Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

tiểu luận cao học nguyên lí công tác tư tưởng tăng cường giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo tỉnh tuyên quang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.32 KB, 34 trang )

Đề tài: Tăng cường giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ tuyên
giáo tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
Nội dung
Chương I: Sự cần thiết việc giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo hiện
nay.
1.1. Tư duy lí luận và yêu cầu về tư duy lí luận đối với cán bộ tuyền giáo.
1.1.1 . Tư duy lí luận
1.1.2. Yêu cầu về tư duy lí luận của cán bộ tuyên giáo.
1.2. Giáo dục về tư duy lí luận và ý nghĩa của việc giáo dục về tư duy lí luận cho
cán bộ tuyên giáo.
1.2.1. Giáo dục tư duy lí luận
1.2.2. ý nghĩa của việc giáo dục về tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo.
1.3. Tính tất yếu khách quan của việc giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo
hiện nay.
Chương II. Thực trạng tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo tỉnh Tuyên Quang
hiện nay
2.1. Những yếu tố tác động đến công tác giáo dục công tác tư duy lí luận cho cán
bộ tuyên giáo tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.
2.1.2. Điều kiện xã hội.


2.2. Công tác giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo tỉnh Tuyên Quang.
2.2.1. Những ưu điểm
2.2.2. Những biểu hiện yếu kém và nguyên nhân.
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục tư duy lí luận cho
cán bộ tuyên giáo tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của nhà nước đối với công tác
giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
3.2. Đổi mới chương trình, nội dung và hình thức giáo dục tư duy lí luận cho đội
ngũ cán bộ tuyên giáo


3.3. Chủ động lựa chọn cán bộ và cử đi học tập giáo dục chính trị và kiến thức
chuyên nghành..
3.4. Nâng cao đạo đức cách mạng – tạo nền tảng rèn luyện nâng cao trình độ tư
duy lí luận.
3.5. Tạo động lực thúc đẩy người cán bộ tuyên giáo rèn luyện, nâng cao trình độ tư
duy lí luận.
3.6. Nâng cao ý thức tích cực học tập và nghiên cứu lí luận chính trị của cán bộ
tuyên giáo để nâng cao trình độ lí luận.
Kết Luận.
Danh mục tham khảo.
Mở đầu.
1.

Lí do chọn đề tài.


Đội ngũ cán bộ tuyên giáo là những người có vai trò hết sức quan trọng
trong tổ chức Đảng và nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội. Vì vậy, đội
ngũ cán bộ này phải thật sự là những người tiêu biểu, có lập trường giai cấp
và bản lĩnh chính trị kiên định, có phẩm chất đạo đức tốt trình độ học vấn,
năng lực công tác đáp ứng yêu cầu chính trị được giao. Trong công cuộc đổi
mới ở nước ta hiện nay, công tác giáo dục, bồi dưỡng cán bộ đang đứng
trước những thử thách mới. Đúng như Đảng ta nhận định: “ Trong cơ chế thị
trường, kinh tế thị trường, mở cửa với bên ngoài, cán bộ , đảng viên hàng
ngày, hàng giờ, chịu sự tác động của nhiều nhân tố rất phức tạp, kể cả những
hoạt động chống phá Đảng, vấn đề giữ vững bản chất giai cấp công nhân của
Đảng đứng trước những thử thách mới”. Trong tình hình thực tế hiện nay: “
Không ít cán bộ Đảng viên, phai nhạt lí tưởng cách mạng tha hóa về phẩm
chất đạo đức, sức chiến đấu của một bộ phận tổ chức cơ sở Đảng suy yếu”.
Vì vậy, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực phẩm chất tư duy lí luận cho

đội ngũ cán bộ tuyên giáo theo yêu cầu giữ vững bản chất giai cấp công
nhân của Đảng là một trong những vấn đề quan trọng và cấp bách hiện nay.
Bởi vì, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước có đi vào
thực tiễn cuộc sống hay không, tùy thuộc vào năng lực và trình độ tư duy lí
luận của đội ngũ cán bộ tuyên giáo.
Năng lực và trình độ tư duy lí luận của cán bộ tuyên giáo cuả các cấp có tác
dụng tạo ra sức bật trong phát triển là lực đẩy quan trọng đối với mọi hoạt
động , mọi phong trào hoạt động ở ngành và địa phương, góp phần vào sự
phát triển chung của ngành tuyên giáo. Tư duy lí luận của cán bộ tuyên giáo
như là “ chìa khóa” mở ra hoạt đông nhận thức và thực tiễn của họ. Có tư
duy lí luận họ mới có thể nắm chắc được thực chất quan điểm, đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước. Có khả năng phân tích, luận
giải để nắm được tình hình cốt lõi của đường lối. Có tư duy lí luận họ mới có


đủ năng lực phân tích sự phong phú, tính đa dạng và phức tạp của thực tiễn
trong cuộc sống để từ đó vận dụng lí luận một cách chủ động , sáng tạo và
có hiệu quả.
Trong thực tế hiện nay lí luận và thực tiễn còn có một khoảng cách xa , tình
trạng giáo điều, sách vở, nói một đằng làm một nẻo hoặc thiếu tin tưởng vào
lí luận vẫn còn tồn tại. Những hiện tượng như “ một số nghị quyết của
Đảng còn khó đi vào thực tế của cuộc sống, một số quan điểm chủ trương,
chính sách, đường lối vẫn chưa có sự thống nhất và chưa được thông suốt ở
các cấp các ngành. Cán bộ Đảng viên có những cách hiểu và cách làm không
thống nhất về nhiều vấn đề liên quan đến sự nghiệp đổi mới. Để đổi mới tư
duy, nâng cao trình độ tư duy lí luận cho từng cá nhân, nhất là cảu cả một
đội ngũ cán bộ tuyên giáo là một quá trình lâu dài. Đặc biệt ở nước ta lối tư
duy kinh nghiệm trực quan cảm tính, tư duy lí luận hình thức được hình
thành và củng cố tồn tại lâu dài trong đội ngũ cán bộ có sức ỳ ghê gớm, khó
thay đổi.

Trong tình hình mới hiện nay , việc giáo dục tư duy lí luận cho đội ngũ cán
bộ tuyên giáo địa phương để nâng cao năng lực và trình độ tư duy lí luận là
hết sức cần thiết . Nhằm bước đầu đi vào tìm hiểu , xem xét đánh giá thực
trạng công tác giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo tỉnh Tuyên
Quang, em xin chọn đề tài: Tăng cường giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ
tuyên giáo tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài tiểu luận
2.

môn nguyên lí công tác tư tưởng học phần 1 của mình.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1.
Mục đích.
Bước đầu tìm hiểu về thực trạng công tác giáo dục và tư duy lí luận
cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh Tuyên Quang trên cơ sở ưu và nhược
điểm nêu ra những phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường giáo dục tư


duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện
nay.
2.2.

Nhiệm vụ.
- Làm rõ các phạm trù tư duy lí luận , giáo dục tư duy lí luận và sự
cần thiết phải giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo hiện
-

nay.
Đánh giá thực trạng và công tác giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ
tuyên giáo tỉnh Tuyên Quang hiện nay, những ưu điểm và nhược


-

điểm của công tác tuyên giáo.
Đưa ra nhưng phương hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường

giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo tỉnh Tuyên Quang.
3.. Phạm vi:
- Đề tài bước đầu đi vào tìm hiểu, đánh giá tình trạng công tác giáo
dục tư duy lí luận cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo tỉnh Tuyên Quang trong
những năm gần đây. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra một số giải pháp tăng
cường giáo dục tư duy cho cán bộ tuyên giáo tỉnh Tuyên Quang trong những
năm tới.
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Cơ sở lí luận:
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở học thuyết Mác-Lênin về vai trò của lí
luận và tư duy lí luận đối với hoạt động thực tiễn; tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ, đảng viên. Đồng thời, dựa trên những
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến đề tài.
4.2. Công tác nghiên cứu:
Qúa trình nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng các phương pháp của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tổng hợp và phân
tích ; logic và lịch sử; thống kê và so sánh. Đồng thời sử dụng số liệu trong
các báo cáo và cổng thông tin điện tử của địa phương.
5. Ý nghĩa của đề tài
Góp phần làm sáng tỏ về tư duy lí luận, công tác giáo dục tư duy lí
luận, đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công


tác tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo tỉnh Tuyên Quang trong những năm
qua. Đồng thời, giúp em trau dồi thêm kiến thức về nguyên lí công tác tư

tưởng để áp dụn g vào thực tế cơ quan, đơn vị.
6.Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung đề tài gồm có 3 chương.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GIÁO DỤC TƯ DUY LÍ
LUẬN CHO CÁN BỘ TUYÊN GIÁO HIỆN NAY
1.1

Tư duy lí luận và yêu cầu tư duy lí luận với cán bộ tuyên giáo
I.1.1. Tư duy lí luận
Tư duy là gì? Tư duy xét về thực chất là chức năng đặc biệt riêng
có của bộ não người. Đó chính là quá trình ý thức con người tiếp
cận và nắm bắt hiện thực, là hình thức cao của sự phản ánh tích
cực, chủ động có mục đích về hiện thực khách quan và được hiện
ra là sự nhận thức có tính trung gian, gián tiếp khái quát về các mối
quan hệ của sự vật và hiện tượng.
Tư duy lí luận là hình thức cao nhất của tư duy, nó chính là quá trình
tiếp cận, nắm bắt, nhận thức và tái tạo hiện thực khách quan bằng lí luận
và thông qua những giả thuyết, lí thuyết có mối quan hệ tương hỗ vs
nhau.
Xét về nội dung và cấu trúc của tư duy lí luận, tư duy lí luận đã được
hiểu và sử dụng theo ba nghĩa:
Thứ nhất, tư duy lí luận với tư cách là quá trình đang vận động để khám
phá , nắm bắt, tái tạo hiện thực.


Thứ hai, tư duy lí luận được hiểu và sử dụng như là phong cách và cách
thức, phương thức tư duy.
Đó chính là kiểu, cách nhìn nhận, đánh giá vốn có của tư duy lí luận

khi phản ánh tái tạo hiện thực khách quan. Tư duy lí luận theo nghĩa này
thường được hiểu thông qua các cặp đối lập của nó; đó là tư duy biện
chứng đối lập với tư duy siêu hình, là tư duy logic đối lập với tư duy phi
logic…
Thứ ba, tư duy lí luận vs tư cách là một kết quả đã có, đã thành hình, như
là sản phẩm trí tuệ cao có được nhờ sự tích lũy trong hoạt động hàng
ngày của con người về hiện thực.
Ở đây tư duy lí luận được coi là cái được khái quát lên là cái được hình
thành lên từ kinh nghiệm, bởi nó có thể được hiểu là cái đối lập, cái ‘phủ
đinh’ của tư duy kinh nghiệm là trình độ cao hơn về chất so vs tri thức
kinh nghiệm.
Nếu tư duy lí luận đi sâu phản ánh các thuộc tính, các mối liên hệ và
quan hệ có tính bản chất, quy luật của các đối tượng thì tư duy kinh
nghiệm là tu duy bị giam hãm trong tình huống kinh nghiệm cụ thể, được
nuôi dưỡng bằng tri thức nông cạn nên ko thể vạch ra con đường nhận
thức chân lí. Người mang tư duy kinh nghiệm vốn quen nhìn nhận theo
cảm tính khéo léo bằng các thao tác kinh nghiệm, nhiều khi là tiểu xảo sẽ
trở nên bị độn g và thụ động trong công việc. Tư duy kinh nghiệm ko có
khả năng phe phán và tự phê phán. Người có trình độ tư duy lí luận biết
cách vượt qua giớ hạn của những kinh nghiệm, dung sức mạnh của tư
duy lí luận để nắm lấy thực chất, đặc điểm bên trong, quy luật vận động
của các sự vật hiện tượng. Người có trình độ tư duy lí luận sẽ theo


phương châm” hoài nghi để mà tin tưởng trên con đường tiếp cận chân lí,
không chấp nhận một niềm tin mù quáng, không rơi vào tình trạng niềm
tin đi trước hiểu biết…”
I.1.2.

Yêu cầu về tư duy cán bộ tuyên giáo.

Với việc phải lựa chọn chủ đề đại hội X là : “ Nâng cao năng lực
và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy
mạnh công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trang kém
phát triển”. Đảng ta đã xác định rất rõ tầm quan trọng của việc xây
dựng Đảng trong tiến trình xây dựng đất nước. Trong đó “ cán bộ
là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vẫn
mệnh của Đảng của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt
trong công tác xây dựng đảng. “ Cán bộ là gốc của mọi công việc”
( Hồ Chí Minh). Trong các kì đại hội, khi tổng kết đánh giá tình
hình nhiệm kì trước công tác cán bộ bao giờ cũng là một trong
những nguyên nhân quan trọng hàng đầu làm nên những thành
công cũng như những hạn chế. Bởi từ lí luận và thực tiễn cho thấy,
sau khi có đường lối chính trị đúng đắn, công việc quan trọng, có ý
nghĩa quyết định nhất với thành công của nhiệm vụ chính trị ,
chính là thực hiện tốt công tác cán bộ.
Hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới , Đảng không ngừng đổi
mới tư duy , đổi mới nhận thức trong việc xây dựng, đề ra các
đường lối , chủ trương về công tác cán bộ. Ngày nay nước ta đẩy
mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xây dựng đất nước “
Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.”
Nhiệm vụ đó được thực hiện trong xu thế toàn cầu hóa và sự cạnh
tranh quyết liệt trước sức ép của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch , trước sự phát triển như vũ báo của khoa học công nghệ.


Tình hình đó vừa tạo ra cơ hội , vừa tạo ra thách thức đối với quá
trình phát triển của đất nước, không ít vấn đề công cuộc đổi mới
đặt ra mà lí luân chưa giải quyết hoặc giải quyết chưa sáng tỏ , cần
tiếp tục nghiên cứu làm rõ. Trong hoàn cảnh đấy nâng cao trình độ
tư duy lí luận của đảng trở thành nhu cầu tất yếu khách quan .

Công tác lí luận là một bộ phận hợp thành của công tác tư tưởng.
Thực chất của công tác lí luận là một bộ phân hợp thành của công
tác tư tưởng. Thực chất công tác lí luận là quá trình sáng tạo ra lí
luận chính trị của một giai cấp. Lí luận đó không những là cơ sở
hình thành đường lối, chủ chương, chính sách mà còn là cơ sở, nội
dung cơ bản nhất cho công tác giáo dục, tuyên truyền , cổ động.
kinh nghiệm cho thấy sự lạc hậu và chậm trễ trong công tác lí luận
đã ảnh hưởng xấu đến công tác lí luận nói chung và công tác tuyên
truyền , công tác cổ động nói riêng. Hiện tượng có một số bộ phận
quay lưng lại với công tác giáo dục và tuyên truyền chính trị do
nhiều nguyên nhân trong đó do một phần công tác lí luận chưa tốt
chưa gắn liền và giải đáp kịp thời những vấn đề của cuộc sống đặt
ra. Hơn lúc nào hết công tác lí luận hiện nay càng trở nên cần thiết
cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Công tác lí luận còn là
một trong những công cụ chủ yếu của cuộc đấu tranh chống “ diễn
biến hòa bình” . Trên mặt trận này, lí luận là vũ khí, là nội dung, là
sức mạnh để bảo vệ chủ nghĩa xã hội.
Trong tình hình mới người cán bộ tuyên giáo cần phải có tầm nhìn
chiến lược , có tư duy lãnh đạo, có năng lực sáng tạo cao, có bản
lĩnh và phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo đồng thời là những
con người hành động . Họ phải thể hiện mình như là người phản


ánh sự kết tinh của những tinh hoa của quần chúng, người thể hiện
và đáp ứng những gì mà dân chúng mong đợi, đòi hỏi.
Nghị quyết hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành trung ương Đảng
khóa IX về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lí luận trong
tình hình mới . Khi đánh giá về trình độ tư duy lí luận của cán bộ,
đảng viên, đã nhận định: “ Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội mới dừng lại ở những nét khái quát

chung , còn không ít vấn đề cụ thể đặt ra từ thực tiễn chưa có lời
giải đáp hoặc giải đáp chưa đủ sức thuyết phục , nhiều cán bộ,
nhiều đảng viên nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh còn đơn giản hiểu biết về chủ nghĩa tư bản hiện đại
còn chưa sâu sắc, có mặt còn lệch lạc, phương pháp tư duy còn
chưa vươn tới biện chứng, còn dừng lại ở trình độ cảm tính ở chủ
nghĩa kinh nghiệm hoặc thực dụng”. Rõ ràng trình độ tư duy lí
luận của cán bộ tuyên giáo đang đòi hỏi chúng ta phải tăng cường
tư duy lí luận , nâng cao trình độ tư duy lí luận của toàn đảng ,
cũng như từng cán bộ, đảng viên. Công tác giáo dục tư duy lí luận
hiện nay cần nhận thức đúng tầm quan trọng và tính chất phức tạp
của tình hình chính trị thực tiễn để có nội dung, biện pháp giáo dục
đúng đắn nhằm nâng cao trình độ tư duy và trí tuệ của đảng , đồng
thời không để cho các thế lực thù địch lợi dụng việc đổi mới tư duy
lí luận chống phá sự nghiệp của nhân dân ta. Vì vậy việc giáo dục
tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo trong giai đoạn hiện nay là
I.2.

điều kiện cần thiết đáp ứng nhiệm vụ mới của đất nước.
Giáo dục tư duy lí luận và ý nghĩa của việc giáo dục tư duy lí

I.2.1.

luận cho cán bộ tuyên giáo
Giáo dục tư duy lí luận


Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức hướng tới mục đích
khơi gợi và biến đổi nhận thức , năng lực, tình cảm, thái độ của
người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần

hoàn thiện nhân cách cả thầy và trò bằng những tác động có ý thức
từ bên ngoài, đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển trong xã hội
loài người đương đại.
Giáo dục tư duy lí luận là quá trình tổ chức có ý thức giúp cho
người nắm bắt được các nguyên lí cơ bản, phương pháp luận và
biết xem xét, đánh giá, giải quyết các vấn đề , sự kiện cụ thể một
cách chính xác nhất dựa trên quy luật khách quan.
Giáo dục tư duy lí luận của chủ nghĩa Mác Lê nin là giúp cho
người học nắm lấy các phương pháp luận và nguyên lí cơ bản, tức
là logic biện chứng, là xem xét một cách cụ thể tình hình cụ thể ,
khắc phục cả khuynh hướng cơ hội xét lại và giáo điều bảo thủ của
I.2.2.

đối với lí luận đó.
Ý nghĩa của việc giáo dục lí luận cho cán bộ tuyên giáo.
Công tác giáo dục tư duy lí luận có vai trò hết sức quan trọng trong
công cuộc đổi mới nước ta hiện nay của Đảng ta. Đó là việc tiếp
tục hoàn chỉnh những vấn đề lí luận được đại hội VI, đại hội VII và
Đại hội VIII, đại hội IX , đại hội X của đảng và cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội đặt ra.
Để giữ vững địa vị của một đảng cầm quyền, Đảng cộng sản việt
nam phải thường xuyên tiến hành công tác giáo dục tư duy lí luận
nhằm nâng cao giác ngộ chính trị cho quần chúng nhân dân, nhận
thức đầy đủ về mục đích, đường lối, và nhiệm vụ của cách mạng từ
đó tổ chức quần chúng nhân dân thực hiện đường lối và những
nhiệm vụ nhất định theo yêu cầu của mỗi giai đoạn cách mạng
Công tác giáo dục tư duy lí luận góp phần thắng lợi vào nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội. Nó hướng dẫn, định hướng, khơi dậy



mọi tiềm năng của đội ngũ cán bộ khi thực hiện các nhiệm vụ kinh
tế xã hội, phải đảm bảo cho từng đơn vị sản xuất kinh doanh , từng
cấp, từng ngành không đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa và
phái biết tìm ra những nhân tố tạo nên động lực tổng hợp thúc đẩy
sự phát triển kinh tế, từng bước thực hiện công bằng, tiến bộ xã
hội.
Công tác giáo dục tư duy lí luận góp phần phát huy nhân tố con
người cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp xây dựng xã hội
chủ nghĩa và sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội thực chất
nhằm giải phóng hoàn toàn và triệt để con người vì hạnh phúc con
I.3.

người.
Tính tất yếu khách quan của việc giáo dục tư duy lí luận của
cán bộ tuyên giáo hiện nay
Việc giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo hiện nay là yêu
cầu thường xuyên , liên tục để đánh giá chất lượng nhân tố con
người là việc làm cấn thiết để phát triển toàn diện năng lực của cán
bộ tuyên giáo .Do yêu cầu và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới toàn
diện , đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Người cán bộ tuyên giáo phải gánh
nhiều trọng trách to lớn nhưng khó khăn và phức tạp. Chính vì vậy
nâng cao và rèn luyện nâng cao năng lực tư duy lí luận cho cán bộ
tuyên giáo là một tất yếu khách quan
Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI , tình hình trong nước và thế giới
diễn biến phức tạp. Nhiều nhân tố tiêu cực đang từng ngày từng
giờ ảnh hưởng đến đảng, nhà nước ta nói chung và người cán bộ
tuyên giáo nói riêng. Trước hết là sự khủng hoảng niềm tin của chủ
nghĩa xã hội sau sự kiện Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ.
Sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường định



hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng
tự hào. Tuy nhiên kinh tế thị trường cũng có những mặt trái . Đây
là mảnh đất màu mỡ nảy sinh nhiều yếu tố tiêu cực chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực thù địch trong và ngoài nước, đã và đang cấu
kết với nhau cùng thực hiện chiến lược “ diễn biến hòa bình”
chống cách mạng của nhân dân ta. Chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta xác định giữ vị trí chủ đạo trong
đời sống tinh thần của xã hội là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nan cho
hành động của Đảng đang bị các thế lực thù địch chống phá, công
kích. Ngoài tư tưởng chúng còn chống phá trên lĩnh vực văn hóa
đạo đức lối sống mà đối tượng chủ yếu người cán bộ tuyên giáo,
người cán bộ làm công tác tư tưởng. Tất cả những điều đó đã tác
động xấu đến việc giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo
hiện nay
Hiện nay nền kinh tế thị trường đã tạo ra lực đẩy quan trọng của
phát triển nhưng cũng dẫn tới những mặt trái, nhưng tiêu cực và tệ
nạn xã hội gay gắt là thất nghiệp , phân hóa giàu nghèo, suy thoái
đạo đức, tinh thần, lối sống mà đối tượng tội ác và bạo lực hoành
hành đe dọa an ninh và an sinh của cộng đồng, của nhân dân. Đặc
biệt là tình trạng quan liêu, tham nhũng và “quốc nạn” là hiện hình
là thứ giặc “ nội xâm” nguy hiểm nhất. Nó như một độc tố gây
bệnh nguy hiểm cho cơ thể xã hội và nhà nước mà nếu không giải
quyết được , vận mệnh của đảng, của dân tộc sẽ bị đe dọa nghiêm
trọng.
Đối với cán bộ tuyên giáo, bên cạnh nhiều mặt tốt về phẩm chất,
đạo đức cách mạng, về năng lực tư duy trí tuệ cũng còn không ít
những hạn chế, yếu kém. Đó là những suy nghĩ giản đơn cảm tính,



máy móc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm , nặng nề tổng kết, khái
quát vội vàng, suy diễn trừu tượng, coi nhẹ phân tích, chứng minh.
Đó là lối tư duy không dựa trên một nền tảng lí luận vững chắc của
chủ nghĩa Mác – Lê nin nên thường bị dao động, mà điều này là
không được có ở người làm công tác tư tưởng. Bởi vì họ truyền bá
những quan điểm chính sách, chỉ thị của đảng, nhà nước tới nhân
dân mà bản thân họ cũng không hiểu rõ, không nắm vững được
bản chất vấn đề, phân tích vấn đề một cách hời hợt thì sẽ dẫn tới
những hiểu biết lệch lạc , dần không đều, không tin và không làm
theo. Người cán bộ tuyên giáo còn là tấm gương sáng cho nhân
dân nhìn vào đó học hỏi. Vì vậy nhiệm vụ của họ không chỉ là
nâng cao năng lực tư duy cho chính bản thân mình mà còn phải
cho cả chính tập thể và cộng đồng nữa.
Với những vấn đề về kinh tế - chính trị - xã hội đang nổi lên phức
tạp như vậy cần phải được giải quyết vấn đề ổn định và phát triển.
Giải quyết những vấn đề ấy đòi hỏi ở mỗi người không chỉ nhiệt
tâm , ý thức trách nhiệm thái độ dũng cảm, nhìn thẳng vào sự thật
mà phải có năng lực trí tuệ , kiến thức kinh nghiệm đồng thời cả
bản lĩnh của Đảng , nhà nước, của người cán bộ tuyên giáo. Ở đây
tầm nhìn, năng lực tư duy lí luận, những tính toán và cân nhắc
chiến lược đang ở nhu cầu cần thiết , sao cho giải quyết mỗi vấn đề
, trên mỗi bước đi của phát triển phải “ đúng quy luật, thuận lòng
dân, hợp thời đại”. như chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra.
Khi lịch sử ở những khúc quanh , phát triển vào những thời điểm
bước ngoặt thì năng lực trí tuệ, sức mạnh của lí luận và tư duy lí
luận càng có vai trò nổi bật trong lãnh đạo và quản lí xã hội.
Tóm lại, năng lực tư duy lí luận có vai trò hết sức to lớn trong toàn
bộ quá trình nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của cán bộ



tuyên giáo. Do đó, phải được giáo dục , rèn luyện, mài dũa thường
xuyên , phải thông qua hoạt động để biển tri thức và phương pháo
tư duy thành phẩm chất và sức mạnh vốn có của chủ thể tư duy, tạo
ra một sự nhanh nhạy chính xác như một nghệ thuật trong suy nghĩ
cũng như hành động và trước những thực tiễn đổi mới đất nước.
Việc giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo nói chung và
cán bộ tuyên giáo tỉnh Cao Bằng nói riêng đang là một yêu cầu
khách quan đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta.
Chương II: Thực trạng giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo tỉnh
Tuyên Quang hiện nay.
2.1. Những yếu tố tác động đến tư duy lí luận cho cán bộ tuyên
giáo tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.
- Vị trí địa lí
- Địa lí
Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc
giáp với Trung Quốc, với đường biên giới dài hơn 300 km. Phía Tây giáp tỉnh
Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều
Bắc - Nam là 80 km, từ 23007'12" - 22021'21" vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con huyện
Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều Đông - Tây là 170 km,
từ 105016'15" - 106050'25" kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến
xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang).
Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.690,72 km2 , là cao nguyên đá vôi xen lẫn
núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600 - 1.300 m
so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn


tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi
đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.

- Môi Trường
Đa số diện tích đất Cao Bằng được che phủ bởi rừng, vì thế không khí khá
trong sạch ở các vùng nông thôn, các khu dân cư và ở trung tâm thị xã. Tuy nhiên
do sản lượng quặng lớn, việc khai thác khoáng sản tràn lan và khai thác cát đã làm
cho các dòng sông ở đây bị ô nhiễm thu hẹp dòng chảy, hệ sinh thái bị ảnh hưởng.
khá nghiêm trọng. Đặc biệt ở các khu vực chợ và khu đông dân cư, nước sông có
hiện tượng bốc mùi hôi thối. Các phương tiện giao thông trong tỉnh chủ yếu là xe
máy, phương tiện ít làm cho mức tiêu thụ nhiên liệu không cao, Cao Bằng không bị
ô nhiểm bởi các khí thải nhà kính và nhiều khí độc khác nên so với nhiều địa
phương khác của Việt Nam, Cao Bằng vẫn là một trong những tỉnh có khí hậu
trong lành và ít ô nhiễm hơn.
- Khí hậu
Cao Bằng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với địa hình đón gió chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ các đợt không khí lạnh từ phương Bắc, nên mùa đông nhiệt độ của Cao
Bằng khá thấp trời hanh khô và hay có sương muối; mùa hè ở đây có đặc điểm
nóng ẩm, nhiệt độ cao trung bình từ 30 - 35 °C và thấp trung bình từ 23 - 25 °C.
Mùa xuân và mùa thu không rõ rệt, thời tiết thất thường; mùa xuân thường có tiết
trời nồm, mùa thu mát, dễ chịu.
- Dân số và các dân tộc thiểu số


Dân số toàn tỉnh là 519.042 người (theo điều tra dân số ngày 01/4/2009)



Các dân tộc ở Cao Bằng gồm Tày (chiếm 41,0 % dân số), Nùng (31,1 %),
H'Mông (10,1 %), Dao (10 %), Kinh (5,8 %), Sán Chay (1,4 %)... Có 11 dân
tộc có dân số trên 50 người.



2.1.2. Về điều kiện xã hội
- Về kinh tế.
Cao Bằng là tỉnh miền núi biên giới, có nhiều cửa khẩu thông thường với nước bạn
Trung Quốc, có nguồn tài nguyên khoáng sản, thuỷ điện phong phú, tiềm năng du
lịch dồi dào cùng khả năng phát triển các vùng chuyên canh nông - lâm nghiệp
rộng lớn. Với những thuận lợi đó Cao Bằng đã thu hút được khá nhiều dự án đầu
tư, nhất là trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện. Với mong
muốn được mở rộng hợp tác. Tỉnh Cao Bằng đã và đang hoàn thiện các cơ chế,
chính sách ưu đãi quyết tâm thực hiện cam kết: "Cao Bằng tạo điều kiện tốt nhất
cho các nhà đầu tư”.

Với nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú. Cao Bằng có điều kiện
thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp. Đi đầu là khai thác và chế biến khoáng
sản, đặc biệt là khai thác quặng sắt quặng Mangan và luyện gang thép. Hiện nay,
Cao Bằng có 150 mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản khác nhau với trữ
lượng và chất lượng tốt. Ngoài ra. còn có các loại khoáng sản như: Vàng, thiếc,
Vonfram, Chì, Kẽm, Uran, Antimon có tiềm năng lớn đã và đang đượckhai thác
phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Cao Bằng còn có hệ thống sông suối gồm sông Bằng, sông Hiến, sông Quây Sơn,
sông Bắc Vọng, sông Gam, sông Nho Quế có độ dốc lớn, có thể xây dựng nhiều
nhà máy thuỷ điện tổng công suất 300 - 400 MW.
Bên cạnh đó, Tỉnh có diện tích đất tự nhiên rộng 6.724,62 km2, với 5.987 km2 đất
nông - lâm nghiệp. Diện tích trồng lúa chiếm 36% diện tích đất sản xuất nông
nghiệp. Đất nông nghiệp của tỉnh có khả năng phát triển đỗ tương, thuốc lá, mía
cho chất lượng tốt. Diện tích đất cỏ rừng chiếm 61,79% diện tích đất lâm nghiệp.


Độ che phủ rừng đạt 50%. Cao Bằng có hệ thực vật phong phú có giá trị cao với
nhiều loại cây quy có giá trị kinh tế cao và những loài động vật có trong sách đỏ,

Đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển rừng nguyên liệu, các vùng chuyên
canh rộng lớn và hình thành nhà máy nông - lâm sản.

Ngoài ra, Cao Bằng có nhiều danh lam, thắng cảnh như: Thác Bản Giốc, động
Ngườm Ngao, hồ Thang Hen, đỉnh núi Phja Oắc cao 1931m,... cùng nhiều di tích
như: di tích lịch sử Pác Bó nói Bác Hồ về nước sau 30 năm bôn ba nước ngoài, khu
rừng Trần Hưng Đạo - nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân...
Đây là những tiềm năng to lớn cho việc phát triển các loại hình du lịch.
Nông nghiệp:
Tập trung thâm canh lúa, ngô cao sản, cây màu để tăng nhanh sản xuất lương thực
quy thóc.

Phát triển thành vùng tập trung cây công nghiệp ngắn ngày để thuận lợi cho sản
xuất, thu hoạch, chế biến. Trước hết ưu tiên phát triển cây mía, thuốc lá, đậu tương,
chè đắng, hồi, sở.
Xây dựng vùng cây ăn quả tập trung và phân tán nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
và chế biến bao gồm: dẻ, lê, cam, quýt, hồng...
Đối với cây thực phẩm phát triển theo hướng đa dạng và đạt tiêu chuẩn rau sạch
phục vụ tiêu dùng tại chỗ. Phát triển một số cây dược liệu quý hiếm đặc thù của
tỉnh như: chè đắng, cây một lá, bách bộ, kim anh, ngũ gia bì. Xây dựng vườn thuốc
gia đình đáp ứng nhu cầu chữa bênh của nhân dân.
Chăn nuôi: Phát triển đại gia súc (trâu, bò, ngựa, dê), gia cầm, cá, ong đáp ứng thị
trường trong và ngoài tỉnh.
-

Lâm nghiệp


Khoanh nuôi và bảo vệ là chủ yếu, trồng rừng mới ở khu vực đầu nguồn, vùng
phòng hộ xung yếu, vùng gần đường giao thông. Sử dụng hiệu quả diện tích đất

trống đồi trọc, hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật trong dân, kết hợp trồng cây lấy gỗ, cây
công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi. Tập trung trồng trúc dọc quốc lộ 34 thuộc
huyện Nguyên Bình và Bảo Lạc, trồng cây thông lấy nhựa dọc quốc lộ số 3. Thực
hiện tốt chương trình trồng rừng quốc gia tập trung tại các huyện như: Bảo Lạc,
Bảo Lâm, Nguyên Bình.
-

Công nghiệp

Phát huy tối đa những lợi thế của tỉnh đặc biệt là các ngành khai thác và chế biến
khoáng sản. Đồng thời tăng cường xây dựng các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của xã hội.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong tỉnh tham gia đầu tư phát triển công
nghiệp và TTCN, tăng cường toạ dựng môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư từ
bên ngoài nhằm phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp then chốt quy mô lớn.
Tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng quy mô của các xí nghiệp hiện
có. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông lâm sản quy mô vừa và nhỏ với
công nghệ tiên tiến. Từng bước công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn góp phần thực hiện mục tiêu xoá đót giảm nghèo. Khuyến khích các
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư phát triển sản xuất.
Phát triển công nghiệp nông thôn tập trung cho các làng nghề mũi nhọn của tỉnh,
phục hồi và phát triển một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. Hình thành
một số cụm công nghiệp - TTCN phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, miền
núi.
-

Thương mại - Dịch vụ - Du lịch


Thương mại: Phát triền cả nội thương và ngoại thương với mọi thành phần kinh tế

để tận thu nguồn hàng xuất khẩu và bán được hàng hoá tận tay người tiêu dùng,
phát triển chợ theo trung tâm cụm xã ở khu vực nông thôn.

Tìm cách tăng thêm vốn lưu động và cố định, xây dựng cơ sở vật chất cho toàn
ngành. Thương nghiệp quốc doanh là nòng cốt cung cấp hàng hoạt vật tư cho sản
xuất và đời sống nhân dân. Tăng cường củng cố các doanh nghiệp, HTX mua bán
doanh nghiệp tư nhân. Xây dựng các trung tâm thương mại Thị xã và ở 3 của khẩu
Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang.
Dịch vụ: Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ tổng hợp như: Tài chính, Ngân
hàng, Bảo hiểm. Thông tin, Tư vấn quảng cáo, Chuyển
giao công nghệ khuyến nông, khuyến lâm, tìm kiếm việc làm. .. Khuyến khích các
gia đình có thân nhân ở nước ngoài hoặc đang công tác ở tỉnh ngoài đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội địa phương. Phát triển dịch vụ thông tin, chuyển giao công
nghệ, tư vấn đầu tư và tư vấn thị trường.
Du Lịch: Trên cơ sở những tiềm năng và vật chất đã có về du lịch, tiếp tục phát huy
và mở rộng liên doanh liên kết với bên ngoài để thu hút vốn đầu tư. Trước hết phát
triển khu du lịch Pác Bó và các điểm du lịch ở Thị xã Cao Bằng, Thác Bản Giốc,
Lam Sơn, Động Ngườm Ngao, Hồ Thăng Hen.
2.2 . Công tác giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo tỉnh Cao Bằng.
2.2.1. Nhưng ưu điểm.
Công tác giáo dục tư duy lí luận của cán bộ tuyên giáo tỉnh Cao Bằng chịu sự tác
động ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như môi trường xã hội,
môi trường công tác, mức độ rèn luyện tu dưỡng của mỗi người…Trong đó việc


tăng cường công tác giáo dục tư duy lí luận của mỗi người giữ vai trò chủ yếu và
quyết định nhất .
Đội ngũ cán bộ tuyên giáo tỉnh nhà được được hình thành từ nhiều nguồn , từ lực
lượng vũ trang, từ các ngành ngành giáo dục, văn hóa, thông tin, báo chí từ trường
chính trị hoặc từ các ban ngành trong hệ thống chính trị, từ sinh viên tốt nghiệp

sang các trường Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, từ Học viện Chính Trị Quốc Gia
Hồ Chí Minh và các học viện trực thuộc …Nhưng chủ yếu vẫn từ nguồn giáo viên
và quân đội. Hiện nay, đội ngũ cán bộ tuyên giáo nhìn chung được lựa chọn kĩ
càng, thận trọng cho nên về cơ bản đã hình thành được đội ngũ cán bộ có năng lực
quản lí , có kinh nghiệm thực tiễn công tác đảng, công tác vận động quần chúng ,
có lối sống lành mạnh, phẩm chất đạo đức tốt so với cán bộ ở một số ban , ngành
khác, tỉ lệ cán bộ tuyên giáo được đào tạo cơ bản cao hơn.
Những năm qua Đảng cũng không ngừng đổi mới tư duy để tạo điều kiện và môi
trường thuận lợi cho cán bộ tuyên giáo rèn luyện. Chính môi trường thực tiễn sống
động , đa dạng, phong phú đòi hỏi kích thích đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ
tuyên giáo nói riêng tư duy biện chứng, phát huy tính năng động chủ động sáng
tạo trong tư duy , suy nghĩ, hành động. Và bằng thực tiễn qua công tác tuyên giáo
giải quyết những vấn đề về công tác tư tưởng , công tác tuyên giáo, công tác khoa
giáo rất mềm dẻo, linh hoạt được sự ủng hộ của nhân dân đối với đảng, nhà nước
chúng ta có thể thấy trình độ tư duy lí luận của họ đã được nâng cao một bước khá
rõ rệt. Đánh giá về ưu điểm của đội ngũ cán bộ tại hội nghị lần thứ ba ban chấp
hành trung ương khóa VIII, đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười nhấn mạnh: Đội ngũ
cán bộ, trước hết là đội ngũ lãnh đạo quản lý đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững
vàng, có ý thức tự chủ, tự lực tự cường, năng động và sáng tạo , có kiến thức trình
độ và năng lực hoạt động thực tiễn, trưởng thành trong quản lí kinh tế , quản lí xã
hội, thích nghi dần với cơ thể mới . Trình độ tư duy của người cán bộ tuyên giáo đã


có sự chuyển biến tích cực . Đó là kết quả của sự chuyển đổi cơ chế quản lí đã tạo
ra môi trường thực tiễn sống động và kết quả của ý thức chủ động trong học tập và
rèn luyện tư duy của chính bản thân của người cán bộ
2.2.2. Những biểu hiện yếu kém và nguyên nhân
Bên cạnh những ưu điểm, công tác giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo
hiện nay vẫn còn tình trạng, ngang tầm , bất cập về trình độ, năng lực tư duy của
cán bộ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra , biểu hiện nhiều mặt.

Một là: về mức độ chuyển hóa và nắm bắt và chuyển hóa kiến thức lí luận thành tư
duy suy nghĩ còn hạn chế.
Do lí luận còn có khoảng cách khá xa so với thực tiễn , cuộc sống, do những hạn
chế trong công tác đào tạo , giáo dục lí luận, nên kết quả đào tạo không phải bao
giờ cũng như mong muốn. Trong thực tế vẫn còn có những hiện tượng học lí luận
nhưng không tin vào lí luận , hoặc còn lười học, lười nghiên cứu một số học lướt
chỉ cốt lấy được bằng cấp. Những người học kiểu đó rõ ràng không có tác dụng ,
cũng có người học lí luận, nghiên cứu lí luận nhưng hiểu biết lí luận mới chỉ dừng
lại ở lí thuyết , những cái trừu tượng , những nguyên lí , quy luật trừu tượng không
vận dụng được, hoặc còn rất lúng túng khi vận dụng vào thực tế, vào tư duy hành
động . Còn đối với chuyên môn nghiệp vụ của mình thì, một số cán bộ tuyên giáo
chưa thực sự có phương pháp tư duy biện chứng duy vật, tư duy còn mang nặng
yếu tố cảm tính , thiên về lí thuyết sách vở non kém về năng lực trừu tượng hóa và
khái quát hóa trong tư duy phân tích và tổng hợp.
Hai là: Việc nhận thức và vận dụng đường lối , chủ trương chính sách của đảng và
nhà nước vào việc xây dựng các chủ trương chính sách, phát triển kinh tế xã hội cụ
thể trong thực tiễn cuộc sống còn có những biểu hiện giáo điều , kinh nghiệm chủ
nghĩa.


Cấp tổ chức thực hiện là cấp vận dụng nhưng vẫn muốn vận dụng được trước hết
phải nắm được tinh thần, thực chất, nội dung, cốt lõi của đường lối chủ trương
chính sách của đảng và nhà nước. Ở đây đòi hỏi phải tư duy đường lối ở trình độ lí
luận , tư duy chính bằng những khái niệm và tính biện chứng phản ánh trong
đường lối. Còn tư duy về đường lối một cách giáo điều hoặc chỉ dừng lại ở kinh
nghiệm thì không những không có khả năng hiểu thấu đáo đường lối mà còn hiểu
sai dẫn đến sự không thông suốt trong các cấp, các ngành. Nhận định về những hạn
chế đó văn kiện đại hội đại biểu IX đã chỉ rõ : Một số quan điểm chủ trương chưa
rõ, chưa có nhận thức thống nhất và chưa được thông suốt ở các cấp các ngành.
Ba là: Năng lực tổ chức thực tiễn, tổng kết thực tiễn còn nhiều bất cập. Văn kiện

đại hội IX chỉ ra: Việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương chính sách của
đảng chưa tốt , một số nghị quyết của đảng khó vào cuộc sống, công tác chỉ đạo ,
điều hành ở các cấp, các ngành còn thiếu bất cập, thiếu kiểm tra, đôn đốc, và chưa
có sự phối hợp chặt chẽ , hiệu lực và hiệu quả chưa cao. Nhiều nhiệm vụ công tác
lớn đã được đề ra nhưng thực hiện không đến nơi đến chốn hoặc chỉ nói mà không
làm.
Bốn là: Cán bộ tuyên giáo là người tham mưu giúp cấp ủy đảng chỉ đạo, phối hợp,
kiểm tra tất cả các mặt hoạt động của công tác tư tưởng, văn hóa nhưng lại bộc lộ
nhiều hạn chế, bất cập trong việc chỉ đạo các chức năng này. Vì khả năng tư duy lí
luân không cao nên còn yếu về khả năng phát hiện, nắm bắt đề xuất, xử lí, dự báo
xu hướng phát triển của các vấn đề nổi cộm, đột xuất, không bình thường diễn ra ở
địa phương. Trung thành , tận tụy nhưng thụ động , ít sáng tạo trong công tác, cố
gắng truyền đạt thông tin không sai nhưng không sâu , kém hấp dẫn, hiệu quả công
tác còn thấp.


Năm là: Trình độ học vấn , trình độ lí luận chính trị của một bộ phận chưa tương
xứng với nhiệm vụ , những kiến thức lí luận chính trị và phương pháp giáo dục lí
luận mà họ đã tiếp thu trước đây chưa đủ cơ sở nhận thức, lí giải sâu sắc các quan
điểm đường lối của đảng trong tình hình hiện nay.
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường tư duy lí luận cho cán bộ
tuyện giáo tỉnh Cao Bằng hiện nay.
3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của đảng , sự quản lí của nhà nước đối với công
tác giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo tỉnh Cao Bằng hiện nay.
Sự lãnh đạo quản lí, của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương là một trong
những nhân tố hàng đầu quyết định hiệu quả và chất lượng công tác giáo dục tư
duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo tỉnh Cao Bằng hiện nay. Bởi vì, công tác giáo
dục tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo là một bộ phận của công tác Đảng. Để
công tác giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo tỉnh đạt kết quả cao nhất để
mỗi cán bộ đảng viên có sự nhận thức đúng đắn không ngừng học tập và nâng cao

trình độ và năng lực tư duy lí luận của bản thân cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao
của đảng bộ và tỉnh và các cấp ủy đảng địa phương. Thông qua nó mới có thể đánh
giá đúng tình hình thực tiễn, kịp thời cổ vũ, biểu dương những mặt tích cực phát
hiện những sai lầm, khuyết điểm có thể có những biện pháp giải quyết đúng đắn,
kịp thời cho từng cán bộ , đảng viên. Sự lãnh đạo của đảng còn thể hiện ở việc đưa
ra những định hướng, chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức cho công
tác giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo.
Nhà nước cũng góp phần không nhỏ vào việc quản lí công tác giáo dục tư duy lí
luận cho cán bộ tuyên giáo trên cơ sở đường lối, quan điểm của đảng thông qua
việc xây dựng, bổ sung hệ thông pháp luật, cơ chế chính sách quản lí các hoạt động


liên quan đến lĩnh vực lí luận và công tác giáo dục tư duy lí luận, xử lí kịp thời và
nghiêm minh đối với những vi phạm pháp luật trên lĩnh vực này.
Để làm tốt được những công việc trên cần có sự cố gắng nỗ lực của tất cả các cấp,
các ngành trong toàn bộ hệ thống chính trị nói và sự nhận thức đúng đắn bản thân
từng cán bộ tuyên giáo.
3.2. Đổi mới chương trình, nội dung và hình thức giáo dục tư duy lí luận cho
đội ngũ cán bộ tuyên giáo
Đổi mới chương trình, nội dung và hình thức giáo dục tư duy lí luận có thể coi là
một trong những giải pháp có thể tạo ra những chuyển biến lớn về hiệu quả công
tác giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ tuyên giáo tỉnh Cao Bằng hiện nay.
Trước hết chúng ta cần đổi mới hoàn thiện chương trình các hệ đào tạo, bồi dưỡng
theo hướng thiết thực, hiện đại, sát nhập với đối tượng. Bên cạnh đó cần đa dạng
hóa nội dung giảng dạy , kết hợp giữa những kiến thức lí luận và thức tiễn công tác
để làm cho nội dung phong phú và cuốn hút người nghe.
Đổi mới hình thức giáo dục tư duy lí luận chính là việc đa dang hóa các hình thức
giáo dục như : giáo dục thông qua hệ chính quy tập trung, qua giáo dục từ xa, qua
diễn thuyết … Ngoài ra còn sử dụng các hình thức như tham quan bảo tàng, giáo
dục thông qua việc học tập các tấm gương của các lãnh tụ, qua các gương điển

hình tiên tiến nó có thể tác động nhanh, mạnh vào tri giác của cán bộ , đảng viên
đem lại hiệu quả cao.
Như vậy, để đem lại hiệu quả cho công tác giáo dục tư duy lí luận cho cán bộ tuyên
giáo tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay thì bên cạnh việc sử dụng các chương
trình , nội dung, hình thức sao cho đa dạng thiết thực đúng với định hướng của
đảng trong công tác này


×