Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

de thi thu thptqg nam 2017 megabook de so 3 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.54 KB, 6 trang )

ĐỀ SỐ 3
Đề thi gồm 01 trang
★ ★★★★
Bộ ĐỂ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Hái bông hoa bé nhỏ này đi, rồi cầm lấy đừng trù trừ anh ạ
Em sợ hoa sẽ rũ cánh và rơi vào cát bụi mất thôi.
Nếu trên vòng hoa đã kết không còn chỗ
thì cũng nên bằng tay mình, anh ạ,
qua va chạm đớn đau, ban vinh dự cho hoa mà ngắt đi.
Em sợ ngày sẽ hết trước khi em biết và thời gian dâng hiến qua đi.
Tuy sắc chẳng thắm tươi, hương không ngào ngạt, song hãy dùng hoa này
để hiến dâng anh ạ, và hái hoa khi thời gian còn đó anh ơi.
(Bài thơ số 06, trích Lời dâng, Tagore, Đỗ Khánh Hoan dịch, dẫn theo thivien.net )
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. Nhận xét về cách ngắt dòng thơ của văn bản?
Câu 3. Nhà thơ chỉ gọi bài thơ bằng số thứ tự là “Bài thơ số 06”. Hãy đặt một nhan đề khác
cho bài thơ?
Câu 4. Hành động “hiến dâng” mà nhà thơ nhắc đến trong văn bản có thể hiểu như thế nào?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu l (2 điểm)
Bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ, nêu những suy nghĩ của mình về thông điệp mà nhà
thơ gửi gắm trong văn bản.
Câu 2 (5 điểm)
Phân tích hình tượng Người lái đò Sông Đà - một tay lái ra hoa trong tùy bút “Người lái
đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân trong trận chiến khốc liệt với tự nhiên (chú trọng vào quan
điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân về những người tài hoa)



HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1
Câu 2

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: trữ tình/ biểu cảm
Văn bản ngắt dòng theo lối vắt dòng: vắt từ dòng thứ 3 sang dòng thứ 4 và thứ 5,
vắt từ dòng thứ 7 sang dòng thứ 8. Đây là kiểu ngắt dòng đặc trưng của nhà thơ Ta-

Câu 3

go.
Có thể đặt nhan đề cho bài thơ số 6 là: “Hiến dâng” (có thể diễn đạt bằng các từ,

Câu 4

cụm từ tương tự).
Hiến dâng có nghĩa là dâng thứ quý giá của mình cho ai khác với thái độ cung kính,
trân trọng và tự nguyện.
Hành động “hiến dâng” trong văn bản có thể hiểu là khát vọng dâng tặng cho người
mình yêu thương những tình cảm tốt đẹp, chân thành và cho cuộc đời mọi vẻ đẹp,
hương thơm, sự tinh khiết ở thời điểm mình tươi trẻ nhất. Cách thể hiện vô cùng tha

thiết, mãnh liệt mà không kém phần trân trọng, cung kính.
III.LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)

-


Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn văn:

Đảm bảo hình thức đầy đủ của đoạn văn: mở đoạn - thân đoạn - kết đoạn, dài khoảng

200 chữ. Câu mở đoạn cần dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận. Thân đoạn bố cục rõ ràng,
đi đúng trọng tâm, làm sáng rõ được yêu cầu của đề, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.
-

Trình bày sáng sủa, diễn đạt rõ ràng, chữ viết dễ nhìn, không sai chính tả.

-

Dùng từ chuẩn ngữ nghĩa, đặt câu chuẩn ngữ pháp.

-

Có những suy nghĩ, đánh giá của cá nhân, nhưng cần thuyết phục và hợp lí.

-

Viết đúng chính tả, trình bày sáng rõ, mạch lạc. Lời văn sáng tạo, lôi cuốn.


Yêu cầu nội dung:

+ Cảm nhận chung về bài thơ của Tagore:
Nằm trong tập “ Thơ dâng”, bài thơ như một đóa hoa xinh đẹp trong khu vườn nghệ thuật
của Tagore mang quan niệm về tình yêu và cuộc sống vô cùng cao đẹp của nhà thơ.
-


Giải thích:

Tagore gửi gắm trong hình tượng bỏng hoa toàn bộ vẻ đẹp của trần thế, trọn vẹn tình yêu
cao đẹp của người con gái gửi đến người mình yêu. Thơ Tagore thường giàu hình ảnh tượng
trưng, đóa hoa ngoài mang sứ mệnh của cái đẹp còn là ẩn dụ cho hình tượng cô gái đang yêu
và khát vọng được dâng hiến trọn vẹn trái tim, tuổi trẻ, vẻ đẹp, độ tươi thắm nhất cho tình


yêu. Khát vọng của cô gái trong tình yêu lại là tượng trưng cho khát vọng dâng hiến toàn bộ
tâm sức, tài năng đang độ nở rộ của Tagore cho nghệ thuật, cho cuộc đời.
Bài thơ gửi gắm thông điệp của tác giả đến với mọi người: hãy hiến dâng tất cả cho cuộc
sống ngay khi bạn còn có thể, bởi thời gian trôi qua có thể biến cái có thể thành cái không thể
bất cứ lúc nào.
-

Lí giải: Vì sao cần phải hiến dâng bằng tình cảm chân thành và hiến dâng cái đẹp cho

cuộc đời?
Khát vọng dâng hiến cho cuộc đời luôn là khát vọng cao đẹp, giúp con người phấn chấn
trong cuộc sống, có động lực để sống và làm việc.
-

Chứng minh:

+ Người cách mạng Tố Hữu khao khát “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” để lời thơ
ông song hành cùng cách mạng và thúc giục con tim Việt chiến đấu giành chiến thắng. Bác
Hồ dâng hiến cả cuộc đời mình vì cuộc đời chung của bao người cùng khổ: “nâng niu tất cả
chỉ quên mình”.
+ Đặc biệt có những con người tưởng chừng như không có đủ điều kiện để sống bình

thường như những người khác, nhưng họ đã vươn mình đứng dậy để không chỉ sống mà còn
đóng góp công sức cho đất nước. Đó là những tấm gương tàn nhưng không phế, cống hiến tất
cả những gì mình có thể. Một cậu bé liệt tay trở thành thầy giáo viết chữ bằng chân. Một cậu
bé không có chân tay trở thành diễn giả toàn cầu,...
 Họ ngày ngày vẫn truyền cảm hứng đến những con người bình thường như chúng ta.
-

Bàn luận:

Phê phán những người không biết trân trọng từng giây phút của cuộc sống để dâng hiến
trọn vẹn, tận độ cho cuộc sống.
-

Vận dụng:

Từ suy nghĩ tới hành động là một chặng đường dài. Mỗi khát vọng cống hiến cần được
thực hiện ngay khi thời gian còn cho phép, khi tuổi đang trẻ, khi tài năng đang nở rộ, khi cảm
hứng đang thăng hoa.
-

Liên hệ: là một thành viên của thế hệ trẻ, bạn đã cống hiến được những gì?

Câu 2 (5 điểm)

-

Yêu cầu chung:

Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập


văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân
tích, cảm thụ.
-

Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả,từ ngữ, ngữ pháp.




Yêu cầu nội dung:

Vẻ đẹp tài hoa của Người lái đò Sông Đà trong “Người lái đò Sông Đà”của Nguyễn Tuân
-

Vẻ đẹp tài hoa của ông lái đò

-

So sánh vẻ đẹp của ông lái đò với thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân để tìm ra phong

cách sáng tác độc đảo của nhà văn.
TIẾN TRÌNH BẦI LÀM

o

Kiên
thức
Chung

Hệ thống


Phân tích chi tiết

ý chính
Khái

- Tiểu sử: Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình Nho học khi Hán

quát vài

học trong giai đoạn lụi tàn, bản thân lại theo Tây học vì vậy mà Nguyễn

nét về tác Tuân tiếp thu cả tinh hoa của Nho học và cả văn minh phương Tây.
giả

Chặng đường văn học của Nguyễn Tuân có thể chia làm hai giai đoạn,
cũng ứng với chặng đường đời, chặng đường tư tưởng của nhà văn. Đó
là trước Cách mạng tháng Tám với phong cách ưa xê dịch, chối bỏ thực
tại, tìm về giá trị quá khứ, sa đà trong đời sống trụy lạc, và sau Cách
mạng tháng Tám, gắn bó với cách mạng, với vẻ đẹp cuộn sống lao động,
với quẩn chúng nhân dân hơn. Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của nền văn
học hiện đại, ông có nhiều những thành tựu nghệ thuật xuất sắc.
- Nguyễn Tuân tạo lập được cho mình được một phong cách nghệ
thuật độc đáo: văn chương tài hoa, uyên bác. Nguyễn Tuân là nhà văn
suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn khám phá thế giới ở bình diện văn hóa,

Vài nét về
tác phẩm

thẩm mỹ, luôn miêu tả con người trong vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ.

- Xuất xứ: một tùy bút xuất sắc được in trong tập Sông Đà 1960
- Hoàn cảnh sáng tác: thành quả của một chuyến đi gian khổ nhưng
rất hứng thú của nhà văn vào những năm 1958 - 1960. Chuyến đi đã
thỏa mãn niềm khát khao xê dịch, đi để tìm kiếm vẻ đẹp của thiên nhiên,
miền đất Tây Bắc, tìm ra thứ ‘Vàng mười” đã qua thử lửa trong vẻ đẹp
của con người miền Tây Bắc.
- Trong khúc tráng ca về thiên nhiên và con người Tây Bắc, Nguyễn

Kiến

1. Giới

thức

thiệu ồng Tuân đặc biệt khắc họa hai hình tượng nổi bật là hình tượng sông Đà và

trọng

lái đò

hình tượng ông lái đò. Trong đó, bức tranh hùng vĩ diễm lệ của sông Đà

tâm của sông Đà

chỉ là cái nền để tác giả ca ngợi sự tài hoa khéo léo cũng như bản lĩnh

bài

toát ra từ hình tượng ông lái đò.
- Mặc dù là nhân vật chính trong tác phẩm nhưng nhân vật của



Nguyễn Tuân hoàn toàn vô danh và chỉ được chạm khắc đôi nét ngoại
hình. Nguyễn Tuân dụng ý tìm cho bằng được “chất vàng mười” trong
tâm hồn và tài năng của chính con người sống và lao động bình dị ẩn
khuất giữa núi rừng.
- Người đọc chỉ biết nhân vật chính trong tác phẩm làm nghề lái đò.
Ông lái đò bình dị nhỏ bé khiêm nhường nhưng hiện lên trên trang văn
của Nguyễn Tuân là một con người thạo nghề sông nước nay xuôi mai
ngược, nay đề thác lũ, mai cưỡi bờm sóng mà đi. Ông thạo nghề tới mức
nếu ví Sông Đà là một thiên anh hùng ca thì ông thuộc cả những chỗ
chấm câu, chấm than, dấu xuống dòng. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân
Người lái đò Sông Đà được mô tả như một người lao động trí dũng song
toàn, một nghệ sĩ tài hoa. Người xưa quan niệm cưỡi cơn gió mạnh, đạp
đầu sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông là những biểu hiện của hành
động phi thường của người anh hùng thì ở đây người lái đò được nhà
2. Vẻ đẹp

văn khắc họa chính là con người cưỡi cơn gió mạnh đạp đầu sóng dữ.
- Quan niệm của Nguyễn Tuân về những người tài hoa - nghệ sĩ:

tài hoa

Người bình thường, làm những công việc bình thường, nhưng đạt đến

của ông

trình độ nhuần nhuyễn, đạt đến kỹ xảo, ít ai bì kịp thì cũng được xem là

lái đò


tài hoa.
- Tay lái tài hoa trong cuộc chiến với thác dữ sông Đà:
+ Cuộc đấu tranh sinh tử với thiên nhiên: thể hiện qua các từ ngữ: đấu
tranh, chiến trường, mặt trận. Cảm nhận cảnh vượt thác chủ yếu từ góc
độ quân sự, nhà văn xem cuộc vượt thác là một cuộc chiến sinh tử. Đó
còn là một cuộc đấu không cân sức, ông lái đò gần 70 tuổi, điều khiển
con đò vượt qua thế trận giăng vấy đẩy ác hiểm của sông Đà.
+ Nhà văn tập trung miêu tả cảnh ông lái đò phá ba vòng vây vượt
thác: Phá vòng vây đầu tiên: trận địa thác đá hoàn toàn chủ động, ông đò
không hề nao núng, người chiến binh này quả cảm, đương đầu với
những cuộc tấn công tứ phía. Ông lái đò vượt lên trên nỗi đau đớn để
điều khiển con đò đi đúng hướng, phá vòng vây thứ nhất.
Phá vòng vây thứ hai: không hề chủ quan, thay đổi chiến thuật, ông lái
đò hiện lên như một dũng tướng, quyết liệt, khéo léo, tránh né, đánh
thẳng để vượt lên.
Phá vòng vây thứ ba: phóng thẳng thuyền chọc thủng lũ đá hậu vệ để


lao vào cửa sinh, con thuyền như tên tiến thẳng phía trước. Người lái đò
một tay lái tài hoa, quả cảm trên trận tuyến sông Đà dữ dội.
3. Bàn

- Qua hình tượng ông lái đò, người đọc nhận thấy một điều bất di bất

luận mở

dịch tạo nên phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân dù trước hay sau

rộng


Cách mạng đó là luôn nhìn con người ở góc độ tài hoa, nghệ sĩ. Chỉ có
điều sau Cách mạng, ông không tìm vẻ đẹp tài hoa trong “Vang bóng
một thời” nữa mà đã hướng ngòi bút của mình về cuộc sống mới của đất
nước nhân dân. Nguyễn Tuân không chỉ thấy vẻ đẹp ở tầng lớp trí thức
mà còn ngay ở tầng lớp lao động bình dân để từ đó xây dựng thành công
hình tượng người lái đò nghệ sĩ trong nghề nghiệp chèo đò vượt thác.
Với Nguyễn Tuân hai chữ “nghệ sĩ” không chỉ trong lĩnh vực nghệ thuật
mà chỉ cả những người đạt đến trình độ điêu luyện tài hoa trong nghề
nghiệp, ở đây người lái đò Tây Bắc được nhà văn khắc họa thực sự là
một nghệ sĩ từ vóc dáng đến tính cách.
- Nguyễn Tuân đã khắc họa bức chân dung của con người lao động
mới vừa hiên ngang, khí phách, oai phong, hùng dũng vừa tài hoa trong
cuộc đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên để giành sự sống.
- Nhà văn cũng thể hiện quan niệm mới mẻ, độc đáo về người anh
hùng và người nghệ sĩ: Người anh hùng không chỉ xuất hiện trên chiến
trường mà còn có trong cuộc sống lao động hằng ngày, trong cuộc chiến
đấu với thiên nhiên để giành sự sống.



×