Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Ga đặc điểm loại hình tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.08 KB, 7 trang )

Tuần: 23
Tiết:13,14
Tiếng Việt

Ngày soạn: 24/01/2018
Ngày dạy: 03/02/2018
Lớp dạy: 11B4

ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh nắm
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm loại hình ngôn ngữ và những hiểu biết cần thiết về hai loại hình
ngôn ngữ: hòa kết (tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức,…) và đơn lập ( tiếng Hán, Việt,…).
- Hiểu được những đặc điểm loại hình của tiếng Việt: tính phân tiết ( âm tiết được tách
bạch rõ ràng, có cấu trúc chặt chẽ, thường là một đơn vị nhỏ nhất có nghĩa), sự không biến
đổi hình thái của từ ( dù ý nghĩa, chức năng, quan hệ ngữ pháp có thay đổi), phương thức
ngữ pháp chủ yếu là trật tự và hư từ.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng những kiến thức về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc học tiếng Việt
và văn học, lí giải các hiện tượng trong tiếng Việt, phân tích và sửa chửa sai sót trong sử
dụng tiếng Việt.
- So sánh những đặc điểm loại hình của tiếng Việt với ngoại ngữ đang học để nhận thức rõ
hơn về hai ngôn ngữ, từ đó biết sử dụng hai ngôn ngữ tốt hơn.
3. Thái độ: hình thành ở học sinh ý thức tôn trọng sự trong sáng của tiếng Việt, nhìn nhận
những kiến thức ngôn ngữ dưới nhãn quan loại hình học.
II. PHƯƠNG PHÁP: phân tích ngôn ngữ, giao tiếp, vấn đáp, sử dụng graph, vấn đáp,
thuyết giảng.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập, bảng phụ.
2. Học sinh: sách giáo khoa, vở học, vở soạn, phiếu học tập, bảng phụ
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG


1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV&HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: giới thiệu bài mới (4’)
Ở chương trình lớp 10, chúng ta đã được học
bài “Khái quát lịch sử tiếng Việt”. Ở bài học
đó, chúng ta đã được biết các quan hệ ngôn ngữ
xét theo nguồn gốc, theo lịch sử phát triển.
Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu quan hệ giữa
các ngôn ngữ theo những đặc điểm về cấu tạo
bên trong của chúng - “ Đặc điểm loại hình của


tiếng Việt”.
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái
niệm loại hình và loại hình ngôn ngữ.
GV: tổ chức trò chơi học tập (10’)
- Chia lớp thành các nhóm thực hiện công việc:
sắp xếp các thể loại sau: bản tin, phóng sự, tin
nhanh (loại hình báo chí), kịch nói, kịch hát,
kịch rối kịch câm (loại hình sân khấu), phim
họa hình, phim tài liệu, phim hài (loại hình điện
ảnh), tranh chân dung, tranh phong cảnh, tranh
tĩnh vật (loại hình hội họa), nhạc nhẹ, nhạc
cung đình, nhạc cổ điển, tình khúc, đồng dao,
hát ru, nhạc cách mạng (loại hình âm nhạc)
theo đúng loại hình của chúng.
GV: qua trò chơi vừa rồi các em thấy các thể

loại trong cùng một loại hình có gì đặc biệt?
HS: trả lời
GV: nhận xét và mở rộng một vài đặc điểm của
một số loại hình
Vd:
- Loại hình điện ảnh: diễn xuất của diễn viên,
kỹ thuật tạo hình tinh xảo, không gian lấy bối
cảnh thực tế…
- Loại hình báo chí: phản ánh hiện thực cuộc
sống, có chức năng thông tin, quảng cáo,…
GV: em hãy cho biết thế nào là loại hình?
HS: trả lời
GV: nhận xét, chốt ý
GV: Em hãy cho biết loại hình ngôn ngữ là gì?
HS: dựa vào sgk trả lời
GV: nhận xét, chốt ý.
GV: có mấy loại hình ngôn ngữ? tiếng Việt
thuộc loại hình ngôn ngữ nào?
HS: trả lời
GV: nhận xét, chốt ý
GV: cho ví dụ về cách đọc, cách viết của các
loại hình và đặt câu hỏi
VD:
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tôi là học sinh
I am a student
Tôi thích công việc
I love her work
của cô ấy

- Có sự khác biệt gì về hình thức ngữ âm và
chữ viết của những từ in đậm (phát âm thành
mấy tiếng, viết thành mấy chữ)?

I. Loại hình ngôn ngữ
1.1 Loại hình: tập hợp những sự vật, hiện
tượng có cùng chung những đặc trưng cơ
bản nào đó.
VD:
- Bản tin, phóng sự, tin nhanh,… Thuộc
loại hình báo chí.
- Phim họa hình, phim tài liệu, phim hài,…
Thuộc loại hình điện ảnh.

1.2 Loại hình ngôn ngữ:
- Loại hình ngôn ngữ là cách phân chia
thành những nhóm ngôn ngữ dựa trên
những đặc trưng giống nhau về các mặt
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
- Có 2 loại hình ngôn ngữ:
+ Loại hình ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt,
tiếng Thái, tiếng Hán, …)
+ Loại hình ngôn ngữ hòa kết (tiếng Nga,
tiếng Pháp, tiếng Anh, …)
- Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ
đơn lập.


HS: trả lời
GV: nhận xét

GV: nhận xét, chốt ý
Tiếng Việt
Tiếng Anh
- Cách viết tách rời: - Cách viết nối từ:
“học/sinh”
“student”
- Cách đọc tách rời: - Cách đọc thành
“học/sinh”
một tiếng.
“student”
GV: cho ví dụ để so sánh sự khác nhau trong
cách đọc giữa tiếng Việt và tiếng Anh.
VD:
- Tiếng Anh: “stand up” khi đọc nối âm thành
“stan d-up”; “look at” đọc thành “loo k-at”
- Tiếng Việt: “các anh” không thể đọc nối âm
thành “cá canh”; “một ổ” không thể đọc nối âm
thành “một tổ”
 Nếu nối âm như thế sẽ làm thay đổi nghĩa
của từ.
Hoạt động 3: hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc
điểm loại hình tiếng Việt
GV: tổ chức thảo luận nhóm (cho ngữ liệu sau
đó đặt câu hỏi để các nhóm thảo luận, trả lời)
(15’)
- Ngữ liệu 1:
Đố ai sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào
(Trích “Tuổi nhỏ”)
- Em hãy cho biết trong các câu thơ trên có bao

nhiêu tiếng, bao nhiêu từ? Hãy ghép tiếng
“sống” với các từ khác để tạo thành các từ mới.
HS: thảo luận, trả lời
GV: nhận xét, chốt ý
- Số tiếng: 14
- Số từ : 14
- Mỗi tiếng trên cũng có thể là yếu tố cấu tạo từ
mới. VD: sống  cuộc sống, cách sống, mạng
sống, kinh nghiệm sống,…
- Ngữ liệu 2:
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dang tay ra về.
(Trích “Cảnh ngày xuân”)
- Em hãy cho biết trong các câu thơ trên có bao
nhiêu tiếng, bao nhiêu từ? Hãy ghép tiếng

II. Đặc điểm loại hình tiếng Việt
1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp
VD:
Đố ai sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào
- Số tiếng: 14
- Số từ : 14
- Mỗi tiếng trên cũng có thể là yếu tố cấu
tạo từ mới. VD: sống  cuộc sống, cách
sống, mạng sống, kinh nghiệm sống,…


“em” với các từ khác để tạo thành các từ mới.
HS: thảo luận, trả lời

GV: nhận xét, chốt ý
- Số tiếng: 14
- Số từ: 12 (do “tà tà” và “thơ thẩn” là hai từ
láy”
- Mỗi tiếng trên cũng có thể là yếu tố cấu tạo từ
mới. VD: em em trai, em gái, em út, con em,
đứa em, thằng em,…
- Ngữ liệu 3:
Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn
- Em hãy cho biết trong các câu thơ trên có bao
nhiêu tiếng, bao nhiêu từ? Hãy ghép tiếng
“mùa” với các từ khác để tạo thành các từ mới.
HS: thảo luận, trả lời
GV: nhận xét, chốt ý
- Số tiếng: 14
- Số từ: 12 (do “Ba Lan” và “Bạch Dương” là
từ chỉ tên riêng”
- Mỗi tiếng trên cũng có thể là yếu tố cấu tạo từ
mới. VD: mùa  mùa mưa, mùa nắng, mùa
màng,..
GV: từ ngữ liệu 1 và 2 và 3 vừa phân tích, em
nào có thể em nào có thể kết luận “tiếng”
trong tiếng Việt có những đặc điểm, chức năng
gì? Từ đó khái quát lên đặc điểm đầu tiên của
tiếng trong tiếng Việt ?
HS: trả lời
GV: nhận xét, chốt ý, mở rộng
* Chính đặc điểm này đã tạo nên một lợi thế
trong tiếng Việt đó là lối chơi chữ, nói lái và

câu đối
VD:
- Thẳng thắn, thật thà thường thua thiệt
Lọc lừa, lươn lẹo lại lên lương.
- Con cá đối nằm trên cối đá
- Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Nêu cao tràng pháo bánh chưng xanh
GV: Em có nhận xét gì về chức năng ngữ pháp
hình thức chữ và cách đọc của từ “tôi” và từ
“anh ấy” trong hai vế câu của các ví dụ sau:
a. Tôi tặng anh ấy một quyển sách, anh ấy cho
tôi một quyển vở.
b. I give him abook, he give me a notebook

 Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết; về
mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu
tố cấu tạo từ (từ đơn, từ ghép, từ láy…)

2. Từ không biến đổi hình thái
VD:
a. Tôi tặng anh ấy một quyển sách, anh ấy
cho tôi một quyển vở.
b. I give him abook, he give me a
notebook


HS: trả lời
GV: nhận xét, chốt ý
GV: trong tiếng Việt khi đảm nhiệm các chức
năng ngữ pháp khác nhau, từ có biến đổi hình

thái hay không?
HS: trả lời
GV: chốt ý, và mở rộng kiến thức
*Từ không biến đổi hình thái được biểu hiện rất
rõ trong từ đồng âm.
VD:
- Ruồi đậu mâm xôi đậu
- Kiến bò đĩa thịt bò
Tiếng Anh là từ thay đổi hình thái:
VD:
* Cùng là có nghĩa là đi, nhưng ngữ cảnh diễn
ra khác nhau thì hình thái chữ sẽ khác nhau:
- Tôi đi học  I go to school
- Hôm qua, tôi đi học  I went to school
yesterday
* Động từ to be:
- Tôi là học sinh  I am a student
- Chúng tôi là học sinh  we are students
- Bạn tôi là học sinh  My friend is a student
GV: Hãy thay đổi trật tự từ trong các câu sau?
Sau đó nhận xét ý nghĩa các câu vừa tạo ?
a. Tôi đi học
b. Tôi mời bạn đi chơi
HS: trả lời
GV: nhận xét, chốt ý
GV: Hãy thêm một số hư từ (không, sẽ, mà,
còn, có, nhé…) vào vị trí thích hợp trong ngữ
liệu trên, sau đó rút ra nhận xét về ý nghĩa ngữ
của các câu vừa tạo?
HS: trả lời

GV: nhận xét và giảng
Hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng mà
chỉ có ý nghĩa ngữ pháp bổ sung các ý nghĩa
ngữ pháp cho thực từ.
Vd: tôi đang đi học  “đang” chỉ thời gian tiếp
diễn.
GV: Từ những ví dụ vừa phân tích, em hãy rút
ra đặc điểm cuối cùng của tiếng Việt ?
HS: trả lời
GV: nhận xét, chốt ý

Chức năng
ngữ pháp

Ví dụ A
- Từ “tôi”
(1) là chủ
ngữ còn từ
“tôi” (2) là
bổ ngữ
- Từ “anh
ấy” (1) là
bổ ngữ còn
từ “anh ấy”
(2) là chủ
ngữ

Ví dụ B
- Từ I (tôi):
chủ ngữ


- Him (anh
ấy): tân ngữ
- He (anh
ấy):
chủ
ngữ.

Không thay
đổi  từ
Thay đổi
không biến
đổi hình
thái.
 Từ trong tiếng Việt không biến đổi
hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ
pháp.
Hình thức
chữ và cách
đọc

3. Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng
trật tự từ và hư từ.
Vd: tôi đi học
Thay đổi trật tự từ trong câu: Học đi tôi, đi
học tôi, tôi học đi.
 Thay đổi trật tự từ sẽ làm thay đổi nội
dung ý nghĩa; hoặc làm cho câu trở nên
vô nghĩa.
Thêm vào một số hư từ: tôi đang đi học

(tiếp diễn), tôi sẽ đi học ( tương lai), tôi đã
đi học( quá khứ).
 Khi thêm hoặc thay đổi hư từ thì ý
nghĩa ngữ pháp của câu sẽ thay đổi.

 Trật tự từ và hư từ thay đổi thì ý
nghĩa của câu cũng thay đổi.


GV: Từ việc phân tích và nhận xét các ngữ liệu Ghi nhớ: Tiếng VIệt thuộc loại hình ngôn
ở trên, các em hãy khái quát lại những đặc điểm ngữ đơn lập:
cơ bản của loại hình tiếng Việt?
- Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp
- Từ trong tiếng Việt không biến đổi hình
thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
- Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật
tự từ và hư từ.
Hoạt động 4: hướng dẫn học sinh luyện tập
III. Luyện tập
Bài tập 1:
1. Yêu cầu (sgk)
GV: tổ chức thảo luận nhóm, thời gian thảo Câu a:
luận 10’, sau đó cử đại diện lên trình bày kết
“Trèo lên cây bưởi hái hoa
quả
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân(1)
Chia nhóm:
Nụ tầm xuân(2) nở ra xanh biếc
- Nhóm 1: Câu a
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay”

- Nhóm 2: Câu b
- Nụ tầm xuân(1): là bổ ngữ cho động từ
- Nhóm 3: Câu c
“hái”
- Nhóm 4: Câu d
- Nụ tầm xuân(2): là chủ ngữ
Gợi ý: Những từ ngữ in đậm đó có chức vụ - Ngữ âm, chữ viết không thay đổi.
ngữ pháp như thế nào? Có khác nhau về chức Câu b:
vụ không? Về mặt ngữ âm và chữ viết có được
“Thuyền ơi có nhớ bến(1) chăng
giữ nguyên không?
Bến(2) thì một dạ khăng khăng đợi
HS: tổ chức thực hiện
thuyền”
GV: quan sát thảo luận nhóm, hướng dẫn thực
- Bến(1): Bổ ngữ của động từ “nhớ”
hiện và nhận xét.
- Bến (2): Chủ ngữ
Bài tập 2: yêu cầu học sinh về nhà làm
Câu c:
“Yêu trẻ(1), trẻ(2) hay đến nhà ; kính
già(1), già(2) để tuổi cho”
- Trẻ(1): Bổ ngữ của động từ “yêu”
- Trẻ(2): Chủ ngữ
- Già(1): Bổ ngữ của động từ “ kính”
- Già(2): Chủ ngữ.
Câu d:
- Bống (1),(2),(3),(4): bổ ngữ
- Bống(5),(6): chủ ngữ
Bài tập 3:

3. Yêu cầu (sgk)
GV: yêu cầu một học sinh đọc yêu cầu sách
Trong đoạn văn có các hư từ: đã, các, để,
giáo khoa, sau đó cho thời gian 5’ để các nhóm lại, mà.
thảo luận trả lời.
- “Đã” : chỉ hoạt động xảy ra trước một
HS: thực hiện yêu cầu sách giáo khoa.
thời điểm nào đó.
GV: gọi học sinh trả lời, nhận xét, đánh giá.
- “Các”: chỉ số nhiều toàn thể của sự vật.
- “Để”: chỉ mục đích.
- “Lại”: chỉ sự tiếp diễn của hoạt động.
Hoạt động 5: hệ thống kiến thức qua bài học
- “Mà”: chỉ mục đích.
GV: yêu cầu học sinh điền vào graph khuyết:


Loại hình ngôn ngữ

LHNN hòa kết
Đặc điểm loại hình tiếng Việt

HS: thực hiện yêu cầu
GV: nhận xét, đánh giá mức độ hiểu bài của
học sinh.
GV: tích hợp kỹ năng sống cho học sinh
- Sao khi học xong bài học này, theo em cần
làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
HS: trả lời theo cách nghĩ của mình
GV: đều chỉnh nếu học sinh có suy nghĩ sai

lệch.
Hoạt động 6: hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới
1. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Trình bày và phân tích các đặc điểm của loại hình tiếng Việt
- Làm bài tập 2 sách giáo khoa trang 58
2. Hướng dẫn tự học
- Tìm những câu tiếng Việt trong đó có một từ được dùng ở các vị trí và chức năng khác
nhau mà không có sự tahy đổi tình thái.
Vd: “yêu trẻ trẻ đến nhà”,...
- So sánh sự khác nhau giữ họ ngôn ngữ ở lớp 10 và loại hình ngôn ngữ
3. Hướng dẫn soạn bài mới
- Đọc trước bài thơ “Tôi yêu em”, đọc kỹ tiểu dẫn và phụ chú trong sách giáo khoa.
- Bài thơ “ Tôi yêu em” được viết theo đề tài gì? Em hãy nêu một vài bài thơ có cùng đề tài
mà em biết?
- Thử lí giải vì sao nhà thơ dùng cách xưng hô “tôi – em”, mà không phải là “anh – em”, “tôi
– cô”? Điều đó cho em hiểu thế nào về mối quan hệ giữa nhân vật tôi và cô gái?
V. RÚT KINH NGHIỆM:.........................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Long Xuyên, ngày 29 tháng 01 năm 2018
Duyệt của GVHD
Sinh viên TT



×