Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT HẠ LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 31 trang )

LỜI CẢM ƠN
Bằng kiến thức thu được sau 5 năm học, cùng sự hướng dẫn tận tình của
các thầy cô giáo đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá
trình học tập, cũng như giai đoạn tốt nghiệp, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp
với để tài:

BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT HẠ LONG
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo:
Thầy giáo GS.TS.KTS NGUYỄN BÁ ĐANG, người đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Thầy giáo NGUYỄN QUANG ANH đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp em hoàn
thành tốt phần nội thất của đồ án.
Mặc dù được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô, cùng sự nỗ lực
của bản thân nhưng đồ án của em cũng không tránh khỏi những sai sót , em rất
mong nhận được các ý kiến, nhận xét, chỉ bảo của các thầy cô, nhà trường để
đồ án được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2013
SINH VIÊN

VŨ ĐỨC HẢI - 508110009


Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc.

BẢN CAM ĐOAN
Kính gửi khoa Kiến Trúc Công Trình- Trường ĐH Phương Đông
Tên em là: Vũ Đức Hải
Lớp 508110A- Khoa KTCT
MSSV: 508110009


Sau một thời gian nhận đề tài tốt nghiệp và thể hiện đồ án tốt nghiệp
Em xin viết bản cam đoan này, em xin cam đoan Đồ án tốt nghiệp với đề tài:

“BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT HẠ LONG”
Là do ý tưởng và thể hiện của em.
Em xin cam đoan với nhà trường là không sao chép đồ án của người khác.
Nếu bị phát hiện vi phạm em xin chịu mọi trạch nhiệm và mọi hình thức kỷ luật
của nhà trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
HÀ NÔI, THÁNG 5 NĂM 2013
SINH VIÊN

VŨ ĐỨC HẢI - 508110009


MỤC LỤC
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I.

SỰ CẦN THIẾT CỦA MỘT BẢO TÀNG

II.

CÁC CƠ SỞ NGHIÊN CỨU

III.

CÁC TIÊU CHÍ CỦA ĐỒ ÁN

PHẦN II: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG.

I.

VỊ TRÍ KHU ĐẤT

II.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU ĐẤT
1. Điều kiện địa hình.
2. Điều kiện khí hậu.

III.

HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT NGHIÊN CỨU
1. Hiện trạng giao thông
2. Hiện trạng cây xanh, mặt nước
3. Hiện trạng kiến trúc, cảnh quan xung quanh

IV.

ĐÁNH GIÁ CHUNG ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

PHẦN III. Ý ĐỒ THIẾT KẾ
PHẦN IV. NỘI DUNG THIẾT KẾ
PHẦN V. GIẢI PHÁP NỘI THẤT.
PHẦN VI. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT.
PHẦN VII. CÁC BẢN VẼ


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA MỘT BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT
1. Tỉnh Quảng Ninh và vịnh Hạ Long
Quảng Ninh và vịnh Hạ Long nằm ở khu vực Đông Bắc nước ta, tỉnh Quảng
Ninh có diện tích hơn 5.900 km2, hơn 250 km đường biển và hơn 1 triệu người.
Cuộc sống người dân Quảng Ninh từ trước đến nay dựa vào việc khai thác tài
nguyên rừng, biển, than để phát triển kinh tế.
Quảng Ninh hiện đang tìm cách mở rộng cơ
sở phát triển kinh tế. Công nghiệp khai thác than
hiện là nguồn khai thác nhân công chủ yếu của tỉnh
được xem là ngành công nghiệp xế chiều vì những
quy định ngặt nghèo về môi trường thế giới liên
quan đến hàm lượng sulur trong than. Thị trường
than đang suy giảm với thị trường còn lại là xuất
khẩu cho Trung Quốc. Giá than trên thế giới suy
giảm là nguyên nhân giảm sút của ngành công
nghiệp này.
Du lịch đang được xem như một ngành có
khả năng thay thế ngành công nghiệp than với vai
trò khai thác nhân công chủ yếu của tỉnh trong thời
gian trung hạn và dài hạn. Du lịch là nền tảng để
phát triển ngành công nghiệp thay thế cho những công việc đã mất thuộc ngành
công nghiệp than đang suy giảm


Bản đồ vịnh Hạ Long
Tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là cảng có tiềm năng lớn để phát triển các dịch
vụ du lịch cùng với vể đẹp tự nhiên của vịnh Hạ Long bao gồm: Khu nội địa, bãi
biển và luồng lạch tạo cơ hội trong sự phát triển các dịch vụ du lịch, tạo cơ hội
trong sự phát triển các dịch vụ du lịch. Vẻ đẹp và ý nghĩa của khu vự mang tầm
vóc quốc tế, với vịnh Hạ Long được UNESCO xếp vào di sản văn hoá thế giới và

là 1 trong 7 kỳ quan thiờn nhiờn của thế giới nhờ vào những giá trị về văn hoá,
thẩm mỹ, địa lý - sinh thái và kinh tế. Vốn quý tự nhiên trên có tiềm năng hấp
dẫn nhiều du khách đến thăm hàng năm để thưởng thức vẻ đẹp của khu vực
cũng như những nét văn hoá của người dân địa phương.
Vịnh Hạ Long với hơn 1500 km2 diện tích và với 1969 hòn đảo trải dài
suốt cả vịnh là là điều kiện lý tưởng cho việc phát triển đầu tư và kinh doanh du
lịch biển. Các hòn đảo đều có các loại thực vặt quý hiếm và các thắng cảnh tự
nhiên như hang động có tiềm năng du lịch lớn. Trong khi các luồng tàu đều đã
được xác định rõ, nước trong vịnh hiếm khi có sóng lớn, nên đây là điều kiện lý
tưởng cho hoạt động du thuyền hoặc đi thăm những cảnh quan hấp dẫn.
Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản văn hoá là 1 trong 7 kỳ quan
thiờn nhiờn của thế giới. Kỳ quan này đã hấp dẫn hơn một triệu khác du lịch đến
thăm quan Quảng Ninh.
Số liệu lấy từ sở du lịch Quảng Ninh cho thấy tỉnh có tốc độ phát triển
nhanh chóng trong nghành du lịch và doanh thu du lịch thu hút 484.888 du khách
trong năm 2001 so với 354.387 du khách vào thăm trước đó, tăng 37%. Trong 9
tháng đầu năm 2002 khu vực Quảng Ninh thu được tổng thu nhập từ du lịch là
532VNĐ, tăng 52,1% so với giai đoạn cùng kỳ năm 2001.
Du lịch tromg khu vực đã phát triển không những về qui mô mà còn có
tầm quan trọng quốc gia- thị phần du khách quốc tế của tỉnh tăng từ 13% trong
năm 1999 lên 21% trong năm 2001.
2. Hạ Long


Hạ Long trung tâm chính trị của tỉnh, một tiềm năng du lịch
Hạ Long là trung tâm chính trị của tỉnh Quảng Ninh, không những vậy Hòn
Gai còn là vùng đất giàu tiềm năng về kinh tế ,du lịch và văn hoá.
Hạ Long còn là nơi thường xuyên diễn ra các hội nghị quốc tế cấp cao
giữa các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Tỉnh Quảng Ninh không chỉ đầu tư vào việc khai thác than, phát triển du

lịch mà còn biết tạo nên vùng đất phát triển về chính trị văn hoá. Với nhiều dự án
đầu tư các công trình về hành chính văn hóa mà điển hình là trung tâm âm nhạc
Quảng Ninh và không có nơi nào hợp lý hơn là ở Hòn Gai.
Người dân Hạ Long rất thân thiện, cởi mở và mến khách. An ninh tốt, các
tệ nạn xã hội rất ít. Khí hậu trong lành, tuyệt vời cho cuộc sống hiện đại.
Chế độ hành chính rất thông thoáng do đó thu hút mạnh mẽ đầu tư trong
và ngoài nước .

Đài tưởng niệm


Chợ Hạ Long
LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Qua đánh giá, phân tích giá trị, thực trạng, sự phát triển mạnh mẽ và tầm
ảnh hưởng của Hạ Long đối với tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung
về phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực trông bối
cảnh mà xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng cao.
Bảo tàng như một cầu nối giữa quá khứ và hiện tại ,một phần của kí ức
giúp cho những người đương đại có thể hiểu được những giai đoạn của lịch sử
hay những thứ hàng ngày của cuộc sống mà họ chưa được biết đến
Quảng Ninh là một vùng đất giàu tiềm năng, Hạ Long là một thành phố
trẻ, hiện đại, văn minh. Phải chăng cần có một công trình tạo điểm nhấn táo bạo
về kiến trúc cho Hạ Long.
Chính vì mong muốn đó là lý do mà em đã chọn đề tài:
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT HẠ LONG
II. CÁC CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
1. Tầm quan trọng của bảo tàng nghệ thuật với cuộc sống
Nói chung, cá bảo tàng thường được chia thành bốn loại: bảo tàng quốc gia (lưu
giữ những bộ sưu tập quan trọng của đất nước), bảo tàng ngành nghề, bảo tàng
địa phương và các bảo tàng độc lập (tư nhân, tổ chức). Giống như ngân hàng ký



ức, vấn đề quan trọng nhất đối với một bảo tàng có lẽ là phải trở thành những
nguồn tư liệu lịch sử sống động, có một không hai, đem tới cho công chúng một
cái nhìn sâu sắc về quá khứ, hiện tại và tương lai. Hiện vật cần được trưng bày,
ngoài mục đích phục vụ nghiên cứu, còn vì sự cần thiết cho cá nhân, cộng đồng,
xã hội, và hơn thế, còn bởi vì chúng ẩn chứa và nuôi dưỡng cái đẹp.
Bảo tàng nghệ thuật là môi trường học tập nghệ thuật và thẩm mỹ lý tưởng, dù
chính thức hay không chính thức, dù là sự tham gia thực hành tích cực hay chỉ
là việc quan sát thụ động (Hein, G. E, 1998). Tại Bảo tàng Anh, mỗi phòng ban
đều được thiết lập và hoạt động như những cơ sở nghiên cứu khoa học, như
ban Cận Đông cổ đại, ban Mỹ thuật cổ Ai Cập, ban Mỹ thuật cổ Nhật Bản, ban
Nghệ thuật Châu Âu thời kỳ Tiền sử, Cổ đại, Trung cổ và Hiện đại. Ban Giáo dục
(Bảo tàng Anh) thậm chí còn lập ra những "Ngày học tập" để mọi người có cơ
hội khảo cứu chuyên sâu hơn những nền tảng văn hoá, nhân dịp một cuộc triển
lãm hoặc trong phạm vi của một bộ sưu tập, và thường có mời các chuyên gia
giảng bài hay tổ chức hội thảo ngay tại phòng triển lãm (gallery talks). Đa số các
bảo tàng đều có các dịch vụ giáo dục cho công chúng. Rất nhiều nhà giáo dục
đang tìm tới các bảo tàng với các mục tiêu giáo dục cụ thể. Nhiều bảo tàng có
chương trình hàng năm với các hoạt động được lên kế hoạch dài hạn nhằm hỗ
trợ giáo viên, bồi bổ kiến thức và kích thích sự quan tâm của các em học sinh
đối với nghệ thuật và lịch sử.
Ngày nay, tầm quan trọng của bảo tàng nghệ thuật càng được tăng cường trong
vai trò cung cấp nhiều cơ hội khác nhau cho trẻ em và người lớn hội nhập với
thế giới, qua đó, họ có thể phát triển các kỹ năng thẩm mỹ hay văn hóa quan
trọng cần thiết đối với cuộc sống ngày đang càng mang tính nhân văn hơn. Với
sự nổi lên của các công nghệ mới, các viện bảo tàng có thể đáp ứng như cầu
giáo dục tương tác cho công chúng. Một số bảo tàng lịch sử còn có khu vực
"Khảo cứu”, thực chất là một trung tâm khoa học thực hành. Du khách có thể
tiến hành thí nghiệm với hàng trăm đối tượng, được sử dụng thêm các thiết bị và

công cụ khoa học, khuyến khích mọi người quan sát, tìm tòi các mối quan hệ và
rút ra kết luận riêng. Công nghệ tiên tiến cũng hỗ trợ các bảo tàng nghệ thuật bắt
kịp thế giới không gian internet ngày nay. Hầu như tất cả các bảo tàng hiện nay
đều có một địa chỉ trên World Wide Web. Không có gì ngạc nhiên khi các viện
bảo tàng bắt đầu sử dụng Internet như một phương tiện mở rộng nguồn tài


nguyên giáo dục đến tận từng gia đình. Trên trang web của bảo tàng, người truy
cập có thể dễ dàng tải về những thông tin, tài nguyên, sự kiện, các danh sách
nghệ sĩ, triển lãm, tác phẩm, có thể đọc thêm nhờ các đường liên kết tới các
trang web hữu ích có chủ đề hay loại hình văn hóa khác nhau, chẳng hạn như
lịch sử nghệ thuật, văn hóa, khoa học... Trang web của bảo tàng nghệ thuật cũng
có thể là phương tiện hữu ích để tổ chức cuộc điều tra trực tuyến về hoạt động
của chính bảo tàng, cho phép mọi người trao đổi các ý tưởng thông qua các bản
lấy ý kiến (comment). Bằng cách sử dụng các công nghệ của thế kỷ 21, bảo tàng
nghệ thuật không chỉ có khả năng thực hiện vai trò thiết yếu như một nguồn tài
nguyên giáo dục thẩm mỹ mà còn góp phần cải biến việc học tập thành một niềm
vui và kinh nghiệm đáng nhớ của con người.
Nếu nhìn sâu hơn về khía cạnh vật chất, các bảo tàng nghệ thuật cũng có đóng
góp đáng kể vào doanh thu của đất nước, vì đó là một nguồn thu hút du lịch.
Mặc dù thực tế hầu hết các bảo tàng, như Bảo tàng Anh, được tài trợ bởi chính
phủ và ngành xổ số kiến thiết, và do đó, khách vào thăm bảo tàng là miễn phí,
các viện bảo tàng một khi thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới chính là tạo
ra sự tăng trưởng lợi nhuận cho các khách sạn, ngành công nghiệp thực phẩm
và bán lẻ khi lượng du khách tăng lên hàng năm. Thêm vào đó, có nhiều viện
bảo tàng dù không được chính phủ tài trợ hoàn toàn song lại là những địa điểm
thu hút khách (ví dụ bảo tàng tượng sáp Madame Tussaud), tuy chúng hướng tới
mục tiêu giải trí nhiều hơn là giáo dục.
Vì vậy, không hề ngạc nhiên khi nhiều bảo tàng bị cáo buộc là "tầm thường hóa
quá khứ, đùa rỡn với lịch sử, tập trung vào các đối tượng không xứng đáng".

Lưu ý đến di sản văn hóa, các nhà phê bình cảnh báo rằng thật thiếu chín chắn
khi bảo tàng có xu hướng thỏa mãn những thị hiếu tầm thường, và nhiều hoạt
động liên kết nặng về dịch vụ du hý được coi như là sự hạ thấp phẩm giá. Trong
một số đặc biệt của tạp chí Pháp Beaux Arts tháng 3/2010, nhà phê bình nghệ
thuật Emmanuelle Lequeux cảnh báo về sự nổi lên của một nền “văn hóa hàng
hóa” (“merchandised culture”). Bà cho rằng sẽ dẫn đến “sự suy tàn của các bảo
tàng quốc gia nếu như các chính phủ giảm bớt nguồn tài trợ cho các nhà bảo
tàng mà lại trông đợi vào việc những cơ sở phụng sự nghệ thuật đó tự kiếm
thêm các khoản thu nhập riêng cho họ” [qua những biện pháp “vụ tiền bạc”]. Có
lẽ điều đó cũng đúng nếu căn cứ theo những định nghĩa chặt chẽ về chức năng


của bảo tàng, nhưng từ quan điểm cá nhân người xem mà nói, các bảo tàng
cũng chẳng có tội tình gì lớn khi họ thêm vào vài thứ “lạc đề” so với các khái
niệm liên quan tới di sản, song mang lại lạc thú cho khách thăm. Ngạn ngữ Anh
có câu: chỉ ép học mà không được vui chơi sẽ biến một bé ngoan thành trẻ hư
(all work no play makes Jack a dull boy).
Hơn nữa, viện bảo tàng nghệ thuật còn có vị trí quan trọng trong cuộc đấu tranh
giữa những gì được ghi nhớ và những gì bị lãng quên. Song chính xác thì ai là
người có quyền quyết định ai / cái gì được nhớ / phải quên? Nhà nước, dân
chúng và doanh nghiệp đều đóng góp tiền của cho các bảo tàng thông qua các
hình thức đánh thuế, thế nhưng rốt cuộc, ký ức quốc gia lắm khi chỉ nhớ tới
những người nổi bật, những kẻ quyền thế. Có nhiều âm mưu làm giả, bóp méo,
chế tác và thiết kế lại lịch sử nghệ thuật tùy theo “khẩu vị” hay ý thích của người
nắm quyền thiết lập những bộ sưu tập và/hay trưng bày các hiện vật [được cho
là có tính nguyên bản, có giá trị lịch sử]. Họ thích lịch sử nghệ thuật được mô tả
thật đẹp đẽ. Tuy nhiên, khi hiển thị lịch sử, người ta phải tôn trọng tầm quan
trọng của những sự kiện (đôi khi là bi kịch) và cần kể lại khéo léo với một mức
độ chính xác nhất định. Hiện nay, nhiều người nắm trọng trách quyết định các
nội dung của bảo tàng đang phải đối mặt với sự cám dỗ của chứng bệnh “mất trí

nhớ một cách có chọn lọc” (the temptation of selective amnesia), mà theo Adorno
(1995) “bị xuyên tạc, bóp méo so với nguyên gốc, bị chia cắt khỏi các nền văn
hóa sống động mà chúng đã từng là một phần hữu cơ, những hiện vật/đồ tạo tác
một khi được đặt trong bảo tàng có nghĩa là đã sa vào quá trình chết.”
Rõ ràng là trong thời đại kinh tế phát triển hiện nay, để đạt được các yêu cầu về
cơ sở vật chất đối với một bảo tàng, hay đơn giản là gallery nghệ thuật, thường
là không khó khăn lắm; song những yêu cầu về chất lượng phục vụ giáo dục và
thưởng lãm - mang tính “trừu tượng” hơn - có thể cũng khó thỏa mãn hơn, nhất
là những tiêu chí đảm bảo phương hướng hoạt động lấy người xem làm trung
tâm. Trong khi những tiêu chuẩn về khả năng tiếp cận của công chúng đối với
bảo tàng hoặc các bộ sưu tập là chìa khóa trong việc xây dựng nền tảng cho một
cơ sở (bảo tàng), thì các đòi hỏi về dịch vụ công và giáo dục phải là nội dung và
mục đích cơ bản nhất mà một bảo tàng luôn luôn phải chú trọng và thỏa mãn.
Trong thời đại toàn cầu hóa có sự đa dạng hóa và giao lưu văn hóa mãnh liệt,
bảo tàng nghệ thuật và các gallery nghệ thuật là những nơi còn có các hoạt


động truyền bá, phối hợp triển lãm lưu động,trao đổi hiện vật… với các bảo tàng
hay gallery nước ngoài có các truyền thống văn hóa đa dạng khác nhau, bên
cạnh nhiệm vụ chính là bảo tồn và trưng bày các tác phẩm nghệ thuật được tạo
ra bởi các nghệ sĩ bản địa mang đậm bản sắc quốc gia, lãnh thổ. Mọi người đến
đó để tìm hiểu các truyền thống văn hóa thông qua các tác phẩm nghệ thuật và
đồ tạo tác được tạo ra trong các truyền thống khác nhau. Hơn nữa, giờ đây, các
bảo tàng và gallery nghệ thuật (quốc gia hay quốc tế) còn thu thập và hiển thị
các tác phẩm nghệ thuật có giá trị, bất kể chủng tộc, sắc tộc, quốc gia, xã hội và
nền văn hóa của người nghệ sĩ. Bảo tàng và gallery nghệ thuật giờ đây là những
không gian độc đáo, nơi người xem có thể vượt qua các rào cản (về tri thức, văn
hóa, tín ngưỡng, chủng tộc) ngăn cách và chia rẽ con người, như vậy, bảo tàng
và gallery nghệ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường sự tôn
trọng và hiểu biết lẫn nhau giữa mọi người trong cộng đồng. Các cá nhân

thường gặp gỡ, đối thoại với các truyền thống văn hóa khác thông qua các triển
lãm và các chương trình nghệ thuật mà bảo tàng và gallery nghệ thuật cung cấp.
Không có lý do gì để nghĩ rằng khi tới thăm một bảo tàng hay gallery, mọi người
sẽ chỉ thụ động ngắm nhìn các tác phẩm nghệ thuật, các bức tranh hay hình ảnh
xưa cũ hơn là khi họ đọc một cuốn sách (Raphael, Samuel, 1994). Mọi người,
ngay cả trẻ em có cha mẹ hướng dẫn, nói chung đều có khả năng ra những
quyết định thích hợp và biết phân tích, đánh giá về những triển lãm trong bảo
tàng hay gallery thay vì loá mắt tin ngay vào những gì được chứng kiến. Một
cách tổng quát, bảo tàng nghệ thuật có thể đem lại cho mọi người khả năng nắm
bắt xác thực về sự vận động và phát triển của thế giới nghệ thuật. Bất kỳ người
xem là ai, một nhà lãnh đạo quốc gia, một thủ lĩnh cộng đồng, một cử tri hiểu
biết, hoặc đơn giản chỉ là một quan sát viên đang muốn nhìn ngắm cuộc đời qua
các tác phẩm nghệ thuật, hoặc giả đó là những chuyên gia đang nghiên cứu
nghệ thuật hay sử học mỹ thuật nhằm đánh giá về hiện tại hoặc dự đoán cho
tương lai của nền mỹ thuật… - thông qua các hiện vật bảo tàng, đều cần phải và
nên được khuyến khích các thói quen tư duy về văn hóa tối cần thiết gắn với giá
trị sống còn của tư cách đạo đức và trách nhiệm người công dân.
2. Vài nét bảo tàng nghệ thuật
Bạn đã có bao giờ chìm đắm trong thế giới đầy mê hoặc của những bảo tàng chưa? Trên thế giới có
hàng trăm viện bảo tàng, nhưng có một vài bảo tàng trong số đó hàng năm thu hút hàng trăm ngàn


lượt khách tham quan và người ta đôi khi phải mất trọn vẹn cả một ngày mới đi dạo hết một vòng
trong nó.

1. Bảo tàng Louvre, Pari, Pháp

Louvre là một viện bảo tàng nghệ thuật và lịch sử nằm tại Quận 1, thành phố Paris, nước
Pháp. Có vị trí ở trung tâm lịch sử thành phố, bên bờ sông Seine, Louvre vốn là một pháo
đài được vua Philippe Auguste cho xây dựng vào năm 1190. Cuối thế kỷ 14, dưới thời



Charles V, Louvre trở thành cung điện hoàng gia và sau đó tiếp tục được mở rộng qua các
triều đại. Từ năm 1672, khi triều đình Pháp chuyển về lâu đài Versailles, bộ sưu tập
hoàng gia được lưu trữ tại Louvre. Thời kỳ Cách mạng Pháp, cung điện trở thành bảo
tàng, mở cửa ngày 10 tháng 8 năm 1793.

Những hiện vật ban đầu của Louvre chủ yếu từ bộ sưu tập hoàng gia và tài sản
của giáo hội bị tịch thu trong thời kỳ cách mạng. Dưới thời Đệ nhất đế chế, nhờ những
cuộc chinh phạt của Napoléon, nhiều tác phẩm nghệ thuật và hiện vật khảo cổ giá trị
được chuyển về Louvre. Nhưng sau thất bại của quân đội Pháp trong trận Waterloo, phần
lớn các hiện vật này đã trở về với những quốc gia chủ nhân cũ. Bộ sưu tập của Louvre
tăng trở lại dưới thời Bourbon phục hoàng và kể từ Đệ tam cộng hòa, bên cạnh những
hiện vật mua lại, bảo tàng còn liên tục nhận được các di vật và tặng phẩm cá nhân.


Ngày nay, Louvre là một trong những viện bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới, nơi
trưng bày các hiện vật về những nền văn minh cổ, nghệ thuật Hồi giáo và nghệ
thuật châu Âu từ thế kỷ 13 cho tới giữa thế kỷ 19. Với diện tích 210.000 m2,
Louvre trưng bày 35.000 trên tổng số 380.000 hiện vật. Trong bộ sưu tập của
bảo tàng Louvre hiện nay có những tác phẩm nổi tiếng bậc nhất của lịch sử nghệ
thuật, như Tượng thần Vệ Nữ, Tượng thần chiến thắng Samothrace, Mona Lisa,
Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân, cùng các hiện vật giá trị về những nền văn
minh cổ, như phiến đá ghi bộ luật Hammurabi, tấm bia Mesha... Năm 2008,
Louvre đón 8,5 triệu lượt khách, giữ vị trí địa điểm thu phí được viếng thăm
nhiều nhất Paris, đồng thời cũng là bảo tàng thu hút nhất trên thế giới.
2. Bảo tàng Vatican, thành phố Vatican, Roma, Italia




Bảo tàng Vatican - rộng 55.000 mét vuông - là bảo tàng lâu đời nhất và là một trong
những viện bảo tàng lớn nhất với những hiện vật và tác phẩm quý giá nhất thế giới. Bất
cứ ai đã đến Vatican thì không thể không viếng thăm khu bảo tàng nằm ở phía Bắc của
Đền thờ Thánh Phêrô, bao gồm một nhóm các bảo tàng với hàng ngàn gian phòng trưng
bày trong một khuôn viên rộng lớn như mê cung.


Trái tim của Bảo tàng Vatican là Nhà nguyện Sistine, nơi các vị Hồng y tiến hành
bầu chọn Giáo hoàng mới. Viện bảo tàng này lúc nào cũng đông nghẹt người


tham quan là các du khách đến Vatican, cũng như các học giả và các nhà nghiên
cứu nghệ thuật trên thế giới. Trong số hàng chục triệu du khách và người hành
hương đến Vatican mỗi năm, ít nhất có hơn 4 triệu người vào thăm Bảo tàng
Vatican.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
A. Phạm vi nghiên cứu
Thành phố Hạ Long
Khu vực xây dựng công trình: Phường Bạch Đằng-Hòn Gai, thành phố Hạ
Long, Quảng Ninh.
B. Đối tượng nghiên cứu
Bảo tàng ,khu trưng bày những hiện vật,không gian sáng tạo,vui chơi
III. CÁC TIÊU CHÍ CỦA ĐỒ ÁN
1. Quy hoạch cảnh quan: phải tận dụng triệt để các điều kiện thuận lợi của
khu đất xây dựng .
2. Công trình: đảm bảo dây truyền công năng hợp lý, thuận tiện khi đưa vào
hoạt động.
Công trình có tính thẩm mỹ cao, thể hiện được đặc trưng của thể loại công
trình bảo tàng qua hình khối và vật liệu sử dụng, công trình mang tính địa
phương.

Không gian kiến trúc hấp dẫn, linh hoạt.
3. Hoạt động: thu hút được du khách trong và ngoài nước đến thưởng thức,
nghiên cứu và tham quan và từ đó góp phần gìn giữ, phát triển các loại hình
nghệ thuật của nước nhà.

PHẦN II
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
I. VỊ TRÍ KHU ĐẤT.
Khu đất có vị trí:


- Phía Đông là Vịnh Hạ Long
- Phía Tây là trục đường Lê Thánh Tông
- Phia Đông Bắc là đài tưởng niệm có diện tích tương đối rộng, thoáng có
lối đi dạo với nhiều cảnh quan tầm quốc gia. Sát phía đông bắc là thư viên
tỉnh.
- Phía Nam là công viên dọc theo bờ kè Vịnh chạy dài suốt cho đến chợ Hạ
Long.
Khu đất với diện tích 6.5 ha, hiện tại khu đất là bãi đất trống, đang là
bãi chứa vật liệu xây dựng và có một số nơi làm chổ neo đậu cho một số
tàu đánh bắt, tàu bôn nhỏ.
Khu đất nằm bên bờ Vịnh Hạ long và nhiều công trình công cộng
khác như bến thuyền du lịch, công viên tượng đài, thư viện tỉnh.

Đường Lê Thánh Tông


Thư viện tỉnh Quảng Ninh

Khu dân cư lân cận



Khu đất nhìn từ khu dân cư lân cận

Nhìn từ khu đất


Đường bao biển
II.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU ĐẤT.

1. Điều kiện địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc thoải dần ra phía Vịnh Hạ
Long.
2 Điều kiện khí hậu
Khu vực Hòn Gai có gió mùa nóng ẩm từ tháng 5 cho đến tháng 9
còn các tháng khác trong năn thường là khô ráo và đẹp trời. Mùa đông tương đối
lạnh(dưới 100C), nhiệt độ hàng năm trung bình khoảng 23 0C hiếm khi đến 400C.
Đây là điều kiện lý tưởng cho hoạt động du lịch dụa vào thiên nhiên.
Các tông tin cụ thể về khí hậu của Hạ Long rất hạn chế, tóm tắt thông tin
thu thập được như sau:
Nhiệt độ:
-Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,5 0C.
-Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 2) nhiệt độ cao nhất khoảng 22 0C.


-Mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) nhiệt độ trung bình xấp xỉ 28 0C.
Lượng mưa:
-Lượng mưa trung bình năm từ 2000-2900(mm).

-Trung bình số ngày có mưa trong năm là 140 -160 ngày/năm.
-Mùa mưa kéo dài gần 4 tháng từ tháng 6 đến tháng 10.
Độ ẩm:
-Độ ẩm trung bình xấp xỉ 90%.
-Độ ẩm tối đa xuất hiện vào tháng 9; 12; và tháng 1 xấp xỉ 90-93%.
-Độ ẩm tối thiểu xuất hiện vào mùa khô xấp xỉ 75-80%.
Gió:
Gió tại khu vực Hòn Gai theo mùa như điều kiện môi trường khu vực
Đông Á. Do vậy, môi trường xung quanh có đặc trưng sau:
-Từ tháng10 đến tháng 4 thông thường là gió mùa Đông Bắc xấp xỉ 510(m/s) và hiếm khi đạt đến được mức giólớn 25(m/s).
-Từ tháng 5 đến tháng 9 có gió mùa phía Nam và gió theo hướng Nam
đến Đông nam, trung bình tốc độ 5(m/s) hoặc ít hơn hiêm khi đạt đến mức gió
lớn hơn 30(m/s).
Giai đoạn chuyển tiếp giữa các mùa có gió nhẹ và hay thay đổi.
Bão:
Bão là vấn đề lo ngại. Bão ở bán cầu Bắc xảy ra tại 5 độ vĩ tuyến Bắc
(Hòn Gai gần vĩ độ 21 Bắc). Thông thường bão đi theo hướng Đông Tây và xảy
ra từ tháng 7 đến tháng 1. Gió bão đi ngược chiều kim đồng hồ.
Để hiểu được ảnh hưởng của bão đối với mặt băng xây dựng, đã tiến hành phân
tích đường đi nhờ vào những đánh giá lịch sử về bão trong khu vực:
Đánh giá này chỉ ra như sau:
-Hàng năm có từ 3 đến 5 trận bão ở miền Bắc tiếp giáp với phía Nam biển
Đông trung bình trong 40 năm qua.
-Tuy nhiên chỉ có một lượng nhỏ trong các con số các cơn bão này đến
khu vực xây dựng để đủ tạo sóng đáng kể trong phạm vi hẹp của Vịnh Hạ Long.
Phân tích cho thấy rằng trung bình mỡi năm có 1,4 trận bão có ảnh hưởng trực
tiếp đến Vịnh trong 40 năm qua.
-Phân tích tốc độ gió trong khoảng 50 năm, tốc độ gió tại khu vực là từ 3035(m/s). Tức là tốc độ gió cao nhất ghi được trong 30 năm qua là 40(m/s).



-Để có thể ảnh hưởng đến điều kiện sống tại khu vực, các cơn bão phải đi
đến phía Nam của Vịnh Hạ Long. Trường hợp xấu nhất chắc chắn là đương đi
hướng Tây, đi qua phía Nam của Vịnh và tràn qua bờ biển tiếp cận Hải Phòng.
III. HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT NGHIÊN CỨU.
1. Hiện trạng giao thông.
Khu đất nằm trong dự án nhà hát của tỉnh Quảng Ninh, nằm trên trục
đường Lê Thánh Tông, một trong những trục đường chính của thành phố Hạ
Long nên tương đối đầy đủ, dễ tiếp cận đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tham
quan, đi lại.
Có các đường nội bộ để liên hệ khu đất với các khu lân cận.
Có hướng nhìn thuận lợi là hướng Bắc, Đông Bắc và hướng Nam.

2. Hiện trạng cây xanh mặt nước.
Hiện tại khu đất đang là bãi đất trống đang trong quá trình san lấp để
khởi công dự án nhà hát của tỉnh
Khu đất nằm bên bờ vịnh Hạ Long nên được tận hưởng 1 không gian
mặt nước hết sức rộng lớn.
3. Hiện trạng kiến trúc cảnh quan xung quanh.
Hiện tại, kiến trúc cảnh quan xung quanh khu đất tương đối đồng đều.
Phía Đông bắc là thư viện tỉnh và đài tưởng niệm. Phía Tây Bắc dọc trục đường
Lê Thánh Tông là khu dân cư với các công trình chủ yếu từ 3-6 tầng.
4. Đánh giá chung địa điểm xây dựng.
Khu đất nằm trong dự án nhà hát của tỉnh và xung quanh cũng là những
khu đất đang nằm trong quy hoạch một số dự án lớn như Time tower, The Bay
view towers. Có địa hình, giao thông và cảnh quan hết sức lý tưởng.
Đặc biệt đây là khu vực có nhiều các công trình văn hóa công cộng của
thành phố nên việc kết hợp một trung tâm văn hóa- hội nghị tại khu đất là hết
sức hợp lý.



Công trình sau khi được thiết kế sẽ hứa hẹn là điểm nhấn kiến trúc,
tăng thêm tính đa dạng về mặt kiến trúc cho khu vực nói riêng và thành phố Hạ
Long nói chung. Góp phần phục vụ tốt nhu cầu thưởng thức âm nhạc, học tập,
giao lưu và lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, thu hút được sự quan tâm
đông đảo của người dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế.

PHẦN III
Ý ĐỒ THIẾT KẾ
I. ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ
Đây là công trình mang tính chất nghệ thuật, tiếp cận rõ ràng với trào lưu
kiến trúc đương đại nên sử dụng hình khối và vật liệu mang tính ngẫu hứng, cả
công trình sẽ là một bài test về nghệ thuật sắp đặt giữa không gian lớn, sử dụng
hình khối đơn giản nhưng tạo được ấn tượng mạnh.
Quan tâm đến kỹ việc xử lý không gian cảnh quan kết hợp với hình khối
công trình. Ngoài ra còn chú ý đến việc dùng công nghệ ánh sáng nhằm đem lại
cái nhìn khác lạ về công trình.
II. Ý TƯỞNG THIẾT KẾ.
Ý TƯỞNG

Than đá


×