Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG môn lịch sử lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.05 KB, 33 trang )

SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Môn lịch sử là một nghành khoa học rất quan trọng trong nền khoa học xã hội
và nhân văn, và là một trong những môn học cơ bản trong hệ thống giáo dục phổ
thông. Lịch sử không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ sở về lịch sử
dân tộc và thế giới mà còn giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa
yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách,
bản lĩnh con người, gìn giữ bản sắc dân tộc. Lịch sử thế giới đã bước vào kỉ
nguyên thông tin và trí thức với xu hướng toàn cầu hóa rất mạnh. Trong bối cảnh
chung của thời đại và khi đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập thế giới, môn lịch sử càng cần được coi trọng và cần phát huy
chức năng giáo dục để chuẩn bị cho thế hệ trẻ làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ
công dân trong xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như trong giao lưu với các nền
văn hóa khác để tiếp nhận các thành tựu của văn minh nhân loại mà vẫn giữ vững
bản sắc văn hóa dân tộc và sự đa dạng của văn hóa thế giới.
Xuất phát từ sự nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của bộ môn lịch sử
trong nhà trường, cho nên các cấp các nghành nói chung cũng như đội ngũ giáo
viên giảng dạy bộ môn lịch sử nói riêng, chúng tôi đã phấn đấu chuyển tải và
hướng dẫn những chuẩn mực kiến thức, kĩ năng và thái độ tư tưởng đối với học
sinh nhằm khơi dậy niềm tin về lịch sử dân tộc với truyền thống dựng nước và giữ
nước của cha ông, hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện. Đặc biệt
trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh, tôi luôn hướng dẫn cho học
sinh tìm hiểu kiến thức, rèn luyện kĩ năng ghi nhớ sự kiện lịch sử, đánh giá bản
chất sự kiện lịch sử đúng, để từ đó các em vận dụng trong viết bài và làm bài lịch
sử có hiệu quả và có ý thức bảo vệ truyền thống dựng nước và giữ nước của dân
tộc ta trải qua các thời kì lịch sử, hiểu và yêu thích trong học lịch sử ở THCS.
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử nói chung và quá trình
bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng, giáo viên dạy sử vẫn còn gặp rất nhiều khó
khăn. Một mặt, do xu thế chung của xã hội là chú trọng học tập các môn khoa học
tự nhiên còn các môn khoa học xã hội thì rất ít em say mê, hứng thú. Hơn nữa, bộ
môn lịch sử và người dạy sử không được coi trọng, môn sử bị coi là môn phụ, năm


thì thi và có lúc kéo dài đến mấy năm không thi vào THPT và là môn học được coi
là khó nhớ, bởi nhiều sự kiện lịch sử nó gắn kết với mốc thời gian dài, nhiều và đòi
hỏi học sinh phải nhớ, mà cách nhớ phải lô gíc để viết bài theo từng giai đoạn lịch
sử, có móc xích và liên kết, giọng văn trôi chảy. Mặt khác có quan niệm không
đúng về bộ môn lịch sử còn chi phối cả cha mẹ học sinh, nhất là trong hoàn cảnh
kinh tế thị trường cá môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ tỏ ra đắc dụng hơn. Với
những lí do đó, đưa đến học sinh chán học môn sử, khi học lại không nhớ hết các
sự kiện lịch sử, lẫn lộn sự kiện và nhân vật, thời gian… và điều quan trọng là
không tạo ra được chút cảm xúc nào trước những trang sử của dân tộc.
Trang
1
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
Trong những năm gần đây, phòng giáo dục và đào tạo huyện Đô Lương
chúng tôi đã tổ chức nhiều lần hội thảo về vấn đề này, nhưng vẫn chưa đưa ra được
giải pháp tối ưu để làm thế nào gây cho học sinh hứng thú trong học lịch sử ở
THCS. Tuy nhiên bản thân tôi là những giáo viên được đào tạo chuyên nghành và
cũng giảng dạy tương đối nhiều năm, tôi vô cùng băn khoăn, trăn trở về những vấn
đề khó mà hội đồng chuyên môn đã cùng nhau trao đổi, và cũng nhiều năm nay
chúng tôi đảm nhận công tác BDHSG huyện, tỉnh khối 9 đạt hiệu quả khả quan.
Chính vì lẽ đó tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Xây dựng chuyên đề BDHS giỏi tỉnh
lớp 9 bộ môn lịch sử.”
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác tuyển chọn và bồi dưỡng
học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử lớp 9.
1. Thuận lợi:
Khi được đảm nhận công tác BDHS giỏi huyện, tỉnh môn lịch sử 9, chúng tôi
luôn được nhận lấy sự quan tâm của phòng giáo dục và đào tạo huyện nhà. Phòng
GD và ĐT huyện Đô lương là một trong những lá cờ đầu trong phong trào bồi
dưỡng chất lượng mũi nhọn của các bộ môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
mà trong đó môn lịch sử cũng đóng góp một phần quan trọng cho huyện nhà. Ngay

từ khi nhiều người chưa quan tâm, thậm chí còn coi thường bộ môn lịch sử mà
trong đó phần lớn là những phụ huynh của học sinh, thì phòng giáo dục và đào tạo
huyện nhà đã thể hiện vai trò lãnh đạo quan tâm tới đội ngũ BDHS giỏi từ cấp
huyện đến cấp tỉnh đối với bộ môn lịch sử và hiệu quả đạt được khá cao từ các kì
thi huyện đến tỉnh của học sinh lớp 9. Đó là những minh chứng thể hiện sự cố gắng
của giáo viên dạy bồi dưỡng cùng với sự quan tâm của cấp trên, đó là bước khởi
động ban đầu nhằm khích lệ phong trào dạy học bộ môn lịch sử ngày càng có chất
lượng và hiệu quả hơn. Từ khi tổ chức BDHS huyện, tỉnh bộ môn lịch sử mà đặc
biệt là học sinh lớp 9, thì năm nào phòng giáo dục huyện nhà cũng tổ chức thi kiểm
định chất lượng học sinh giỏi huyện cho các khối 6,7,8,9. Chính sự quan tâm và
chỉ đạo đúng đắn như vậy, cho nên đội ngũ giảng dạy môn lịch sử được tiếp thêm
niềm tin và nghị lực trong quá trình công tác BDHSG huyện, tỉnh.Trong đội ngũ
giáo viên giảng dạy môn lịch sử ở huyện chúng tôi, đa số đạt chuẩn và trên chuẩn,
năng lực chuyên môn khá đồng đều, nhiều người tâm huyết với nghề nghiệp, tinh
thần trách nhiệm cao. Đặc biệt là trong những năm gần đây, Sở GD và ĐT Nghệ
An có thay đổi trong cách thi tuyển chọn học sinh giỏi bộ môn lịch sử, mà nhất là
khâu ra đề thi đã chỉ ra được những yếu tố gặp nhau của giáo viên dạy bồi dưỡng
bộ môn sử với học sinh học sử và hệ thống câu hỏi trong đề thi học sinh giỏi tỉnh
bộ môn sử, với những yếu tố đó được gặp nhau rất phù hợp và bám sát chuẩn kiến
thức bộ môn sử, khâu ra đề không đánh đố học sinh THCS và có thể hiện sự đổi
mới trong ra đề thi, trong cách chấm chiết điểm với sự chỉ đạo của Sở GD rất sát
Trang
2
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
sao. Đây là bước ngoặt quan trọng đối với đội ngũ giáo viên chúng tôi, là cơ sở để
khẳng định vị trí, vai trò của mình đối với nhà trường và đối với đồng nghiệp.
Chính vì vậy, chúng tôi như được tiếp thêm sức mạnh, như được đón nhận luồng
sinh khí mới để phấn đấu, gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp BDHS
giỏi huyện, tỉnh bộ môn lịch sử ở trường THCS.
2. Khó khăn:

- Xuất phát từ chỗ môn lịch sử bị xem nhẹ, nên đội ngũ giáo viên dạy lịch sử
cũng không được coi trọng như những giáo viên các môn khác, nên dẫn đến tình
trạng là những giáo viên dạy lịch sử không đầu tư thời gian để đổi mới phương
pháp dạy học, thậm chí lên lớp cốt để hoàn thành nghĩa vụ, còn chất lượng bài
giảng đến đâu, học sinh hiểu và học như thế nào giáo viên không cần để ý. Ngoài
ra, do đời sống của đại bộ phận giáo viên dạy lịch sử ở trường THCS gặp nhiều
khó khăn, ngoài thời gian lên lớp họ phải làm thêm để tăng thêm nguồn thu nhập
cho gia đình, tuy nhiên công việc làm thêm đó thường không gắn liền với chuyên
môn. Những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm tư tình cảm và chất lượng
dạy học của giáo viên.
- Do một số bậc phụ huynh với sự nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan
trọng của bộ môn lịch sử nên đã hướng con mình vào việc coi nhẹ bộ môn không
thật sự muốn nhận thức về nó, và xem môn lịch sử là một môn phụ, khi nào báo
môn thi vào THPT thì mới học để thi và thi xong thì nhanh chóng quên ngay, vì
theo một số học sinh thường quan niệm: “ Phải nhớ để làm gì, nó có giúp ích gì
đâu…”, phải chăng trong cơ chế thị trường giáo dục cũng đang bị “phân hóa” khi
mà xã hội chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của môn lịch sử thì khó đặt nó
tương xứng với giá trị thực sự. Chúng ta đã từng nghe: “ Khi anh bắn vào quá khứ
một phát súng lục thì tương lai sẽ bắn lại anh bằng một phát đại bác.” Hay ngược
lại “nếu ngày nay ta biết trân trọng quá khứ một chút thì giá trị mà quá khứ đem lại
cho ta nhiều hơn bội phần cái mà ta đã giành cho quá khứ”.
- Do thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh quá dài không có thời
gian nhiều để tập trung ôn tập thi vào các trường THPT chuyên hay trường công
lập. Đây mới là mục tiêu chính mà học sinh phấn đấu trong thời gian học THCS và
cũng là mong muốn của hầu hết tất cả các bậc phụ huynh.
- Học sinh học BD đội tuyển môn lịch sử dự thi huyện, tỉnh thường là những
học sinh có học lực không được khá mà chỉ đứng vào tốp trung bình, mà trong đó
môn khoa học tự nhiên các em lại hơi non nếu là những học sinh học vào loại khá,
giỏi thì môn sử không có sự lựa chọn của các em mà chủ yếu là các môn khoa học
tự nhiên và môn ngoại ngữ các em tập trung nhiều nhất. Đó là một trong những

khó khăn của giáo viên dạy BD đội tuyển ở các trường chuyên chúng tôi, có thể
nói sau môn Giáo Dục công Dân thì không có sự lựa chọn môn nào nữa thì các em
lựa chọn vào môn lịch sử, mặc dù những em này có đạo đức rất ngoan, chăm chỉ
Trang
3
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
nhưng khả năng tiếp thu kiến thức bộ môn lịch sử còn chậm và kĩ năng viết bài
chưa được tốt.
Trên đây là những trở ngại lớn của bản thân tôi nói riêng, toàn bộ giáo viên
dạy lịch sử nói chung, đặc biệt trong quá trình tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh
giỏi. Bản thân tôi cần phải có nhiều nỗ lực, cố gắng để tìm ra những giải pháp,
phương pháp dạy học để đem đến cho các em học sinh sự hứng thú, niềm say mê.
Từ đó, rèn luyện ý chí, niềm tin, nghị lực làm hành trang để các em vững vàng tự
tin học môn lịch sử và trau dồi kĩ năng viết bài để đưa bộ môn dự thi có hiệu quả
hơn.
II. Một số kinh nghiệm trong công tác tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh
giỏi tỉnh 9.
1. Chọn đối tượng học sinh:
Đây là một bước quan trọng đầu tiên, đòi hỏi giáo viên phải công tâm, hơn
thế nữa phải có nghệ thuật sư phạm để khơi dậy niềm tin, sự hứng thú đối với học
sinh.
Để chọn được đội tuyển học sinh có kết quả, trước hết giáo viên cần thực
hiện được một số yêu cầu sau:
- Chọn những học sinh yêu thích, có nguyện vọng và say mê bộ môn lịch sử.
- Chọn một số học sinh có năng lực nhưng không được các bộ môn khác
tuyển chọn.
Cụ thể:
+ Đối với học sinh trường chuyên, đa số học khá, giỏi nhưng vì một số yếu tố
khách quan từ gia đình, trào lưu xã hội cho nên không có nguyện vọng thi học sinh
giỏi môn lịch sử. Từ đó, giáo viên có biện pháp: chọn những em chưa thực sự xuất

sắc nhưng say mê, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm với bộ môn lịch sử.
+ Đối với học sinh các trường khác: Số lượng học sinh tham gia thi học sinh
giỏi huyện nhiều, đa số có học lực khá và giỏi nhưng khó có khả năng để được
chọn vào đội tuyển các môn khác nên chúng tôi động viên, khuyến khích các em
thi môn lịch sử ( đây là khâu thuận lợi cho việc chọn học sinh trường ngoài dự thi
học sinh giỏi huyện , tỉnh tham dự bồi dưỡng tại trường chuyên chúng tôi).
+ Khi đã chọn được đội tuyển học bồi dưỡng tại trường chuyên để dự thi
tỉnh, đối với các trường ngoài có học sinh tham gia thì chúng tôi tham mưu với ban
giám hiệu các trường đó hỗ trợ kinh phí, động viên và tạo điều kiện cho học sinh
tham gia học bồi dưỡng và dự thi tỉnh bộ môn lịch sử, luôn giữ mối liên hệ với
giáo viên các trường có học sinh dự thi tỉnh bộ môn sử cần quan tâm, thúc đẩy,
nhắc nhở học sinh mình ôn tập và ghi nhớ kiến thức bộ môn để dự thi có hiệu quả
ở cấp tỉnh.
Trang
4
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
Dưới sự chỉ đạo sát sao và quan tâm của phòng GD & ĐT huyện Đô Lương,
khi số lượng học sinh đậu học sinh giỏi huyện khối 8 môn sử năm học trước của
đội tuyển cũng như các đội tuyển khác đều được thành lập và bồi dưỡng tại trường
THCS Lý Nhật Quang.
2. Thực hiện thành lập đội tuyển dự thi Tỉnh
a. Về phía nhà trường:
- Tổ chức tuyển chọn nguồn các đội tuyển từ học sinh lớp 8 (Tham gia thi
học sinh giỏi huyện lớp 8).
- Tiến hành thành lập đội tuyển bồi dưỡng: khoảng 20 đến 25 em
+ Đợt I: 30 buổi, từ 15 tháng 7 đến giữa tháng 12. (Giáo viên chính phụ trách
dạy theo khung chương trình).
* Kiểm tra đội tuyển: Thực hiện theo 3 vòng
* Qua mỗi vòng lấy sao: chọn 5 em điểm cao nhất mỗi vòng thi để đánh giá
kết quả học tập của học sinh.

* Tiếp tục thi Huyện và chọn đội tuyển chính thức (Có đề và đáp án).
+ Đợt II: 40 buổi: Bồi dưỡng đội tuyển chính thức. Từ giữa tháng 1 đến giữa
tháng 3 ( Do hai giáo viên phụ trách – có khung chương trình).
* Khi đã chọn được đội tuyển 8 em, Phòng GD&ĐT cùng nhà trường phân
công giáo viên dạy bồi dưỡng. Trường chúng tôi có 2 giáo viên giảng dạy môn lịch
sử, mỗi giáo viên phụ trách chính một năm, giáo viên còn lại làm công tác hỗ trợ
và luân phiên nhau.
b . Đối với giáo viên dạy:
- Lên kế hoạch bồi dưỡng (theo khung chương trình)
- Phân công nhiệm vụ: Giáo viên chính dạy 30 buổi, giáo viên hỗ trợ dạy 10
buổi.
- Trước khi dạy BDĐT 9 dự thi tỉnh phải báo cáo kế hoạch với tổ chuyên
môn và Ban giám hiệu nhà trường.
Sau khi được tổ chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường xét duyệt, chúng
tôi lên khung chương trình bồi dưỡng như sau:
Trang
5
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN MÔN LỊCH SỬ 9,
NĂM HỌC 2013 - 2014
ĐỢT II: TỪ tháng 12/2013 ĐẾN tháng 3/2014
(Giáo viên chính phụ trách)
THỜI
GIAN
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG
SỐ
BUỔI
GHI
CHÚ
12/201

3
Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay
Chuyên đề 1: Liên xô và các nước Đông Âu từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai:
1

3
lần
kiể
m
tra
cho
đội
tuyể
n
+ HS hiểu rõ về tình hình Liên Xô và Đông Âu từ năm
1945 đến năm 1991.
+ Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô, sự sụp đổ
của CNXH ở các nước Đông Âu.
+ Đánh giá về vai trò của Liên Xô với phong trào cách
mạng thế giới.
2
+ Nhận xét về những thành tựu đạt được và một số sai
lầm, hạn chế của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu.
1/2014
Chuyên đề 2: Quá trình phát triển của phong trào giải
phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La- Tinh từ năm
1945 đến nay:
4


- Những nét chung ở các nước Á, phi, Mĩ la- tinh: Quá
trình đấu tranh giành độc lập và sự phát triển, hợp tác sau
khi giành độc lập.
- Trung Quốc và sự ra đời của nước cộng hòa nhân dân
Trung Hoa, thành tựu nổi bật trong 10 năm đổi mới…
- Các nước ĐNA: cuộc đấu tranh giành độc lập, sự ra đời
và phát triển của tổ chức ASEAN, mối quan hệ Việt Nam
và ASEAN …
5
- Các nước Châu Phi: Tình hình chung, cộng hòa Nam phi
và cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc, vai
trò của Nen xơn Man đê la.
- Các nước Mĩ la- tinh: Những nét chung về xây dựng và
phát triển đất nước, Cách mạng Cu Ba…, tìm hiểu về mối
quan hệ giữa Việt Nam và Cu Ba đến nay, vai trò của
2
Trang
6
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
Phiđen catxtơrô.
Luyện làm bài tập chuyên đề 1 và 2. 1

Chuyên đề 3: Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay:
+ Các nội dung cơ bản của quan hệ quốc tế từ năm 1945
đến 1991.
+ Sự hình thành trật tự thế giới mới và sự thành lập tổ
chức liên hợp quốc.
+ Đóng góp của Liên hợp quốc đối với Việt Nam đến
nay…
+ Những đặc điểm của quan hệ quốc tế từ năm 1991 đế

nay.
2
Chuyên đề 4: Cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945
đến nay.
+ Những thành tựu chủ yếu của cách mạng KHKT.
+ Đánh giá được ý nghĩa, những tác động tích cực và hậu
quả tiêu cực của CMKHKT.
+ Liên hệ tới bản thân, vấn đề môi trường của địa phương
và của đất nước…
1
2/2014
Chuyên đề 5: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945
đến nay.
2
+ Phân tích những nội dung chính của lịch sử thế giới từ
sau năm 1945 đến nay.
+ Các xu thế phát triển của thế giới ngà nay.
+ Nhiệm vụ của Việt Nam trước xu hướng chung của thế
giới.
- Hướng dẫn HS làm bài tập và viết bài chuyên đề 3,
4 và 5.
- Kiểm tra đội tuyển bài 1.
2
Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến 1954:
chuyên đề 6: Việt Nam trong những năm 1919 – 1930.
- Nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực
dân pháp trên mọi lĩnh vực…
2
Trang
7

SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
3/2014
+ Sự biến đổi về mặt kinh tế, xã hội nước ta dưới tác động
của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.
+ Nhận xét và đánh giá so sánh với cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ nhất.
- Phong trào yêu nước và phong trào công nhân ở
nước ta trong những năm 1919- 1929.
+ Tìm hiểu về vị trí của phong trào công nhân đối với sự
ra đời của Đảng công sản Việt Nam.
- Các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài
từ năm 1919- 1925.
+ Đánh giá về ý nghĩa và tác dụng của những hoạt động
đó đối với phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta.
- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đưa đến quá trình
thành lập ĐCS việt nam1930.
2
Chuyên đề 7: Việt Nam trong những năm 1930- 1939
+ Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt nam: thời gian,
địa điểm, nội dung và ý nghĩa của sự thành lập Đảng.
+ Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng
cộng sản việt nam năm 1930.
+ Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1931,
tìm hiểu về xô viết Nghệ - Tĩnh, một số di tích lịch sử …
+ Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 …hướng dẫn HS
nắm được mục tiêu, hình thức đấu tranh trong thời kì này.
+ Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của phong trào
cách mạng 1930 - 1931 và cuộc vận động dân chủ 1936
-1939.
+ Kiểm tra đội tuyển lần 2.

2
Chuyên đề 8: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng tám
năm 1945.
+ Hoàn cảnh lịch sử: trên thế giới và Đông Dương trong
những năm 1939 - 1945.
+ Các cuộc khởi nghĩa: Bắc sơn, Nam kì (liên hệ lịch sử
địa phương: Binh biến Đô Lương): nguyên nhân bùng nổ,
diễn biến chính, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm, nhận xét
về những cuộc khởi nghĩa trên…
5
Trang
8
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
+ Tình cảnh của nhân dân ta dưới hai tầng áp bức Nhật_
Pháp.
+ Các chủ trương của Hội nghị trung ương lần thứ 8 (5
-1941), ý nghĩa và tác dụng của Hội nghị.
+ Sự ra đời của mặt trận việt minh và việc xây dựng lực
lượng chính trị, lực lượng vũ trang trên khắp các vùng
trong cả nước.
+ Chủ trương của Đảng và diễn biến Cao trào kháng
Nhật cứu nước, nhận xét về cao trào kháng Nhật cứu
nước.
+ Thời cơ khởi nghĩa và lệnh tổng khởi nghĩa đến với
cách mạng việt nam…
+ Diễn biến cuộc tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945
liên hệ với cuộc khởi nghĩa ở địa phương.
+ Sự thành lập nước việt nam dân chủ cộng hòa ngày 2
-9 - 1945…
+ Ý nghĩa lịch sử va nguyên nhân thắng lợi của cách

mạng tháng tám năm 1945.
+ Đánh giá về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong thời kì
cách mạng từ 1941- 1945.
Chuyên đề 9: Việt nam từ sau cách mạng tháng tám đến
toàn quốc kháng chiến 1945-1946:
+ Tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám năm 1945:
những khó khăn và thuận lợi…
+ Biện pháp của Đảng - chính phủ để giải quyết những
khó khăn trong và ngoài nước…
+ Hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của hiệp định
sơ bộ 6-3-1946.
2
Chuyên đề 10: Việt nam từ cuối năm 1946 - 1954.
+ Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp(1946-1950):
- Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp.
- Cuộc chiến đấu trên mặt trận quân sự: Các đô thị phía
Bắc vĩ tuyến 16, chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm
5
Trang
9
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
1947, chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950, cuộc
tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 - 1954 và chiến
dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
- Thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hóa - giáo dục và
ngoại giao trong thời kì lịch sử 1946 - 1954.
+ Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1945 - 1954.

- Kiểm tra đội tuyển lần 3.
3. Kinh nghiệm tuyển chọn và bồi dưỡng:
* Công tác tư tưởng:
- Ngày nay, do xu thế xã hội và cách nhìn lệch lạc của một bộ phận phụ
huynh, học sinh về bộ môn lịch sử, xem đây là môn phụ cho nên nhiều em ngần
ngại, mặc cảm khi học và tham gia đội tuyển môn lịch sử. Chính vì vậy, khi lựa
chọn đội tuyển, bản thân giáo viên chúng tôi là những người trực tiếp giảng dạy
BDĐT dự thi tỉnh bộ môn lịch sử, chúng tôi thường trực tiếp gần gũi các em và
luôn chia sẻ về những tâm tư, trách nhiệm của các em khi được vào học tại trường
chuyên, hướng các em có sự yêu thích bộ môn lịch sử và khẳng định rõ tầm quan
trọng của bộ môn lịch sử cũng như các bộ môn khác. Ngoài ra bản thân giáo viên
chúng tôi luôn giúp cho các em hiểu biết về sự lãnh đạo của Đảng - Bác Hồ, sự
đoàn kết của toàn dân tộc trong những cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân
và bọn đế quốc lớn tầm cỡ quốc tế, mục đích là giúp cho các em hiểu rõ về tinh
thần yêu nước, xây dựng đất nước nay mai của các em. Mặt khác, trong quá dạy
BD giáo viên luôn luôn tạo không khí học tập hứng thú, sôi nổi giữa giáo viên và
học sinh có một mỗi quan hệ thân thiện gần gũi hơn, Giáo viên luôn là động lực
chia sẻ mọi trở ngại cho học sinh khi các em gặp vướng mắc trong học tập và một
số hoạt động khác trong nhà trường.
- Khi giảng dạy bồi dưỡng, giáo viên thường nêu gương những học sinh tiêu
biểu, xuất sắc trong những năm học trước để khơi dậy ở học sinh tinh thần lạc
quan, tin tưởng và ý chí phấn đấu để học tập những anh chị các khóa trước, tạo
niềm tin nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.
- Ngoài việc động viên về tinh thần, giáo viên còn động viên cả về vật chất,
sau khi có kết quả thì giáo viên dạy bồi dưỡng, nhà trường và hội khuyến học của
huyện thường khen thưởng cho những học sinh đạt học sinh giỏi tỉnh từ đậu cho
đến đạt giải cao, đặc biệt là trong đó phải nói đến sự quan tâm của giáo viên dạy
bồi dưỡng đối với các em động viên khích lệ các em rất kịp thời khi có kết quả mà
nhất là đội học sinh của trường và cũng là một niềm an ủi cho giáo viên dạy bồi
dưỡng tại trường Lý Nhật Quang chúng tôi.

Trang
10
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
Nói tóm lại, làm công tác tư tưởng để lựa chọn học sinh giỏi huyện dự thi học
sinh giỏi tỉnh lớp 9 quả là một công đoạn vất vả của người giáo viên dạy lịch sử.
Đối với bản thân chúng tôi, trước khi thành lập đội tuyển dự thi huyện chúng tôi
gặp gỡ từng em trao đổi về bộ môn, tạo mối thân thiện giữa cô và trò, rồi khuyến
khích các em dự thi học sinh giỏi huyện nếu đạt giải sẽ cộng vào điểm học kì, nếu
được vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi tỉnh thì sẽ được ưu tiên và được các giáo
viên bộ môn khác chú ý rèn luyện trong học tập nhiều hơn…Thật sự, có những lúc
bản thân chúng tôi sau các buổi họp lựa chọn học sinh dự thi học sinh giỏi huyện,
tỉnh nơi trường Lý Nhật Quang chúng tôi giảng dạy thì cả nhóm sử đều nhìn nhau
với ánh mắt buồn và có những lúc rơi lệ, buồn vì thấy học sinh tràn sang các bộ
môn khác nhiều, còn đối với bộ môn sử chúng tôi chỉ nhận được câu trả lời của các
em: “ Em cũng muốn tham gia học bồi dưỡng môn sử nhưng bố, mẹ không cho đi
cô à…” rồi mỗi lần nhìn đồng nghiệp có học sinh đỗ đạt của các môn trong nhà
trường, nhận lời khen của cấp trên, danh hiệu được nhắc đến… bản thân chúng tôi
cũng cảm thấy chạnh lòng và quyết tâm trong công tác tư tưởng đã cố gắng thuyết
phục và lựa chọn học sinh có sự đồng nhất, cố gắng tìm được sự gặp gỡ trong học
tập và giảng dạy giữa cô và trò, mong cho bộ môn lịch sử ở trường Lý Nhật Quang
chúng tôi có hiệu quả và có học sinh dự thi cấp tỉnh như những trường khác.
* Phương pháp bồi dưỡng:
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh trước hết phải xác định động cơ, hứng thú
học tập bộ môn lịch sử. Xác định mục tiêu học tập là hình thành ở học sinh động
cơ đúng đắn trong học bộ môn lịch sử, động cơ là động lực bên trong thúc đẩy trực
tiếp con người ta hoạt động, trong đó bước đầu là giáo viên phải khơi gợi được
hứng thú của học sinh đối với việc học tập, làm rõ mục đích học tập, công việc này
tập trung tiến hành trong bài mở đầu cũng như phần đầu của bài giảng trong suốt
quá trình giảng dạy, những người dạy có kinh nghiệm thường kết hợp hai yêu cầu
đó, trong bài mở đầu giáo viên phải giúp cho học sinh thấy được mục đích và yêu

cầu của toàn chương trình học, đồng thời biết nêu ra một số vấn đề trong nội dung
học tập có khả năng khêu gợi hứng thú học tập của học sinh, khiến học sinh khát
khao muốn được biết, kích thích tính tích cực học tập của học sinh.
Trong động cơ học tập môn lịch sử của học sinh, phải được tạo ra bởi quyền
lợi được hưởng của các em như: được khen thưởng, cộng điểm… hoặc bằng sức
mạnh của nội dung bài học. Nếu không có động cơ học tập thì học sinh sẽ không
có nhu cầu tham gia tích cực vào bài học, cho nên muốn nâng cao chất lượng BD
học sinh giỏi bộ môn sử tại trường chuyên thì đòi hỏi người giáo viên phải hình
thành ở học sinh động cơ, thái độ học tập đúng đắn.
- Giáo viên phải sớm hình thành ở học sinh những năng lực học và làm bài thi
bộ môn lịch sử. Năng lực học và là khả năng tự mình chiếm lĩnh kiến thức lịch sử
một cách có hiệu quả dưới sự điều khiển hướng dẫn của giáo viên. Muốn vậy, học
sinh phải được trang bị những cơ sở mang tính phương pháp luận nhận thức lịch
Trang
11
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
sử, kiến thức lịch sử mà học sinh lĩnh hội là những kiến thức đã được khoa học xác
nhận và được ghi chép trong sách giáo khoa bộ môn. Xuất phát từ đặc trưng của
kiến thức lịch sử, thì giáo viên dạy cần hình thành cho học sinh những kĩ năng sau:
Thứ nhất, kĩ năng ghi nhớ các sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử một cách có hệ
thống. Lịch sử là cụ thể, các sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử luôn luôn gắn liền
với một không gian, thời gian, nhân vật lịch sử nhất định, mà tách các yếu tố đó ra
khỏi sự kiện thì chúng ta không thể hiểu được lịch sử nữa. Vì vậy, một trong
những yêu cầu quan trọng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi là giáo viên phải
yêu cầu học sinh thuộc các sự kiện lịch sử cơ bản.
Thứ hai, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề: Học sinh giỏi môn lịch sử là
những học sinh ham thích say mê nghiên cứu và học tập môn lịch sử, học sinh phải
tự mình phát hiện ra vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề trong quá trình học tập,
học sinh phải luôn luôn có ý thức tìm hiểu để làm sáng tỏ các sự kiện lịch sử và
giải thich vì sao như thế?

Thứ ba, cách làm bài thi môn lịch sử: Với xu thế thi học sinh giỏi huyện, tỉnh
ngày nay theo hình thức tự luận, đề thi học sinh giỏi thường từ 3 đến 4 câu, trong
thời gian có hạn 150 phút thì đòi hỏi học sinh phải có những kĩ năng cơ bản trong
việc nhận thức đề, phân bổ thời gian, giải quyết đề và trình bày bài.
Những kĩ năng trên không phải ngày một ngày hai có được, mà phải là một quá
trình giảng dạy, bồi dưỡng của giáo viên đối với học sinh. Nó từng bước hình
thành ngay từ khi các em được lựa chọn dự học bồi dưỡng để thi cấp huyện, tỉnh.
Để có những kĩ năng học bộ môn lịch sử có hiệu quả, trong quá trình BDHS giỏi
giáo viên cần hướng dẫn cho các em làm bài tập lịch sử dưới nhiều dạng khác
nhau, kể cả kĩ năng trắc nghiệm, tự luận và thực hành.
* Trong hướng dẫn chung cho bộ môn:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học nội dung cơ bản ở SGK, bám sát chuẩn
kiến thức bộ môn, thu thập những tài liệu tham khảo nhưng không nên tràn lan
quá, các thông tin cập nhật thời sự tin tức trong và ngoài nước, tham khảo một số
đề thi huyện, tỉnh của những năm trước đó.
- Giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh dự thi tỉnh bám sát vào hai phần : Phần thứ
nhất “lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay”, phần thứ hai “lịch sử Việt
Nam từ 1919 đến 1954”.
III. Xây dựng chuyên đề BDHSG Tỉnh lớp 9:
Nội dung cụ thể: Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến Toàn Quốc
kháng chiến (1945 - 1946).
A. Kiến thức cần đạt:
- HS nắm được tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đó là
những khó khăn và thuận lợi; Biện pháp của Đảng- chính phủ, Bác Hồ để củng cố,
Trang
12
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
xây dựng và giữ vững chính quyền, đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản;
Những chính sách đối ngoại của Đảng - chính phủ, Bác Hồ (Việc kí hiệp định sơ
bộ 6-3-1946 và tạm ước 14-9-1946 với Pháp ).

- Giáo dục các em sự khâm phục tài năng lãnh đạo cách mạng của Đảng ta,
đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. Ý thức xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt nam
XHCN.
- HS so sánh được sự khác nhau trong biện pháp đối phó với giặc ngoại xâm
của ta, nhận xét và đánh giá được ý nghĩa chung, lập bảng tóm tắt các sự kiện tiêu
biểu của thời kì lịch sử từ năm 1945 - 1946.
B. Hoạt động dạy học:
HĐ1.Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945:
Hoạt động của giáo viên- học sinh Kiến thức cơ bản
Mở đầu buổi học gv gợi mở để hs tái
hiện lại nét chính về tình hình nước ta
sau c/m tháng Tám đã học ở chính
khoá
Gv chia Nhóm để hs làm việc
Nêu vấn đề: ? Các em hãy tìm ra những
nét nổi bật về tình hình nước ta sau c/m
tháng Tám 1945.
- Gợi ý: Hãy phát hiện ra các mặt Thuận
lợi, tìm các khó khăn nổi bật nước VN
DCCH vào thời điểm đó.
Hs theo nhóm làm việc
Cô - trò chốt nhanh các ý
(Kiến thức ở đây chủ yếu ở dạng Biết-
là buổi Bd HSG nên hs cần làm việc
nhanh).
-> Tạo thành ba dòng thác cách mạng
cùng tiến công vào CNĐQ, có lợi cho
cách mạng Việt Nam.
* Thuận lợi:
+ Trên thế giới: Chiến tranh thế

giới thứ hai kết thúc, thắng lợi về Hồng
quân Liên xô và các lực lượng dân chủ
hòa bình, hệ thống xã hội chủ nghĩa
hình thành; Phong trào giải phóng dân
tộc ở các nước Á, Phi và Mỹ La Tinh
phát triển mạnh mẽ; phong trào đấu
tranh vì hòa bình và quyền sống, vì tự
do dân chủ của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động và các nước TBCN
phát triển mạnh
+ Trong nước: Cách mạng Việt
Trang
13
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vừa
ra đời đã phải đối mặt với muôn vàn khó
khăn, thử thách:
Nam có Đảng lãnh đạo, một Đảng đã
dày dạn kinh nghiệm qua 15 năm, có
Bác Hồ lãnh đạo một lãnh tụ được nhân
dân mến yêu và tin tưởng; nhân dân ta
đã giành được chính quyền và làm chủ,
bước đầu được hưởng mọi quyền lợi do
chính quyền cách mạng đưa lại nên rất
phấn khởi gắn bó với chế độ; dân tộc ta
có truyền thống đấu tranh chống ngoại
xâm kiên cường bất khuất, cần cù sang
tạo trong lao động xây dựng đất nước.
* Khó khăn:
- Thù trong: Bọn phản cách mạng tăng

cường chống phá
- Giặc ngoài:
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc hơn 20 vạn
quân Tưởng với danh nghĩa Đồng minh
vào giải giáp phát xít Nhật, nhưng thực
chất là cướp nước ta, chúng đã mang
theo bọn Việt quốc, Việt cách để âm
mưu tiêu diệt Đảng Cộng Sản Đông
Dương, lật đổ chính quyền cách mạng,
thành lập chính quyền phản cách mạng.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam thực dân
Anh cũng với danh nghĩa Đồng minh
vào giải giáp quân Nhật nhưng thực dân
Anh đã hà hơi tiếp sức cho Pháp quay
lại xâm lược nước ta. Nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa vừa mới ra đời đã
phải đối mặt với muôn vàn khó khăn,
thử thách: quân đội các nước Đồng
minh dưới danh nghĩa giải giáp quân
Nhật đã lũ lượt kéo vào nước ta; Từ vĩ
tuyến 16 trở ra Bắc gần 20 vạn quân
Tưởng.
- Kinh tế: Nước ta vốn là nước nông
nghiệp lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá
nặng nề, sản xuất bị đình trệ, hàng hóa
khan hiếm, giá cả tăng vọt. Thêm vào đó
Trang
14
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
Hết nội dung Gv yêu cầu hs về nhà học

bài, nắm chắc các ý.
là thiên tai hạn hán, lũ lụt thường xuyên
đe dọa, nạn đói cuối năm 1944 đầu năm
1945 vẫn còn nghiêm trọng làm cho hơn
2 triệu người chết đói.
- Tài chính: Nguồn tài chính của đất
nước cạn kiệt, ngân quỹ trống rỗng, chỉ
còn chưa tới 1 triệu bạc rách, thêm vào
đó quân Tưởng tung ra trên thị trường
các loại tiền đã mất giá trị, làm cho nền
tài chính của nước ta rối loạn.
- Văn hóa giáo dục: Sau cách mạng
tháng tám hơn 90% dân số nước ta bị
mù chữ do chính sách ngu dân của đế
quốc và phong kiến; di sản văn hóa của
thực dân để lại nặng nề đó là các tệ nạn
xã hội như: rượu chè, cờ bạc, nghiện
hút, mê tín dị đoan…khá phổ biến.
- Về chính quyền: Sau cách mạng tháng
tám thành công, nước ta đã có chính
quyền nhưng chỉ lâm thời chưa có cơ sở
pháp lý tồn tại, thiếu kinh nghiệm.
Kết luận: Nước Việt Nam đứng trước
tình thế” ngàn cân treo sợi tóc”
HĐ2. Chủ trương, biện pháp của Đảng - chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh
giải quyết các khó khăn trong nước.
Mặc dù kẻ thù tìm mọi cách ngăn cản nhưng
nhân dân vẫn quyết tâm đi đến phòng bỏ thăm
để thực hiện quyền công dân của mình, bầu
những người có tài có đức vào bộ máy nhà

nước thậm chí nhân dân Nam Bộ phải đổ máu
khi đi bầu cử, 06/01/1946 còn gọi là “Ngày
hội của quần chúng”.
? Những chủ trương và biện pháp của ta? Kết
quả.
1. Bước đầu xây dựng chế độ
mới:
(Giảm tải: Hs chỉ cần nắm sự kiện
6.1.1946)
- Ngày 6-1-1946 nhân dân cả
nước đi bầu Quốc hội khóa I.
2. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải
Trang
15
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
- Gọi HS đọc đoạn trích “Lúc chúng ta nâng
bát cơm mà ăn… không khỏi đến nỗi chết
đói”. Em có nhận xét gì về lời kêu gọi của Hồ
Chủ Tịch (H. 42 sgk).
? Những chủ trương và biện pháp của ta? Kết
quả.
- Người nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu” Người kêu gọi cả nước tham gia xóa nạn
mù chữ, mười vạn người tự nguyện giảng dạy
không có thù lao, 7 vạn lớp học mọc lên ở khắp
nơi: đình chùa, bờ đê, các chợ…
GV: Giới thiệu tranh hình 43 sgk
- Liên hệ thực tế để giáo dục HS về tinh thần
hiếu học.
? Để giải quyết khó khăn về tài chính Đảng và

Chính phủ đã chủ trương ntn.
- Ngày 23-11-1946 Quốc hội quyết định cho
lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước
? Ý nghĩa việc chúng ta tạm thời giải quyết
được các khó khăn trong nước.
quyết khó khăn về tài chính:
* Diệt giặc đói:
- Biện pháp trước mắt là tổ chức
quyên góp, lập hũ gạo cứu đói, tổ
chức “ngày đồng tâm”, kêu gọi
đồng bào nhường cơm xẻ áo. Biện
pháp lâu dài là đẩy mạnh tăng gia
sản xuất, chia ruộng đất cho nông
dân.
-> Kết quả là nạn đói được đẩy
lùi.
* Diệt giặc dốt:
- Ngày 08-9-1945 Hồ Chủ Tịch ký
sắc lệnh thành lập cơ quan Bình
dân học vụ, kêu gọi mọi người
tham gia phong trào xóa nạn mù
chữ.
* Tài chính:
- Kêu gọi nhân dân đóng góp, xây
dựng “Quỹ Độc lập”, phong trào
“tuần lễ vàng”. Quốc Hội quyết
định phát hành tiền Việt Nam
(11.1946).
->Kết luận: Như vậy nhờ những
biện pháp và chủ trương của

Đảng - Bác Hồ, ta đã xây dựng
được cơ sở vật chất, xã hội và cơ
sở pháp lý cho chính quyền, tức
xây dựng nền móng cho chế độ
mới, tạo thực lực cho ta đấu tranh
chống giặc ngoại xâm có kết quả.
HĐ3. Các Chủ trương, biện pháp của Đảng- chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong giải quyết nạn ngoại xâm:
Hs nhắc lại sự nguy hiểm (nhất) của nước VN
DCCH lúc này: Nạn ngoại xâm, nội phản
1.Chống thực dân Pháp trở lại
xâm lược Nam Bộ .
Trang
16
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
Vấn đáp - gợi mở để HS nắm được một số sự
kiện chính:
+ Sau khi phát xít Nhật đầu hang đồng minh,
chính phủ Pháp quyết định thành lập một đạo
viễn chinh ở Đông Dương…
+ Ngày 2-9-1945, nhân dân Sài Gòn - Chợ lớn
tổ chức mít tinh chào mừng “ngày độc lập”,
thực dân Pháp đã xả súng vào dân chúng.
Hs nắm được diễn biến, kết quả
* Khẳng định: Khi Pháp quay lại xâm lược
nước ta, chủ trương của Đảng - Bác Hồ là
Đánh.
( Để so sánh với thời điểm sau 6/3/1946 ).
Gv tiếp tục sử dụng PP vấn đáp- gợi mở để hs
nắm được một số chủ trương, biện pháp của ta:

- Xét hoàn cảnh: Trong tình thế đất nước đang
phải đối phó với cuộc xâm lược trở lại của thực
dân Pháp ở Nam Bộ, sự uy hiếp của Trung Hoa
Dân Quốc ở ngoài Bắc nhằm lật đổ chính
quyền cách mạng, Đảng - chính phủ và Bác Hồ
vạch rõ: tránh trường hợp một mình đối phó
với nhiều kẻ thù cùng một lúc, từ đó chủ
trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với
quân Trung Hoa Dân Quốc.
- Rút ra giải pháp:
- Đêm 22, rạng sáng 23-9-1945
Td Pháp đã mở đầu cuộc chiến
tranh xâm lược nước ta lần thứ
hai.
->Quân dân Sài Gòn anh dũng
chống trả quyết liệt… trung ương
Đảng, chính phủ và chủ tịch Hồ
chí minh quyết tâm lãnh đạo
kháng chiến, huy động lực lượng
cả nước chi viện cho Nam Bộ và
Nam trung bộ… nhân dân miền
Bắc tích cực chi viện cho nhân
dân miền Nam về sức người và
của…
2. Đấu tranh chống Tưởng và
bọn phản cách mạng ở Miền
Bắc.
* Đối với Tưởng Giới Thạch:
- Nhằm hạn chế sự phá hoại của
quân Tưởng và tay sai, tại kì họp

Trang
17
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
* Đối với bọn phản cách mạng, tay sai:
Chính quyền dựa vào quần chúng, kiên quyết
vạch trần âm mưu và những hành động chia rẽ,
phá hoại của chúng…
? Ý nghĩa lịch sử.
Đây là kiến thức trọng tâm của phần này. Gv
lưu ý hs chú ý học để nắm chắc các kiến thức
cơ bản và nâng cao.
? Nêu hoàn cảnh lịch sử trước thời điểm ta
chấp nhận hòa với Pháp.
Dẫn nội dung Hiệp ước Hoa Pháp
đầu tiên ngày 2-3-1946, quốc hội
khóa I đồng ý nhường cho các
Đảng Việt Quốc, Việt cách 70
ghế trong quốc hội không qua
bầu cử, và một số ghế bộ trưởng
trong chính phủ liên hiệp.
- Ta còn nhân nhượng cho Tưởng
một số quyền lợi về kinh tế: cung
cấp một phần lương thực,
phương tiện giao thông vận tải,
cho phép lưu hành tiền Trung
Quốc trên thị trường…
-> Những biện pháp trên đã hạn
chế đến mức thấp nhất các hoạt
động chống phá của Tưởng Giới
Thạch và tay sai, làm thất bại âm

mưu lật đổ chính quyền của
chúng.
3. Hòa hoãn với Pháp nhằm
đẩy quân Tưởng ra khỏi nước
ta.
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở
Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực
dân Pháp thực hiện kế hoạch tiến
quân ra Bắc nhằm thôn tính cả
đất nước ta. Để thực hiện ý đồ
trên, thực dân Pháp kí với chính
phủ Tưởng Giới Thạch hiệp ước
Hoa - Pháp vào ngày 28-2-
1946…
Trang
18
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
-> Chủ trương của ta:
Hs cặp đôi ghi nhớ nội dung Bản Hiệp định.
? Em có nhận xét gì nội dung H.Đ sơ bộ Việt -
Pháp.
- Pháp phải công nhận “Nền tự do” của Việt
nam; Ta có nền hoà bình, “ngừng bắn”
- Hạn chế (ta phải chấp nhận): Chưa có Độc
lập; nền hoà bình mong manh
Yêu cầu hs đánh giá ý nghĩa của quyết sách
này
-> Hiệp ước Hoa - Pháp đã đặt
nhân dân ta trước sự lựa chọn

một trong hai con đường: hoặc
cầm súng chiến đấu chống thực
dân Pháp không cho chúng đổ bộ
lên miền Bắc hoặc hòa hoãn,
nhân nhượng Pháp để tránh tình
trạng phải đối phó cùng một lúc
với nhiều kẻ thù.
=> Ngày 3-3-1946, Ban thường
vụ trung ương Đảng họp, do Hồ
Chí Minh chủ trì đã chọn giải
pháp “ hòa để tiến”.
* Ngày 6-3-1946, tại Hà Nội chủ
tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính
phủ VNDCCH kí với G. Xanh
Tơ Ni, đại diện chính phủ Pháp
bản hiệp định sơ bộ.
+ Nội dung hiệp định sơ
bộ: Chính phủ Pháp công nhận…
Chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hòa thỏa thuận…hai bên
ngừng mọi cuộc xung đột…
* Ý nghĩa lịch sử: Việc kí hiệp
định sơ bộ hòa hoãn với Pháp, ta
tránh được cuộc chiến đấu bất
lợi, vì phải chống nhiều kẻ thù
cùng một lúc, đẩy được 20 vạn
quân Tưởng cùng bọn tay saira
khỏi nước ta, có thêm thời gian
hòa bình để củng cố chính quyền
cách mạng, chuẩn bị lực lượng

mọi mặt cho cuộc kháng chiến
lâu dài chống thực dân Pháp về
Trang
19
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
Gv dẫn thêm: * sau hiệp định sơ bộ 6-3-
1946:
- Thực dân Pháp tiếp tục gây xung đột vũ
trang ở Na Bộ, lập chính phủ Nam kì tự trị, âm
mưu tách Nam bộ ra khỏi Việt Nam…
- Ngày 6-7-1946, cuộc đàm phán bị thất
bại, vì Pháp ngoan cố không chịu công nhận
độc lập và thống nhất của nước ta.
- Tại Đông Dương, Pháp tăng cường
những hành động khiêu khích, quan hệ Việt -
Pháp ngày càng căng thẳng có nguy cơ bùng nổ
chiến tranh.
- Trước tình đó, chủ tịch Hồ Chí Minh đang
thăm nước pháp với tư cách là thượng khách
của chính phủ Pháp, đã kí với Pháp bản tạm
ước 14-9-1946, ta tiếp tục nhân nhương cho
Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa ở
Việt Nam…Bản tạm ước đã tạo điều kiện cho
ta kéo dài thời gian hòa hoãn để xây dựng,
củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc
kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
không thể tránh khỏi.
sau.
C.Một số bài tập thực hành:
Bài 1: Lập bảng tóm tắt các sự kiện lịch sử chính thời kì từ năm 1945-1946.

Hướng dẫn hs lập niên biểu:
Thời gian Sự kiện
2-9-1945 Chủ tịch HCM đọc tuyên ngôn độc lập tuyên bố sự ra đời
nước Việt nam Dân chủ cộng hoà.

( Yêu cầu hs cặp đôi hoàn thành trong khoảng 10 phút Gv chốt và yêu cầu:
?1. Trong bảng niên biểu trên em hãy chọn 1 số sự kiện tiêu biểu và giải thích tại
sao.
VD: Ngày 8-9-1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh thành lập Nha bình dân
học vụ - một sự kiện có ý nghĩa: Sự quan tâm của Đảng, nhà nước đối với giáo
dục; Tạo cơ sở pháp lí để toàn dân tham gia học tập, cùng nhau diệt giặc dốt )
Trang
20
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
?2. Tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám có những khó khăn như “ngàn
cân treo sợi tóc”. Hãy phân tích những khó khăn đó?
+ Hướng dẫn cho HS phần dàn ý:
- Hoàn cảnh đất nước sau cách mạng tháng tám…
- Kinh tế…Nạn đói xảy ra nghiêm trọng…
- Tài chính…Ngân quỹ nhà nước trỗng rỗng…
- Văn hóa - Giáo dục…người dân bị mù chữ chiếm hơn 95% các tệ nạn xã
hội phổ biến…
- Thù trong giặc ngoài đe dọa…
* Những khó khăn ấy đang đe dọa sự tồn sự tồn vong của chính quyền cách
mạng, chính quyền dân chủ ở trong tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”.
?3. Chủ trương “cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược”, được Đảng,
chính phủ và chủ tịch Hồ chí Minh vận dụng trong thời gian từ tháng 9-1945 đến
trước 19-12-1946 như thế nào?
+ Hướng dẫn cho HS làm bài theo các ý:
- Từ tháng 9-1945 đến trước 6-3-1946, thực hiện việc nhân nhượng với

Tưởng ở miền Bắc, tập trung lực lượng đánh Pháp ở Nam Bộ.
- Từ sau 6-3-1946 đến trước 12-9-1946, thực hiện hòa với Pháp để đuổi quân
Tưởng ra khỏi miền Bắc.
* Những chủ trương đó, thể hiện sự sáng suốt, tài tình, khôn khéo của Đảng -
chính phủ và chủ tịch Hồ chí Minh, đã đưa nhân dân ta vượt qua những thử thách
to lớn lúc đó và sẵn sàng tiến vào cuộc chiến đấu mà ta chắc chắn không thể tránh
khỏi…
? 4. Chính phủ ta kí Hiệp định sơ bộ với Pháp ngày 6-3-1946 và tạm ước 14-
9-1946 nhằm mục đích gì? Ý nghĩa của việc kí Hiệp định sơ bộ và tạm ước?
* - Chính phủ ta kí Hiệp định sơ bộ với Pháp ngày 6-3-1946 nhằm mục đích:
Nhanh chóng đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian chuẩn bị lực
lượng cho cuộc kháng chiến chống Pháp sau này.
- Kí tạm ước ngày 14-9-1946, nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn để xây dựng
và củng cố lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mà ta biết là không thể tránh
khỏi.
- Như vậy, việc chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định sơ bộ 6-3 và tạm ước 14-
9 -1946 đều có chung mục đích: có thời gian hòa bình để xây dựng và củng cố lực
lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
* Ý nghĩa
Trang
21
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
+ Việc kí Hiệp định sơ bộ tuy không buộc được Pháp công nhận Việt Nam
là một nước độc lập, thống nhất, có chủ quyền, nhưng việc Pháp công nhận nước
Việt Nam là một quốc gia tự do là cơ sở pháp lý để ta tiếp tục đấu tranh với Pháp.
+ Nhờ hòa với Pháp mà ta đã phá tan được âm mưu của chúng trong việc
cấu kết với tưởng dể chống phá cách mạng nước ta
+ Việc kí Hiệp định và tạm ước với Pháp, chứng tỏ thiện chí hòa bình, đáp
ứng mong muốn của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới không muốn có chiến
tranh xảy ra, do đó ta tranh thủ được sự đồng tình của nhân dân Pháp và nhân dân

thế giới.
D. Đề tham khảo: * Đề 1:
Câu 1.(6 điểm)
Những khó khăn và thuận lợi của nước ta sau cách mạng tháng tám năm
1945? Biện pháp của Đảng, chính phủ và Chủ tịch Hồ chí Minh giải quyết những
khó khăn như thế nào ?
Câu 2. (4 điểm)
Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 đã được kí kết trong hoàn cảnh nào? Nêu
nội dung và ý nghĩa của Hiệp định sơ bộ.
* Đáp án đề 1:
Câu 1. (6 điểm)
+ Những thuận lợi :
- Nhân dân ta giành quyền làm chủ, bước đầu được hưởng tự do (0,25 điểm)
- Cách mạng nước ta có Đảng lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm, có lãnh tụ sáng
suốt là Chủ tịch Hồ Chí Minh. (0,25 điểm)
- Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành, phong trào giải
phóng dân tộc dâng cao ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc (0,25 điểm)
+ Khó khăn :
- Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, chưa được củng cố, lực lượng
vũ trang còn non yếu. (0,25 điểm)
- Nền kinh tế nước ta lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nạn đói xảy ra
(0,25 điểm)
- Ngân sách nhà nước trống rỗng, chính quyề cách mạng lại chưa nắm được
ngân hàng Đông Dương nền tài chính nước ta thêm rối loạn. (0,25 điểm)
- Hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan. (0,25 điểm)
- Về đối ngoại: quân đội các nước Đồng minh, dưới danh nghĩa giải giáp quân
Nhật, đã lũ lượt kéo vào nước ta (0,25 điểm)
Trang
22
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9

+ Biện pháp của Đảng, chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh giải quyết những
khó khăn trong nước:
- Diệt giặc đói: trước mắt là tổ chức quyên góp, lập hũ gạo cứu đói, tổ chức
“ngày đồng tâm”, kêu gọi đồng bào nhường cơm sẻ áo. Biện pháp lâu dài là
đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chia ruộng đất cho nông dân. Kết quả là nạn đói
được đẩy lùi. (1,0 điểm)
- Diệt giặc dốt: Ngày 8-9-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập
Nha bình dân học vụ, kêu gọi mọi người tham gia phong trào xóa nạn mù
chữ, các trường học sớm được khai giảng, nội dung và phương pháp dạy
bước đầu đổi mới. ( 1,25 điểm)
- Giải quyết khó khăn tài chính: kêu gọi nhân dân đóng góp, xây dựng “quỹ
độc lập”, phong trào “tuần lễ vàng”. Quốc hội quyết định phát hành tiền Việt
Nam (11-1946). (1,0 điểm)
Nhận xét: Những kết quả đạt được trong việc giải quyết nạn đói, nạn dốt và
khó khăn về tài chính đã giúp nhân dân ta vượt qua được những khó khăn to
lớn, củng cố và tăng sức mạnh của chính quyền nhà nước, làm cơ sở vững chắc
cho cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài là sự chuẩn bị về vật chất và
tinh thần cho toàn dân ta tiến tới cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm
lược. (0,75 điểm)
Câu 2.(4 điểm)
+ Hoàn cảnh lịch sử:
- Pháp - Tưởng kí Hiệp ước Hoa - Pháp (28-2-1946), với dã tâm của Pháp là
nhượng lại cho Tưởng một số quyền lợi ở Trung quốc, đáp lại Tưởng cho Pháp
được đưa quân ra miền Bắc thay Tưởng giải giáp quân đội Nhật. (0,5 điểm)
- Trước tình hình đó, ngày 6-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính
phủ ta kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ. (0, 75 điểm)
+ Nội dung:
- Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc
gia độc lập, tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội va tài chính riêng.
(0,5điểm)

- Quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng để giải giáp quân Nhật và sẽ
rút quân dần trong 5 năm (0,5 điểm)
- Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ. (0,5 điểm)
+ Ý nghĩa lịch sử:
- Việc kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), tạm thời hòa hoãn với Pháp là chủ
trương đúng đắn và kịp thời của Chính phủ cách mạng. (0,5 điểm)
Trang
23
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
- Ta kí Hiệp định Sơ bộ hòa với pháp đã giúp ta loại được một kẻ thù là quân
Tưởng, có thêm thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cuộc kháng chiến dài lâu.
(0,75 điểm)
* Đề 2 :
Câu 1. (6,5 điểm)
Chủ trương, biện pháp của Đảng và chính phủ đối phó với thù trong, giặc
ngoài từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến trước ngày 19-12-1946.
Câu 2. (3,5 điểm)
Em hãy lập bảng niên biểu về những sự kiện chính của thời kì lịch sử (1945-
1946).
* Đáp án đề 2:
Câu 1. (5,5 điểm)
+ Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, ta hòa với Tưởng để chống
Pháp. (0,25 điểm)
- Đối Với Tưởng: Ta xác định Tưởng với danh nghĩa là bạn đồng minh, do đó
ta chủ trương dùng chính sách ngoại giao mềm giẻo tránh xung đột với
Tưởng để thực hiện chính sách thêm bạn bớt thù (1,0 điểm)
- Đối với bọn phản cách mạng: Ta giải tán một số đảng phản động và kiên
quyết trừng trị những tên tay sai bán nước (0,75 điểm)
- Đối với Pháp: Ngay từ khi Pháp quay trở lại xâm lược Nam Bộ, ta đã kiên
quyết kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp (1,0 điểm)

+ Từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946, ta hòa hoãn với Pháp để đuổi
Tưởng. (0,25 điểm)
- Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết (0,5 điểm)
- Nêu được tình thế cách mạng và sự lựa chọn “Hòa để tiến” của Đảng ta: Ta
chủ động đàm phán với Pháp, tạm hòa hoãn với chúng để nhanh chóng gạt
20 vạn quân Tưởng về nước va tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng để
bước vào cuộc chiến tranh với Pháp sau này. (0,75 điểm)
- Ngày 6-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa kí với Pháp là Xanh - tơ - ni bản Hiệp định Sơ bộ (nội dung và
ý nghĩa của Hiệp định HS cần phải làm rõ ) ( 1,0 điểm)
- Sau Hiệp định Sơ bộ, thực dân Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở
Nam Bộ Trong khi đó, tại Đông Dương, quân Pháp tăng cường hoạt động
khiêu khích. Quan hệ Việt - Pháp ngày càng căng thẳng và nguy cơ xảy ra
chiến tranh. (0,5 điểm)
Trang
24
SKKN: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng HSG tỉnh lớp 9
- Trước tình hình trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với chính phủ Pháp bản
tạm ước ngày 14-9-1946, tiếp tục nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế,
văn hóa ở Việt Nam.(0,5điểm)
Câu 2. (3,5 điểm) : GV yêu cầu HS kẻ hai cột
Thời gian Sự kiện lịch sử
Ngày 23-9-1945
Thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam
Bộ mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ
hai.
Ngày 6-1-1946 Lệnh tổng tuyển cử trong cả nước
Ngày 28-2-1946 Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết.
Ngày 6-3-1946 Ta và Pháp kí Hiệp định Sơ bộ
Ngày 14-9-1946 Bản tạm ước kí kết giữa ta và Pháp

IV. Hướng dẫn kĩ năng làm bài và công tác chuẩn bị trước kì thi:
+ Kĩ năng làm bài:
- Trên cơ sở Gv hướng dẫn HS cách học, phương pháp làm bài đã nêu, HS
biết cách vận dụng, có kĩ năng làm bài thi nhuần nhuyễn để đạt kết quả khả quan.
- Khi đọc đề, HS cần xác định số lượng câu, thời lượng đề thi, từ đó phân bố
thời gian một cách hợp lý để làm bài, câu đễ làm trước câu khó làm sau.
- Chú ý câu hỏi của đề để lập dàn ý sơ lược, nhất là đề tự luận, cần xác định
đúng, đủ ý tránh tình trạng quên, sai sót trong khi làm bài.
- Sau khi làm xong bài thi, nếu thấy thiếu ý hoặc sai sót thì HS cần bổ sung
vào cuối bài hoặc ở câu của đề.
+ Về sự chuẩn bị tâm lý: Trước kì thi HSG cấp tỉnh, GV tạo tâm lý thoải mái
cho HS, nhắc nhở HS giữ gìn sức khỏe, đây là khâu quan trọng nhất bởi trước kì
thi HS thường lo lắng, căng thẳng…cho nên GV cần chuẩn bị tâm lý vững vàng, tự
tin cho HS, gần gũi và động viên các em kịp thời…Gia đình và nhà trường, phòng
giáo dục, GV phụ trách đội tuyển tạo điều kiện tốt nhất cho HS trong chế độ ăn
uống, đi lại, nghỉ ngơi, tạo không khí thoải mái, tránh gây áp lực để kì thi an toàn,
đạt được kết quả khả quan đối với bộ môn lịch sử.
V. Kết quả đạt được:
Vấn đề phát hiện, tuyển chọn và BDHS giỏi các môn nói chung, môn lịch sử
nói riêng là một trong những công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi người giáo viên
Trang
25

×