Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

THU HOẠC KINH tế CHÍNH TRỊ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ANH TRONG LỊCH sử, GIÁ TRỊ và ý NGHĨA đối với đổi mới nền KINH tế ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.03 KB, 9 trang )

1
Mở đầu
Lịch sử kinh tế là một môn khoa học nghiên cứu sự phát triển tổng hợp
nền kinh tế của một nước hoặc một số nước trong một giai đoạn lịch sử nào
đó. Khoa học lịch sử kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức lý luận và
trong công tác thực tiễn. Việc nghiên cứu lịch sử kinh tế của các nước trên thế
giới (của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa), hay lịch
sử kinh tế Việt Nam đều sẽ làm giàu thêm kiến thức, làm sâu sắc thêm lý luận
và sẽ làm sáng tỏ thêm thực tiễn phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. Đối với
những cán bộ và sinh viên kinh tế, môn lịch sử kinh tế có vị trí quan trọng
trong cơ cấu kiến thức, nó là môn kinh tế cơ sở, trang bị kiến thức kinh tế
chung tổng hợp để người học tiếp thu kinh tế chuyên ngành tốt hơn. Với ý
nghĩa đó, nghiên cứu cuộc cách mạng công nghiệp nước Anh trong lịch sử là
vấn đề có giá trị cực kỳ to lớn, là bài học kinh nghiệm quý báu đối với công
cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung
Cũng như nhiều nước khác ở Châu Âu, vào những năm đầu của thế kỷ
XVI sự ra đời chủ nghĩa tư bản ở Anh cũng chịu ảnh hưởng của phân công lao
động và sự ra đời của thành thị phong kiến; của những cuộc thám hiểm; của
sự tích luỹ nguyên thuỷ tư bản… Nhiều nông phẩm trước kia nước Anh chưa
hề biết, như thuốc lá, ca cao, cà phê, chè…đã được nhập ngày càng nhiều.
Phương pháp thương nghiệp quốc tế thay đổi, nước Anh đã thành lập các tổ
chức thương nghiệp độc quyền, chuyên bán một thứ hàng ở một thị trường
nhất định như công ty châu Phi, công ty Đông ấn. Các thành phố ở Anh dần
trở thành trung tâm buôn bán quốc tế. Quá trình tích luỹ nguyên thuỷ ở Anh
diễn ra sớm, tàn khốc với nhiều biện pháp điển hình như tước đoạt ruộng đất
của nông dân bằng bạo lực, buôn bán nô lệ, cướp biển, xâm chiếm thuộc địa,


2
phát hành công trái, thực hiện chế độ bảo hộ công nghiệp, độc quyền ngoại


thương v.v… Bằng các biện pháp đó, đến cuối thế kỷ XVI, tư bản Anh đã tích
luỹ được khoảng 1 triệu Phun-Stéclinh vàng, bạc và có một nguồn lao động
làm thuê khá lớn. Kinh tế địa chủ ở nông thôn và kinh tế phường hội thủ công
nghiệp ở thành thị phong kiến trở nên lỗi thời, kìm hãm sức sản xuất mới
đang phát triển. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới tư bản chủ nghĩa với
quan hệ sản xuất phong kiến đã dẫn đến cuộc cách mạng tư sản nổ ra vào năm
1640. Cũng như Hà Lan, chủ nghĩa tư bản ở Anh thuộc dạng cổ điển, có đặc
trưng là: cách mạng ruộng đất bắt đầu sớm, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh
trong nông nghiệp… Đó chính là những điều kiện, hoàn cảnh ảnh hưởng lớn
đến quá trình tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.
Nói về cách mạng công nghiệp, đây là quá trình thay thế kỹ thuật thủ
công bằng kỹ thuật cơ khí. Nước Anh là nơi đầu tiên trên thế giới nổ ra cách
mạng công nghiệp. Cách mạng công nghiệp Anh gắn liền với cuộc cách mạng
kỹ thuật lần thứ nhất. Song nó không phải là hiện tượng kỹ thuật thuần tuý,
mà còn có ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn.
Những điều kiện tiền đề cho cuộc cách mạng ở Anh
Một điều dễ nhận thấy ở nước Anh là, những điều kiện của cách mạng
công nghiệp xuất hiện sớm và thuận lợi hơn nhiều so các nước khác. Biểu
hiện như: nguồn vốn của nước Anh dựa vào ưu thế ngoại thương, buôn bán
len dạ với giá độc quyền, trao đổi không ngang giá với các nước thuộc địa và
các nước lạc hậu khác như Bắc Mỹ, ấn Độ, Đức… nước Anh trở thành đế
quốc và đã chiếm được những vùng thuộc địa rộng lớn. Các nước khác đã
cung cấp cho cuộc cách mạng công nghiệp Anh một nguồn tài chính lớn.
Mặt khác, việc buôn bán nô lệ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra
tiền đề cho cách mạng công nghiệp Anh (chỉ tính từ 1860 đến 1786 có tới 2


3
triệu nô lệ bị Anh bán khắp nơi. Có những thời kỳ, lợi nhuận buôn bán nô lệ
của Anh lên tới 300.000 bảng Anh mỗi năm).

Bên cạnh đó, sự phát triển của CNTB trong nông nghiệp cũng là tiền đề cho
cách mạng công nghiệp Anh. Năm 1801, Anh ra đạo luật về rào đất, cho phép chủ
đất thả cửa cướp ruộng đất của nông dân. Nguồn vốn lấy từ các nước thuộc địa đã
thúc đẩy cải tiến kỹ thuật trong nông nghiệp. Nông nghiệp Anh cung cấp ngày
càng nhiều lông cừu cho nghề dệt len dạ. Sự tác động giữa công nghiệp và nông
nghiệp đã thúc đẩy quá trình cách mạng công nghiệp Anh mạnh mẽ hơn.
Những tiền đề về chính trị: cách mạng tư sản ở Anh tiến hành một cách
triệt để, chế độ phong kiến dần tan dã trong quá trình rào đất và tước đoạt tư
liệu sản xuất. Giai cấp tư sản Anh nắm chính quyền có nhiều chính sách phục
vụ cho cách mạng công nghiệp, như các đạo luật về ruộng đất, những luật bảo
vệ quyền lợi giai cấp tư sản, luật khuyến khích nông nghiệp, luật cấm lao
động kỹ thuật ra nươc ngoài… Những chính sách đó đã chuẩn bị tiền đề cho
cuộc cách mạng công nghiệp Anh.
Diễn biến cuộc cách mạng công nghiệp Anh
Cuộc cách mạng công nghiệp Anh thực sự diễn ra mạnh mẽ cùng với sự
phát triển của các nhà máy công nghiệp và những năm 60 của thế kỷ XVIII,
nhưng những dấu hiệu đầu tiên của cuộc cách mạng là:
Trong lĩnh vực dệt, năm 1733 trong công nghiệp dệt xuất hiện chiếc thoi
bay chạy bằng dây và sức đẩy của bàn đạp thay thế việc đưa bằng tay. Cho
đến năm 1760, thoi bay được áp dụng phổ biến, làm năng suất dệt tăng gấp 7
lần và gây ra mâu thuẫn trong ngành dệt: dệt nhanh dùng nhiều sợi nhưng sợi
không cung cấp kịp.
Tám năm sau (1768) có nhà sáng chế Giêm Hacgivơ chế tạo máy kéo sợi,
làm số lượng sợi được sản xuất ra nhiều. Song chất lượng sợi chưa đảm bảo. Đến
1779 Xaman Crômốp đã đóng chiếc máy sợi mới, với sản lượng cao và chất


4
lượng sợi vừa bền, vừa mịn. Lúcc này, sản phẩm sợi của Anh cạnh tranh với sợi
ấn Độ. Từ đó làm cho khối lượng sợi tăng lên nhanh chóng khiến cho các thợ dệt

làm không kịp. Điều đó lại thôi thúc các nhà làm sợi nghiên cứu chế tạo máy sợi
mới. Đến 1785, nhà tu hành Etmơn Acranơ đã chế tạo ra chiếc máy dệt đầu tiên,
sau đó được cải tiến, và đến đầu thế kỷ XIX, máy dệt này được sử dụng phổ biến.
Cũng liên quan đến ngành dệt, ngay trong năm 1785, nhà sáng chế Acravơ phát
minh công thức tẩy trắng sợi bằng phương pháp fluo và nhuộm sợi, làm cho sản
phẩm sợi càng có điều kiện cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Trong ngành luyện kim, đầu thế kỷ XVII, đã có sự thí nghiệm dùng than
đá để nấu gang thay cho dùng dùng gỗ. Năm 1735, Đécbi đã cải tiến chế biến
than cốc. Năm 1784, Henxicoc phát minh cách dùng than đá để nấu gang thành
sắt. Phát minh mới đã làm cho năng suất lao động trong ngành luyện kim tăng
lên. Sản lượng gang tăng lên đáng kể. Năm 1788 mới là 68.000 tấn, thì năm
1804 tăng lên 250.000 tấn. Ngay sau đó, năm 1789 cầu sắt được xây dựng đầu
tiên tại thành phố Looc. Với những phát minh mới đó đã mở ra cho nước Anh
một giai đoạn mới cho cuộc cách mạng trong ngành luyện kim và than đá
Trong lĩnh vực năng lượng, năm 1784 James Watt đã sáng chế ra máy hơi
nước, và nó trở thành biểu tượng cho thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Từ 1801, máy hơi nước được sử dụng trong các nhà máy sản xuất sợi và
nhiều lĩnh vực sản xuất khác. Có thể nói, cuộc cách mạng trong lĩnh vực năng
lương có ý nghiã to lớn trong sự phát triển của các ngành công nghiệp.
Cơ khí chế tạo máy cũng là một ngành quan trọng trong cuộc cách mạng
công nghiệp ở Anh. Năm 1789, Môđêli đã chế tạo ra máy phay, máy bào, máy
tiện đảm bảo độ chính xác tinh vi. Các loại máy móc được sản xuất ở Anh không
chỉ trang bị cho ngành kinh tế trong nước mà còn cung cấp cho xuất khẩu.
Cách mạng trong ngành giao thông bắt đầu từ việc xây dựng kênh đào,
tiếp đó là cuộc cách mạng trong đóng tàu thuỷ và trong xây dựng đường sắt.


5
Đến đầu thế kỷ XIX có 4.570 dặm kênh đào và sông được đắp vét; Năm 1825
chế tạo đầu máy xe lửa đầu tiên và đoạn đường sắt đầu tiên trên thế giới được

khánh thành nối từ Stockton với Darlington, với chiều dài 27 km, sau đó là
nhiều tuyến đường sắt khác đã góp phần thúc đẩy nhịp độ phát triển nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa. Có thể nói lấy sự xuất hiện đường sắt đầu tiên làm sự
kiện kết thúc cách mạng công nghiệp Anh.
Đặc điểm cuộc cách mạng công nghiệp Anh
Thứ nhất, cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ công nghiệp nhẹ (ngành
dệt) sau đó mới đến ngành công nghiệp nặng như luyện kim, cơ khí. Tuy nhiên,
ngành dệt luôn đóng vai trò trụ cột trong suốt thời kỳ cách mạng công nghiệp.
Thứ hai, cách mạng công nghiệp Anh diễn ra theo trình tự từ thấp tới cao, từ
thủ công lên nửa cơ khí và cơ khí hoá hoàn toàn một quá trình sản xuất; từ các
máy công cụ đến các máy động lực, đỉnh cao nhất là chế tạo máy hơi nước.
Thứ ba, cách mạng công nghiệp Anh căn bản hoàn thành vào năm 1825,
khi hệ thống công xưởng dựa trên kỹ thuật cơ khí của chủ ngnhĩa tư bản đã
hình thành và thể hiện ưu thế hơn hẳn so với sản xuất thủ công nghiệp và
công trường thủ công.
Thứ tư, đây là quá trình tước đoạt, bần cùng hoá nhân dân lao động trong
nước và các nước thuộc địa.
Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Việt Nam không hoàn toàn diễn lại cuộc cách mạng công nghiệp như các
nước khác trên thế giới. Chúng ta xây dựng kinh tế trên cơ sở thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước. Sự nghiệp CNH, HĐH được
tiến hành sau nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó trang thiết bị
của chúng ta đã bị lạc hậu hàng trăm năm so với các nước tiên tiến trên thế giới
(cuộc cách mạng công nghiệp Anh tiến hành từ 1733 đến 1825). Đó là một khó
khăn và thiệt thòi lớn, nhưng đồng thời nó cũng tạo ra cho chúng ta những


6
thuận lợi nhất định, thể hiện trước hết ở chỗ thông qua những kinh nghiệm
thành công và không thành công của các nước trong khu vực và trên thế giới,

chúng ta có thể rút ra những bài học bổ ích cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Vấn đề nhìn nhận vai trò CNH được Đảng và nhà nước đặc biệt quan
tâm. Ngay từ Đại hội Đảng III (1960), Đảng ta đã xác định: Muốn cải biến

tình trạng kinh tế lạc hậu của nước ta, không có con đường nào khác
ngoài con đường CNH XHCN. Vì vậy, CNH XHCN là nhiệm vụ trung
tâm của cả thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
Và trong suốt giai đoạn từ 1960 đến 1979, chúng ta vẫn xác định nội
dung CNH là: kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp
nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý,
đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ,
Mặc dù, Đảng ta đã thấy được vai trò to lớn của công nghiệp nặng tập
trung ưu tiên phát triển, nhưng hạn chế là đưa ra mục tiêu quá lớn trong khi
thực lực của ta có hạn: kinh tế lạc hậu, chậm phát triển không có khả năng
cùng một lúc vừa phát triển công nghiệp nặng; công nghiệp nhẹ, và nông
nghiệp. Chúng ta, chưa tìm ra được mối liên hệ giữa công nghiệp nặng với
công nghiệp nhẹ; mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
Trong khi nông nghiệp và công nghiệp nhẹ là đối tượng của công nghiệp
nặng
Đến Đại hội Đảng VI (1986), trên tinh thần mở cửa, chúng ta đã có
cách nhìn nhận đầy đủ và khách quan hơn về CNH. Chúng ta vẫn xác
định CNH là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ, song nội dung của
CNH là chương trình: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng
xuất khẩu


7
Đại hội VIII (1996), Đảng ta đã xác định một cách cụ thể về CNH,HĐH,
đó là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh
doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thử công là chính

sang sử dụng phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp
tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học, công
nghệ, tạo ra năng xuất lao động cao.
Đại hội X (2006) đã xác định: Phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến,
chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất
quan trọng, công nghiệp quốc phòng, góp phần xây dựng nền tảng cho một
nước công nghiệp và nâng cao khả năng tự chủ của nền kinh tế.
Như vậy, vấn đề quan trọng của CNH, HĐH là phải tiến hành cách mạng
khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để tự trang bị.
Trong mấy chục năm gần đây, thế giới đã diễn ra những biến đổi cực kỳ
to lớn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Nội
dung của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ II không chỉ dừng lại ở
tính chất hiện đại của các yếu tố tư liệu sản xuất mà còn ở kỹ thuật công nghệ
hiện đại, phương pháp sản xuất tiên tiến. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải
nhanh chóng tiếp thu những thành tựu KH-CN hiện đại hiện nay, trên cơ sở kế
thừa và học tập kinh nghiệm của các nước tiên tiến đi trước.
Nghiên cứu cuộc cách mạng công nghiệp Anh, cuộc cách mạng công
nghiệp đầu tiên trên thế giới là việc làm hết sức cần thiết cho mỗi bước đi
trong quá trình CNH, HĐH của ta. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta phải
biết khai thác và phát huy thế mạnh của đất nước. Cần phải đầu tư vào nông
nghiệp, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, phát triển mạnh ngành
nghề dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn, áp dụng nhiều phương
pháp công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề
của lao động nông thôn, tạo thêm công ăn việc làm để tăng thêm thu nhập cho


8
nông dân. Từng bước đưa nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam
thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
Tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành

công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao
động, như: chế biến nông, lâm, thuỷ sản; may mặc, giày dép, đồ nhựa, đồ gỗ gia
dụng; cơ khí đóng tàu, công nghiệp chế biến thiết bị đồng bộ, thiết bị điện, thiết
bị xây dựng, máy nông nghiệp, phương tiện giao thông, sản xuất và lắp ráp cơ điện tử; công nghiệp bổ trợ, công nghiệp công nghệ thông tin, sản xuất phần
mềm. Nâng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đã qua chế biến. Chú
trọng phát triển công nghiệp năng lượng đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm
năng lượng; công nghiệp vật liệu và công nghệ tiết kiệm nguyên, vật liệu; công
nghiệp dược và các chế phẩm sinh học, công nghiệp bảo vệ môi trường
Ưu tiên phát triển đi trước các ngành xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật
(đường xá, cầu cống, điện, nước) trong từng vùng và trên cả nước, xem đây là
khâu đột phá để phát triển đất nước hiện nay và chuẩn bị cho bước tiếp theo.
Chú trọng các công trình quan trọng, thiết yếu, phát huy nhanh tác dụng.
Tập trung các nguồn lực để ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh cơ bản hệ thống
giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công
trình thuỷ lợi có nhu cầu cấp bách, gắn với phát triển thuỷ điện. Phát triển
nhanh nguồn điện với cơ cấu hợp lý, hoàn chỉnh hệ thống truyền tải, bảo đảm
sự vận hành an toàn, hiệu quả, đáp ứng đủ điện cho yêu cầu phát triển cả ở
khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
Các hoạt động dịch vụ cần được phát triển mạnh mẽ với một cơ cấu đa
dạng, chất lượng ngày càng cao, trình độ ngày càng văn minh hiện đại để khai
thác tốt nhất mọi nguồn lực. Đi nhanh, đi thẳng vào hiện đại với một số loại
hoạt động dịch vụ cần phải ưu tiên và có điều kiện phát triển mang lại hiệu


9
quả KTQD như các dịch vụ: Ngân hàng, du lịch quốc tế, xuất khẩu, vận tải
hàng không, bưu chính viễn thông...
Tập trung đầu tư và hỗ trợ đầu tư để phát triển những sản phẩm quan
trọng của nền kinh tế như: lọc hoá dầu, khai thác quặng và luyện thép, phân

bón, hoá chất, xi măng, khai thác boxít và sản phẩm của alumin, bột giấy…
Kết luận
Sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử. Nó nhằm tới
những mục tiêu rất cụ thể và mang tính cách mạng, nó đổi mới hàng loạt
những vấn đề trong cả lý luận và thực tiễn; cả kinh tế và chính trị - xã hội. Do
đó, việc nghiên cứu ứng dụng những thành tựu KH- CN hiện đại cùng với kế
thừa những bài học kinh nghiệm của các nước đi trước là vấn đề có tính
nguyên tắc đối Việt Nam. Cuộc cách mạng công nghiệp Anh diễn ra cách đây
gần 200 năm, song kinh nghiệm để lại vẫn còn nhiều giá trị thực tiễn đối với
các nước đi sau, trong đó có Việt Nam. Biết kế thừa có chọn lọc và vận dụng
sáng tạo cho phù hợp với điều kiện cụ thể đất nước, sẽ bảo đảm cho quá trình
thực hiện CNH, HĐH đáp ứng được mục tiêu biến đổi nước ta thành nước
công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý; quan
hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với phát triển của sản xuất; nguồn lực con người
được phát huy; mức sống vật chất tinh thần được nâng cao; quốc phòng, an
ninh vững chắc; “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”



×