Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Phương pháp đặt mục tiêu SMART

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 27 trang )

“Nếu bạn không biết mình muốn đi đến đâu, bạn sẽ
không bao giờ đến”
Trong các slides tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một phương
pháp khoa học giúp chúng ta có thể đặt được mục tiêu hiệu quả - phương
pháp đặt mục tiêu SMART


Nội dung chương 1

1. Làm thân làm quen
2. Giải đáp kết quả MBTI

3. Mục tiêu SMART
4. Chỉ số Delta KPI
5. Mô hình hành vi BMAT


Một chút suy ngẫm

Có bao giờ bạn tự hỏi:
“Mình đã đặt ra nhiều mục tiêu, dự định rồi nhưng cứ
mãi trì hoãn không thực hiện được?”
Ví dụ như dự kiến đạt điểm IELTS 7.5 cuối năm nay, dự kiến sẽ dành đủ tiền đi
du lịch nước XYZ nào đó? Nhưng rốt cuộc thời gian vẫn cứ hững hờ trôi trong
khi đó thì mục tiêu của bạn không được hoàn thành?


Một chút suy ngẫm

Trong đó có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân
phổ biến nhất là mục



tiêu đặt ra chưa đủ rõ ràng để bạn biết
được mình cần phải làm gì.


Một chút suy ngẫm






Trong tác phẩm nổi tiếng: “Cuộc phiêu lưu của
Alice vào xứ sở thần tiên”, có một đoạn kể về
Alice khi bị lạc vào xứ sở thần tiên, cô sợ hãi
bỏ chạy, chạy mãi cho đến khi cô gặp một chú
mèo.
Alice bèn hỏi mèo: Tớ nên đi đường nào bây
giờ? Chú mèo trả lời: Điều đó còn thuộc vào
cậu muốn đi đến đâu nữa chứ? Alice đáp: tớ
thật sự chẳng quan tâm lắm đến nơi mà mình
muốn đến?
Chú mèo đáp: thế thì cậu cũng không nên
quan tâm mình sẽ đi đường nào! Một khi mà
cậu đã không quan tâm đến nơi mà mình
muốn đến thì đi đường nào cũng vậy thôi.


Một chút suy ngẫm


“Nếu bạn không biết mình muốn đi đến đâu, bạn sẽ
không bao giờ đến”
Trong các slides tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một phương
pháp khoa học giúp chúng ta có thể đặt được mục tiêu hiệu quả - phương
pháp đặt mục tiêu SMART


Phương pháp đặt mục tiêu SMART

Specific

• Cụ thể, rõ ràng
• (Thức dậy vào lúc 5:00 mỗi buổi
sáng)

Measurable

• Đo lường được
• (Uống 2 lit nước mỗi ngày)

Attainable

• Có thể đạt được bằng sức của
mình
• (Chạy bộ 50km/h => không tưởng)

Relevant

• Liên quan đến tầm nhìn chung
• (Học tiếng Pháp 2h/ngày => không

phục vụ mục tiêu du học Anh)

Time - bound

• Có thời hạn
• (Biết chơi guitar trong vòng 1 tháng
tới)


Relevant và Attainable là hai tiêu chí
đáng lưu ý nhất trong phương pháp đặt
mục tiêu SMART

S
T

M

R
Relevant

A
Attainable


Làm cách nào để đặt mục tiêu với
chữ A (Attainable) hợp lý?
Mỗi người sẽ có một
năng lực và nhiệt
huyết khác nhau, vì

vậy mỗi người sẽ có
một mức Attainable
khác nhau. Để đặt
được 1 mục tiêu
mang tính Attainable
thì mình cần tập hợp
dữ liệu chủ yếu từ 3
nguồn:

Nguồn 1: Chính bản thân mình

Nguồn 2: Tham khảo các số liệu thống kê liên
quan đến mục tiêu đó
Nguồn 3: Tham khảo từ những người đã thực
hiện mục tiêu này rồi


Nguồn 1: Chính bản thân mình
Mình là người hiểu rõ bản thân mình hơn ai hết. Bằng việc nhìn nhận lại các kết
quả đạt được trong quá khứ, mình sẽ biết được năng lực mình đang ở mức
nào từ đó đưa ra mục tiêu phù hợp. Ví dụ, các học kỳ trước mình chỉ được 6.5
cho đến 7 điểm trung bình cuối kỳ, vì vậy học kỳ tới mình đặt mục tiêu 7.5 hoặc
8 sẽ là Attainable


Nguồn 2: Tham khảo các số liệu thống kê liên
quan đến mục tiêu đó
Tham khảo các số liệu thống kê liên quan đến mục tiêu đó để xem 1 mục tiêu
hợp lý với số đông mọi người là như thế nào (cái này hơi khó kiếm, tuy nhiên
nếu chịu khó thì vẫn kiếm ra được, thậm chí không có thì phải làm khảo sát thị

trường..
Ví dụ: mình hiện tại có IELTS 5.0, giờ mình có thể sắp xếp được 200 giờ để
học anh văn trong 4 tháng, câu hỏi đặt ra là mình đặt mục tiêu IELTS mấy chấm
là hợp lý. Cách giải quyết là đi đến các trung tâm anh văn xem chương trình
học ở đó thế nào? Nếu họ nói sau khi học xong 2 lớp bên họ, mỗi lớp 100 giờ
thì lên được IELTS 6.0. Từ đó suy ra nếu mình ở nhà tự ôn suốt 200 giờ thì
mục tiêu mang tính Attainable của mình là đạt được IELTS 6.0


Nguồn 3: Tham khảo từ những người đã thực
hiện mục tiêu này rồi
Tham khảo từ những người đã thực hiện mục tiêu này rồi (có thể là bạn bè
hoặc anh chị mình) để họ tư vấn xem đặt mục tiêu vậy hợp lý chưa? Lưu ý là
phải tham khảo ý kiến từ những người đã thực hiện mục tiêu này rồi vì những ý
kiến như vậy mới có giá trị. Còn những người toàn "mình nghĩ là ...", "mình
đoán là ..." thì nên nghe tham khảo cho biết chứ không nên làm theo.
Một sai lầm phổ biến là chúng ta dễ để yếu tố cảm tính lấn át khiến cho chúng
ta hay tin và nghe theo lời bạn bè, người thân, ba mẹ, thầy cô của mình mà
không suy nghĩ xem là ý kiến của những người này thật sự là có giá trị hay
không. Ai lười nghiền ngẫm, thu thập dữ liệu, đánh giá mức độ tin cậy của dữ
liệu thì sẽ càng khó đặt ra được mục tiêu SMAT


Mục tiêu phải đủ khó để khi mình cố gắng 100% sức lực mới đạt được!
Cần lưu ý không phải Attainable nghĩa là mục tiêu chỉ vừa sức với mình. Mà
chính xác hơn là mục tiêu có thể đạt được. Nghĩa là mục tiêu này phải đủ khó
để chúng ta cảm thấy hứng thú mà phấn đấu, đủ khó để chúng ta phải cố gắng
100% sức lực của mình mới đạt được mục tiêu đã đặt ra.



Làm cách nào để đặt mục tiêu với
chữ R (Relevant) hợp lý?

Nhiều khi, chúng ta đặt những mục tiêu theo "trào lưu" mà không tự hỏi
"liệu điều đó có cần thiết với mình hay không?


Làm cách nào để đặt mục tiêu với
chữ R (Relevant) hợp lý?

Hãy tự đặt cho mình những câu hỏi như: “liệu mục tiêu này có thật sự
quan trọng đối với mình?”

(Liệu mục tiêu này có tạo điều kiện để mình đạt được những mục tiêu lớn hơn
trong tầm nhìn chung của mình hay không?) (ví dụ như nếu mình muốn sau này
đi du học anh thì việc mình đặt mục tiêu học tiếng Anh 2 giờ mỗi ngày bây giờ
là mục tiêu Relevant, nhưng nếu đặt mục tiêu học tiếng Pháp 2 giờ mỗi ngày thì
rõ ràng không Relevant)


Làm cách nào để đặt mục tiêu với
chữ R (Relevant) hợp lý?

Hạn chế việc thực hiện những mục tiêu mang tính chất “vui là chính”
hoặc mang tính “bầy đàn”
(ví dụ như thấy bạn bè mình đi học cái này cái kia hoặc làm cái này cái kia hoặc
đặt ra mục tiêu này mục tiêu kia thì mình cũng bắt chước làm theo một cách
máy móc mà không cân nhắc xem mục tiêu đó có thật sự quan trọng đối với
mình hay không) (Ví dụ như sau này ra trường mình tính đi làm Sales mà thấy
bạn bè đua nhau đi học CFA – bằng cấp dành dân phân tích tài chính – mà

mình cũng bỏ thời gian 1 tuần 3 buổi tối đi học thì rõ là lãng phí thời gian)"


Làm nhiều việc, nhưng không việc nào thật sự quan trọng đối với bản
thân mình (thật sự trúng đích) thì chỉ tổ phí thời gian và công sức.


Bài tập tình huống

Bài tập tình huống về SMART Goal
Hãy tự trả lời ra giấy (hoặc nhẩm trong đầu) trước khi xem đáp án gợi ý mà
DeltaViet đưa ra


Bài tập tình huống

Nguyễn Nhật Tuấn
Tuấn sinh ra trong một gia đình thuộc dạng trung bình ở một thôn nhỏ tại Gia
Lai (Tây Nguyên). Mẹ Tuấn bán hàng ở nhà. Ba Tuấn đi làm lái xe ô tô tải,
một tuần chỉ về nhà được 1 – 2 lần. Gia đình của Tuấn khá thoải mái và ba
mẹ tôn trọng các quyết định của Tuấn.


Tình huống 1: Chọn trường


Học lực của Tuấn thuộc loại khá trong lớp (đứng thứ 10/42), kết quả của
năm lớp 12 là 8.1. Anh văn ở mức độ trung bình khá. Tuấn có đam mê về
quản trị kinh doanh và được gia đình cho phép đăng ký học ngành này.
Tuấn dự định thi khối A. Tuấn có thử giải các bài thi năm ngoái và thấy rằng

điểm của mình ở tầm 19 – 20 điểm.



Câu 1: Tuấn nên chọn ngôi trường nào sau đây? Vì sao? (Lưu ý sinh
viên khu vực 3 được cộng 1.5 điểm vùng)

o 1. Trường đại học RMIT (Yêu cầu anh văn: IELTS 6.0; Học phí: $3,000
/ học kỳ)
o 2. Trường đại học Quốc Tế TPHCM – ĐH Quốc Gia TPHCM (Điểm
chuẩn: 18; Yêu cầu anh văn: IELTS 5.5; Học phí: $1,000 / học kỳ)
o 3. Trường đại học Kinh Tế TPHCM (Điểm chuẩn: 19; Học phí
900,000đ / học kỳ)

o 4. Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II (Điểm chuẩn: 24; Học phí:
750,000đ / học kỳ)


Tình huống 2: Việc làm thêm


Hiện tại Tuấn đi học 6 môn ở trên trường (mỗi môn trung bình 3 tiếng rưỡi).
Để đảm bảo điểm số ở mức đủ học bổng thì Tuấn dành ra 3 tiếng ở nhà
cho mỗi môn học để đọc trước bài và hoàn thành một số bài tập. Ngoài ra
thì một số môn học có đề án nên Tuấn phải dành ra khoảng 10 giờ mỗi tuần
để làm các đề án này.



Tuấn có đi làm thêm bán thời gian (khoảng 20 giờ) tại một công ty ngành du

học. Cũng như bao sinh viên khác, Tuấn sử dụng thời gian chưa được hiệu
quả lắm nên lãng phí trung bình 10% thời gian mỗi ngày (tương đương 2.5
giờ) vào nhiều việc nhỏ (lướt net, xem TV, đọc sách báo, đi chơi và chat
chit cùng bạn bè …).



Hàng tuần Tuấn phải đi học, đi thực tập và đi làm bài tập nhóm nên trung
bình thời gian di chuyển mất 1.5 giờ (cả đi lẫn về trong suốt 6 ngày trong
tuần) . Tuấn ăn ngủ ở mức độ trung bình (mỗi bữa tốn khoảng nửa tiếng để
ăn và nghỉ ngơi đôi chút. Buổi tối ngủ trung bình 7 – 8 giờ).



Câu 2: Với mức sinh hoạt hiện tại thì mỗi tuần Tuấn còn dư ra bao
nhiêu thời gian? Bạn có nhận xét gì về thời gian còn dư ra này?


Giải đáp gợi ý
Trước khi xem phần này, hãy đảm bảo rằng bạn đã có câu trả lời của riêng mình


Gợi ý tình huống 1


Thật ra thì Tuấn có thể học ở trường đại học RMIT hoặc trường đại học
Quốc Tế TPHCM (lựa chọn 1 và 2) mà không phải tốn xu nào trong trường
hợp Tuấn học giỏi anh văn và Tuấn có nhiều hoạt động ngoại khoá (Vì các
trường này dành học bổng cho top 10% sinh viên). Về hoạt động ngoại
khoá thì đề bài chưa nói rõ. Tuy nhiên thì đằng nào đi nữa thì trình độ anh

văn của Tuấn chỉ ở mức trung bình khá nên không thể theo học ở các
trường dạy học bằng tiếng Anh được (Tuấn sẽ không đủ tiền học nếu
không có học bổng)



Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II với điểm chuẩn 24 thì rõ ràng là
ngoài tầm với của Tuấn. [Tuấn chỉ nên cố gắng hết sức mình để thi vào
trường này trong trường hợp Tuấn biết rõ mình cần gì, muốn gì, và sẽ học
những gì. Không nên liều lĩnh mà không suy nghĩ. Như vậy sẽ phí công vô
ích]. Tuấn nên chọn trường đại học Kinh Tế TPHCM vì đó là một lựa chọn
vừa sức (đảm bảo chữ A – Attainble trong tiêu chí SMART). Tuấn cũng phải
cố gắng thì mới đảm bảo sẽ đậu (vì điểm hiện tại của Tuấn chỉ ở mức vừa
đủ đậu)


Gợi ý tình huống 1


Nâng cao hơn, để có một lựa chọn SMART hơn thì phải dựa trên phân tích
hiện trạng (Strenghs & Weaknesses – Những điểm mạnh và những điểm
yếu) và môi trường (Opportunities & Threats – Những cơ hội và những
thách thức). Ví dụ như đối với Tuấn:
o Hiện trạng: Tuấn có điểm mạnh là chăm chỉ, học lực ở mức độ khá,
biết mình sẽ thi khối A, ngành quản trị kinh doanh; Điểm yếu của Tuấn
là trình độ anh văn chỉ ở mức trung bình khá nên không thể theo học và
kiếm học bổng ở các trường quốc tế được.
o Môi trường: Cơ hội của Tuấn là được ba mẹ chấp nhận cho thi vào
trường Tuấn mong muốn; Còn thách thức là điểm chuẩn năm nay có
thể sẽ cao hơn năm ngoái và Tuấn phải cố gắng hơn nữa.



Gợi ý tình huống 2


Quỹ thời gian hiện tại của Tuấn: (tính theo tuần)
o Việc học: 6 buổi x (3.5 giờ học trên trường + 3 giờ học ở nhà) = 39 giờ
o Làm đề án: 10 giờ
o Ăn ngủ: 7 ngày x (1.5 giờ ăn + 7.5 giờ ngủ) = 63 giờ
o Đi thực tập: 20 giờ
o Phung phí: 7 ngày x 2 giờ = 17.5 giờ
o Di chuyển: 6 ngày x 1.5 giờ = 9 giờ (hàng tuần Tuấn phải đi học, đi thực
tập và đi làm bài tập nhóm)





Tổng thời gian Tuấn sử dụng: 39 + 10 + 63 + 20 + 17.5 + 9 = 158. 5 giờ
Mỗi tuần Tuấn có 7 x 24 = 168 giờ.
Vậy là Tuấn còn dư: 168 – 158.5 = 9.5 giờ mỗi tuần


×