BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN KHẮC CẢNH
QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
KHU ĐÔ THỊ HIM LAM – PHƯỜNG ĐẠI PHÚC
THÀNH PHỐ BẮC NINH – TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội, Năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
2
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN KHẮC CẢNH
KHÓA 2015 - 2017
QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
KHU ĐÔ THỊ HIM LAM – PHƯỜNG ĐẠI PHÚC
THÀNH PHỐ BẮC NINH – TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.NGUYỄN TỐ LĂNG
Hà Nội, Năm 2017
3
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và trân thành đến thầy giáo
GS. Nguyễn Tố Lăng, người thầy đã dành rất nhiều thời gian và công sức hướng
dẫn cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Khoa sau Đại học, Ban giám hiệu nhà
trường cùng các thầy, cô giáo Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã dạy dỗ và giúp
đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan, đồng nghiệp,
bạn bè và người thân đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong công việc,
cung cấp tài liệu, khích lệ và trao đổi ý kiến trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 03/2017
Tác giả Luận văn
Nguyễn Khắc Cảnh
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu
đô thị Him Lam, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh là công
trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu
của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả Luận văn
Nguyễn Khắc Cảnh
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Cụm từ viết tắt
BĐS
Bất động sản
BQL
Ban Quản lý
CĐT
Chủ đầu tư
QH
Quy hoạch
KĐT
Khu đô thị
GPMB
Giải phóng mặt bằng
GPXD
Giấy phép xây dựng
QHCT
Quy hoạch chi tiết
HTKT
Hạ tầng kỹ thuật
HTXH
Hạ tầng xã hội
QLXD
Quản lý xây dựng
KTCQ
Kiến trúc cảnh quan
QHC
Quy hoạch chung
ĐTM
Đô thị mới
TCXD
Tiêu chuẩn xây dựng
TĐC
Tái định cư
QLDA
Quản lý dự án
QHXD
Quy hoạch xây dựng
QLHC
Quản lý hành chính
QLĐT
Quản lý đô thị
KHCN
Khoa học công nghệ
QLNN
Quản lý nhà nước
6
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu
hình
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng tỉnh Bắc Ninh
17
Hình 1.2
Khu đô thị mới Phúc Ninh
25
Hình 1.3
Sự thiếu đồng nhất trong kiến trúc của KĐT Bắc Ninh
26
Hình 1.4
Hệ thống hạ tầng vẫn còn chằng chịt
27
Hình 1.5
Hình 1.6
Khu đô thị mới An Huy – Bắc đường Kinh Dương
Vương
Khu đô thị mới An Huy – Bắc đường Kinh Dương
Vương
28
29
Hình 1.7
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất KĐT Him Lam
32
Hình 1.8
Sơ đồ vị trí KĐT Him Lam
33
Hình 1.9
Một số hình ảnh hiện trạng khu vực dự án
40
Hình 2.1
Khu đô thị mới Nam Thăng Long
70
Hình 2.2
Cảnh quan ven sông Sin gapore
73
Hình 2.3
Cảnh quan ven sông Hàn
74
Hình 2.4
Cảnh quan ven sông Thames
75
Hình 3.1
Quy hoạch không gian khu vực ven sông Tảo Khê
86
Hình 3.2
Hệ thống không gian khu đô thị mới Him Lam
89
7
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Số hiệu
Tên sơ đồ, bảng biểu
Trang
Bảng 1.1
Tăng trưởng GDP tỉnh Bắc Ninh 2012-2015
19
Bảng 1.2
Thống kê các dự án khu đô thị mới của tỉnh Bắc Ninh
từ 2000 – đến nay
23
Bảng 1.3
Thống kê hiện trạng sử dụng đất khu vực dự án
34
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ nguyên tắc trong hoạt động xây dựng
46
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ bộ máy quản lý xây dựng theo QH
50
Sơ đồ 2.3
Quy trình lập phương án bồi thường, GPMB, TĐC
52
Sơ đồ 3.1
Sơ đồ các loại hình sử dụng đất
81
Sơ đồ 3.2
Tổ chức BQL khu vực phát triển đô thị
95
Sơ đồ 3.3
Sơ đồ mô hình quản lý KĐTM Him Lam
97
Sơ đồ 3.4
Mô hình quản lý của BQL KĐTM Him Lam
98
8
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục hình minh họa
Danh mục các sơ đồ, bảng biểu
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
Mục đích nghiên cứu....................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 3
Một số thuật ngữ ............................................................................................. 3
NỘIDUNG: ............................................................................................................. 6
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY
HOẠCH KĐT HIM LAM-PHƯỜNG ĐẠI PHÚC-TP BẮC NINH-TỈNH BẮC
NINH. ..................................................................................................................... 6
1.1. Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch của các KĐT tại tỉnh Bắc
Ninh. ....................................................................................................................... 6
1.1.1 Khái quát về tỉnh Bắc Ninh. ..................................................................... 6
1.1.2 Hiện trạng các khu đô thị mới tại tỉnh Bắc Ninh. ................................... 11
1.1.3 Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch các khu đô thị mới
của tỉnh Bắc Ninh. .......................................................................................... 13
1.2. Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo QH khu vực dự án KĐT Him Lam –
phường Đại Phúc – thành phố Bắc Ninh – tỉnh Bắc Ninh. ..................................... 20
1.2.1. Vị trí và giới hạn khu đô thị Him Lam. .................................................. 20
1.2.2. Hiện trạng xây dựng KĐT Him Lam. .................................................... 22
1.2.3 Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo KĐT Him Lam................... 25
9
1.3. Những vấn đề cần nghiên cứu trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch
khu đô thị Him Lam. ............................................................................................. 31
*Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị. ........................................... 31
* Quản lý và sử dụng đất đô thị theo quy hoạch .............................................. 32
* Quản lý xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng và không gian ngầm đô thị
theo quy hoạch. ............................................................................................... 32
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ KHOA HỌC VỂ VIỆC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO
QUY HOẠCH KĐT HIM LAM – PHƯỜNG ĐẠI PHÚC – THÀNH PHỐ BẮC
NINH. ................................................................................................................... 33
2.1. Lý thuyết về quản lý xây dựng theo quy hoạch. .............................................. 33
2.1.1. Quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch. .............................................. 33
2.1.2. Mô hình phát triển KĐT mới. ................................................................ 37
2.1.3. Các lực lượng tham gia quản lý xây dựng theo quy hoạch. .................... 38
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý xây dựng theo quy hoạch KĐT Him Lam – phường
Đại Phúc – thành phố Bắc Ninh – tỉnh Bắc Ninh ................................................... 40
2.2.1.Luật. ....................................................................................................... 40
2.2.2.Nghị định. .............................................................................................. 43
2.2.3. Thông tư................................................................................................ 44
2.2.4. Các quyết định và chỉ thị. ...................................................................... 44
2.2.5. Quy chuẩn, tiêu chuẩn. .......................................................................... 45
2.3. Nội dung công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch. ..................................... 45
2.3.1. Các công tác triển khai. ......................................................................... 45
2.3.2. Nguồn nhân lực trong công tác quản lý. ................................................ 48
2.3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý xây dựng theo QH . 48
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch. ........... 50
2.4.1. Ảnh hưởng của dân cư và xã hội. .......................................................... 50
2.4.2. Ảnh hưởng của yếu tố quy hoạch – kiến trúc. ........................................ 51
2.4.3. Ảnh hưởng của thể chế và các chính sách quản lý. ................................ 51
10
2.4.4. Ảnh hưởng của thị trường bất động sản tại tỉnh Bắc Ninh ..................... 52
2.5. Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý thực hiện quy hoạch khu đô thị Việt
Nam và thế giới ..................................................................................................... 54
2.5.1. Kinh nghiệm quản lý xây dựng theo quy hoạch trong nước. .................. 54
2.5.2.Kinh nghiệm quản lý xây dựng theo quy hoạch của nước ngoài ............. 59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KĐT
MỚI HIM LAM – PHƯỜNG ĐẠI PHÚC – THÀNH PHỐ BẮC NINH – TỈNH
BẮC NINH. .......................................................................................................... 64
3.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý xây dựng theo quy hoạch............................... 64
3.1.1 Quan điểm.............................................................................................. 64
3.1.2. Mục tiêu. ............................................................................................... 65
3.2 Nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch. ................................................. 66
3.2.1. Bảo đảm tính pháp lý. ........................................................................... 66
3.2.2. Bảo đảm tính khả thi. ............................................................................ 66
3.3. Các giải pháp về quản lý xây dựng theo quy hoạch. ........................................ 67
3.3.1. Giải pháp cơ chế quản lý và sử dụng đất đai. ............................................... 67
3.3.2. Giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật. ....................................................... 69
3.2.3.Giải pháp về trình tự quản lý xây dựng theo quy hoạch. ......................... 70
3.3.4.Giải pháp kiến trúc, cảnh quan và trật tự đô thị....................................... 71
3.3.5. Giải pháp quản lý môi trường. ............................................................... 78
3.3.6. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý. ........................ 78
3.3.7. Giải pháp về tổ chức bộ máy và mô hình thực hiện quản lý. .................. 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 86
1. Kết luận. ............................................................................................................ 86
2. Kiến nghị. .......................................................................................................... 87
1
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, được hình thành lâu đời
gắn liền với nền văn minh Sông Hồng, không chỉ là trung tâm chính trị, mà còn là
trung tâm kinh tế - thương mại, trung tâm văn hóa - tôn giáo cổ xưa nhất của Việt
Nam. Phát huy cao nhất tiềm năng lợi thế của tỉnh là cửa ngõ phía Đông Bắc của
thủ đô Hà Nội, xây dựng Bắc Ninh trở thành tỉnh có vị trí quan trọng trong tổng thể
nền kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng.Phấn đấu xây dựng Bắc Ninh trở thành tỉnh
phát triển bền vững, hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn, có kết cấu hạ tầng
đồng bộ, hiện đại, đô thị lõi Bắc Ninh đạt tiêu chuẩn đô thị loại I, đưa Bắc Ninh trở
thành trung tâm phát triển công nghiệp công nghệ cao phía Bắc, tạo bước chuyển
biến về kinh tế dịch vụ, xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung
ương, thành phố khoa học, văn minh.
Đi cùng với quá trình phát triển kinh tế với tiềm năng và vị trí rất thuận lợi
tỉnh Bắc Ninh đã triển khai hàng loạt các KĐT mới được thiết kế, xây dựng đồng bộ
như: Thị trấn Chờ, Phố Mới, Hồ, Gia Bình, Nhân Thắng, Thừa, Trung Kênh, Cao
Đức ,...Việc ra đời các khu đô thị mới ngoài việc làm tăng quỹ nhà ở cho đô thị,
cũng góp phần tạo ra bộ mặt đô thị mới khang trang và hiện đại hơn, nâng cao chất
lượng sống cho người dân đô thị.
Là một trong những khu đô thị mới của tỉnh Bắc Ninh, KĐT Him Lam có
một vị trí đặc biệt nằm ở cửa ngõ của thành phố, hơn nữa có kết hợp trong đó là khu
trung tâm hành chính–chính trị của thành phố Bắc Ninh nên KĐT Him Lam được
quan tâm trong quá trình thiết kế và quy hoạch để KĐT có một không gian kiến trúc
cảnh quan đẹp, hệ thống hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh và có thể trở thành một KĐT
kiểu mẫu, một công trình kiến trúc đặc sắc của thành phố.
Tuy nhiên, qua thực tế triển khai một số dự án KĐT mới trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh đã bộc lộ một số khiếm khuyết. Kiến trúc và cảnh quan nhìn chung còn có
những điều bất cập. Công tác quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng đô
thị chưa đáp ứng được những yêu cầu của quá trình đô thị hoá đang diễn ra với tốc
2
độ cao, bộ máy quản lý đô thị chưa đủ năng lực theo kịp sự phát triển nhanh chóng
của xã hội. Đầu tư phát triển dàn trải cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bên cạnh hệ
thống đường được mở rộng còn thiếu hệ thống cây xanh đường phố, tiện nghi môi
trường, bộ mặt kiến trúc đường phố tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn lộn xộn,
sắp đặt thiếu trật tự, thiếu sự hài hoà, việc sử dụng đất còn tuỳ tiện, tự phát là chính,
không gian cảnh quan đường phố thiếu đặc trưng,…Kiến trúc công trình, đặc biệt là
các công trình nhà dân còn pha tạp, chắp vá, thiếu chọn lọc, việc sử dụng vật liệu
hoàn thiện, màu sắc công trình tuỳ tiện; văn hoá thẩm mỹ đô thị bị xem nhẹ. Trong
sáng tác kiến trúc tồn tại xu hướng bắt chước, áp đặt kiến trúc ngoại lai, thiếu sự tôn
trọng giá trị kiến trúc, nghệ thuật truyền thống...
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý xây
dựng theo quy hoạch KĐT Him Lam – phường Đại Phúc – Tp Bắc Ninh - tỉnh Bắc
Ninh” là rất cần thiết, cấp bách và mang tính thực tiễn cao.
Mục đích nghiên cứu
-
Đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch KĐT Him Lam –
phường Đại Phúc – Tp Bắc Ninh – tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý xây dựng theo quy hoạch, trong đó nghiên
cứu kỹ về quản lý kiến trúc cảnh quan.
Phạm vi nghiên cứu: KĐT Him Lam – phường Đại Phúc – Tp Bắc Ninh –
tỉnh Bắc Ninh.
Thời gian nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin, khảo sát điều tra, tổng hợp, phân tích đánh
giá thực trạng.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, các văn bản quy phạm pháp luật của nhà
nước, các sơ đồ quản lý trong nước và quốc tế để tìm ra giải pháp quản lý xây dựng
theo quy hoạch KĐT Him Lam.
- Nghiên cứu các mô hình tương tự trong và ngoài nước để rút ra những kinh
3
nghiệm áp dụng cho quản lý nhà xây dựng theo quy hoạch KĐT Him Lam.
- Tổng hợp và đề xuát các giải pháp quản lý.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý và các
nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch để làm căn cứ áp dụng vào thực tiễn,
góp phần hoàn thiện các lý thuyết về quản lý quy hoạch, xây dựng theo quy hoạch.
- Ý nghĩa thực tiễn:Áp dụng các giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch
vào KĐT Him Lam, qua đó có thể tham khảo để áp dụng cho một số KĐT mới
khác.
Mang lại thống nhất hài hòa về không gian xây dựng theo quy hoạch giữa
các khu vực trong KĐT Him Lam.
Một số thuật ngữ
* Khu đô thị mới: Là dự án đầu tư xây dựng một KĐT đồng bộ có hệ thống
các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ
khác, được phát triển nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình thành KĐT tách biệt, có ranh
giới và chức năng được xác định phù hợp với quy hoạchxây dựng đô thị đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; KĐT mới có địa giới hành chính thuộc
một tỉnh.
* Khu vực phát triển đô thị: là một khu vực được xác định để đầu tư phát
triển đô thị trong một giai đoạn nhất định. Khu vực phát triển đô thị bao gồm: Khu
vực phát triển ĐTM, khu vực phát triển đô thị mở rộng, khu vực cải tạo, khu vực
bảo tồn, khu vực tái thiết đô thị, khu vực có chức năng chuyên biệt; Khu vực phát
triển đô thị có thể gồm một hoặc nhiều khu chức năng đô thị. Khu vực phát triển đô
thị có thể thuộc địa giới hành chính của một hoặc nhiều tỉnh, thành phố. Khu vực
phát triển đô thị có thể bao gồm một hoặc nhiều dự án đầu tư phát triển đô thị.
* Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị: là dự án đầu tư xây dựng các công trình
(có thể bao gồm: Nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng...) trên một khu đất
được giao trong khu vực phát triển đô thị theo quy hoạchđược cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
4
* Chủ đầu tư: là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người được giao quản lý,
sử dụng vốn để thực hiện đầu tư dự án đầu tư phát triển đô thị.
- Chủ đầu tư cấp 1: là chủ đầu tư được Nhà nước giao thực hiện dự án đầu tư
phát triển đô thị, chủ đầu tư cấp 1 có thể là:
+ Các cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng;
+ Ban quản lý khu vực phát triển đô thị; các Ban quản lý đầu tư xây dựng
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao;
+ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã;
+ Các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật.
- Chủ đầu tư thứ cấp là chủ đầu tư cấp 2 hoặc chủ đầu tư các cấp tiếp theo
tham gia đầu tư vào dự án đầu tư phát triển đô thị thông qua việc thuê, giao hoặc
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng thuộc dự án đầu tư phát triển
đô thị để đầu tư xây dựng công trình.
*Khái niệm cảnh quan:Tùy theo mỗi ngành có một cách quan niệm khác
nhau về cảnh quan.Theo các nhà KTCQ:
* Phong cảnh: Là một không gian hạn chế, mở ra những điểm nhất định. Đó
là những thành phần thiên nhiên và nhân tạo mang đến cho con người những cảm xúc
và tâm trạng khác nhau như: Sông núi, làng mạc, phố xá,...
* Cảnh quan: theo các nhà địa lý cảnh quan là bộ phận của bề mặt trái đất, có
những đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai,... nó phân biệt hẳn với
những khu vực xung quanh.
Con người chịu tác động của môi trường cảnh quan thông qua tất cả các giác
quan (chủ yếu là thị giác).Môi trường này được hình thành do hệ quả tác động
tương hỗ của các thành phần cảnh quan.Hệ thống mối quan hệ này đã tạo nên nét
đặc trưng cho mỗi vùng với kiểu cảnh quan khác nhau.Tùy theo cách phân loại mà
ta có các loại cảnh quan như: Cảnh quan đô thị, cảnh quan nông thôn hay cảnh quan
biển, cảnh quan núi, đồng bằng.
* Xây dựng theo quy hoạch: Là hoạt động định hướng của con người tác
5
động vào môi trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố
thiên nhiên và nhân tạo, tạo nên sự tổng hòa giữa chúng. Xây dựng theo quy hoạch
là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác
nhau (QH không gian, QH hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc hội
họa,...) nhằm đáp ứng các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ, môi trường sống, làm
việc, nghỉ ngơi của con người.
* Cảnh quan đô thị: Là môi trường nhân tạo và là hình ảnh của con người thu
nhận được qua tiếp xúc với không gian đô thị. Cảnh quan đô thị bao gồm: Cảnh quan
thiên nhiên, công trình xây dựng và hoạt động của con người.
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Việc hình thành các KĐT mới trong quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị
đóng vai trò rất quan trọng, nhằm tạo những hạt nhân cho việc phát triển kinh tế, thu
hút lao động, tạo môi trường sống và sinh hoạt tốt hơn cho người dân. Việc hình
thành các KĐT mới là quá trình dài song song với quá trình đầu tư, quản lý, khai
thác sử dụng và vận hành quản lý hành chính. Tuy nhiên hệ thống văn bản pháp luật
hiện nay đang trong qúa trình xây dựng và hoàn thiện do đó chưa điều tiết hết các
vấn đề đang diễn ra trong quá trình đầu tư và phát triển KĐT mới và cần sớm được
bổ sung để triển khai một cách hiệu quả.
Trên thực tế việc quản lý xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tiến
độ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân khi về sinh sống tại các KĐT mới còn
nhiều hạn chế gây ra bức xúc và xung đột giữa CĐT, các cơ quan chức năng và đặc
biệt là những người dân sinh sống trong KĐT mới.
Nhưng năm gần đây, công tác quản lý xây dựng theo QH tuy đã đạt được
những kết quả tích cực nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Do đó cần phải được
nhìn nhận là một vấn đề khoa học về quản lý, phải được đổi mới. Đánh giá về sự
phát triển của các đô thị ở Việt Nam thì phần lớn còn thiếu kinh nghiệm trong việc
quản lý thực hiện xây dựng theo quy hoạch, tình trạng xây dựng lộn xộn, chồng
chéo và không tuân thủ theo đúng QH và quy định quản lý, không phát huy được
sức mạnh của cộng đồng trong việc quản lý.
Nhận thức được vấn đề này, việc nghiên cứu quản lý xây dựng theo QH khu
đô thị Him Lam để triển khai đồng bộ theo QH được duyệt, cải thiện bộ mặt đô thị,
cải thiện môi trường sống của nhân dân là rất cần thiết và cấp bách nhằn đề xuất các
giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý xây dựng KĐT Him Lam.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý xây dựng theo QH tại thành
phố Bắc Ninh và KĐT Him Lam, đánh giá những tồn tại, nguyên nhân và nghiên
cứu cơ sở khoa học về các yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế thị trường, thị trường đất đai
và thị trường BĐS và học tập, rút kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý xây
dựng tại thành phố lớn có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và phát triên đô
87
thị như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, luận văn đề xuất 07 giải pháp
để thực hiện việc quản lý nhằm góp phần để KĐT Him Lam được triển khai đồng
bộ, hoàn thiện theo tiến độ, cải thiện bộ mặt đô thị, tạo môi trường sống thu hút
người dân đến sịnh sống ổn định và bền vững.
2. Kiến nghị.
Để thực hiện công tác quản lý và triển khai các giải pháp quản lý xây dựng
KĐT Him Lam tại phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh thì các tổ chức, đơn vị và cơ
quan quản lý phải triển khai các nội dung cụ thể như sau:
- Chính phủ và các Bộ, ngành sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
(Luật, nghị định, thông tư, ...) để triển khai thực hiện mô hình QL đối tác công - tư;
- UBND tỉnh Bắc Ninh:
+ Giao Sở Xây dựng sớm lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị tỉnh Bắc
Ninh để trình Bộ Xây dựng thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
làm cơ sở để thành lập Ban Quản lý phát triển đô thị tỉnh Bắc Ninh;
+ Giao Sở KH&ĐT căn cứ các quy định của pháp luật về việc triển khai mô
hình QL công – tư để hướng dẫn địa phương và các đơn vị triển khai thực hiện;
+ Giao các Sở, ngành liên quan (Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế
hoạch và Đầu tư,...) tăng cường năng lực quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ; giám sát việc thực hiện đầu tư của đơn vị CĐT trong quá trình triển khai
dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi đưa vào khai thác sử dụng;
+ Giao UBND thành phố Bắc Ninh tăng cường công tác kiểm tra giám sát,
xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền do mình quản lý; những trường hợp không đủ
thẩm quyền xử lý phải báo cáo UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền để xử lý
kịp thời; thành lập Ban giám sát cộng đồng để giám sát các hoạt động đầu tư xây
dựng và sử dụng trong KĐT đảm bảo tuân thủ theo QH và các quy định hiện hành;
- Chủ đầu tư KĐT Him Lam thành lập Ban quản lý KĐT Him Lam để thực
hiện công tác quản lý trong việc đầu tư xây dựng, cải tạo sửa chữa và vận hành
KĐT Him Lam hoạt động đúng tính chất, chức năng và tuân thủ QH được duyệt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Bá (2004), “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị”, NXB
Xây dựng.
2. Nguyễn Đình Bồng & Đỗ Hậu (2005), “Quản lý đất đai và bất động sản đô
thị”, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
3. Báo Xây dựng (2010), “Quy hoạch đô thị, Bài học kinh nghiệm từ Đà Nẵng”.
4. Bộ Xây dựng (2010) Thông tư số 19/2010/TT-BXD ngày 22/10/2010
hướng dẫn lập quy chế quản lý uy hoạch, kiến trúc đô thị.
5. Chính phủ (2013) Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 về quản lý
chất lượng công trình.
6. Chính phủ (2013) Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 về đầu tư
phát triển đô thị.
7. Chính phủ (2012) Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 về cấp
giấy phép xây dựng.
8. Chính phủ (2005) Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về Quy
hoạch xây dựng.
9. Chính phủ (2010) Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về Lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
10. Chính phủ (2007) Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về
xử phạm trật tự xây dựng đô thị.
11. Chính phủ (2010) Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về quản lý
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
12. Chính phủ (2010) Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 Về quản
lý cây xanh đô thị.
13. Chính phủ (2009) Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 về quản lý
chiếu sáng đô thị.
14. Chính phủ (2009) Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 về việc phân
loại đô thị.
15. Trương Minh Dục (2010), “Phát huy vai trò nhân dân trong xây dựng và
quản lý đô thị qua kinh nghiệm thực tiễn ở thành phố Đà Nẵng”.
16. Trần Trọng Hanh (2007), “Công tác thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị”,
NXB Xây dựng.
17. Nguyên Hạnh (2005), “Tầm vóc đô thị Phú Mỹ Hưng”, Tạp chí xây dựng.
18. Nguyễn Thị Vân Hằng (2013), “Luận văn Thạc sỹ, “Quản lý thực hiện quy
hoạch xây dựng Khu vực Đông Nam ga Phú Diễn”, Cầu Diễn”, Hà Nội.
19. Đỗ Hậu (2013) “Quản lý nhà nước về đô thị trên địa bàn thành phố Hà
Nội”.
20. Đỗ Hậu (2008) “Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng
đồng”,NXB KH&KT, Hà Nội.
21.Nguyễn Hiệp (1998), “Dự án Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm,
Tạp chí xây dựng.
22.Quốc Hội (2003), Luật Xây dựng, Hà Nội.
23.Quốc Hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị, Hà Nội.
24.Quốc Hội (2005), Luật Đầu tư, Hà Nội.
25.Quốc Hội (2013), Luật Đất đai.
26.Viện quy hoạch kiến trúc Bắc Ninh, “Điều chỉnh quy hoạch chung thành
phố Bắc Ninh đến năm 2025 tầm nhìn 2050” (2009)
27.Viện quy hoạch kiến trúc Bắc Ninh, “Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu đô
thị Him Lam – Tp Bắc Ninh – tỉnh Bắc Ninh” (2013)
28.UBND tỉnh Bắc Ninh,“Quyết định 1512/ UBND 04/2013 phê duyệt quy
hoạch chi tiết khu đô thị Him Lam”