Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Các kiểu tình yêu trong nhà thờ đức bà Pari

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.34 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
I.

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................................2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................2
3. Lịch sử vấn đề...........................................................................................................3
4. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3
6. Bố cục đề tài.............................................................................................................4

II. NỘI DUNG................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT CHUNG.......................................................................5
1.1. Tác giả Victo Hugo...................................................................................................5
1.1.1. Vài nét về tiểu sử................................................................................................5
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác..............................................................................................5
1.2. Tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Pari................................................................................6
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời................................................................................................6
1.2.2. Tóm tắt tác phẩm................................................................................................6
1.2.3. Giá trị nội dung..................................................................................................8
1.2.4. Giá trị nghệ thuật................................................................................................8
CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU TÌNH YÊU TRONG NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARI.................9
2.1. Tình yêu xuất phát từ con tim chân thành.................................................................9
2.1.1. Tình yêu của Quasimodo – một tình yêu đau khổ, vô vọng................................9
2.1.2. Tình yêu của Esmeralda – một tình yêu mù quáng...........................................11
2.2. Tình yêu xuất phát từ dục vọng, giả tạo..................................................................12
1


2.2.1. Tình yêu của linh mục Frollo – tình yêu đầy dục vọng....................................12
2.2.2. Tình yêu của Phoebus – thứ tình yêu giả dối, dục vọng...................................14


III. KẾT LUẬN..............................................................................................................15

2


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cuộc cách mạng tư sản Pháp đã trở thành đề tài cho không ít nhà văn, nhà thơ nổi
tiếng thế kỉ XIX như: Chateaubrian, Destan, Anfonce de Lamatime, Alfred De Vigni, …
Nhưng nổi bật trong số các nhà văn, nhà thơ và đã gây dấu ấn khó phai trong nền văn học
Pháp phải kể đến Victo Hugo. Ông được xem như hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn,
những tác phẩm của ông là tiếng vọng của một thời đại đầy biến động - thời đại của cuộc
cách mạng tư sản Pháp 1798.
Có những tác phẩm dù có được ưa chuộng trong một khoảng thời gian nào đó nhưng
sẽ nhanh chóng chìm vào quên lãng. Nhưng cũng có những tác phẩm vừa mới ra đời đã
tìm được bến đỗ trong lòng người đọc, trở thành những tác phẩm kinh điển của cả thế
giới. Để làm được điều này trước hết chính là cần đến tài năng và tấm lòng của người cầm
bút. Victo Huygo là một người như thế, bằng bút lực nặng trĩu iu thương dành cho đời,
cho người; Ông đã mang đến cho nhân loại những áng văn chan chứa tình yêu thương,
lòng nhân đạo và một tình yêu thiết tha, bay bổng với cuộc sống. Trong số đó có quyển
tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari, quyển tiểu thuyết này đã mang đến vinh quan cho chính
ông và để lại trong lòng độc giả nhiều xúc động.
Khi nhắc đến Nhà thờ Đức Bà Pari của Victo Hugo, chúng ta chỉ thường nghĩ đến
sự độc đáo ở cốt truyện, nhân vật, sự kiện, thi pháp chủ nghĩa lãng mạn, vô hình chung
những suy nghĩ ấy đã đóng khuôn cái đặc sắc của quyển tiểu thuyết chỉ gói gọn trong bấy
nhiêu vấn đề vừa kể. Nhưng thực chất quyển tiểu thuyết này còn đặc sắc ở việc tác giả
xây dựng các kiểu tình yêu và gắng chúng cho nhân vật của mình, để mỗi lần nhắc đến
Esmeralda hay Quasimodo,… là độc giả lại hình dung đến “kiểu tình yêu” của nhân vật
đó ngay, đồng thời từ những tình yêu gắng “mác nhân vật” ấy, độc giả sẽ thấy nổi lên là
tính chất đối lập một đặc trưng không thể thiếu của chủ nghĩa lãng mạn. Chính sự độc

đáo ấy đã thoi thúc bản thân tôi chọn “Các kiểu tình yêu trong tiểu thuyết nhà thờ Đức Bà
Pari” làm để tài cho bài tiểu luận của mình.
2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng mà chúng tôi hướng đến trong bài tiểu luận này là các kiểu tình yêu được
tác giả Victo Huygo tạo dựng nên, từ việc chọn một đề tài nghiên cứu khu biệt như thế sẽ
dễ dàng nhận thấy nét độc đáo trong thủ pháp nghệ thuật, tư tưởng của nhà văn.
Phạm vi mà chúng tôi nghiên cứu là trong quyển tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari, ngoài
ra chúng tôi còn mở rộng phạm vi sang một số tác phẩm khác của ông để đối chiếu, so
sánh làm bật vấn đề nghiên cứu.

3


3.

Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu về Victo Huygo và quyển tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari không phải
là một đề tài quá mới mẻ, nghiên cứu về quyển tiểu thuyết này có các bài nghiên cứu của:
Nguyễn Thị Phương Duyên: Cái nghịch dị trong Nhà thờ Đức Bà Pari, luận văn
thạc sỹ Văn Học, Hà Nội, 2012. Quyển luận văn này đã chỉ ra những cái nghịch dị trong
cách xây dựng nhân vật và tình huống của Victor Huygo từ đó cho thấy những tư tưởng
mà tác giả gửi gấm bên trong những hình ảnh, tình huống nghịch dị đó.
Trần Thị Kim Cúc: Hình tượng nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức
Bà paris của Victo Hugo, khóa luận tốt nghiệp, Sơn La, 2014. Quyển khóa luận này đã chỉ
ra những nét rất riêng trong việc xây dựng nhân vật của Victor HuyGo đặc biệt là nhân vật
Quasimodo - một nhân vật nô dịch của tôn giáo, một hình hài bất thành nhân dạng nhưng

lại là hiện thân cho công lí và sự thức tỉnh, đồng thời còn khái quát những thủ pháp nghệ
thuật được Victo Huygo sử dụng khi xây dựng hình tượng nhân vật Quasimodo như: Miêu
tả ngoại hình, miêu tả tính cách, tạo dựng không gian độc đáo. Đây là một quyển khóa
luận rất có chiều sâu và đầu tư rất công phu, tỉ mỉ.
Ngoài những bài nghiên cứu trên còn rất nhiều những bài viết trên báo, tạp chí
khoa học đăng trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy đề tài “Các
kiểu tình yêu trong nhà thờ Đức Bà Pari” là một đề tài có sự rẻ hướng tương đối khác biệt
so với những bài nghiên cứu trên, tuy nhiên cũng không phải là mới hoàn toàn, trên cơ sở
kế thừa và phát huy, nỗ lực tìm kiếm những điều mới mẻ trên những “mảnh đất đã được
cài xới” bài tiểu luận này sẽ mang đến một góc nhìn khác, kết hợp với các góc nhìn trước
đó đã được khám quá sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn đa diện hơn về quyển tiểu thuyết này.
4.

Mục tiêu nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, Chúng tôi nhầm khảo sát các kiểu tình yêu được Victo Hugo
xây dựng thông qua tính cách nhân vật, làm nổi bật sự đối lập trong tình yêu giữa các
nhân vật, góp phần làm nổi bật thủ pháp đối lập – một đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp phân loại : Chúng tôi tiến hành phân loại , chỉ ra các kiểu tình yêu bao
gồm những loại nào, từ đó có những đánh giá, nhận xét sơ bộ về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Chúng tôi kết hợp giữa các ngành có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu để đào sâu phân tích vấn đề một cách logic, toàn diện.
4



- Phương pháp hệ thống hóa: Chúng tôi tiến hành xác định hướng đi cho vấn đề nghiên
cứu, đặt vấn đề trong một chỉnh thể, không tách rời hệ thống các sáng tác của nhà văn mà
luôn có sự đối chiếu qua lại.
Ngoài các phương pháp trên, chúng tôi còn rất quan tâm đến việc phối hợp các phương
pháp, vì nhận ra được không phương pháp nào mang đến hiệu quả tuyệt đối nếu không có
sự phối hợp giữa các phương pháp.
6.

Bố cục đề tài

Bài tiểu luận gồm 4 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và phần tài
liệu tham khảo. Phần nội dung gồm 2 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: GIỚI THUYẾT CHUNG
1.1. Tác giả Vic-to Huy-go
1.1.1. Vài nét về tiểu sử
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
1.2. Tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Pari
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời
1.2.2. Tóm tắt tác phẩm
1.2.3. Giá trị nội dung
1.2.4. Giá trị nghệ thuật
Chương 2: CÁC KIỂU TÌNH YÊU TRONG NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARI
2.1. Tình yêu xuất phát từ con tim chân thành
2.1.1. Tình yêu của Quasimodo – một tình yêu đau khổ, vô vọng
2.1.2. Tình yêu của Esmeralda – một tình yêu mù quáng
2.2. Tình yêu xuất phát từ dục vọng và sự giả tạo
2.2.1. Tình yêu của linh mục Frollo – tình yêu đầy dục vọng
2.2.2. Tình yêu của Phoebus – thứ tình yêu giả dối, kim tiền

5



II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT CHUNG
1.1. Tác giả Victo Hugo
1.1.1. Vài nét về tiểu sử
Victor Hugo là niềm tự hào của nhân dân Pháp và của toàn thế giới. Ông sinh ngày
26 tháng 02 năm 1802 ở Bơzăngxông, mất ngày 22 tháng 05 năm 1885. Vốn là con của
một người thợ mộc, nhưng ông Joseph đã phục vụ quân đội Pháp trong thời kỳ Cách
Mạng và lên tới cấp bậc thiếu tá, rồi về sau do lòng dũng cảm và công trạng chiến
trường, trở thành một vị tướng trong đội quân của Napoléon. Mẹ ông sinh trưởng trong
một gia đình quân chủ và ngoa đạo. Do hoàn cảnh gia đình mà Hugo chịu ảnh hưởng tư
tưởng khá sâu nặng từ mẹ, tác động rất lớn sự hình thành các quan điểm của ông thời
trẻ.
Tài năng của ông bộc lộ sớm khi năm 15 tuổi, ông đạt giải thưởng thơ của Viện
hàn lâm Tuludơ, 20 tuổi in tập thơ đầu tiên. Song, ông còn có những khát khao lớn hơn
khi quyết định chuyển sang sáng tác kịch bản. Với hy vọng những buổi trình diễn quy mô
lớn những vở kịch ở thủ đô hoa lệ sẽ làm tên tuổi của mình được mọi người biết đến; giờ
đây, ông hoàn toàn đã biến ước mơ ấy trở thành sự thật. Ông có ước mơ là trở nên
“satôbơriăng hoặc chẳng là gì cả”. Nhà văn lãng mạn lừng danh này là thần tượng của
giới trẻ lúc bấy giờ.
Cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông bao trùm thế kỷ XIX ở Pháp. Ông ra đời
khi đống gạch vụn hoang tàn của chế độ phong kiến vừa sụp đổ chưa được bao lâu. Ông
mất vào khoảng giai đoạn cuối thế kỷ, lúc phong trào cộng sản thế giới đang chuyển qua
thời kỳ đấu tranh mới hết sức quyết liệt. Ông đã chứng kiến cơn bão táp của lịch sử và nó
được phản ánh trong các tác phẩm của ông. Các tác phẩm của ông rất đa dạng như: tiểu
thuyết, thơ, kịch, các bài diễn văn chính trị,... Tiêu biểu cho các tác phẩm của ông là hai
tác phẩm mang đậm tính nhân bản: Những người khốn khổ và Nhà thờ Đức bà Paris.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Nếu như “Leptônxtôi được coi là tấm gương phản chiếu cách mạng Nga” thì Victor

Huygô cũng được coi là tấm gương phản chiếu của cách mạng Pháp. Ông là nhà văn, nhà
thơ lớn của nước Pháp. Sự rộng lượng trong tư tưởng của ông, sự ân cần trong cách diễn
tả đã làm rung động tâm hồn người đọc bởi vì ông là nhà thơ của người bình dân, viết
văn, làm thơ với đặc tính giản dị vốn có nhưng bao hàm bên trong là sức mạnh tột cùng,
đề cập cả về niềm vui lẫn nỗi buồn của nhiều người. Tầm vóc tài năng của ông về văn
chương, bao gồm cả kịch và thơ, thật bao la, không có ai sánh kịp trong lịch sử văn
6


học kể từ thời Shakespeare và Goethe. Victor Hugo đã và sẽ mãi là nhà văn chân thành,
hiến mình cho "Chân, Thiện, Mỹ" ông xứng đáng là văn hào được dân chúng Pháp yêu
chuộng nhất.
Trong hơn 60 năm cầm bút sáng tác, ông đã viết nên 45 tác phẩm, trong đó có những
cuốn được cả thế giới ngưỡng mộ. Các tác phẩm của ông có thể kể đến:
- Thơ: Những bài thơ phương đông (1829), Lá mùa thu (1831), Những tiếng bên trong
(1837)...
- Kịch: : Ruybơla, cromwell (1830), Hecnani (1833)…
- Tiểu thuyết: Nhà thờ đức bà Pari (1828) , Những người khốn khổ (1862), Những nguời
lao động của biển cả (1866)…
Các tác phẩm của Victor Hugo tràn ngập tư tưởng nhân đạo thể hiện lòng yêu
thương tin tưởng ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người. với trí tưởng tượng
phong phú và thủ pháp tương phản khai thác triệt để. Tác phẩm của ông có sức vang
động tới tâm hồn người đọc, đánh thức cả nhân loại bằng những hồi chuông cảnh tỉnh
mạnh mẽ. Nó vang vọng vào tận những nơi sâu kín nhất của lòng người.
1.2. Tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Pari
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời
Nhà thờ Đức Bà Paris ra đời xuất phát từ việc tác giả muốn viết một cuốn tiểu thuyết
về ngôi nhà thờ nổi tiếng ở thủ đô ở thủ đô Paris, cảm hứng này đã đến với Victor Hugo
vào năm 1828. Ông đã nhiều lần đến nhà thờ Đức bà Paris để ngắm kiến trúc cổ của ngôi
nhà thờ và nảy ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử lấy bối cảnh Paris

thời Trung cổ. Ông muốn ngôi nhà thờ cổ kính tráng lệ vượt lên trên thời gian và tất cả
những biến cố. Tác phẩm đã thể hiện được tầm triết lý sâu rộng, qua cách mô tả định
mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này cho đến chỗ chết, chỗ hủy diệt.
Chính cảm hứng bi quan này đã đem đến cho tác phẩm vẻ lớn lao và hoang dại.
Bằng cốt truyện khá bi thảm, nặng nề, kết thúc là những vụ chết chóc không kém
rùng rợn, bằng ngòi bút biết miêu tả thật rực rỡ, kỳ thú, các tình tiết xếp đặt khéo léo,
mang kịch tính và hình ảnh được tô đậm, phóng đại, lẫn lộn thực hư, cả cuốn truyện Nhà
thờ Đức bà Paris đã phục hồi không khí xa xưa một thời Trung cổ đen tối. Những thói tục
kỳ quặc, luật lệ man rợ, như hội hè ngày lễ thánh, nghi thức phong kiến và sinh hoạt dân
gian…

7


1.2.2. Tóm tắt tác phẩm
Câu chuyện bắt đầu vào Lễ hiển linh (ngày 6 tháng Một) năm 1482, ngày của Lễ hội
Cuồng đãng ở Paris thủ đô nước Pháp. Quasimodo, một thằng gù dị dạng – người rung
chuông của Nhà thờ Đức Bà, được đề cử với chức vị Giáo hoàng Cuồng đãng.
Esmeralda – cô vũ công đường phố xinh đẹp với trái tim nhân hậu và bao dung, đã
làm sau đắm trái tim của bao người đàn ông, bao gồm Đại úy Phoebus và Pierre
Gringoire, một nhà thơ đường phố nghèo khổ, nhưng đặc biệt còn có cả Quasimodo và
người cha nuôi của hắn, Claude Frollo, Phó chủ giáo của Nhà thờ Đức Bà. Frollo bị giằng
xé giữa ham muốn đến ám ảnh của mình và luật lệ của Nhà thờ. Ông sai Quasimodo bắt
cóc cô, nhưng thằng gù đã bị Phoebus và binh lính của anh ta bắt giữ, giải cứu Esmeralda.
Gringoire, người đã chứng kiến tất cả mọi chuyện, vô tình lạc đến đến cung điện thần kỳ,
nơi ở của những người ăn mày (tội phạm của Paris). Anh suýt nữa bị treo cổ dưới mệnh
lệnh của Clopin Trouillefou, Vua của ăn mày, cho tới khi được Esmeralda cứu mạng bằng
cách chấp nhận kết hôn với anh.
Ngày hôm sau, Quasimodo bị phạt đánh bằng roi và bị gông một tiếng đồng hồ,
cộng thêm một giờ bị bêu trước công chúng. Hắn van xin được uống nước. Esmeralda,

nhìn thấy cảnh hắn chịu khát, đã đem nước cho hắn uống. Điều này đã cứu sống hắn, và
khiến hắn đem lòng yêu cô gái.
Esmeralda sau đó bị kết tội cố ý ám sát Phoebus. Nhưng thực chất Frollo đã cố gắng
giết chết Phoebus trong cơn ghen tuông khi thấy anh ta quyến rũ Esmeralda. Cô bị tra tấn
và bị kết án tử hình bằng cách treo cổ. Khi cô bị đưa đến giá treo cổ, Quasimodo dùng
dây kéo chuông tuột xuống từ Nhà thờ Đức Bà và đem cô đến thánh đường, sống dưới sự
bảo hộ của nhà thờ.
Mấy hôm sau Frollo báo cho Gringoire biết pháp viện đã xóa bỏ quyền trú ẩn của
Esmeralda trong nhà thờ, do đó cô không thể tìm chỗ trú ẩn trong giáo đường nữa mà sẽ
bị đưa ra khỏi đó và bị giết. Clopin nghe tin này từ Gringoire và tập hợp bọn ăn mày (tội
phạm ở Paris) tấn công nhà thờ, giải cứu Esmeralda.
Khi Quasimodo nhìn thấy đám ăn mày, hắn nghĩ chúng đến để làm hại Esmeralda, vì
thế hắn tìm cách ngăn họ lại. Tương tự, hắn tưởng quân lính của Nhà vua muốn giải cứu
cô gái, và giúp bọn họ tìm cô. Cô được Frollo và người chồng hờ là Gringoire cứu thoát.
Nhưng sau thất bại trong nỗ lực hòng chiếm được tình yêu của cô, Frollo trở mặt với
Esmeralda bằng cách trao cô cho đám lính và đứng nhìn cô bị treo cổ.
Khi Frollo cười trong lúc Esmeralda đang bị treo cổ, Quasimodo đã đẩy ông xuống
từ nóc của Nhà thờ Đức Bà khiến ông mất mạng. Rồi Quasimodo bỏ vào hầm mộ bên
dưới giá treo cổ và nằm cạnh bên thi thể đã bị vứt bỏ không mai táng sau khi vụ xử tử của
Esmeralda. Hắn ở lại hầm mộ cuối cùng thì chết vì đói. Khoảng mười tám tháng sau, hầm
8


mộ lại mở ra, và hai bộ xương được tìm thấy. Khi người ta định gỡ chúng ra, bộ xương
của Quasimodo liền tan thành bụi.
1.2.3. Giá trị nội dung
Trên bối cảnh u ám của “Đêm trường Trung Cổ” xuất hiện hình ảnh xinh đẹp, trong
trắng, thơ ngây của Esmeralda. Với cô, tình yêu mạnh hơn cái chết. Yêu Phoebus, cô yêu
tuổi trẻ, yêu một viễn cảnh tương lai xán lạn, tươi đẹp, như vẻ ngoài quyến rũ của viên sĩ
quan. Dưới ngòi bútcủa Victor Hugo, tình yêu luôn bao hàm ý nghĩa khát vọng tự do,

chống lại những gì giả dối, già nua, cưỡng bức, nó đáp ứng nhu cầu tự nhiên của con
người. Kết cấu tình yêu tay ba, tay tư ở đây tạo thành một vòng tròn đuổi bắt nhau, nó
mang tới bất hạnh nhiều hơn vui sướng. Bất hạnh, vì tình yêu là cái gì đó cao cả, vô tư,
không thể đi đôi với tính đàng điếm nhẫn tâm của Phoebus, với thói ghen tuông độc ác
đến trở thành giết người của Frollo. Mặc dù chịu thua trước tàn bạo của con người, trớ
trêu của hoàn cảnh, Esmeralda và Quasimodo, cả hai đều thực sự biết yêu, vì yêu là quên
mình vì người, không vụ lợi, không nửa chừng, dám đối diện và không chịu khuất phục
trước trở ngại bất công.
Bằng trí tưởng tượng phong phú và quan niệm về cái tầm thường trong phương pháp
sáng tác lãng mạn khiến Hugo dựng lên nhân vật Quasimodo tập trung đủ mọi tật nguyền
trong thân thể đến độ thành ra kỳ quặc, quái dị. Trong cái vỏ ngoài bị bạc đãi hết mức, lại
là tấm lòng vàng, tâm hồn trung thực, tận tụy, một trái tim cũng biết yêu thương trọn vẹn,
thủy chung. Phoebus đẹp bao nhiêu thì Quasimodo xấu xí bấy nhiêu. Frollo thông minh
uyên bác, Quasimodo đần độn ngu dốt. Cả về tinh thần lẫn vật chất, Quasimodo đều thua
kém rất xa một người bình thường, nhưng cuối cùng Quasimodo vẫn là con người đúng
nghĩa nhất, có tâm hồn biết yêu, ghét, biết thiện ác và mang trong mình một trái tim yêu
thương cháy bỏng.
Viết về lịch sử nhưng Hugo không chìm trong dĩ vãng, không quay lưng trước thực
tế, vô trách nhiệm với đương thời. Ông tố cáo các tệ hại lạc hậu, man rợ để khẳng định
văn minh, nhân đạo và đòi hỏi cải cách xã hội. Tuy không phân tích mâu thuẫn xã hội mà
chỉ dựa vào sự thay đổi kỳ diệu của nhân loại từ ác đến thiện, từ giả đến thật, từ dục vọng,
thú tính đến lương tri Hugo vẫn luôn đứng về phía cái đẹp, cái tốt, tiến bộ.
1.2.4. Giá trị nghệ thuật
Với “Nhà thờ Đức Bà Paris”, Victor Hugo đã vận dụng tài tình những đỉnh cao nghệ
thuật của nhân loại. “Cạnh ngôi nhà thờ lớn cổ kính, Victor Hugo xây dựng một toà nhà
thờ lớn khác bằng thi ca, cũng vững chắc như nền móng, cũng ngất cao như dãy tháp của
toà nhà thờ nọ”. 1 Trong tiểu thuyết V. Hugo chuộng miêu tả cái cao cả cạnh cái tầm
thường. Dưới ngòi bút của V. Hugo, sự tương phản xuất hiện ngay trong tình huống
1


Nhà sử học Giuyn Misơlê nhận xét
9


truyện, nhân vật, giữa địa vị xã hội và phẩm chất đạo đức, giữa diện mạo bên ngoài và thế
giới nội tâm. Thủ đô Paris hiện lên với những phố hẻm tối tăm, với những cảnh hoang
tàn…tương phản với những giờ phút rạng rỡ, buổi sáng những ngày lễ lớn.
Victor Hugo đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn và văn
học dân gian, mang Nhà thờ Đức bà Paris trở thành một áng văn tiêu biểu. Không những
thế, sự đan chéo những yếu tố bi - hài, cái đẹp - cái dị dạng cũng là một nét độc đáo. Cái
kết thúc của thiên tình sử vừa bi đát, vừa lãng mạn đã tạo nên một kiệt tác, mà đến tận giờ
đây khi nhìn lại cả nhân loại phải thán phục, ngợi ca.
CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU TÌNH YÊU TRONG NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARI
2.1. Tình yêu xuất phát từ con tim chân thành
2.1.1. Tình yêu của Quasimodo – một tình yêu đau khổ, vô vọng
Quasimodo là một thằng gù xấu xí, mồ côi khốn khổ được người ta đưa về nhà thờ
nuôi dưỡng và trở thành người đánh chuông cho nhà thờ. Một thằng gù sống hoang dại và
đã từ lâu trơ lì với thế giới giới loài người, tưởng như trái tim đã bị đánh cắp, Những
tưởng không còn điều gì có thể đánh động nổi trái tim ấy nữa. Vậy mà trái tim sơ cứng ấy
của Quasimodo đã biết yêu, yêu một tình yêu say đắm, cuồng nhiệt. Hắn yêu nàng
Esmeralda, trong khi nàng lại sợ sệt cái hình dạng xấu xí của hắn “Cô gái Ai Cập ngước
mắt nhìn nó để cảm ơn bữa ăn; nhưng cô không nói được lời nào. Tên quỷ tội nghiệp quả
thực kinh khủng. Cô rung mình khiếp sợ cúi đầu” 2 Mối tình của Quasimodo là một mối
tình câm lặng, tuyệt vọng. Nhưng chính mối tình ấy là sự cứu rỗi tâm hồn Quasimodo, để
hắn biết yêu, biết khóc, biết hận thù, và đi đến tận cùng của những cảm xúc loài người.
Quasimodo yêu Esmerralda khi nào? Có phải từ cái lúc cô mang đến cho hắn cốc
nước khi hắn bị bêu tại quảng trường hay chăng? Vì tội bắt cóc Esmeralda, Quasimodo bị
xử tội phát 50 roi quất và phải quay bánh xe nặng giữa công trường cho dân chúng xem
cộng thêm một giờ giăng nắng. Đau đớn và khát nước, Quasimodo kêu gào xin nước. Ba
lần anh kêu lên “Cho tôi ngụm nước” nhưng tiếng kêu ấy không làm đám đông xót

thương mà dường như còn làm họ thêm thích thú. Nhưng đến lần thứ ba, sự xuất hiện của
Esmeralda, rẻ bước từ đám đông hỗn loạn, tháo chiếc bình nước ở dây lưng nhẹ nhàng
đưa sát vào đôi môi khô khốc của kẻ khốn khổ. Sau tiếng khóc đầu đời thì đây là lần thứ
hai Quasimodo khóc, vì sao hắn khóc? Có lẽ đây là giọt nước của một kẻ bất hạnh lần đầu
tiên nhận được ân huệ từ người khác.
Không có lấy một thân phận trong xã hội ,dáng hình xấu xí đến mức dị dạng,
Quasimodo tập trung mọi thứ bất hạnh nhất mà một con người có thể có được. Thế nhưng
“Con quái vật” rung chuông ở nhà thờ ấy vẫn đem lòng yêu Esméralda. Điều đó tạo một
2

Thằng gù nhà thờ Đức Bà Pari, Nxb Văn học, 2010, quyển chín, II. Gù, Chột, thọt, tr.470.
10


sự tương phản mạnh mẽ cho cả 2 nhân vật, một đẹp đến mức bất kì ai cũng phải yêu quí,
còn một lại xấu xí đến mức không bình thường. Quasimodo yêu Esméralda không vì sắc
đẹp của nàng, mà còn vì cử chỉ cao đẹp mà không một ai khác, không người dân thành
Paris nào có thể đối xử với anh, ngay cả đó là cha nuôi đáng kính. Ngay giữa lúc anh bị cả
thành phố Paris đối xử như một tù nhân, một con vật để thỏa mãn thú vui tra tấn, giữa lúc
Quasimodo chết vì khát, vì sự độc ác của con người thì Esméralda là người duy nhất trao
cho hắn sự sống. Cô mang nước đến cho Quasimodo và từ đó, những giọt nước mắt của
Quasimodo chảy dài trên khuôn hình dị dạng báo hiệu sự hồi sinh phần người trong hắn .
Cả cuộc đời của Quasimodo luôn sống trong sự im lặng, người bạn duy nhất của hắn
là nhà thờ, là tiếng chuông đã làm hắn phải điết cả đôi tai, nhưng từ khi Esmeralda xuất
hiện Quasimodo biết khóc, hắn biết nói, biết cười. Esmeralda khiến trái tim của
Quasimodo loạn nhịp nhưng hắn hiểu rõ với Esmeralda hắn chỉ là một con người bất
thành nhân dạng “Cô thấy tôi chỉ còn thiếu cái đó là quá đủ, phải không? Phải, tôi điếc.
Tôi sinh ra như vậy. Thật kinh khủng, đúng không? Còn cô, cô đẹp quá” 3 Quasimodo ý
thức rất rõ tình yêu của mình dành cho Esmeralda nhưng với anh tình yêu ấy bắt đầu đã là
một sai lầm, anh yêu nhưng là một tình yêu vô vọng. Tình yêu chính là nguyên nhân của

tất cả những điều mà Quasimodo đã làm từ giải cứu Esmeralda, chăm sóc nàng một cách
tận tình, giấu nàng trong nhà thờ đến đẩy Frollo từ nóc nhà thờ xuống đất khi ông là
người đẩy Esmeralda đến cái chết. Hắn chấp nhận đánh đổi tất cả những gì đã tồn tại
trước đây để có được những khoảnh khắc sống thật với tình yêu của mình. Và đó là con
đường mà hắn lựa chọn từ đầu cho tới khi kết thúc tác phẩm. Khi hắn đã dám giết chết
người đã cưu mang hắn từ nhỏ, để giải thoát cho nàng Esmerald, và cũng tự giây phút ấy,
hắn kết thúc cuộc sống của mình.
Tác phẩm kết thúc bằng chi tiết “Khoảng mười tám tháng sau, hầm mộ lại mở ra,
và hai bộ xương được tìm thấy. Khi người ta định gỡ chúng ra, bộ xương của Quasimodo
liền tan thành bụi”4 Từ đó ta có thể thấy được tình yêu mà Quasimodo dành cho
Esmeralda mà một tình yêu đau khổ, vô vọng. Quasimodo chỉ dám ngắm nhìn nàng từ xa
bởi vì anh quá xấu xí, quái dị nhưng sau hình hài kinh tởm ấy lại là một tình yêu tuyệt
đối, thánh thiện, không vụ lợi, sẵn sàng hy sinh vì người mình yêu. Nếu mặt trời đem đến
sự sống cho vạn vật thì với Quasimodo, Esmeralda là mặt trời mang đến cuộc sống trong
anh. Để khi mọi thứ kết thúc, Pari còn vương mãi những tiếng khóc, những tiếng oán hờn,
và những cơn gió buồn đến xác xơ lòng người.
Nhảy múa đi Esmeralda của tôi!
3

Thằng gù nhà thờ Đức Bà Pari, Nxb Văn học, 2010, quyển chín, III. Điếc, tr.473.

Thằng gù nhà thờ Đức Bà Pari, Nxb Văn học, 2010, quyển mười một, IV.Đám cưới của
Quasimodo, tr.639
4

11


Và hát bản tình ca em vẫn hát
Tôi muốn cùng em về bên kia, nơi đất cát

Chết vì em là cái chết ngọt ngào.
Nhảy múa đi Esmeralda của tôi!
Và hát bản tình ca em vẫn hát
Tôi sẽ ôm em cho lá bay xào xạc
Nghĩa địa buồn, em ngủ tôi thức canh
Nhảy múa đi Esmeralda của tôi!
Và hát bản tình ca em vẫn hát
Tôi muốn đi theo em, đến nơi vườn thơm ngát
Chết vì em, với tôi, cuộc sống mới bắt đầu
Bản dịch từ bài thơ: Danse mon Esmeralda
(Paroles et Musique: Luc Plamondon, Richard Cocciante.1998)
2.1.2. Tình yêu của Esmeralda – một tình yêu mù quáng
Người Phương Tây nhận định: Tình yêu là sự đam mê, cuồng nhiệt, mù quáng, được
tượng trưng bằng mũi tên của Thần Cupid. Điều đó cỏ vẻ đúng với Esmeralda, nàng là
một thiếu nữ xinh đẹp, thánh thiện, nàng hiện lên trong tác phẩm như bông hoa mọc từ
“đám đông ngu muội”. Esmeralda yêu ai là yêu bằng cả con tim và thể xác, nàng có thể
yêu đến mức thật mãnh liệt và đáng thương. Esmeralda từng khẳng định người Ai Câp
như cô chỉ cần tình yêu và khí trời, có lẽ vì thế mà nàng say mê Phoebus đến điên dại, lần
gặp đầu tiên giữa nàng và Phoebus “Cô Bohemieng duyên dáng ngồi dậy trên yên ngựa
viên sĩ quan, hai tay vịn lên đôi cai chàng trai trẻ và đam đăm nhìn chàng vài giây, như
vui sướng vì bộ mặt tươi cười và sự cứu giúp của chàng đối với cô”5
Esmeralda yêu man dại Phoebus từ lần gặp đầu tiên “Từ lâu em vẫn mơ tưởng một
sĩ quan sẽ cứu vớt đời mình. Phoubus của em, chính ông là người em hằng mơ tưởng”,
dẫu cận kề cô là tình yêu của Quasimodo – người sẵn sàng hy sinh tất cả vì cô, nhưng
nàng chỉ yêu mỗi Phoebus – vị sĩ quan quân đội trẻ trung đẹp trai nhưng quen thói đàn
đúm, nhẫn tâm nhất có thể “Đứng lại! lũ khốn kiếp, thả ngay con đĩ đó ra cho tao”
Thằng gù nhà thờ Đức Bà Pari, Nxb Văn học, 2010, quyển hai, IV.Những phiền toái khi theo
đuổi người đàn bà đẹp qua các phố vào buổi tối, tr.108
5


12


Phoebus xem Esmeralda như một con điếm không hơn không kém, nhưng nàng vẫn một
mực yêu hắn đến phút cuối đời mình “Không, không, em không nghe anh nói đâu. Anh có
yêu em không? Em không nghe anh nói đâu. Anh có yêu em không? Em muốn anh nói
xem anh có yêu em không”, hay tay bị trói chặt nàng vẫn cố vươn mình về phía Phoebus
và gọi tên hắn, nhưng nàng nào có biết bản chất của tên sĩ quan này hắn ta là một kẻ đam
mê xác thịt và kim tiền hơn cả tình yêu “Phoebus tới tỳ khủy tay vào lưng ghế tựa của bị
hôn thê, một vị trí thú vị mà con mắt phóng đãng của chàng nhìn thấy mọi hở hang nơi cổ
áo của PhloDolit. Cái cổ áo phanh ra thật đúng lúc, để chàng nhìn thấy bao món ngon
lành, chúng còn khiến chàng phỏng đoán bao món khác, làm Phoebus choáng váng trước
làn da óng mịn như sa tanh, phải thầm nhủ: Không thể yêu ai khác ngoài người có nước
da trắng!” 6
Người như thế nhưng Esmeralda vẫn yêu và chính xác là yêu say đắm, yêu dại khờ
V.Huygo đã cho Esmeralda lựa chọn tình yêu cho chính mình và việc cô chọn như “một
người đàn bà bình thường” là điều không thể tránh khỏi, ai lại không đam mê với cái đẹp,
cái hào nhoáng bên ngoài kia chứ. Suy cho cùng lựa chọn của cô là một lựa chọn tất yếu,
tình yêu của cô dẫu có mù quáng, nhưng trong yêu ai lại không mù quáng, ai lại không bị
cuống vào sóng tình mà đánh rơi lí trí kia chứ, vì thế Esmeralda đáng thương hơn đánh
trách. Hãy nghĩ về nàng như nghĩ về một cô gái sống hết mình cho tình yêu mà cảm
thương, thấu hiểu.
2.2. Tình yêu xuất phát từ dục vọng, giả tạo
2.2.1. Tình yêu của linh mục Frollo – tình yêu đầy dục vọng
Frollo là nhân vật phản diện chính của tác phẩm, là phó chủ giáo của Nhà thờ Đức
Bà. Cách sống khắc khổ khi còn rất bé “là một đứa trẻ u buồn, nghiêm trang, đứng đắn,
học rất chăm ngoan và mau hiểu biết. Chàng không hò hét lúc ra chơi, ít đua đòi nhậu
nhẹt trên phố”7 đau khổ và thất vọng với những thứ tình cảm thế gian, ông hăng say lao
mình vào vòng tay khoa học, những thí nghiệm về thuật giả kim của ông đã khiến ông
sống tách biệt với người dân Paris, những người vốn tin rằng ông là một thầy phù thủy.

Giám mục Frollo có thể là một người uyên bác, nhưng những năm tháng say mê học tập
và nghiên cứu đã tách ông ra khỏi cuộc sống thường ngày, ông trở thành một người cô
lập, tài năng nhưng thiếu tình thương và lòng nhân ái điều, những kiềm nén trong nhân
vật này là rất lớn có lẽ vì thế mà khi bắt gặp Esmeralda, nhu cầu tính dục trong ông lại
bộc phát, ông muốn chiếm đoạt nàng hơn bao giờ hết. Frollo theo dõi Esmeralda và biết
Thằng gù nhà thờ Đức Bà Pari, Nxb Văn học, 2010, quyển tám, IV. Ba trái tim người đàn ông
cấu tạo khác nhau, tr.438
6

7

Thằng gù nhà thờ Đức Bà Pari, Nxb Văn học, 2010, quyển bốn, II.Clôđơ Phrôlô, tr.194
13


Esmeralda và Phoebus có tình ý với nhau. Frollo ghen tuông điên cuồng nên sai người
giết Phoebus khi hai người hẹn hò gặp nhau và sắp sửa ân ái làm Phoebus suýt chết.
Thực chất tình yêu mà Frollo đối với Esmeralda chứa đầy sự dục vọng, ông ghen với
Phoebus nhưng đấy không phải là sự ghen tuông xuất phát từ tình yêu mà nó xuất phát từ
sự thèm khát bị dồn nén rất lâu và ẩn sâu trong vô thức của ông. Điệu múa say sưa và
phóng khoáng của Esmeralda trước nhà thờ đã làm trỗi dậy trong con người vị giám mục
một đam mê thể xác mãnh liệt. Trong đoạn đối thoại với Esmeralda khi nàng bị tống giam
trong ngục:
- Ôi! Quân khốn nạn! ngươi là ai? Ta có làm gì ngươi đâu? Sao ngươi lại thù ghét ta đến
như vậy?
- Tôi yêu em! Linh mục kêu lên
- Em nghe thấy chưa, tôi yêu em
- Yêu gì mà lạ vậy!
- Tình yêu của kẻ bị đọa đày
Ta thấy rất rõ bản năng trong Frollo trỗi dậy rất mãnh liệt, ông nói với Esmeralda “Xác

thịt ta xúc động khi có bóng dáng đàn bà đi qua, ta luôn thấy chân em nhảy múa trên
cuốn kinh thánh” giờ đây bản năng trong Frollo đang thoát ra, không lời răng nào của
chúa có thể kiềm hãm được một con người sống quá lâu trong sự hiu quạnh và kiềm nén
tột độ như ông.
Flollo vốn là một phó giáo đức cao vọng trọng, những tưởng đã có thể vứt bỏ hết
mọi ham muốn của con người. Thế nhưng tất cả bị phá vỡ khi lần đầu tiên ngài phi giáo
chủ nhìn thấy Esméralda, đó là cô gái chính ông phải hạ bệ chúa để tôn vinh sắc đẹp của
cô: “Cô gái xinh đẹp đến mức Chúa cũng phải yêu thích hơn Đức Mẹ và sẽ chọn làm mẹ
và con muốn được cô ta sinh ra nếu cô ta xuất hiện trước khi Chúa làm người”, là cái
khoảnh khắc mà Frollo: “ sửng sờ, say đắm, mê mẩn, để mặc việc mình cứ ngắm em”.
Tình yêu của giám mục Frollo là tình yêu đầy dục vọng, nhưng suy cho cùng tình
yêu nào mà không có xem vào đấy dục vọng, nhưng điểm khác biệt là dục vọng trong
Frollo quá lớn, nó lấn áp cả lí trí, nó xóa nhòa cả đam mê khoa học trong ông, vô thức là
thứ phản ánh đúng bản chất của con người nhất, và vô thức trong Frollo là thứ vô thức
chứa đầy ham muốn tính dục, ông muốn có được Esmeralda để thỏa mãn phần “con”
đang trỗi dậy trong người mình, tình yêu như thế không đáng tôn trọng nhưng xét cho
cùng Frollo đáng thương vì đã là con người thì ai không có ham muốn, dục vọng và ham
muốn trong Frollo xuất phát từ sự dồn nén đến bức bách, sự không giao cảm được với đời
với người khiến ông tự thu mình lại, sống trong thế giới chỉ có duy nhất bản thân ông vì
vậy mà phần vô thức lớn dần theo thời gian điều đó dẫn đến những hành động thiếu tính
14


người sau này là tất yếu. Frollo đã hiến dâng tình yêu của mình cho quỷ dữ tình yêu của
ông chỉ còn bao hàm những đam mê và tội lỗi.
2.2.2. Tình yêu của Phoebus – thứ tình yêu giả dối, dục vọng
Phoebus là Đại úy cung thủ ngự lâm quân. Sau khi giải cứu Esmeralda khỏi vụ bắt
cóc, cô trở nên say đắm anh, và anh cũng bị cô hấp dẫn. Dù đã đính hôn với cô tiểu thư
Fleur-de-Lys xinh đẹp nhưng hằn học, anh vẫn muốn qua đêm với Esmeralda nhưng đã bị
ngăn lại khi Frollo đâm anh. V. Huygo xây dựng hình tượng nhân vật này là một người rất

hào hoa, điển trai có địa vị trong xã hội nhưng tâm hồn vô cùng hời hợt, thực dụng, đam
mê “xác thịt” không kém Frollo. Bản chất con người Phoebus là một tên điểu cán, lừa gạt,
bên ngoài thì tỏ vẻ yêu thương Esmeralda nhưng đằng sau lại xem nàng như một con
điếm “Đếch ra làm sao! Đại úy thốt lên, thít chặt thêm dây trói Cadimodo, giá tao giữ
được con đĩ này còn hay hơn”8
Hình ảnh Phoebus hoàn toàn trái ngược với Quasimodo, nếu Quasimodo với vẻ
ngoài xấu xí nhưng tâm hồn và tình yêu rất cao thượng, chân thành thì Phoebus một
người điển trai lại có một tâm hồn vẫn đục và con tim dối lừa. Đến bên Esmeralda,
Phoebus chỉ cần một thứ đó là thể xác của nàng “Bàn tay mơn trớn ôm ngang tấm thân
rất thon thả và mềm mại, con mắt càng sáng rực và tất cả báo hiệu ngày Phoebus rõ ràng
đã tiến tới cái phút mà ngay cả Giuypite cũng làm chuyện bậy bạ” 9 Đọc đến đây độc giả
có thể thấy được bản chất tình yêu của Phoebus là “tình yêu mua vui” thứ tình yêu ấy vừa
giả dối, vừa đớn hèn và nó phản ánh rõ bản chất con người Phoebus – con người điểu cán,
dục vọng đầy sự giả tạo.
* Tiểu kết: Tình yêu của Frollo và Phoebus về cơ bản là cùng một bản chất, điều là tình
yêu đi liền với ham muốn tính dục và người phải gánh chịu thứ tình yêu này chính là
Esmeralda. Tình yêu của hai nhân vật này đối lập hoàn toàn với tình yêu của Quasimodo
và Esmeralda – tình yêu ở họ là tình yêu xuất phát từ con tim chân thành, nghĩ đến người
mình yêu mà cống hiến, che chở và tin tưởng vào người yêu, tình yêu như thế là tình yêu
rất đáng được trân trọng, mặc dù đâu đó trong con người Esmeralda vẫn còn sự mù quán
trong tình cảm, nhưng là người phụ nữ đặc biệt là một người phụ nữ rong rủi, sống chung
với những người ăn xin, trộm cắp thì ước mơ có được một người yêu hoàn hảo, thiết nghĩ
là một mong muốn chính đáng. Esmeralda luôn đeo bên mình lá bùa với lời nguyện cầu
về những ước mơ không bao giờ thành hiện thực, điển hình là mong muốn có được tình
yêu chân thành lại trở thành một tình yêu vụ lợi. Một vị linh mục sâu sắc đầy trí tuệ
Thằng gù nhà thờ Đức Bà Pari, Nxb Văn học, 2010, quyển hai, IV. Những phiền toái khi theo
đuổi người đàn bà đẹo qua các phố vào buổi tối, tr.108
8

Thằng gù nhà thờ Đức Bà Pari, Nxb Văn học, 2010, quyển bảy,VIII. Ích lợi của dãy cửa sổ mở

ra sông, tr.385
9

15


nhưng bên trong đang ẩn tang một con thú dữ, một thằng gù Quasimodo với ngoại hình
xấu xí, bất thành nhân dạng nhưng lại có một tình yêu đủ sức soi sáng cả xã hội Trung Cổ
tối tâm, bề bộn và một chàng Phoebus điển trai, quyền thế nhưng bản chất lại là một con
người điểu cán, giả dối. Thầy tu yêu nàng, sĩ quan yêu nàng, và cả thằng gù xấu xí cũng
yêu nàng! Esmeralda cùng những con người ấy vô hình chung đã đang lại thành một
mạng ái tình, mỗi nhân vật đều với kiểu tình yêu của mình đã rơi vào xung đột không hồi
kết. Từ những loại tình yêu ấy đã làm cho quyển tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari đa diện
nhiều chiều hơn và đặc biệt V. Huygo đã cho thấy những góc cạnh khác nhau của tình
yêu, bi kịch khi trái tim lấn át lí trí. Tình yêu có thể hờ hợt, có thể mãnh liệt có thể chứa
đầy dục vọng và giả gối nhưng nó thay đổi mọi thứ vốn rất bình yên trước đây.
III. KẾT LUẬN
Nhà thờ Đức Bà Pari quả thật là một kiệt tác của nhân loại. Viết về lịch sử nhưng
V.Hugo không đóng khung trong dĩ vãng, không quay lưng trước thực tế, vô trách nhiệm
với đương thời. Ông tố cáo các tệ hại lạc hậu, man rợ để khẳng định văn minh, nhân đạo
và hăng hái đòi hỏi cải cách xã hội. Bằng một giọng điệu đặc biệt, V.Hugo đã thể hiện
những triết luận sâu sắc, đôi khi là sự lãng mạn nhưng cũng có khi là một nụ cười giễu cợt
đầy châm biếm, ông đã đưa Nhà thờ Đức bà Paris thành một trong những tiểu thuyết tiêu
biểu của nền văn học hiện đại nói chung, của nền văn học Pháp và bản thân tác giả
V.Hugo nói riêng.
Đặc biệt trong Nhà thờ Đức Bà Pari ta sẽ thấy một biển tình dậy sóng xoay quanh
Esmeralda. Cô là trung tâm, là trục xuyên suốt làm nên tình huống truyện, Frollo,
Quasimodo, Phoebus. tất cả yêu cô theo một kiểu riêng và lại được cô đáp theo một cách
riêng. Nhưng suy cho cùng không tình yêu nào dành cho Esmeralda là sai trái, là tội lỗi là
đáng trách và ngay cả tình yêu man dại cô dành cho Phoebus cũng không phải là tình yêu

đáng lên án. Bởi lẽ, mỗi một kiểu tình yêu điều bất nguồn từ những dồn nén từ hiện thực,
từ xã hội. Khi con người thiếu thốn điều gì thì họ sẽ tìm đến điều đó, tình yêu cũng thế, họ
bất lực trước thực tại nên mới tìm đến tình yêu, họ sống và khao khát được yêu dù tình
yêu ấy chưa toàn vẹn, chưa hoàn hảo nhưng thực chất nó đã phản ánh chân thật nhất khao
khát, ước mơ cháy bỏng của các nhân vật.
Không những thế bằng cách xây dựng các kiểu tình yêu theo hai tuyến đối lập nhau,
một bên là tình yêu xuất phát từ con tim chân thành, một tình yêu không điều kiện đặt
cạnh một bên là tình yêu đầy dục vọng và những dối lừa. Victor Huygo đã làm nổi bật
một đặc trưng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn đó chính là thủ pháp đối lập. Các nhân vật
không chỉ đối lập nhau về ngoại hình, tính cách mà còn đối lập ngay cả trong tình yêu, từ
đó làm cho bức tranh xã hội Pháp càng thêm đa diện, nhiều chiều, nhân vật hiện lên như
những mảnh ghép trong bức tranh xám xịt thời Trung Cổ, ở đó chính sự đối lập trong tình
yêu đã thắp sáng nên những ước mơ trong đêm tối hiu quạnh trong tâm hồn những nhân
16


vật và đâu đó cũng là thấp lên niềm tin vào tương lai vào một xã hội tươi sáng hơn đang
chờ đợi phía trước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Tác phẩm Thằng gù nhà thờ Đức Bà, Nxb Văn học, 2010.

2.

Trần Thị Kim Cúc: Hình tượng nhân vật Quasimodo trong Nhà thờ Đức Bà
Pari, Đại học Tây Bắc, 2014.

3.


Nguyễn Thị Phương Duyên: Cái nghịch dị trong Nhà thờ Đức Bà Pari, Đại học
KHXH&NV, 2012.

4.

Võ Thị Hiền Ly: Bút pháp lãng mạn trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari,
Đại học Vinh, 2011.

5.

Luanvan.com, Hình tượng nhân vật Esméralda trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức
Bà Paris, .

6.

ivivi.vn, Nhà thờ Đức bà Paris - Victor Hugo, .

7.

soha.vn, Victor Hugo và những câu nói ‘để đời’ của bậc thầy văn học Pháp,
.

8.

bookaholic.vn, Nhà Thờ Đức Bà Paris – Victor Hugo,
.

9.

ngaynay.vn, Mối tinh si đầy thống khố của thằng gù Quasimodo trong tuyệt

phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris, .

10.

vi.wikipedia.org, Nhà thờ Đức Bà Paris (tiểu thuyết),
/>%C4%90%E1%BB%A9c_B%C3%A0_Paris_(ti%E1%BB%83u_thuy
%E1%BA%BFt) .

17



×