Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
A. MỞ ĐẦU.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thực tiễn hơn 20 năm đổi mới, sự phát triển hạ kỹ thuật nông thôn đã góp
phần làm thay đổi diện mạo kinh tế, xã hội nông thôn, góp phần vào sự thành công
của công cuộc xóa đói, giảm nghèo và thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn nước ta. Sự phát triển hạ tầng kỹ thuật nông thôn là vấn đề quan
trọng nhằm tạo tiền đề cho nông thôn phát triển nhanh và bền vững. Do vậy, trong
đường lối và chính sách phát triển KT XH trên phạm vi cả nước cũng như từng địa
phương nước ta, việc xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật nông thôn luôn là
một trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền chú trọng và
luôn được gắn với các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng là một trong những chương trình
nhằm thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó các tiêu chí nhằm
phát triển hạ tầng kỹ thuật nông thôn là đặc biệt được chú trọng, bởi sự phát triển
của hạ tầng kỹ thuật là cơ sở, là bàn đạp cho sự phát triển kinh tế xã hội của một
đất nước, một địa phương. Hưởng ứng chương trình, cũng như nhận thấy được
tầm quan trọng của sự phát triển hạ tầng kỹ thuật, Đảng và nhân dân huyện Hòa
Vang đã có những chủ trương, kế hoạch cụ thể để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ
thuật nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trên địa bàn Huyện. Tuy nhiên, để thực hiện
được vấn đề này thì đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, bởi nó chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, đất đai, vốn, các nhân tố về cơ chế, chính
sách…đòi hỏi cần phải có sự nổ lực rất lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Trong đó vốn là nhân tố được quan tâm chú trọng nhiều nhất, và vai trò của vốn là
không thể phủ nhận.
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế ở huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng
em đã chọn đề tài “Huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật trong quá
trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng ” làm đề tài
nghiên cứu của mình. Qua đề tài chúng ta có thể có một cái nhìn tổng quan hơn về
thực trạng, cũng như quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nông thôn trong
quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu đề tài.
Mục đích:
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
Vận dụng những kiến thức được học vào thực tế (vấn đề huy động vốn đầu
tư phát triển hạ tầng kỹ thuật trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa
Vang).
Nhằm tổng hợp và cung cấp những thông tin thực tế về thực trạng và tình
hình huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn huyện Hòa Vang.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng và tình hình huy động vốn đầu
tư phát triển hạ tầng kỹ thuật trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa
Vang – TP Đà Nẵng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Tìm hiểu sơ lược về huyện Hòa Vang, cụ thể hơn là tìm hiểu về hệ thống
kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn huyện Hòa Vang thông qua các tài liệu có tại
Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Hòa Vang.
Sau đó, thu thập các số liệu cần thiết liên quan đến hệ thống hạ tầng kỹ
thuật nông thôn huyện Hòa Vang.
Nhiệm vụ tiếp theo là tổng hợp, phân tích, đánh giá các số liệu thu thập
được và phản ánh chúng.
Cuối cùng, đưa ra kết luận và đề xuất các kiến nghị để giải quyết vấn đề.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở huyện Hòa Vang.
Quá trình huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật ở huyện Hòa
Vang.
Địa bàn nghiên cứu: Huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng.
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 31/12/2012 đến ngày 27/04/2013.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp thống kê.
Phương pháp thống kê mô tả.
6. Kết cấu của đề tài tốt nghiệp.
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
Đề tài bao gồm các phần chính là Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết
luận và các phần khác như lời cảm ơn, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, biểu
đồ, hình ảnh minh họa. Ở phần nội dung bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung.
Chương 2: Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển hạ tầng
kỹ thuật nông thôn huyện Hòa Vang.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật
nông thôn huyện Hòa Vang trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
B. NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG.
1. Cơ sở khách quan phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta.
1.1. Cơ sở nhận thức và khái niệm nông thôn mới
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã,
thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban Nhân dân xã.
Nông thôn Việt Nam có tài nguyên lớn về đất đai và các tiềm năng thiên nhiên
khác: hơn 7 triệu ha đất canh tác, 10 triệu ha đất canh tác chưa được sử dụng; các
mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm nông – lâm – hải sản (như
lúa, gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, rau củ quả, cá thịt…). Nông nghiệp, nông thôn còn
giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp các nguồn nguyên, vật liệu cho phát triển cụm
công nghiệp – dịch vụ. Nông nghiệp, nông thôn là khu vực có trình độ phát triển
thấp so với các khu vực khác của nền kinh tế, tính chung thì nông dân chiếm hơn
70% dân số. Tỉ trọng đầu tư công cho lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam thấp hơn
so với mức đóng góp của nó cho toàn nền kinh tế. Năm 2010, tổng đầu tư toàn xã
hội là 400.000 tỉ đồng, nhưng đầu tư cho nông nghiệp chỉ 27.000 tỉ đồng, trong khi
ngành này đóng góp tới 20% GDP của cả nước, 30% cho xuất khẩu và 50% lực
lượng lao động, việc làm. Diện mạo nông thôn Việt Nam trong thời gian vừa qua đã
có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, yếu kém mà nhiều năm nay
chưa có giải pháp hữu hiệu. Sự đầu tư ít ỏi đã hạn chế đáng kể hiệu quả sản xuất
nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp lại chủ yếu thiên về số lượng, chưa nâng cao
về chất lượng, giá thành nông sản còn cao, năng suất lao động và hiệu quả sản
xuất còn thấp, sản lượng nông sản tuy tăng nhưng chi phí đầu vào vẫn cao (chi phí
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
cho sản xuất 1 ha lúa tăng từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng), các chính sách về điều tiết
thị trường quốc tế giảm. Các chính sách và biện pháp mà nhà nước đã áp dụng cho
phát triển nông nghiệp những năm gần đây chưa tạo bước đột phá mạnh. Trình độ
dân trí của một bộ phận nông dân (nhất là vùng sâu, vùng xa) chưa được cải thiện,
đời sống xã hội nông thôn mặc dù có sự chuyển biến song chưa mạnh và không
đồng đều. Tình trạng đó dẫn đến sự chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn
ngày càng lớn.
Sự khác nhau căn bản giữa thành thị và nông thôn được phản ánh rõ nét dựa
trên các tiêu chí như: sự khác nhau về nghề nghiệp, môi trường, quy mô, cộng đồng,
mật độ dân số, tính hỗn tạp và thuần nhất của dân số, hướng di cư, sự khác biệt xã
hội và phân tầng xã hội. Nông thôn là những địa bàn thuộc xã (những địa bàn thuộc
phường hoặc thị trấn được quy định là khu vực đô thị), được quản lý bởi cấp hành
chính cơ sở là UBND xã.
“Nông thôn mới” là nông thôn kiểu mới tương ứng với hình thái kinh tế xã
hội của giai đoạn phát triển và hiện đại hóa. Theo tinh thần Nghị quyết 26NQ/TW
của trung ương, phải xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn
nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn
với đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa
dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống
vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Hiện nay, tất cả các điều kiện sống ở nông thôn đều thua kém thành thị từ hệ
thống hạ tầng cấu trúc đến nhà ở, dịch vụ công cộng, mức thu nhập, thiếu điều
kiện phát triển giáo dục, học vấn nghỉ ngơi, văn hóa, môi trường, việc làm. Do đó,
sự rút ngắn kịp thời khoản cách giữa thành thị và nông thôn là vân đề có tính sống
còn. Hoàn cảnh đó thôi thúc chúng ta khẩn trương bắt tay vào nhiệm vụ quan trọng
là xây dựng “Nông thôn mới” , từng bước đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào ứng
dụng ở nông thôn.
Cần thống nhất nhận thức một cách sâu sắc về mục đích ý nghĩa của việc xây
dựng “Nông thôn mới” . Việc triển khai chương trình hết sức quyết liệt nhưng kiên
trì, có lộ trình, có bước đi thích hợp và có trọng tâm, trọng điểm, làm đâu dứt điểm
đó để quá trình thực hiện mang tính toàn diện và phát triển bền vững.
1.2. Đặc trưng của nông thôn mới thời kỳ CNHHĐH giai đoạn 2012
2020.
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
Bao gồm:
Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được
nâng cao.
Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ.
Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy.
An ninh tốt, quản lý dân chủ.
Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao...
1.3. Các tiêu chí về nông thôn mới.
1.3.1. Ý nghĩa bộ tiêu chí nông thôn mới.
Là cụ thể hóa đặc tính của xã NTM thời kỳ đẩy mạnh CNH HĐH.
Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng NTM, là chuẩn mực để các xã lập kế hoạch phấn đấu đạt 19 tiêu chí nông thôn
mới.
Là căn cứ để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM của các địa
phương trong từng thời kỳ; đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới; đánh
giá trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền xã trong thực hiện nhiệm vụ xây
dựng nông thôn mới.
1.3.2. Nội dung Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Bộ tiêu chí quốc gia NTM được ban hành theo Quyết định số 491/QĐTTg,
ngày 16/4/2009 gồm 5 nhóm tiêu chí, cụ thể như sau:
Nhóm 1: Quy hoạch.
Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch:
Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông
nghiệp, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội môi trường theo chuẩn mới.
Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện
có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp
Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế xã hội.
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
Tiêu chí 2: Giao thông:
Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn
theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT.
Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật
của Bộ GTVT.
Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa.
Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận
tiện.
Tiêu chí 3: Thủy lợi:
Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.
Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa.
Tiêu chí 4: Điện:
Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.
Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn.
Tiêu chí 5: Trường học:
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật
chất đạt chuẩn quốc gia.
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa:
Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VHTTDL.
Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VHTT
DL.
Tiêu chí 7: Chợ nông thôn:
Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng
Tiêu chí 8: Bưu điện:
Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông.
Có Internet đến thôn
Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư:
Nhà tạm, dột nát.
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.
Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất.
Tiêu chí 10: Thu nhập:
Thu nhập bình quân đầu người /năm so với mức bình quân chung của tỉnh.
Tiêu chí 11: Hộ nghèo:
Tỷ lệ hộ nghèo.
Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động:
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất:
Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.
Nhóm 4: Văn hóaxã hộimôi trường.
Tiêu chí 14: Giáo dục:
Phổ biến giáo dục trung học.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ
túc, học nghề).
Tỷ lệ lao động qua đào tạo.
Tiêu chí 15: Y tế:
Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế.
Y tế xã đạt chuẩn quốc gia.
Tiêu chí 16: Văn hóa:
Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định
của Bộ VHTTDL.
Tiêu chí 17: Môi trường:
Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia.
Các cơ sở SXKD đạt tiêu chuẩn về môi trường.
Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát
triển môi trường xanh, sạch, đẹp.
Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.
Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh:
Cán bộ xã đạt chuẩn.
Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.
Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh".
Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.
Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội được giữ vững
An ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
1.4. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới.
Nội dung xây dựng NTM hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được qui
định tại Quyết định 491/QĐTTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Xây dựng NTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân
cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí,
quy chuẩn xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các hoạt động cụ
thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ
chức thực hiện.
Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG,
chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở
nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính
sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp
của các tầng lớp dân cư.
Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,
đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch
và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh
tế, kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành).
Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính
quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ
chức thực hiện; Hình thành cuộc vận động “toàn dân xây dựng nông thôn mới“ do
Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị xã hội vận động mọi tầng lớp
nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới.
1.5. Cơ sở khách quan phải xây dựng nông thôn mới.
Giải quyết vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn
mới, chính là áp dụng lý luận phát triển nông thôn bền vững vào điều kiện cụ thể
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
của Việt Nam. Theo đó, nâng cao chất lượng sống cả về vật chất và tinh thần của
nông dân và dân cư nông thôn nói chung vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự
nghiệp phát triển nông thôn. Nội dung của phát triển nông thôn bao gồm 4 quá trình:
(i) công nghiệp hóa, hiện đại hóa; (ii) đô thị hóa; (iii) kiểm soát dân số; (iv) bảo vệ
môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn, theo những tiêu chuẩn của nền văn minh
nhân loại và truyền thống văn hóa Việt Nam. Thực hiện 4 quá trình này, tỉ lệ dân số
và sức lao động nông nghiệp trong tổng dân số và lực lượng lao động xã hội phải
giảm tương ứng với tỉ lệ GDP nông nghiệp trong GDP của nền kinh tế. Do đó, phát
triển nông thôn bền vững đã bao hàm việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông
dân.
Xây dựng nông thôn mới là vấn đề thời sự trong Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Văn kiện đã khẳng định: “Xây dựng nông thôn mới,
để giai cấp nông dân thực sự là chủ thể trong quá trình hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn”. Xây dựng nông thôn mới góp phần xây dựng đất nước, để đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.
Điểm xuất phát của vấn đề trên là Nghị quyết số 26 NQTW của Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (Khoá X) ban hành tháng 8/2008 về “Nông
nghiệp, nông dân và nông thôn (Tam nông)” ở Việt Nam. Cơ sở lý luận của Nghị
quyết là đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước ta, trọng tâm là công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, do Đại hội VIII của Đảng đề ra,
tiếp tục được phát triển trong Nghị quyết Đại hội IX và X của Đảng về nông
nghiệp, nông thôn. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ
V (Khoá IX) về “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
thời kỳ 20012010” đã nhấn mạnh: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ
trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn”.
Như vậy xây dựng nông thôn mới là quá trình xây dựng, phát triển nông
nghiệp, nông dân và nông thôn theo hướng hiện đại, trong đó những người nông dân
thực sự làm chủ, ly nông bất ly hương, họ vừa là chủ thể, vừa là đối tượng để
hướng tới xây dựng nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với
nước ta, có tới trên 56% dân số làm nông nghiệp, gần 70% dân số sống ở nông thôn
(2010) thì vấn đề phát triển nông thôn không những mang ý nghĩa phát triển kinh tế
mà còn là vấn đề xã hội, an ninh quốc phòng và trật tự xã hội. Nếu xét về mặt lý
thuyết của sự phát triển hài hoà thì cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp phải chiếm
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
một giá trị nhất định trong nền kinh tế. Một xã hội phát triển ở mức ổn định và lý
tưởng thì cơ cấu công nghiệp xây dựng, dịch vụ, nông lâm nghiệp, thuỷ sản phải
chiếm vị trí tương đương nhau, đóng góp cho GDP tương đối đồng đều. Ở rất
nhiều nước phát triển, chỉ có 4% dân số làm nông nghiệp nhưng đã sản xuất ra của
cải vật chất đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho cả đất nước. Tựu chung lại, họ có
một quá trình sản xuất hiện đại theo hướng công nghiệp. Nhưng tất cả những điều
đó không tự nhiên mà có, họ cũng phải phấn đấu, trả giá qua cả một quá trình xây
dựng, tìm tòi, nghiên cứu và trải nghiệm. Để có sự thành công, con đường của họ
không chỉ là 10 năm, 20 năm mà có khi cả trăm năm. Chúng ta xây dựng nông thôn
mới trên cơ sở sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm của cả dân tộc đã thể hiện rõ
trong Văn kiện Đại hội Đảng XI, và đây cũng là một quá trình phát triển tất yếu
của lịch sử. Xây dựng nông thôn mới gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 là hai mặt
không thể tách rời. Với Việt Nam, đến nay, về cơ bản vẫn là một nước nông
nghiệp, tuy cơ cấu kinh tế theo GDP năm 2010 chiếm 20,58% và có xu hướng giảm
dần, dân số sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao, đóng góp của nông lâm nghiệp vào
GDP là khá lớn. Nông nghiệp, nông thôn còn là nơi sản xuất và cung cấp lương
thực, thực phẩm cho xã hội và đóng góp ngày càng nhiều, làm nguyên liệu cho công
nghiệp và xuất khẩu (năm 2010 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản lên tới trên
18 tỷ USD). Bên cạnh đó khu vực này còn cung cấp lao động, đất đai cho công
nghiệp hoá, đô thị hoá và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tếxã hội cả nước, từ đó
đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước. Do vậy,
việc xây dựng nông thôn mới không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn góp phần bảo
vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giai
cấp nông dân chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội, chính họ là chủ thể xây
dựng làng quê, bảo vệ an ninh trật tự thôn bản, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc
gia. Việc xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí sẽ tạo ra một vùng nông thôn có
đủ điều kiện để phát triển. Trong đó cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng
cường dịch vụ, hiện đại hoá; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá
có giá trị kinh tế cao với tỷ trọng tăng chăn nuôi, giảm trồng trọt; tăng yếu tố công
nghiệp trong sản xuất, đưa cơ giới hoá thay thế sức người, tăng khâu chế biến hàng
hoá. Nông thôn đủ sức tạo việc làm tại chỗ, nông dân được đào tạo, các vấn đề an
sinh xã hội được đảm bảo trên cơ sở một nông thôn phát triển toàn diện về cơ sở
vật chất, hạ tầng cũng như sản xuất nông lâm, công nghiệp. Tất cả những vấn đề
đó tạo cho nông thôn một diện mạo mới, đời sống nông dân được nâng lên, góp
phần tạo nên một đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
Để có quá trình ấy, sự phấn đấu của chủ thể nông dân, sự giúp sức của các
giai cấp khác dưới sự lãnh đạo của Đảng sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa nông
thôn phát triển. Tuy nhiên con đường đi lên không phải là con đường thẳng trải đầy
nhung lụa mà nó là một quá trình phấn đấu gian nan. Nhưng tin rằng dưới sự lãnh
đạo của Đảng, sự đoàn kết, cầu thị của cả dân tộc, việc xây dựng thành công nông
thôn mới sẽ là tất yếu.
Khó nhất là làm thế nào hình dung được phương pháp thực hiện vì ngay cả
khái niệm nông thôn mới cũng không đơn giản, không có sẵn. Lý luận về nông thôn
cũng bắt nguồn từ thực tiễn tổng kết nên đòi hỏi vừa làm thực địa, vừa phải chuẩn
hóa các khái niệm. Hơn nữa, cần hỗ trợ người dân ra sao để họ thực sự làm chủ, tự
làm, kể cả khi không có sự trợ giúp. Xây dựng nông thôn mới là để cho người dân
nông thôn ở, vì thế mọi công việc triển khai, thực hiện như thế nào đều phải xoay
quanh đối tượng này, lấy đối tượng này làm trọng tâm của vấn đề thì mới tìm ra
được mô hình chuẩn. Phương pháp và cách thực hiện xây dựng nông thôn mới ở
đồng bằng không thể áp dụng ở miền núi, vùng biển hay ở dân tộc Kinh thì không
thể áp dụng ở các dân tộc thiểu số và giữa các dân tộc thiểu số cũng phải khác
nhau.
2. Nội dung chủ yếu của chương trình xây dựng nông thôn mới.
2.1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 1 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Đến năm
2011, cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn cả nước làm cơ sở
đầu tư xây dựng NTM, thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng NTM giai đoạn 20102020;
Nội dung:
Nội dung 1: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất
nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ;
Nội dung 2: Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội môi trường; phát triển các
khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
2.2. Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội.
Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia
nông thôn mới;
Nội dung:
Nội dung 1: Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
giao thông trên địa bàn xã. Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục đường xã
được nhựa hoá hoặc bê tông hoá) và đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (các trục
đường thôn, xóm cơ bản cứng hoá);
Nội dung 2: Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục
vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí NTM
và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn;
Nội dung 3: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động
văn hoá thể thao trên địa bàn xã. Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hoá xã, thôn
đạt chuẩn, đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;
Nội dung 4: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hoá về y
tế trên địa bàn xã. Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã
đạt chuẩn;
Nội dung 5: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hoá về giáo
dục trên địa bàn xã. Đến 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 75% số xã đạt
chuẩn;
Nội dung 6: Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ. Đến 2015 có 65%
số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 85% số xã đạt chuẩn;
Nội dung 7: Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã. Đến 2015 có
45% số xã đạt chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên đượ c kiên cố hoá). Đến 2020 có
77% số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hoá hệ thống kênh mươ ng nội đồng theo quy
hoạch).
2.3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10; 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Đến năm 2015 có 20% số xã đạt, đến 2020 có 50% số xã đạt;
Nội dung:
Nội dung 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo
hướng phát triển sản xuất hàng hoá, có hiệu quả kinh tế cao;
Nội dung 2: Tăng cường công tác khuyến nông; Đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp;
Nội dung 3: Cơ giới hoá nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp;
Nội dung 4: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm
"mỗi làng một sản phẩm", phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương;
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
Nội dung 5: Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công
nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông
thôn.
2.4. Giảm nghèo và an sinh xã hội.
Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM ;
Nội dung:
Nội dung 1: Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền
vững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của Chính phủ) theo Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Nội dung 2: Tiếp tục tri ển khai Ch ương trình MTQG về giảm nghèo;
Nội dung 3: Thực hiện các chương trình an sinh xã hội.
2.5.
Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả
ở nông thôn.
Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Đến 2015 có 65% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn.
Nội dung:
Nội dung 1: Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã;
Nội dung 2: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn;
Nội dung 3: Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các
loại hình kinh tế ở nông thôn;
2.6. Phát triển giáo dục – đào tạo ở nông thôn.
Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Đến 2015 có 45% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn;
Nội dung: Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
2.7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn.
Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;
Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia trong lĩnh vực
Y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
2.8. Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn.
Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 6 và 16 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn
mới. Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hoá xã, thôn và 45% số xã có bưu điện và
điểm internet đạt chuẩn. Đến 2020 có 75% số xã có nhà văn hoá xã, thôn và 70% có
điểm bưu điện và điểm internet đạt chuẩn.
Nội dung:
Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia NTM về văn
hoá, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
Nội dung 2: Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu
Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
2.9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học,
trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo vệ và
cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã. Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn và
đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn.
Nội dung:
Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn;
Nội dung 2: Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã,
thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong
thôn, xóm; Xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; Chỉnh trang, cải tạo
nghĩa trang; Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở
các công trình công cộng…
2.10. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể chính trị
xã hội trên địa bàn.
Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến
2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn;
Nội dung:
Nội dung 1: Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp
ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới;
Nội dung 2: Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo,
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn để nhanh chóng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ ở các vùng này;
Nội dung 3: Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức
trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới;
2.11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.
Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến
2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn;
Nội dung:
Nội dung 1: Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng chống các
tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu;
Nội dung 2: Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện
cho lượng lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã
hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
3. Lý thuyết về cơ sở hạ tầng nông thôn.
3.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng nông thôn.
Cho đến nay, quan niệm về cơ sở hạ tầng vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Theo PGS. TS Nguyễn Ngọc Nông thì: “cơ sở hạ tầng là tổng thể các ngành kinh
tế, các ngành công nghệ dịch vụ”. Cụ thể cơ sở hạ tầng bao gồm: Việc xây dựng
đường xá, kênh đào tưới nước, bãi cảng, cầu cống, sân bay, kho tàng, cơ sở cung
cấp năng lượng, cơ sở kinh doanh, giao thông vận tải, bưu điện, cấp thoát nước, cơ
sở giáo dục, khoa học, y tế, bảo vệ sức khoẻ... PGS. TS Lê Du Phong cho rằng kết
cấu hạ tầng là “Tổng hợp các yếu tố và điều kiện vật chất kỹ thuật được tạo lập
và tồn tại trong mỗi quốc gia, là nền tảng và điều kiện chung cho các hoạt động KT
XH...”. TS Mai Thanh Cúc cơ sở hạ tầng là: “hệ thống các công trình làm nền tảng
cung cấp những yếu tố cần thiết cho phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng
cuộc sống”. Cơ sở hạ tầng bao gồm cung cấp nước, tưới tiêu và phòng chống bão
lụt, cung cấp năng lượng, giao thông, thông tin liên lạc... Còn theo PGS. TS Đỗ Hoài
Nam thì cho rằng hạ tầng “là khái niệm dùng để chỉ những phương tiện làm cơ sở
nhờ đó các quá trình công nghệ, quá trình sản xuất và các dịch vụ được thực hiện”.
Có quan niệm cho rằng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được sử dụng để chỉ: “
những hạ tầng đa năng phục vụ cho cả kinh tế và xã hội; hoặc trong trường hợp để
chỉnhững hạ tầng chuyên dùng phục vụ trong hoạt động kinh tế và văn hoá, xã hội
khi cùng đề cập đến cả hai loại hạ tầng phát triển KT XH nói chung”. Như vậy
mặc dù còn có những quan điểm khác nhau, cụm từ khác nhau nhưng các quan
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
điểm, ý kiến này đều cho rằng: Cơ sở hạ tầng hoặc kết cấu hạ tầng hay hạ tầng
đều là những yếu tố vật chất làm nền tảng cho các quá trình sản xuất và đời sống
xã hội hình thành và phát triển. Trong điều kiện hiện tại của sự phát triển và trong
nền kinh tế thịtrường hiện đại, nói một cách khái quát: “Hạ tầng kỹ thuật – xã hội
của xã hội hiện đại là khái niệm dùng để chỉ tổng thể những phương tiện và thiết
chế, tổ chức làm nền tảng cho KT XH phát triển”
Hạ tầng có những đặc trưng sau: Tính hệ thống; tính kiến trúc; tính tiên phong
định hướng; tính tương hỗ; tính công cộng; tính vùng; là lĩnh vực đầu tư kinh doanh.
3.2. Các bộ phận cấu thành hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội.
3.2.1. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn.
Hệ thống hạ tầng thuỷ lợi nông thôn.
Hệ thống hạ tầng cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường khu vực nông
thôn.
Hệ thống hạ tầng cung cấp điện nông thôn.
Hệ thống hạ tầng thông tin viễn thông nông thôn.
Hệ thống hạ tầng các KCN, CCN làng nghề và đô thị nông thôn.
Hệ thống hạ tầng mạng lưới chợ, cửa hàng, kho bãi nông thôn.
3.2.2. Hệ thống hạ tầng văn hóa – xã hội.
Hệ thống hạ tầng giáo dục đào tạo nông thôn.
Hệ thống hạ tầng y tế và chăm sóc sức khoẻ dân cư nông thôn.
Hệ thống hạ tầng văn hoá nông thôn.
3.3.
Vai trò, đặc điểm và những yêu cầu đặc ra đối với phát triển hạ
tầng kỹ thuật nông thôn trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.
3.3.1. Vai trò của hạ tầng kỹ thuật đối với quá trình CNH – HĐH nông
nghiệp, nông thôn.
Hạ tầng kỹ thuật là nền tảng cho quá trình phát triển KT XH nông thôn, nói
cụ thể hơn nó là nền tảng cung cấp những yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất
và nâng cao chất lượng cuộc sống cư dân nông thôn.
Các mục tiêu phát triển KT XH nông thôn sẽ khó có thể thực hiện được nếu
thiếu một hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương xứng và đồng bộ.
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
3.3.2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật.
Thứ nhất, phát triển hạ tầng kỹ thuật nông thôn có thể được coi là một lĩnh
vực đầu tư.
Thứ hai, hạ tầng kỹ thuật nông thôn mang tính hệ thống cao, nó liên quan đến
sự phát triển tổng thể của nền kinh tế, xã hội.
Thứ ba, xây dựng hạ tầng kỹ thuật là một lĩnh vực đầu tư mang tính công ích
nhưng cũng có thể là một lĩnh vực đầu tư kinh doanh.
Thứ tư, tính hiệu quả của các công trình xây dựng trong lĩnh vực hạ tầng kỹ
thuật nông thôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố đầu tư tới hạn.
3.3.3. Một số điểm cần chú ý khi phát triển hạ tầng kỹ thuật nông
thôn.
Một là: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật nông thôn trong thời gian qua đã có những
bước tiến đáng kể về lượng và về chất, song sự tiến triển đó vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu của tiến trình CNH, HĐH nông thôn.
Hai là: Hầu hết các công trình hạ tầng kỹ thuật nông thôn đều đã được xây
dựng từ lâu, tập chung chủ yếu ở thời kỳ đổi mới, chưa làm thay đổi căn bản tình
trạng lạc hậu, kém phát triển của hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũ.
Ba là: Do đặc tính phục vụ cộng đồng, vì vậy duy trì bảo dưỡng các công trình
hạ tầng kỹ thuật nông thôn là một yêu cầu bức thiết đối với nâng cao hiệu quả vốn
đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật.
Bốn là: Do có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội…
vì vậy cũng có sự khác biệt về quy mô và trình độ phát triển hạ tầng kỹ thuật của
từng vùng, từng khu vực.
Năm là: Phát triển hạ tầng nông thôn đều mang tính địa phương, đậm tính tự
phát, tuỳ tiện, thiếu một quy hoạch tổng thể.
3.3.4.
Những yêu cầu đặt ra trong phát triển hạ tầng kỹ thuật
nông thôn.
Thứ nhất, phát triển hạ tầng kỹ thuật nông thôn trong tiến trình CNH, HĐH
cần phải phải đi trước một bước, thể hiện tính tiên phong, mở đường cho sự phát
triển KT XH.
Thứ hai, phát triển hạ tầng kỹ thuật nông thôn phải đảm bảo nâng cao cả hiệu
quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường.
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
Thứ ba, phát triển hạ tầng kỹ thuật nông thôn phải đảm bảo duy trì sự ổn định
xã hội ở vùng nông thôn.
Thứ tư, phát triển hạ tầng kỹ thuật nông thôn không chỉ nhằm mục tiêu phát
triển kinh tế, mà phải kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và
đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Thứ năm, phát triển hạ tầng kỹ thuật nông thôn phải góp phần đẩy nhanh tốc
độ đô thị hoá nông thôn.
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hạ tầng kỹ thuật.
Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên, đất đai.
Nhóm nhân tố vốn.
Nhóm nhân tố về cơ chế, chính sách.
Các nhân tố khác (ứng dụng tiến bộ KH KT, văn hoá, con người…).
Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT NÔNG THÔN HUYỆN HÒA VANG.
1. Vài nét về huyện Hòa Vang.
1.1. Điều kiện tự nhiên.
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên.
Vị trí địa lý: Là một huyện ngoại thành bao bọc quanh phía Tây khu vực nội
thành thành phố Đà Nẵng, huyện có toạ độ từ 15o55’ đến 16o13’ vĩ độ Bắc và
107o49’ đến 108o13’ kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp các huyện Nam Đông và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phía Nam giáp hai huyện Điện Bàn, Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam.
Phía Đông giáp quận Cẩm Lệ, Liên Chiểu.
Phía Tây giáp huyện Đông Giang của tỉnh Quảng Nam.
Hệ thống đường giao thông đối ngoại và nội vùng trên địa bàn huyện tương
đối thuận tiện. Quốc lộ 1A là đường giao thông huyết mạch Bắc Nam chạy từ
Cầu Đỏ qua các xã Hoà Châu và Hoà Phước; quốc lộ 14B chạy qua các xã Hoà
Khương, Hoà Phong, Hoà Nhơn nối Quảng Nam với Đà Nẵng; tuyến đường tránh
Nam Hải Vân đi qua các xã Hoà liên, Hoà sơn, Hoà nhơn; các tuyến đường ĐT 601,
602, 604, 605 do thành phố quản lý và hệ thống các tuyến đường giao thông liên
huyện và liên xã. Vị trí địa lý, điều kiện giao thông thuận lợi là một điều kiện quan
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
trọng để Hoà Vang khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực cho
phát triển kinh tế xã hội trong ngắn hạn cũng như lâu dài.
Diện tích tự nhiên: Huyện Hòa Vang hiện nay có diện tích tự nhiên là
73.488,7 ha, chiếm ¾ diên tích toàn thành phố đà nẵng.
Tong 11 xã của Huyện có 3 xã đồng bằng (Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Phước), 4
xã trung du (Hòa Phong, Hoa Khương, Hòa sơn, Hòa Nhơn) và 4 xã vùng núi (Hòa
Bắc, Hòa Ninh, Hòa Phú, Hòa Liên).
Đặc điểm địa hình: Hòa Vang có 3 loại địa hình là miền núi, trung du và đồng
bằng.
Vùng đồi núi: phân bố ở phía Tây, có diện tích khoảng 56.476,7 ha, bằng
79,84% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Bốn xã miền núi, bao gồm Hoà Bắc,
Hoà Ninh, Hoà Phú và Hoà Liên, có độ cao khoảng từ 400500 m, cao nhất là đỉnh
núi Bà Nà (1.487 m), độ dốc lớn >400, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn có ý
nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố Đà Nẵng. Đất đai có nguồn gốc
chủ yếu đá biến chất, đất đỏ vàng ... phát triển trên các đá mẹ như mắcma, gra
phit.. Địa hình đất đai của vùng này thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, nông
nghiệp và du lịch.
Vùng trung du: chủ yếu là đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 50 đến 100 m,
xen kẽ là những cánh đồng hẹp, bao gồm các xã Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Sơn,
Hoà Nhơn với diện tích 11.170 ha, chiếm 15,74 % diện tích toàn huyện; phần lớn
đất đai bị bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá, chỉ có rất ít đất phù sa bồi tụ hàng năm ven
khe suối. Địa hình và đất đai ở vùng này phù hợp cho việc trồng các cây cạn, có nhu
cầu nước ít, chịu được hạn.
Vùng đồng bằng: bao gồm ba xã Hoà Châu, Hoà Tiến, Hoà Phước vớí tổng
diện tích là 3.087 ha, chiếm 4,37% diện tích tự nhiên. Đây là vùng nằm ở độ cao
thấp 210 m, hẹp nhưng tương đối bằng phẳng. Đất phù sa ven sông và đất cát là
hai loại đất đặc trưng của vùng, thích hợp cho việc trồng rau, lúa màu. Tuy nhiên,
có yếu tố không thuận lợi là do địa hình thấp, khu vực này thường bị ngập lụt trong
những ngày mưa lũ lớn.
Khí hậu, thủy văn: Hoà Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển
hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ
tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 01 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt
rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,80C cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, với
nhiệt độ trung bình 2830°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 1823°C.
Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11,
trung bình khoảng 8587%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình khoảng 7677%.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.800 mm, mưa lớn thường tập trung
vào hai tháng 10 và 11 gây lũ lụt, ngập úng cho vùng đất thấp. Tuy nhiên có những
năm lượng mưa thấp, như năm 2003 đạt 1.375,1 mm gây thiếu nước cho sản xuất
nông nghiệp và đời sống. Các hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc từ tháng
11 đến tháng 2; gió mùa Đông Nam và Tây Nam vào tháng 5 đến tháng 7. Huyện
thường xuyên bị chịu ảnh hưởng của bão, trung bình hàng năm có 12 cơn bão đi
qua, hai năm thường có một cơn bão lớn.
Số giờ nắng bình quân hàng năm là 2.076,9 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6,
trung bình từ 233 đến 262 giờ/tháng; lớn nhất là vào tháng 12 và tháng 1 trung bình
từ 58 đến 122 giờ/tháng.
Hệ thống sông ngòi của Hoà Vang bao gồm các sông chính là sông Cu Đê, sông
Yên, sông Túy Loan, sông Vĩnh Điện; một số sông nhỏ là sông Tây Tịnh, Qúa
Giáng,.. và hệ thống nhiều ao hồ tự nhiên. Nhìn chung chất lượng nước các sông
đều đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương, trừ sông Cẩm Lệ và
sông Cu Đê bị nhiễm mặn thủy triều vào thời gian mùa khô từ tháng 5 đến tháng 6.
Về nước ngầm: Theo đánh giá sơ bộ, Hoà Vang có trữ lượng nước ngầm lớn,
mực nước ngầm cao. Trong tương lai có thể sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ
sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Tại Đồng Nghệ (xã Hoà Khương)
có nguồn nước khoáng nóng nhưng hiện tại chưa được khai thác với quy mô công
nghiệp.
1.1.2. Tài nguyên.
Đất: Tổng diện tích đất huyện Hoà Vang là 73.691 hecta; hai nhóm đất có ý
nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp là nhóm đất phù sa ở khu vực đồng
bằng thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau, hoa quả và nhóm đất đỏ vàng ở vùng
đồi núi thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi
đại gia súc.
Tài nguyên đất chia theo mục đích sử dụng như sau:
Đất nông lâm nghiệp 61.923,8 ha, chiếm 84,0% diện tích tự nhiên, đất phi
nông nghiệp là 6.201,1 ha chiếm 8,4% và đất chưa sử dụng 5.566,1 ha chiếm 7,6%.
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
Diện tích đất đã được sử dụng của huyện chiếm 93,3% cho các mục đích nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và cho các mục đích phi nông nghiệp khác.
Hiệu quả sử dụng đất cho phát triển nông nghiệp tương đối cao. Thu nhập thuần/1
ha đất nông nghiệp đạt 32 triệu đồng/ ha. Đối với lâm nghiệp, theo ước tính, chỉ số
này chỉ vào khoảng 2 triệu đồng/ ha rừng sản xuất. Hệ số sử dụng đất cây hàng
năm 2007 khá cao, ước đạt 1,95 lần.
Tài nguyên rừng: Huyện Hoà Vang có nguồn tài nguyên rừng phong phú, đây
là một trong các thế mạnh của huyện. Diện tích đất lâm nghiệp hiện có là 53.306,1
ha chiếm 89,3%. Trong đó, đất rừng sản xuất là 29.794,6 ha (42,1% diện tích đất tự
nhiên), tập trung chủ yếu ở Hoà Bắc, Hoà Ninh và Hoà Phú, đất rừng phòng hộ là
12.658,7 ha (chiếm tỷ trọng 17,9% diện tích tự nhiên), đất rừng đặc dụng là 10.852
(15,3% diện tích tự nhiên) thuộc địa bàn các xã Hoà Ninh và Hoà Bắc. Tỷ lệ che
phủ rừng năm 2007 đạt khoảng 75%.
Rừng đặc dụng nằm trong địa phận xã Hoà Ninh và Hòa Bắc, thuộc vùng đệm
của khu bảo tồn thiên nhiên Bạch Mã, là khu bảo tồn được thành lập với mục đích
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phục hồi, tái tạo vốn rừng nhằm nâng độ che phủ
của rừng, phát huy tác dụng phòng hộ môi trường của rừng. Trong vùng rừng đặc
dụng có rừng nguyên sinh với hệ sinh thái đa dạng, các tài nguyên động thực vật
phong phú, đặc biệt có nhiều loại gỗ quý, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp rất hấp
dẫn với khách du lịch như khu vực Bà NàNúi Chúa.
Rừng và tài nguyên rừng của huyện Hoà Vang có vai trò quan trọng đối với đời
sống kinh tế xã hội của nhân dân trong huyện. Ngoài vai trò phòng hộ cho huyện và
thành phố Đà Nẵng, rừng còn là thế mạnh có nhiều tiềm năng trong việc phát triển
các ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ du lịch.
Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản đã được phát hiện ở Hoà
Vang chủ yếu là các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, bao gồm: đá ốp lát, đá
phục vụ xây dựng, đá mỹ nghệ, tập trung chủ yếu ở các xã trung du và miền núi
Hòa Nhơn, Hòa Sơn, Hòa Ninh và Hòa Phú. Các mỏ cát xây dựng ở dọc sông Cẩm
Lệ, Tuý Loan, Quá Giáng. Đất sét với trữ lượng lớn để sản xuất gạch ngói có ở
hầu hết các xã đồng bằng và trung du. Ngoài ra, đã phát hiện quặng Volfram ở Nà
Hoa (Hoà Ninh), quặng thiếc ở Đồng Nghệ (Hoà Khương) nhưng trữ lượng không
lớn.
Tài nguyên nước: Tài nguyên nước: Trữ lượng nước ngọt lớn trên các sông
Yên, sông Túy Loan, sông Cu Đê ... là nguồn cung cấp nước chính cho các nhà máy
nước của thành phố Đà Nẵng và một phần cho huyện Hoà Vang.
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
Trữ năng thuỷ điện của các sông trên địa bàn huyện hiện đang được Công ty
Cổ phần thuỷ điện GERUCO Sông Côn khảo sát nghiên cứu. Trước mắt Công ty
này đang triển khai đầu tư cụm dự án thuỷ điện sông Hương – Luông Đông tại xã
Hoà Phú với tổng công suất dự kiến 4.300 KW (tổng vốn đầu tư khoảng 67 tỷ
đồng) và cụm dự án thuỷ điện sông Nam sông Bắc tại xã Hoà Bắc với tổng công
suất dự kiến 12 MW (tổng vốn đầu tư khoảng 877 tỷ đồng).
Tài nguyên du lịch: Huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển các
loại hình du lịch đa dạng: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở khu vực Bà NàNúi Chúa,
Đồng Nghệ, Ngầm Đôi (Hoà Phú), du lịch trên sông (dọc sông Cu Đê), du lịch đồng
quê, vườn đồi (thuận lợi cho khách từ thành phố Đà Nẵng đi nghỉ cuối tuần). Nhiều
hồ, đầm tự nhiên như Bàu An Ngãi Tây, Bàu Nghè ở Hoà Sơn có thể cải tạo thành
các công viên du lịch mặt nước. Nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khách sạn, nhà hàng,
điểm vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển ... được đầu tư xây dựng tốt sẽ thu
hút rất nhiều khách du lịch đến và sẽ tạo nên thu nhập rất lớn cho huyện và cả
thành phố Đà Nẵng. Việc huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế cũng
như tìm các giải pháp tối ưu để khai thác các tiềm năng du lịch là một trong các
nhiệm vụ quan trọng của huyện trong thời gian tới.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.
1.2.1. Hiện trạng dân số.
Dân số đến năm 2012 là 123.024 người, chiếm khoản 13% dân số toàn thành
phố, trong đó tỷ lệ nam là 49,47% và 50,53% nữ, mật độ dân số của huyện là 167
người/km2 .
Trên địa bàn huyện Hòa Vang có 30.046 hộ gia đình. Mật độ dân số phân bố
không đều ở các địa phương, tập trung đông ở các xã đồng bằng và trung du (Hòa
Phước 1764 người/km2, Hòa Châu 1440 người/km2, Hòa Tiến 1145 người/km2, Hòa
Ninh 47 người/km2, Hòa Phú 50 người/km2, Hòa Bắc 12 người/km2).
1.2.2. Lao động và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế.
Trong tổng số 123.034 người thì dân số trong độ tuổi lao động là 75.926
người, chiếm tỷ lệ 61,71%. Lao động có việc làm năm 2011 là 62.717 người, chiếm
82,6% dân số trong độ tuổi lao động.
Cơ cấu lao động có sự chuyển biến tích cực. Lao động đã qua đào tạo tăng
lên đáng kể, cụ thể cao đẳng và đại học tăng bình quân 9,75%/năm, lao động có
trình độ trung cấp chuyên nghiệp tăng 13,79%/năm, công nhân kỹ thuật tăng
10,58%/năm. Tuy nhiên tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn còn khá cao (63,8%), vì
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
vậy việc giảm tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo vẫn là nhiệm vụ cấp bách nhằm
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Huyện trong thời gian đến.
Cơ cấu kinh tế nông thôn được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng CN –
XD và dịch vụ, cuối năm 2010 cơ cấu kinh tế của Huyện là: nông nghiệp 37%, CN
– XD 35,2%, thương mại dịch vụ 27,8%. Đến năm 2011 tỷ lệ này là: Nông nghiệp
32,1%. CN – TTCN 37,6%, thương mại – dịch vụ 30,3%.
Dưới tác động của đô thị hóa và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm giảm dần
số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng số lao động phi nông nghiệp. Năm
2009 lao động nông nghiệp là 30.997 người chiếm 53,2%, đến năm 2011 giảm
xuồng còn 24.146 người, chiếm 38,5%. Bình quân giai đoạn 20092011 giảm
11,72%.
Bảng 1: Cơ cấu lao động của huyện.
2009
Năm
Chỉ tiêu
SL
(Người
)
Phân theo ngành nghề
Nông, lâm, thủy sản
tốc độ tăng 2009
2011
2011
%
SL
(Người
)
%
%
58.285
100
62.717
100
3,74
30.997
53,2
24.146
38,5
11,72
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
Công nghiệp, xây dựng
12231
21
17.008
27,1
17,99
Dịch vụ
15.057
25,8
21.563
34,4
19,69
Phân theo trình độ
58.285
100
63
100
3,74
Chưa qua đào tạo
39.858
68,4
40.018
63,8
0,20
Công nhân kỹ thuật
11.249
19,3
13.732
21,9
10,58
TH chuyên nghiệp
3.747
6,4
4.824
7,7
13,79
Cao đẳng, đại học tở
lên
3.431
5,9
4.123
6,6
9,75
Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Hòa Vang năm 2011
1.2.3. Thu nhập, mức sống dân cư và các vấn đề an sinh xã hội.
Thu nhập bình quân đầu người huyện Hòa Vang liên tục tăng: năm 2010 là
11,68 triệu đồng/người/năm, năm 2011: 13,75 triệu, năm 2012: 15,79 triệu.
Năm 2012:
Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 270 tỷ đồng, bằng 125,6% kế hoạch thành
phố, tăng 4% so với năm 2010 (tổng sản lượng lương thực quy thóc 35,037 tấn,
bằng 97% kế hoạch thành phố, giảm 8,06% so với 2010).
Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng đạt 456,3 tỷ đồng, tăng 16% so với
năm 2010 ( trong đó: giá trị sản xuất công nghiệp dân doanh đạt 204,6 tỷ đồng,
bằng 102,3% kế hoạch thành phố tăng 20,4% so với năm 2010).
Giá trị sản xuất thương mạidịch vụ đạt 256,9 tỷ đồng, tăng 16,2% so với
năm 2010 ( trong đó: giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 6,6 triệu USD, bằng 100% kế
hoạch thành phố tăng 17,8% so với năm 2010).
Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 94 tỷ đồng, bằng 116% doanh thu thành
phố (không kể nguồn thu từ viện trợ và đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng).
Tổng chi ngân sách đạt 323 tỷ đồng, bằng 124,7% doanh thu thành phố.
Giả quyết việc làm mới cho 2846 lao động, bằng 109,5% kế hoạch thành
phố và huyện.
Xóa 101 nhà tạm cho hộ nghèo phát sinh, đạt 200% kế hoạch.
Bảng 2: tỷ lệ hộ nghèo so sánh qua các năm.
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Trần Thị Túc
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
1
Hộ nghèo đầu kỳ
2
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
Hộ
1516
7296
5385
3783
1969
Giảm trong kỳ
Hộ
1911
1816
1881
3
Phát sinh trong kỳ
Hộ
214
67
4
Cuối kỳ
Hộ
5385
3783
1969
Nguồn: báo cáo UBND huyện Hòa Vang.
Gảm 1881 hộ nghèo, đạt 110,6% kế hoạch, đạt 114,2% kế hoạch thành phố
giao (1647 hộ), trong đó có 368 hộ đặc biệt nghèo (nhóm 1: 128 hộ, nhóm 2: 240
hộ), đến cuối năm 2011 số hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 1969 hộ, chiếm tỷ lệ
6,7% (trong đó có 67 hộ phát sinh).
Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 2,02% (kế hoạch giảm 1,5 %), tỷ suất sinh
tăng 3,46% (kế hoạch giảm 0,45%).
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống còn 11,8%.
Tỷ lệ hộ dân tham gia thu gom rác thải đạt 43,8% (kế hoạch Huyện 30%)
tăng 13,8%.
Bảng 3: Tỷ lệ lao động được đào tạo qua các năm.
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
1
Đào tạo nghề sơ cấp
2
Hướng dẫn nghề
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
Người
383
402
389
1602
Người
1345
1276
1520
2669
SVTH: Nguyễn Đức Khánh – Lớp 35K4.2