Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất tạo cơ sở và tiền đề phát triển cho
nền kinh tế quốc dân.Hàng năm,ngành XDCB thu hút tới 30% tổng số vốn đầu
tư cả nước và là một trong những ngành có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà
Nước.Vốn đầu tư lớn cùng với đặc điểm của ngành là thời gian thi công kéo
dài và trên quy mô lớn.
Là một đơn vị chuyên thi công các công trình giao thông vận tải,công
nghiệp dân dụng phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ bản sản phẩm của Công
Ty 17-Tổng Công Ty xây dựng Trường Sơn đã có mặt trên thị trường nhiều
năm nay. Được về thực tập tại phòng kế toán - tài chính Công ty 17 - Tổng
công ty xây dựng Trường Sơn. Tìm hiểu về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và
bản sắc truyền thống văn hoá của công ty em nhận thấy Công ty 17 là một đơn
vị chuyên thi công các công trình giao thông vận tải, công nghiệp dân dụng
phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ bản sản phẩm của Công ty 17- Tổng công ty
xây dựng Trường Sơn đã có mặt trên thị trường từ nhiều năm nay. Công ty
luôn giữ được uy tín với khách hàng về mặt chất lượng sản phẩm và tiến độ
thi công, thực hiện đúng hợp đồng ký kết. Mặc dù đã có thời kỳ gặp nhiều khó
khăn nhưng đến nay công ty đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong
ngành xây dựng cơ bản. Việc kế toán nguyên vật liệu - ở công ty đã nhiều lần
cải tiến, nhưng trước sự đổi mới của hệ thống kế toán đòi hỏi phải tiếp tục cải
tiến và hoàn thiện hơn nữa. Nhận thấy vấn đề bức xúc của công tác kế toán
nguyên vật liệu trong việc quản lý chi phí em đã đi sâu nghiên cứu chuyên đề
“Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty 17 - Tổng công ty xây dựng Trường
Sơn”
Chuyên đề thực tập tổng hợp gồm ba phân:
Phần I:Đặc điểm SXKD và tổ chức quản lý SXKD của Công ty 17
Phần II: Thực trạng hạch toán nguyên vật liêu tại Công ty 17
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
1
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiên hạch toán nguyên vật liêu tại
Công ty 17
Trong quá trình thực tập tại Công Ty 17-Tổng công ty xây dựng Trường
Sơn được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo công ty và các phòng ban,đặc biệt
là các chú và anh chị phòng Kế Toán-Tài Chính cùng với sự chị đạo tận tình
của Thầy Giáo PGS.TS Nghiêm Văn Lợi đã giúp em hoàn thành báo cáo thực
tập này!
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian thực tập và kiến thức bản thân còn
nhiều hạn chế nên báo cáo thực tập tổng hợp này không tránh khỏi thiếu
sót,mong nhận được ý kiến phản hồi, đóng góp và bổ sung của những người
quan tâm để báo cáo này có thể hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2008
Sinh Viên
Trịnh Thị Hồng Lê
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
2
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
PHẦN I. ĐẶC ĐIỂM SXKD VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SXKD CỦA
CÔNG TY 17
I. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh ở công ty
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên đầy đủ: Công ty 17 – Tổng công ty Xây Dựng Trường Sơn
Tên thường gọi: Công ty 17
Tên giao dịch tiếng anh: Truong Son Construction General Corporation –
Corporation N
o
17
Trụ sở chính: Km 12+500 QL1A Ngũ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội
Điện thoại: 04-8615287-8611170
Fax: (84-4)8615610
Mã số thuế: 0100129462-1
Công ty 17- Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn tiền thân là Binh Trạm
17- Đoàn 559.Được thành lập vào ngày 28/01/1972. Trong kháng chiến chống
Mỹ, nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị là mở đường chiến lược, vận tải lương thực
thực phẩm, vũ khí đạn dược phục vụ cho yêu cầu chiến đấu. Sau giải phóng
cùng với sự trưởng thành của các lực lượng công binh và giao thông vận tải
quân sự trong điều kiện nền kinh tế nước nhà đang chuyển đổi từ nền kinh tế
bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,nhu cầu vận
tải và xây dựng cơ bản ngày càng tăng.Để phù hợp và đáp ứng được nhu cầu
thị hiếu của xã hội.Theo quyết định 249/QĐ-QP ngày 26/6/1993 của Bộ
Trưởng Bộ Quốc Phòng quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà Nước,lúc đó
đơn vị lấy tên là Công ty Vật Tư – Vận tải và xây dựng 17 với ngành nghề
kinh doanh chính là:Vận tải đường bộ,đường sông, cung ứng vật tư (thiết bị xe
máy, phụ tùng, vật tư xây dựng) – xây dựng công trình giao thông, công
nghiệp dân dụng – sản xuất vật liệu xây dựng.
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
3
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
Đến ngày 03/04/1997 theo quyết định số 513/QĐ-QP của Bộ Trưởng Bộ
Quốc phòng đổi tên đơn vị thành Công Ty 17 và được giữ nguyên từ đó tới
nay với tổng số vốn lúc đó là 7.215.000.000đ.
Trong đó:
- Vốn cố định : 5.230.000.000 đ
- Vốn lưu động : 1.985.000.000 đ
Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 111505 do Sở
kế Hoạch và Đầu tư – Hà Nội cấp ngày 19/04/1997
Chứng chỉ hành nghề Xây dựng số 115, số hiệu ĐK : 0109-20-1-123 do
Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng cấp ngày 04/04/1997
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1. Lĩnh vực kinh doanh
Theo quyết định số 513/QĐ-QP ngày 03/04/1997 của Bộ Trưởng Bộ Quốc
Phòng đổi tên Công ty vật tư vận tải và xây dựng 17 thành Công ty 17 thuộc
Tổng công ty xây dựng Trường Sơn với các nghành nghề chủ yếu sau:
+ Vận tải đường bộ, đường sông, cung ứng vật tư (thiết bị xe máy, phụ
tùng vật tư xây dựng).
+ Xây dựng các công trình đường bộ, đường sắt, sân bay, bến cảng và
cầu nhỏ trên đường bộ.
+ Xây dựng các công trình dân dụng và phần bao che các công trình
công nghiệp nhóm B.
+ Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 35kv.
+ Xây dựng các công trình kĩ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.
+ Xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ (đê, kênh, mương.....).
Là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo nghị định 388/CP
với lĩnh vực đăng ký kinh doanh :Vận tải đường bộ; đường sông; cung ứng vật
tư, Xây dựng công trình giao thông ;công nghiệp dân dụng, Sản xuất vật liệu
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
4
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
xây dựng. Công ty 17 có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và
các nguồn lực khác được nhà nước, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn và Bộ
Quốc Phòng giao theo qui định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và
hằng năm của công ty, phương án đầu tư, liên doanh,liên kết với các tổ chức
cá nhân trong và ngoài nước phù hợp với chủ trương nhà nước, Tổng công ty
và Bộ Quốc Phòng.
2.2. Quy trình công nghệ sản xuất
Thi công nhà dân dụng:
Thi công các hạng mục chủ yếu của đường bộ
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
5
Chuẩn bị
mặt bằng
Định vị
công trình
Đào móng
Thi công
móng
Đổ bê tôngXây dựngĐổ trần
Lắp điện
nước
San nền,
lát gạch
Hoàn thiện
Chuẩn bị mặt
bằng
Định vị công
trình
Đào đất hữu cơ
Thi công lớp
đắp nền đường
Cắm bậc
thấm,cọc cát...
Thi công lớp
đáy móng
TC lớp móng
đường(subbase..
)
TC lớp mặt
đường(Asphat...
)
TC hạng mục
đảm bảo ATGT
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
Xây kênh
2.3. Vốn, tài sản và kết quả kinh doanh của công ty trong một số năm
gần đây.
Căn cứ vào bảng 1, ta thấy tổng tài sản của Công ty năm 2006 tăng so
với năm 2005 là 14.164.174.569 VNĐ tưng ứng với 14,58%( trong đó, TSNH
tăng 15,63%, TSDH tăng 6,04%), năm 2007 tăng so với năm 2006 là
11.205.927.104 VNĐ tưng ứng với 10,07% ( trong đó, TSNH tăng 8,76%,
TSDH tăng 21,72%).Điều đó chứng tỏ quy mô tài sản của Công ty tăng.
Mặt khác ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu năm 2006 giảm so với năm
2005 là 113.374.126 VNĐ tưng ứng với 1,14%; năm 2007 tăng so với năm
2006 là 376.152.721 VNĐ tưng ứng với 3,84%.Như vậy, quy mô nguồn vốn
chủ sở hữu cũng tăng. Tuy nhiên, ta có thể thấy tốc độ tăng quy mô nguôn vốn
chủ sở hữu luôn nhỏ hơn tốc đọ tăng quy mô tài sản.Từ đó có thể thấy hầu
như các tài sản của Công ty đều tăng lên từ nguồn vốn đi vay.Năm 2006 so
với năm 2005 nợ phải trả tăng 16,35%. Năm 2007 nợ phải trả tăng so với năm
2006 là 10,67%.Tốc độ tăng của nợ phải trả trong 3 năm giảm.Đây là một cải
thiện trong tình hình tài chính của công ty.
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
6
Đào móng
kênh
Đắp mái bờ
kênh
Đổ bê tông
mái
Đổ bê tông
đỉnh mái
XD các cống
trên kênh
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
Căn cứ vào Bảng 2, ta có thể thấy Doanh thu của Công ty năm 2006
tăng so với năm 2005 là 8.131.237.540 VNĐ tưng ứng với 16,15%; năm 2007
tăng so với năm 2006 là 10.528.651.620 VNĐ tưng ứng với 18%.Như vậy
Doanh thu của Công ty có xu hướng tăng qua 3 năm 2005 – 2007.
GVHB năm 2006 so với năm 2005 tăng 16,01%; năm 2007 tăng so với
năm 2006 là 22%.Tốc đọ tăng GVHB trong 2 năm này đã cao hơn tốc độ tăng
doanh thu (18%).Điều đó chứng tỏ Công ty chưa biết tiết kiệm được Chi phí
sản xuất để hạ giá thành.
Chỉ tiêu LN gộp của Công ty năm 2006 tăng so với năm 2005 là
1.031.602.830 VNĐ tưng ứng với 17,11%; năm 2007 giảm 11,13% so với
năm 2006 tức là giảm 786.242.688 VNĐ.Công ty cần chú ý hơn về việc tiết
kiệm Chi phí sản xuất, từ đó Công ty có thể hạ giá thành tăng doanh thu trong
những năm tới.
2.4 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố mang tính quyết định trong quá trình sản
xuất.Đồng thời, nó cũng là một trong những động lực quan trọng đảm bảo cho
công ty không ngừng phát triển và đứng vững trên thị trường. Công ty 17 có
một đội ngũ nguồn nhân lực mạnh và có chất lượng cao. Đây cũng là một
trong những nhân tố giúp Công ty ngày càng lớn mạnh.
Công ty có tổng số là 268 cán bộ công nhân viên.
Theo trình độ:
Trình độ Số người ( người ) Tỉ lệ %
Đại học 97 36.2
Trung cấp 112 41.8
Phổ thông 60 22
Theo độ tuổi
Độ tuổi Số người (người ) Tỉ lệ %
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
7
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
20 – 35 168 63
35 – 45 64 24
Trên 45 36 13
Theo giới tính
Giới tính Số người ( người ) Tỉ lệ %
Nam 194 72.4
Nữ 74 27.6
Phòng kế toán có tổng số 15 nhân viên chiếm tỷ trọng 5.6 % tổng số cán
bộ công nhân viên trong toàn công ty.
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
8
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
9
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
10
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Công ty 17 – Tổng công ty xây dựng Trường Sơn là một đơn vị hạch toán
độc lập nên Giám đốc trực tiếp lãnh đạo đến từng phòng ban, đội sản xuất
nhằm quản lý chặt chẽ kinh tế ,kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc, các phòng ban chức năng
và nghiệp vụ được tổ chức theo yêu cầu quản lý kinh doanh.
Khái quát bộ máy khối cơ quan Công ty 17
Giám đốc công ty: Là đại diện pháp nhân cho Công ty , chịu trách
nhiệm chung trước Tổng công ty và Nhà Nước trong việc quản lý công việc ,
kinh tế tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện kế hoạch được
giao theo chế độ một Thủ trưởng.
Phó giám đốc – Bí thư Đảng ủy : Phụ trách về chính trị tư tưởng cho
cán bộ chiến sỹ toàn công ty. Chỉ huy đơn vị thực hiện đường lối chính sách
của Đảng và Nhà Nước. Duy trì nề nếp sinh hoạt Đảng bộ ,chỉ đạo sinh hoạt
chi bộ, đề ra những nghị quyết đúng đắn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh của Công ty.
Phó giám đốc kỹ thuật thi công: Phụ trách về mặt kỹ thuật thi công
,giúp giám đốc tổ chức các biện pháp thi công theo dõi kỹ thuật chất lượng các
công trình , thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật.
Phó giám đốc kinh doanh : Phụ trách kỹ thuật dự án ,kinh tế kế hoạch,
giúp giám đốc quản lý về tình hình tài chính lập kế hoạch nghiên cứu tìm hiểu
thị trường , xây dựng đơn giá đấu thầu các công trình, tìm kiếm khách hàng.
Phòng Kế toán – Tài chính: Có nhiệm vụ giúp giám đốc Công ty quản
lý về mặt tài chính để công ty cũng như các đội sản xuất , các phòng ban thực
hiện đầy đủ các chính sách chế độ kế toán tài chính của Nhà Nước. Thường
xuyên kiểm tra các đơn vị đảm bảo thực hiện tiết kiệm phải có lãi.
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
11
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
Phòng Kinh tế -Kỹ thuật : Có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra giám sát về
kỹ thuật chất lượng công trình dự án của công ty đã và đang thực hiện đồng
thời đề ra các biện pháp sáng kiến kỹ thuật trong thi công : lập kế hoạch sản
xuất ngắn và dài hạn báo cáo Tổng công ty đồng thời lập kế hoạch giao cho
các đội, theo dõi việc thực hiện kế hoạch giúp giám đốc chỉ đạo sản xuất kinh
doanh.
Phòng Xe máy – Vật tư: Phụ trách vật tư, máy móc thiết bị giúp giám
đốc theo dõi quản lý tình trạng máy móc, vật tư thiết bị toàn công ty.Đề xuất
sữa chữa, mua sắm kịp thời giám sát việc mua và sử dụng vật tư về chất lượng
,chủng loại, theo dõi điều động các máy móc về tình trạng, nhu cầu sử dụng
tùy theo các công trình.
Phòng Chính trị: Có nhiệm vụ phổ biến tuyên truyền các đường lối
chính sách của Đảng và Nhà Nước,nâng cao nhận thức chính trị cho mỗi cán
bộ ,chiến sỹ, ý thức nhiệm vụ cho mọi người trong từng giai đoạn của tiến
trình cách mạng.
Phòng Tổ chức – Lao động : Có nhiệm vụ giúp giám đốc công ty tổ
chức bộ máy điều hành và quản lý công ty cũng như các đơn vị trực thuộc,
đáp ứng nhu yêu cầu sản xuất kinh doanh.Theo dõi tình hình lao động tiền
lương ,sắp xếp lao động trong công ty về số lượng, trình độ nghiệp vụ ,tay
nghề cho từng phòng ban, từng đội sản xuất. Đề ra chương trình đào tạo bồi
dưỡng cán bộ, công nhân lành nghề phục vụ kịp thời nhiệm vụ SXKD
Phòng Hậu cần – Hành chính:Phụ trách quản lý cán bộ CNV về mặt
hành chính.Chăm lo cải thiện đời sống cho các thành viên trong công ty ,nhất
là công nhân ở tại công trường đang thi công .Cấp phát quân trang ,bảo hộ lao
động,đảm bảo y tế ,vệ sinh cho toàn công ty.
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
12
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
Các đội sản xuất: Hiện nay công ty có 8 đội sản xuất và 1 xí
nghiệp.Các đội được xây dựng khép kín,mỗi đội thực hiện một nhiệm vụ khác
nhau và tiến hành hạch toán độc lập.
3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty 17
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
13
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
14
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
1. Tổ chức bộ máy kế toán
SƠ ĐỒ :TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 17
GHI CHÚ:
Quan hệ chỉ đạo:
Quan hệ chỉ đạo và cung cấp báo cáo:
Trong đó:
Kế toán trưởng:thực hiện theo pháp lệnh kế toán trưởng. Làm công
tác chỉ đạo và giám sát điều hành toàn bộ hoạt động của phòng kế toán.Chịu
trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về tính chính xác ,tính kịp
thời và đầy đủ của số liệu kế toán, là người thay mặt giám đốc công ty tổ
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
15
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế
toán
tổng
hợp
Kế
toán
công
nợ
Kế
toán
ngân
hàng
Kế
toán
TSCĐ,
tiền
lương
Thủ
quỹ
kiêm
kế toán
thuế
KT
Đội
172
KT
Đội
173
KT
Đội
174
KT
Đội
175
KT
Đội
176
KT
Đội
177
KT
Đội
Kế
toán
KT
Đội
179
PKT
XN
494
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
chức công tác kế toán của công ty,thực hiện các khoản đóng góp với ngân
sách nhà Nước.
Kế toán tổng hợp: là lập kế hoạch tài chính hàng năm, kiểm tra chi
phí, xác định doanh thu, giá trị sản lượng dỏ dang.Tập hợp doanh thu,chi phí
sản xuất thành giá thành sản phẩm,phân bổ chi phí QLDN,lập chứng từ ghi
sổ,ghi sổ cái,lập bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính.
Kế toán công nợ : có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán với
người mua, người bán và thanh toán nội bộ.
Kế toán ngân hàng: có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính với ngân
hàng, theo dõi số dư tiền gửi, tiền vay, lãi xuất.Thực hiện các phần việc liên
quan đến các nghiệp vụ ngân hàng,cùng thủ quỹ đi ngân hàng rút tiền,
chuyển tiền, vay vốn tín dụng ở ngân hàng.
Kế toán TSCĐ, tiền lương: theo dõi sự biến động của TSCĐ, tính và
phân bổ khấu hao,xác định nguyên giá các loại tài sản đang dùng, không cần
dùng, chờ thanh lý để đề xuất những ý kiến trong đầu tư quản lý tài
sản;đồng thời tính toán số lương phải trả cho cán bộ công nhân viên,trích
BHXH,BHYT, và KPCĐ, tính % BHXH,BHYT do cán bộ công nhân viên
đóng.
Thủ quỹ kiêm kế toán thuế:quản lý các khoản thu bằng tiền của công
ty, lập báo cáo thu chi tiền mặt, các khoản tạm ứng.Phản ánh số hiện có, tình
hình tăng giảm quỹ tiền mặt của công ty , tiến hành phát lương cho cán bộ
công nhân viên ở cơ quan.Đồng thời có nhiệm vụ theo dõi tình hình nghĩa
vụ đối với nhà nước.
Kế toán ở các đội có nhiệm vụ mở sổ sách chi tiết theo dõi tình hình
hoạt động sản xuất của đội, tổng hợp chi phí sản xuất, chứng từ luân chuyển
về công ty hàng tháng một lần ,tính và thanh toán lương cho các nhân viên
sản xuất trong đội.
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
16
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
2.Chế độ kế toán áp dụng tại công ty.
Xuất phát từ những yêu cầu về tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý và trình
độ quản lý, công ty 17 tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung tại
phòng tài chính – kế toán thực hiện phân hạch toán kế toán
-Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm
-Hình thức sổ kế toán áp dụng : Chứng từ ghi sổ
-Phương pháp khấu hao tài sản cố định là phương pháp đường thẳng,tỷ lệ
khấu hao theo quy định số 206/2003/QĐ- BTC ban hành ngày 12/12/2003
và NĐ 99/2004/NĐ-BTC
-Phương pháp kế toán hàng tồn kho: công ty xác định giá xuất kho theo
phương pháp Bình quân gia quyền; hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên nhờ đó kế toán theo dõi phản ánh một cách
thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho trên các
sổ sách kế toán.Kế toán chi tiết nguyên vật liệu được hạch toán theo phương
pháp thẻ song song.
-Hệ thống tài khoản sử dụng trong công ty:Xuất phát từ đặc điểm tổ chức
sản xuất kinh doanh, trình độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính của công ty,
hệ thống tài khoản của công ty bao gồm hầu hết các tài khoản theo quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và các tài khoản sửa đổi bổ
sung theo các thông tư hướng dẫn.Tuy nhiên do đặc điểm hoạt động ,công ty
không sử dụng một số tài khoản như: TK 113, TK 121, TK 128,TK 129, TK
139, TK 151, TK 155, TK 156, TK 157, TK 158, TK 212, TK 213, 217, TK
221, TK 222, TK 223, TK 229, TK 241, TK 242, TK 243, TK 315,…
-Hệ thống chứng từ sử dụng trong công ty,Hiện nay ,công ty đã đăng ký sử
dụng hầu hết các chứng từ do Bộ tài chính phát hành.Danh mục chứng từ kế
toán bao gồm:
Chứng từ lao động tiền lương: Bảng chấm công,bảng thanh toán lương
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
17
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
Chứng từ tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi,giấy báo có,giấy đề nghị tạm ứng,
giấy thanh toán tiền tạm ứng...
Chứng từ về tài sản cố định: HĐGTGT, Biên bản bàn giao tài sản cố định,
thẻ tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định,.....
Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản
kiểm kê vật tư, công cụ dụng cụ, bảng kê mua hàng....
-Hệ thống sổ kế toán được sử dụng trong công ty bao gồm: nhật ký chứng
từ, các bảng kê, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng phân bổ
nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố
định, sổ cái các tài khoản...
-Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01-
DN),Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02-DN), Thuyết minh báo cáo
tài chính(Mẫu số B09- DN)
3.Hình thức kế toán.
Hiện nay Công ty 17 áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ kế toán : “Chứng từ
ghi sổ” theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ tài
chính thay cho quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 .bao gồm
các loại sổ kế toán chủ yếu sau:
-Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: là sổ ghi theo thời gian,phản ánh toàn bộ
chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng.Sổ này nhằm quản lý chặt chẽ chứng từ
ghi sổ,kiểm tra và đối chiếu với sổ cái,bảng cân đối số phát sinh.
-Sổ kế toán chi tiết: Dùng để phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh theo từng đối tựơng KT riêng biệt mà trên sổ KT tổng hợp chưa phản
ánh được.
-Sổ cái: Là sổ phân loại dùng để hạch toán tổng hợp.Mỗi tài khoản được
phản ánh trên một vài trang Sổ Cái.
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
18
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
Số liệu ghi trên Sổ cái dùng để kiểm tra,đối chiếu với số liệu ghi trên sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ,các sổ kế toán chi tiết,dùng để lập báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu:
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
Chứng từ gốc,bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ Quỹ
Sổ (thẻ) Kế
toán chi tiết
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ Cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng cân đói số
phát sinh
19
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
Trình tự ghi:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để ghi vào chứng từ ghi
sổ.Các chứng từ cần hạch toán mà chưa thể phản ánh vào chứng từ ghi sổ thì
đồng thời phải ghi vào sổ ( thẻ) kế toán chi tiết. Các chứng từ liên quan đến
thu chi tiền mặt được ghi vào sổ quỹ...Sau đó từ chứng từ ghi sổ hàng ngày kế
toán ghi vào sổ cái và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Cuối tháng, sau khi đã phản ánh tất cả các chứng từ ghi sổ vào sổ cái thì
tiến hành cộng số phát sinh tính từ dư cuối tháng cho từng tài khoản.Số liệu
trên sổ cái khi được kiểm tra đối chiếu với bảng tổng hợp chi tiết ( là bảng
cuối tháng được lập căn cứ vào sổ ( thẻ) kế toán chi tiết) được làm căn cứ lập
Bảng cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính khác.Đồng thời từ bảng tổng
hợp chi tiết cuối tháng kế toán lập báo cáo tài chính. Cuối tháng cộng sổ kế
toán lấy số liệu ở sổ đăng ký chứng từ đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh.
PHẦN II.THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT
LIỆU TẠI CÔNG TY 17
I. Khái niệm,đặc điểm, phân loại nguyên vật liêu
1. Khái niệm, đặc điểm
Nguyên vật liêu là những đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật hóa.
Một doanh nghiệp muốn tiến hành SXKD ngoài tư liệu lao động phải có đối
tượng lao động. NVL là đối tượng lao động 1 trong 3 yếu tố cơ bản của quá
trình sx, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Đặc điểm của
NVL là chỉ tham gia vào một chu kì SXKD nhất định và toàn bộ giá trị vật
liệu được chuyển hết 1 lần vào Chi phí kinh doanh trong kì. Khi tham gia vào
hoạt động SXKD VL bị biến dạng hoặc tiêu hao hoàn toàn. Đặc điểm như vậy
nên giá trị của NVL được chuyển dịch toàn bộ 1 lần vào sản phẩm và được bù
đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện.
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
20
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
Cũng vậy trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của
Doanh nghiệp , nguyên vật liêu bị tiêu hao toàn bộ và chuyển dịch một lần vào
Chi phí SXKD trong kì.Vì thế cho nên việc cung cấp nguyên vật liêu có đầy
đủ kịp thời hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp dến kế hoạch SXKD của Doanh
nghiệp. Nếu nguyên vật liêu cung cấp không đầy đủ thì hoạt động bình thường
của quá trình SXKD sẽ bị ngừng trệ. Ngược lại nếu dữ trữ nguyên vật liêu quá
lớn sẽ dẫn đến hiện tựơng ứ đọng vốn của Công ty. Điều náy ảnh hưởng xấu
đến kinh tế tài chính của Công ty chính vì lẽ đó khi có nguyên vật liêu phải
đảm bảo qui cách, phẩm chất thì sản phẩm tạo nên mới đáp ứng được yêu cầu
đặt ra. Chi phí nguyên vật liêu thường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong giá thành
của sản phẩm xây lắp,nói như vậy để thấy được vị trí quan trọng của Chi phí
nguyên vật liêu trong quá trình sản xuất và sự sống còn của mỗi doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với mục đích hạ thấp Chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm để có lợi nhuận cao. Vấn đề đặt ra là phải tăng cường
tập trung quản lý nguyên vật liêu từ khâu thu mua bảo quản dữ trữ và việc sử
dụng mức tiêu hao vật liệu trong sản phẩm với định mức qui định sao cho có
hiệu quả nhất đối với mỗi doanh nghiệp xây lắp, góp phần nâng cao hiệu quả
của toàn xã hội.
Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp được biểu hiện ở hai
hình thái:
-Về hình thái hiện vật: nguyên vật liêu chỉ tham gia vào một chu kì SXKD
giá trị của nó được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm và không còn hình thái
ban đầu.
-Về hình thái giá trị: nguyên vật liêu là một bộ phận quan trọng thiết yếu
nhất của vốn lưu động, nó phản ánh được quá trình vận động của vật tư.Mặt
khác, vốn lưu động còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không
,có đảm bảo kế hoạch hay không
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
21
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
2. Phân loại nguyên vật liêu
Các sản phẩm xây lắp của các Doanh nghiệp Xây dựng cơ bản thường
phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liêu khác nhau,mỗi loại có vai trò, công
dụng và tính năng lý, hóa học khác nhau,. Để quản lý một cách chặt chẽ và tổ
chức hạch toán chi tiết tứng thứ, từng loại vật liệu phục vụ cho quản trị kinh
doanh cần thiết phải tiến hành phân loại vật liệu.Với đặc điểm của mỗi Doanh
nghiệp là khác nhau, vì thế nguyên vật liêu trong các Doanh nghiệp này cũng
phân chia khác nhau, vì thế nguyên vật liêu trong các Doanh nghiệp này cũng
phân chia khác nhau nhưng tập trung lại đối với vật liệu căn cứ vào nội dung
kinh tế, vai trò của chùng trong quá trình xây lắp và yêu cầu quản lý của
Doanh nghiệp ,vật liệu được chia thành các loại như sau:
-Nguyên vật liệu chính ( gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài) là đối tượng
lao động chủ yếu trong Doanh nghiệp, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực
thể chính của sản phẩm như sắt, thép…Đối với nữa thành phẩm mua ngoài
với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất sản phẩm cũng được coi là nguyên
vật liêu chính.
-Vật liệu phụ: Vật liệu phụ chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được kết
hợp với nguyên vật liêu chính để làm tăng chất lượng sản phẩm hoặc phục vụ
cho công tác quản lý , phục vụ sản xuất, cho việc bảo quản, bao gói sản phẩm
như các loại thuốc nhuộm, thuốc tẩy, sơn, dầu nhờn…
-Nhiên liệu: Trong Doanh nghiệp sản xuất, nhiên liệu bao gồm các loại vật
liệu được dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh
như than, dầu, xăng,hơi đốt…
-Phụ tùng thay thế: bao gồm các chi tiết, phụ tùng dùng dể sữa chữa và
thay thế cho máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
-Thiết bị Xây dựng cơ bản: bao gồm các loại thiết bị, phương tiện được sử
dụng cho công việc Xây dựng cơ bản( cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
22
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
cụ, khí cụ và vật liệu cần dùng dể lắp đặt vào các công trình Xây dựng cơ
bản).
-Vật liệu khác: là các loại nguyên vật liêu loại ra trong quá trình sản xuất,
chế tạo sản phẩm như gỗ, sắt, thép vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình
thanh lý TSCĐ.
Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết, cụ thể của từng
loại Doanh nghiệp mà trong từng loại nguyên vật liêu nêu trên lại được chia
thành từng nhóm, thứ, quy cách, phẩm chất khác nhau.
Căn cứ vào nguồn nhập, nguyên vật liêu được chia thành vật liệu mua
ngoài , tự gia công chế biến, thuê ngoài chế biến, nhận góp vốn liên doanh…
II. Kế toán chi tiết nguyên vật liêu :
1. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 152: nguyên vật liệu
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động
các loại nguyên vật liêu trong kho của Doanh nghiệp. Nội dung phản ánh trên
tài khoản .
SDĐK: trị giá thực tế nguyên vật liêu tồn đầu kì
Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng giá thực tế của
nguyên vật liêu trong kì(mua ngoài, tự sản xuất, nhận vốn góp, điều chỉnh
tăng do đánh giá lại, phát hiện thừa..)
Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm nguyên vật liêu
trong kì theo giá thực tế( xuất kho, xuất bán, đánh giá giảm, phát hiện thiếu)
SDCK: Trị giá thực tế nguyên vật liêu tồn kho.
Tài khoản 152 có thể mở thành các tài khoản cấp 2 để kế toán chi tiết
theo từng loại nguyên vật liêu phù hợp với các loại nội dung kinh tế và yêu
cầu kế toán quản trị của Doanh nghiệp gồm.
-TK 152.1: nguyên vật liêu chính
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
23
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
-TK 152.2: Vật liệu phụ
-TK 152.3: Nhiên liệu
-TK 152.4: Phụ tùng thay thế
-TK 152.5: Vật liệu, thiết bị đầu tư XDCB
-TK 152.6: Vật liệu khác( phế liệu).
2. Chứng từ sử dụng:
Kế toán chi tiết nguyên vật liêu là một khâu công việc khá phức tạp và
tốn nhiều công sức. Khác với kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết nguyên vật liêu
đòi hỏi phải phản ánh cả giá trị, số lượng và chất lượng của từng thứ vật liệu
theo từng kho và từng người phụ trách vật chất. Để kế toán chi tiết nguyên vật
liêu kế toán sử dụng các chứng từ theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo
quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ
Tài Chính, các chứng từ kế toán về nguyên vật liêu bao gồm:
-Phiếu nhập kho (mẫu 01-VT)
-Phiếu xuất kho (mẫu 02-VT)
-Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ(mẫu 03-VT)
-Biên bản kiểm kê vật tư,công cụ, sản phẩm ,hàng hóa (mẫu 05-VT)
-Hóa đơn cước phí vận chuyển (mẫu 03-BH)
-Hóa đơn giá trị gia tăng
3. Sổ sách sử dụng:
- Thẻ kho ( sổ kho) (mẫu S12-DN)
- Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ,sản phẩm hàng hóa (mẫu S10-DN)
- Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu (mẫu S11-DN)
- Sổ đối chiếu luân chuyển
Ngoài các sổ kế toán chi tiết nêu trên, còn có thể mở thêm các bảng kê
nhập, bảng kê xuất, bảng kê lũy kế tổng hợp xuất nhập và lập bảng tổng hợp
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
24
Chuyên đề thực tập PGS.TS Nghiêm Văn Lợi
nhập-xuất- tồn kho nguyên vật liêu phục vụ kịp thời cho việc ghi sổ kế toán
chi tiết được đơn giản, nhanh chóng kịp thời.
4. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liêu
Công ty 17 sử dụng phương pháp kế toán hạch toán chi tiết nguyên vật
liệu là phương pháp thẻ song song
5. Đánh giá nguyên vật liêu
5.1. Đánh giá thực tế nguyên vật liêu nhập kho:
Nguyên vật liệu phục vụ trong công tác Xây dựng có nhiều nguồn cung
cấp khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là do mua ngoài. Đa số nguyên vật liêu sẽ
được chuyển thẳng tới sát chân công trường, chỉ có những vật tư,phụ kiện có
giá trị lớn thì bắt buộc phải tiến hành nhập kho của Công ty để tiện cho việc
quản lý và bảo quản.
Giá trị thực tế Các khoản
nguyên vật liêu = Giá mua + Chi phí thu mua - giảm trừ
nhập kho (nếu có)
Các khoản giảm trừ bao gồm các khoản được hưởng chiết khấu, giảm
giá, thuế được hoàn lại…
Chi phí thu mua: bao gồm Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, gia công, bao
bì,Chi phí của bộ phận thu mua độc lập, Chi phí thuê kho, thuê bãi, tiền phạt
lưu kho, lưu hàng, lưu bãi, các loại thuế, lệ phí có liên quan.
Thông thường thì nguyên vật liêu phục vụ cho công trường sẽ do các
đội Xây dựng tại mỗi công trình tự đi mua. Nhưng hợp đồng do các đội sản
xuất ký với những người cung cấp phải được sự đồng ý của Giám đốc mới có
hiệu lực về mua bán. Nghiệp vụ thu mua vật liệu do phòng Vật tư – Xe máy
của Công ty thực hiện. Các nguyên vật liêu được các đội mua hay được xuất
thẳng tới công trình thì đều phải lập chứng từ như Phiếu nhập kho, Phiếu xuất
SV: Trịnh Thị Hồng Lê C9KT1
25