Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO KINH tế CHÍNH TRỊ vốn CON NGƯỜI và đầu tư vào vốn CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.51 KB, 7 trang )

VỐN CON NGƯỜI VÀ ĐẦU TƯ VÀO VỐN CON NGƯỜI
Vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích
luỹ trong mỗi con người nhờ quá trình học tập, rèn luyện và lao động.
Nguồn vốn này được khai thác sử dụng trong quá trình người lao
động tham gia vào sản xuất và được phản ánh qua năng suất lao
động và hiệu quả công việc của họ. Cùng với vốn hữu hình nó tạo ra
tài sản của nền kinh tế, nhưng vốn con người là phần cấu thành quan
trọng nhất trong đó, góp phần vào tăng trưởng bền vững cho nền kinh
tế của mỗi nước. Giáo dục đào tạo như “hệ thống tài chính” để hình
thành và tích luỹ vốn con người của nền kinh tế. Điều này khẳng định
tầm quan trọng của đầu tư cho giáo đào tạo cũng như sử dụng có
hiệu quả khoản đầu tư đó để nâng cao chất lượng hoạt động này
trong tương lai.
1. Đặt vấn đề
Vốn con người (Human capital) được xác định là tài sản của mỗi quốc
gia. Khi định giá tài sản quốc gia các nhà kinh tế cũng tính toán phần giá trị
của nó vào tổng tài sản. Ngày nay nguồn vốn này giữ vai trò rất lớn trong sự
phát triển của mỗi quốc gia và là nguồn lực quyết định tới tính bền vững sự
tăng trưởng kinh tế. Vốn con người là vốn vô hình gắn với con người và thể
hiện qua kết quả và hiệu quả làm việc trong quá trình sản xuất. Vốn con
người hình thành và tích luỹ nhờ giáo dục đào tạo và từng trải trong cuộc
sống lao động.
Trên thế giới những nghiên cứu về chủ đề này đã bắt đầu nhiều thập kỷ
trước, còn ở Việt Nam, hiện đã có một số nghiên cứu về chủ đề này trên
những khía cạnh khác nhau. Bài viết này nhằm đi sâu xem xét bản chất, tầm
quan trọng của vốn con người, và cách thức tích luỹ vốn con người trong điều
kiện Việt Nam đang cố gắng vượt qua thách từ thức khủng hoảng kinh tế để
tiếp tục phát triển kinh tế.
2. Khái niệm vốn con người
Trong văn phong kinh tế người ta nói nhiều tới vốn con người cũng như
ảnh hưởng to lớn của nó đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và sự


phát triển của quốc gia. Vậy vốn con người là gì và tầm quan trọng thế nào là
vấn đề cần phải làm rõ.
Trong từ điển kinh tế vốn (Capital) được định nghĩa là giá trị của tư bản
hay hàng hoá đầu tư được sử dụng vào kinh doanh mang lại lợi ích. Theo
nghĩa này vốn là vốn hữu hình. Nhưng vốn con người theo Mincer Jacob
(1974) cũng giống như vốn hữu hình, muốn có thì con người phải đầu tư để
tích luỹ thông qua giáo dục rèn luyện trong lao động và thuộc về mỗi người,
và nó đem lại cho người sở hữu nó khoản thu nhập. Theo Nguyễn Văn Ngọc
(2006) thì vốn con người - là khái niệm để chỉ toàn bộ hiểu biết của con
người về phương thức tiến hành các hoạt động kinh tế xã hội. Như vậy về
mặt nội dung thì không có gì khác nhau vì những hiểu biết và kinh nghiệm đề
1


được hình thành và tích luỹ trong quá trình học tập và lao động.
Giữa hai loại vốn này có một điểm chung nhất đó là chúng tăng lên nhờ
hoạt động đầu tư của chủ thể và theo thời gian đều bị hao mòn. Hoạt động
đầu tư làm tăng vốn hữu hình nhờ mua sắm trang bị thêm máy móc nhà
xưởng... còn hoạt động đầu tư vào vốn con người nhờ đầu tư học hành. Sự
hao mòn của chúng ở đây cùng là hao mòn vô hình dưới ảnh hưởng của tiến
bộ công nghệ. Tiến bộ công nghệ làm tư bản hữu hình lạc hậu và mất giá, còn
những kiến thức tích luỹ được cũng bị lạc hậu trong quá trình đó nếu không
được cập nhật thường xuyên thông qua quá trình đào tạo lại hay tiếp tục tự
học tập để bổ sung hoàn thiện. Chúng cũng có những điểm khác nhau nhất
định. Thứ nhất, vốn con người là vốn vô hình gắn với người sở hữu nó, và chỉ
được sử dụng khi người chủ của nó tham gia vào quá trình sản xuất. Loại vốn
này không thể mang cho vay hay thế chấp như vốn hữu hình. Thứ hai, Vốn
này gắn với người sở hữu không chia sẻ và đầu tư dàn trải tránh rủi ro. Thứ
ba, Vốn con người dễ dịch chuyển hơn và động hơn.
Vốn con người cấu thành từ ba nhân tố chính (1) năng lực ban đầu, nhân

tố này gắn liền với yếu tố năng khiếu và bẩm sinh ở mỗi người, (2) những
năng lực và kiến thức chuyên môn được hình thành và tích luỹ thông qua quá
trình đào tạo chính quy, (3) các kỹ năng, khả năng chuyên môn, những kinh
nghiệm tích luỹ từ quá trình sống và làm việc. Năng lực ban đầu nhận được
từ cha mẹ và các điều kiện của gia đình và xã hội khi khi chăm lo cho bà mẹ
mang thai và sinh nở. Khi đi học để có năng lực thì người ta phải bỏ ra chi
phí học hành và cuối cùng những trải nghiệm trong cuộc sống làm việc nhiều
trường hợp người ta phải trả giá rất cao.
Như vậy vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm
tích luỹ trong mỗi con người nhờ quá trình học tập, rèn luyện và lao động
được thể hiện trong quá trình sử dụng trong sản xuất. Vốn con người cũng
hao mòn và phải tốn chi phí đề đầu tư hình thành và là nguồn vốn quan trọng
nhất để phát triển của mỗi doanh nghiệp và quốc gia.
3. Vai trò của vốn con người
Trong điều kiện nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá, yếu tố
vốn hữu hình tuy còn giữ vài trò quan trọng nhưng không như trong giai đoạn
công nghiệp hoá, Thay vào đó vai trò của vốn vô hình mà đặc biệt là vốn con
người ngày càng lớn hơn. Đây là nguồn vốn rất quan trọng với các công ty vì
được tính vào giá trị của họ, và hình thành nên vốn vô hình của quốc gia. Vốn
con người đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế: (1) đó là các kỹ năng được tạo ra bởi giáo dục và đào tạo, vốn con người
là yếu tố của quá trình sản xuất kết hợp với vốn hữu hình và các lao động
“thô” (không có kỹ năng) để tạo ra sản phẩm; (2) đó là kiến thức để tạo ra sự
sáng tạo, một yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế.” (Mincer, 1989). Ngoài ra,
2


người ta đã đưa vốn con người như một yếu tố đầu vào để phân tích tăng
trưởng kinh tế và đã chỉ ra ảnh hưởng tích cực của nó giống như vốn hữu
hình nhưng mức độ ngày càng lớn hơn. Tuy nhiên, nếu đầu tư hình thành vốn

con người chưa tốt không hiệu quả thì nguồn vốn này không tác động tích
cực mà lại làm giảm tăng trưởng. Theo cách tiếp cận thu nhập GDP của nền
kinh tế bằng tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế, khi thu nhập của
mọi người tăng lên cũng làm tăng chỉ tiêu này. Borjas, George (2005) thông
qua mô hình giáo dục chỉ ra ảnh hưởng tích cực của giáo dục tới thu nhập.
Thực tế phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy tầm
quan trọng của vốn con người. Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Nhật
Bản sau chiến tranh, hay sự phục hồi kinh tế nhanh của Tây Âu nhờ vào
nguồn nhân lực chất lượng cao chứ không phải tài nguyên. Với các nước
đang phát triển dù có nhiều tài nguyên nhưng thiếu lao động có chất lượng
nên sự phát triển chậm (Waines, 1963). Mặt khác, các nước đang phát triển cố
gắng thu hút thêm nguồn vốn hữu hình từ bên ngoài để tăng cường cơ sở vật
chất cho sự phát triển, tuy nhiên do trình độ quản lý kém do thiếu nhân lực
chất lượng cao nên hiệu quả sử dụng vốn huy động thấp đã không cho phép
phát triển nhanh kinh tế ở đây.
Sự gia tăng vốn con người dẫn tới mức năng suất cao, ảnh hưởng tới
tăng trưởng kinh tế và do đó các nhà chính trị và hoạch định chính sách đều
cố gắng hành động nhằm tạo ra vốn con người cho quốc gia. Lucas (1988)
đưa ra giới thiệu phạm trù tăng trưởng nội sinh dựa vào tích luỹ vốn con
người. Qua mô hình hàm sản xuất mà Lucas (1988), Barro and Sala-i-Martin
(1995) xây dựng có dạng: Y = Ka (uH)1-a. Ở đây u là thời gian dành cho sản
xuất, H là vốn con người và sản lượng quốc gia Y phụ thuộc và nó. Vốn con
người được tích luỹ thế nào? Kiến thức và kinh nghiện thu nhận được trong
đào tạo và cuộc sống là hai yếu tố quan trong nhất hình thành vốn con người.
Người thông minh thường biết phân bổ học hành và làm việc một cách hợp lý
(như thời gian dành cho học tập và làm việc), và sau đó là học tập và làm việc
(Lucas, 1988). Giả sử rằng mỗi lao động phân bổ một đơn vị thời gian có thể
cho học tập hay làm việc. Học hay làm việc có thể được mô hình hoá như
sau: YH = B(1-u) -ô. Ở đây YH là tỷ lệ tăng trưởng của vốn con người cho cá
nhân điển hình (do tổng hợp từ các cá nhân nên yH cũng biểu hiện tỷ lệ tăng

trưởng của vốn con người vĩ mô, 1-u là thời gian dành cho học tập, B là mức
độ kiến thức biến đổi thành vốn con người, ô là sự giảm giá của vốn con
người.
Cốt lõi của mô hình tăng trưởng nội sinh đó là lợi suất không đổi theo
quy mô gắn với việc tạo ra các yếu tố đầu vào, tư bản hữu hình và vốn con
người. Đầu tư vào tư bản hữu hình và vốn con người bắt buộc phải cân bằng
giữa tiêu dùng hiện tại và tương lai. Tiêu dùng tối ưu được xác định từ mô
3


hình tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng. Trong mô hình này, sở thích
người tiêu dùng và tích luỹ vốn con người cùng nhau xác định mức tăng
trưởng dài hạn. Do tăng trưởng kinh tế được xác định từ các biến cầu trúc
trong mô hình nên tăng trưởng được gọi là tăng trưởng nội sinh. Sự gia tăng
vốn con người thể hiện qua mức lương cao hơn và đó không phải là các tác
động bên ngoài. Vì vậy đó không phải là lý do cho sự can thiệp của chính phủ
trong khuôn khổ này. Các tranh luận viện dẫn rộng rãi rằng chính phủ nên hỗ
trợ nhiều cho giáo dục vì giáo dục tốt cho tăng trưởng. Lucas cũng cho rằng
mô hình với biểu hiện bên ngoài vốn con người. Sản lượng chịu ảnh hưởng
của lượng vốn con người trung bình

Ở đây Y tiếp nhận từ ảnh hưởng tràn lấn. Do trình độ giáo dục trung bình
nhận được có ảnh hưởng một thời gian trước lên sản lượng, điều đó đôi khi
được gọi là bên ngoài tĩnh. Các cá nhân dựa vào sản phẩm biên của vốn con
người cá nhân để quyết định đầu tư vốn con người của họ, tạo ra lượng vốn
con người trung bình. Sản phẩm biên của vốn con người xã hội chịu ảnh
hưởng của việc đầu tư vốn con người cá nhân. Trong thể hiện sự ảnh hưởng
của vốn con người có mở rộng hơn giữa sản phẩm biên xã hội của vốn con
người và cá nhân. Ngoài ra, thiếu tác động của chính phủ sẽ không có đầu tư
vào vốn con người từ quan điểm xã hội.

4. Giáo dục đào tạo với việc hình thành và tích luỹ vốn con người
Trong văn phong kinh tế học nhiều nhà nghiên cứu coi lựa chọn đi học
hay tham gia học hoặc đào tạo nghề để nhận được trình độ giáo dục đào tạo
hay chuyên môn của cá nhân như hoạt động đầu tư. Tuy nhiên với mỗi người
lựa chọn này rất khác nhau vì nhiều nguyên nhân.
Borjas George (2005) cho rằng người lao động quyết định học ngành
nghề gì và đến mức nào giống như đưa ra quyết định đầu tư gắn với giả
thuyết cơ bản trong kinh tế học - mọi người đều tối đa hoá lợi ích. Quyết định
đầu tư vào giáo dục cũng giống như quyết định đầu tư vào vốn hữu hình khi
đó người ta phải xem xét dòng thu nhập quy về giá trị hiện tại ròng giữa các
phương án khác nhau: đi học ngành nghề nào đó hay không đi và giữa các
ngành nghề với nhau. Phương án đi học và học ngành nghề nào sẽ được lựa
chọn khi nó đem tới dòng thu nhập cao nhất có thể.
Vốn hữu hình của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thay đổi do hoạt
động đầu tư và khấu hao. Trong Kinh tế vĩ mô, đầu tư là hoạt động mua sắm
trang bị thêm máy móc thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng... nên đã làm tăng
vốn hữu hình. Ngược lại, khấu hao làm giảm vốn hữu hình. Sự gia tăng lượng
vốn hữu hình khi đầu tư lớn hơn
khấu hao và điều đó giúp cho các doanh nghiệp phát triển.
4


Năng lực, kiến thức chuyên môn, các kỹ năng và cả những kinh nghiệm
của con người được hình thành và tích luỹ thông qua quá trình đào tạo chính
quy, quá trình sống và làm việc. Mức vốn con người được tích luỹ nhiều hay
ít tương ứng với năng lực, lượng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà mỗi
người nhận được từ quá trình học tập, đào tạo và lao động. Chúng thường
được biểu hiện qua số năm đi học và số năm từng trải trên thị trường lao động
(Mincer, Jacob 1974 và Borjas George 2005). Hệ thống giáo dục đào tạo là
một trong những nơi người ta tổng kết những tri thức, hiểu biết của con người

về phương thức tiến hành các hoạt động kinh tế xã hội với mục đích truyền
đạt lại cho những người đi sau. Ngoài ra bản thân xã hội cũng còn phương
thức truyền đạt thông tin kiến thức kinh nghiệm trực tiếp thông qua các
phương thức khác như truyền nghề gia truyền. Giáo dục đào tạo đem tới cho
người ta những kiến thức kỹ năng kinh nghiệm của xã hội được tích luỹ lại và
không dừng ở đó theo thời gian còn trang bị thêm bổ sung cho ngươi ta
những kiến thức mới để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống.
Để có được những năng lực này người ta cần phải bỏ ra chi phí nhất
định để học hành trong các trường học cuối cùng những trải nghiệm trên
đường đời, nhiều trường hợp người ta phải trả giá rất cao - chi phí đầu tư.
Các loại chi phí này có thể bao gồm chi phí nuôi dạy của gia đình và xã hội
từ khi mới sinh, để học hành từ mẫu giáo cho đến hết phổ thông trung học, để
đào tạo nghề. Ngoài ra còn những chi phí do thất bại hay để có thành công
trong cuộc sống... Những khoản chi phí này sẽ giúp cho con người tích luỹ
được kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để rồi làm việc hoàn thành tốt công
việc được giao và đem lại lợi ích lớn hơn. Ảnh hưởng lớn nhất tới mức tích
luỹ vốn con người là giáo dục đào tạo chính quy và quá trình rèn luyện trong
lao động. Như vậy vốn con người là kết quả của quá trình đầu tư. Cũng như
vốn hữu hình, vốn con người cũng phải thường xuyên được đầu tư bổ sung và
làm mới thay thế những kiến thức kỹ năng cũ không còn phù hợp tức vốn đã
“bị hao mòn”. Để tích luỹ nhiều vốn con người thì phải có thời gian tích luỹ
nhiều hơn và cũng chi phí cao hơn.
Khi đầu tư vào vốn hữu hình, cần phải căn cứ vào tính khả thi của dự án
đầu tư. Nhưng với vốn con người thì tính khả thi đó phụ thuộc vào năng lực
tiếp thu kiến thức kỹ năng từ giáo dục hay phụ thuộc vào năng lực của mỗi
người (Borjas George 2005). Cơ hội đầu tư vào giáo dục đào tạo gần như
bằng nhau cho mỗi cá nhân, nhưng việc tận dụng các cơ hội đó để có được
lợi ích cao là không giống nhau. Mức vốn con người có thể nhận được phụ
thuộc vào năng lực của con người và điều kiện kinh tế của gia đình họ.
Trường hợp khác nhau về năng lực đã có nhiều bằng chứng cho thấy hai

người khác nhau khả năng tiếp nhận những kiến thức, kỹ năng từ giáo dục
hay kinh nghiệm từ thực tế lao động khác nhau rất nhiều. Những người có
5


năng lực cao hơn sẽ hứa hẹn làm việc hiệu quả hơn, năng suất cao hơn và họ
ở đường tiền lương học vấn cao hơn. Mức vốn con người trong mỗi người sẽ
được thể hiện trong quá trình lao động bằng năng suất lao động của họ. Trong
kinh tế, thường sử dụng mức giá trị sản phẩm biên của lao động để phản ánh,
đây là căn cứ mà chủ doanh nghiệp đánh giá và trả lương cho lao động. Đến
lượt nó mức thu nhập nhận được của lao động là cơ sở để người ta xem xét
đánh giá mức vốn và lợi nhuận từ đầu tư vốn con người, quyết định đầu tư
vào vốn con người. Trong thực tiễn nhiều sinh viên tốt nghiệp cùng ngành
học, trường lớp, thời điểm bắt đầu đi làm nhưng sau một thời gian sẽ có sự
khác biệt về tiên lương và sự thăng tiến.
Việc đầu tư vào vốn hữu hình phụ thuộc vào khả năng và điều kiện tài
chính của nhà đầu tư, nhưng đầu tư vào vốn con người của mỗi người cũng
phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi cá nhân (Pedro, Carneiro và James J.
Heckman 2003). Trường hợp khác nhau về hoàn cảnh gia đình, với những
học sinh con em nông dân ở nông thôn hay hộ nghèo mặc dù có đủ năng lực
để tiếp nhận kiến thức kỹ năng từ quá trình đào tạo. Nghĩa là nếu có điều kiện
kinh tế để học hành khi ra trường sẽ có thu nhập cao. Nhưng tiếc rằng họ
không có điều kiện kinh tế đi học khi mà khoản chi phí học hành chiếm một
phần không nhỏ trong thu nhập của hộ gia đình. Trong kinh tế học trường hợp
này là sự đầu tư với chi phí vốn quá cao nên không thể đầu tư. Do không đầu
tư vào vốn con người nên mức vốn con người của họ thấp nên năng suất lao
động thấp thu nhập sẽ không cao. Trường hợp này để giúp cho học sinh con
em nhà nghèo đi học thì nhà nước cần có trợ cấp học phí hay cho vay lãi suất
thấp giống như hỗ trợ lãi suất hay miễn thuế cho doanh nghiệp khi đầu tư.
Đầu tư vào vốn con người phụ thuộc vào chủ thể tài trợ cho quá trình

đầu tư. Becker (1962) phân biệt giữa đào tạo chung và đào tạo đặc thù. Đào
tạo chung có giá trị như nhau cho nhiều doanh nghiệp tức là kỹ năng mà nó
đem tới cho lao động có thể làm việc được trong nhiều doanh nghiệp như kế
toán, thợ hàn. Trong khi đặc thù chỉ hữu ích cho một doanh nghiệp. Thực tế,
tình trạng phổ biến trong quản trị nhân sự là lôi kéo tuyển mộ từ bên ngoài
những lao động mà doanh nghiệp cần. Có doanh nghiệp sẽ tìm cách lôi kéo
những lao động giỏi từ các doanh nghiệp cạnh tranh mà thực hiện đào tạo lao
động cho mình nhưng họ trả lương cho lao động thấp hơn sản phẩm biên của
lao động nhằm để thu hồi khoản chi phí đào tạo. Trong bối cảnh đó, doanh
nghiệp đào tạo sẽ nhận ra rủi ro lớn với khoản đầu tư đào tạo lao động của
mình, nên sẽ là đầu tư cho đào tạo thấp, vì vậy khả năng dịch chuyển lao
động càng lớn dẫn tới đầu tư thấp. Becker lập luận rằng vì trong thế giới cạnh
tranh những lao động hưởng toàn bộ lợi nhuận từ đào tạo chung, do vậy họ sẽ
tài trợ cho điều đó bằng cách trực tiếp hay thông qua nhận lương thấp. Từ khi
lao động tự tài trợ cho đào tạo chung thì lôi kéo lao động tiêu cực biến mất và
6


đầu tư thấp trong đào tạo chung chỉ xảy ra khi người lao động bị gượng ép.
Sự sáng tạo quan trọng thứ 2 trong lý thuyết của Backer đó là doanh nghiệp
sẽ tài trợ cho đào tạo đặc thù nhưng với điều kiện lao động chấp nhận làm
việc sau đào tạo với mức lương thấp hơn sản phẩm biên của họ và phải bảo
đảm mức lương sẽ cao hơn mức lương trên thị trường.
Trong hoạt động đầu tư, tính hiệu quả của các dự án đầu tư phụ thuộc
vào thời điểm đầu tư, nếu lựa chọn đúng thì hiệu quả cao và đầu tư sai thì
hiệu quả thấp hay thất bại. Vốn con người được tích luỹ thông qua quá trình
đầu tư theo thời gian, tuy nhiên
lượng vốn này cao hay thấp còn phụ thuộc vào thời điểm đầu tư vào giáo
dục của mỗi người. Nếu ai đó đi học đúng tuổi và nhận được giáo dục và
nghề nghiệp trẻ thì chính là đầu tư đúng thời điểm và việc tích luỹ vốn tốt

nhất. Công trình nghiên cứu của George Borjas ( 2005) đã kết luận rằng
người ta đi học lúc trẻ sẽ tích luỹ được nhiều hơn “năng lực” tức kiến thức
kỹ năng kinh nghiệm tích luỹ được nhiều hơn. Giáo dục tạo ra và góp phần
tích luỹ vốn con người và làm gia tăng nó theo thời gian do vậy đầu tư
đúng thời điểm sẽ quyết định mức vốn được tích luỹ. Đây là cơ sở để luật
giáo dục nhiều nước quy định độ tuổi đến trường của trẻ em chẳng hạn ở
Việt Nam trong điều 6 về Giáo dục phổ thông của Luật giáo dục quy định
độ tuổi bắt đầu vào lớp một là sáu tuổi.
Như vậy giáo dục đào tạo cùng với các hình thức khác của nó đem
tới cho mỗi người học vốn kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm và giúp họ
không ngừng hoàn thiện gia tăng tích luỹ chúng. Hay nói cách khác, vốn
con người được hình thành và tích luỹ gia tăng nhờ quá trình giáo dục đào
tạo. Mức vốn con người phụ thuộc vào thời gian và chi phí đầu tư để học
hành trong hệ thống giáo dục và từng trải trong cuộc sống.
Kết luận
Vốn con người là những kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm được
người lao động tích luỹ được trong quá trình học tập, đào tạo và cuộc sống
làm việc. Nguồn vốn này là một phần cấu thành tài sản quốc gia, nguồn lực
quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
5.

Lý thuyết và thực nghiệm đều chứng tỏ giáo dục đào tạo giữ vai trò
quyết định trong việc hình thành và tích luỹ vốn con người của nền kinh tế.
Sự phát triển hệ thống giáo dục quốc dân đóng vai trò như “hệ thống tài
chính” để thực hiện tích luỹ nguồn vốn này. Việt Nam cần thiết phải cải
cách nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trên cơ sở sử dụng hiệu quả các
nguồn lực đầu tư trong nền kinh tế. Phải thực sự coi đầu tư cho giáo dục là
đầu tư phát triển của nền kinh tế.

7




×