Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích thị trường (cung, cầu, giá trị cân bằng của một thị trường bất kỳ trong một khoảng thời gian xác định)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.24 KB, 6 trang )

Nền kinh tế nhỏ, tỷ giá hối đoái thả nổi
Chính sách tiền tệ
Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng trong ngắn hạn với tỷ giá hối đoái thả
nổi
Để tăng sản lượng Y thì chính phủ tăng cung tiền làm lãi suất trong nước tạm
thời giảm xuống so với lãi suất nước ngoài, tạo ra một dòng vốn lớn chảy ra
nước ngoài. Chính sách tiền tệ mở rộng làm đường LM dịch chuyển sang phải,
còn đường IS thì đứng yên. Nhà đầu tư trong nước tìm cách chuyển từ đồng nội
tệ sang đồng ngoại tệ, làm giá của đồng nội tệ giảm. Trong dài hạn, tỷ giá hối
đoái giảm làm tăng xuất khẩu và làm giảm nhập khẩu. Việc chuyển đổi đồng nội
tệ sang đồng ngoại tệ diễn ra cho đến khi tỷ giá hối đoái tăng đủ để lãi suất trong
nước tăng ngang bằng với lãi suất nước ngoài.
Do vậy: Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái thả nổi và vốn chu chuyển hoàn hảo
thì chính sách tiền tệ là có hiệu quả.
Nền kinh tế nhỏ, tỷ giá hối đoái cố định
Chính sách tiền tệ
Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định
Khi chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng bằng việc tăng cung tiền sẽ
tạo áp lực làm tăng tỷ giá hối đoái, đường LM dịch chuyển sang phải. Để giữ cho
tỷ giá hối đoái cố định thì cung tiền phải giảm dẫn đến đường LM phải dịch
chuyển sang trái về vị trí ban đầu.
Do vậy: Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách tiền tệ không
có hiệu quả.
Trích Tham luận của TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban kinh tế, Phó Trưởng
đoàn ĐBQH TPHCM, Ủy viên HĐTVCSTCTTQG
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
LÀ MỘT TRONG NHỮNG CÔNG CỤ CHỦ YẾU
ĐỂ PHỤC VỤ MỤC TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ Ở NƯỚC TA
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chình và suy thoái kinh tế toàn cầu
cùng với nhửng tồn tại, yếu kém nội tại của nền kinh tế, trong 2 năm qua nền
kinh tế nước ta đã có những biến động về phương diện kinh tế vĩ mô. Do đó chỉ


riêng từ quý 1/2008 đến quý 4/2008 đã có 2 lần thay đổi rất lớn về chính sách và
mục tiêu phát triển kinh tế:
+ Đứng trước áp lực lạm phát, mà dấu hiệu rõ nét từ Quý 4/2007, cùng với tác
động tiêu cực,do gia tăng đột biến giá cả một số hàng hóa trên thị trường thế
giới, tháng 3.2008 chính phủ đã chuyển mục tiêu và chính sách từ sự theo đuổi
mục tiêu tăng trưởng cao sang chính sách ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô với 8 nhóm giải pháp.Kết quả từ tháng 6.2008 chỉ số CPI của nền
kinh tế đã có xu hướng giảm dần và kinh tế vĩ mô có dấu hiệu ổn định hơn.
+ Nhưng sau 15.9.2008, thời điểm thực sự nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu, cùng với sự suy thoái khá sâu về kinh tế, đã tác động rất tiêu cực đến
nhiều lãnh vực trong hoạt động kinh tế của nước ta và từ đầu quý 4/2008 nền
kinh tế có dấu hiệu thiểu phát do sức cầu giảm.Một lần nữa mục tiêu và chính
sách kinh tế phải thay đổi: chuyển từ ưu tiên kiềm chế lạm phát sang ngăn chặn
suy giảm kinh tế, kích cầu đầu tư và tiêu dùng với 5 nhóm giải pháp đang thực
hiện đến nay.
Có thể nói trong vòng chưa đầy một năm nền kinh tế đã có 2 bước ngoặt về sử
dụng chính sách kinh tế vĩ mô để thích nghi với tình hình cụ thể, trong đó có thể
nói vai trò quyết định là sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ.
Điểm qua vai trò của chính sách tiền tệ đã thực thi trong 2 bước ngoặt trên để
qua đó làm rõ vai trò của nó trong giai đoạn sau thời kỳ suy giảm.
1. Lý luận và thực tiễn sử dụng chính sách tiền tệ như một trong những
công cụ chủ yếu để điều tiết kinh tế vĩ mô:
Về lý thuyết, thông thường khi nói đến mục tiêu kinh tế vĩ mô, người ta thường
tập trung vào 4 mục tiêu chính:
(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh qua tốc độ tăng trưởng GDP hay GNP
cùng với chỉ tiêu GDP/người vào những mốc thời gian nhất định. Đây là mục tiêu
bao trùm nhất của kinh tế vĩ mô phản ảnh chung nhất về thành tựu phát triển của
một nền kinh tế. Tuy chỉ báo này chưa phản ảnh đầy đủ chất lượng của một nền
kinh tế, nhưng luôn luôn là chỉ báo quan trọng nhất để đánh giá sự thành công
hay thất bại của một nền kinh tế.

(2) Kiểm soát giá cả thông qua chỉ báo CPI hay thường nói là kiểm soát lạm phát
là chỉ báo quan trọng nhất phản ảnh tính ổn định của kinh tế vĩ mô. Chỉ báo này
còn được sử dụng như một công cụ giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu tăng
trưởng kinh tế với an sinh xã hội.
(3)Tạo việc làm mới cho xã hội, kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp là chỉ báo vừa phản
ảnh tình trạng của nền kinh tế, vừa phản ảnh tính ổn định về mặt an sinh xã hội.
Thông thường ở các nước đây là chỉ báo rất quan trọng không chỉ có ý nghĩa
kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị phản ánh năng lực quản lý điều hành của một
chính phủ. Số việc làm mới tạo ra một năm còn phản ánh mối quan hệ giữa đầu
tư với tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa các chính sách kinh tế tài chính
với chính sách nhân dụng.
(4)Tăng xuất khẩu ròng (lấy kim ngạch xuất khẩu – kim ngạch nhập khẩu); nhất
là đối với những nền kinh tế hướng về xuất khẩu.
Bốn mục tiêu nêu trên được sử dụng khá phổ biến ở các nước như là những
mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô. Những mục tiêu này cũng chính là những sản
phẩm đầu ra của quan hệ tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Vai trò của nhà
nước thông qua các chính sách và giải pháp kinh tế để tác động đến tổng cung
và tổng cầu nhằm tạo được “đầu ra” theo ý muốn, với nguyên tắc: nhà nước
không tác động trực tiếp vào chủ thể tạo cung hay tạo cầu, mà tác động vào thị
trường (sự vận động của tổng cung và tổng cầu được xem như “hộp đen”) và
chính thị trường sẽ tác động đến các chủ thể của nền kinh tế (người sản xuất,
người tiêu dùng).
Để thực hiện 4 mục tiêu kinh tế vĩ mô nêu trên, nhà nước thường sử dụng 4
nhóm chính sách hay còn gọi là các nhóm công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô:
(i) Chính sách tài khóa bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ.
Đây là những chính sách quan trọng nhất vì nó không chỉ tác động đến tổng
cung và tổng cầu của nền kinh tế mà còn có ý nghĩa dẫn dắt, định hướng thị
trường. Chính sách tài khóa thường rất linh hoạt để điều chỉnh kịp thời các mục
tiêu kinh tế vĩ mô. Ví dụ chính sách tăng công chi để kích thích sức cầu của nền
kinh tế chẳng hạn hay tăng thuế để hạn chế tiêu dùng.

(ii) Nhóm các chính sách tiền tệ được ngân hàng trung ương sử dụng để điều
tiết thị trường tài chính, mà trọng tâm là thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát
ổn định giá cả. Thông thường chính sách tiền tệ có ảnh hưởng mạnh nhất đến
điều chỉnh tổng cầu của nền kinh tế thông qua các công cụ như: lãi suất, hối
đoái,dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, điều chỉnh cung tiền, các nghiệp vụ của thị
trường mở…
(iii) Chính sách chi tiêu nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng
và điều tiết khối cầu của nền kinh tế. Chính sách này được sử dụng thường
xuyên trong trường hợp nền kinh tế ở trong tình trạng lạm phát hoặc giảm phát.
(iv) Chính sách ngoại thương nhằm điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu, bảo đảm
mục tiêu tăng xuất khẩu ròng; đồng thời cũng điều tiết tổng cung và tổng cầu nội
địa của nền kinh tế.
Bốn nhóm công cụ chính sách nêu trên tùy theo tính chất của một nền kinh tế và
trong mỗi giai đoạn nhất định được điều chỉnh nhằm bảo đảm phục vụ có hiệu
quả cho các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Mục tiêu và công cụ chính sách kinh tế vĩ mô được khái quát theo sơ đồ dưới
đây:
[Only registered and activated users can see links. ]
2. Thực tiễn sử dụng công cụ chính sách tiền tệ ở nước ta:
Từ sự phân tích lý thuyết như trên đối chiếu với thực tiễn ở nước ta cho thấy,
trong 2 năm qua Chính phủ đã sử dụng khá linh hoạt các công cụ chính sách
kinh tế vĩ mô để điều chỉnh các mục tiêu kinh tế-xã hội, đặc biệt là chính sách tài
khóa và chính sách tiền tệ, cụ thể như sau:
+ Trong năm 2008, để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện an
sinh xã hội, trong 8 nhóm giải pháp thực hiện từ tháng 3 năm 2008, thì nổi bật và
có tác dụng nhanh nhất là chính sách tiền tệ. Với tình hình lạm phát cao (trên
2%/tháng) Chính phủ thực hiện chính sách siết chặt tiền tệ, thông qua các công
cụ của Ngân hàng TW như tăng lãi xuất cơ bản, tăng dự trữ bắt buộc đối với
ngân hàng thương mại, thực hiện tín phiếu bắt buộc đối với một số tổ chức tín
dụng chủ yếu, hạn chế việc chiết khấu các loại giấy tờ có giá... nhằm kéo giảm

tốc độ tăng dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại, giảm tổng cung tiền
trong lưu thông... dẫn đến giảm tổng cầu của nền kinh tế, tạo sự thăng bằng mới
trong quan hệ giữa Tổng cung - Tổng cầu. Khi một nền kinh tế lâm vào tình trạng
lạm phát, thì có nhiều nguyên nhân, bao gồm trực tiếp và gián tiếp, nhưng luôn
luôn được thể hiện qua tiền tệ, nên “toa thuốc tiền tệ” có tác dụng nhanh nhất.
+ Từ đầu năm nay, nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng suy giảm khá
mạnh (GDP quý 1/2008 tăng 7,4% nhưng quý 1/2009 chỉ còn 3,1%), mục tiêu
kinh tế vĩ mô là ngăn chặn suy giảm, nên phải áp dụng các giải pháp để tăng
tổng cầu của nền kinh tế. Một lần nữa chính sách tiền tệ được sử dụng như công
cụ chủ yếu để phục vụ mục tiêu kinh tế. Trong 5 nhóm giải pháp chính phủ thực
thi từ tháng 12/2008 đến nay, thì nổi bật vẫn là việc sử dụng công cụ của chính
sách tiền tệ như: nới lỏng chính sách tín dụng, hạ lãi xuất cơ bản, hạ tỷ lệ dự trữ
bắt buộc đối với ngân hàng thương mại, trả nợ tín phiếu bắt buộc, tái chiết khấu
và tái cấp vốn qua nghiệp vụ thị trường mở, mở rộng biên độ tỷ giá VND... để
kích thích sự gia tăng tổng cầu của nền kinh tế, qua đó làm tăng cả tổng cung.
Để thực hiện gói kích thích kinh tế với quy mô 8 tỷ USD, mà chính phủ công bố,
thì cho đến nay việc thực hiện bù lãi xuất 4% cho các doanh nghiệp thuộc đối
tượng vay vốn lưu động vẫn là chính sách có nhiều tác dụng nhất.
3. Chính sách tiền tệ trong giai đoạn “hậu khủng hoảng”.
3.1. Kinh tế toàn cầu bước vào thời kỳ “ hậu khủng hoảng”.
Theo dõi diễn biến tình hình kinh tế thế giới từ đầu năm đến nay cho thấy, cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu chắc chắn không dẫn đến một cuộc đại khủng
hoảng kinh tế như thời kỳ 1929-1933, mà đã có nhiều người lo lắng.Tác động
của khủng hoảng tài chính đã dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng đến nay
có thể tin rằng, sự suy giảm đã chạm đáy.
Thật vậy,đối với thị trường tài chính,thì đáy của khủng hoảng đã không lập lại
sau ngày 10/3/2009, ngày có các chỉ số của các thị trường chứng khoán Mỹ đạt
mức thấp nhất. Đối với suy giảm kinh tế thì hầu hết các nền kinh tế chịu ảnh
hưởng lớn nhất đều tin rằng đã đến đáy: Ba nền kinh tế lớn Mỹ, EU và Nhật bản
đã có dấu hiệu tăng trưởng dương; tỷ lệ thất nghiệp giảm; các nền kinh tế khác

như Hàn quốc, Singapore...đang có sự phục hồi ngoạn mục.Trung quốc, Ấn độ,
Indonesia đang tập trung tăng tốc trở lại với đầy tham vọng của thời kỳ hậu
khủng hoảng.
Có thể nói: Thế giới đang thực sự bước vào thời kỳ hậu khủng hoảng. Các quốc
gia đang nỗ lực thực hiện các chiến lược riêng của mình; một cuộc chạy đua mới
đang diễn ra, mặc dù tốc độ phục hồi chung của nền kinh tế toàn cầu rất chậm
và phần nào đó trì trệ cho đến giữa năm tới, khi niềm tin của nhà đầu tư và tính
ổn định của nền tài chính được củng cố.
3.2. Kinh tế Việt Nam đang phục hồi:
Với đặc điểm của một nền kinh tế có độ mở cao, cùng với đặc điểm của một nền
kinh tế mang nặng tính chất gia công, tỷ trọng giá trị gia tăng thấp trong cơ cấu
giá trị sản phẩm, nên chịu tác động rất lớn của thị trường thế giới. Tuy nền kinh
tế nước ta không chịu tác động trực tiếp của khủng hoảng tài chính toàn cầu; hệ
thống tài chính-tín dụng giữ được ổn định, nhưng sự tăng trưởng kinh tế trong
nước vẫn chịu ảnh hưởng bởi mức độ phục hồi của thị trường thế giới. Tuy
nhiên, nếu xét về hệ thống tài chính-tín dụng, thì thời điểm khó khăn nhất đã rơi
vào quý 2/2008, còn tăng trưởng kinh tế khó khăn nhất cũng đã rơi vào quý
1/2009. Phần thời gian còn lại của năm nay và năm 2010 có thể xem là thời kỳ
phục hồi, nên các chính sách kinh tế thực hiện vào thời kỳ này có ý nghĩa rất
quan trọng, không chỉ cho giai đoạn này, mà tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn
“tăng tốc” tiếp theo.
3.3. Vai trò của chính sách tiền tệ thời kỳ sau suy giảm:
Như đã nói ở trên, nền kinh tế toàn cầu đang bước vào giai đoạn hậu suy giảm
và mỗi quốc gia đều đang nỗ lực trong một cuộc chạy đua mới trong quá trình
toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn. Đối với nền
kinh tế nước ta, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh

×