Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

tiểu luận cao học nguyên lý công tác tư tưởng 1 ảnh hưởng thông tin độc hại trên mạng internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.45 KB, 32 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thanh thiếu niên là giường cột nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất
nước, là thế hệ chịu sự ảnh hưởng tiếp thu các phong trào, các trào lưu mới, là
đối tượng dễ dàng tiếp thu khoa học kỹ thuật. Nước ta đang trên đà công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, hai nhiệm vụ này song song đòi hỏi mỗi cá nhân trong xã hội
phải nỗ lực hết mình để không tụt hậu, công nghệ thông tin hiện nay đang trong
giai đoạn “bùng phát” , do đó tất cả các đối tượng trong xã hội điều được tiếp
cận thông tin, đặc biệt là giới trẻ. Những lợi ích do chúng mang lại là rất to lớn,
bên cạnh đó, mặt hạn chế của nó cũng không ít. “Thế giới phẳng” là cụm từ
quen thuộc mà các chuyên gia, nhà khoa học dùng để chỉ thế giới ngày nay, mọi
khoảng cách về không gian và thời gian đều được xóa nhòa chỉ bởi “cái nhấp
chuột”. Internet là thành tựu phát triển của xã hội loại người, nó mang lại nhiều
lợi ích cho người sử dụng. Tuy nhiên mặt trái của Internet cũng không ít như:
tốn thời gian, tiền bạc, sức khỏe… và quan trọng hơn nữa Internet đang “góp
phần” làm cho một bộ phận cá nhân trong xã hội ngày càng phụ thuộc vào “thế
giới ảo”, có những hành vi cư xử tàn bạo, vô cảm trước nỗi đau khổ của người
khác. Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn hình thành nhân cách của con người,
nhưng internet đang cuốn họ vào các trò chơi trực tuyến, bạo lực và tình dục
trong các trò chơi ảnh hưởng sâu sắc lên thế hệ trẻ. Trên thế giới hiện nay, các
nhà khoa học gọi những người không thể tách rời internet là những “bệnh nhân”
và họ mắc phải “bệnh”, đã có nhiều diễn đàn đã được đưa ra, tìm những biện
pháp khả thi để điều trị “bệnh”.
Tương lai của đất nước đang phụ thuộc rất nhiều vào cách giáo dục của
gia đình, nhà trường, xã hội , và chính bản thân các em, để các em có thể tự định
hướng được con đường tương lai cho mình, trang bị cho trẻ vị thành niên những
kỹ năng sống. Giúp các em phát huy tác dụng của internet và hạn chế tác hại của
nó. Vấn đề trên cũng được Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm, là vấn đề
“tương lai vận mệnh đất nước”.

1




2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích.
Từ việc nghiên cứu về thực trạng ảnh hưởng của Internet tới hình thành
đạo đức của vị thành niên, nhằm phát huy hơn nữa ưu điểm và hạn chế nhược
điểm của Internet tới vị thành niên, tìm ra những giải pháp cụ thể để làm tốt
công tác giáo dục đối tượng này.
2.2 Nhiệm vụ
Nêu một số vấn đề về mạng Internet, thông tin độc hại trên mạng Internet
, làm nổi bật vấn đề sự cần thiết phải ngăn chặn ảnh hưởng của thông tin độc hại
trên mạng Internet đến đạo đức của vị thành niên
Nghiên cứu, phân tích thực trạng và giải pháp ngăn chặn ảnh hưởng của
thông tin độc hại trên mạng Inetrnet đến đạo đức vị thành niên ở nước ta hiện
nay
Đưa ra một số giải pháp chủ yếu, quan trọng để nâng cao ngăn chặn ảnh
hưởng tiêu cực của Internet với vị thành niên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Sự tác động của Internet đến hình thành đạo đức của vị thành niên
3.2 Phạm vi
Nghiên cứu ở góc độ công tác tư tưởng (trên phạm vi cả nước)
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lí luận
Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên chủ nghĩa Mác- lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh ( cụ thể là tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức). Đường lối Đảng cộng
sản Việt Nam, kết hợp lí luận chuyên ngành công tác tư tưởng và kế thừa các đề
tài có liên quan.

4.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận Mác- lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, căn cứ văn kiện của Đảng ta, kết hợp vận dụng thực tiễn về
sử dụng Internet trong giới trẻ. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu tổng hợp các tư
2


liệu, các tác phẩm, thông tin, bài viết liên quan tới vấn đề trên cũng là phương
pháp được sử dụng trong tiểu luận.

5. Ý nghĩa của tiểu luận
Nghiên cứu đề tài giúp cho ta nhận thức, cái nhìn đúng hơn tầm ảnh
hưởng của Internet tới sự hình thành nhân cách của trẻ vị thành niên nước ta
hiện nay, vận dụng những vấn đề đã học để vận dụng những kiến thức chuyên
ngành được học.

6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm
hai chương:
Chương 1 : ảnh hưởng thông tin độc hại trên mạng Internet đến đạo đức của vị
thành niên ở nước ta hiện nay
Chương 2 : thực trạng và giải pháp ngăn chặn ảnh hưởng của thông tin độc hại
trên mạng Internet đến đạo đức vị thành niên ở nước ta hiện nay

3


B : NỘI DUNG
Chương 1 : Ảnh hưởng thông tin độc hại trên Internet đến
đạo đức của vị thành niên ở nước ta hiện nay.

1.1 Internet và thông tin độc hại trên Internet
1.1.1 Mạng Internet
Internet là một tập hợp của các máy tính được nối với nhau và chủ yếu là
qua đường điện thoại trên toàn thế giới với mục đích trao đổi và chia sẻ thông
tin. Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng
gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin
theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên
mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng
máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường
đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu. Chúng cung
cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet.
Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng,
một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò
chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ
thương mại và chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ
xa hoặc tổ chức các lớp học ảo.
Trước đây mạng Internet được sử dụng chủ yếu ở các tổ chức chính phủ
và trong các trường học. Ngày nay mạng Internet đã được sử dụng bởi hàng tỷ
người bao gồm cả cá nhân các doanh nghiệp lớn, nhỏ, các trường học và tất
nhiên là Nhà Nước và các tổ chức Chính Phủ. Phần chủ yếu nhất của mạng
Internet là World Wide Web.

4


Mạng Internet là của chung điều đó có nghĩa là không ai thực sự sở hữu
nó với tư cách cá nhân. Mỗi phần nhỏ của mạng được quản lý bởi các tổ chức
khác nhau nhưng không ai không một thực thể nào cũng như không một trung
tâm máy tính nào nắm quyền điều khiển mạng. Mỗi phần của mạng được liên
kết với nhau theo một cách thức nhằm tạo nên một mạng toàn cầu.

1.1.2 Thông tin độc hại trên mạng internet
Với ưu điểm nhanh chóng, nối liền mọi khoảng cách, internet đang tạo ra
thế giới phẳng. thông tin từ mọi nơi trên thế giới được cập nhật từng giây, chỉ
với “cái nhấp chuột” là con người đã đọc được những thông tin, sự kiện xảy ra
trên thế giới. Ra đời từ thế kỷ trước, Internet đã mở ra một chân trời bao la với
lượng thông tin vô hạn về cả không gian và thời gian. Không ai phủ nhận tính
tích cực mà internet đã mang lại cho cuộc sống và tri thức con người. Vì vậy, nó
thu hút đủ mọi thành phần tham gia. Tuy nhiên, chính sự phong phú về nội
dung, đa dạng về hình thức và dễ dàng tiếp cận, internet đã trở thành con dao hai
lưỡi gây tác hại nghiêm trọng cho cộng đồng.
Sự phát triển của công nghệ thông tin Internet cũng tạo ra không ít dư
chấn, luồng văn hoá độc hại ảnh hưởng xấu tới suy nghĩ, hành vi của các em.
Thời gian gần đây, việc nở rộ các trang blog cá nhân đã trở thành mảnh đất màu
mỡ để những kẻ vô trách nhiệm, muốn chơi trội, muốn đánh bóng tên tuổi
nhưng do thiếu tài năng và sự sáng tạo đã tải lên không gian internet những clip
sex hay ảnh khoả thân thô thiển, nhằm mục đích câu khách, tạo tiếng vang để
đánh bóng tên tuổi của mình.

Thêm nữa là việc các công ty sản xuất và cung

cấp game online với sự hậu thuẫn tích cực của các cửa hàng dịch vụ internet
mọc lên như nấm độc sau mưa. Chúng tấn công vào trường học, vào tận phòng
ngủ của khách hàng đã gây không ít bức xúc trong xã hội. Nếu như trước đây
giới trẻ bị cuốn hút bởi các game bạo lực hay tự hoá thân thành nhân vật ảo đi
chinh chiến khắp nơi thu hút người chơi bằng các màn đâm chém, đấu súng đẫm
máu, nhiều bạn trẻ đã mất ăn mất ngủ vì say sưa đi làm những người anh hùng
trong thế giới ảo, thì hiện nay hiện tượng nở rộ game sex, chat sex và nhật ký cá
5



nhân câu khách rẻ tiền, đã càng ngày càng thu hút tính tò mò của giới trẻ, ảnh
hưởng méo mó đến việc hình thành nhân cách của một bộ phận không nhỏ thanh
thiếu niên.
Đã có những trường hợp thanh thiếu niên phạm tội vì game, vì nghiện
nét, nhiều em ở lứa tuổi đến trường đã phải bỏ học vùi đầu vào những cuộc
chinh chiến online thâu đêm suốt sáng, thậm chí có những bạn trẻ đã hoang
tưởng, đã phạm tội vì không phân biệt được những cảnh bắn giết trong game và
trong đời thực. Gây những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng tới quá
trình hình thành nhân cách, tới xã hội, đặc biệt là những trẻ em khác, xem những
tệ nạn đó là điều phổ biến trong xã hội. Có lẽ, chưa bao giờ đạo đức của giới trẻ
lại trở thành vấn đề nóng bỏng, nhức nhối như hiện nay. Điều đó làm cho tình
hình an ninh trật tự, môi trường xã hội thêm phần phức tạp, nghiêm trọng. Nhìn
vào hiện tượng bất thường này, chúng ta thật sự lo lắng về bước đi, tương lai của
thế hệ trẻ.
Vị thành niên là lứa tuổi đang hình thành nhân cách, ảnh hưởng từ sự giáo
dục của gia đình và nhà trường không sâu sắc như ảnh hưởng từ bạn bè, thông
tin báo chí. Các em đang trong quá trình “xã hội hóa” những gì cơ bản nhất,
quan trọng nhất tới hành vi ứng xử sau này của các em. Tuy nhiên do những hạn
chế về thời gian nên cha mẹ và nhà trường chưa cung cấp cho các em một số
kiến thức về sức khỏe, về tâm lý…. Từ chỗ thiếu thông tin, các em tìm tới mạng
Internet, nguồn thông tin khổng lồ, đa chiều, có nhiều trang web nhằm nội dung
thu hút khách, đã đăng nhiều tin bài mang nội dung không lành mạnh, ảnh
hưởng tới nhận thức của lớp trẻ.
Theo điều tra gần đây của báo tỉ lệ trẻ em
phạm tội thấp nhất thường từ 14 - dưới 16; cao nhất từ 16 - dưới 18. Có tình
trạng trên là do các em tiếp cận với thông tin độc hại trên mạng Internet,
Như đã nói ở trên, game online- một hình thức giải trí, nhưng với xu thế thị
trường hóa, các nhà cung cấp dịch vụ game ra sức quảng bá về các loại game.
6



Đa số người nghiện game thường không đủ tiền trả khi “kết thúc cuộc
chơi”, do chơi nhiều và không được bố mẹ cho tiền, để thanh toán tiền nợ game
nhiều trẻ vị thành niên đã lao vào vòng lao lý, họ chưa đủ ý thức về việc mình
làm, có những ụ án thương tâm đã sảy ra giết người, cướp của
Hiện nay tình trạng trẻ vị thành niên phạm các tội nghiêm trọng như hiếp
dâm, giết người đang ra tăng, lý do từ gia đình và xã hội là điều phải nói đến,
tuy nhiên mạng Internet cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Đánh
hội đồng, hiếp dâm tập thể, là thực trạng đang có trong xã hội ta, tại sao lại có
tình trạng trên?, vị thành niên là lứa tuổi đang còn nhiều sự thiếu hiểu biết,
không lường trước được cạm bẫy xã hội. Chát sex, clip sex(của một số người tự
quảng cáo mình ). Bên cạnh đó từ thành thị tới nông thôn trên cả nước, vì lợi
nhuận, tiền bạc, người ta đua nhau mở quán bar dành riêng cho trẻ em, đâu đâu
cũng đầy rẫy quán net, chủ yếu là để chơi game bạo lực... Rất nhiều nhà hàng đủ
loại tạo điều kiện cho các em ăn nhậu, chơi bời trác táng.
Tương lai của đất nước phụ thuộc vào thế hệ trẻ, để các em phát triển
đúng hướng, phải tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới hình thành nhân cách của
trẻ vị thành niên. Công nghệ thông tin càng phát triển mức độ phụ thuộc của con
người vào công nghệ càng lớn, một bộ phận lớn các em sử dụng mạng xã hội
(facbook, blog…) trở nên sống khép kín, ít tâm sự và không quan tâm tới những
người xung quanh, bỏ bê học hành. Bệnh trầm cảm đang có chiều hướng tăng
lên, những tâm sự tuổi mới lớn, việc học tập, bàn bè, tình yêu…các em không
còn tâm sự với bố mẹ, viết những suy nghĩ thật của mình lên mạng và thấy rằng
như thế là không cần thổ lộ tâm sự cùng bố mẹ, những người xung quanh. Một
thế giới tâm hồn đóng kín.

1.2 Vị thành niên và đạo đức của vị thành niên
1.2.1 Vị thành niên và sự hình thành nhân cách của vị thành niên
Vị thành niên là một khái niệm chưa được thống nhất. Theo Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Thanh niên trẻ là

lứa tuổi 19 - 24 tuổi. Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành

7


niên-thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp
Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 15 - 24 tuổi.
Ở Việt Nam vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Thanh niên là từ 16 24 tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về
mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi.
Hội KHHGĐVN xác định vị thành niên - thanh niên là 10 - 24 tuổi.


Vị thành niên:10 - 19 tuổi, chia làm 2 giai đoạn:
o

giai đoạn đầu từ 10 - 14 tuổi

o

giai đoạn sau từ 15 - 19 tuổi

Đây là giai đoạn hình thành nhân cách ở con người một cách mạnh mẽ
nhất, các em đang trong độ tuổi đến trường, chịu ảnh hưởng lớn từ bạn bè, nhà
trường độ tuổi chưa là người lớn cũng không phải trẻ con, các em thường tìm tới
các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để tự trang bị kiến thức
cho mình. Các nguồn thông tin này thường đa dạng và chưa được sàng lọc một
cách hệ thống, nhiều thông tin lệch lạc và sai trái. Ở độ tuổi này một bộ phận các
em xa ra đình để đi học, bộ phận khác đi làm ăn xa, thiếu sự quan tâm chăm sóc
từ gia đình. Khi trẻ bắt đầu bước vào lứa tuổi vị thành niên, mọi người xung
quanh (những người mà trẻ tương tác) sẽ ảnh hưởng tới hành vi và thái độ của

trẻ. Trẻ cần khám phá môi trường xung quanh một cách độc lập để trẻ có thể
cảm thấy tự tin với chính bản thân và tự tin về các khả năng của mình. Trong
giai đoạn này, trẻ bắt đầu đòi quyền lợi cho bản thận. Ví dụ, trẻ có thể hỏi bạn
"Tại sao con phải dọn dẹp phòng" , hoặc bạn có thể nhận thấy rằng con cái hay
cãi lại họ.
Đối với những lựa chọn cá nhân, trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên đòi hỏi
mình có nhiều tinh thần trách nhiệm và tự do hơn khi lựa chọn. Ở độ tuổi này vị thành niên bắt đầu thử nghiệm nhiều cách mới trong việc ăn mặc, dành thời
gian cho bạn bè và ít dành thời gian cho gia đình hơn. Khi trẻ quan hệ với nhiều
8


bạn bè hơn, cha mẹ thường không biết rõ bạn bè của con hoặc không bằng lòng
với những người bạn mà con đã chọn.
Trẻ thanh thiếu niên thường tiêu phí thời gian trong việc cố gắng xác
định bản thân là ai. Điều này cũng dễ hiểu vì họ đang ở giai đoạn "người lớn
không ra người lớn, trẻ con không ra trẻ con." Chúng muốn tự chúng lựa chọn,
nhưng chúng lại không luôn luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm với những kết quả,
hậu quả của những gì mà trẻ lựa chọn. Xung đột giữa cha mẹ và con cái gia tăng
khi trẻ từ 13 đến 15 tuổi, và xung đột giảm bớt khi trẻ lớn hơn. Trong giai đoạn
từ 13 đến 15 tuổi, con trẻ cần cha mẹ giúp đỡ nhiều trong việc đưa ra các quyết
định bởi vì trẻ chưa có khả năng hiểu và dự đoán trước các hành vi của trẻ sẽ
ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Nhưng ở độ tuổi này cũng cảm thấy
chúng cần có quyền trong việc đưa ra các quyết định, và chính điều này giải
thích lý do tại sao xung đột giữa cha mẹ và con cái từ 13 đến 15 tuổi cao hơn so
với xung đột giữa cha mẹ với con cái ở lứa tuổi khác. Khi trẻ lớn hơn, trẻ có thể
hiểu được các hậu quả của hành động và sẽ có khả năng đưa ra quyết định có thể
ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của trẻ tốt hơn.
1.2.2. Vai trò của giáo dục đạo đức trong quá trình hình thành nhân
cách của vị thành niên
Đạo đức là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm của quan hệ giữa con

người với con người và con người với xã hội. Trong xã hội, mỗi người có nhu
cầu và những năng lực tự do nhất định để thực hiện nhu cầu đó- cái tất yếu bên
trong. Nhưng con người bao giờ cũng là con người xã hội - lịch sử nên phải chịu
sự chế ước bởi những quan điểm, nguyên tắc, chuẩn mực do xã hội đề ra để đảm
bảo cho xã hội tồn tại và phát triển- cái tất yếu nên ngoài. Xử lý mối quan hệ
giữa các tất yếu bên trong và cái tất yếu bên ngoài làm nảy sinh hiện tượng đạo
đức để hướng dẫn và điều chỉnh hành vi của con người phù hợp với yêu cầu của
xã hội.
Xét về phương diện xã hội cũng như phương diện hành vi của mối cá
nhân, đạo đức là sự thể hiện quan hệ ứng xử và hành vi của con người, đem lại
9


lợi ích cho người khác và cho xã hội. Hành vi đạo đức và những quan hệ đạo
đức chỉ nãy sinh, tồn tại một khi chủ thể đạo đức ý thức được điều đó, hình
thành niềm tin, tình cảm sau đó là tự nguyện, tự giác hành động.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức mới , đạo đức cách mạng đòi hỏi mỗi cá
nhân trong cộng đồng cần tích cực thực hiện, trung với nước hiếu với dân, cần,
kiệm, liêm chính, trí công vô tư, yêu thương con người, sống có tình có nghĩa,
có tinh thần quốc tế trong sáng. Để làm được những điều trên , yêu cầu đặt ra
đối với mỗi cá nhân phải nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức, xây đi
đôi với chống, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Đạo đức nếu hiểu theo cách tổng quát là toàn bộ những chuẩn mực,
những quy tắc, những quan niệm về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm,
danh dự, hạnh phúc, công bằng… được xã hội thừa nhận, quy định hành vi,
quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội. Xuất phát từ bản
chất con người luôn có khát vọng hướng tới chân, thiện, mỹ, nhằm hoàn thiện
bản thân. Để vươn tới sự hoàn thiện mình về đạo đức, trước hết con người phải
tự tu dưỡng hoàn thiện mình về đạo đức. Do vậy, đạo đức là yếu tố cơ bản của
nhân cách tạo nên giá trị con người.

Đạo đức vị thành niên là những chuẩn mực mà vị thành niên phải tu
dưỡng, rèn luyện, để hoàn thành vai trò của mình trong xã hội, gia đình, tạo cho
mình động lực sống để phấn đấu, phục vụ xã hội . là những con người chịu
tương lai của đất nước vị thành niên , đạo đức vị thành niên
Đạo đức của vị thành niên sẽ ảnh hưởng tới tư duy , hành động của họ
sau này, như Hồ chủ tịch từng nói : có tài mà không có đức thì vô dụng, có đức
mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, những chủ nhân tương lai phải có cả
tài và đức, phải vì mục tiêu lý tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng
Đảng cộng sản, vì mục tiêu của dân tộc. Đưa đất nước phát triển vươn tới tầm
cao mới, con người mới phải có đạo đức mới, đạo đức cách mạng vì luôn đặt lợi
ích dân tộc lên hàng đầu.

10


1.3 Sự cần thiết phải ngăn chặn ảnh hưởng của thông tin độc hại
trên mạng internet đến đạo đức của vị thành niên
Đạo đức của trẻ vị thành niên là vấn đề rất quan trọng cần được cha mẹ,
nhà trường, xã hội quan tâm nhiều hơn nữa, thông tin độc hại từ mạng Internet
đã và đang ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách của các em, làm cho trẻ vị
thành niên có những hành vi và suy nghĩ không phù hợp với lứa tuổi của các em.
Thông tin từ mạng Internet có những nguồn thông tin không chính thống, với
nhu cầu kinh doanh các chủ doanh nghiệp, các nhà quản trị mạng đã coi thường
sự ảnh hưởng của các thông tin đó tới người dùng. Các trò chơi game hiện nay
thu hút khách bằng các hình ảnh mang tính kích dục, gợi lên ở người xem những
ham muốn, những hình ảnh sex… rất dễ dàng để tải một game mang tính chất
kích dục về máy điện thoại. Trẻ vị thành niên là tương lai của xã hội, là những
con người sẽ đưa đất nước ta đi lên. Công nghệ thông tin càng phát triển thì các
loại hình giải trí ngày càng nhiều
Xã hội nước ta hiện nay là một xã hội đang chuyển đổi, nói chính xác là

chuyển đổi kép. Tức là từ một nước với nền nông nghiệp thủ công cổ truyền
chuyển sang công nghiệp hóa; thứ hai, là chuyển đổi về mặt thể chế chính trị xã hội, từ một xã hội bao cấp sang kinh tế thị trường năng động với nhịp độ
nhanh và có bước ngoạt lớn trong quá trình phát triển. Làm cho con người ta trở
nên ít có điều kiện quan tâm đến nhau, cô đơn hơn, sống khép kín hơn, bố mẹ
mải mê kiếm tiền mà quên đi cái mà con cái cần nhất không phải là tiền mà là sự
quan tâm, sự giáo dục, những lời khuyên đúng lúc, bổ ích, tuy nhiên kiến thức
về giới tính, kỹ năng sống… lại khá “thiếu thốn” trong môi trường nhà trường.
Tuổi của vị thành niên có nhu cầu cần tìm hiểu, cần hiểu biết, nhưng chúng ta
chưa có những kênh chính thống gần gũi với các em. Tuy có một số trang về
giới tính nhưng lại quá bài bản và không sinh động nên không hấp dẫn được các
em. Sự thiếu hiểu biết, chưa trưởng thành nên các em thường bị ám ảnh bởi
những hình ảnh độc hại, làm nảy sinh suy nghĩ không lành mạnh trong đầu.

11


Thậm chí, những em không được gia đình quan tâm còn tìm cách giải quyết ham
muốn nhất thời và có xu hướng quan hệ tình dục rất sớm, khi chưa thực sự sẵn
sàng về cả thể chất và tâm lý.
Sự khác biệt giữa cha mẹ và con cái, rất nhiều bậc cha mẹ không hiểu nổi
tâm lý trẻ vị thành niên. Nhiều người không biết rằng có một sự khác biệt tâm lý
lớn lao giữa một đứa trẻ và một thiếu niên, khác biệt này đôi khi làm cho cha mẹ
bị “sốc“ nặng, và khi cố tình khám phá ra nguyên nhân, thì lại có thể xảy ra
những chuyện ngoài tầm tay, không còn kiểm sóat được nữa. Một đặc tính nổi
bật nhất trong việc thay đổi tâm lý là “Sự Thay Đổi trong Im Lặng” của thiếu
niên, các em thường không tâm sự, không hỏi han: Điều làm cho cha mẹ lo lắng
nhất là khi con trẻ tới tuổi “teen” (từ 13 tới 19 tuổi), chúng không còn tâm sự
với bố mẹ nữa. Hỏi gì cũng chỉ ậm ừ cho qua, Cha mẹ nhìn vào mắt con mà
không biết chúng đang nghĩ gì. Trước đó, thì suốt ngày ríu rít, lẩn quẩn bên chân
bố mẹ, hỏi đủ thứ chuyện, rồi đột nhiên, im lặng một cách khó hiểu. Bố mẹ có

gạn hỏi cũng chỉ lắc hay gật, ngoan ngoãn thì “dạ..” , không ngoan nữa thì trả lời
ậm ừ cho qua chuyện. Nếu cha mẹ cứ tiếp tục dồn ép con vào chỗ phải nói ra,
chúng có thể phản đối bằng cách nói: “Hãy để con yên được không?”. Thật sự,
chúng có rất nhiều câu hỏi và ý kiến mà chúng biết rằng cha mẹ chúng không
đồng ý, nên chúng không nói nữa. Đến tuổi bắt đầu trổ giọng ồ ề, hay bắt đầu
làm điệu, chúng luôn thắc mắc về đủ thứ chuyện như về giới tính, về tình dục,
tín ngưỡng, học vấn, liên hệ họ hàng… chính sự cô đơn này làm các em tìm tới
các phương tiện giải trí, Internet được xem là lựa chọn “khôn ngoan”, kết nối
bạn nè khắp nơi trên thế giới, là nguyên nhân làm cho các em càng sống khép
kín hơn…
Các phương tiện truyền thông đôi khi được dùng để làm tha hoá con
người hay gạt ra ngoài lề rồi cô lập con người; lôi kéo con người vào những
cộng đồng băng hoại được tổ chức xoay quanh các giá trị giả dối và phá hoại; cổ
vũ sự thù nghịch và xung đột, biến người khác thành ma quỷ, tạo ra một não
trạng “phe ta” chống lại “phe chúng”; phô diễn những điều hèn hạ, thấp kém
bằng sự hào nhoáng, trong khi lại không màng tới hay xem thường những gì cao
12


quý và có giá trị; phổ biến những thông tin sai lạc, thất thiệt, hoặc ủng hộ những
gì là xoàng xĩnh, tầm thường.
Các phương tiện truyền thông mới đang mở ra một thế giới đa chiều trong
đó các loại thông tin một chiều mang tính áp đặt không còn được chấp nhận nữa.
Điều đó gây ra nhiều ảnh hưởng nhất định trên đời sống niềm tin hôm nay. Một
số người trẻ đang gặp khủng hoảng niềm tin vì không lý giải được các vấn nạn
cuộc sống. Họ lại không muốn rập khuôn theo lối hiểu và cách sống của những
người đi trước, nhưng chưa bắt gặp được các mẫu thức mới thuyết phục và phù
hợp. Sự nhanh chóng tức thời của thông tin làm họ dần dần xa lạ với những sinh
hoạt phụng vụ lâu giờ, có nhịp độ chậm chạp, bị áp đặt và thiếu lôi cuốn. Những
phản chứng do sự thiếu nhất quán trong lời nói và hành động của nhiều tín hữu

làm họ bị “dội”… Hơn nữa, việc nắm bắt nhiều thông tin không đương nhiên
đồng nghĩa với sự gia tăng vốn hiểu biết và các giá trị sống niềm tin. Sự quá tải
thông tin có thể làm cho nhiều người trẻ chao đảo, không còn biết đâu là điều
quan trọng thực. Người trẻ hôm nay rất cần những người hướng dẫn, những nhà
giáo dục có khả năng giúp họ biết phân tích, phê phán, chọn lọc, nhận định và
“giải mã” các chương trình truyền thông “khó nuốt” thay vì “tẩy chay” nó. Họ
cần được giúp để tìm ra các giá trị hữu ích từ những bài viết, phim ảnh và các
website khác nhau thay vì xem chúng cách thụ động và tuỳ hứng.
Thời gian gần đây, hàng loạt sự kiện diễn ra xung quanh giới trẻ đang
ngồi trên ghế nhà trường khiến dư luận hết sức quan tâm, từ chuyện đánh nhau
trong trường, ngoài đường phố, đến chuyện học sinh phổ thông hôn nhau trong
lớp, chơi đánh bài cởi áo giữa lớp học… Liên tiếp những lời cảnh báo được phát
ra trước thực trạng đạo đức học sinh ngày càng xuống cấp. Tuy nhiên, không
mấy ai chú ý đến vai trò của truyền thông mạng đang làm “trầm trọng” vấn đề
và tác động nhiều đến lối sống của giới trẻ. Điều này cũng giống như việc nhiều
người có cảm giác thiên tai trên thế giới ngày càng nhiều, khi thông tin về các
vụ thiên tai được chuyển tải hàng ngày. Trên thực tế, các nhà khoa học đã khẳng
định thiên tai trên thế giới đầu thế kỷ 21 cũng không nhiều hơn đầu thế kỷ 20.

13


Vấn đề là những thông tin kiểu như vậy trước đây có xảy ra thì cũng không
được nhiều người biết đến nhưng ở thời đại cả thế giới được kéo lại gần nhau
nhờ tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, nhất là hệ thống mạng Internet,
các thông tin được cập nhật nhanh chóng khiến người đọc có cảm giác tệ nạn xã
hội, s-căn-đan (scandal) nhiều hơn.
Tuổi trẻ luôn được xem là nhanh nhạy trong việc nắm bắt các thành tựu
mới, các bạn trẻ rất am hiểu việc sử dụng các công cụ kỹ thuật như điện thoại di
động có quay phim chụp ảnh, chuyển tải dữ liệu lên mạng… Thế nhưng, tuổi trẻ

cũng lại rất chậm để cảm nhận được hậu quả của những đoạn phim, bức ảnh
được gửi lên mạng. Là lứa tuổi dễ bị kích động, dễ bắt chước, không ít những
bạn trẻ tự làm hại mình khi sử dụng không kiểm soát các tiến bộ của công nghệ.
Để hạn chế những tác hại của Internet, giúp cho giới trẻ có cái nhìn
đúng đắn về tác dụng của Internet, sử dụng hiệu quả công cụ này phục vụ cho
học tập, nâng cao kiến thức về xã hội và khoa học tự nhiên. Hạn chế sự lợi dụng
của các loại tội phạm công nghệ cao, tránh những ảnh hưởng tới lợi ích của
người sử dụng…

14


Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGĂN
CHẶN ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN ĐỘC HẠI
TRÊN MẠNG INTERNET ĐẾN ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG
VỊ THÀNH NIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1 Thực trạng ảnh hưởng của thông tin độc hại trên mạng
internet đến đạo đức vị thành niên
2.1.1 Sự phát triển của mạng internet ở nước ta
Cách đây 13 năm , ngày 19/11/1997, dịch vụ Internet chính thức có mặt tại
Việt Nam. Lúc đó, nó được xem là dịch vụ cao cấp dành cho một nhóm cá nhân,
tập thể thật sự có nhu cầu. Vì là dịch vụ mới nên cước phí cao, thủ tục đăng ký
phức tạp... Còn bây giờ, dịch vụ Internet không chỉ có mặt ở các đô thị mà đã
lan tỏa rộng khắp 63 tỉnh thành, từ những khu dân cư đông đúc đến các bản làng
xa xôi... Dù dịch vụ Internet chính thức khai trương vào cuối năm 1997 nhưng
từ đầu năm 1996, hạ tầng mạng Internet đã được xây dựng. Ban đầu, hạ tầng
Internet Việt Nam chỉ là một hệ thống thiết bị nhỏ, được một đối tác của Tổng
công ty Bưu chính-Viễn thông Việt Nam (VNPT) lúc bấy giờ (nay là Tập đoàn
Bưu chính-Viễn thông Việt Nam) “tặng” thêm một dự án tổng đài dữ liệu.
Hạ tầng ban đầu có tốc độ 64Kbps khi kết nối quốc tế, dung lượng chỉ đủ

cho khoảng 300 người sử dụng. Khách hàng đầu tiên là những cán bộ cao cấp
của các cơ quan ban ngành, sử dụng với mục đích là giới thiệu với các cấp lãnh
đạo cao hơn để vận động “mở cửa” cho Internet.
Lúc đó, chỉ có một doanh nghiệp cung cấp hệ thống đường trục kết nối
trong nước và quốc tế (IXP) là VNPT cùng bốn nhà cung cấp dịch vụ Internet
(ISP) là VNPT, FPT, SPT và Netnam được phép kinh doanh dịch vụ này. Năm
2002, để tạo động lực cạnh tranh, nhà nước không còn cho phép VNPT độc
quyền khai thác hạ tầng kỹ thuật và cho phép thành lập các IXP khác. Quy định
15


này đã làm thị trường Internet Việt Nam có sự đột phá mới. Giá cước ngày càng
rẻ. Thủ tục ngày càng đơn giản. Từ một nhà IXP và bốn ISP thuở ban đầu, đến
lúc đó, số lượng nhà kinh doanh dịch vụ Internet đang hoạt động thực tế trên thị
trường gồm có bốn IXP và tám ISP. “Thời sơ khai” của Internet Việt Nam chỉ
có các dịch vụ cơ bản: thư điện tử, truy cập cơ sở dữ liệu, truyền dữ liệu, truy
nhập từ xa. Thì nay, các loại hình dịch vụ đã rất đa dạng và phong phú.
Năm 2003, với các quyết định cho giảm cước truy cập sử dụng Internet
ngang với các quốc gia trong khu vực, thậm chí có khung cước còn rẻ hơn, đồng
thời cho phép các doanh nghiêp tự mình áp dụng các chính sách quản lý và ấn
định mức cước, số khách hàng thuê bao của các ISP tăng đột biến. VNPT tăng
258%, SPT - 255%, NetNam - 227%, Viettel - 184% và FPT - 174%.
Công nghệ băng thông rộng (đó là: ADSL) được cung cấp nó đã làm thị
trường Internet ngày càng phát triển mạnh mẽ, ADSL, ra đời vào cuối năm 2003
với nhà cung cấp đầu tiên là FPT . Tháng 5/2003, dịch vụ Internet băng thông
rộng được chính thức tung ra thị trường, thời gian đầu dịch vụ này luôn trong
tình trạng cung không đủ cầu. Có nhiều khu vực, dù chưa có cáp nhưng đã có
khách hàng đăng ký “chờ”. Sau năm tháng triển khai, số khách thuê bao dịch vụ
ADSL của VNPT và FPT đã đạt đến gần 20.000, và sau một năm, số khách thuê
bao đã tăng lên đến 71.000.

Chính nhờ công nghệ băng thông rộng ADSL ra đời mà dịch vụ nội dung
trên môi trường mạng cũng phong phú hơn thuở ban đầu rất nhiều. Nhiều dịch
vụ cao cấp hơn như VoIP, Wi-Fi, các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng (chat, trò
chơi trực tuyến, blog...) ngày càng nhộn nhịp. Nhưng quan trọng hơn là khi băng
thông lớn, tốc độ truy cập nhanh, Internet Việt Nam đã có sự phát triển đột biến.
Bên cạnh các tờ báo điện tử lớn như VietNamNet, VnExpress,... các trang web
thông tin của các báo, doanh nghiệp và cá nhân đều phát triển rất mạnh. Đây
không chỉ là nơi cung cấp thông tin cho người đọc mà còn là nơi trao đổi kinh
nghiệm về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của con người trong môi trường ảo.
16


Khi mới kết nối, hạ tầng Internet Việt Nam chỉ có cổng kết nối đi Mỹ và Úc
với băng thông nhỏ, mức dự phòng thấp. Tháng 5/2005, hạ tầng Internet Việt
Nam kết nối với quốc tế đã phát triển đa hướng. Hướng đi quốc tế lên đến 12
hướng qua tám quốc gia và lãnh thổ có lưu lượng trao đổi Internet lớn gồm Mỹ,
Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Malaysia.
Việt Nam hiện nay có hai tuyến cáp quang biển là TVH và SMW3. Tuyến
cáp quang TVH được đưa vào khai thác từ năm 1995, kết nối với Thái Lan và
Hồng Kông để từ đó kết nối tiếp với hơn 30 hướng trên thế giới. Dung lượng
mỗi hướng là 560Mbps, sử dụng công nghệ PDH. Ngoài chức năng chuyển tải
thông tin, hệ thống TVH còn đảm đương nhiệm vụ phục hồi cho hệ thống
SMW3. Tuyến cáp quang SMW3 được đưa vào khai thác từ năm 1999, nối liền
Việt Nam với 35 điểm cập bờ trên thế giới, sử dụng công nghệ WDM, khai thác
16 bước sóng với tốc độ 2.5Gbps trên mỗi bước sóng. Tuyến cáp quang SMW3
có trạm cập bờ Đà Nẵng nối một bước sóng với Trung Quốc, một bước sóng với
Hồng Kông và hai bước sóng với Singapore.
Theo thống kê của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
(VNPT), tính đến cuối tháng 4 - 2001, số lượng thuê bao Internet ở Việt Nam
đạt trên 150.000 (số thuê bao Internet vào cuối năm 1998 chỉ là 11.000). Trong 3

năm từ 1997-2000, tốc độ tăng số thuê bao Internets tại Việt Nam đạt bình quân
260%/năm, cao hơn nhiều mức tăng chung của khu vực châu Á - Thái Bình
Dương.
Trung bình mỗi tháng ở Việt Nam có thêm 1.500 thuê bao Internet mới.
Về cơ cấu thuê bao Internet, khối cơ quan hành chính sự nghiệp hiện chiếm 3%;
khối doanh nghiệp nhà nước chiếm 5%; doanh nghiệp tư nhân chiếm 16%; tổ
chức nước ngoài chiếm 21%; cá nhân chiếm 55%. Theo vùng, khu vực miền
Nam hiện chiếm 62% tổng số thuê bao Internet của cả nước; miền Bắc chiếm
33% và miền Trung chỉ chiếm 5%.

17


Theo số liệu chính thức cung cấp tại Diễn đàn WITFOR 2009, năm 2008,
doanh thu ngành CNTT-TT(công nghệ thông tin- truyền thông) Việt Nam đạt
trên 10 tỷ USD, tỷ lệ sử dụng Internet đạt khoảng 25% và phổ cập điện thoại ở
mức độ cao. Người dân ở các vùng nông thôn có thể dễ dàng truy cập Internet
và các dịch vụ viễn thông khác với giá cả phải chăng.
Trả lời hãng tin AFP, ông Zhao (Phó Tổng thư ký Liên minh Viễn thông
Quốc tế (ITU) trong bài phát biểu lễ khai mạc Diễn đàn CNTT Thế giới
(WITFOR 2009, lần thứ tư) nói Việt Nam “gần như là số 1 trong khu vực” về
tốc độ phát triển CNTT nhưng Thái Lan, Malaysia vẫn còn ở phía trước trong
khi Indonesia đã tụt lại sau, thậm chí “Việt Nam còn phát triển hơn nhiều”.
Đa số các đại biểu tham dự WITFOR 2009 đến Việt Nam lần đầu tiên.
Nhiều đại biểu được hỏi cho biết một trong những mối quan tâm hàng đầu của
họ tại WITFOR 2009 là thiết lập mạng lưới (networking – một hoạt động bên lề
của WITFOR). Nhưng được chứng kiến các doanh nghiệp CNTT-TT Việt Nam
(tham quan Triển lãm quốc tế về CNTT-TT), nghe các bài thuyết trình về chính
sách và sự phát triển CNTT-TT Việt Nam, họ có thêm ưu tiên nữa là tìm hiểu
kinh nghiệm của Việt Nam về phát triển CNTT-TT.

Mạng Tháng 10 năm 2009, ít lâu sau khi Yahoo cho ngừng dịch vụ Blog
360, theo thống kê của Facebook, Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng
dịch vụ mạng xã hội này tăng nhanh nhất trên thế giới tới tỉ lệ tăng 26,5% mỗi
tháng. Cũng trong thời gian này, Facebook lần đầu tiên đã lọt vào top 10 trang
web được truy cập nhiều nhất Việt Nam (theo bảng đánh giá của Alexa) và vẫn
tiếp tục nằm trong top 10 cho tới tận thời điểm này. Tháng 11 năm 2009, hãng
thông tấn AP đưa tin cộng đồng Facebook ở Việt Nam đã đạt mốc một triệu
người sử dụng. bên cạnh Facebook còn có Zing Me – mạng xã hội hàng đầu tại
Việt Nam hiện nay có rất nhiều lợi thế và có thể giành được những thành công
của mình trong cuộc đối đầu trên thị trường Việt Nam với Facebook.
Những năm qua tốc độ phát triển của Internet ở thị trường Việt Nam
càng nhanh, Theo Trung tâm Internet Việt Nam, đến tháng 10/2008 đã có trên

18


20,5 triệu người sử dụng Internet, chiếm tới 24% dân số của cả nước, tại
Tp.HCM thời gian truy cập Internet hàng ngày của người dân từ 31 phút vào
năm 2007 đã tăng lên 36,8 phút vào năm 2008 và có khả năng sẽ tăng lên 60
phút vào năm 2010. Trong cùng thời gian từ 2002 tới 2008, tỷ lệ người dân dùng
Internet trên 100 dân đã tăng từ 1,8% lên 20%. Với tỷ lệ 1/5 dân số sử dụng
Internet, Việt Nam đã vượt khá xa các nước có cùng mức thu nhập bình quân
đầu người (GDP) - nhóm quốc gia thu nhập thấp.
Một nghiên cứu của Công ty IDC cũng cho biết trong vòng bốn năm tới
số người sử dụng Internet tại Việt Nam sẽ lên tới con số 27 triệu, nói cách khác
cứ ba người dân thì sẽ có một người sử dụng Internet
Với tốc độ phát triển nhanh chóng, Inetrnet Việt Nam sẽ là phương tiện
truy cập tiện lợi và nhanh chóng trong xã hội trong tương lai gần. Tốc độ đó nói
lên sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, mức độ hội nhập của Việt Nam,
tuy nhiên cùng với sự phát triển nhanh chóng đó, tác hại của Internet cũng

không nhỏ, vấn đề đặt ra là giáo dục, định hướng cho ngừi dùng Internet biết
cách sử dụng hiệu quả và lạnh mạnh.
2.1.2 Ảnh hưởng của thông tin độc hại trên mạng internet đến đạo đức vị
thành niên ở nước ta
Internet - với nguồn thông tin vô cùng dồi dào và nhiều tiện ích thiết yếu
gắn liền với cuộc sống hàng ngày của chúng ta – đã trở thành công cụ không thể
thiếu đối với hoạt động kinh doanh và các mục đích cá nhân. Tuy nhiên Internet
cũng có mặt trái của nó. Trải qua các năm, Internet đã mang lại các giá trị ấn
tượng, nhưng giờ đây Internet cũng đã trở thành một nơi rất nguy hiểm đối với
công việc hoặc giải trí. Nhiều báo cáo gần đây cho thấy Internet là nguồn chủ
yếu phát tán virus, trojan, các mã độc hại và hình thức lừa đảo phishing,
pharming... Các đe doạ ngày càng tăng và mức độ càng tinh vi hơn.
Mạng Internet đang có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người sử dụng,
cập nhật thông tin nhanh chóng, chính xác, tiện lợi… bên cạnh đó Internet có
những hạn chế như tốn nhiều thời gian của người sử dụng, ảnh hưởng tới học

19


tập, công việc, sức khỏe… giới trẻ ngày nay ngày càng được tiếp cận với công
nghệ thông tin nhiều hơn, với trí tuệ và khả năng đã là những người đi đầu trong
tiếp cận khoa học công nghệ, tuy nhiên do nhận thức chưa đầy đủ, chưa ý thức
hết sự hai chiều của công nghệ thông tin. Internet đang ảnh hưởng tới giới trẻ,
một cách vô thức một bộ phận các vị thành niên trở thành “nạn nhân” của
Internet, đạo đức vị thành niên chịu tác động từ các thông tin đại chúng. Vậy
Internet đã có ảnh hưởng tiêu cực như thế nào tới đạo đức trẻ vị thành niên,
trong mục này chúng ta cùng đi tìm hiểu.
Từ sự thiếu hiểu biết trên các em vào mạng xem sex là yếu tố đáng lo
ngại. Vì khi không có nguồn vui, không có gì để giải toả, lên mạng cảm thấy an
toàn vì bí mật và sống động, có khi còn kèm cả âm thanh và hình ảnh. Chính

những định hướng không đúng đắn này đã đưa nhiều em tới nhận thức lệch
lạc,chơi bời, phung phí thời gian, tiền bạc… vấn nạn chát sex hiện nay cũng là
vấn đề rắc rối mà gia đình,nhà trường, xã hội cần phải đặc biệt chú ý, do nhu cầu
“nối mạch”, nhu cầu giao tiếp không được đáp ứng nên rất nhiều vị thành niên
tìm tới chát, mà nguy hại là chát sex. Chát sex có thể coi là tệ nạn xã hội? hành
vi trên của các bạn trẻ đã xảy ra những hậu quả khó lường trước như bị lừa bán
sang Trung Quốc, bị cưỡng dâm hội đồng… do tin tưởng và đi theo bạn chát…
chát sex ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, tới học tập, tình cảm với người xung
quanh….
Trên mạng Internet thông tin không được kiểm soát bất cứ ai cũng có thể
vào được , một số cơ quan báo chí vì lợi nhuận không ngần ngại đăng những tin
bài có tít giật gân câu khách, nội dung mô tả lại tỉ mỉ những chuyện giết người
dã man, cướp của, hiếp dâm… tạo một tâm lý cho người đọc rằng những chuyện
đó là bình thường và môi trường sống đang lan tràn những tệ nạn xã hội. Những
thông tin kiểu này xuất hiện nhiều và đậm nét trên báo in, báo điện tử sẽ rất
nguy hại vì nó sẽ làm cho trẻ “chết” cứng về mặt cảm xúc và coi việc đâm, chém
ở ngoài xã hội là một điều gì đó rất bình thường. Vì vậy, mỗi khi rơi vào hoàn
cảnh bị kích động hoặc gặp chuyện mâu thuẩn, chúng cũng sẽ bắt chước kiểu
nói chuyện với nhau bằng… đao, kiếm, bạo lực.
20


Hội chứng “nghiện” trò chơi điện tử, trò chơi điện tử là một nhu cầu của
cuộc sống hiện đại, nhất là đối với lớp trẻ và mục đích giải trí của chúng là
không thể phủ nhận bởi chúng giúp con người thỏa mãn những nhu cầu tâm lý
cơ bản. Thế nhưng, nhiều học sinh vì quá “nghiện” trò chơi điện tử nên học
hành sa sút, sức khỏe bị ảnh hưởng xấu; nhiều em phát sinh thói hư như không
nghe lời của giới trẻ và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe, đời sống tinh thần, học
tập, sinh hoạt xã hội. Giới trẻ khi “nghiện” trò chơi điện tử, đi liền với việc sử
dụng máy vi tính nhiều, sẽ gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Ngồi trước màn

hình máy vi tính hàng giờ mỗi ngày sẽ gây ra những triệu chứng mệt mỏi cho
đôi mắt, thần kinh và cơ thể. Việc phải luôn căng mắt dõi theo các nhân vật
trong trò chơi không ngơi nghỉ sẽ dẫn tới mắt bị mỏi, nhòa và dễ bị hư tổn. Đầu
óc người chơi luôn phải tập trung cao độ nhiều giờ liền để điều khiển nhân vật
sẽ làm cho thần kinh mệt mỏi. Việc chơi “quên ăn, quên uống” làm cho cơ thể
không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất; tư thế ngồi ít thay đổi hàng giờ liền... là
những lý do làm cơ thể rã rời, đau nhức. Người chơi còn có thể vướng phải
chứng bệnh gọi là “hội chứng đường hầm cổ tay”, hậu quả của những động tác
lặp đi lặp lại vài chục ngàn lần trong một ngày, làm thương tổn các mô khớp bàn
tay và cổ tay. Người mắc bệnh này không thể làm việc bình thường, thậm chí
không thể thực hiện những cử động thông thường như cầm tách cà-phê hay nhấc
điện thoại. Một số cậu bé thích máy tính hơn bất kỳ cái gì khác; về đến nhà là
ngồi lỳ trước máy tính, không để ý đến mọi chuyện xung quanh. Các em trở nên
dễ xúc động, hung hăng, hiếu chiến và còn đánh cả người thân khi bị làm phiền.
Theo một số chuyên gia, “nghiện” trò chơi điện tử là một trong những nguyên
nhân hàng đầu ảnh hưởng đến kết quả học tập. Các trò chơi điện tử thường
khuyến khích các hành vi hung hăng, tiêu tốn tiền bạc và hại sức khỏe.
Chưa bao giờ con người giàu thông tin như hôm nay. Có thể nói các
phương tiện thông tin đại chúng đã làm thay đổi nhiều mặt của cuộc sống con
người trong đó quan trọng nhất là nhận thức của họ. Nhờ vào thông tin đại
chúng, con người có thể liên lạc với nhau dễ dàng và nhanh chóng, đồng thời

21


nắm bắt được những thông tin quan trọng trong nháy mắt. Lượng thông tin càng
ngày càng tăng và có chất lượng hơn, vì thế khoảng cách giữa nước này và nước
khác về nhận thức đối với cuộc sống là không đáng kể. Người ta nói thời đại này
là thời đại thông tin, ai mà đói thông tin, người đó là người lạc hậu, quả là đúng
như vậy! Và chính thông tin đã làm cho con người, nhất là người trẻ có nhiều

quan điểm khác hẳn người xưa, trong đó có cách nhìn về những giá trị đạo đức.
Hiện nay, người ta có thể xem các chương trình truyền hình hoặc nghe
phát thanh và đọc các loại sách báo qua hệ thống Internet. Và như thế, báo điện
tử đang có khuynh hướng “lấn sân” của các loại báo viết. Đủ loại trang web mọc
lên như nấm, có giao diện được thiết kế bằng nhiều hình ảnh động với màu sắc
hấp dẫn, bắt mắt. Các dịch vụ quảng cáo và khuyến mãi trực tuyến không ngừng
mời chào, và người ta có thể mua bất cứ thứ gì qua mạng, kể cả những thứ đồ cổ
quí hiếm, các loại hàng “độc” có xuất xứ từ những nơi nổi tiếng, cho đến những
món hàng “hi-tech” (công nghệ cao) mới vừa ra lò. Nhiều trang web có khả
năng tương tác cao, cho phép người sử dụng tham gia đóng góp ý kiến của mình
vào các diễn đàn mở. Họ có thể tự do bày tỏ cảm nghĩ hoặc phê phán chỉ trích
thoải mái, và nếu cần có thể chất vấn lại chính tác giả. Họ có quyền và có cơ hội
nói những tâm tư, ước muốn, bức xúc và mọi ý tưởng của mình, cho dù đó là ý
tưởng ngược đời đến đâu đi nữa… Và nhiều khi những ý kiến thiểu số lại có thể
thắng thế trong các diễn đàn chung, vì có cơ hội được nói ra để mọi người ủng
hộ. Việc sở hữu những địa chỉ email, tạo blog hoặc tham gia vào các nhóm bạn
trên mạng cũng đang đáp ứng cho nhu cầu sống dân chủ, thể hiện bản thân, có
khoảng không gian riêng tư và không bị kiểm soát của con người. Do đó hiện
nay có những trang blog cá nhân thu hút cư dân mạng, không ít blog mang nội
dung lành mạnh, bên cạnh đó cũng không ít blog mà chủ nhân của nó vì muốn
thể hiện mình nên đăng những clip sinh hoạt tình dục, tự “solo hàng” của bản
thân… làm dấy lên những “sơn sốt” , dư luận xã hội phản đối…
Nhờ có các phương tiện truyền thông mới, hàng loạt các dịch vụ trở nên
thuận tiện vì người ta có thể đăng ký học, xin việc, giao dịch, mua vé máy bay

22


hoặc tàu xe cũng như thực hiện các dịch vụ khác nhau qua mạng. Các trang web
có thể giúp đào tạo nhân sự, điều phối công việc, chia sẻ kiến thức và cho phép

những hình thức hỗ trợ khác đối với mọi trách vụ. Một lối sống mới hình thành,
trong đó những người sử dụng không gian số ảo trở nên mạnh dạn và tự tin hơn
trong các giao tiếp của mình, thậm chí có khi trở thành “suồng sã”, thiếu tôn
trọng nhau. Một điều rõ ràng là việc liên lạc qua máy móc không thể thay thế
hoàn toàn cho những giao tiếp liên vị giữa các cá nhân trong gia đình và cộng
đồng. Nhiều gia đình đang tan vỡ vì giữa cha mẹ và con cái chỉ liên hện qua
điện thoại hay chat mà không có giờ thăm hỏi, gặp gỡ trực tiếp. Giới trẻ chở nên
sống “độc lập” hơn, trong khi thiếu tình thương của cha mẹ, các em trở nên cô
đơn hơn, chỉ cần có mạng điện tử.
Những lợi thế mà Internet mang lại là không thể phủ nhận tuy nhiên có
những hạn chế mà có thể hiện tại chưa có nhiều người nghĩ tới , sự làm nghèo
ngôn ngữ dân tộc: nhiều người không hiểu nổi những ngôn ngữ mới của người
trẻ hôm nay, đặc biệt là loại ngôn ngữ được sử dụng qua điện thoại di động và
email, mà có người gọi là ngôn ngữ mạng của tuổi “teen” hay “thế hệ 9x” (sinh
ra trong thập niên 90’). Một dòng tâm sự trên mạng có nội dung thế này: “lâu
gòi chạ pùn vít ví chạ bit nên vit gì, mún nói nhìu chuyện woá mà kái gì cũg
thay đỗi hết gòi…” và dịch ra là: “lâu rồi chả buồn viết vì chả biết nên viết gì,
muốn nói nhiều chuyện quá mà cái gì cũng thay đổi hết rồi...”, người lớn đọc
khó mà hiểu nổi! Khi nhắn tin cho nhau các em học sinh cũng dùng kiểu viết
như vậy. Chẳng hạn một em nhắn tin cho bạn qua di động: “Tau pun ngu we”
(Tao buồn ngủ quá), tin nhắn trả lời rằng: “Bit oj, mey mep nhu heo hem bik seo
pun ngu wei zj?” (Biết rồi, mày mập như heo không biết sao buồn ngủ hoài vậy)
…. Nhiều bạn trẻ còn trộn lẫn tiếng Việt với các ngoại ngữ khác, và sử dụng “vô
tư” các loại ký hiệu có trên bàn phím để làm thành loại ngôn ngữ giúp họ thoát
khỏi mọi kiểm soát ràng buộc của người lớn, để có thể sống tự do theo ý mình.
Tình trạng này đang ngày càng phổ biến, tạo nên nơi người trẻ thói quen sử
dụng một thứ ngôn ngữ biến dạng, quái gở, có thể đem lại hậu quả vô cùng tai
hại cho ngôn ngữ và văn hóa dân tộc.
23



2.2 Đề xuất một số giải pháp cơ bản
2.2.1 Sự quan tâm từ phía gia đình
Gia đình có vai trò rât quan trọng, là nơi con người sinh ra, lớn lên, học
những bài học đầu tiên, cha mẹ là người thầy, là người bạn của con cái, là người
lắng nghe những tâm sự vui buồn, những khó khăn trong cuộc sống… tuy
nhiên theo điều tra xã hội học của các nhà khoa học thuộc viện xã hội học trong
thời gian gần đây cho biết: mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội
ngày nay đang có xu thế “xa nhau hơn”, cha mẹ không có đủ thời gian quan tâm
tới con cái, đồng thời con cái cũng ít tâm sự, trò chuyện với bố mẹ hơn. Nguyên
nhân được các nhà khoa học nêu ra là do sự phất triển kinh tế nhanh, nền kinh
tế thị trường, các bậc phụ huynh: “mải mê” kiếm tiền mà quên đi nhiệm vụ
chăm sóc con cái, những gì họ cho những đứa con của mình là tiền, cố gắng đáp
ứng mọi mong muốn về vật chất cho trẻ mà quên đi những quan tâm về tinh
thần. Có những gia đình cả tuần không ăn cơm cùng nhau, cha mẹ và con cái
cùng “bận rộn” với kế hoạch riêng, tình trạng con cái đi chơi không về đêm cha
mẹ cũng không hề hay biết, sự quan tâm từ phía gia đình “được” nới lỏng tạo
điều kiện cho trẻ vị thành niên chơi bời, xa vào tệ nạn xã hội. Ở độ tuổi này các
em thường ham vui, thích khám phá cái mới, dễ dàng xa vào các tệ nạn xã hội,
dễ bị “dụ dỗ” vào cạm bẫy xã hội, do thiếu hiểu biết. Theo các chuyên gia tư vấn
tâm lý lứa tuổi vị thành niên, các bậc cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm
tới việc phát triển cả tâm lý và sinh lý. Các bậc phụ huynh phải chỉ ra cho con
nhận thức được những ưu và nhược điểm của mạng Internet và nên thảo luận với
con một cách nghiêm túc về những nội dung và các website mà con trẻ có thể
tham gia trong môi trường thế giới ảo. Ngoài ra, cha mẹ nên để con tự đề xuất
thời gian biểu sử dụng máy tính và truy cập Internet hàng tuần và đặt ra những
nguyên tắc và giới hạn nhất định về thời gian sử dụng Internet.
Nhưng theo Chuyên gia tư vấn tâm lý Đinh Đoàn ( chuyên gia tư vấn tình
cảm, của chương trình “Cửa Sổ Tình Yêu”) : “Các phụ huynh phải là người
chỉ ra cho các em được những ưu và nhược điểm của môi trường mạng để các


24


em tự nhận được mà điều chỉnh hành vi. Đó mới là cách tốt nhất giúp trẻ tránh
được ảnh hưởng xấu của môi trường mạng.”
Cha mẹ nên có định hướng cho con cái hiểu cái gì là tốt, game online chỉ
là để giải trí chứ không phải phải là cuộc sống của các em, tuổi trẻ cần có sự
khát khao học tập cho lý tưởng chứ không phải là hưởng thụ, các em cần có một
hành trang đầy đủ tri thức cho mọt tương lai tốt đẹp. Hiện tượng chát sex xảy ra
là do các em thiếu hiểu biết kiến thức về giới tính gây ra sự tò mò, muốn khám
phá, tìm tòi, cha mẹ thường ngại khi con cái hỏi tới những vấn đề này hoặc trả
lời các em một cách mập mờ ….
Để khắc phục những hạn chế trên các bậc cha mẹ cần quan tâm tới con cái
nhiều hơn, thường xuyên tâm sự cùng con, tìm hiểu những vấn đề mà con cái họ
mắc phải. Phụ huynh cần quan tâm tới con cái mình sử dụng gì trên mạng, đọc
thông tin từ báo nào, chơi các trò điện tử nào và thời gian chơi là bao lâu. Theo
các chuyên gia tâm lý cha mẹ không được chiều chuộng con cái quá nhiều. Quan
tâm tới việc học tập của các em, tới bạn bè, tình trạng quan hệ với xung quanh
của con cái. Cha mẹ cần chở thành người tư vấn cho các em những kiến thức về
giới tính, trang bị cho các em những biện pháp những cách phòng mang thai,
chống bệnh trong quan hệ tình dục. Cần cho các em cái nhìn đúng đắn về tình
dục và khi nào các em đủ điều kiện, sẳn sàng chịu trách nhiệm về hành vi của
mình. Nên có những định hướng cho vị thành niên về nhiệm vụ học tập, quan
tâm tới học hành của con cái….
Hướng trẻ vị thành niên vào những con đường đúng đắn, có lý tưởng là
nhiệm vụ của gia đình, cha mẹ phải định hướng cho con về lý tưởng sống, về lẽ
sống, tình cảm, những giá trị mang tính truyền thống, cần giáo dục cho vi thành
niên về lòng tự tôn dân tộc, để các em không bị “choáng: trước nền văn hóa
phương tây mà quên đi gia phong nề nếp, quên đi truyền thống yêu nước cảu

dân tộc, tính đoàn kết… tránh để cho vị thành niên chạy theo lối sống thực dụng,
sống trên cơ sở đồng tiền…

25


×