NHÓM 02
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM
CHỦ ĐỀ: KỊCH TỰ SỰ - GIÁN CÁCH
I. ĐẶC ĐIỂM KỊCH TỰ SỰ VÀ THỦ PHÁP GIÁN CÁCH CỦA BERTOLTBRECHT
A. ĐẶC ĐIỂM KỊCH TỰ SỰ
1. Kịch tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó thông qua các sự kiện, hệ
thống sự kiện.
- Thế giới trong các vở kịch tự sự là thế giới tồn tại bên ngoài người trần thuật – diễn viên,
không phụ thuộc vào ý muốn và tình cảm của họ. Ở đây, diễn viên dường như đứng bên ngoài
để “kể lại”. Tất cả những sự việc của đời sống được diễn viên “kể lại” như một đối tượng khách
quan ở bên ngoài mình. Chính vì vậy, tác phẩm kịch tự sự mang tính khách quan.
- Để có cái nhìn khách quan, các vở kịch tự sự tập trung phản ánh đời sống qua các sự kiện, hệ
thống sự kiện. Các biến cố, sự kiện này có thể là những biến cố, sự kiện bên ngoài: việc làm,
hành động cụ thể có thể thấy được, cũng có thể là những biến cố, sự kiện bên trong: tâm trạng,
cảm xúc, ý nghĩ... nhưng những biến cố, sự kiện này không được biểu hiện trực tiếp mà được
xem như một đối tượng để đem ra phân tích, nhận biết.
Các tác phẩm kịch tự sự tái hiện toàn bộ thế giới bao gồm những sự kiện bên ngoài và bên
trong của con người nhưng đều xem chúng như là những sự kiện khác nhau về đời sống con
người, xã hội.
2. Kịch tự sự có khả năng phản ánh hiện thực một cách rộng lớn, bao quát.
- Vở kịch tự sự miêu tả cuộc sống qua các sự kiện, hệ thống sự kiện Các vở kịch tự sự mở
ra một phạm vi hết sức rộng lớn trong việc miêu tả hiện thực khách quan, được thể hiện trong
các mối quan hệ đa chiều.
- Trong các vở kịch tự sự, không gian và thời gian không bị hạn chế. Nhà văn có thể thể hiện
những vùng đất khác nhau, có thể lùi về dĩ vãng hay đắm mình trong hiện tại, có thể lướt qua
hoặc tập trung miêu tả một mặt nào đó mà mình cho là quan trọng. Nó có thể kể về một khoảnh
khắc hoặc một sự kiện dài 10, 20, 50 năm trong một không gian nhất định hoặc ở nhiều vùng
đất khác nhau.
- Do tính chất phản ánh rộng lớn và bao quát, hệ thống tình huống trong kịch tự sự cũng phong
phú và đa dạng, mang chất "văn xuôi". Ở đây, có thể bắt gặp những tình huống làm nổi bật về
chân dung, ngoại hình, tâm sinh lí, phong tục, tập quán, đồ vật, đời sống lao động sản xuất, tôn
giáo, chính trị...bao gồm những tình huống có thực, tưởng tượng, hoang đường... hơn hẳn so
với kịch truyền thống.
Page 1
3. “Kịch tự sự là một loại kịch hiện đại xuất hiện từ sau thế chiến thứ nhất,đối lập với
nghệ thuật kịch Aristote truyền thống ở chỗ ít quan tâm đến số phận cá nhân của con
người mà nặng về trình bày những điều kiện lịch sử-xã hội”- Lê Nguyên Cẩn
- Trong các vở kịch tự sự, con người được đặt trong các vị thế đối mặt với lịch sử, với xã hội
thay vì đối mặt với số phận như trong kịch truyền thống.
- Tác giả thường nhấn mạnh yếu tố biểu hiện lý trí hơn là tình cảm, nhằm mục đích kích thích
sự phê phán của khán giả, giúp họ nhận thức rõ hơn thực tại ngoài sân khấu để hành động cải
tạo nó.
- Kịch tự sự kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố tự sự và kĩ thuật kịch.
Cốt truyện kịch là một câu chuyện được kể lại rõ ràng minh bạch theo trình tự thời gian
chứ không phải là một câu chuyện đang diễn ra trước mắt nhằm tạo ảo giác.
“Kịch Aristote” và “Kịch phi Aristote”
Kịch Aristote ( Truyền thống )
Quan niệm
Tương quang giữa
khán giả và sân
khấu
Luật “ Tam Duy
Nhất”
Cốt truyện
Kịch phi Aristote ( Kịch tự sự )
Sân khấu kịch phải đem lại ảo Nghệ thuật sân khấu không nên áp
giác, khiến khán giả được sống đặt tình cảm cho khán giả mà phải
cuộc đời khác, cao đẹp hơn, và làm cho họ biết “Suy nghĩ”
từ thích thú nghệ thuật đó mà
được “thanh lọc”
Tương quang hòa đồng - mê hoặc
trói buột khán giả, làm họ bị lôi
cuốn vào thế giới tưởng tượng
mất khả nặng nhận xét phê phán
Tương quan gián cách – thức tỉnh
suy tư, khơi gợi thắc mắc của khán
giả, làm cho họ phải đứng xa mà
nhìn, tìm hiểu trước khi bài tỏ thái
độ
“Sao cho ở một nơi, trong một
ngày, chỉ một sự việc trọn vẹn
Phá vỡ quy luật ( Phương châm
duy nhất. Giữ cho vở kịch luôn
được sôi động cho đến lúc hạ “Chân lí là cụ thể” )
màn”
giao đãi, thắt nút, phát triển đến
cao trào và rồi mở nút ( tuân theo
logic nhân quả Hành động kịch do
đó phải thống nhất, cốt truyện
phải tập trung )
Kịch phóng khoáng,không phát
triển theo thời gian và nhân quả
trực tiếp đôi khi thiếu liên tục,
theo đường vòng.
Page 2
B. ĐẶC ĐIỂM THỦ PHÁP GIÁN CÁCH
- Diễn viên không hòa theo nhân vật mà giúp khán giả nhận định và lựa chọn thái độ trước một
cảnh đang trình diễn.
- Diễn viên không hoàn toàn đồng hóa với nhân vật mà mình sắm vai.
- Gián cách để tước bỏ cảm giác “dĩ nhiên”, “ vĩnh cữu” giúp nhìn thấy “lịch sử”, “cụ thể” đầy
mâu thuẫn của sự vật để bình tĩnh phán xét những gì đang diễn ra trên “sân khấu”.
1. Không bị hạn chế về không gian và thời gian:
- Kịch không diễn ra như một chuyện đang diễn ra mà như câu chuyện được kể lại.
- Không để hành động phát triển theo thời gian và quy luật logic nhân quả, đi theo một đường
thẳng từ thấp đến cao như kịch kiểu Aristos
- Phóng khoáng, thiếu liên tục theo đường vòng.
2. Hai thành phần xem kẽ nhau trong một vở kịch:
- Một là câu chuyện được mô tả cụ thể qua hình ảnh sân khấu, xung đột giữa cá nhân và xã hội
bộc lộ chủ đề tác phẩm
- Hai là gián cách nội dung, tác giả gợi lên những ý bao quát để người đọc suy nghĩ phương
pháp hành động và quyết định lựa chọn
3. Gián cách đối thoại: Xem kẽ vở kịch là các bài hát do các ca sĩ, các ban hợp ca trình diễn
nhằm tạo không khí đại chúng, phá vỡ ảo tưởng
4. Diễn viên - người kể chuyện:
- Diễn viên không được tự xem mình là hiện thân của nhân vật mà chỉ là người kể lại (người kể
lại) những hành vi của một người khác vào một thời điểm trong quá khứ.
- Diễn viên phải luôn nhớ rằng không phải hành động của mình được miêu tả mà mình là người
được miêu tả hành động đó.
- Diễn viên được tự do bình luận hành động của người mà mình diễn.
5. Nhiều thủ pháp được vận dụng phục vụ cho diễn xuất nhầm đạt yêu cầu gián cách
II. ĐẶC ĐIỂM KỊCH TỰ SỰ GIÁN CÁCH TRONG TÁC PHẨM KỊCH TỰ SỰ VÒNG
PHẤN KAFKAZ
1. Cốt truyện: Sử dụng những câu chuyện có sẵn trong dân gian nhưng đã làm mới nó bằng
chi tiết kì lạ (để giải quyết tranh chấp con giữa hai người phụ nữ, Brecht mượn mô típ cái vòng
Page 3
phấn trong truyền thuyết Trung Hoa) với tình tiết “Cái vòng phấn”, tác giả đã đưa ra cách xử
lí khác, lạ hơn để thức tỉnh con người về trách nhiệm trước thời đại.
2. Cách giải quyết mâu thuẫn kịch: Cuộc tranh luận giữa hai nông trường tuy đã ngã ngũ,
song cả hai bên đều chưa cảm thấy thỏa đáng. Theo lẽ thường, kịch phải được tiếp tục để đi đến
hướng giải quyết. Nhưng Brecht cho dừng lại để cả chủ lẫn khách cùng xem một vở kịch không
có gì gắn với điều đang tranh luận.
3. Cuối vở kịch, tác giả mời gọi khán giả tìm giải pháp cho vấn đề đặt ra: “Theo ý quí vị
thì làm thế nào để thay đổi bản tính con người hay thay đổi trần gian? Giải pháp ở đâu? Thật sự
chúng tôi không tìm ra. Để chấm dứt sự hoang mang này, xin quí vị có cách nào giúp đỡ một
người tốt bụng thoát khỏi sự khốn khổ để có thể sống theo tiếng gọi của lòng lành”
4. Lôgic:
- Vở kịch không phát triển theo mô hình giao đãi - thắt nút - phát triển - cao trào - cởi nút. Các
hồi không liên kết với nhau theo quan hệ nhân quả (như trong kịch truyền thống) mà được đặt
cạnh nhau theo nguyên tắc “cái nọ nảy sinh sau cái kia” trên trục thời gian.
- Brecht còn đặt tên cho mỗi cảnh thông qua việc tóm tắt nội dung có tiêu đề và kết thúc của
truyện.Vì thế Brecht đã giảm tới mức tối đa sự hồi hộp của khán giả trước khi xem và chưa đọc
đã biết nội dung cảnh kịch. Do đó, khán giả chỉ còn việc nhận xét xem sự việc đó diễn ra như
thế nào mà thôi.
5. Gián cách trong dàn dựng sân khấu:
- Sân khấu cũng phải được “gián cách” với cuộc đời. Phông màn phải treo thấp để khán giả
nhìn thấy những gì đang diễn ra phía sau.
- Sân khấu chỉ bài trí một nửa, còn nửa kia vẫn để trơ những ván gỗ mộc. Dụng cụ bài trí được
tối giản hết mức, tận dụng hết những đạo cụ trên sân khấu. Một tấm gỗ khi là giường, khi là
chiếc vành móng ngựa, có lúc là cây cầu…
- Sân khấu lúc nào cũng sáng vì theo ông chân lí phải được phơi bày ra ánh sáng.
- Xuất hiện các bài hát do các ca sĩ, các Ban hợp ca trình diễn xen vào giữa các màn kịch hoặc
trong một màn kịch để gián cách các đối thoại nhằm tạo điều kiện cho khán giả tham dự vào
việc trình diễn.
Với phương châm “Sân khấu tự sự không trình bày sự việc mà là bình luận sự
việc”, Brecht đã tạo nên một hiệu quả gián cách có sức tác động lớn tới độc giả. Họ xem sân
khấu kịch như là một cái gì đó rất khác lạ và nó có khả năng thể hiện cuộc sống đa chiều hơn.
Page 4