Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Quy trình tuyển dụng, của cty đóng tàu hạ long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.48 KB, 12 trang )

Quy trỡnh tuyn dng, ca Cty úng Tu H Long

* Trong xu thế hội nhập Quốc tế, cuộc cạnh tranh của các CTy
ngày càng khốc liệt và khó khăn hơn. Các doanh nghiệp không
chỉ phải cạnh tranh với các công ty trong nớc, mà còn phải cạnh
tranh với các công ty nớc ngoài nhiều kinh nghiệm hơn trong
nền kinh tế thị trờng. Để cạnh tranh thành công việc đầu t
vào công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực là điều tất yếu.
-

Nhận thức đợc tầm quan trọng của công tác đầu t này, cty

đã chú trọng vào công tác tyuển dụng, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực có chất lợng cao, để đáp ứng phù hợp với yêu
cầu công việc của công ty đặt ra. Quản trị nhân sự là một
môn khoa học, để quản lý con ngời, bao gồm các khía cạnh :
theo dõi chấm công, tính lơng sàng lọc tuyển dụng nhân viên,
soạn thảo các chính sách lơng thởng, các chế độ dãi ngộ lao
động... Nhng trong vấn đề quan trọng nhất mà các nhà quản
trị nhân sự không thể bỏ qua hoạch định và thực hiện chiến
lợc phát triển nguồn nhân lực , thu hút nhân tài về làm việc
cho CTy mình.

A. Quy trỡnh tuyn dng, ca Cty úng Tu H Long.
* Quy trỡnh tuyn dng
Hin nay, theo mụ hỡnh chung ca h thng, b phn Nhõn s ca CTy úng
Tu H Long. chu trỏch nhim v cụng tỏc nhõn s.


Công tác tuyển dụng nhân sự tại CTy Đóng Tàu Hạ Long, được tuân thủ


thống nhất theo quy trình tuyển dụng của CTy. Cụ thể như sau:
1. Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự
- Căn cứ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTy và nhu cầu nhân sự
thực tế của từng giai đoạn, của các phòng ban phân xưởng.Trưởng phòng,
Quản Đốc các phòng ban, phân xưởng đề xuất với phòng tổ chức, trình Tổng
Giám đốc, phó tổng Giám đốc Khối để tuyển dụng nhân sự cho phân xưởng
phòng ban đơn vị có nhu cầu. Xác định xem cần tuyển bao nhiêu người ở từng
vị trí cần tuyển, cho phù hợp.
- Phòng Nhân sự là đầu mối tiếp nhận tờ trình, lập kế hoạch tuyển dụng của các
đơn vị để tham mưu cho Tổng Giám đốc và phó tổng Giám đốc Khối, gửi bản
phê duyệt về cho các phòng ban phân xưởng cần nhân viên. Khi xác định được
tỷ lệ đã sàng lọc ta cần phải căn cứ vào các yếu tố sau.
+ (i) Căn cứ vào thị trường lao động (cung- cầu lao động).
+ (li) Căn cứ vào chất lượng của nguồn lao động.
+ (in) Căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc.
+ (iv) Căn cứ tâm lý chọn nghề của tập thể người lao động.
+ (v) Kinh nghiệm của tổ chức trong công tác tuyển dụng.
Khi xác định được số lượng người cần cụ thể, thì vấn đề còn lại phải xác định
được các nguồn cần tuyển, thời gian và phương pháp tuyển dụng.
2. Xác định nguồn và phương pháp tuyển dụng.
- Để tuyển dụng được đủ số lượng và chất lượng người lao động vào các vị trí
việc làm còn thiếu người, tổ chức cần cân nhắc, lụa chọn xem ở vị trí công việc
nào nên lấy người từ bên trong tổ chức và vị trí nào nên lấy người từ bên ngoài


tổ chức. Tuyển dụng từ bên ngoài hay đề bạt người lao động từ vị trí thấp nên vị
trí công việc cao hơn là một vấn đề phải xem xét kỹ lưỡng, để đề xuất với lãnh
đạo công ty.Sau khi được Tổng Giám đốc và phó tổng Giám đốc Khối phê duyệt
kế hoạch tuyển dụng, phòng nhân sự là đơn vị thực hiện việc đăng quảng cáo
tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet và bản tin nội

bộ, cho toàn thể CBNV Cty biết xem con em có nhu cầu nguyện vọng mà đủ
đều kiên được ưu tiên.
- Thời gian đăng quảng cáo tuyển dụng của một đợt tuyển dụng tối thiểu là 20
ngày.
- Tại CTy, sau khi có kế hoạch tuyển dụng thì sẽ thông báo tuyển dụng tại các
cuộc họp giao ban hàng tháng và qua hệ thống Email nội bộ tới các nhân viên.
3. Tổ chức tuyển dụng.
- Việc tổ chức tuyển dụng có thể theo đợt định kỳ tuyển dụng hàng năm hoặc
không theo đợt (đối với các kỳ tuyển dụng cần lựa chọn ứng viên có kinh
nghiệm vào vị trí quản lý hoặc nghiệp vụ; hoặc bổ sung nhân sự thay thế nhân
sự nghỉ việc không thuộc các đợt tuyển dụng định kỳ).
- Đối với mỗi đợt tuyển dụng định kỳ hàng năm, các ứng viên dự tuyển phải
trải qua 2 vòng thi: Sơ tuyển, Thi viết và Phỏng vấn. Các ứng viên đạt yêu cầu
của từng vòng thi mới được dự thi vòng tiếp theo.
* Các công việc cần phải thực hiện cho vòng sơ tuyển đó là công tác tiếp nhận
hồ sơ và tuyển hồ sơ, cụ thể như sau:
-

Bộ phận nhân sự đơn vị là đầu mối tiếp nhận hồ sơ dự tuyển và giải đáp các

thắc mắc của của ứng cử viên. Mối ứng viên nộp hồ sơ đều nhận được bản xác
nhận, đã nhận được Đơn ứng cử viên từ phía cán bộ nhân sự đơn vị hay cán bộ
hành chính.


- Sau khi hết thời hạn nhận hồ sơ dự tuyển, bộ phận Nhân sự đơn vị thực hiện
sơ tuyển, hồ sơ dự tuyển theo yêu cầu của từng vị trí đã được xác định. Kết quả
sơ tuyển được báo cáo cho Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng (viết tắt là HĐTD)
hoặc phó tổng Giám đốc khối (đối với kỳ thi không lập Hội đồng tuyển dụng).
- Lưu hồ sơ ứng viên: Hồ sơ đạt tiêu chuẩn sơ tuyển và Hồ sơ không đạt tiêu

chuẩn sơ tuyển được lưu giữ tại Đơn vị sau 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả
trúng tuyển của ứng viên. Sau đó bộ phận Nhân sự huỷ hồ sơ không đạt tiêu
chuẩn sơ tuyển và lưu giữ hồ sơ đạt tiêu chuẩn.
* Các công việc cần phải thực hiện cho vòng thi viết.
• Công tác chuẩn bị hành chính và coi thi:
- Bộ phận Nhân sự đơn vị thực hiện lập danh sách ứng viên được tham dự kỳ
thi viết, thông báo cho ứng viên. Đồng thời, chuẩn bị địa điểm thi, cán bộ coi thi,
vật dụng, văn phòng phẩm…theo chỉ đạo của Chủ tịch HĐTD hoặc phó tổng
Giám đốc khối.
-

Thành phần tham gia coi thi do Chủ tịch HĐTD hoặc phó tổng Giám đốc

khối (đối với kỳ thì không lập HĐTD) quyết định, với tối thiểu 4 người.
- Cán bộ coi thi có trách nhiệm thông báo quy định, quy chế, nội quy phòng thi
cho Thí sinh. Đồng thời, phát hiện, giải quyết các Thí sinh vi phạm các quy định
trong phòng thi và báo cáo với Chủ tịch HĐTD hoặc phó tổng Giám đốc khối
quyết định.
• Công tác ra đề thi và chấm bài thi:
-

Các ứng viên được tham dự vòng thi viết phải trải qua 3 môn thi, gồm:

chuyên môn Nghiệp vụ, kỹ năng, Lý thuyết.
-

Đề thi sẽ được trưởng phòng Nhân sự chuyển trực tiếp cho Chủ tịch HĐTD

hoặc phó tổng Giám đốc khối (đối với kỳ thi không lập HĐTD). Chủ tịch HĐTD



hoặc phó tổng Giám đốc khối sẽ chịu trách nhiệm tổ chức việc in đề thi, đóng
phong bì niêm phong đề thi, quản lý và giao nhận đề thi cho từng phòng thi.
-

Bài thi của thí sinh được HĐTD đánh số phách, rọc phách trước khi chấm,

phách bài thi được lưu giữ bảo mật tại bộ phận Nhân sự đơn vị.
- Cán bộ chấm bài thi do Chủ tịch HĐTD hoặc phó tổng Giám đốc khối quyết
định phân công.
* Các công việc cần phải thực hiện cho vòng phỏng vấn.


Công tác niêm yết điểm thi, thông báo ứng viên dự vòng
phỏng vấn

-

Bộ phận Nhân sự có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục niêm yết điểm thi và

thông báo cho ứng viên dưới sự quản lý và chỉ đạo của phó tổng Giám đốc khối.
- Danh sách ứng viên trúng tuyển vòng thi viết được tham gia vòng phỏng vấn
tiếp theo phải được sự thống nhất của tổng Giám đốc hoặc phó tổng Giám đốc
Khối phê duyệt.
- Danh sách ứng viên và điểm thi khi niêm yết do phó tổng Giám đốc khối ký
và đóng dấu.


Lập Hội đồng tuyển dụng vòng thi phỏng vấn.
Thành phần Hội đồng tuyển dụng vòng thi phỏng vấn được thực hiện theo


quy định của CTy Đóng Tàu Hạ Long.
4. Quy định chung đối với cán bộ ra đề, coi thi, chấm bài, tham gia phỏng
vấn:
- Cán bộ kỹ thuật được phân công hoặc tham gia vào các công tác trên có trách
nhiệm báo cáo rõ ràng cho Tổng Giám Đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc khối về


các ứng viên do mình giới thiệu…và không được tham gia vào các công việc nói
trên của một kỳ thi tuyển dụng.
- Cán bộ nhân sự có giới thiệu ứng viên dù dưới bất kỳ mối quan hệ nào đều
phải có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch HĐTD, phó tổng Giám đốc khối và không
được tham gia vào các khâu có tính nhạy cảm như: chuẩn bị đề thi, coi thi, rọc
phách, giữ phách, chấm bài thi…

B. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
1. Công tác tiếp nhận ứng viên trúng tuyển.
-

Ứng viên trúng tuyển sẽ nhận được Thư mời làm việc của công ty.

-

Bộ phận Nhân sự đơn vị có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục tiếp nhận và

hướng dẫn ban đầu cho các ứng viên trúng tuyển theo phê duyệt của Tổng Giám
đốc hoặc phó tổng Giám đốc Khối.
2. Công tác đào tạo nhân viên mới.
-


Các nhân viên mới sẽ phải trải qua 03 tháng đào tạo (Thử việc) trước khi

được tiếp nhận chính thức. Đề cương đào tạo sẽ do cán bộ nhân sự cùng đơn vị
hoặc Trưởng phòng (nơi nhân viên được tiếp nhận) chuẩn bị, dưới sự chỉ đạo và
phê duyệt của tổng Giám đốc hoặc phó tổng Giám đốc khối sẽ phân công cán bộ
phụ trách đào tạo cho nhân viên mới, tùy theo thực tế. Cán bộ hướng dẫn phải
đảm bảo điều kiện quy định trong chính sách đạo tạo của công ty đóng tàu Hạ
Long.
- Trong thời gian thử việc 03 tháng, nhân viên thử việc sẽ phải hoàn thành các
báo cáo tuần theo định kỳ 02 tuần/1lần báo cáo để nộp cho phó tổng Giám đốc
khối Cuối kỳ đào tạo, nhân viên thử việc sẽ phải làm báo cáo cuối kỳ. Các báo
cáo đều phải có ý kiến nhận xét của cán bộ, được phó tổng Giám đốc khối phân


công, hướng dẫn cho nhân viên thử việc phải được Trưởng phòng hay Quản Đốc
nơi nhân viên thử việc nhận xét về kết quả thực tập.
-

Phó tổng Giám Đốc khối sẽ căn cứ trên nội dung của báo cáo cuối kỳ của

nhân viên thử việc để đề xuất với Tổng Giám đốc tiếp nhận chính thức hoặc kéo
dài thời gian thử việc hoặc không tiếp nhận.
- Các nhân viên thử việc đạt yêu cầu sẽ được tiếp nhận chính thức vào công ty
sau khi có phê duyệt của Tổng Giám đốc hoặc phó tổng Giám đốc Khối.

C. Thực trạng đội ngũ nhân sự của Cty Đóng Tàu Hạ Long.
1. Về số lượng nhân sự:
Tổng số nhân sự hiện nay là 5865 CBNV, với cơ cấu như sau:
* Ban lãnh đạo Cty. Tổng Giám đốc: 01 và 04 phó tổng .
* Phòng ban phân xưởng gồm có 28 đơn vị.

+ Phòng kinh doanh đối ngoại: Có 25 CBNV.
+ Phòng tổ chức nhân sự : Có 24 CBNV.
+ Phòng Hành chính tổng hợp : Có 27 CBNV.
+ Phòng tài vụ: Có 30 CBNV.
+ Phòng Điều hành sản xuất: Có 42 CBNV.
+ Phòng kỹ thuật công nghệ : Có 45 CBNV.
+ Phòng KCS : Có 42 CBNV.
+ Phòng vật tư : Có 48 CBNV.
+ Phòng KT Cơ Điện: Có 25 CBNV.
+ Phòng Đầu tư xây dựng : Có 34 CBNV.
+ Ban Tàu ÔTÔ: Có 15 CBNV.


+ Ban Cơ Điện : Có 256 CBNV.
+ PX vỏ 1: Có 600 CBNV.
+ PX vỏ 2 : Có 450 VBNV.
+ PX vỏ 3 : Có 710 CBNV.
+ PX vỏ 4 : Có 360 CBNV.
+ PX trang bị : Có 420 CBNV.
+ PX trang trí : Có 300 CBNV.
+ PX làm sạch 1: Có 260 CBNV.
+ PX làm sạch 2: có 320 CBNV.
+ PX ÔXy : Có 180 CBNV.
+ PX ống 1 : Có 390 CBNV.
+ PX ống 2: Có 290 CBNV.
+ PXMáy Tàu :Có 110 CBNV.
+ PX Điện Tàu : Có 320 CBNV.
+ PX Cơ khí : Có 142 CBNV.
+ PX Mộc : Có 145 CBNV.
+ PX Triền Đà: Có 250 CBNV.

2. Về chất lượng nhân sự.
* Cán bộ kỹ sư tốt nghiệp Đại học Hàng Hải chuyên ngành đóng tàu và trường
Đại học Bách Khoa, ĐH Tài chính-Kế toán, ĐH Kinh tế Quốc dân… Đào tạo
nước ngoài như: Nga, Ba Lan, Trung Quốc...


- Công nhân kỹ thuật được đào tạo các trường có uy tín của Tập Đoàn Công
Nghiêp Tàu Thuỷ và trường công nhân kỹ thuật Hải Phòng và một số trường có
uy tín khác...
- Về trình độ chuyên môn:
+ Đại học trở lên: 420 (chiếm 7,16%)
+ Cao đẳng: 250 (chiếm 4,26%)
+ Trung cấp và tương đương: 350 (chiếm 5,96%)
+ Công nhân KT bậc cao 7/7 Là 230 ( chiếm 3,92%)
+ Công nhân KT Từ bậc 4-6 là 1685 ( chiếm 28,72%)
- Còn lại công nhân từ bậc 2-4 với tỉ lệ công nhân bậc thấp là nhiều, do sự phát
triển nhanh của CTy trong những năm qua. Nên CTy đang tập trung cho đào lại
để lơng cao tay nghề đội ngũ công nhân trẻ.
- Hiện nay đội ngũ CBNV CTy Đóng Tàu Hạ Long, đặc biệt là Cán bộ quản lý
đã và đang tham dự các khóa đào tạo tiếng anh, văn bằng 2 để ngày càng nâng
cao trình độ chuyên môn nhằm phục vụ tốt hơn cho công việc và đảm bảo cho
việc thăng tiến ở vị trí cao hơn trong nghề nghiệp.
3. Nhận xét và đánh giá về chất lượng nhân sự:
* Hạn chế:
- Đội ngũ nhân sự trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Chất lượng cán bộ phòng kỹ thuật, phòng kinh doanh và cán bộ các phòng
ban, phân xưởng còn chưa theo kịp với tốc độ phát triển của lền kinh tế hội nhập
quốc tế và ngành đóng Tàu với sự phát triển của CTy Đóng Tàu Hạ Long.
-


Một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ trưởng phó phòng còn “Non” do chưa

được được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuẩn.


- Sau một thời gian phát triển nhanh do thị trường đóng Tàu trong nước, cũng
như nước ngoài nên ngành công nghiệp đóng tàu đã tiếp cận với công nghệ mới
lên đã đóng được những sản phẩm xuất khẩu.
- Chưa có chính sách nhân sự và đãi ngộ phù hợp theo thực tế trên địa bàn để
thu “hút” nhân sự giỏi.
* Ưu điểm:
- Đội ngũ nhân sự trẻ khoẻ nhanh nhẹn và tiếp cận công nghệ mới nhanh nhiệt
tình,tâm huyết.
- Thu nhập của CBNV tương đối tốt, ổn định, cao so với mặt bằng, đối với cán
bộ chủ chốt.
- Cơ cấu tổ chức của CTy minh bạch và rõ ràng, không có “thắt nút cổ chai” tạo
điều

kiện

cho

nhân

viên

phát

triển


năng

lực.

4. Giải pháp và định hướng phát triển nguồn nhân sự CTy Đóng Tàu Hạ
Long.
- Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân sự hiện tại, đạt cả chất và lượng.
- Hàng năm CTy vẫn cho cán bộ, công nhân đi các nước để học tập có ngành
công nghiệp đóng tàu phát triển như: Ba Lan. Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc...
- Tiếp tục tìm kiếm nguồn nhân sự từ các trường Đại học đào tạo có chất lượng
tốt, các trường công nhân kỹ thuât có uy tín trong nước cũng như được đào tạo
từ nước ngoài. Thông qua nhiều kênh quảng cáo.Cán bộ nhân sự đến liên hệ
phòng đào tạo của trường đặt vấn đề xin tuyển người. Đặc biệt là lôi kéo các
nhân sự có năng lực trình độ chuyên môn tốt từ nơi khác về CTy.
- Có chế độ đãi ngộ tốt để giữ chân những CBCNV có năng lực và giỏi.


- Phát hiện và bồi dưỡng cho những cán bộ trẻ có năng lực và tâm huyết với
CTy để tạo nguồn nhân lực kế cận trong tương lai.
- Phát triển và tạo ra nét văn hóa doanh nghiệp riêng của CTy Đóng Tàu Hạ
Long.
* Kết luận:
- Về định hướng cho sản xuất kinh doanh của công ty trong xu thế hội nhập của
nền kinh tế thị trường thì bất cứ CTy nào cũng phải giải quyết bằng được 3 vấn
đề: đó là vốn, công nghệ và con người.
- Với CTy Đóng Tàu Hạ Long, chúng tôi coi trọng yếu tố con người. Để CTy
phát triển ổn định, an toàn và bền vững, phải xây dựng một nguồn nhân lực có
trình độ cao. Điều đó thể hiện từ khâu tuyển dụng ban đầu cho đến khâu đào tạo,
huấn luyện. Để mỗi cán bộ công nhân viên của CTy Đóng Tàu Hạ Long, phải

nắm vững chuyên môn, để đáp ứng được yêu cầu cao trong công việc trong xu
thế hội nhập và môi trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay.
+ Trên đây là toàn bộ nội dung bài tập cá nhân môn Quản trị nguồn nhân lực
của tôi, về phân tích các hoạt động tổ chức đang làm việc.Tuyển dụng. Đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực. Tại CTy Đóng Tàu Hạ Long.
+ Tôi xin chân thành cảm ơn cô Vũ Hoàng Ngân Phó GS. TS, đã truyền đạt cho
tôi những kiến thức quý báu để tôi hoàn thành tốt bài tập cá nhân và để áp dụng
vào công việc.
* Tài liệu tham khảo.
1. Bài giảng “Quản trị nguồn nhân lực” của Đại học Griggs – Hoa Kỳ, PGSTS Vũ Hoàng Ngân
2. Quản trị nhân sự - Tác giá Nguyễn Hữu Thân – NXB Lao động – Xã hội
3. Các tài liệu tham khảo khác từ Internet


Xin trân trọng cảm ơn.

******************************* HẾT
*********************************



×