Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn Biện pháp nâng cao chất lượng nghi thức đội trong trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 13 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài :
“ Biện pháp nâng cao chất lượng nghi thức Đội trong trường học”
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh có vị trí rất quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Vì vậy đòi hỏi người
giáo viên Tổng phụ trách luôn trực tiếp gần gũi với các em hằng ngày để động
viên, theo dõi sự tìm tòi, kích thích sự sáng tạo của các em. Từ đó trang bị cho
các em những tri thức cần thiết góp phần đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho đất
nước trong tương lai giúp các em ra sức thi đua học tập xứng đáng là những con
ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
Vì thế để hoạt động của Đội thiếu niên trong nhà trường được sôi nổi và có
hiệu quả người đội viên phải là người gương mẫu và thực hiện tốt vai trò của
mình như việc tổ chức và sinh hoạt nghi thức đội trong trường Tiểu học là một
phương tiện giáo dục rất quan trọng của đội TNTP Hồ Chí Minh… Nghi thức
Đội được tiến hành thường xuyên trong mọi hoạt động của nhà trường, từ những
nghi thức trên sẽ hình thành thói quen nề nếp tốt cho người đội viên. Cho nên
đòi hỏi người đội viên phải biết thực hiện thành thạo 7 kĩ năng của người đội
viên vì thế đồi hỏi Giáo viên Tổng phụ trách phải hiểu sâu sắc về Đội, về các
hoạt động mang tính giáo dục của Đội. Không những hiểu được phương pháp tổ
chức các hoạt động mà phải thành thạo về nghi thức Đội để hướng dẫn các em
thực hiện tốt nhiệm vụ của người đội viên.
Nghi thức đội còn góp phần hình thành nhân cách cho các em đội viên mà
trước hết là giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, và tinh thần trách nhiệm trước tập
thể, tạo nên tình cảm gắn bó đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
1. Lý do chọn đề tài:
Một trong những vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động Đội
là cần phải nâng cao chất lượng nghi thức Đội. Bởi vì nghi thức Đội là một hoạt
động giáo dục đặc trưng của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Thông qua hoạt động này
tổ chức Đội được củng cố phát triển và khẳng định vị trí vai trò của mình đối với
xã hội.


Nghi thức Đội góp phần giáo dục toàn diện cho đội viên.
Hoạt động nghi thức Đội giúp các em tăng cường thể lực, khỏe mạnh và
phát huy tính nhanh nhẹn, tháo vát. Góp phần tạo nên vẻ đẹp riêng của người đội
viên.
Hoạt động nghi thức đội sẽ tạo thành thói quen, nề nếp tốt trong sinh hoạt
hằng ngày cho tập thể cá nhân đội viên như: trang phục gọn gàng, sạch sẽ, đi
học đúng giờ, tác phong nhanh nhẹn, có tính tổ chức, kỷ luật, ngăn nắp, có ý
thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học sạch sẽ, biết chăm sóc cây xanh,
1


tạo cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp, góp phần thực hiện tốt phong trào xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực…
Tuy nhiên trong những năm qua việc thực hành nghi thức đội chưa mang
lại hiệu quả tích cực trong việc thu hút học sinh, các em chỉ thực hiện theo hình
thức bắt buộc, hoặc thực hiện cho qua loa xong chuyện. Chất lượng đội viên
ngày một hạn chế về đạo đức, học tập và các hoạt động phong trào trong nhà
trường.
Bản thân tôi là một giáo viên – TPT trong trường Tiểu học, tôi thấy để
hoạt động Đội trong nhà trường được nâng cao thì vai trò của nghi thức Đội l cơ
bản. Vì vậy phải nâng cao chất lượng nghi thức Đội ở nhà trường nói chung ,
bậc Tiểu học nói riêng. Bởi vì nghi thức Đội là những quy định mang tính điều
lệ của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh, vì vậy nghi thức Đội phải có sự thống
nhất, chính xác trong tập luyện, sinh hoạt hàng ngày của cá nhân và tập thể Đội.
Là một giáo viên - TPT thì việc nghiện cứu để tìm ra phương pháp hoạt
động Đội đặc biệt là nâng cao chất lượng nghi thức Đội trong nhà trường là rất
cần thiết.
Các em có biết đam mê khi sinh hoạt nghi thức thì các em mới thích công
tác Đội và chất lượng Nghi thức Đội mới được nâng cao. Vì vậy tôi đã chọn đề
tài “Nâng cao chất lượng nghi thức Đội trong trường học”.

2. Lịch sử của đề tài
Trong hoạt động Đội, việc sinh hoạt nghi thức Đội là không thể thiếu,
nhưng để hiểu hết vai trò của nghi thức Đội thì các em chưa thực sự hiểu hết.
Bởi trước kia, phụ trách Đội chưa thực sự nêu cao vai trò trách nhiệm nên cũng
ảnh hưởng đến công tác Đội.
Nhà trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất nên cũng phần nào ảnh
hưởng đến công tác Đội.
Giáo viên – Tổng phụ trách Đội đầu tư thời gian cho nghi thức Đội chưa
sâu, chưa sát thực tiễn.
Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm giải quyết được vấn đề trên.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi tiếp tục học tập và
nghiên cứu sâu hơn về nghi thức Đội và từ đó có những phương pháp và biện
pháp thực hiện tốt nhất để có thể nâng cao chất lượng nghi thức Đội trong
trường Tiểu học.
Vì vậy, nhiệm vụ của người thực hiện sáng kiến là đưa ra các yêu cầu, các
phương pháp cho người dạy và người học Nghi thức Đội để có thể nâng cao chất
lượng nghi thức Đội.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu:
Nhiệm vụ của người giáo viên - TPT phải là biết lôi cuốn, động viên,
khuyến khích các em tham gia bằng nhiều hình thức, tập trung tuyên truyền,
2


giáo dục các em nhận thức rõ hơn về tổ chức Đội và hiểu rõ vai trò và ý nghĩa
của nghi thức Đội trong hoạt động Đội.
Vì vậy, nhiệm vụ của người thực hiện sáng kiến là đưa ra các yêu cầu, các
phương pháp cho người dạy và người học Nghi thức Đội để có thể nâng cao chất
lượng nghi thức Đội.
Để có thể đưa ra các yêu cầu và phương pháp cho người dạy và người học

tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm đọc các tài liệu, giáo trình có
nội dung nói về nghi thức Đội.
- Phương pháp điều tra: Tham khảo các ý kiến của các giáo viên Tổng
phụ trách ở các trường khác trong toàn huyện. Tham gia các buổi, các đợt tập
huấn Công tác Đội trong toàn huyện.
- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức cho học sinh thực hiện các yêu
cầu của giải pháp đề ra, kiểm tra kết quả và tác dụng của giải pháp khi tiến hành.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu : Tổ chức so sánh, đối chiếu kết quả
trước và sau khi thực hiện giải pháp để thấy được kết quả cũng như hạn chế
nhằm tìm ra hướng điều chỉnh, khắc phục hợp lí.
5. Giới hạn ( phạm vi ) nghiên cứu:
- Phân môn Nghi thức Đội
- Học sinh trường tiểu học Vạn Phước 1.
- Thời gian nghiên cứu: năm học 2015 – 2016
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Giáo dục các em hiểu được ý nghĩa, tác dụng, vai trò của Nghi thức Đội
đối với việc học tập và rèn luyện nhân cách.
Phải tạo được hứng thú và niềm say mê cho đội viên trong việc thực hành
Nghi thức Đội thì mới nâng cao được chất lượng nghi thức Đội.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu:
Nghi thức đội là một hoạt động giáo dục đặc trưng của Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh.
Nghi thức đội là một phương tiện giáo dục toàn diện của tổ chức Đội. bởi
trong các nghi lễ thủ tục hàng ngày và trong các ngày hoạt động quy mô, kỷ
niệm những ngày lễ lớn trọng đại. Ngày khai trường, ngày 20/11, ngày 22/12,
ngày 3/2, ngày 26/3, ngày 30/4, ngày 19/5.
Nghi thức Đội được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc và đã góp phần

khẳng định vai trò của nghi thức Đội trong sự nghiệp giáo dục.
3


Đội viên muốn thực hiện tốt nghi thức Đội trước hết phải có thái độ đúng
đắn, nghiêm túc, kiên trì.
Đặc trưng nổi trội của nghi thức Đội là thông qua các biểu trưng, ngôn ngữ,
lời nói và các nghi lễ, thủ tục để giáo dục các em. Do đó phải mang tính thống
nhất, chính xác trong sinh hoạt tập thể cũng như luyện tập.
Hoạt động nghi thức đội thường xuyên, nghiêm túc góp phần khẳng định vị
trí, vai trò của tổ chức Đội trong sự nghiệp giáo dục nói chung và mối quan hệ
với các lực lượng nhà trường và ngoài nhà trường, tạo môi trường vui chơi lành
mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các em đội viên.
Với lí do đã nói ở trên, việc thực hiện nghi thức đội trong hoạt động đội là
vô cùng quan trọng và cần thiết. Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên Tổng phụ trách
đội là đưa ra các yêu cầu các phương pháp cho người dạy và người học nghi
thức Đội để có thể nâng cao chất lượng thực hành nghi thức Đội ở cấp Tiểu học.
Sau khi học xong Nghi thức đội các em đội viên dần dần tự hình thành cho
mình có lối sống lành mạnh, văn minh, cần kiệm, trung thực … Biết sống mình
vì mọi người, mọi người vì mình. Biết sáng tạo ra cái đẹp trong lao động, trong
cuộc sống. Biết làm đẹp cho trường, cho lớp, gia đình và bản thân.
Rèn cho các em về lý tưởng, ý thức, thói quen và hình thành cho các em
những khiêm tốn, tự trọng dũng cảm và ý chí vươn lên trong học tập.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu:
Để tạo hứng thú và niềm say mê cho các em khi tham gia các hoạt động
Đội mà đặc biệt là Nghi thức thức Đội, trước hết phải phổ biến cho các em đội
viên nắm và hiểu được sơ lược một số khái niệm cơ bản về Đội TNTP Hồ Chí
Minh.
a. Khái niệm về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Đội Thiếu niên Tiền phong hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt

Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và giao
cho đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách.
Đội là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu
nhi. Đội hoạt động trong nhà trường và địa bàn dân cư.
Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu,
rèn luyện cho đội viên; giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực
hiện và bổn phận theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15-5-1941.
b. Khái niệm Nghi thức Đội.
Nghi thức Đội là những quy định mạng tính điều lệ của tổ chức Đội thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Vì vậy nghi thức Đội phải có sự thống nhất trong
tập luyện, sinh hoạt hàng ngày của cá nhân và tập thể Đội.
c. Các biểu trưng về Nghi thức Đội và ý nghĩa của biểu trưng:
4


- Cờ Đội:
+ Có nền màu đỏ, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, ở giữa có hình huy hiệu
đội. Đường kính huy hiệu bằng 2/5 chiều rộng cờ. Cờ có tua vàng ở 3 cạnh.
Không gọi là cờ Chi đội, cờ Liên đội mà chỉ gọi là cờ đội.
- Huy hiệu Đội:
+ Hình tròn, có hình măng non trên nền cờ đỏ sao vàng, ở dưới có băng
chữ sẵn sàng.
+ Nền đỏ sao vàng là cờ Tổ quốc; măng non tượng trưng cho lứa tuổi
thiếu niên, nhi đồng; băng chữ sẵn sàng là khẩu hiệu hành động của Đội TNTP
Hồ Chí Minh.
- Khăn quàng đỏ:
+ Bằng vải màu đỏ, hình tam giác cân, chiều cao bằng ¼ cạnh đáy (đường
cao 0,25m, cạnh đáy 1m).

+ Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý
tưởng cách mạng. Đeo khăn quàng đỏ, Đội viên TNTP Hồ Chí Minh tự hào về
Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam
anh hùng và nguyện phấn đấu để trở thành Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh.
- Đội ca:
Bài hát “cùng nhau ta đi lên” nhạc và lời của Phong Nhã.
- Khẩu hiệu Đội:

“ Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!”
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Về phía học sinh:
Ở độ tuổi Tiểu học, theo tâm sinh lý lứa tuổi, các em thích được vui chơi,
tính tập trung chưa cao, nên các em không có hứng thú khi bị gò vào một khuôn
khổ nhất định cho nên học sinh ít có hứng thú trong việc luyện tập Nghi thức
Đội.
Thời gian biểu của các em đa phần là dành cho các môn học văn hóa chứ
không chú trọng đến các hoạt động Đội. Thời gian để đầu tư vào hoạt động Đội
còn hạn chế, nên nhiều em chưa tích cực tham gia, nếu tham gia vẫn chưa nhiệt
tình, còn mang tính đối phó. Do vậy việc thực hiện nghi thức Đội trong nhà
trường còn nhiều hạn chế dẫn đến kết quả chưa cao.
Các em chưa hiểu rõ vai trò và tác dụng của việc thực hành Nghi thức
Đội.
Đa số các em còn yếu trong việc nắm vững 7 yêu cầu Nghi thức Đội đến
các động tác đội hình, đội ngũ,… tất cả đều chưa thực hiện tốt. Nhiều đội viên
còn e thẹn, sợ không dám thực hiện động tác, bên cạnh đó vẫn còn một số đội
5



viên chưa có ý thức tốt, tinh thần tự giác luyện tập chưa cao, ý thức kỉ luật chưa
tốt.
2.2. Về phía giáo viên:
- Giáo viên – Tổng phụ trách chưa lôi cuốn được các em tham gia tập
luyện Nghi thức Đội.
- Giáo viên – Tổng phụ trách chưa phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ
nhiệm trong công tác Đội và tập luyện Nghi thức Đội.
- Các phụ trách Chi đội chưa thật sự quan tâm đến việc tập luyện Nghi
thức Đội của Đội viên chi đội mình.
2.3. Do các yếu tố khác:
- Phụ huynh ít quan tâm tạo điều kiện để con em mình tham gia tích cực
vào các hoạt động Đội mà đặc biệt là Nghi thức đội.
- Sân trường còn chưa có không gian bóng mát rộng cho việc tập trung
luyện tập Nghi thức Đội.
Do vậy người giáo viên – TPT không chỉ đơn thuần là hướng dẫn để các
em thực hiện mà phải biết giúp cho các em hiểu tổ chức Đội là tổ chức của các
em mà đã là người Đội viên phải nắm vững nghi thức Đội còn nhằm mục đích
giáo dục toàn diện cho các em Đội viên, để các em luôn có ý thức tổ chức kỷ
luật, có tinh thần tập thể cao, không bị sa đà, lôi kéo, dụ dỗ những kẻ sấu, sa đà
vào những tệ nạn xã hội, như nghiện hút, cờ bạc….đang là mối đe doạ tới toàn
thể xã hội.
Vậy muốn đạt được điều đó, người TPT phải biết gây hứng thú cho Đội
viên để các em tích cực tham gia hoạt động Đội có ý thức học tập nghi thức Đội.
Thực trạng của vấn đề đã được đề cập nhiều năm nhưng vẫn chưa được
quan tâm.
3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề:
3.1 Đưa ra một số yêu cầu và biện pháp trong quá trình thực hành nghi thức
Đội:
Khi muốn nâng cao chất lượng nghi thức Đội ở bậc THCS người giáo viên

– TPT phải đưa ra những yêu cầu của người học tập nghi thức Đội và yêu cầu
đối với người hướng dẫn nghi thức Đội như sau :
3.1.1. Đối với giáo viên - Tổng phụ trách đội:
- Có đạo đức, tư cách, gương mẫu cho các em noi theo.
- Có năng khiếu trong công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục, nhảy
bén trong giao tiếp, linh hoạt trong các tình huống.
- Biết một số môn năng khiếu như hát, múa, đàn và một số môn thể thao…
- Có kiến thức sư phạm, chịu khó đọc sách để tiếp thu kiến thức…
6


- Luôn hòa đồng với mọi người đặc biệt là các em học sinh, đội viên, luôn
xem các em là người bạn, người em của mình, để gần gũi, giúp đỡ các em.
- Người hướng dẫn Nghi thức Đội sẽ quyết định chất lượng hoạt động này
đối với các em đội viên, nếu biết kết hợp sử dụng các phương pháp sau đây:
+ Phương pháp thuyết trình kết hợp với trực quan (làm mẫu, sử dụng
mẫu)
+ Phương pháp luyện tập tập thể và cách chia nhóm, cách sử dụng đội
ngũ.
+ Phương pháp ôn tập: nhóm, cá nhân.
+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
+ Phương pháp tổ chức hội thi nghi thức.
3.1.2. Đối với đội viên:
- Trong học tập phải có một thái độ đúng đắn, nghiêm túc và kiên trì luyện
tập…
- Biết hát một số bài hát truyền thống về Đội, về Bác Hồ, kể chuyện, múa…
- Có trang phục cá nhân gọn gàng, sạch sẽ, khăn quàng, măng non đầy đủ
khi đến lớp hoặc sinh hoạt nghi thức đội. Chấp hành tốt nội qui và qui chế đề ra
trong Liên đội.
- Thực hiện tốt về an toàn giao thông, không được vi phạm về an toàn giao

thông, thực hiện tốt nội qui, qui chế của trường và của liên đội.
- Khi thực hiện các thao tác phải nhanh nhẹn, dứt khoát rõ ràng theo khẩu
lệnh và sự hướng dẫn của người chỉ huy.
- Trong thực hành phải thật tập trung chú ý, phải thường xuyên luyện tập và
có ý thức tự giác luyện tập thực hành.
3.1.3. Nhiệm vụ:
- Tổ chức cho các em thực hành, trao đổi ý kiến cá nhân để rút kinh
nghiệm.
- Để giúp đội viên học tập và thực hành nghi thức đạt hiệu quả cao người
giáo viên Tổng phụ trách phải tổ chức nhiều hình thức thật phong phú, hấp dẫn
nhằm lôi cuốn các em một số hình thức như: Thi hái hoa dân chủ, tổ chức các
trò chơi dân gian như (Nhảy bao bố, kéo co, thi ăn củ sắn…), các bài hát, làn
điệu dân ca, sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ, về Đội viên, thi vẽ tranh theo chủ
đề…
- Khi hướng dẫn, thực hành giáo viên Tổng phụ trách phải nắm vững các
yêu cầu về nghi thức, đồng thời hướng dẫn rõ ràng mạc lạc, các thao tác, động
tác phải đúng, chính xác.
- Mỗi đội viên khi tham gia thực hành nghi thức đội đòi hỏi các em phải có
sổ tay ghi chép các hoạt động của giáo viên Tổng phụ trách. Theo dõi và thực
7


hành các em cần mạnh dạn trao đổi. Những động tác nào chưa nắm được hay
thực hành chưa đúng thì phải hỏi ngay và thực hành ngay.
- Giáo viên Tổng phụ trách đội cần tập chung chú ý đối với những đội viên
thực hiện các động tác chưa đúng cần cho các em tập lại ngay nhiều lần.
- Các em đội viên phải chuyên cần tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt nghi
thức đội, hạn chế vắng mặt.
3.2 Biện pháp rèn kĩ năng tìm hiểu nội dung và hướng dẫn thực hành nghi
thức đội đối với đội viên:

Nghi thức là một phương tiện giáo dục của Đội thiếu niên tiền phong Hồ
Chí Minh, với những qui định biểu hiện bằng ngôn ngữ, hình thức tượng trưng,
thủ thuật, nghi lễ và đội ngũ, nghi thức cũng góp phần mạnh mẽ vào việc xây
dựng phương pháp giáo dục toàn diện, mang nét đặc trưng của đội. Trong đó nổi
bật là giáo dục ý thức kĩ luật, tư thế và tác phong tinh thần tập thể của đội viên.
Vì thế nghi thức đội được tiến hành thường xuyên trong mọi hoạt động rèn
luyện của đội để tạo thành thói quen, nề nếp tốt đối với đội viên trong tổ chức
Đội.
Do đó việc tiến hành giáo dục bằng nghi thức đội đòi hỏi phải mang tính
thuyết phục cao, tính nghiêm túc, chính xác và thống nhất. Có như vậy mới làm
cho nghi thức đội trở thành nhu cầu thực sự của mỗi đội viên.
3.2.1 - Đối với Giáo viên – Tổng phụ trách:
+ Giáo viên tổng phụ trách tổ chức triển khai các nội dung cơ bản để cho các
em ghi chép đọc và ghi nhớ ở trên lớp.
+ Hướng dẫn cho các em tinh thần tự quản, tính kỉ luật, hình thành động cơ,
thái độ giúp cho các em thích thú trong việc rèn luyện bản thân, góp phần xây
dựng Đội ngày càng vững mạnh
3.2.2 - Đối với Đội viên:
+ Đội viên phải cơ bản nắm được nội dung 7 yêu cầu của người đội viên
như: Thuộc hát đúng bài Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống; Thắt
khăn và tháo khăn quàng đỏ; Chào kiểu đội viên thiếu niên tiền phong; cầm cờ,
giương cờ, vác cờ, kéo cờ; Hô, đáp khẩu hiệu đội, các động tác cá nhân di động
và tại chỗ, Trống đội.
+ Học sinh đọc và biết các nội dung về Nghi thức đội các em phải có sổ học
tập và hoạt động đội hằng ngày.
+ Cần ghi nhớ và học thuộc các nội dung quan trọng mà giáo viên Tổng
phụ trách hướng dẫn, cụ thể từng nội dung rõ ràng dễ hiểu để các em thực hiện
đạt kết quả tốt hơn trong những lần sinh hoạt đội.
+ Đội viên phải trả lời các câu hỏi do giáo viên Tổng phụ trách đưa ra.
Ví dụ: sau khi đội viên đã học và nắm vững nội dung thực hành nghi thức

Đội các em cần trả lời một số câu hỏi như sau:
+ Hãy nêu 7 yêu cầu của người đội viên ?
+ Hãy nêu cách chào theo kiểu đội viên ?
8


+ Hãy nêu lại khẩu hiệu Đội ?
+ Theo em người đội viên phải có những tác phong và chuẩn mực nào ?
- Học sinh trả lời:
1. Thuộc, hát đúng Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống, sinh
hoạt tập thể của Đội.
2. Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ.
3. Chào kiểu đội viên Thiếu niên Tiền phong.
4. Thực hiện các động tác cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ.
5. Hô, đáp khẩu hiệu Đội.
6. Thực hiện các động tác cá nhân tại chỗ và di động, các động tác trong đội
hình, đội ngũ và nghi lễ của Đội.
7. Biết 3 bài trống của Đội.
- Đội viên đứng ở tư thế nghiêm, mắt hướng về phía trước, chào bằng tay
phải, các ngón tay khép kín, giơ lên đầu cách thùy trán khoảng 5cm, bàn tay
thẳng với cánh tay và tạo với thân người một góc khoảng 130o.
- Khẩu hiệu đội “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại sẵn sàng”.
- Người đội viên phải có tác phong nhanh nhẹn, chuẩn mực tích cực trong
các phong trào, gương mẫu....
3.3 Bi ện pháp rèn kĩ năng quan sát, mô tả và thực hành nghi thức Đội:
3.3.1 - Đối với giáo viên – Tổng phụ trách
+ Giáo viên Tổng phụ trách đội cần làm mẫu và hướng dẫn thực hiện động
tác thực hành nghi thức đội (Ví dụ: Chào kiểu đội viên Đội thiếu niên tiền
phong)
+ Sau khi cho đội viên quan sát xong giáo viên đặt một số câu hỏi đối với các

động tác vừa hướng dẫn.
Ví dụ: Chào theo kiểu đội viên động tác này được thực hiện như thế nào? Đội
viên nêu lại các động tác chào theo kiểu đội viên và cho các em thực hành, giáo
viên theo dõi uốn nắn sữa sai để các em thực hiện đúng động tác chào…
+ Sau đó yêu cầu đội viên thực hiện động tác chào (theo từng cá nhân, phân đội,
chi đội).
+ GV – TPT phải sắp xếp cho các em thực hành những động tác từ dễ đến
khó, từ đơn giản đến phức tạp theo một quy trình nhất định;
+ Sau mỗi động tác giáo viên phải tổ chức cho các em một hình thức giải trí
như tổ chức trò chơi, kể chuyện, hát, múa…
+ Trước hết cần lựa chọn những đội viên có năng khiếu chỉ huy để bồi
dưỡng các em.

9


Các em đội viên thực hành động tác chào kiểu đội viên Thiếu niên Tiền Phong

Các em đội viên đang thực hành động tác tháo, thắt khăn quàng
* Cách thức hướng dẫn chỉ huy đội:
- Tập các khẩu lệnh: Khi hô phải rõ dự lệnh và động lệnh hô to cho cả chi
đội đều nghe thấy. Chỉ huy kiểm tra hiệu quả của khẩu lệnh nếu đội viên chưa
thực hiện xong động tác thì chưa chuyển sang tập động tác khác. Chỉ huy muốn
10


giỏi, thì người chỉ huy phải hô đúng, dõng dạc các khẩu lệnh và động lệnh trong
Nghi thức đội.
VD: Quay phải, quay trái, quay đằng sau: Người chỉ huy cần nắm và thực
hiện tốt như: Khi quay trái, chỉ huy hô “bên trái”- quay, đồng thời quan sát xem

các bạn có thực hành đúng hay không để sửa sai uốn nắn. Tương tự hô “bên
phải” - quay; “đằng sau - quay"; cứ như thế các em sẽ thực hiện tốt công tác chỉ
huy.
Lưu ý: Trước khi chỉ huy hô phải làm một số động tác như: xác định vị trí
đứng của người chỉ huy, tác phong người chỉ huy, địa điểm tập của chi đội…
3.3.2 - Đối với Đội viên:
+ Đội viên cần quan sát kĩ và thực hiện đúng các thao tác mà giáo viên
Tổng phụ trách hướng dẫn.
4. Hiệu quả của đề tài.
Được sự quan tâm của các ngành đoàn thể, Ban giám hiệu nhà trường đã
tạo điều kiện cho tôi hoạt động tốt các phương pháp thực hành nghi thức đội
trong Liên đội, có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, từ đó giúp cho các em đội
viên thực hiện tốt hơn và hoàn thành tốt vai trò của mình trong lớp và trong Liên
đội.
Sau khi áp dụng đúng những phương pháp yêu cầu về thực hành sinh hoạt
nghi thức đội đã đem lại hiệu quả chuyến biến cao hơn hẳn so với khi chưa áp
dụng đúng những yêu cầu và phương pháp, cụ thể. Đối với đội viên khi học tập
cũng như thực hành nghi thức đội, đội viên luôn có thái độ đúng đắn, nghiêm
túc hơn và biết kiên trì học tập, trang phục cá nhân, đầu tóc, quần áo, tác phong
có nhiều thay đổi, gọn gàng, nhanh nhẹn. Đặc biệt nâng cao được sự hiểu biết
của các em về công tác đội thu hút được các em tham gia và luyện tập nghi thức
đội nhiệt tình.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: thăm các di
tích, chứng tích tại địa phương, giáo dục kỹ năng sống, hướng dẫn đội viên cách
tiết kiệm năng lượng, hát, múa tập thể, các trò chơi dân gian, thường xuyên sinh
hoạt tập thể để đánh giá rút kinh nghiệm, tổ chức thi “Thi viết chữ đẹp” , hội vui
học tập, thi làm thiệp nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11…
Thông qua các hoạt động kiểm tra, công nhận các chuyên hiệu trong
chương trình rèn luyện đội viên và chương trình dự bị đội viên, qua đó lựa chọn
đội viên tiêu biểu, xuất sắc để khen thưởng, động viên.

* Từ những biện pháp thực hành nêu trong năm học 2015 – 2016, Công tác
đội đã đạt được kết quả như sau:
- Tỷ lệ học sinh trong tuổi đội được kết nạp vào đội 100%.
- Đội viên thành thạo về thực hành nghi thức đội đạt 97% vượt 5% so với
năm học trước.
- Số lượng chỉ huy đội thành thạo về thực hành nghi thức đội 30 em vượt
12 em so với năm học trước.
- Đội viên nắm vững 7 yêu cầu nghi thức đội đạt 99% vượt 15% so với năm
học trước.
11


- Xếp loại đội viên:
*/ Trước khi thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm:
Giỏi

Khá

Tổng số
đội viên

SL

%

SL

%

135


20

14,8%

45

33,3%

Trung bình
SL
%
70

51,9%

*/ Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Giỏi

Khá

Tổng số
đội viên

SL

%

SL


%

135

35

25,9%

61

45,2%

Trung bình
SL
%
39

28,9%

PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Đúc kết những nội dung chính đã trình bày:
Sáng kiến kinh nghiệm đã nêu lên được : Hiện trạng; Nguyên nhân ; Giải
pháp thay thế ; xác định được đề tài; Vấn đề nghiên cứu; Thiết kế; Đo lường, thu
thập dữ liệu; Phân tích dữ liệu và nêu lên kết quả thu được của đề tài sáng kiến.
2. Đề ra biện pháp triển khai:
Bản thân là giáo viên Tổng phụ trách đội trước hết phải thực sự là một người
cán bộ mẫu mực, người tổ chức hợp lí, người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn
bộ học sinh của trường, hiểu được những tâm sinh lý, những mong muốn của
từng lứa tuổi, những khó khăn của gia đình học sinh, những điều kiện của địa
phương.

Tổng phụ trách phải thực sự là cầu nối với các tổ chức trong và ngoài nhà trường,
cũng là người xử lý kịp thời các thông tin với tư cách là nhà sư phạm mẫu mực.
Sử dụng linh hoạt và mềm dẻo các phương pháp hướng dẫn và tập luyện nghi
thức Đội.
Vận động và phối hợp chặt chẽ các lực lượng, đặc biệt phối hợp với nhà
trường và Giáo viên phụ trách Chi đội.
Tổ chức các hội thi, tổ chức kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và động viên
khuyến khích kịp thời.
Hoạt động Đội có một vị trí quan trọng trong nhà trường, đã góp phần tích
cực trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh, tạo hứng thú trong học
tập cho các em mỗi khi đến trường. Có thể khẳng định rằng, hoạt động Đội là
lực lượng giáo dục không thể thiếu được trong và ngoài nhà trường đã giúp cho
12


đội viên luôn có sự chủ động, tự giác nhắc nhở các em trong quá trình học tập và
sinh hoạt của mình.
Vì vậy muốn xây dựng Liên đội mạnh, trước hết việc thực hành nghi thức
đội và lựa chọn cán bộ chỉ huy đội là biện pháp cực kỳ quan trọng để giáo dục,
rèn luyện đội viên hoàn thành tốt vai trò và nhiệm vụ xứng đáng là con ngoan
trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người đội viên tốt, gương mẫu…
3. Nêu kiến nghị, đề xuất (nếu có):
Nhà trường và liên đội cần trồng thêm nhiều cây bóng mát và có kế hoạch
chăm sóc tích cực hơn nữa để tạo điều kiện không gian thuận lợi cho việc thực
hành Nghi thức Đội.
4 . Hướng phát triển của đề tài:
Trong quá trình nghiên cứu tiếp thu sáng kiến kinh nghiệm không tránh
khỏi thiếu sót, rất mong sự đóng góp của các cấp quản lý giáo dục và hội đồng
khoa học cấp trên để cho sáng kiến được hoàn thiện hơn. Tôi hy vọng những
kinh nghiệm nhỏ này sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc cho giáo viên Tổng

phụ trách đội trong việc tổ chức các hoạt động Đội trong nhà trường góp phần
thúc đẩy phong trào hoạt động đội ngày một vững mạnh hơn.
Đồng thời, sáng kiến kinh nghiệm này sẽ được áp dụng trong thực tế ở cơ
sở đội trường Tiểu học Vạn Phước 1 trong những năm học tiếp theo để tìm ra
những sai sót và vướng mắc khác cũng như tìm ra nhiều biện pháp thiết thực
hơn nữa.

13



×