Tải bản đầy đủ (.pptx) (78 trang)

Kỹ thuật Bào chế viên nén

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 78 trang )

VIÊN NÉN


MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Kể được ưu nhược điểm và phân loại thuốc viên
nén.
2. Trình bày các loại tá dược dùng trong công thức viên
nén.
3. Trình bày được ý nghĩa, phạm vi áp dụng và các
phương pháp bào chế thuốc viên nén.
4. Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng thuốc viên
nén.


NỘI DUNG
1. Định nghĩa.
2. Ưu – Nhược điểm của viên nén.
3. Kỹ thuật bào chế viên nén.
4. Tiêu chuẩn chất lượng viên nén.
5. Một số dạng viên nén đặc biệt.
6. Một sô công thức viên nén.


I ĐỊNH NGHĨA
Viên nén là dạng thuốc rắn, có hình dạng và kích thước
rất khác nhau.Thường 1à hình trụ dẹt, được bào chế bằng
cách nén một hay nhiều dược chất, có thêm tá dược hoặc
không thêm tá dược. Viên nén sau khi dập có thể được bao
bằng một màng bao thích hợp.



Hình ảnh một số dạng viên nén


II ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIÊN NÉN
2.1 Ưu điểm
- Đã được chia liều một lần tương đối chính xác.
- Thể tích gọn nhẹ, dễ vận chuyển, dễ mang theo
người,
bảo quản được lâu.
- Dễ che dấu mùi vị khó chịu của dược chất.


2.1 Ưu điểm (tt)
- Dễ đầu tư sản xuất lớn, do đó giá thành giảm
- Phạm vi sử dụng rộng: Có thể uống, nuốt, nhai,
ngậm, cấy, đặt, pha thành dung dịch (tiêm)
- Người bệnh dễ sử dụng và nhận biết tên thuốc:
Phần lớn viên nén dùng để uống, trên viên có thể in
chữ, khắc rãnh, in khối lượng trên mặt viên


2.2 Nhược điểm
-Tác dụng chậm nên không dùng trong cấp cứu và
bệnh nhân đang hôn mê.
- Uống hơi khó khăn, có thể gây buồn nôn khi nuốt.
- Sau khi dập thành viên, diện tích bề mặt tiếp xúc
của dược chất với môi trường hoà tan bị giảm rất
nhiều, do đó với dược chất ít tan nếu ky thuật bào
chế viên nén không tốt, tính sinh khả dụng của thuốc
có thể bị giảm khá nhiều.



III KỸ THUẬT BÀO CHẾ VIÊN NÉN
3.1 Lựa chọn tá dược xây dựng công thức viên
nén
Có một số dược chất có cấu trúc tinh thể đều đặn
có thể dập thành viên mà không cần cho thêm tá
dược như:
Natriclorid, amoni bromid, kali clorid, kali
permanganat,...
Tuy nhiên, số dược chất này không nhiều. Với đa
số dược chất còn lại, muốn dập thành viên nén,
người ta phải cho thêm tá dược.


3.1 Lựa chọn tá dược xây dựng công thức viên
nén (tt)
Việc lựa chọn tá dược để xây dựng công thức
dập viên là một khâu quan trọng trong quá trình
sản xuất viên nén, vì theo quan điểm sinh dược
học, tá dược ảnh hưởng trực tiếp đến tính sinh
khả dụng của viên.


3.1 Lựa chọn tá dược xây dựng công thức viên
nén (tt)

Yêu cầu chung của tá dược viên nén
là:
Đảm bảo độ bền cơ học của viên, độ ổn định hóa học

của dược chất, giải phóng tối đa dược chất tại vùng
hấp thu, không có tác dụng dược lý riêng, không độc,
dễ dập viên và giá cả hợp lý.


3.2 Tá dược thuốc viên nén
-------------------------------------------

3.2.1 Tá dược độn:
Còn gọi là tá dược pha loãng, được cho thêm vào
viên để đảm bảo khối lượng cần thiết của viên hoặc
để cải thiện tính chất cơ lý của dược chất ( tăng độ
trơn chảy, độ chịu nén…) làm cho quá trình dập
viên được dễ dàng hơn


* Tá dược độn tan trong nước:
- Lactose.
- Lactose phun sấy: Được điều chế từ lactose ngậm nước
nhưng do trơn chảy và chịu nén tốt hơn lactose nên được
dùng để dập thẳng.
- Saccarose: thường dùng làm tá dược độn và dính khô
cho viên hoà tan, viên nhai, viên ngậm.
- Glucose
- Manitol
- Sorbitol


Tá dược độn không tan trong nước
Thường dùng các loại tinh bột, dẫn chất cellulose và bột mịn vô

cơ.
- Tinh bột: tinh bột bắp, tinh bột khoai tây , tinh bột sắn . . .
- Tinh bột biến tính: Là tinh bột đã qua xử lý bằng các phương
pháp lý hoá thích hợp có tính chịu nén và trơn chảy tốt hơn tinh
bột.
- Cellulose vi tinh thể: Tên thương mại 1à Avicel
Được dùng nhiều trong viên nén dập thẳng do có nhiều ưu điểm:
Chịu nén tốt, trơn chảy tốt, làm cho viên dễ rã.
- Các muối: Dicalci phosphat…


3.2.2 Tá dược dính
Là tác nhân liên kết các tiểu phân để tạo hình viên,
đảm bảo độ chắc của viên.
Gồm Có :

* Tá dược dính lỏng
* Tá dược dính thể rắn


*Tá dược dính lỏng: Dùng trong phương pháp xát hạt ướt.
- Hồ tinh bột: Nồng độ 5 – 15%.
- Dịch thể gelatin : Nồng độ 5 – 10%.
- Dịch thể PVP (Polyvinyl pyrrolidon):
+ Dính tốt, ít ảnh hưởng đến thời gian rã của viên.
+ Nồng độ 3 – 15 %.
- Dẫn chất cellulose:
+ Methyl cellulose (MC): Dùng dịch thể 1 – 5% trong nước.
Natri carboxymethyl cellulose (NaCMC).
+ Hydroxypropylmethyl cellulose (HPMC).

+ Hydroxypropyl cellulose (HPC).
+ Dịch gôm arabic :
nồng độ 5-15%


* Tá dược dính thể rắn:
Thường dùng cho viên xát hạt khô và dập thẳng.
- Tinh bột biến tính.
- Dẫn chất cellulose.
- Avicel.


3.2.3 Tá dược rã
Tá dược rã làm cho viên rã nhanh và rã mịn, giải phóng
tối đa bề mặt tiếp xúc ban đầu của tiểu phân
dược chất với môi trường hoà tan, tạo điều kiện cho quá trình
hấp thụ dược chất về sau.
Như vậy vai trò của tá dược rã là làm cho viên giải phóng
trở lại bề mặt tiếp xúc với môi trường hoà tan của dược chất
càng nhiều càng tốt ( theo cơ chế trương nở)


3.2.3 Tá dược rã (tt)
* Các loại tá dược rã hay dùng như :
a. Tinh bột :
Tinh bột ngô, tinh bột khoai tây, tinh bột hoàng tinh ... với tỷ
lệ từ 5 - 20% so với viên
Cách rã của viên phụ thuộc một phần vào cách phối hợp
tinh bột
Thông thường người ta chia tinh bột thành 2 phần:

+ Phần rã trong ( khoảng 80-90% )
+

Phần rã ngoài (10-20%)


* Các loại tá dược rã hay dùng ( tt ) :
- Tinh bột biến tính:
Tá dược gây rã viên nhanh do khả năng trương
nở mạnh trong nước (tăng thể tích 2 - 3 lần so với
khi chưa hút nước)
Ví dụ như : Eura - tab: chủ yếu làm rã viên,
Eura - gel: vừa rã vừa dính
- Avicel: làm cho viên rã nhanh do khả năng hút
nước và trương nở mạnh
- Các dẫn chất khác của cellulose như :
+ Methyl cellulose,
+ Na CMC . . .


3.2.4 . Tá dược trơn
Tá dược trơn có nhiều tác dụng trong quá trình dập viên:

1- Chống ma sát:
Giảm ma sát giữa viên và thành cối, giúp cho
việc đẩy viên ra khỏi cối được dễ dàng hơn.
2- Chống dính:
Giảm dính viên vào bề mặt chày trên.
3- Điều hoà sự chảy:
Tăng cường độ trơn chảy của bột hoặc hạt dập

viên do giảm ma sát liên kết tiểu phân, làm cho viên
dễ đồng nhất về khối lượng và hàm lượng.
4- Làm cho mặt viên bóng đẹp


3.2.4 . Tá dược trơn ( tt )
* Các loại tá dược trơn hay dùng:
- Magnesi stearat:
Làm trơn, chống ma sát (tỉ lệ dùng khoảng 1% so
với bột thô)
- Bột talc:
Làm trơn, điều hòa sự chảy, (tỉ lệ thường dùng 1-3% ).
Khả năng bám dính hạt kém hơn Magiesi stearat.
- Aerosil (Silicol dioxid):
Bột nhẹ rất mịn nên khả năng bám dính bề mặt hạt tốt
thường dùng tỉ lệ thấp 0,1-0,5%
Tác dụng chính là điều hòa sự chảy
* Tá dược trơn được cho vào sau cùng, ngay trước khi
mang đi dập viên


3.2.5 Các tá dược khác:
Ngoài 4 tá dược chính ở trên luôn có mặt trong
thành phần công thức viên nén, còn có các tá dược
khác có thể tham gia vào công thức như:
+
+
+
+
+


Tá dược màu,
Tá dược hút,
Tá dược làm ẩm,
Chất làm thơm,
Chất ổn định.


3.3 Các phương pháp điều chế thuốc viên nén
Phương pháp điều chế thuốc viên nén tùy thuộc
vào cách tạo hạt:
Tạo hạt ướt, tạo hạt khô và dập thẳng với các
dược chất có sẵn cấu trúc hạt.
Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm và
phạm vi ứng dụng khác nhau.


3.3.1 Phương pháp dập trực tiếp (Dập thẳng) :
Một số dược chất có cấu trúc tinh thể đều đặn (giống
như hạt), trơn chảy và liên kết tốt có thể dập thẳng thành
viên mà không cần thêm tá dược như:
Natriclorid, urotropin, Kalipermanganat…
Tuy nhiên số dược chất đó không nhiều.
Trong đa số trường hợp, muốn dập thẳng người ta phải
thêm tá dược dập thẳng (Avicel, lactose phun sấy, …)
để cải thiện độ trơn chảy và chịu nén của viên.


×