc đấu
tranh chính trị với thắng lợi tạm thời, ngắn ngủi và cả những thất bại rất cần
phải tiếp nhận lý luận chủ nghĩa xã hội. Về điểm này Ph.Ăngghen nói rằng:
phong trào Hiến chương đã tiến dần đến chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, lịch sử
nước Anh những năm 40 của thế kỷ XIX tư tưởng xã hội chủ nghĩa vẫn tách

rời phong trào Hiến chương.
Ph.Ăngghen đã chỉ rõ tính chất khơng tưởng, những hạn chế lịch sử của
tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở Anh mà tiêu biểu là Ôoen thực sự chưa phù hợp
với mục tiêu của phong trào cơng nhân. Ph.Ăngghen phân tích: “Trong bối
cảnh nước Anh như vậy chủ nghĩa xã hội, trong hình thức hiện tại của nó,
quyết khơng thể thành tài sản chung của giai cấp cơng nhân; muốn thế nó phải
hạ thấp trình độ của mình và tạm thời trở về với quan điểm của phái Hiến
chương”3. Trong khi đó thì giai cấp tư sản có những trường học nhằm tun
truyền lơi kéo cơng nhân về phía họ. Cơng nhân đã khơng quan tâm đến điều
đó, họ đến những phịng đọc sách vô sản và cùng nhau thảo luận, họ muốn
được tiếp nhận chủ nghĩa xã hội. Những đoàn viên cơng đồn tự bỏ tiền để
lập trường học, phịng đọc với mục đích nâng cao tri thức cho cơng nhân. Ở
đây trẻ con được tiếp thu giáo dục thuần tuý vơ sản, thốt khỏi mọi ảnh hưởng
tư sản, và trong các phịng đọc sách báo chỉ có, hoặc hầu như chỉ có những sách
báo vơ sản. Giai cấp vơ sản đã đoạn tuyệt dần ảnh hưởng của giai cấp tư sản. Họ
đã dịch sách của các nhà duy vật Pháp để truyền bá cho giai cấp vô sản. Từ đây,
phong trào công nhân phải gắn liền với lý luận chủ nghĩa xã hội và trở thành một
nhu cầu cấp thiết, một yếu tố không thể thiếu được để làm cho phong trào công
11

Sđd, tr.650
Sđd, tr.624
3
Sđd, tr.628.
2


10
nhân phát triển thực sự tự giác.
Trong điều kiện như vậy, thì khi lý luận thâm nhập vào phong trào cơng

nhân sẽ giúp cho cơng nhân có hành động tự giác, cách mạng nhất định sẽ
diễn ra. Ph.Ăngghen nhận định: “Giai cấp vô sản càng tiếp thu tư tưởng xã
hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản thì cách mạng sẽ càng ít đổ máu, báo thù
và tàn khốc”1. Lý luận chủ nghĩa xã hội gắn liền với phong trào cơng nhân sẽ
là điều kiện quy định mục tiêu, tính chất, phương pháp đấu tranh của giai cấp
công nhân và của cuộc cách mạng vô sản sẽ diễn ra trong tương lai gần.
III. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM
Thông qua tác phẩm này cho chúng ta hiểu đúng về bản chất giai cấp tư
sản Anh nói riêng và giai cấp tư sản trên thế giới nói chung, hiểu được đời
sống khốn cùng của giai cấp công nhân trong chế độ tư bản lúc bấy giờ. Tác
phẩm còn mang một ý nghĩa lịch sử sâu sắc góp phần thức tỉnh ý thức đấu
tranh của công nhân Anh và giai cấp công nhân toàn thế giới.
Tác phẩm cho ta thấy chủ nghĩa xã hội không phải là một thứ lý thuyết
tách rời phong trào cơng nhân, mà nó ln được xuất phát từ chính phong
trào, thơng qua phong trào cơng nhân chính là mảnh đất hiện thực để hình
thành nên chủ nghĩa Mác.
Nghiên cứu tác phẩm “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh” là cơ sở
để nhận thức về đời sống của giai cấp công nhân các nước tư bản hiện nay, tuy
có được cải thiện về đời sống và điều kiện làm việc, song nó là kết quả của chính
q trình đấu tranh của bản thân giai cấp cơng nhân đã giành được, nhưng trước
mắt họ, mọi nguy cơ của nền cơng nghiệp hiện đại tạo ra vẫn cịn: đó là sự cạnh
tranh giữa những người công nhân, thất nghiệp, mất việc làm vẫn là một thực tế
chưa hề được giải quyết một cách triệt để, cần phải tiếp tục đấu tranh làm cách
mạng để xố bỏ hồn tồn chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa.

Tác phẩm
TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ∗

1


Sđd, tr. 697



C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2002, tr.591 – 646


11
I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI, BỐ CỤC VÀ TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA
TÁC PHẨM
1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
a. Điều kiện về kinh tế - xã hội và tư tưởng
Đầu thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp cơ bản đã hoàn thành ở
Anh và một số nước châu Âu. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát
triển mạnh đã làm mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
trong xã hội tư bản ngày càng gay gắt. Cùng với sự phát triển của nền đại
công nghiệp, cấp vô sản hiện đại cũng đã được ra đời và sớm bước lên vũ đài
đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Tiêu biểu là những cuộc đấu tranh của
công nhân dệt ở thành phố Ly-ông (Pháp) năm 1831-1834; cuộc nổi dậy của
công nhân dệt vùng Xilêdi (Đức) năm 1844 và phong trào Hiến chương diễn
ra ở nước Anh kéo dài hơn 10 năm (1835 - 1848) với khẩu hiệu đòi “Cải cách
chế độ bầu cử”. Tuy các cuộc đấu tranh đều thất bại, nhưng ý thức chính trị
của giai cấp cơng nhân đã bắt đầu được hình thành đó là đấu tranh xố bỏ chế
độ tư hữu tư bản để xây dựng một xã hội mới .
Trong những năm đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên cũng có sự phát
triển mạnh, nhiều phát minh mới có tính vạch thời đại xuất hiện đã cung cấp
những tri thức mới cho nhân loại trong nhận thức và cải tạo thế giới như:
Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của Mayer; thuyết tế bào của
Slâyđen và Svan và thuyết tiến hoá của Đác Uyn. Những thành tựu trên đã
mở ra cho nhân loại những nhận thức mới về thế giới tự nhiên; đồng thời

giúp cho C.Mác và Ph.Ăngghen có tư duy đúng đắn trong quá trình nhận
thức và các hoạt động thực tiễn sau này.
Về tư tưởng lý luận thời kỳ này cũng có sự phát triển rực rỡ, tiêu biểu
là chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc và phép biện chứng của Hêghen. Các trào
lưu chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán
phát triển đến đỉnh cao ở Pháp. Tuy nhiên, những trào lưu chủ nghĩa xã hội
không tưởng có những hạn chế rất cơ bản là khơng giải thích được bản chất của
chế độ xã hội đương thời; chưa vạch ra được quy luật vận động phát triển của xã
hội, nhất là từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; chưa nhận thấy vai trò, sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Những hạn chế này đã không đáp ứng
được yêu cầu đấu tranh của giai cấp cơng nhân, thậm chí cịn kìm hãm sự phát


12
triển của phong trào. Như vậy, thực tiễn phong trào cơng nhân trong thời kỳ
này đang địi hỏi cấp bách phải có một lý luận tiền phong soi đường.
b. Hoạt động của C.Mác và Ph.Ăngghen dẫn đến sự ra đời của tác phẩm
Sự ra đời tác phẩm “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” luôn gắn liền với
những hoạt động lý luận và thực tiễn của của C.Mác và Ph.Ăngghen vào giữa
những năm 40 của thế kỷ XIX, trực tiếp là việc cải tổ tổ chức“Đồng minh
những người chính nghĩa” thành “Đồng minh những người cộng sản”.
Ở châu Âu vào thời kỳ này đã xuất hiện nhiều tổ chức của giai cấp
công nhân và một trong những tổ chức được C.Mác và Ph.Ăngghen quan tâm
nhiều hơn là “Liên đoàn những người chính nghĩa” được thành lập năm 1836
tại Pari. Đây là một tổ chức mang tính quốc tế bao gồm những đại diện tiên
tiến của giai cấp công nhân ở nhiều quốc gia đang sống lưu vong ở nước
Pháp. Sau khi ra đời tổ chức “Liên đồn những người chính nghĩa” luôn chịu
nhiều ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa xã hội khơng tưởng của Vaitơlinh.
Do có những hoạt động vượt ra khỏi khuôn khổ của pháp luật, nên năm 1839
tổ chức này bị trục xuất khỏi nước Pháp phải chuyển trụ sở sang nước Anh để

tiếp tục hoạt động và kết nạp thêm nhiều đại biểu công nhân của những nước
khác nhau.
Bằng thiên tài về trí tuệ và hoạt động thực tiễn tích cực trong phong
trào cơng nhân, uy tín của C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhanh chóng lan rộng và
có ảnh hưởng lớn đến phong trào cơng nhân. Vì vậy, đầu năm 1847 tổ chức
“Đồng minh những người chính nghĩa” đã cử đại diện là Giôdép Môn đến
gặp và mời C.Mác và Ph.Ăngghen tham gia. Hai ông đã đồng ý tham gia vào
tổ chức với điều kiện tổ chức này cần phải được cải tổ.
Vào tháng 6/1847, tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” đã tổ
chức Đại hội I ở Luân Đôn. Việc cải tổ đã được C.Mác và Ph.Ăngghen tiến
hành với những nội dung: Đổi tên tổ chức từ “Đồng minh những người chính
nghĩa” thành “Đồng minh những người cộng sản”; đổi khẩu hiệu chiến lược
của tổ chức từ “mọi người đều là anh em” thành “vô sản tất cả các nước liên
hiệp lại”; thành lập cơ quan báo chí và ra dự thảo điều lệ mới của Đại hội. Sự
thành công của C.Mác và Ph.Ăngghen trong việc cải tổ tổ chức “Đồng minh
những người chính nghĩa” thành “Đồng minh những người cộng sản” đã đánh
dấu sự ra đời chính Đảng đầu tiên của giai cấp vơ sản và mở đầu cho quá trình


13
kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.
Đại hội II của tổ chức “Đồng minh những người cộng sản” tiếp tục
được tiến hành vào cuối tháng 11 đầu tháng 12/1847 ở Luân Đôn. Cả C.Mác
và Ph.Ăngghen đã tham gia xây dựng bản điều lệ chính thức của Đại hội. Qua
tranh luận sôi nổi, Đại hội đã nhất trí giao cho C.Mác và Ph.Ăngghen hồn
chỉnh cương lĩnh của Đại hội. Lúc đầu tác phẩm được mang tên “Những
nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản” được trình bày dưới dạng 25 câu hỏi –
đáp, sau đó tiếp tục được hai ơng hồn chỉnh thành “Tun ngơn của đảng
cộng sản” và được Ban chấp hành thông qua. Tác phẩm này được công bố lần
đầu vào tháng 2/1848 tại Luân Đôn của nước Anh và sau đó được tái bản

nhiều lần bằng các tiếng Đức, Anh, Nga, Tây Ban Nha, Đan Mạch… và phát
hành ở nhiều nước châu Âu.
2. Bố cục và tư tưởng cơ bản của tác phẩm
a. Bố cục của tác phẩm
Tác phẩm được kết cấu gồm phần mở đầu và 4 chương.
Phần mở đầu (lời tựa) được viết rất nhiều lần khác nhau để luận giải
về lý do viết tác phẩm và những nội dung cần bổ sung cho tác phẩm.
Chương I: Những người tư sản và những người vô sản. Trong chương
này, C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận giải về sự ra đời, vai trò tiến bộ trong lịch
sử và con đường diệt vong tất yếu của giai cấp tư sản; trên cơ sở đó các ơng
cũng chỉ rõ quá trình ra đời và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là đấu tranh
lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, xây dựng thành công xã hội cộng sản.
Chương II: Những người vô sản và những người cộng sản. Luận giải
sự khác nhau giữa những người cộng sản với những người vô sản và vai trị
của đảng cộng sản đối với phong trào cơng nhân.
Chương III: Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. C.Mác
và Ph.Ăngghen chỉ rõ bản chất của những trào lưu tư tưởng không tưởng
trong lịch sử làm cơ sở phân biệt sự khác nhau về chất của các loại tư tưởng
xã hội chủ nghĩa với chủ nghĩa xã hội khoa học.
Chương IV: Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối
lập. Chỉ rõ quan điểm, thái độ của những người cộng sản với những đảng phái
khác trong cuộc đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ
nghĩa cộng sản.


14
b. Tư tưởng cơ bản của tác phẩm
Tác phẩm luận giải những cơ sở lý luận, thực tiễn sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân, cùng với những con đường, điều kiện, biện pháp để giai
cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình; đồng thời đấu tranh phê

phán với những trào lưu chủ nghĩa xã hội không tưởng bảo thủ và những quan
điểm phản động của giai cấp tư sản.
II. VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TRONG TÁC PHẨM
1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân
Từ sự phân tích lơgíc, khoa học về quy luật phát triển của các hình thái
kinh tế - xã hội trong lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ sự ra đời của
giai cấp tư sản cũng là sản phẩm của một quá trình phát triển của lịch sử. Giai
cấp tư sản ra đời từ tầng lớp thị dân, thành phố thời kỳ trung cổ, là những
người trao đổi bn bán hàng hố. Để bn bán có lời phải đầu tư sản xuất,
đó là nguồn gốc của sự ra đời sản xuất hàng hoá. Giai cấp tư sản ra đời và
phát triển luôn gắn liền với sự phát triển của những điều kiện kinh tế - xã hội
theo những nấc thang nhất định.
Khi mới ra đời, giai cấp tư sản đã có vai trị hết sức tiến bộ trong lịch sử
là làm cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, giành quyền thống trị. Sau
khi giành được chính quyền, giai cấp tư sản đã xố bỏ quan hệ sản xuất phong
kiến, thiết lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, mở đường cho lực lượng sản
xuất phát triển. Chưa đầy một thế kỷ, giai cấp tư sản đã tạo ra bước nhảy vọt
lớn về lực lượng sản xuất, về khả năng sản xuất hàng hoá và thiết lập nền dân
chủ tư sản, so với chế độ qn chủ thì đó là một tiến bộ rất lớn trong lịch sử :
“Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo
ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của
tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”1.
Tuy nhiên, vốn bản chất là một giai cấp tư hữu và bóc lột, nên vai trò
cách mạng của giai cấp tư sản bị hạn chế ngay từ khi nó ra đời. Sự tiến bộ lịch
sử của những cuộc cách mạng tư sản tạo ra không phải do công lao của riêng
giai cấp tư sản, mà trước hết và chủ yếu là do quần chúng nhân dân lao động,
đặc biệt khi thiết lập được quyền thống trị, giai cấp tư sản bóc lột giai cấp
cơng nhân và nhân dân lao động hết sức tinh vi và xảo quyệt. C.Mác và
1


Sđd, tr.603.


15
Ph.Ăngghen đã chỉ rõ trong quá trình phát triển, giai cấp tư sản ln tìm mọi
cách để cách mạng hố tư liệu sản xuất. Điều đó, một mặt làm cho giai cấp tư
sản thu được nhiều lợi nhuận và phát triển nhanh chóng, mặt khác nó cũng
đưa giai cấp tư sản đến chỗ diệt vong. Giai cấp tư sản càng đầu tư sản xuất bao
nhiêu thì mâu thuẫn giai cấp càng sâu sắc bấy nhiêu. Nền tảng đại cơng nghiệp
chính là yếu tố phá sập chủ nghĩa tư bản, thắng lợi của giai cấp vô sản và sự
sụp đổ của giai cấp tư sản là tất yếu như nhau.
Các ông đã kết luận giai cấp tư sản không những đã rèn vũ khí sẽ giết
mình, tức là nền đại cơng nghiệp, mà nó cịn tạo ra những người cơng nhân
hiện đại - những người vô sản. Giai cấp vô sản hiện đại ra đời cùng với sự ra
đời của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa: “Tất cả các giai cấp khác đều
suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại cơng nghiệp, cịn giai cấp
vơ sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp” 1. Khi nền đại công
nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển, giai cấp vô sản cũng phát triển cả về số và
chất lượng: “Nhưng sự phát triển của công nghiệp không những làm tăng
thêm số người vô sản mà còn tập hợp họ lại thành những khối quần chúng lớn
hơn, lực lượng của những người vô sản tăng thêm và họ thấy rõ lực lượng của
mình hơn”2.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ giai cấp vô sản là đại biểu của phương
thức sản xuất mới, tiến bộ; là giai cấp ln có tinh thần cách mạng triệt để
nhất: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có
giai cấp vơ sản là giai cấp thực sự cách mạng” 3. Bên cạnh đó, giai cấp vơ sản
có bản chất quốc tế, nên sẽ có khả năng đồn kết giai cấp và nhân dân lao
động trong cuộc đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản xây dựng thành công chủ
nghĩa cộng sản.
Từ việc phân tích rõ địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp vô sản, C.Mác và

Ph.Ăngghen chỉ rõ giai cấp vơ sản có sứ mệnh lịch sử là đấu tranh xố bỏ chủ
nghĩa tư bản xây dựng thành cơng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới: “Trước
hết giai cấp tư sản sinh ra những người đào huyệt chôn chính nó. Sự sụp đổ của
giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”4.
1

Sđd, tr.610.
Sđd, tr.607.
33
Sđd, tr.610.
4
Sđd, tr.613.
2


16
Bằng phương pháp tư duy biện chứng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng
minh một cách khoa học về sự diệt vong khơng thể tránh khỏi của chủ nghĩa tư
bản, về tính tất yếu của sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang một hình thái kinh
tế - xã hội cao hơn đó là chủ nghĩa cộng sản. Hai ơng đã chỉ ra rằng bước q
độ đó diễn ra khơng phải tự phát mà phải bằng con đường cách mạng lật đổ sự
thống trị của giai cấp tư sản và xoá bỏ các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát hiện ra lực lượng xã hội có khả năng thực hiện
bước quá độ đó là giai cấp cơng nhân - người có sứ mệnh lịch sử đào huyệt
chôn chủ nghĩa tư bản và xây dựng một xã hội cộng sản chủ nghĩa.
2. Cách mạng vô sản và tư tưởng cách mạng không ngừng
a. Cách mạng vô sản
Trên cơ sở phân tích sự phát triển của xã hội loài người, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã chỉ rõ lịch sử các xã hội có giai cấp từ trước tới nay là lịch
sử đấu tranh giai cấp. Vận dụng vào nghiên cứu xã hội tư bản, các ông chỉ rõ

sự tồn tại và phát triển của giai cấp tư sản luôn gắn bó chặt chẽ với sự phát
triển của nền đại công nghiệp; đại công nghiệp phát triển sẽ kéo theo mâu
thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày
càng gay gắt; chính trên cái nền tảng mà giai cấp tư sản đã sản xuất và chiếm
hữu đó sẽ bị phá sập dưới chân giai cấp tư sản.
Biểu hiện của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Cuộc đấu
tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản được bắt đầu ngay khi
giai cấp vô sản mới ra đời và phát triển tất yếu dẫn đến bùng nổ cách mạng
vô sản: “Giai cấp vô sản trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Cuộc
đấu tranh của họ chống giai cấp tư sản bắt đầu ngay từ lúc họ mới ra đời” 1.
Trên cơ sở luận giải tính tất yếu của cách mạng vơ sản C.Mác và
Ph.Ăngghen cịn chỉ rõ mục tiêu của cách mạng vô sản được thể hiện ở 2 giai
đoạn. Giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng là giai cấp vô sản phải đấu
tranh giành lấy chính quyền: “Tổ chức những người vơ sản thành giai cấp, lật
đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vơ sản giành lấy chính quyền”2.
Tiếp theo đó, mục tiêu của giai đoạn thứ hai là xây dựng thành công
1.

Sđd, tr.607.
Sđd, tr.615.

21.


17
chủ nghĩa cộng sản: “Những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình
thành một luận điểm duy nhất này là: xoá bỏ chế độ tư hữu” 1. Tuy nhiên, để
hiểu rõ hơn về luận điểm “xoá tư hữu”, C.Mác và Ph.Ăngghen còn chỉ rõ:
“Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những sản

phẩm của xã hội cả; chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng chỉ sự chiếm
hữu ấy để nơ dịch lao động của người khác”2.
Về tính chất của cách mạng vô sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đề cập
tới tính triệt để và tính nhân dân của cách mạng vơ sản. Tính triệt để của cách
mạng vơ sản được thể hiện ở chỗ nó xố bỏ tận gốc chế độ tư hữu. C.Mác và
Ph.Ăngghen khẳng định: Chủ nghĩa cộng sản là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với
chế độ sở hữu cổ truyền. Cuộc cách mạng vô sản mang lại lợi ích cho đại đa
số nhân dân lao động nên mang tính nhân dân sâu sắc. Tất cả các phong trào
lịch sử, từ trước đến nay đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu lợi ích
cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu
lợi ích cho khối đại đa số.
Cách mạng vô sản sử dụng nhiều phương pháp, nhưng phương pháp phổ
biến nhất vẫn là sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng lao động. Sở dĩ
giai cấp vô sản phải sử dụng bạo lực cách mạng là vì kẻ thù của giai cấp vơ sản
ln sử dụng công cụ bạo lực phản cách mạng để bảo vệ quyền thống trị của
mình và sẵn sàng dìm phong trào đấu tranh của quần chúng lao động trong bể
máu. Vì vậy, giai cấp vơ sản tất yếu phải sử dụng bạo lực cách mạng để đập tan
bạo lực phản cách mạng: “Khi cuộc nội chiến ấy nổ bùng ra thành cách mạng
công khai, mà giai cấp vô sản thiết lập sự thống trị của mình bằng cách dùng
bạo lực lật đổ giai cấp tư sản”3. C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã công khai ý đồ
của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản: “Những
người cộng sản khơng tự hạ mình mà đi giấu giếm những ý kiến và dự định của
mình. Họ cơng khai tun bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng
cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành. Mặc cho các giai cấp
thống trị run sợ trước một cuộc Cách mạng cộng sản chủ nghĩa!”4.
b. Tư tưởng cách mạng không ngừng
12

Sđd, tr.616.
Sđd, tr.611.

3
Sđd, tr.612.
4
Sđd, tr.646.
2


18
Trên cơ sở phân tích rõ bối cảnh lịch sử trong những năm đầu thế kỷ
XIX, trong tác phẩm này C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ trong thời kỳ mà
cuộc cách mạng dân chủ tư sản chưa kết thúc thì giai cấp vô sản cần phải
cùng giai cấp tư sản đánh đổ chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, giành
lấy tự do dân chủ; sau đó tuỳ điều kiện, lực lượng và thời cơ để chuyển sang
làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa: “Bởi vậy trong suốt giai đoạn này, giai
cấp vô sản chưa đánh kẻ thù của chính mình mà đánh kẻ thù của kẻ thù mình,
tức là những tàn dư của chế độ quân chủ chuyên chế, bọn địa chủ, bọn tư bản
phi công nghiệp, bọn tiểu tư sản”1.
Khi nói về mối quan hệ của hai cuộc cách mạng, C.Mác, Ph.Ăngghen
cũng đã khẳng định cuộc cách mạng dân chủ tư sản chỉ là màn giáo đầu cho
cuộc cách mạng vơ sản. Vì vậy, mặc dù cùng với giai cấp tư sản đánh đổ chế
độ phong kiến, nhưng giai cấp vô sản phải luôn giữ độc lập về chính trị, phải
ln xác định giai cấp tư sản mới là kẻ thù chính của mình, khơng được mơ
hồ, lẫn lộn.
3. Chun chính vơ sản và dân chủ vơ sản
a. Tư tưởng về chun chính vơ sản
Tư tưởng về chun chính vơ sản được hình thành, phát triển ln gắn
liền với quá trình hoạt động lý luận, thực tiễn của C.Mác và Ph.Ăngghen.
Trong q trình đó, với tư duy biện chứng duy vật và thực tiễn đấu tranh cách
mạng của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản, C.Mác, Ph.Ăngghen đã
khơng ngừng tìm tịi khám phá trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực

tiễn phong trào cách mạng để hồn thiện học thuyết của mình. Trong tác phẩm
“Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, mặc dù C.Mác và Ph.Ăngghen chưa sử dụng
thuật ngữ chun chính vơ sản, nhưng các ông đã đề cập đến bản chất của
chuyên chính vơ sản đó là quyền thống trị xã hội thuộc về giai cấp công nhân:
“Giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị”2.
C.Mác và Ph.Ăngghen còn đề cập đến chức năng trong giai đoạn tiếp
theo của chuyên chính vơ sản là sẽ dùng chính quyền để cải tạo xã hội cũ xây
dựng xã hội mới: “Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị về chính trị của mình
để từng bước một đoạt lấy tồn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập
1

Sđd, tr.607.
Sđd, tr.626.

21


19
trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tức là trong tay
giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị và để tăng thật nhanh
số lượng những lực lượng sản xuất” 1. Bên cạnh đó, C.Mác và Ph.Ăngghen
cịn đề cập đến 10 biện pháp cụ thể để thực hành chuyên chính vô sản:
1. Tước đoạt sở hữu ruộng đất và bỏ địa tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước.
2. Đánh thuế theo mức độ luỹ tiến thật cao.
3. Xoá bỏ quyền thừa kế.
4. Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả bọn phiến loạn.
5. Tập trung tín dụng vào tay nhà nước.
6. Tập trung phương tiện vận tải vào tay nhà nước.
7. Tăng thêm công xưởng quốc doanh.
8. Thực hành nghĩa vụ lao động với mọi người.

9. Kết hợp lao động công nghiệp với lao động nông nghiệp.
10. Giáo dục công cộng không mất tiền.
b. Tư tưởng về dân chủ vô sản
Dân chủ là một giá trị phản ánh trình độ phát triển của mỗi chế độ xã
hội. Thành quả lớn nhất của cuộc cách mạng tư sản là đập tan chế độ quân
chủ chuyên chế phong kiến để thiết lập nền dân chủ tư sản. Mặc dù cịn có
những hạn chế nhất định, nhưng những thành quả to lớn về dân chủ mà cuộc
cách mạng này đem lại là một bước tiến dài trong lịch sử. Tuy nhiên, nếu xem
xét dân chủ ở góc độ một quan hệ chính trị thì trong xã hội tư bản, giai cấp vơ
sản khơng có dân chủ, nên “Bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân
là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị là giành lấy dân chủ” 2. Bên
cạnh đó, các ông cũng đề cập tới dân chủ vô sản với tính cách là một hình thái
nhà nước sẽ tự tiêu vong cùng với nhà nước vô sản.
4. Tư tưởng về Đảng Cộng sản
Để thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình thì điều kiện tiên quyết là
giai cấp cơng nhân phải tổ chức ra chính đảng độc lập. Và chỉ khi nào giai cấp
vơ sản tổ chức được chính đảng chính trị độc lập, thì khi đó cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân mới chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác
và mới giành được thắng lợi. Chính vai trị sứ mệnh lịch sử và địa vị lãnh đạo
1
2

Sđd, tr.626.
Sđd, tr.626.


20
của giai cấp cơng nhân đã quyết định tính tất yếu khách quan và sự cần thiết
phải thành lập chính đảng cách mạng của giai cấp vô sản.
Trong tác phẩm, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng Đảng cộng sản là đội

tiền phong, bộ phận tiên tiến nhất của giai cấp công nhân, nên giữa đảng và
giai cấp ln có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Nền tảng quy định
mối quan hệ đó được thể hiện ở mục đích và lợi ích của đảng và của giai cấp
là thống nhất. Cương lĩnh, đường lối, chiến lược, sách lược của Đảng phải
ln xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Mục
tiêu lý tưởng của Đảng là của giai cấp cơng nhân, đó là xố bỏ chế độ tư hữu,
xây dựng chế độ cơng hữu: “Mục đích trước mắt của những người cộng sản
cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác: Tổ chức những
người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vơ
sản giành lấy chính quyền”1. C.Mác và Ph.Ăngghen cịn khẳng định ngồi
mục đích và lợi ích của giai cấp ra, đảng sẽ khơng có lợi ích nào khác; nếu
không đảng sẽ rơi vào biệt phái, xa rời giai cấp.
Là một bộ phận của giai cấp nhưng Đảng cũng khác với giai cấp ở hai
điểm; một là về mặt lý luận đảng luôn nắm vững bản chất cách mạng, khoa
học của chủ nghĩa Mác, nắm vững điều kiện khách quan để đề ra đường lối
chiến lược, sách lược đúng đắn lãnh đạo toàn giai cấp đấu tranh giành thắng
lợi. Cịn về thực tiễn đảng ln gương mẫu đi đầu trong phong trào đấu tranh,
thu hút lôi kéo, hướng dẫn giai cấp và các lực lượng khác đấu tranh lật đổ sự
thống trị của giai cấp tư sản, xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản: “Vậy
là, về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong
các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn thúc đẩy phong trào
tiến lên; về mặt lý luận họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ họ
hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vơ sản”2.
Bên cạnh đó, các ơng cũng chỉ rõ thái độ của đảng với các đảng phái
khác đó là đảng cộng sản ln ủng hộ, đồn kết với tất cả các phong trào cách
mạng, tiến bộ có chủ trương chống lại giai cấp tư sản, phong kiến: “Ở tất cả
mọi nơi, những người cộng sản đều ủng hộ mọi phong trào cách mạng chống
lại trật tự xã hội và chính trị hiện hành”3.
1


Sđd, tr.615.
Sđd, tr.614.
3.
Sđd, tr.645.
21.


21
Xuất phát từ thực tế lịch sử của nước Đức và một số nước tư bản ở châu
Âu, những mục đích và lợi ích trước mắt của giai cấp vơ sản lúc bấy giờ là
đấu tranh đánh đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thực hiện quyền tự do, dân
chủ, còn tương lại của phong trào là phải đấu tranh chống lại ách áp bức bóc
lột của giai cấp tư sản. Tuy nhiên, trong khi liên hợp với các đảng phái để
chống lại thế lực phản động đang thống trị, Đảng cộng sản cũng phải xác định
rằng phải luôn giữ vững nguyên tắc và lập trường của giai cấp công nhân và
trong cuộc đấu tranh ấy những người vô sản chẳng mất gì ngồi những xiềng
xích trói buộc họ và họ sẽ giành cả thế giới.
5. Vấn đề giai cấp và dân tộc
Trong tác phẩm, các ông đã chỉ rõ vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc
ln có quan hệ biện chứng và tác động qua lại với nhau. Giai cấp vô sản tất
yếu phải giải quyết tốt vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc ở từng nước và trên
phạm vi thế giới, song trước hết: “Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải
giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình
trở thành dân tộc”1.
C.Mác và Ph.Ăngghen cịn chỉ rõ cuộc đấu tranh của giai cấp công
nhân là cuộc đấu tranh giai cấp, nhưng nó diễn ra ở từng dân tộc nên mang
tính dân tộc: “Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản dù về
mặt nội dung không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại
mang hình thức đấu tranh dân tộc. Đương nhiên là trước hết, giai cấp vơ sản
mỗi nước phải thanh tốn xong giai cấp tư sản nước mình đã”2.

Trong mối quan hệ của vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc thì áp bức giai
cấp là nguồn gốc của áp bức dân tộc. Muốn xố bỏ áp tình trạng bức dân tộc thì
phải tiến hành tốt cuộc đấu tranh giai cấp, xoá bỏ tận gốc chế độ áp bức, bóc
lột, đặc biệt là trong xã hội tư bản: “Hãy xố bỏ tình trạng người bóc lột người
thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ. Khi mà đối
kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc khơng cịn nữa thì sự thù địch giữa
các dân tộc cũng đồng thời mất theo” 3.
6. Vấn đề liên minh giai cấp, gia đình, bảo vệ tổ quốc và tơn giáo
a. Vấn đề liên minh giai cấp
1

Sđd, tr.623-624.
Sđd, tr.611.
3.
Sđd, tr.624.
2


22
Trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ
rõ để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản thì phải đồn kết
giai cấp cơng nhân trong từng quốc gia và tồn thế giới. Các ông đã nêu lên
khẩu hiệu chiến lược “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. Đồng thời, các ông
còn chỉ rõ trong cuộc đấu tranh ấy giai cấp vô sản phải liên minh với các giai
cấp khác như các tầng lớp trung gian, những nhà tiểu công nghiệp, tiểu thương,
thợ thủ công, nông dân… Bởi, tất cả họ đều đấu tranh chống lại giai cấp tư sản.
b. Vấn đề gia đình
C.Mác, Ph.Ăngghen đã lên án nền đại cơng nghiệp và chế độ tư hữu tư
bản đã phá huỷ mọi mối quan hệ tốt đẹp của gia đình, làm nảy sinh chế độ
cộng thê, mại dâm, mua bán trẻ em; đồng thời các ông đã chỉ rõ chỉ chủ nghĩa

cộng sản mới tạo ra những điều kiện đầy đủ cho sự phát triển của gia đình:
“Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó,
sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó phát triển tự do của mỗi người là điều kiện
cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”1.
c. Vấn đề bảo vệ Tổ quốc
Khi phân tích địa vị chính trị - xã hội của giai cấp cơng nhân trong xã
hội tư bản, C.Mác, Ph.Ăngghen đã khẳng định dưới chủ nghĩa tư bản giai cấp
cơng nhân khơng có tổ quốc, mà tổ quốc lúc này đang do giai cấp tư sản nắm
giữ. Để tránh những nhận thức mơ hồ và sự đổ máu vơ ích của cơng nhân vào
những cuộc chiến tranh của giai cấp tư sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng
định: “Cơng nhân khơng có tổ quốc, người ta không thể cướp của họ cái mà họ
không có”2. Vì vậy, giai cấp cơng nhân cần phải đấu tranh giành lấy tổ quốc.
d. Vấn đề tôn giáo
Các ông chỉ rõ tôn giáo là một trong những công cụ để giai cấp tư sản
ru ngủ, bóc lột quần chúng lao động. Vì vậy, giai cấp vơ sản cần phải đấu
tranh giải phóng quần chúng khỏi ảnh hưởng của tơn giáo.
III. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM
Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời đã đánh dấu sự ra
đời của một học thuyết cách mạng khoa học, chân chính. Sự ra đời của tác
phẩm đã đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết về tư tưởng, lý luận và thực
1
2

Sđd, tr.628.
Sđd, tr.623.


23
tiễn của phong trào công nhân. Tác phẩm không những đã luận giải sự diệt
vong tất yếu của giai cấp tư sản và sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng

sản mà cịn trình bày một cách cơ bản, hệ thống tất cả những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác nói chung và chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng.
Tác phẩm đã trở thành cương lĩnh cách mạng đầu tiên của phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế. Sự ra đời của tác phẩm đã chấm dứt thời kỳ
khủng hoảng về đường lối và lực lượng lãnh đạo, đáp ứng kịp thời đòi hỏi của
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống lại
giai cấp tư sản. Tác phẩm đã trình bày cơng khai mục đích, nhiệm vụ, những
ngun tắc và chiến lược, sách lược của giai cấp vô sản. Do vậy, tác phẩm đã
là cơ sở để các đảng cộng sản và công nhân thế giới, cùng các dân tộc bị áp
bức nghiên cứu đề ra đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, từng
bước đấu tranh giành thắng lợi.
Tác phẩm cịn là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân trong cuộc đấu
tranh đập tan những quan điểm phản động, lạc hậu, sai trái. Kể từ khi ra đời
đến nay mặc dù tình hình kinh tế, chính trị - xã hội trên thế giới có nhiều thay
đổi và có thể một số luận điểm cụ thể trong tác phẩm khơng cịn phù hợp
trước những thay đổi của thực tiễn, nhưng những nguyên lý cơ bản trong
“Tuyên ngôn của đảng cộng sản” vẫn cịn ngun giá trị. Nó vẫn đang tiếp
tục soi sáng con đường nhận thức và hành động của phong trào cộng sản và
công nhân trong hiện tại và sau này.


24
Tác phẩm
ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở PHÁP ∗
I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI, BỐ CỤC VÀ TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA
TÁC PHẨM
1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Vào cuối những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa tiếp tục có sự phát triển mạnh ở châu Âu. Nhờ đó, giai cấp tư sản ở
các nước có điều kiện lên nắm chính quyền và tiếp tục tiến hành cuộc cách

mạng dân chủ tư sản để quét sạch những tàn tích, trở ngại của chế độ phong
kiến. Sau khi tác phẩm “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” ra đời, giai cấp công
nhân đã tổ chức được nhiều cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, đặc biệt
là các cuộc cách mạng 1848 - 1849 ở châu Âu. Mặc dù sau tháng 2/1848 tổ
chức Đồng minh những người cộng sản đã được tổ chức lại, C.Mác được bầu
làm chủ tịch, nhưng phong trào công nhân vẫn còn chịu tác động, ảnh hưởng
của nhiều luồng tư tưởng và xu hướng chính trị khác nhau, như phái Pruđơng,
LátXan (Đức), Baculin (Thuỵ Sĩ); Blăngki (Pháp) nên trong hoạt động ln
có sự phân tán, chia rẽ.
Nằm trong bối cảnh chung của châu Âu, tình hình kinh tế nước Pháp
trong những năm này cũng có nhiều biến động phức tạp như nông nghiệp bị
mất mùa, công nghiệp bị khủng hoảng đã làm cho đời sống của công nhân và
nông dân ngày càng cơ cực. Về chính trị - xã hội, mâu thuẫn giữa các giai
tầng ở Pháp ngày càng gay gắt là nguyên nhân làm bùng nổ các cuộc đấu
tranh giai cấp ở Pháp. Tháng 2/1848 cách mạng dân chủ tư sản nổ ra, giai cấp
vô sản là động lực của cách mạng. Sau 4 tháng (6/1848) cuộc khởi nghĩa do
giai cấp vô sản lãnh đạo (C.Mác đánh giá đây là cuộc nội chiến đầu tiên của
giai cấp vô sản và tư sản) đã nổ ra và sau một số ngày thì thất bại, giai cấp tư
sản đã đàn áp dã man phong trào cách mạng.
Nghiên cứu tình hình cách mạng ở châu Âu nói chung và tình hình đấu
tranh giai cấp ở Pháp nói riêng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận thấy trong
điều kiện kinh tế tư bản phát triển rất mạnh, thế lực tư sản phản động được
củng cố và khơng ngừng liên hệ chặt chẽ với nhau, vì thế cuộc đấu tranh của
giai cấp vơ sản cần có sự thay đổi về chiến lược, sách lược và các hình thức


C.Mác và Ph.Ăngghen, Tồn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2004, tr.15-150


25

đấu tranh cho phù hợp. Vì vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết tác phẩm
“Đấu tranh giai cấp ở Pháp” nhằm tổng kết kinh nghiệm thực tiễn các
cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp để tiếp tục đề ra những sách lược đấu tranh
cho giai cấp công nhân cho phù hợp với những đòi hỏi của thực tiễn.
Lúc đầu, tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp” được đăng thành
nhiều bài dưới nhan đề: Từ 1848 đến 1849. Sau đó, tác phẩm được xuất bản
lại với nhan đề Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848 - 1850 và kèm theo lời mở
đầu chi tiết, trong đó có bổ sung thêm những đoạn nói về nước Pháp, dưới
nhan đề Việc huỷ bỏ quyền phổ thông đầu phiếu.
2. Bố cục và tư tưởng cơ bản của tác phẩm
a. Bố cục của tác phẩm
Tác phẩm được kết cấu gồm phần mở đầu và 4 chương.
Lời mở đầu: C.Mác đánh giá khái quát kết quả, nguyên nhân và những
sai lầm, khuyết điểm trong quá trình đấu tranh giai cấp ở Pháp.
Chương I: Thất bại tháng sáu 1848. C.Mác phân tích nguyên nhân, diễn
biến và sự thất bại của cách mạng tháng hai và cách mạng tháng sáu năm 1848.
Chương II: Ngày 13 tháng sáu 1849. Luận giải cuộc đấu tranh giữa giai
cấp tư sản với giai cấp tiểu tư sản Pháp.
Chương III: Hậu quả của sự kiện ngày 13 tháng sáu 1849. C.Mác chỉ
rõ kết quả của các cuộc cách mạng và thái độ của các giai cấp sau cách mạng.
Chương IV: Việc huỷ bỏ chế độ phổ thông đầu phiếu vào năm 1850.
Nhận định của C.Mác về tương lai nước Pháp là sẽ tiếp tục bùng nổ cuộc cách
mạng mới.
b. Tư tưởng cơ bản của tác phẩm
Tác phẩm đã phân tích bức tranh sơi động của lịch sử nước Pháp để
khái quát những kinh nghiệm, bài học quan trọng của cuộc cách mạng 1848 –
1849; đồng thời tiếp tục bổ sung, phát triển những vấn đề chủ nghĩa xã hội
khoa học, góp phần trực tiếp thúc đẩy phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế phát triển đúng hướng và có hiệu quả trong cuộc đấu tranh chống lại giai
cấp tư sản để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.


II. VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TRONG TÁC PHẨM


26
1. Sứ mệnh lịch sử và chính đảng của giai cấp công nhân
C.Mác đã khẳng định rõ hơn bản chất cách mạng của giai cấp công
nhân được thể hiện ở hành động kiên quyết và giữ vai trò nòng cốt trong
những cuộc đấu tranh ở Pháp. Nó được thể hiện qua các cuộc đấu tranh lật đổ
chế độ phong kiến và sau đó là cuộc đấu tranh để buộc chính phủ lâm thời
phải tuyên bố thành lập nền cộng hoà vào 25 tháng 2 năm 1848. Khi nền cộng
hoà tư sản đã được thiết lập thì ngay lập tức đã gạt bỏ ngay các đại biểu của
giai cấp vô sản ra khỏi các cơ quan quyền lực và công khai tuyên bố vấn đề
hiện nay chỉ là đưa lao động trở về những điều kiện cũ của nó.
Trước tình hình đó C.Mác đã nhận định, trước kia nền Cộng hồ tháng
hai với những sự nhượng bộ của nó trước những người xã hội chủ nghĩa, đã
cần đến một cuộc chiến đấu của giai cấp vô sản liên minh với giai cấp tư sản
để chống lại nền quân chủ, thì bây giờ cần phải có một cuộc chiến đấu thứ hai
để cho nền cộng hồ thốt khỏi những sự nhượng bộ trước những người xã
hội chủ nghĩa, để chính thức xác lập sự thống trị của nền cộng hoà tư sản. Vì
vậy, mà cơng nhân Pari đã tổ chức đột nhập vào quốc hội với mục đích giải
tán quốc hội lập hiến để thành lập một chính phủ lâm thời mới. Tuy nhiên,
hành động này đã bị thất bại, các lãnh tụ của công nhân đã bị bắt và các đạo
luật cấm hội họp, đóng cửa các câu lạc bộ dân chủ đã được ban hành.
Có thể thấy, mặc dù cịn thiếu sự lãnh đạo của đảng và còn thiếu
phương tiện để chiến đấu, nhưng giai cấp vô sản đã thực sự là một giai cấp
độc lập trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Bản chất xã hội chủ
nghĩa của giai cấp cơng nhân cịn được thể hiện ở những khẩu hiệu đấu tranh:
“Sống có việc làm, chết trong chiến đấu”; “Đả đảo chế độ bóc lột”; “Nền
cộng hồ mn năm”.

Trên cơ sở nghiên cứu cuộc cách mạng tháng sáu, C.Mác đã rút ra
những kết luận: Chính giai cấp tư sản đã buộc giai cấp vô sản phải làm cách
mạng và điều đó quyết định sự thất bại của giai cấp vơ sản. Bởi theo C.Mác
thì những nhu cầu trước mắt, có ý thức của họ đã đẩy họ đến chỗ muốn dùng
vũ lực để đánh đổ giai cấp tư sản; nhưng họ chưa đủ sức để làm việc đó. Tuy
nhiên, thất bại của cuộc cách mạng tháng sáu đã cho cơng nhân một bài học
đó là nếu mong mỏi một sự cải thiện hết sức nhỏ trong đời sống của họ cũng
vẫn là một điều không tưởng trong phạm vi nền cộng hồ tư sản. Muốn có


27
được điều đó thì phải đấu tranh lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập chun chính
của giai cấp cơng nhân.
Mặc dù cuộc cách mạng tháng sáu tuy thất bại, song giai cấp vơ sản đã
buộc nền cộng hồ tư sản phải lộ ngun hình; đồng thời, C.Mác cịn gọi đây
là trận giao chiến lớn giữa hai giai cấp đối lập trong xã hội hiện đại để nhằm
duy trì hay tiêu diệt trật tự tư sản: “Chỉ có đẫm máu của những người khởi
nghĩa tháng Sáu thì ngọn cờ tam tài mới trở thành ngọn cờ cách mạng của
châu Âu - ngọn cờ đỏ!
Và chúng ta hô to: Cách mạng đã chết, cách mạng muôn năm!” 1. Tuy
nhiên, C.Mác cũng chỉ rõ những hạn chế của giai cấp vô sản, đặc biệt sự mơ
hồ, quá say sưa với thắng lợi sau khi nền cộng hoà được thành lập dẫn đến
mất cảnh giác bị giai cấp tư sản gạt bỏ những đại biểu ra khỏi chính phủ lâm
thời, gây chia rẽ làm suy yếu phong trào cách mạng: “Trưa ngày 25 tháng hai,
chế độ cộng hồ cịn chưa được cơng bố thì tất cả các ghế bộ trưởng đã được phân
chia giữa các phần tử tư sản trong chính phủ lâm thời” 2. Chỉ đến khi chính phủ đã
lộ ngun hình là công cụ thống trị xã hội của giai cấp tư sản thì cơng nhân mới
được thức tỉnh. Nhưng, sự bừng tỉnh đó của cơng nhân cũng khơng thể giải quyết
được gì vì chính quyền đã ‘đoạn tuyệt ngay với tất cả những ảo tưởng xã hội của
cách mạng tháng Hai; nó dứt khốt tun bố nền cộng hồ tư sản và chỉ có nền

cộng hồ tư sản mà thơi. Nó liền gạt ngay các đại biểu của giai cấp vô sản là Lu-i
Blăng và Anbe ra khỏi Uỷ ban chấp hành mà nó đã cử ra”3. Bởi, nó đã nhìn thấy,
giai cấp vơ sản chính là lực lượng duy nhất có thể tiêu diệt nó, vì thế nó tìm mọi
thủ đoạn để chiến đấu với giai cấp vô sản.
Về vai trị của Đảng, C.Mác chỉ rõ giai cấp cơng nhân tất yếu phải tổ
chức ra chính đảng. Trong tác phẩm, C.Mác đã khẳng định: “Nhiệm vụ của
công nhân chỉ bắt đầu được giải quyết khi cuộc chiến tranh thế giới đẩy giai
cấp vô sản lên địa vị lãnh đạo cái dân tộc đang chi phối thị trường thế giới” 4.
Đồng thời, C.Mác cũng đưa ra những yêu cầu để xây dựng chính đảng cách
mạng vững mạnh về mọi mặt. Đó là đảng phải được rèn luyện, thử thách
trong các hoạt động thực tiễn, phải thông qua đấu tranh để trưởng thành, phát
1

Sđd, tr.49.
Sđd, tr.25.
3
Sđd, tr.44.
4
Sđd, tr.112.
2


×