Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TIỂU LUẬN sự PHÁT TRIỂN tư TƯỞNG CHUYÊN CHÍNH vô sản TRONG một số tác PHẨM của c mác và PH ĂNG GHEN ý NGHĨA TRONG xây DỰNG hệ THOOGNS CHÍNH TRỊ xã hội CHỦ NGHĨA ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.62 KB, 22 trang )

0

Mở đầu
Trong hệ thống các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học thì tư tưởng
về chuyên chính vô sản chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi vậy khi đề cập
đến vấn đề này, V.I.Lênin đã khẳng định: “Chỉ người nào mở rộng việc thừa nhận
đấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên chính vô sản mới là người mácxít.
Đó là điều khác nhau sâu sắc nhất giữa người mácxít và người tiểu tư sản tầm
thường. Chính dùng viên đá thử vàng ấy mà thử thách sự hiểu biết thực sự và sự
thừa nhận thực sự chủ nghĩa Mác”1. Điều đó chứng tỏ rằng, trong quá trình đấu
tranh cách mạng để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân sẽ
không thể đánh đổ được kẻ thù của mình là giai cấp tư sản, sẽ không cải tạo được
xã hội cũ, xã hội tư bản chủ nghĩa và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản nếu như giai cấp công nhân không giành được chính quyền và
thiết lập chuyên chính vô sản. Chuyên chính vô sản là hình thức chính trị tất yếu
phải trải qua để đưa loài người tiến tới một xã hội không còn giai cấp, không còn
áp bức, bóc lột, mọi người được sống tự do hạnh phúc.
Giai cấp công nhân thế giới vẫn đang trong quá trình đấu tranh để hiện thực
hóa những quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin trong thực tiễn đời
sống xã hội. Song, sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
cũng gặp phải sự kháng cự, chống phá rất quyết liệt của giai cấp tư sản và các thế
lực phản động thù địch. Đặc biệt từ khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và
Đông Âu sụp đổ đến nay, các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc, phủ nhận những
quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhất là những nội dung về sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân, tư tưởng về chuyên chính vô sản, vai trò lãnh đạo của
Đảng... Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ sự phát triển tư tưởng chuyên chính vô sản
trong một số tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen và rút ra ý nghĩa trong xây
dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay luôn là yêu cầu,
nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách.
1


V.I.Lê Nin toàn tập, tập 33, Nxb tiến bộ Mátxcơva, 1980, tr 42.


1
1. Sự phát triển tư tưởng chuyên chính vô sản trong một số tác phẩm
của C.Mác và Ph.Ăngghen
Tư tưởng về chuyên chính vô sản được hình thành, phát triển gắn liền với
quá trình hoạt động lý luận, thực tiễn của C.Mác và Ph.Ăngghen. Trong quá trình
đó, với tư duy biện chứng duy vật, C.Mác và Ph.Ăngghen đã không ngừng tìm tòi
khám phá trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn qua từng thời kỳ, từng
giai đoạn thăng trầm của phong trào đấu tranh cách mạng để không ngừng hoàn
thiện học thuyết của mình. Thông qua viết các tác phẩm chủ yếu như: Tuyên ngôn
của Đảng cộng sản (1848); Đấu tranh giai cấp ở Pháp (1850); Ngày 18 tháng
sương mù của Lui Bônapactơ (1851); Nội chiến ở Pháp (1871). Tư tưởng về
chuyên chính vô sản đã không ngừng được C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung, phát
triển ngày càng rõ hơn.
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX ở Tây âu là thời kỳ chủ nghĩa tư bản đã
bước sang giai đoạn phát triển mới nhờ tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp. Và nước Anh đã trở thành cường quốc tư bản lớn nhất với lực lượng công
nghiệp hùng mạnh. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Pháp đang được hoàn thành, ở
Đức và một số nước Tây Âu khác cuộc cách mạng công nghiệp cũng làm cho
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng. Đúng như C.Mác
và Ph.Ăngghen đã khẳng định trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản:
“Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo
ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất
cả các thế hệ trước kia gộp lại” 1. Sự phát triển của những phương thức sản xuất
tư bản càng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản ngày càng gay gắt.
Cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, giai cấp vô sản hiện đại ra
đời và sớm bước lên vũ đài đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Phong trào vô sản
1


C.M¸c Ph.¡nghen toµn tËp, tËp 4, Nxb CTQG, 1995, tr 603.


2
phát triển đã khẳng định giai cấp công nhân là lực lượng to lớn, có vai trò quan
trọng trong đời sống chính trị xã hội. Mặc dù lúc mới ra đời vẫn còn non kém về
mọi mặt, nhưng ở một số nước tư bản phát triển, giai cấp công nhân đã vùng lên
đấu tranh đòi thực hiện những yêu sách về kinh tế và chính trị. Tiêu biểu cho sự
phát triển mới của phong trào vô sản là những cuộc khởi nghĩa của công nhân ở
thành phố Liông (Pháp) từ năm 1831 đến năm 1834. Nếu năm 1931, họ dương lên
lá cờ với dòng chữ “Sống có việc làm hay là chết trong đấu tranh”, thì năm 1934
họ giương lá cờ đỏ và khẩu hiệu mang nội dung kinh tế trước đây được thay bằng
khẩu hiệu chính trị “Cộng hòa hay là chết”. Tiếp đến là cuộc nổi dậy của công
nhân dệt vùng Xilêdi (Đức) năm 1844 và Phong trào Hiến chương ở Anh kéo dài
10 năm (1838 - 1848) là phong trào mang tính chính trị đầu tiên của toàn thể giai
cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản. Tuy nhiên, phong trào vô sản Tây Âu lúc
đó còn mang tính tự phát và thiếu tổ chức chặt chẽ, chưa được soi sáng bởi một lý
luận cách mạng, khoa học. Sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh của giai cấp vô
sản đòi hỏi một cách bức thiết phải có một hệ thống lý luận soi đường và một
cương lĩnh chính trị đúng đắn để làm kim chỉ nam cho phong trào cách mạng.
Chính C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đã đáp ứng được những yêu cầu,
đòi hỏi của thực tiễn lịch sử lúc đó.
C.Mác và Ph.Ăngghen là những người có tư chất trí tuệ uyên bác, đức tính lao
động nghiêm túc, kiên định và hoạt động thực tiễn không biết mệt mỏi. Đặc biệt tình
bạn trong sáng, cao cả, cũng như những tư tưởng nhân văn, tiến bộ luôn khát khao
giải phóng giai cấp, giải phóng nhân nhân loại khỏi ách áp bức, bóc lột bất công để
hướng tới một xã hội mới tự do, bình đẳng, hạnh phúc đã giúp các ông vượt qua mọi
khó khăn, thử thách để đáp ứng được những đòi hỏi lớn lao của thời đại.
Sự ra đời của các tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, “Tuyên ngôn của đảng

cộng sản” luôn gắn liền với những hoạt động lý luận và thực tiễn của của C.Mác


3
và Ph.Ăngghen vào những năm 40 của thế kỷ XIX, trực tiếp là quá trình chuyển
biến lập trường từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang lập trường chủ
nghĩa duy vật và cộng sản chủ nghĩa và việc cải tổ tổ chức“Đồng minh những
người chính nghĩa” thành “Đồng minh những người cộng sản” của hai ông.
Tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự hình thành tư tưởng chuyên chính vô sản đã
được C.Mác đề cập tới trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, viết vào năm 1845.
Trong tác phẩm này, khi phê phán những quan điểm sai trái, duy tâm của các nhà
tư tưởng Đức, đứng trên lập trường duy vật về lịch sử, C.Mác đã phân tích, luận
giải xã hội tư bản, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và phát hiện thấy một
lực lượng có khả năng xoá bỏ trật tự xã hội tư bản chủ nghĩa đó là giai cấp vô sản.
Cũng với tư duy biện chứng và khả năng suy luận lôgíc, C.Mác cho rằng, giai cấp
vô sản muốn thực hiện vai trò lịch sử của nó thì trước hết phải giành lấy quyền
thống trị chính trị. Ông chỉ rõ: “Cách mạng cộng sản chủ ngĩa là nhằm chống lại
tính chất hoạt động trước đây, nó xóa bỏ lao động và thủ tiêu sự thống trị của
mọi giai cấp cùng với bản thân các giai cấp” 1
Tháng 2/1848, với việc công bố Tuyên ngôn của Đảng cộng sản - cương
lĩnh chính trị đầu tiên của giai cấp vô sản, chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa khoa học
chính thức ra đời. Trong tác phẩm này, tư tưởng về chuyên chính vô sản có một
bước phát triển mới trên cơ sở phân tích sự hình thành, phát triển của hai giai cấp
cơ bản trong xã hội tư bản là giai cấp vô sản và giai cấp tư sản cũng như vạch ra
sự tất yếu sự đấu tranh giữa chúng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ đỉnh cao của
cuộc đấu tranh ấy sẽ bùng nổ một cuộc cách mạng vô sản và tất yếu giai cấp vô
sản sẽ giành được thắng lợi, giành lấy chính quyền, giành lấy dân chủ trở thành
giai cấp thống trị xã hội. Các ông chỉ rõ: “Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết

1


C.Mác Ph.Ăng ghen toµn tËp, tËp 3, Nxb CTQG, Hµ Néi, 1995, tr 100.


4
phải giành lấy chính quyền, tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở
thành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu”1
Trong tác phẩm Tuyên ngôn Đảng cộng sản C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ
ra cho giai cấp vô sản “phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc”, điều đó có nghĩa
là giai cấp vô sản phải thiết lập một nền chuyên chính của mình, và trở thành giai
cấp thống trị xã hội, giai cấp đại diện cho quốc gia dân tộc mình. Hoàn thành
nhiệm vụ của cuộc cách mạng vô sản trước hết ở trong nước mình, tất nhiên giai
cấp dân tộc ở đây không phải là theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi ích kỷ, biệt lập
như là cách mà giai cấp tư sản thường hiểu, mà giành chính quyền trong một quốc
gia dân tộc chỉ là mục tiêu trước mắt, và là tiền đề cho công cuộc giải phóng nhân
loại của giai cấp vô sản. Rõ ràng đến đây, tư tưởng về giai cấp vô sản được hình
thành rõ nét hơn trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”. Trong tác phẩm này C.Mác
và Ph.Ăngghen đã trình bày chuyên chính vô sản như là một tất yếu, con đường,
biện pháp để cho giai cấp vô sản thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
Sau cách mạng 1848-1849 thông qua tổng kết cuộc đấu tranh giai cấp ở
Pháp, đặc biệt diễn biến cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng hai và cách mạng
tháng 6 năm 1848, C.Mác đã khẳng định việc giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh
chống kẻ thù của mình nhất thiết phải thành lập nền chuyên chính cách mạng.
C.Mác gọi đó là “nền chuyên chính của giai cấp công nhân”, “chuyên chính của
những người bạn đồng minh của giai cấp nông dân”, hay đó là “chuyên chính
của giai cấp vô sản”. Trong tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, C.Mác gắn
tư tưởng chuyên chính vô sản với khái niệm cách mạng không ngừng, cách mạng
vô sản. Ông chỉ rõ: “Chủ nghĩa xã hội nay là lời tuyên bố cách mạng không
ngừng, là chuyên chính giai cấp của giai cấp vô sản, coi đó là giai đoạn quá độ


1

C.Mác Ph.Ăng ghen toµn tËp, tËp 4, Nxb CTQG, H, 1995, tr 624


5
tất yếu đi đến xoá bỏ những sự khác biệt giai cấp nói chung, xóa bỏ tất cả những
quan hệ sản xuất làm cơ sở cho sự khác biệt ấy” 1
Như vậy so với trước, tư tưởng chuyên chính vô sản đã được phát triển mở
rộng thêm. Nhưng đến giai đoạn này, C.Mác và Ph.Ăngghen mới nêu ra sự cần
thiết và tất yếu phải giành được chính quyền trong quá trình đấu tranh của giai
cấp vô sản, còn thái độ của giai cấp vô sản đối với bộ máy của giai cấp tư sản như
thế nào thì các ông chưa đề cập đến. Vấn đề này tiếp tục được các ông nhắc đến
trong tác phẩm Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapactơ, C.Mác viết vào năm
1851. Đó là thái độ dứt khoát là phải đập tan bộ máy nhà nước áp bức đó. C.Mác
viết: “Tất cả các cuộc cách mạng đều hoàn bị bộ máy nhà nước đó chứ không
phải đập tan nó, các chính Đảng nối gót đấu tranh giành chính quyền đều coi
việc đoạt lấy toà lâu đài nhà nước đồ sộ ấy là chiến lợi phẩm chủ yếu của thắng
lợi của mình” 2.
Tư tưởng về chuyên chính vô sản được cụ thể hơn trong thư gửi cho một
người bạn trong Đồng minh những người cộng sản ở Mỹ vào ngày 05/03/1852 là
Vâyđơmâye. Trong đó C.Mác khẳng định về phần tôi, tôi không hề có công phát
hiện sự tồn tại của các giai cấp trong xã hội hiện đại và sự đấu tranh của những
giai cấp đó. Trước tôi từ lâu các nhà sử học đã trình bày sự phát triển của lịch sử,
của cuộc đấu tranh giai cấp đó và các nhà kinh tế tư sản đã mổ sẻ các giai cấp đó
về mặt kinh tế. Điều mới mẻ mà tôi đã làm là đã chứng minh rằng: 1- Sự tồn tại
của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển nhất định của sản
xuất. 2 - Đấu tranh giai cấp tất nhiên đưa đến chuyên chính vô sản. 3 - Bản thân
sự chuyên chính này chỉ là bước quá độ để tiến tới xoá bỏ giai cấp và tiến tới một
xã hội không có giai cấp.


1

SDD, tËp 7, tr 126.

2

SDD, tËp 18, tr 236.


6
Đến đây, chúng ta thấy thuật ngữ “chuyên chính vô sản” lần đầu tiên được
xuất hiện. Đến năm 1852, tư tưởng về chuyên chính vô sản đã có một bước tiến
dài so với Tuyên ngôn Đảng cộng sản. Chuyên chính vô sản là một tất yếu lịch sử,
là bước quá độ để đi tới một xã hội không có giai cấp. Trong giai đoạn này,
C.Mác và Ph.Ăngghen còn nêu rõ nhiệm vụ của chuyên chính vô sản là: Xoá bỏ
những sự khác biệt giai cấp nói chung, xoá bỏ tất cả những quan hệ sản xuất làm
cơ sở cho những sự khác biệt ấy, xoá bỏ tất cả các quan hệ xã hội thích ứng với
những quan hệ sản xuất đó, đồng thời cũng cải biến tất cả những tư tưởng nảy
sinh từ những quan hệ sản xuất đó. Nhiệm vụ của chuyên chính vô sản đã thể hiện
rõ tính chất triệt để của cách mạng vô sản.
Như vậy, trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản vấn đề nhà nước mới được
đặt ra một cách trìu tượng, thì ở đây vấn đề đó được đặt ra một cách cụ thể và kết
luận được rút ra một cách chính xác. Tuy nhiên, lấy cái gì để thay thế cho bộ máy
tư sản đã bị đập tan thì vào năm 1852, C.Mác vẫn chưa có kinh nghiệm lịch sử
cung cấp tài liệu để giải đáp vấn đề đó. Tư tưởng về “đập tan”cũng chưa được
C.Mác và Ph.Ăngghen cụ thể hoá rõ ràng, chưa chỉ rõ yếu tố nào của bộ máy nhà
nước phải phá huỷ, đập tan và những yếu tố nào, bộ phận nào có thể được sử
dụng tiếp.
Vào những năm 60 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản tiếp tục có sự phát

triển và củng cố chắc vai trò lãnh đạo xã hội. Phong trào công nhân giai đoạn này
cũng có những bước tiến mạnh mẽ với sự ra đời của nhiều đảng công nhân ở
Châu Âu, tiêu biểu có Đảng xã hội dân chủ Đức(1869). Với những hoạt động tích
cực của C.Mác và Ph.Ăngghen, Hội liên hiệp công nhân quốc tế - Quốc tế I (1864
- 1876) ra đời và hoạt động đã có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế.


7
Công xã Pari năm 1871 là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, nổ
ra ngày 28/3 ở thủ đô Pari và giành được thắng lợi, thiết lập được chính quyền của
giai cấp công nhân. Tuy công xã chỉ tồn tại 72 ngày đêm nhưng đó là mốc son
chói lọi trong trang sử hào hùng của giai cấp công nhân Pháp và giai cấp công
nhân thế giới. Thắng lợi đó đã chứng tỏ khả năng cách mạng của giai cấp công
nhân, vừa giải quyết tốt vấn đề dân tộc vừa giải quyết tốt vấn đề giai cấp trong
cách mạng. Công xã Pari chứng tỏ rằng giai cấp công nhân đã có bước trưởng
thành vượt bậc từ sau cách mạng 1848-1849. Công xã Pari là một thực tiễn lịch sử
vô cùng quý giá để cho C.Mác và Ph.Ăngghen tổng kết kinh nghiệm phát triển và
hoàn thiện học thuyết của mình.
Trước khi Công xã Pari nổ ra, C.Mác và Ph.Ăngghen là những người theo
dõi sát sao mọi diễn biến của tình hình. Cuộc chiến giữa Pháp và Phổ nổ ra vào
ngày 19/7/1870 đã như là tiếng chuông báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn của nền đế
chế II thối nát. Khi theo dõi tình hình cách mạng Pháp, C.Mác đã đưa ra lời tiên
đoán thiên tài rằng: Dẫu cho cuộc chiến tranh của Lui Bônapáctơ chống nước
Phổ kết thúc như thế nào chăng nữa, tiếng chuông đưa đám nền đế chế II cũng sẽ
điểm ở Pari rồi. Đế chế II sẽ kết thúc…. Trong quá trình diễn biến của cách mạng
ở Pari, C.Mác và Ph.Ăngghen đã có những chỉ đạo cần thiết đối với cách mạng.
Sau công xã Pari, C.Mác và Ph.Ăngghen đã bắt tay ngay vào việc tổng kết các
hoạt động của Công xã bằng tác phẩm “Nội chiến ở Pháp”. Trong tác phẩm này
C.Mác đã tổng kết cuộc nội chiến diễn ra ở Pháp và chỉ ra vai trò, nhiệm vụ, chức

năng, hình thức tổ chức và bản chất của chuyên chính vô sản.
Nếu như ở tác phẩm Đấu tranh giai cấp ở Pháp C.Mác cho rằng chuyên
chính vô sản là việc giai cấp công nhân phải đấu tranh tự mình trở thành giai cấp
dân tộc, phải giành lấy dân chủ và đập tan các bộ máy nhà nước cũ thì qua thực
tiễn công xã Pari, C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ, giai cấp công nhân phải thủ tiêu


8
toàn bộ bộ máy nhà nước tư sản và thiết lập bộ máy nhà nước chuyên chính của
giai cấp công nhân: “Cần phải cắt bỏ những cơ quan thuần túy áp bức của chính
phủ cũ nhưng phải đoạt lấy những chức năng hợp lý của nó” 1. Trong bộ máy nhà
nước tư sản C.Mác cho rằng cần phải đập tan các “công cụ quyền lực vật chất”
như quân đội thường trực, cảnh sát, bộ máy quan liêu, quan toà. đồng thời phải
xoá bỏ “các công cụ áp bức tinh thần” như các thế lực tăng lữ, tách nhà thờ ra
khỏi trường học, tách giáo hội ra khỏi bộ máy nhà nước: “Sắc lệnh đầu tiên của
Công xã là xóa bỏ quân đội thường trực thay thế bằng nhân dân vũ trang” 2.
Về bản chất của chuyên chính vô sản, C.Mác cho rằng chuyên chính vô sản
mang bản chất của một nhà nước dân chủ, trong đó quyền lực thực tế thuộc về giai
cấp công nhân và nhân dân lao động. Ông khảng định: “Về thực chất, công xã là
một Chính phủ của giai cấp công nhân, là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp
những người sản xuất chống lại giai cấp chiếm đoạt, là hình thức chính trị rốt
cuộc đã tìm ra được khiến cho có thể thực hiện việc giải phóng lao động về mặt
kinh tế”3. Và qua đó C.Mác cũng chỉ ra con đường hình thành chuyên chính vô sản
đó là con đường bạo lực vũ trang cách mạng của quần chúng nhân dân do giai cấp
công nhân lãnh đạo. Chuyên chính vô sản có chức năng là trấn áp sự chống đối của
giai cấp tư sản và các thế lực phản động và tổ chức xây dựng một xã hội mới.
Nhiêm vụ của nhà nước chuyên chính vô sản gồm cả nhiệm vụ đối nội và đối
ngoại, thông qua hoạt động của công xã Pari, C.Mác chỉ rõ muốn hiểu về chuyên
chính vô sản là gì, hãy nhìn vào công xã Pari, chuyên chính vô sản là như thế đấy.
Vào những năm 60, 70 của thế kỷ XIX, ở Đức có hai tổ chức của công

nhân là Tổng Hội liên hiệp công nhân Đức do Látxan lãnh đạo và Đảng xã hội
dân chủ Đức còn gọi là Đảng Aidơnách do Liếpnếch và Bêben lãnh đạo. Sau khi
1
2
3

C.Mác Ph.Ăng ghen toµn tËp, tËp 17, Nxb CTQG, H, 1994, tr 451
SDD, tr 449.
SDD, tr 454


9
nước Đức thống nhất, vấn đề thống nhất hai tổ chức giai cấp công nhân Đức cũng
được đặt ra. C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhắc nhở các nhà lãnh đạo Đảng Aidơnách
chớ có nóng vội liên hiệp hoặc hợp nhất, bởi vì phái Látxan là kẻ thù của chủ
nghĩa xã hội khoa học. C.Mác và Ph.Ăngghen chủ trương nên thống nhất phong
trào công nhân Đức từ dưới, làm cho phái Látxan bị cô lập trong quần chúng nhân
dân, nếu hợp nhất với phái Látxan phải dựa trên những nguyên tắc của chủ nghĩa
cộng sản khoa học. Nhưng những nhà lãnh đạo Đảng Aidơnách, đứng đầu là
Liếpnếch không làm theo ý kiến của C.Mác và Ăngghen. Họ tiến hành hợp nhất
hoàn toàn vô điều kiện với phái của Látxan và tháng 5-1875, Đại hội đại biểu
Đảng liên hiệp đã được triệu tập ở Gôta. Người chủ chốt thảo ra cương lĩnh hợp
nhất là Liếpnếch. C.Mác rất bất bình trước sự phản bội các nguyên tắc của chủ
nghĩa cộng sản khoa học được thể hiện trong cương lĩnh và sự nhượng bộ của
Đảng Aiđơnách trước phái Látxan một cách nhục nhã nên đã viết tác phẩm Phê
phán Cương lĩnh Gôta và năm 1891.
Trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta, tư tưởng về chuyên chính vô
sản được C.Mác trình bày một cách rõ ràng hơn . C.Mác đã kịch liệt phê phán
quan điểm về “nhà nước tự do” của chủ nghĩa Látxan. Ông ta cho rằng: “nhà
nước tự do” thể hiện quan niệm về tính siêu giai cấp của nhà nước, do đó có thể

dựa vào nhà nước của giai cấp bóc lột để tổ chức chủ nghĩa xã hội (lập các hợp
tác xã do nhà nước Phổ giúp đỡ để xây dựng chủ nghĩa xã hội). C.Mác cho rằng:
“Mặc dầu tất cả những lời lẽ dân chủ rất kêu của nó, toàn bộ cương lĩnh từ đầu
chí cuối đều nhiễm phải cái bệnh của phái Látxan là lòng tin của thần dân vào
nhà nước, hoặc là- điều này cũng chẳng có gì tốt hơn - tin vào phép màu dân
chủ, hay nói cho đúng hơn, đó là sự thoả hiệp giữa hai lòng tin ấy vào phép mầu,
cả hai loại đều xa lạ như nhau với chủ nghĩa xã hội” 1.
1

C.Mác Ph.Ăng ghen toµn tËp, NxbCTQG, H, 1995, tr 51 - 52.


10
Cùng với sự phê phán quan điểm của chủ nghĩa Látxan về nhà nước chuyên
chính vô sản, C.Mác đã chỉ rõ vai trò của nhà nước vô sản sau khi giai cấp công
nhân giành được chính quyền, chuyên chính vô sản phải tiến hành cải tạo xã hội
cũ xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa. C.Mác khẳng định rằng: giữa xã hội tư
bản và xã hội cộng sản có một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội trước đến xã
hội sau. Tương ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị trong đó nhà
nước không thể có gì khác hơn là chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.
Như vậy, tư tưởng về chuyên chính vô sản của C.Mác và Ph.Ăng ghen đã
không ngừng được bổ sung và phát triển, hoàn thiện. Đặc biệt dến công xã Pari
1871, nó không đơn thuần chỉ là một tư tưởng mà đã trở thành hiện thực vật chất
dưới hình thức chính quyền công xã. Tuy nhiên chủ nghĩa xã hội khoa học nói
chung cũng như tư tưởng về chuyên chính vô sản nói riêng không phải là cái gì đó
bất biến mà nó phải không ngừng được bổ sung và phát triển trong điều kiện hoàn
cảnh lịch sử mới.
Sau này, VI.Lênin đã đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa cơ hội,
xét lại để bảo vệ và phát triển những quan điểm của chủ nghĩa Mác. Ông cho rằng
chuyên chính vô sản là vấn đề cốt lõi xuyên suốt toàn bộ học thuyết Mác, là “hòn

đá thử vàng” với lập trường của những người mácxít và còn nhấn mạnh rằng “chỉ
người nào mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên
chính vô sản thì mới là người Mác-xít” 1. Công lao của VI.Lê Nin không chỉ ở
việc phát triển tư tưởng về chuyên chính vô sản của C.Mác và Ph.Ăngghen, mà
Người đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga thực hiện thành
công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười, thiết lập nên một nhà nước
chuyên chính vô sản đầu tiên, vạch ra cho Đảng cộng sản và phong trào cách
mạng các nước nhìn thấy con đường, bước đi để thực hiện thắng lợi sự nghiệp
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở từng nước.
1

VI.Lê Nin toàn tập, tập 33, NxbTiên Bô, Mátxcơva, 1976, tr 42.


11
2. Ý nghĩa trong xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước
ta hiện nay
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin khảng định chuyên chính vô sản
là sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân đối với toàn bộ xã hội và có sứ
mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, đưa nhân dân
lao động lên địa vị làm chủ trên rất cả mọi mặt đời sống xã hội.
Xét về bản chất, hệ thống chính trị trong chủ nghĩa xã hội và hệ thống
chuyên chính vô sản là đồng nhất. Nó là cơ chế bảo đảm quyền lực của nhân dân,
vận hành theo nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ.
Chính vì vậy, quyền lực xã hội, quyền lực nhà nước và quyền lực dân chủ đến đâu
đều phụ thuộc vào cơ chế, thiết chế và tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị do
giai cấp công nhân và nhân dân lao động thiết lập sau khi cách mạng vô sản thành
công. Thiết lập hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa đồng thời cũng là bắt đầu xây
dựng và thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, đó cũng là quá trình đấu tranh giai
cấp của giai cấp công nhân trong điều kiện đã có chính quyền, đã thiết lập được

chuyên chính vô sản và từng bước vào thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa. Do đó,
hệ thống chính trị và nền dân chủ có mối quan hệ chặt chẽ khăng khít với nhau
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mác đã chỉ rõ: Hậu quả tất yếu của
nền dân chủ ở tất cả các nước văn minh là quyền thống trị về chính trị của giai
cấp vô sản, quyền thống trị của giai cấp vô sản là tiền đề đầu tiên của tất cả mọi
biện pháp cộng sản chủ nghĩa. Có nghĩa là chuyên chính vô sản, tổ chức và hoạt
động của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ đều là những tiền đề,
phương thức để giai cấp công nhân và nhân dân lao động xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Theo nghĩa đó, Đảng ta sử dụng khái niệm hệ thống chính trị xã hội chủ
nghĩa thực chất xét về mục đích, chức năng, nhiệm vụ là thống nhất với khái niệm


12
chuyên chính vô sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân. Do đó, thường xuyên xây dựng, đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị là một
tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta
khẳng định: Thực chất của đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị là xây dựng và
từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Ngay từ những năm 1930, trong “Chánh cương sách lược vắn tắt” và
“Luận cương chính trị” tháng 10 năm 1930, Hồ chí Minh và Đảng ta chỉ rõ: Con
đường cách mạng Việt Nam là phải tiến hành cách mạng tư sản dân quyền đánh
đuổi đế quốc phong kiến, giành độc lập dân tộc và người cày có ruộng, sau tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, ngay trong đường lối này đã thể hiện rõ vấn
đề chuyên chính vô sản. Bởi vì, thực chất của giai đoạn thứ nhất là giai đoạn mà
giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải đập tan chính quyền thuộc địa,
đánh đuổi thực dân, loại trừ phong kiến, giành lấy chính quyền và dùng chính
quyền đó để chuyển sang giai đoạn hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng ta đánh đổ ách
thống trị của phát xít, thực dân phong kiến giành chính quyền lập ra nhà nước

Việt Nam dân chủ cộng hoà - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á.
Sau năm 1954, đế quốc Mỹ can thiệp vào nước ta gây ra sự chia cắt giữa hai miền
Nam-Bắc, Đảng ta quyết định chuyển nền chuyên chính công nông sang làm
nhiệm vụ chuyên chính vô sản, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền nam.
Sau năm 1975, đất nước thống nhất, Nam – Bắc xum họp một nhà, Đảng ta tuyên
bố đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV
của Đảng(1976), Đảng ta quan niệm: chuyên chính vô sản là quyền làm chủ tập
thể của nhân dân lao động mà nòng cốt là liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản, thông qua nhà nước xã hội chủ nghĩa.


13
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, quá trình đổi mới hệ thống chính trị, có
lúc chúng ta không dùng cụm từ “chuyên chính vô sản” để tránh hiểu lầm về sự
xuyên tạc của kẻ thù, nhưng thực chất “chuyên chính vô sản” là “Hệ thống chính
trị xã hội chủ nghĩa” ở nước ta chỉ là một. Đó là sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng
với xã hội, là quyền làm chủ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, là vai trò
quản lý, xây dựng đất nước của nhà nước xã hội chủ nghĩa, là sự chuyên chính
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động với các thế lực thù địch, cản trở công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì
vậy cần phải tiến hành tốt một số nội dung cơ bản sau:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện bằng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện bằng cả hệ thống
tổ chức và cơ chế phức tạp của nhiều yếu tố phức hợp tạo thành. Nhưng với tính
cách là một chế độ chính trị, trước hết dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện
bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là
nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân trên cơ sở khối liên minh giữa
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức do Đảng cộng sản
lãnh đạo. Nhà nước có chức năng cụ thể hoá đường lối quan điểm của Đảng về

các quyền của nhân dân thành Hiến pháp, pháp luật, chính sách…và tổ chức thực
hiện chúng. Pháp luật trở thành công cụ chủ yếu của nhà nước trên mọi lĩnh vực
đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý bằng pháp luật. Mọi
cá nhân tổ chức hợp pháp đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật.
Quyền lực xã hội, quyền lực nhà nước dưới chủ nghĩa xã hội thuộc về nhân dân
nhưng phải được đảm bảo bằng hiến pháp và pháp luật, phải được quy định cụ thể
trong luật pháp. Công việc đó là do các cơ quan nhà nước thực hiện, thể hiện ý trí
nguyện vọng của nhân dân và đại diện cho nhân dân thực hiện quyền lực ấy trên
cơ sở điều hành, quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Đảm bảo cho nhân dân thực


14
hiện quyền lực của mình trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá , xã hội, quốc
phòng, an ninh…
Vấn đề thuộc bản chất của bất cứ nền dân chủ nào đó là giải quyết mối quan
hệ giữa dân chủ và chuyên chính. Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ
luôn gắn với kỷ cương, pháp luật, pháp chế; thống nhất giữa quyền lợi - nghĩa vụ trách nhiệm, dân chủ đi đôi với chuyên chính. Để thực hiện dân chủ cho nhân dân
phải chuyên chính với kẻ thù; bọn phản động phá hoại dân chủ, Nhà nước là công
cụ sắc bén để thực hành chuyên chính với mưu đồ đi ngược lại với với lợi ích và
quyền làm chủ của nhân dân, đó cũng là chức năng cơ bản của nhà nước chuyên
chính vô sản trong xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Thực tiễn phát triển phong phú về quy mô, tốc độ, chiều sâu sau 20 năm
của công cuộc đổi mới đòi hỏi Đảng ta phải không ngừng xây dựng, chỉnh đốn
nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu ngang tầm nhiệm vụ. Để phát
huy tích cực nhất những thành tựu về dân chủ của 20 năm đổi mới, Đảng ta ý thức
đòi hỏi: phải “đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng”, “…bảo
đảm vừa nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy tính chủ động, sáng
tạo, tinh thần trách nhiệm của nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể nhân dân, và
người đứng đầu; khắc phục khuynh hướng buông lỏng lãnh đạo hoặc bao biện
làm thay; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, thắt chặt mối quan hệ

máu thịt với nhân dân”1. Đó là mục tiêu, yêu cầu và nội dung của đổi mới, hoàn
thiện phương thức lãnh đạo của Đảng hiện nay. Có thể nói sự thành công hay
không của công cuộc đổi mới phát huy, mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay tuỳ thuộc một phần cơ bản quan trọng vào việc đổi mới, hoàn
thiện phương thức lãnh đạo của Đảng. Bởi lẽ, phương thức lãnh đạo là cách thức,
biện pháp, bước đi để thực hiện nhiệm vụ, nội dung lãnh đạo, là nhân tố quan
1

§¶ng céng s¶n ViÖt Nam, V¨n kiÖn ®¹i héi §¶ng X, NxbCTQG, H, 2006, Tr 306.


15
trng m bo cho ng li i vo cuc sng thụng qua phong tro hnh ng
cỏch mng ca ụng o nhõn dõn lao ng, di ngn c ca ng.
Dõn ch bao gi cng gn vi ch nh nc, Nh nc xó hi ch ngha
cng l ụng c ch yu thc hin quyn lm ch ca nhõn dõn. Cho nờn, mun
nn dõn ch xó hi ch ngha ngy cng hon thin thỡ tt yu phi i mi ni
dung, phng thc hot ng ca nh nc. ng ta khng nh: Hon thin ni
dung v i mi phng thc lónh o ca ng, gn quyn hn vi trỏch nhim
trong vic thc hin chc nng lónh o ca cỏc cp y ng; tng cng dõn ch
trong ng v phỏt huy quyn lm ch ca nhõn dõn l ni dung quan trng ca
i mi chớnh tr phi c tin hnh ng b vi i mi kinh t 1. Thc cht
vic i mi kin ton t chc v ht ng ca nh nc ta hin nay l quỏ trỡnh
xõy dng nh nc phỏp quyn xó hi ch ngha di s lónh o ca ng. Mt
trong nhng quan im c bn ca vic xõy dng nh nc phỏp quyn xó hi
ch ngha ca dõn, do dõn v vỡ dõn l quyn lc Nh nc thng nht trờn c s
phõn cụng v phi hp trờn vic thc hin ba quyn: lp phỏp, hnh phỏp, v t
phỏp di s lónh o ca ng.
Hot ng lp phỏp hin nay ang ng trc nhng yờu cu to ln v hon
thin h thng phỏp lut cng nh yờu cu mi m v phc tp ca vic iu chnh

phỏp lut ỏp ng yờu cu ca cụng nghip hoỏ, hin i hoỏ, phỏt trin kinh t th
trng theo nh hng xó hi ch ngha, m rụng dõn ch trong iu kin hi
nhp, hp tỏc quc t. Mun vy, cn phi t chc tt hn na quy trỡnh lp phỏp.
Quy trỡnh ú va phi m bo phn ỏnh c s phỏt trin sng ng ca i
sng xó hi trong cỏc lnh vc, li va m bo tớnh khoa hc, tớnh chuyờn mụn
phỏp lý ca cỏc quy nh, bo m s phi hp cht ch gia cỏc khõu lm lut vi
vic ban hnh cỏc vn bn di lut v t chc thc thi phỏp lut.
1

Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XI, NxbCTQG - ST, H, 2011, Tr
144 -145.


16
Vấn đề cải cách hành chính, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có
nhiều nỗ lực đổi mới và cải cách nhưng tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước còn bộc lộ không ít nhược điểm, còn nhiều mặt chưa theo kịp và đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Tổ chức hành pháp chưa thông suốt, còn nhiều
hạn chế trong việc sử lý những mối liên kết dọc và ngang, thậm trí có hiện tượng
cục bộ, bản vị. Chế độ phân cấp trách nhiệm còn thiếu dành mạch làm trầm trọng
thêm tác phong làm việc quan liêu và dựa dẫm. Thẩm quyền trách nhiệm cá nhân
chưa được quy định chặt chẽ. Phong cách làm việc và trách nhiệm trước dân của
đội ngũ công chức, viên chức còn là vấn đề bức xúc. Vì vây, Đảng chủ trương tiếp
tục đẩy mạnh cải cách hành chính và đặt thành nhiệm vụ chiến lược cần được
xem xét trên cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng cho được một nền hành
chính Nhà nước dân chủ, trong sạch vững mạnh, từng bước hiện đại hoá. Một
trong nội dung cơ bản của nguyên tắc phân công và phối hợp quyền lực nhà nước
và cải cách hành chính là sự phân công, phân cấp giữa trung ương và địa phương,
sự phối hợp giữa chính quyền với các bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị.
Sự phân công phân cấp ấy phải dựa trên cơ sở khuyến khích, nâng cao trách

nhiệm và tính chủ động của các bộ phận hợp thành và các cấp chính quyền, kết
hợp chặt chẽ quản lý hành chính lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung
dân chủ.
Về lĩnh vực hoạt động tư pháp, đề cao pháp luật tăng cường pháp chế phải
đi liền với mối quan tâm làm sao để dưa pháp luật vào cuộc sống, tạo thói quen và
nếp sống tôn trọng pháp luật trong cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân. Vì
vậy, xây dựng pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống phải thực sự là hai mặt
của một nhiệm vụ. Đổi mới và hoàn thiện pháp luật phải đi liền với đổi mới và
thực tiễn áp dụng pháp luật. Tăng cường hoạt động xây dựng pháp luật phải đi
liền với việc khuyến kích, tạo điều kiện cho các các hoạt động của các tổ chức và


17
công dân nhằm sử dụng đầy đủ quyền và thực hiện tốt nghĩa vụ của họ, khuyến
khích tính tích cực pháo lý của họ phải đi liền với việc hoàn thiện các thủ tục
pháp lý, cải cách hành chính và hệ thống tư pháp. Đồng thời, đề cao pháp luật,
pháp chế còn đặt ra nhiệm vụ phải bằng mọi cách nâng cao hiểu biết pháp luật, tổ
chức tốt công tác tư vấn pháp luật cho mọi tổ chức công dân, đấu tranh có hiệu
quả với các vi phạm và tội phạm, kiên quyết chống quan liêu, tham nhũng trong
bộ máy nhà nước. Thực thi quyền lực và thi hành pháp luật là những hoạt động
luôn cần đến sự kiểm tra, giám sát đầy đủ và hữu hiệu. Trong một nhà nước pháp
quyền các hình thức và cơ chế kiểm tra, giám sát phải thực sự được coi trọng và
hoàn thiện ở mức cao nhất , đảm bảo quyền lực nhà nước luôn nằm trong quỹ đạo
thực thi tốt nhất quyền dân chủ của công dân, phục vụ lợi ích chung của xã hội,
của đất nước, pháp luật luôn được tôn trọng, pháp chế và kỷ cương được giữ
vững. Đối với các cơ quan Nhà nước, kiểm tra, giám sát là cách tốt nhất để các cơ
quan đó thực hiện đúng chức trách và thẩm quyền của mình, đồng thời là điều
kiện để phối hợp các hoạt động một cách có hiệu quả.
Mặt trận tổ quốc Việt nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự
nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và

các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn
giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; là cơ sở chính trị của chính quyền
nhân dân, nơi thể hiện ý trí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất
hành động của các thành viên. Mặt trận có vai trò to lớn trong xây dựng Nhà nước
pháp quyền của dân, do dân và vì dân, thực hiện quyền chủ của nhân dân. khối đại
đoàn kết toàn dân trong Mặt trận tổ quốc phải được củng cố phát triển sâu rộng
trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức, phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm của công dân của hội viên,


18
đoàn viên, giữ vững kỷ cương phép nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt
mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, góp phần rất quan trọng trong
sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhân dân vừa thực hiện quyền dân chủ trực
tiếp vừa thực hiện quyền dân chủ thông qua đại diện các cơ quan Nhà nước, các
đại biểu nhân dân, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên. Đảng và
Nhà nước xây dựng và hoàn thiện quy chế để Mặt trận tổ quốc và các tổ chức
thành viên phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã
hội, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, thực hiện tốt quy chế
dân chủ ở cơ sở, qua đó tăng cường đoàn kết toàn dân, củng cố sự nhất trí về
chính trị và tinh thần trong xã hội.
Đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn
thể nhân dân là yêu cầu khách quan của quá trình đổi mới, kiện toàn hệ thống
chính trị ở nước ta hiện nay. Đại hội XI của Đảng đã nhấn mạnh: “Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cường tổ chức, đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng hành chính hoá, phát huy vai trò
nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân xây dựng cơ sở chính trị của chính quyền
nhân dân”1

Với tinh thần đó, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cần
phát huy đầy đủ vai trò đại diện của nhân dân trong tổ chức bầu cử Quốc hội và
Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật,
tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng và chính sách,
pháp luật của Nhà nước; tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện giám sát
của nhân dân đối với việc thực thi trách nhiệm và đạo đức, lối sống của cán bộ,
đảng viên, công chức, đại biểu dân cử và các cơ quan nhà nước; tập hợp ý kiến,
1

S§D, tr 246.


19
kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; cùng chăm
lo, bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của nhân dân; giải quyết những mâu
thuẫn trong nội bộ nhân dân; tham gia công tác hoà giải…Cần tiếp tục đổi mới
phương thức hoạt động của Mặt trận tổ quốc Việt Nam theo hướng: khắc phục
tình trạng hành chính hoá, hình thức, quan liêu, xa dân; thực hiện tốt luật Mặt trận
tổ quốc Việt Nam; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, đoàn kết xây dựng
cuộc sống mới ở khu dân cư, xây dựng đời sống văn hoá, đảm bảo trật tự an toàn
xã hội, gắn liền với các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả
nước, từng địa phương và địa bàn dân cư.
Những kẻ cơ hội, xét lại lại luôn cho rằng chuyên chính vô sản đối lập với
dân chủ và thực chất bộ máy nhà nước chuyên chính vô sản là một bộ máy quan
liêu, chà đạp quyền dân chủ của của nhân dân. Đây là quan điểm cực kỳ phản
động về chính trị, âm mưu xuyên tạc, bôi nhọ bản chất của chuyên chính vô sản
và nhà nước chuyên chính vô sản. Chúng ta biết rằng, chuyên chính vô sản luôn
bao gồm hai mặt: chuyên chính và dân chủ, dân chủ giành cho nhân dân và
chuyên chính với giai cấp bóc lột. Khi trong xã hội vẫn còn sự khác biệt giai cấp,
vẫn còn những cơ sở sinh ra áp bức bóc lột thì giai cấp vô sản vẫn còn cần thiết

duy trì nền chuyên chính vô sản của mình, và càng phải phát huy sức mạnh của
chuyên chính, tất nhiên chuyên chính với những kẻ đi ngược lại lợi ích quảng đại
quần chúng nhân dân. Nhà nước ta là Nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và
vì dân, đó là một nhà nước dân chủ với nhân dân và chuyên chính với kẻ thù.
Đảng ta chỉ rõ nhà nước ta “Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ
nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của
Tổ quốc và nhân dân”1. Thực tiễn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và

1

Văn kiện Đại hội Đảng TQ lần thứ VIII, Nxb CTQG, H1996, tr 129.


20
bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là những năm đổi mới vừa
qua đã chứng minh cho bản chất ưu việt của nền dân chủ của nhà nước ta.
Nước ta trong sự nghiệp đổi mới, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, kẻ thù trong và
ngoài nước cấu kết chống phá sự nghiệp cách mạng của chúng ta, âm mưu làm
biến chất Nhà nước cách mạng của ta, tách dời nhà nước ra ngoài sự lãnh đạo của
Đảng, phi chính trị hoá quân đội, đưa nước ta đi chệch khỏi định hướng xã hội
chủ nghĩa. Vì vậy, chúng ta phải luôn đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đẩy
mạnh công cuộc cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân và vì dân; phát huy dân chủ tăng cường kỷ cương, pháp
chế, giữ vững và phát huy bản chất chuyên chính vô sản, bản chất ưu việt của nhà
nước xã hội chủ nghĩa.
Quân đội ta là công cụ bạo lực sắc bén của chuyên chính vô sản và là một
lực lượng chính trị đặc biệt, giữ vai trò nòng cốt trong công cuộc bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do đó, trước hết quân đội phải xác định
rõ các chức năng nhiệm vụ của mình, đặc biệt là chức năng sẵn sàng chiến đấu và

chiến đấu thắng lợi. Tập trung xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng
chính quy tinh nhuệ và từng bước hiện đại, trong đó lấy xây dựng vững mạnh về
chính trị làm cơ sở để nâng cao sức chiến đấu của quân đội ta. Phải thường xuyên
mài sắc ý chí chiến đấu, ý thức cảnh giác cách mạng, nâng cao chất lượng huấn
luyện, trình độ kỹ chiến thuật, kịp thời đập tan mọi âm mưu hành động xâm lược,
phá hoại đất nước của các thế lực thù địch và phản động, bảo vệ Đảng, bảo vệ hệ
thống chính trị, chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích quốc gia dân tộc, công đổi mới,
độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Phải chăm lo xây dựng các tổ chức chính trị xã hội trong quân đội vững
mạnh nhất là tổ chức đảng, hệ thống chỉ huy. Tập trung xây dựng tổ chức đảng


21
trong sạch vững mạnh toàn diện, xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên và mọi quân
nhân có đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hoàn thiện cơ chế
lãnh đạo, chỉ huy trong quân đội phù hợp với yêu cầu tình hình mới bảo đảm
không ngừng tăng cường và giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt
của Đảng đối với quân đội. Ban hành và thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở
đơn vị cơ sở, bảo đảm các quyền dân chủ về kinh tế, chính trị quân sự cho cán bộ,
chiến sĩ, các quyền lợi và nghĩa vụ của quân nhân, khắc phục những biểu hiện
quân phiệt, gia trưởng, chuyên quyền độc đoán, vô tổ chức kỷ luật, kiên quyết đấu
tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, tham nhũng lãng phí, xâm hại đến lợi ích của
đơn vị và quân nhân. Củng cố hơn nữa trận địa lòng dân và nâng cao sức mạnh
chiến đấu của quân đội, thực sự xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.



×