Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tiểu luận cao học môn học thuyết mác lênin và tư tưởng Hồ chí minh Chủ nghĩa cơ hội và chống chủ nghĩa cơ hội thời kỳ 1847 1895

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.97 KB, 21 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Có dòng sông cách mạng nào mà lại không có những bọt bẩn, có
phong trào cộng sản nào mà lại không xuất hiện những khuynh hướng cơ
hội, xét lại - đó là những vật cản của mọi phong trào cách mạng, nó sẵn
sàng bóp chết phong trào cách mạng bất cứ lúc nào, nó kéo tụt mọi sự phát
triển của phong trào cách mạng.
Chủ nghĩa cơ hội xuất hiện trong phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế dưới mọi màu sắc khác nhau nhưng đều chung một mục đích cơ
bản

là chống lại giai cấp vô sản, đi ngược lại với lợi ích của giai cấp vô

sản, xuyên tạc, phủ nhận bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa
Mác. Chủ nghĩa cơ hội giống như những con “vi rút” gây bệnh nếu không
được phát hiện sớm và đấu tranh kịp thời thì nó sẽ phá hỏng sự phát triển
của phong trào cách mạng.
C.Mác và Ph.Ăngghen, những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác đồng
thời là lãnh tụ của phong trào công sản và công nhân quốc tế. Ngay từ
những ngày đầu các ông đã khẳng định khuynh hướng cơ hội và xét lại là
trở ngại lớn nhất của phong trào. Để đưa phong trào tiến liên hai ông đã
kiên quyết đấu tranh phê phán mọi trào lưu bè phái cơ hội ngay từ khi chủ
nghĩa cơ hội xuất hiện trong quốc tế I như đấu tranh chống chủ nghĩa Pruđông, chủ nghĩa Latxan…
Ngày nay khi tình hình thế giới đang ngày càng diễn biến phức tạp,
sự xuất hiện nhiều đảng, nhiều bè phái chính trị là nơi chủ nghĩa cơ hội nảy
mầm và phát triển, chủ nghĩa cơ hội ở thời đại ngày nay được phát triển ở
một trình độ cao hơn rộng lớn hơn, vì vậy việc nhận diện và diệt trừ tận gốc
chủ nghĩa cơ hội là một việc làm vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện
nay.
Việc nghiên cứu và những việc làm chống lại chủ nghĩa cơ hội của

1




Mác và Ăngghen se giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chủ nghĩa cơ hội cũng
như những biện pháp chống lại chủ nghĩa cơ hội của Mác và Ănghghen để
lại

2


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở ra đời, tồn tại của chủ nghĩa cơ hội
1. Lịch sử và những đặc trưng, bản chất cơ bản của chủ
nghĩa cơ hội
1.1. Khái niệm của chủ nghĩa cơ hội.
Chủ nghĩa cơ hội là một hiện tượng nảy sinh trong cuộc đấu tranh
giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
tư bản, đó là việc làm cho chính trị và tư tưởng của phong trào công nhân
thích nghi với lợi ích và nhu cầu các giai tầng phi vô sản, đem lại lợi ích
của một bộ phận công nhân thích ứng với những biến đổi nhất thời, trước
mắt mà hi sinh lợi ích cơ bản, có tính chiến lược của giai cấp công nhân.
Chủ nghĩa cơ hội thường gắn liền với chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa giáo
điều.
1.2. Lịch sử của chủ nghĩa cơ hội.
Chủ nghĩa cơ hội xuất hiện cùng với sự ra đời của quốc tế I, chủ
nghĩa cơ hội xuất hiện trong cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản và
giai cấp vô sản, nhưng lịch sử sâu xa của nó bắt nguồn từ giai cấp tiểu tư
sản. Lịch sử ra đời của chủ nghĩa cơ hội được hình thành từ những nguồn
gốc sau:
Nguồn gốc giai cấp
Trong xã hội hiện đại, nguồn gốc giai cấp của chủ nghĩa cơ hội từ

giai cấp chiếm số đông trong xã hội và đang tồn tại ở hầu hết các nước trên
thế giới.Đó là giai cấp tiểu tư sản. Họ vừa là bạn đồng minh của của giai
cấp vô sản, vừa là người sẵn sàng tiếp tay cho giai cấp tư sản, chống lại giai
cấp vô sản, vừa là ngươi sẵn sàng tiếp tay cho giai cấp tư sản, chống lạ giai
cấp vô sản khi khi lợi ích của bản thân họ bị xâm phạm.
Trong quá trình phát triển của mình phong trào công nhân đã thu hut

3


được những tầng lớp “tân binh mới”, đó là những người xuất thân từ các
giai tầng phi sô sản mà chủ yếu chính là tầng lớp tiểu tư sản – lực lượng
của nền sản xuất nhỏ, nền sản xuất mà hàng ngày hàng giờ có xu hướng
phát triển theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa, tiếp tay cho giai cấp tư sản
chống lại giai cấp vô sản khi lợi ích của họ bị đe doạ, còn khi găp rủi ro thì
họ lại đứng vào hàng ngũ đảng tiên phong của giai cấp vô sản và trở thanh”
bạn đường” của giai cấp vô sản.
Thậm chí những người bạn đường này, do tính hiếu kì, họ còn trở
thành những nhà “ hàn lâm tiểu tư sản” là những trí thức tiểu tư sản, đem
tâm lí tiểu tư sản thâm nhập vào giai cấp công nhân và các đảnh cộng sản
ngay cả khi giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm quyền, ở các nước
xã hội chủ nghĩa, tàn dư của nền kinh tế tiểu nông cũng còn rất lớn và đảng
viên của đảng cộng sản ở đây phần đông vẫn dược kết nạp từ nông dân, tiểu
tư sản. Nhưng do nền kinh tế chưa được cải tạo căn bản nên đố chính là
miền đất khơi dậy các tâm lí, thói quen tập quán của các tấng lớp đẫ được
du nhập vào giai cấp vô sảm và đảng cộng sản.
Đó là nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện các khuynh hướng, những
trào lưu tư tưởng đối lập với tư tưởng vô sản và học thuyết khoa học – cách
mạng của giai cấp vô sản là nguồn gốc xuất hiện của chủ nghĩa xơ hội mà
sự khắc phục nó không thể giải quyết được nếu đứng ngoài nhân tố kinh tế.

Nguồn gốc xã hội
Nguồn gốc xã hội dẫn đến sự xuất hiện của chủ nghĩa cơ hội là do
sự tồn tại của các tầng lớp trung gian trong xã hội tư bản. ỏ các nước tư bản
chủ nghĩa, cơ sở xã hội xuất hiện các tầng lớp trung gian la do:
Những thủ đoạn, chính sach thống trị của giai cấp tư sản.
Sự phồn vinh tạm thời của chủ nghĩa tư bản
Các tầng lớp trung gian, những công nhân quý tộc, công nhân quan
liêu ấy được chủ nghĩa tư bản sử dụng như những “con rắn độc” trong
phong trào công nhân, để bảo vệ lợi ích, quyền lợi của giai cấp tư sản và

4


chủ nghĩa tư bản.
Sự giống nhau giữa các tầng lớp công nhân quý tộc, công nhân quan
liêu với giai cấp công nhân là
Họ đều là đối tượng bị giai cấp tư sản bóc lột
Họ đều muốn đấu tranh để cải thiện điều kiện sống
Sự khác nhau ở chỗ:
Tầng lớp công nhân quý tộc. Công nhân quan liêu đấu tranh để cải
thiện điều kịên sống, để có cuộc sống “tốt hơn” trong xã hội tư bản. họ
không muốn thủ tiêu giai cấp tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa.
Giai cấp công nhân đấu tranh không chỉ để cải thiện điều kiện sống
mà phải đạt mục đích thủ tiêu giai cấp tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa.
Trong nguồn gốc xã hội, nguồn gốc về kinh tế, nguồn gốc về chính trị- tư
tưởng cũng làm xuất hiện chủ nghĩa cơ hội.
Nguồn gốc kinh tế. Theo Ăngghen, việc một bộ phận giai cấp công
nhân tham gia vào sự thông trị về kinh tế thị trường của giai cấp tư sản, sự
“ bám đuôi giai cấp tư sản trong việc sử dụng về knh tế địa vị độc quyền đó
là việc tham gia vào hưởng lơi nhuận của nó làm ch bộ phạn công nhân tự

bắt mình lệ thuộc vào kinh tế giai cấp tư sản và làm tay sai cho chúng trong
phong trào công nhân “.
Nguồn gốc chính trị- tư tưởng. Sự đàn áp dã man của giai cấp tư
sản đối với phong trào công nhân đã làm cho một số kẻ kém ý trí bạc
nhược, run sợ.quỳ gối xin tha thứ và tình ngyện làm tay sai cho giai cấp tư
sản dể “lập công chuộc tội”.Việc áp dụng chính sách “tự do chủ nghĩa” giả
hiệu của giai cấp thống trị làm nảy sinh ảo tưởng cải lương, thoả hiệp, thậm
trí là sự thủ tiêu ý thức đấu tranh ở một bộ phận công nhân. Sự tham gia
hoạt động chính trị của nhiều giai tầng khác nhau trong khi chưa được giác
ngộ lý luận cách mạng sẽ dễ dãn đến tiếp thu những tư tưởng phi vô sản …
cũng là mảnh đất tốt cho chủ nghĩa cơ hội phat triển dưới nhiều màu sắc
khác nhau.

5


1.3 Đặc trưng, bản chất và những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội.
1.3.1.Đặc trưng của chủ nghĩa cơ hội.
Chủ nghĩa cơ hội thường thể hiện lập trường đứng giữa, dấu mặt.
Những người theo chủ nghĩa cơ hội thường tránh thể hiện lập trường
của mình trước công luận.Họ là những người trung dung, đứng giữa và
rất khó hiểu.
V.l. Lênin từng gọi một cách hình ảnh những phần tử cơ hội là
nghươi “ngồi giữa hai chiếc ghế “hoặc như “con rắn giữa hai dòng nước
xoáy”.
Trong sự suôn sẻ của tình hình, tất khó phát hiện ra các khuynh
hướng cơ hội và những người theo phái cơ hội. Biểu hiện của họ là tìm
cách thích nghi với mọi phía và mong được các phái chấp nhận, dung nạp.
Họ cố gắng làm vừa lòng tất cả các phe phái khi chưa đòi hỏi phải bộ lộ
quan điểm.

Đặc biệt những người theo chủ nghĩa cơ hội rất say sưa với thắng lợi,
những lại sợ sệt trước thất bại. Khi cuộc đấu tranh thâứng lợi, họ sẵn sàng
hạ mình, núp sau giai cấp giành được thắng lợi, để vinh dự nhận được
thành tích chiến thắng. họ sẵn sang đánh đổi bằng mọi giá nếu có đựoc
danh tiếng đó.
Có thể khái quát biểu hiện của chủ nghã cơ hội là:
+

Thiếu quan điểm dứt khoát trước những cuộc tấn công sống mái và

né tránh nhưng quyết định có bước ngoặt lịch sử.
+

Sợ sệt trước sức mạnh của chủ nghĩa đế quốc, những kẻ mạnh.

+

Thiếu lòng tin ở chính bản thân mình và ở quần chúng.
Khi buộc phải bộc lộ quan điểm, chủ nghĩa cơ hội thường bộc lộ ở

hai loại.
Chủ nghĩa cơ hội “hữu “ khuynh.
Chủ nghĩa cơ hội “tả “khuynh.
Chủ nghĩa cơ hội “hữu “khuynh thường biểu hiện sự run sợ trước sức

6


mạnh của đối phương, không giám hành động, thiếu quyết đoán. Những
người theo chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh thương rơi vào bảo thủ, muốn

giữa yên mọi thứ, không dám va chạm, không muốn có sự đảo lộn đổ vỡ,
dù đó là những việc làm có lợi cho cách mạng. Hậu quả là làm cho cách
mạng giậm chân tại chỗ, thậm chí thất bại.
Chủ nghĩa cơ hội “tả” khuynh thương biểu hiện ở sự nôn nóng, muốn
đốt cháy giai đoạn, muốn hành động ngay để đạt được mục đích mà không
tính đến những điều kiện, hậu quả của nó.
Những người theo chủ nghĩa cơ hội “tả” khuynh thương dễ phạm sai
lầm, làm cho lực lượng bị tiêu hao, tiêu diệt, làm cho cách mạng thất bại
không đạt được mục đích, do không chớp được thời cơ, không sử được tình
thế cách mạng.
Cả hai biểu hiện, dù “hữu” hay “tả” cũng đều sai lầm. Thực tiễn cho
thấy, hai quan điểm trên không bài trừ lẫn nhau, mà sớm hay muộn họ cũng
hợp nhất lại “dưới ngọn cờ của chủ nghĩa chống cộng”.
Một đặc trưng nữa của chủ nghĩa cơ hội là họ phủ nhận đấu tranh
giai cấp, cho giai cấp công nhân không thể tự giải phóng mình được mà lại
khuyên giai cấp công nhân “không nên đấu tranh với giai cấp tư sản dưới
bất cứ hình thức nào, mà phải tranh thủ họ bằng sự tuyên truyền mạnh mẽ”.
Từ đó những người chủ nghĩa cơ hội đòi hỏi chuyển quyền lãnh đạo phong
trào vào tay những phần tử tư sản, tiểu tư sản. Mặt khác chủ nghĩa cơ hội
tuyệt đối hoá, đề cao quá mức vai trò đấu tranh kinh tế, trong khi phủ nhận
tính chất chính trị của cuộc đấu tranh giai cấp, hạ thấp vai trò, ý nghĩa của
cuộc đấu tranh chính trị, bó hẹp đấu tranh thành một sự chắp vá xã hội, cải
lương.
Chủ nghĩa cơ hội đã chống lại cuộc đấu tranh tự do chính trị cho giai
cấp vô sản, chống lại việc dành chính quyền bằng phương pháp đấu tranh
cách mạng triệt để, mà chỉ tập trung vào những cuộc cải cách tiểu tư sản và
có tính chất vá víu, có tác dụng củng cố chế độ xã hội cũ, từ đó biến thảm

7



hoạ cuối cùng thành một quá trình hoà bình chuyển hoá - diễn ra dần dần…
Mác và Ăngghen đã khẳng định: “ Những luận điển chủ nghĩa cơ hội chỉ là
sự tự lừa dối mình và lừa dói Đảng, và với những luận điểm như vậy chủ
nghĩa cơ hội sẽ đưa Đảng của giai cấp công nhân vào con đường lầm lạc
mà thôi”.
1.3.2. Bản chất và những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội
Bản chất của chủ nghĩa cơ hội.
Chủ nghĩa cơ hội là trào lưu tư tưởng, chính trị đối địch với chủ
nghĩa Mác.
Nếu chủ nghĩa Mác là lý luận của phong trào công nhân, đấu tranh vì
sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, thì chủ nghĩa cơ hội là
trào lưu tư tưởng tư sản, tiểu tư sản trong phong trào công nhân, hướng giai
cấp công nhân vào con đường cải lương xã hội, đi ngược lại nhưng giá trị
của chủ nghĩa Mác.
Về lý luận cũng như thuac tiễn, những người theo chủ nghĩa cơ hội
đóng vai trò lãnh đạo “đạo quân chính trị”của giai cấp tư sản . Dù ở lĩnh
vực nào và trong hoàn cảnh nào, họ cũng là người bảo vệ lợi ích của giai
cấp tư sản chống lại giai cấp tư sản. do vậy, nó là kẻ thù cảu chủ nghĩa
Mác.
Chủ nghĩa Mác càng phát huy ảnh hưởng cảu mình trong phong trào
công nhân, thì chủ nghã cơ hội càng ra scs lợi dụng tên tủi học thuyết Mác
đẻ đấu tranh chống học lý luận Mác. Những kẻ vốn bài xích Mác, đã núp
sau chủ nghĩa Mác đẻ lùa dối giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Chủ nghĩa cơ hội tìm cách sửa chữa chủ nghĩa Mác bằng cách lấy từ
chủ nghĩa Mác những điều mà giai cấp tư sản chấp nhận được, nhưng vứt
bỏ nghuyên lý cách mạng, linh hồn sống cảu chủ nghĩa Mác. Thực chất chủ
nghĩa cơ hội như Lênin nói, họ “ôm hôn chủ nghĩa Mác đẻ bóp chết chủ
nghĩa Mác.”
Những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội.


8


Ở mỗi thời kì khác nhau hình thức biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội lại
khác nhau nhưng về babr chất của nó thì chỉ là một : đó là sự phản bội chủ
nghĩa Mác và lợi ích của giai cấp công nhân, sự đầu hàng trước hệ tư tuởng
tư sản và thế lực tư sản. Đó là:
Phản bội sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, từ bỏ phương
pháp cách mạng và mục tiêu cách mạng.
Hi sinh lợi ích của giai cấp công nhân đem lợi ích của giai cấp công
nhân phục vụ giai cấp tư sản.
Từ chính sách cải lương xã hội đi đến hợp tác với giai cấp tư sản
chống lại giai cấp tư sản và đảng cộng sản.
1.4. Tác hại của chủ nghĩa cơ hội đối vớí phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế thời kỳ 1847 – 1895.
Ăngghen nói chủ nghĩa cơ hội là “đại hoạ của phong trào”, nó cổ vũ
thứ “chủ nghĩa” mơ hồ, làm tê liệt tư tưởng của công nhân, “chủ nghĩa “đó
chủ trương đòi hỏi những cải lương và nhượng bộ nhỏ giọt, lấy đó làm mục
tiêu của phong tào công nhân, “chủ nghĩa” đó chủ trương đòi hỏi những
cải lương và nhượng bộ nhỏ giọt, lấy đó làm mục tiêu cảu phong tao công
nhân. Do đó làm tiêu tan ý chí đấu tranh của phong trào công nhân, phá
hoại sự đoàn kết nhất trí của phong trào công nhân, phân tán lực lượng đấu
tranh đẩy phong trào đi vào con đương sai lầm, chia năm xẻ bẩy, dẫn đến
thất bại.
Ảnh hưởng của chủ nghĩa cơ hội trong phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế nửa cuối thế kỷ 19 đã cho thất điều đó. Phong trào công nhân
Anh chưa thiết lập được chính Đảng cách mạng của mình. Các tổ chức
công đoàn thì tổ chức đấu tranh trong phạm vi giới hạn của chủ nghĩa tư
bản. Còn tại Đức, chủ nghĩa cơ hội đấu tranh công khai chống chủ nghĩa

Mác, chia rẽ phong trào công nhân, lũng đoạn trong Đảng dân chủ-xã hội
làm cho phong trào có thời kỳ thoái trào. Ở Pháp thì sự thiếu thống nhất do
tám tổ chức xã hội chủ nghĩa cùng hoạt động đã gây ra mâu thuẫn trong nội

9


bộ dẫn tới chia rẽ, xa rời bản chất cách mạng của mình và mất vai trò lãnh
đạo. Ở Áo và các nước khác, tình hình ảnh hưởng của chủ nghĩa cơ hội
cũng diễn ra tương tự.

CHƯƠNG II: ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA CƠ HỘI
VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CUỘC ĐẤU
TRANH ẤY ĐỐI VỚI PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ
CÔNG NHÂN QUỐC TẾ
2. Chống chủ nghĩa cơ hội.
2.1. Cuộc đấu tranh chống các phái cơ hội chủ nghĩa của
Mác-Ăngghen thời kì 1847-1895.
Để bảo vệ và tuyên truyền những quan điểm của tuyên ngôn Dảng
cộng sản – cương lĩnh chính trị đầu tiên của giai cáp vô sản, đưa những
quan điểm ấy vào phong trào công nhân, biến lý luận cách mạng thành sức
mạnh vật chất của giai cấp công nhân thế giới –công cụ đấu tranh chống
giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, C.Mác va Ph Ăngghen đã kiên quyết
đấu tranh chống các trào lưu cơ hội, một trở lực trong việc đưa lý luận cách
mạng vào phong trào công nhân.
Cuộc đấu tranh đó diễn ra với bốn phái:
* Chủ nghĩa Pru-đông.
* Chủ nghĩa Latxan.
* Chủ nghĩa vô chính phủ Bacunin.


10


* Chủ nghĩa công đoàn Anh
2.1.2. Đấu tranh chống chủ nghĩa Latxan.
Những phê phán của Mác về những nguyên lý lý luận và chính trị
của Latxan.
* Phê phán lý luận gọi là “quy luật sắt về tiền công”.
Latxan dựa vào thuyết nhân khẩu của Mantuýt cho rằng dân số trong
xã hội bao giờ cũng thừa, và tư liệu sinh hoạt tăng lên chậm hơn mức tăng
mức tăng của nhân khẩu, do đó công nhân chỉ có thể thu được tiền công với
mức thấp và tư gọi đây là “quy luật sắt về tiền công”.Theo Mác điều đó
hoàn toàn do Latxan bịa ra chứ không có quy luật của kinh tế tư bản chủ
nghĩa như vậy.
Mác nhận định: Trong mấy chữ “quy luật sắt về tiền công”không có
chữ nào là của Latxan cả, ngoài cái từ “sắt” mượn ở câu “Những quy luật
vĩnh cửu, rắn như sắt, vĩ đại” của Goethe.( C.Mác-Ph. Ăngghen tuyển tập
nhà xuất bản Sự thật tập VI. Tr.468.)
Cương lĩnh của Đảng đã tiếp thu quan điểm của Latxan và đồng thời
lại công nhận luôn cả thuyết Mantuýt . Theo Mác, nếu quy luật ấy có thực
thì người ta cũng không thể xoá bỏ nó được, vì vậy quy luật này có tồn tại
hay không thì việc đề ra yêu sách trong cương lĩnh đòi xoá quy luật cũng
vẫn là sai, vả chăng, trong thự tế làm gi có thứ “quy luật sắt của tièn
công”như thế.
Trong bộ tư bản, Mác đã vạch rõ: tiền công là hình thức biểu hiện
giá cả hay giá trị sức lao động, và cái quyết định con số thực tế của mỗi
tiền công là do ở mỗi tình hình cụ thể, do nhiều điều kiện, chứ không phải
do ở “quy luật sắt”nào cả. Cho nên Latxan đưa ra cái quy luật gọi là quy
luật sắt trong cương lĩnh của Đảng tức là đã phản ngược lại lý luận chủ
nghĩa cộng sản khoa học.

Phê phán yêu sách kinh tế của Latxan ghi trong cương lĩnh là
thực hiện “phân phối công bằng” là sản phẩm của lao động phải thuộc

11


về mọi thành viên trong xã hội.
Mác cho rằng ngay trong xã hội cộng sản chủ nghĩa tương lai cũng
không thể nào có cái thu nhập gọi là “toàn vẹn của lao động”, không bị cắt
xén. Mà trước khi phân phối số sản phẩm cần thiết thỏa mãn nhu cầu cá
nhân cho mọi người, thì xã hội cũng cần phải có khấu trừ một bộ phận để
bù đắp các khoản: hao mòn tư liện sản xuất, dùng cho tái sản xuất, dùng
quỹ bảo hiểm để phòng tai nạn, dùng chi tiêu cho trường học, cho công
cuộc đảm bảo sức khỏe, dùng làm quỹ nuôi dưỡng những không có khả
năng lao động, chi tiêu, xây dựng quốc phòng, Chỉ sau khi khấu trừ những
khỏan đó, phần còn mới có thể đem phân phối cho mọi cá nhân.
Như vậy Mác đã phê phán những yêu sách kinh tế của chủ nghĩa
Latxan và vạch ra rằng, yêu sách này là dựa trên cơ sở của kinh tế học tư
sản, nó cắt rời giữa phân phối với sản xuất.
Phê phán quan điểm của Latxan cho rằng, ngoài giai cấp vô sản
ra, hết thảy mọi giai cấp khác chỉ là một khối phản động.
Lập luận này của Latxan đã phủ định khả năng tham gia cách mạng
của giai cấp nông dân và tiểu tư sản, như vậy đã đẩy giai cấp vô sản vào
thế bị cô lập. Điều đó chỉ có lợi cho giai cấp bóc lột.
Trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” có nói : “Tất cả các giai cấp
hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp
thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự
phát triển của đại công nghiệp ; giai cấp vô sản trái lại, là sản phẩm của
bản thân nền đại công nghiệp”.(sđd, tập VI, tr.482)
Mác cho rằng: nói rằng những người lao động muốn xây dựng những

diều kiện sản xuất tập thể theo quy mô xã hội và trước hết theo quy mô dân
tộc điều đó có nghĩa là: họ cố gắng tim cách lật đổ những điều kiện sản
xuất hiện nay và việc đó không liên quan gì tới việc thành lập tới việc thành
lập hợp tác xã do nhà nước giúp đỡ. Thay đấu tranh giai cấp thành những
hoạt động bè phái đã làm cho phong trào công nhân đi vào thế cô lập trước

12


mặt kẻ thù giai cấp.
Mác chỉ rõ : ở đây , giai cấp tư sản được coi là một giai cấp cách
mạng, với tư cách là kẻ đại biểu cho nền đại công nghiệp, so với bon
phong kiến và những đẳng cấp trung gian tức là những kẻ cố bám lấy tất
cả những vị trí xã hội vốn là những con đẻ của những phương thức sản
xuất đã lỗi thời . Do đó, bọn phong kiến và đẳng cấp trung gian không họp
với giai cấp tư sản thành một khối phản động được. (sđd tập VI tr 482.)
Những phê phán của chủ nghĩa Latxan đối với vấn đề này đã vạch ra
đường lối cơ bản cho việc phê phán chủ nghĩa cơ hội sau này trong phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Mác phê phán luận điệu nhảm nhí mà chủ nghĩa Latxan cổ suy về
“Nhà nước tự do “ dựa theo quan điểm siêu giai cấp của Latxan.
Đây là một quan điểm rất tai hại và phản động. Tính chất nguy hại
của nó ở chỗ nó phủ định nguyên lý của Mác về sự cần thiết phải thiết lập
chuyên chính vô sản. Đối lập ới học thuyết Macxít, nó nêu lên cái gọi là
“Nhà nước tư do”...Đem thuyêt “Nhà nước tự do” thay cho học thuyết về
chuyên chính vô sản của Mác là đem thay thế yêu sách xã hội chủ nghĩa
bằng yêu sách dân chủ tư sản và mang dấu ấn màu sắc của chủ nghĩa
Laxan.
Mác-Ăngghen đã phê phán thuyết “Nhà nước tự do” cho rằng mục
đích của chủ nghĩa cộng sản không phải là một cái gì chung chung gọi là

“Nhà nước tự do” mà là tiêu diệt mọi nhà nước.
Hơn nữa “Nhà nước tự do” là gi? Và đối với ai để nói nhà nước tự
do?
Ăngghen cho rằng: giai cấp tư sản cần nhà nước chứ không phải là
vì để tự do, mà để trấn áp giai cấp bóc lột . Vậy yêu sách “Nhà nước tự
do”cũng là rỗng tuếch.(sđd,tập VI tr. 490)
Những quan điểm trên của Latxan về “Nhà nước tự do” hoàn toàn

13


trái ngược quan niệm của Mác là phải qua cách mạng, đập tan nhà nước
của giai cấp bóc lột và lập nên chuyên chính vô sản để đi tới chủ nghĩa xã
hội.
2.1.3. Đấu tranh chống chủ nghĩa Pru-đông.
Từ ngày 25- 29/9/1965 Mác Mở một hội nghị bí mật ở Luân Đôn, có
các ủy viên trung ương và đại biẻu các chi bộ tham dự. Vấn đề gay gắt nhất
trong Hội nghị là phái Pru-đông không đồng ý nghi vào chương trình hội
nghị là phái Pru-đông không đồng ý ghi vào chương trình Đại hội yêu sách
đòi độc lập của Ba Lan do Mác đề nghị. Phái Pru-đông cho rằng đó là vấn
đề thuần túy chính trị, nhưng thực chất là họ ủng hộ chính sách của cá
chính phủ phản động Anh và Pháp đối với Ba Lan, đánh giá thấp phong
trào giai phóng dân tộc.
Thứ nhât C.Mác –Ph. Ăngghen phê phán “mâu thuẫn trong hệ
thống kinh tế của Pru-đông về mầm mống của giá trị thặng dư
Mác nói : Ông Pru-đông nhà kinh tế học đã hiểu rất rõ rằng người ta
làm ra dạ, vải, các thứ lụa, trong những quan hệ sản xuất nhất định ấy cũng
do người ta sản sinh ra, giống như vải, lanh,… vậy. Những quan hệ xã hội
đều gắn liền mật thiết với nhưng lực lượng sản xuất.(sđd tuyển tập, tập I,tr
378)

Pru-đông cố lấy hơi sức để trèo lên tới đỉnh cao của hệ thống những
mâu thuẫn, nhưng ông ta chưa bao giờ có thể vượt lên quá hai bậc thang
đơn giản đầu tiên là chính đề và phản đề và hơn nữa ông ta cũng chỉ mới
trèo lên hai bậc thang ấy có hai lần, và trong hai lần đó thì một làn ông ta bị
ngã bổ ngửa ra. (sđd tuyển tập, tập I, tr. 379)
Thứ hai, Mác phê phán Pru-đông lạm dụng phép biện chứng của
Hêghen, đồng thời trình bày tư tưởng cốt lõi của phép biện chứng duy
vật.
Mác nói: Bây giờ chúng ta hãy xem khi ông Pru-đông ứng dụng
phép biện chứng của Hêghen vào khoa kinh tế chính trị, ông ta đã sửa đổi

14


phép biện chứng ấy như thế nào.(sđd tuyển tập, tập I, tr. 382).
Mác nhận địng rằng: Đối với ông ta, ông Pru-đông, thì bất cứ phamj
trù kinh tế nào cũng có hai mặt, một mặt tốt, một mặt xấu. Ông ta xem xét
các phạm trù như người tiểu tư sản xem xét những vĩ nhân của lịch sử.
Đối với ông ta, ông Pru-đông, mặt tốt và mặt xấu, lợi và hại đều
nhập cục lại, hợp thành mâu thuẫn trong mỗi phạm trù kinh tế. ( sđd, tuyển
tập, tập I,tr.382).
Mác chỉ ra rằng : Hêghen không có vấn đề để dặt ra. Ông ấy chỉ có
phép biện chứng. Ông Pru-đông chỉ có phép biện chứng của Hêghen mà
thôi. Vận động biện chứng của ông ta chính là sự phân biệt một cách giáo
điều mặt tốt và mặt xấu.
Chúng ta hãy tạm coi bản thân ông Pru-đông là một phạm trù. Chúng
ta hãy xét mặt tốt và mặt xấu của ông ta, mặt hơn và mặt kém của ông ta.
Nếu như ông ta có mặt hơn Hêghen ở chỗ những vấn đề mà ông ta tự
giành cho mình quyền giải quyết vì lợi ích cao nhất của laòi người, thì ông
ta có mặt kém là khi đẻ ra, bằng công việc sinh đẻ biện chứng, một phạm

trù mới thì ông ta lại mất cái chứng sinh con đẻ cái.
2.1.3. Đấu tranh chống chủ nghĩa vô chính phủ Bacunin.
Vào năm 1964 trong quốc tế I phong trào công nhân, cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa Bacunin, chống sách lược vô chính phủ của nó được đưa
lên hàng đầu. Chủ nghĩa Bacunin phản ánh quan điểm tư tưởng của người
tiểu tư sản bị phá sản không con hi vọng để cứu vớt được. Nó biểu lộ tâm
trạng bất mãn, tuyệt vộng của tầng lớp thợ thủ công tiểu tư sản thành thị và
của nông dân bị phá sản trong hàng ngũ vô sản. Chủ nghĩa Bacunin lên án
tất cả mọi chính phủ, coi chính phủ và tôn giáo là nguồn gốc mọi sự đau
khổ của loài người. Chủ nghĩa Bacunin gần gũi với chủ nghĩa Pru-đông là
cùng đi the con đường vô chính phủ. Chủ nghĩa Pru-đông dùng lời lẽ cải
lương còn chủ nghĩa Bacunin cố làm ra vẻ cách mạng.
Chủ nghĩa Bacunin từ chỗ đối lập đã đi đến phủ nhận chủ nghĩa Mác.

15


Mác chủ trương thực hiện chuyên chính vô sản, còn Bacunin phất lên ngọn
cờ vô chính phủ. Chủ nghĩa Mác khẳng định, giai cấp công nhân đấu tranh
để thủ tiêu các giai cấp bóc lột thì chủ nghĩa Bacunin đưa ra khẩu hiệu
“Bình đẳng giữa các giai cấp”.Chủ nghĩa Mác cho rằng giai cấp công nhân
là lực lượng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa thông qua các chính
đảng của mình thì Bacunin đi tìm lực lượng trong tầng lớp lưu manh.
Cuộc đấu tranh của Mác và Ăngghen trong quốc tế I chống lại tư
tưởng cơ hội tiểu tư sản và vô chính phủ của Bacunin được đưa lên hàng
đầu và tiếp tục diẽn ra trong đại hội IV của quốc tế I.
Mác và Ăngghen đẫ phê phán chủ nghĩa Pru-đông ở những góc độ
sau:
Thứ nhất, phê phán Bacunin đảo ngược nhân quả trong vấn đề
“quyền thừa kế “,và chỉ ra rằng sự tiêu vong của quyền thừa kế là kết quả

tự nhiên của việc xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
Thứ hai, phê phán lý luận chống lại mọi loại nhà nước của Bacunin,
làm sáng tỏ lý luận của chủ nghĩa Mác về Nhà nước.
Thứ ba:, phê phán quan điểm của Bacunin trong việc chống lại mọi
quyền uy, làm sáng tỏ vai trò và địa vị quyền uy trong đời sống xã hội.
Thứ tư , phê phán luận điệu sai trái “hoàn toàn vứt bỏ mọi cuộc đấu
tranh chính trị” của Bacunin, làm sáng tỏ vai trò của nhân tố chính trị trong
sự phát triển của xã hội.
2.1.4. Đấu tranh chống chủ nghĩa công đoàn Anh.
Cùng với việc chống phái Pru-đông, những người Macxit còn phải
đấu tranh chống bọn thủ lĩnh cơ hội của công đoàn Anh. Do sự phát triển
của kinh tế tư bản chủ nghĩa nên một số công nhân lành nghề được trả
lương cao ở Anh biến thành tầng lớp trên của giai cấp công nhân mà lịch sử
gọi là tầng lớp “công nhân quý tộc”. Do bị mua chuộc nên các lãnh tụ công
đoàn ở Anh không muốn tiếp tục đưa quần chúng đi con đường đấu tranh
cách mạng.

16


Vấn đề quan trọng trong đấu tranh chống phái cơ hội chủ nghĩa Anh
là thái độ đối với phong trào giải phóng dân tộc Ailen.
Vì vậy đấu tranh chống chủ nghĩa công đoàn Anh đã được Mác và
Ăngghen đấu tranh kịch liệt trong quốc tế I.
2.2. Những bài học kinh nghiệm của cuộc đấu tranh ấy đối với
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội là một bài học kinh nghiệm lịch
sử, là quy luật phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Cuộc đấu tranh này gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì
hoà bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thông qua quá trình

kết hợp chặt chẽ hai cuộc đấu tranh đó mà các đảng cộng sản và công nhân
ngày càng trưởng thành, vững ,mạng về tư tưởng chính trị và tổ chức.
Cuộc đấu tranh của Mác- Ăngghen chống chủ nghĩa cơ hội thời kì
1847-1895 đã để lại những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, góp phần
giúp những người theo chủ nghĩa Mác chân chính nhận rõ bộ mặt của chủ
nghĩa cơ hội trong phong trào công sản và công nhân quốc tế, đồng thời
giúp các đảng công nhân loại trừ những phần tử chủ nghĩa cơ hội trong
Đảng.
Kinh nghịêm lịch sử cho thấy rằng, phong trào cộng sản không tránh
khỏi những bước khó khăn, trắc trở do những chiều hướng tư tưởng và
chính trị đối lập tạo ra, song không vì thế mà các đảng cách mạng chân
chính lại phó mặc phong trào cho những đường lối sai lầm, phản bội, trái
lại cần đấu tranh không khoan nhượng để loại trừ mọi khuynh hướng đi
ngược lại lợi ích của phong trào cộng sản của chủ nghĩa Mác – Lênin và
chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Qua cuộc đấu tranh đó, các Đảng
cộng sản và công nhân sẽ mạnh lên và phong trào cộng sản sẽ phát triển.
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội của Mác - Ăngghen đã giúp
giai cấp vô sản các nước châu Âu hiểu rõ hơn bản chất của chủ nghĩa tư
bản, hiểu rõ hơn về chính phủ tư sản nước mình. Thông qua cuộc đấu tranh

17


đó, chủ nghĩa Mác thâm nhập sâu vào phong trào công nhân, càng khẳng
định tính cách mạng và khoa học, phát triển và hoàn thiện trên các luận
điểm quan trọng của chủ nghĩa Mác như về sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân, về chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp... Từ cuộc đấu tranh
chống các phái chủ nghĩa cơ hội thời kỳ 1847 -1895, Mác - Ăngghen đã
đóng góp tích cực cho sự thống nhất về chính trị, tư tưởng của phong trào
công nhân, đồng thời khẳng định chân lý, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội

là quy luật vận động và phát triển của phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế.
Những bài học kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh của Mác Ăngghen chống chủ nghĩa cơ hội thời kỳ 1847 – 1895 là cơ sở để chúng ta
tiếp tục nghiên cứu những vấn đề thực tiển trong phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế hiện nay, đồng thời là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển
đúng hướng của các Đảng cộng sản và chủ nghĩa xã hội ở các nước trên thế
giới sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ.

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG CHỦ NGHĨA
CƠ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Là một bộ phận của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Đảng
cộng sản Việt Nam rất coi trọng vấn đề đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng
của chủ nghĩa Mác – Lênin, bảo vệ các nước xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và
củng cố sự đoàn kết, thống nhất của phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế.
Để thực sự làm cho Đảng ngày càng vững mạnh, cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng cộng sản
Vịêt Nam đã khẳng định: “Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và
tổ chức, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình
độ tí tuệ năng lực lãnh đạo của Đảng. Giữ vững truyền thống đoàn kết
thống nhất trong Đảng, đảm bảo đầy đủ dân chủ và kỉ luật trong sinh hoạt
18


đảng. Vì vậy thường xuyên tự phê bình và phê bình, đặc biệt phải luôn luôn
đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và mọi hành động
chia rẽ bè phái”.

1.1. Nhận diện cơ hội, thực dụng trong Đảng
hiện nay.

ở Việt Nam và trong Đảng ta, do có những đặc điểm riêng nên phong
trào cách mạng nước ta không chịu ảnh hưởng của chủ chủ nghĩa cơ
hội trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, tuy có xuất hiên
và tồn tại những biểu hiện cơ hội dưới những dạng khác nhau nhưng
chưa có chủ nghĩa cơ hội đã gây được ảnh hưởng và có thế lực mang
tính phá hoại ở trong đảng. Song nhìn lại quá trình lãnh đạo của đảng
qua một số thời kì, có lúc phong trào cách mạng đã mắc vào sai lầm
“tả” khuynh hoặc “hữu” khuynh, Đảng ta đã kịp thời phát hiện, đấu
tranh khắc phục, đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân đân
tiến lên.
Có thể nêu định nghĩa, nhận diện cơ hội chính trị là những kẻ xin
vào Đảng, người ở trong Đảng, tìm cách “chui sâu, leo cao” với ý đồ
thâm hiểm sâu xa, nhưng nguỵ trang bằng những hành động khôn
khéo, có khi là người hăng hái, tích cực. Khi tình thế thay đổi, những
người này phả bội lý tưởng của Đảng.
Trên thực tế, thứ cơ hội chính trị ở nước ta cũng không hoàn toàn là
cơ hội chính trị, xét về mặt quan điểm, chính kiến, tư tưởng, lý luận
với những tham vọng gây ảnh hưởng về thế lực chính trị, lập tổ chức,
đảng phái đối trọng và đối lập vơi Đảng và Nhà nước. Loại cơ hội
này chỉ nhằm tìm kiếm địa vị chính trị, đạt được một số địa vị chức
quyền nào đó vì mục đích hám danh lợi, vì một động cơ cá nhân
tham vọng quyền lực. Do không có thực tài, không có đạo đức trong
sáng nên để đạt được mục đích, kẻ cơ hội dùng các thủ đoạn xu nịnh
cấp trên mị dân, mua chuộc, lấy lòng cấp dưới, các đồng sự, những
19


người xung quanh và ở dân chúng, bằng những thủ đoạn khôn khéo,
thậm chí cả việc “chạy” theo kiểu mua bán vừa tinh vi vừ trắng trợn.
Với những kẻ cơ hội loại này, chính trị, hoạt động chính trị chỉ là

phương tiện tiến thân chứ không phải mục đích phấn đấu vì dân,
phục vụ nhân dân và xã hội. Do đó, trên lời nói, họ có thể nói những
lời ra vẻ nghiêm túc nhất về chính trị, thậm chí đao to búa lớn, luôn
quan trọng hoá mọi vấn đề, quy kết người này, người khác về quan
điểm, lập trường... Song trên thực tế, hành động, lối sống và nhân
cách của họ thường xa lạ với những điều họ nói. Kẻ cơ hội chính trị
là kẻ thường là kẻ dễ thay đổi lập trường quan điểm, dễ chòng chành,
dao động nhất là trong những tình huống khó khăn, phức tạp, khi
phong trào gặp phải sóng gió thử thách. Họ không hẳn chống lại
Đảng nhưng thiếu niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, vào sự lãnh đạo của
Đảng.
Trong công tác xây dựng Đảng, cơ hội chính trị được nhận diện
trong các tổ chức Đảng, thông qua các chỉ báo về tư tưởng, hành
động, tổ chức.
1.2.

Các giải pháp chống chủ nghĩa cơ hội hiện
nay.

Cần phải đấu tranh kiên quyết, kịp thời, triệt để, không thoả hiệp
với những tư tưởng, biểu hiện chủ nghĩa cơ hội ở mọi nơi mọi
lúc: đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, lý luận,
kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại. Gắn cuộc đấu tranh này với
cuộc đấu tranh này với cuộc đấu tranh chống chiến lược “diễn
biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc và những âm mưu, hành
động phá hoại của các thế lực phản động khác.
Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu lên các giải pháp đấu tranh
chống chủ nghĩa cơ hội, thể hiện bằng những cách sau:
Một là, Tiến hành đấu tranh công khai về công tác lý luận, và


20


tư tưởng, phân rõ đúng sai, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa
Mác-Lênin, đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị- tư tưởng,
tăng cường sức chiến đấu và hiệu quả của công tác tư tưởng, lý
luận.
Hai là, thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ. Chú trọng hơn
nữ chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đặc biệt là cán bộ chủ
chốt các cấp, các ngành.
Ba là, Đổi mới và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám
sát của các cấp uỷ Đảng, bằng những biện pháp thật hiệu quả,
thiết thực, công tâm và khách quan.
Bốn là, Rà soát loại bỏ những văn bản quy định trái với đường
lối, điều lệ Đảng và pháp luật của nhà nước.
Năm là, Tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ Đảng trên cả ba
mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức, chú trọng công tác bảo vệ
chính trị nội bộ góp phần phát hiện, ngăn chặn kịp thời những
phần tử cơ hội về chính trị.
Sáu là, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế của từng nước, đi đến kết luận có tính
chất lý luận, thông qua công tác đó mà phê phán những quan
điểm sai lầm, đồng thời phát triển những quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin một cách sáng tạo.

21




×