Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.9 KB, 14 trang )

Header Page 1 of 27.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ HẢO

XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI
PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 9

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC
Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học
(Bộ môn Sinh học)
Mã số : 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Đinh Quang Báo

HÀ NỘI – 2015

Footer Page 1 of 27.

1


Header Page 2 of 27.

MỤC LỤC
Lời cảm ơn ................................................................ Error! Bookmark not defined.
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt...................... Error! Bookmark not defined.
Mục lục ........................................................................................................................1
Danh mục bảng ......................................................... Error! Bookmark not defined.


Danh mục sơ đồ, hình vẽ, biểu đồ ............................. Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..............................7
1.1. Tổng quan về bồi dưỡng học sinh giỏi .................................................................7
1.1.1. Về bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS .............................................................7
1.1.2. Lược sử nghiên cứu việc xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 9 ...................................................................................................................9
1.2. Cơ sở lý luận ...................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Học sinh giỏi ................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Học sinh giỏi sinh học lớp 9 với kiến thức phần Sinh thái học .............. Error!
Bookmark not defined.
1.2.3. Khái niệm chuyên đề ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Bồi dưỡng ........................................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.5. Vai trò của chuyên đề trong bồi dưỡng học sinh giỏi ... Error! Bookmark not
defined.
1.2.6. Tiếp cận hệ thống trong dạy học Sinh học ...... Error! Bookmark not defined.
1.3. Cơ sở thực tiễn ................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Chương trình và sách giáo khoa sinh học 9 phần Sinh thái học ............. Error!
Bookmark not defined.
1.3.2. Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại huyện Error! Bookmark not
defined.
CHƢƠNG 2. X Â Y D Ự N G C H U Y Ê N Đ Ề B Ồ I D Ƣ Ỡ N G H Ọ C S I N H
G I Ỏ I P H Ầ N SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 9 . Error! Bookmark not defined.
2.1. Xây dựng cấu trúc, nội dung chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần sinh
thái học ...................................................................... Error! Bookmark not defined.

Footer Page 2 of 27.

1



Header Page 3 of 27.

2.1.1. Căn cứ xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi 9 môn Sinh học
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Nguyên tắc xây dựng nội dung chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi 9 môn
Sinh học .................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Yêu cầu sư phạm của chuyên đề trong dạy HSG sinh học 9 Error! Bookmark
not defined.
2.1.4. Quy trình xây dựng chuyên đề ........................ Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Cấu trúc chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần sinh thái học – Sinh
học 9 .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Biện pháp sử dụng chuyên đề trong dạy HSG sinh học 9 phần STH ........ Error!
Bookmark not defined.
2.2.1. Biện pháp sử dụng chuyên đề trong dạy HSG nghiên cứu tài liệu phục vụ bài
học mới ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Biện pháp sử dụng chuyên đề trong ôn tập, hệ thống hóa kiến thức ...... Error!
Bookmark not defined.
2.2.3. Biện pháp sử dụng chuyên đề trong kiểm tra, đánh giá HSG ................. Error!
Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............. Error! Bookmark not defined.
3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Đối tượng, thời gian và địa bàn thực nghiệm..... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Chọn trường thực nghiệm ............................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Chọn học sinh thực nghiệm............................. Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Chọn giáo viên dạy thực nghiệm .................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Nội dung thực nghiệm:....................................... Error! Bookmark not defined.
3.4. Bố trí thực nghiệm ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.5. Xử lý số liệu ....................................................... Error! Bookmark not defined.
3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm ........................... Error! Bookmark not defined.
3.6.1. Phân tích định lượng các bài kiểm tra ............. Error! Bookmark not defined.

3.6.2. Phân tích định tính .......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................10

Footer Page 3 of 27.

2


Header Page 4 of 27.

PHỤ LỤC .................................................................................................................12

Footer Page 4 of 27.

3


Header Page 5 of 27.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát vai trò quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
Chúng ta đang ở những năm đầu của thế kỷ 21, giữa kỷ nguyên của thời đại
bùng nổ thông tin với nền kinh tế tri thức. Trước sự phát triển của thế giới, ngành
giáo dục Việt Nam đang mang trên vai một trọng trách nặng nề, cần có những bước
phát triển đúng hướng và nhảy vọt để tạo ra được nguồn nhân lực trình độ và hàm
lượng chất xám cao, đó là yêu cầu cấp bách của đất nước nhằm đáp ứng các yêu cầu
trong nước và hội nhập quốc tế. Báo cáo của Ban chấp hành TW toàn quốc lấn thứ IV
đã chỉ rõ “Nâng cao chất lượng giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển nhân

cách XHCN của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có văn hóa, có kỹ thuật và giàu
tính sáng tạo, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với phân công lao động của xã hội”.
1.2. Xuất phát từ thực trạng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS
Thực tế cho thấy rằng, nền giáo dục có ảnh hưởng rất to lớn đến sự hình thành
và phát hiện nhân tài của quốc gia. Các trường THCS là bước khởi nguồn, nơi phát
hiện và đào tạo nhân tài cho đất nước. Vì nhân tài không chỉ là những những phẩm chất
bẩm sinh mà cần phải được bồi dưỡng, tạo điều kiện để các em phát huy được tối đa
phẩm chất và thiên hướng đó ngay trong quá trình học tập ở nhà trường phổ thông,
trong đó cấp THCS là giai đoạn rất bản lề.
1.3. Xuất phát từ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS của môn Sinh học
Trong chương trình Sinh học cấp THCS lượng kiến thức được đưa ra khá
nhiều nhưng chỉ dừng lại ở mức thông hiểu là chính, công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi là công tác giáo dục có tính mũi nhọn đào tạo chất lượng cao của mọi cấp học.
Thực tế cho thấy việc bồi dưỡng học sinh giỏi thường chú trọng ở một số điểm:
- Phát hiện và lựa chọn học sinh, thành lập đội tuyển.
- Tìm phương pháp bồi dưỡng phù hợp và hiệu quả.
Phát hiện và chọn nhân tố thường được tiến hành ngay từ năm lớp 8, nhờ đó
người giáo viên có thể lập một kế hoạch và chiến lược cho việc bồi dưỡng học sinh
giỏi, đồng thời bước đầu tạo cho các em sự định hướng và hứng thú đối với môn
Sinh học
Bên cạnh việc phát hiện và chọn nhân tố, việc lựa chọn nội dung, tìm phương
pháp bồi dưỡng có tính quyết định đối với chất lượng đội tuyển. Trong đó nội dung,
bài tập phần môi trường và hệ sinh thái là một trong những nội dung trọng tâm thi

Footer Page 5 of 27.

4


Header Page 6 of 27.


lựa chọn và phát hiện những học sinh có năng khiếu môn Sinh học, cũng là nguồn
học sinh giỏi cho cấp học tiếp theo.
Sinh học là môn học đặc thù có những tính chất rất riêng trong phương pháp
nhận thức và phương pháp dạy học, đòi hỏi người giáo viên sinh học phải có những
năng lực và kỹ năng đặc thù tương ứng. Đặc biệt, với công việc dạy và bồi dưỡng
học sinh giỏi môn sinh học lớp 9, đỏi hỏi người giáo viên cần có trình độ, không chỉ
chuyên môn sâu mà còn cần có khả năng sư phạm tốt, đòi hỏi sự chịu khó, tìm tòi
và sự nhạy bén trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên hiện nay, không
phải bất kì giáo viên nào khi mới vào nghề hay khi giảng dạy cũng đáp ứng được
những điều này, đa số giáo viên ôn Sinh học cấp THCS còn gặp nhiều khó khăn,
lúng túng, con đường thực hiện còn mang tính tự phát, dựa vào kinh nghiệm là
chính. Mặt khác, ở cấp THCS chưa có chương trình, tài liệu do cấp quản lý quy
định chính thức mà chủ yếu do sự tìm tòi và tự biên soạn nội dung bồi dưỡng của
giáo viên các trường. Do đó công tác bồi dưỡng học sinh giỏi gặp những khó khăn,
hạn chế nhất định. Để tháo gỡ phần nào những khó khăn ấy và nhằm đáp ứng được
yêu cầu bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học với nội dung quan trọng
của phần sinh thái học, tôi chọn đề tài luận văn là: “Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng
học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9
nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Cơ sở lý luận của đề tài. Trong phần này, đề tài sẽ hê ̣ thố ng hóa
cơ sở lý luâ ̣n và thực tiễn về: chuyên đề, xây dựng chuyên đề; học sinh giỏi và công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Thứ hai: Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố , đặc biệt là nội dung
ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học.
Thứ ba: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học –
Sinh học 9.

Thứ tư : Xây dựng mục tiêu, nội dung, quy trình tổ chức thực nghiệm sử
dụng chuyên đề đã soạn để bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Dạy học Sinh thái học cho HSG lớp 9.

Footer Page 6 of 27.

5


Header Page 7 of 27.

4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học
sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9
5. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau:
- Làm thế nào để có thể nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
phần Sinh thái học – Sinh học 9?
- Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9
như thế nào?
6. Giả thuyết khoa học
- Chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9 sẽ
được nâng cao nếu học sinh được học theo một chuyên đề được xây dựng theo tiếp
cận cấu trúc hệ thống.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Các nghiên cứu khảo sát được tiến hành trên phạm vi trường THCS Liên
Ninh và THCS Tứ Hiệp huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội.
Số liệu sử dụng để nghiên cứu đề tài này được thu thập trong khoảng thời
gian từ năm 2011 đến năm 2013, những số liệu khảo sát mới được điều tra trong

năm 2014.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận của đề tài :
Cung cấ p một cách rõ ràng và hệ thống cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về
xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài :
Chuyên đề trên có thể đươ ̣c áp du ̣ng rô ̣ng raĩ với các trường THCS cả nước
và đáp ứng được yêu cầu đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái
học – Sinh học 9 trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu các công
trình nghiên cứu để phân tích, lựa chọn những nội dung làm cơ sở lý luận cho đề tài.
9.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
9.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát

Footer Page 7 of 27.

6


Header Page 8 of 27.

9.2.2. Phương pháp thực nghiệm dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 tại trường
THCS Tứ Hiệp, THCS Liên Ninh – Thanh Trì – Hà Nội theo chuyên đề bồi dưỡng
HSG đã xây dựng.
9.2.3. Phương pháp phỏng vấn giáo viên và học sinh.
9.2.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
9.2.5. Phương pháp thống kê toán học : xử lý các số liệu thu được từ khảo sát thực nghiệm.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn

được chia thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chuyên đề bồi
dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9.
Chƣơng 2: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh
thái học – Sinh học 9
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm.

Footer Page 8 of 27.

7


Header Page 9 of 27.

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về bồi dƣỡng học sinh giỏi
1.1.1. Về bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS
Nhìn lại lịch sử dân tộc Việt nam, từ đời xưa ông cha ta đã rất chú trọng đến
việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, đúc rút thành một kinh nghiệm quý báu “Hiền tài
là nguyên khí quốc gia”. Đến thăm Văn miếu Quốc Tử Giám chúng ta thấy trên văn
bia còn ghi: “Các bậc hiền nhân là yếu tố cốt tử đối với một chỉnh thể. Khi yếu tố
này dồi dào thì đất nước tăng tiến mạnh mẽ và phồn thịnh. Khi yếu tố này kém thì
quyền lực đất nước bị suy giảm” và “Những người tài giỏi, có học thức là một sức
mạnh đặc biệt đối với đất nước”. Ngay sau khi Cách mạng tháng tám thành công,
ngày 20/11/1946, trong bài viết “Tìm người tài đức”, Hồ Chủ Tịch khẳng định:
“Nước nhà còn phải kiến thiết, kiến thiết phải có người tài, trong số 20 triệu đồng
bào chắc không thiếu gì người có tài, có đức…”.
Thực tiễn quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho thấy, dân tộc Việt Nam
có tiềm năng, trí tuệ vô cùng phong phú, có điều chúng ta chưa phát hiện, chăm sóc,

bồi dưỡng để có thể phát huy hết tiềm năng trí tuệ còn tiềm ẩn. Ngày nay, GD&ĐT
được ưu tiên, đặt giáo dục ở vị trí quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội có cơ
chế, chính sách khuyến khích cho giáo dục phổ thông và hệ thống giáo dục quốc
dân. Nghị quyết 14 – NQ/TW của Bộ chính trị về cải cách giáo dục (tháng 1 - 1979)
đã chỉ rõ: “Cần coi trọng việc hứng thú, thói quen và phương pháp tự học của học
sinh, hướng dẫn họ biết cách nghiên cứu sách giáo khoa, sách báo khoa học, thảo
luận chuyên đề, tập làm thực nghiệm khoa học” [25], từ đó đã có nhiều công trình
nghiên cứu vận dụng vào dạy học và bồi dưỡng giáo viên phục vụ thay sách cải
cách giáo dục.
Bồi dưỡng HSG là nhiệm vụ trọng tâm của của ngành giáo dục và đào tạo,
cũng là một hoạt động mang tính đặc thù cao: Người học là học sinh giỏi, có năng
khiếu theo môn học; người dạy là những giáo viên có tay nghề cao, giàu kinh
nghiệm giảng dạy. Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo đã đóng góp
nhiều nhân tài cho xã hội. Nhờ có các nội dung giáo dục toàn diện mà các em có
điều kiện bộc lộ năng khiếu, tài năng. Nếu cha mẹ, bạn bè và đặc biệt là thầy, cô
giáo cảm nhận, phát hiện, nâng đỡ, bồi dưỡng mầm mống năng khiếu, kích thích
niềm say mê học tập thì biểu hiện của năng khiếu ngày càng rõ hơn. Năng khiếu

Footer Page 9 of 27.

8


Header Page 10 of 27.

được bồi dưỡng sẽ phát triển và ngược lại năng khiếu không được phát hiện, bồi
dưỡng thì sẽ mất dần. Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS là để phát
huy hết khả năng phát triển “tiềm tàng” ở học sinh, là tạo nguồn học sinh giỏi cho
các cấp học tiếp theo, thực hiện chiến lược “Bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Mặt
khác, kết quả học sinh giỏi là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển của một trường

THCS. Thành tích học sinh giỏi khẳng định uy tín của nhà trường.
Công tác đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi, đội ngũ công dân tương lai của
đất nước đồng hành với sự phát triển trí tuệ vượt bậc, toàn diện là mục tiêu quan
trọng của ngành giáo dục và đào tạo, đã được Đảng và Nhà nước ta coi là một trong
ba mục tiêu chiến lược của nền giáo dục nước nhà.
Bồi dưỡng học sinh giỏi giúp học sinh hoàn thiện tri thức, phát huy hơn nữa
những năng lực, năng khiếu của mình. Thực hiện công việc bồi dưỡng học sinh giỏi
tức là giáo viên trực tiếp tác động đến học sinh bằng việc truyền thụ tri thức, rèn
luyện kỹ năng, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề, bổ sung kiến thức còn thiếu ở
các em, định hướng và phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu…Việc bồi dưỡng
học sinh giỏi là cần thiết bởi nó quyết định đến hiệu quả cuối cùng là học sinh được
trang bị những kiến thức vững chắc và cũng từ đó tính sáng tạo của các em mới
được phát triển. Thực tế đã cho thấy, ở các trường THCS hiện nay, việc bồi dưỡng
học sinh giỏi đã được thực hiện với sự đầu tư khá lớn và mang lại những kết quả rất
khả quan.
Hiện nay, nhận thức và xác định rõ vai trò công tác giảng dạy và bồi dưỡng học
sinh giỏi cấp Trung học cơ sở, Nghị quyết số 44/2009/NQ- HĐND ngày 02/12/2009 của
HĐND - UBND huyện Thanh Trì đã thông qua 03 Đề án, trong đó có Đề án “Bồi dưỡng
học sinh giỏi, học sinh năng khiếu trong các trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện
Thanh Trì giai đoạn 2009- 2015”, với mục tiêu phấn đấu mỗi năm huyện Thanh Trì đạt
được số lượng học sinh giỏi các cấp là:
- Cấp Thành phố có từ 30 - 50 học sinh đạt giải (Đối với cấp Tiểu học) và có từ
50 - 70 học sinh đạt giải (Đối với cấp THCS ở 10 môn học trong đó có bộ môn Sinh học).
- Cấp Huyện có từ 450 - 470 học sinh đạt giải (Đối với cấp Tiểu học) và có
từ 380 - 400 học sinh đạt giải (Đối với cấp THCS ở 10 môn học trong đó có bộ môn
Sinh học) [26].
Để thực hiện hiệu quả Đề án, Phòng giáo dục và đào tạo đã quan tâm chú
trọng chỉ đạo đổi mới công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi, từ việc xây

Footer Page 10 of 27.


9


Header Page 11 of 27.

dựng kế hoạch đến việc triển khai thực hiện kế hoạch, kết quả học sinh giỏi lớp 9
các cấp được coi là một trong các tiêu chí thi đua trong các nhà trường, trong đó có
bộ môn Sinh học.
Như vậy, vấn đề bồi dưỡng HSG cấp THCS hầu như chưa có công trình
nghiên cứu nào, và ở huyện Thanh Trì cũng mới chỉ có Nghị quyết của HĐNDUBND huyện liên quan đến hoạt động này.
1.1.2. Lược sử nghiên cứu việc xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 9
- Nghiên cứu về vai trò của chuyên đề như một biện pháp dạy học:
Bàn về vấn đề nghiên cứu việc xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi
trong dạy học Sinh học 9, đã có không ít các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong đó phải
kể đến tác giả Huỳnh Quốc Thành với cuốn “Bồi dưỡng học sinh giỏi 9 và luyện thi
vào lớp 10 chuyên môn Sinh học” năm 2011, sách được biên soạn nhằm hệ thống hóa,
mở rộng và nâng cao kiến thức Sinh học để tham dự kỳ thi HSG môn sinh học lớp 9 và
thi vào lớp 10 chuyên sinh. Trong đó, tác giả đã xây dựng phần thứ hai – Sinh vật và
môi trường với 3 chuyên đề: Sinh vật và môi trường; hệ sinh thái; con người, dân số,
môi trường, bảo vệ môi trường. Mỗi chuyên đề được tác giả trình bày theo một trình tự
thống nhất: Câu hỏi lý thuyết, phân loại dạng bài tập, bài tập mở rộng và nâng cao [33].
Cũng đề cập đến vấn đề trên, cần phải kể đến các tác giả Nguyễn Văn Sang, Trần Tân
Phú, Lê Sơn Hà với cuốn "108 câu hỏi và bài tập Sinh học 9 – THCS" năm 2005
[33], tác giả Ngô Văn Hưng với cuốn “Giới thiệu đề thi và đáp án thi chọn học sinh
giỏi quốc gia môn Sinh” năm 2005 [18], tác giả Vũ Đức Lưu với cuốn "Luyện tập
Sinh học 9" năm 2008 [22], các tác giả Mai Sỹ Tuấn, Cù Huy Quảng với cuốn “Tài
liệu chuyên sinh học trung học phổ thông – Sinh thái học” năm 2011[35], Phạm Văn
Lập, Đỗ Thị Thanh Huyền với cuốn "Ôn thi vào lớp 10 trung học phổ thông chuyên
môn sinh học" năm 2013 [20], hay cuốn "Phương pháp giải nhanh các dạng bài tập

Sinh học" năm 2013 của tác giả Phan Khắc Nghệ [24], cuốn "Một số vấn đề phương
pháp dạy học sinh học" của các tác giả Đinh Quang Báo, Đặng Thị Dạ Thủy, Đỗ
Thị Phượng, Nguyễn Thị Nghĩa năm 2006 [3], ... Tất cả những tài liệu trên, ít nhiều
đã đề cập đến vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi dưới dạng các chuyên đề, câu hỏi và
bài tập , nội dung kiến thức cũng như hệ thống các bài tập được sắp xếp theo từng
chương hoặc phân loại rõ ràng, nhằm mục đích phục vụ hiệu quả trong việc ôn
luyện và khắc sâu, nâng cao kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh.

Footer Page 11 of 27.

10


Header Page 12 of 27.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo – Nguyễn Đức Thành (1998), Lý luận dạy học sinh học,
NXB giáo dục Hà Nội.
2. Đinh Quang Báo (1981), Phát triển hoạt động nhận thức của học sinh trong các
bài sinh học ở trường phổ thông Việt nam. Luận án Phó tiến sĩ.
3. Đinh Quang Báo, Đặng Thị Dạ Thủy, Đỗ Thị Phƣợng, Nguyễn Thị Nghĩa (2006),
Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy sinh học. NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). Sách giáo khoa sinh học 9. NXB Giáo dục.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). Sách giáo viên sinh học 9. NXB Giáo dục.
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Sách giáo khoa Sinh Học 12, NXB Giáo dục.
7. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Sách giáo viên Sinh Học 12, NXB Giáo dục.
8. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục.
NXB Giáo dục.
9. Công văn số 555/BGD&ĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
10. Công văn số 9847/SGD &ĐT – GDTrH ngày 19/9/2014 của Sở GD&ĐT Hà Nội

11. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên. Đề thi tuyển
sinh lớp 10 trường THPT chuyên KHTN các năm môn Sinh học.
12. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản
khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
13. Trịnh Nguyên Giao, Trần Bá Hoành (2007), Đại cương phương pháp dạy
học Sinh học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
14. Đỗ Thị Hà (2002) Sử dụng tiếp cận hệ thống hình thành các khái niệm Sinh học
trong chương trình STH 11- CCGD. Luận văn thạc sỹ giáo dục học.
15. Trƣơng Vũ Thu Hằng (2013), Vận dụng tiếp cận hệ thống để tích hợp giáo dục
bảo vệ môi trường trong dạy học sinh thái học cấp độ trên cơ thể, Sinh học 12
trung học phổ thông, luận văn thạc sĩ sư phạm Sinh học.
16. Hiệp hội các trƣờng đại học và cao đẳng ngoài công lập, Trung tâm kiểm
định đo lƣờng và đánh giá chất lƣợng giáo dục (2009), Đo lường và đánh giá
thành quả học tập, Lê Đức Ngọc biên tập.

Footer Page 12 of 27.

11


Header Page 13 of 27.

17. Tô Duy Hợp (2001), “Lí thuyết hệ thống - Nguyên lí vận dụng”, Tạp chí Triết
học, 127 (9), tháng 12, tr. 45-46.
18. Ngô Văn Hƣng (2005), Giới thiệu đề thi và đáp án thi chọn học sinh giỏi quốc
gia môn sinh. NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
19. Ngô văn Hƣng (chủ biên), Đỗ Thu Hà, Nguyễn Thu Hƣơng (2009), Hướng
dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông
môn sinh học lớp 6,7,8 và 9 cấp THCS.
20. Phạm văn Lập, Đỗ Thị Thanh Huyền (2013), Ôn thi vào lớp 10 trung học phổ

thông chuyên môn Sinh học, NXB Giáo dục Việt Nam.
21. Nguyễn Thị Huyền Linh (2011), Xây dựng và sử dụng hệ thống, bài tập để
bồi dưỡng HSG nội dung kiến thức di truyền và biến dị cấp độ phân tử Sinh học
9, Luận văn thạc sỹ sư phạm Sinh học
22. Vũ Đức Lƣu, (2008), Luyện tập sinh học 9. NXB Giáo dục
23. Phan Thị Bích Ngân (2003), Tổ chức hoạt động học tập tự lực trong dạy học
STH 11- THPT, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
24.Phan Khắc Nghệ, Phương pháp giải nhanh các dạng bài tập sinh học
25. Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 11/01/1979 của Bộ Chính trị ban chấp hành
Trung ương Đảng(Khóa IV) về cải cách giáo dục
26. Nghị quyết số 44/2009/NQ-HĐND ngày 02/12/2009 của HĐND-UBND huyện
Thanh Trì về việc thông qua 03 Đề án
27. Lê Thanh Oai (2003)“Sử dụng CH - BT để tích cực hóa hoạt động nhận thức
của HS trong dạy - học STH lớp 11 - THPT”, luận án tiến sỹ
28. Hoàng Phê (2000) Từ điển Tiếng Việt. NXB Giáo dục
29. Đỗ Thị Phƣợng (2005), Xây dựng và sử dụng câu hỏi – bài tập để tổ chức hoạt
động học tập tự lực của học sinh trong dạy học sinh sinh thái học – THPT. Luận
văn thạc sĩ khoa học giáo dục
30. Nguyễn Ngọc Quang (1980) Lý luận dạy học trường phổ thông. NXB Giáo dục
31. Nguyễn Văn Sang, Trần Tân Phú, Lê Sơn Hòa (2005), 108 câu hỏi và bài tập
Sinh học 9 – THCS, NXB Đà Nẵng
32. Dƣơng Tiến Sỹ (2010), Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học sinh học ở
trường THPT, chuyên đề cao học K19 khoa Sinh học, ĐHSP Hà Nội.

Footer Page 13 of 27.

12


Header Page 14 of 27.


33. Huỳnh Quốc Thành (2011), bồi dưỡng học sinh giỏi 9 và luyện thi vào lớp 10
chuyên môn Sinh học. NXB Đại học Sư phạm
34. Lê Đình Trung, Trịnh Nguyên Giao (2004), Tuyển tập Sinh học 1000 câu hỏi
và bài tập, NXB Hà Nội
35. Mai Sỹ Tuấn, Cù Huy Quảng (2011), Tài liệu chuyên sinh học trung học phổ
thông - Sinh thái học, NXB Giáo dục Việt Nam.
36. Từ điển tiếng Việt phổ thông – Viện ngôn ngữ học, NXB Phương Đông.
37.Website:

Administrator.

Trắc

nghiệm

IQ

của

Mesa

Đan

Mạch.

.
38. Website: Đỗ Ngọc Thống. Một số quan điểm về học sinh giỏi ở các nước trên
thế giới. .
39. Kenneth D. Bailey (2006). Living systems theory and social entropy theory.

Systems Research and Behavioral Science, 22, 291–300.
40. Kenneth D. Bailey, (1994). Sociology and the new systems theory: Toward a
theoretical synthesis. Albany, NY: SUNY Press.

PHỤ LỤC

Footer Page 14 of 27.

13



×