Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

NHỮNG cơ sở CHO VIỆC đổi mới tư DUY TRONG CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của ĐẢNG TA từ năm 1986 đến NAY tiểu luận cao học môn chính sách đối ngoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.56 KB, 14 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đại hội VI của Đảng (tháng12/1986) đã đánh dấu đường lối đổi mới toàn
diện để đưa đất nước ta bước vào thời kỳ mới, thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Đại hội VI cũng diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi, xu thế toàn
cầu hoá, hoà dịu nổi trội trong quan hệ giữa các nước lớn đã có tác động nhất
định tới chính sách đối ngoại của các nước khác, đòi hỏi các nước này phải có
những thay đổi nhất định trong việc hoạch định chính sách của mình. Đảng ta
đã nhanh chóng nắm bắt được sự thay đổi của tình hình thế giới và căn cứ vào
hoàn cảnh thực tế trong nước để có những quyết định về việc phải đổi mới tư
duy một cách toàn diện mà trong đó có tư duy đối ngoại.
Tất nhiên, có rất nhiều nguyên nhân và những yếu tố để Đảng ta lấy đó làm
cơ sở để phải đổi mới tư duy đối ngoại. Nhưng trong khuôn khổ của bài tiểu
luận này, chúng tôi xin trình bày về những cơ sở cho việc đổi mới tư duy
trong chính sách đối ngoại của Đảng từ năm 1986, mà nói cụ thể hơn thì
chúng tôi xin đi sâu vào những nguyên nhân trực tiếp bên ngoài mà nổi lên 2
vấn đề có tác động rất lớn đối với Việt Nam đó là: sự cải tổ và sụp đổ của
Liên Xô và các nước Đông Âu và việc giải quyết vấn đề Campuchia.


Trước khi đi vào vào phân tích cụ thể 2 nguyên nhân trực tiếp bên ngoài
trên, chúng tôi đưa ra 6 nhân tố bên ngoài đó là:
-

Xu thế hoà hoãn Đông-Tây

-

Cải tổ và sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu

-


Xu thế toàn cầu hoá và cạnh tranh kinh tế trong QHQT

-

Khu vực châu Á-TBD phát triển năng động nhất thế giới

-

Mỹ và các nước phương Tây tiếp tục duy trì bao vây cấm vận đối với

Việt Nam
-

Vấn đề Campuchia đang từng bước được giải quyết bằng thương lượng

chính trị
Trong 6 nhân tố này, ngoài 2 nhân tố trực tiếp như chúng tôi đã nói ở trên
thì các nhân tố còn lại đều là những nguyên nhân sâu xa, trong đó nhân tố
toàn cầu hoá là nhân tố quan trọng nhất, nó chi phối đến toàn bộ các nguyên
nhân còn lại.
Sau đây, chúng ta sẽ bàn về nhân tố trưc tiếp bên ngoài đầu tiên đó là:
I/ Cải tổ và sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu
Vỡ nhõn tố Liờn Xụ là nhõn tố nắm vai trũ quyết định nên nhóm tiểu luận
chỉ đi sâu phân tích những tác động của quá trỡnh cải tổ của Liờn Xụ đến Việt
Nam trong những thời điểm quyết định việc đổi mới tư duy đối ngoại của Việt
Nam, đó là khoảng thời gian trước 12/1986 và trước 5/1988.
1.Cải tổ quan hệ đối ngoại:
a.Chớnh sỏch Chõu Á mới:
Ngay từ khi lên cẩm quyền vào tháng 3/1985, Goócbachốp đó bắt đầu tiến
hành cải cách ở Liên Xô đến ngày 2/3/1986 thỡ tiến hành một cỏch triệt để về

đối nội cũng như đối ngoại. Một trong những chính sách quan trọng về đối
ngoại của Goócbachốp là chính sách Châu Á mới với tuyên bố trong Diễn văn
Vladivostok (7/1986) và Krasnoiark(1988). Trong đó, Goócbachốp đó cam
kết việc phi quõn sự húa, giảm cam kết quõn sự của Liờn Xụ ở Chõu Á cũng
như các khu vực khác trên thế giới. Đây cũng có thể xem như một tín hiệu


đầu tiên của Liên Xô đối với các nước thứ ba trong đó có Việt Nam là hóy tập
đứng trên đôi chân của mỡnh. Thực chất là Liờn Xụ đang muốn cải thiện
quan hệ với Trung Quốc trong khi Trung Quốc đang gây khó khăn rất nhiều
cho Việt Nam trong vấn đề Camphuchia.Tiếp đó, năm 1987 Liên Xô đó chấp
nhận dỡ bỏ cỏc căn cứ quân sự chiến lược ở Châu Á theo yêu cầu của Trung
Quốc và Nhật Bản trong khuôn khổ các cuộc thương lượng song phương với
Mỹ (Hiệp ước Washington 8/12/1987, Liên Xô cam kết tháo bỏ gần 300 tên
lửa đẩy chiến lược ở Châu Á).Vậy mục tiêu của Liên Xô là gỡ?
Thứ nhất, Liờn Xụ muốn tỡm kiếm tầm ảnh hưởng chính trị và kinh tế
trong khu vực rộng lớn này thay vỡ chỉ dựa vào quõn sự như trước đây.
Thứ hai, Liên Xô muốn Mỹ giảm các khu căn cứ quân sự ở Viễn Đông.
Để đạt mục tiêu thứ nhất, Liên Xô đó bỡnh thường hóa quan hệ với Trung
Quốc, thiết lập quan hệ ngoại giao với Nam Triều Tiên, phát triển quan hệ
thương mại với Nhật Bản và Đài Loan.
Đối với mục tiêu thứ hai, Liên Xô đề nghị rút các lực lượng quân sự của
mỡnh ở Chõu Á.Việc rỳt quõn khỏi Afghanistan (1988-1989), Mụng Cổ
(1989) và khỏi căn cứ quân sự ở Cam Ranh (1988-1989) cũng như Hiệp ước
Washington là những bước nhượng bộ đối với Trung Quốc.Tất cả nhằm thúc
đẩy quá trỡnh giải trừ quõn bị ở khu vực Chõu Á-Thỏi Bỡnh Dương.
Để thúc đẩy nhanh việc bỡnh thường hóa quan hệ với Trung Quốc bị cắt
đứt từ năm 1960 , Liên Xô đó tiến hành một loạt cỏc nhượng bộ trong các vấn
đề mà Trung Quốc coi là những trở ngại trong quan hệ hai nước như : việc
Liên Xô đóng quân ở Afghanistan ; ủng hộ Việt Nam ở Campuchia ; sự đe

dọa quân sự của Liên Xô ở biên giới Trung Quốc.
b.Tác động đối với Việt Nam:
Việc đưa ra và thực hiện chính sách Châu Á mới của Liên Xô đó làm cho
Việt Nam-một đồng minh thân thiết của Liên Xô ở Châu Á phần nào nhận ra
vị trí mới của mỡnh trong chiến lược của Liên Xô. Rừ ràng là Liờn Xụ đó đặt
quan hệ với Việt Nam vào hàng thứ yếu so với quan hệ với Trung Quốc. Tuy


vậy đây chỉ là những dấu hiệu đầu tiên nên Việt nam vẫn coi Liên Xô là hũn
đá tảng trong chính sách đối ngoại của mỡnh tại Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần VI(12/1986). Song những động thái mới và những nhượng bộ liên tục của
Liên Xô nhằm cải thiện với Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn đối với Việt Nam
nếu xét trong hoàn cảnh năm 1986,Trung Quốc đang gây khó khăn rất lớn đối
với Viêt Nam trong vấn đề Campuchia.Trong khi đó, Liên Xô không cũn ủng
hộ Việt Nam trong mà cũn gõy sức ộp buộc Việt Nam giải quyết vấn đề này.
Đặc biệt là sau thái độ trung lập của Liên Xô đối với cuộc tấn công quân sự
của Trung Quốc tháng 3/1988 và quyết định rút căn cứ hải quân khỏi Cam
Ranh vào tháng 5/1988, Việt Nam đó thay đổi mạnh mẽ trong tư duy đối
ngoại, thể hiện trong Nghị Quyết 13 của Bộ chính trị vào thỏng 5/1988: Liờn
Xụ khụng cũn là hũn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
2.Những khó khăn trong nước của Liên Xô
2.1.1Khó khăn kinh tế
Tỡnh hỡnh kinh tế của Liờn Xụ sau cải tổ 5 năm gặp rất nhiều khó khăn,
Liên Xô không những không thành công trong việc thúc đẩy nền kinh tế mà
dường như không có cách nào để ngăn chặn khủng khoảng hiệu. Những kết
quả của năm 1988 không đáp ứng được kỡ vọng của giới lónh đạo mà cũn
chứa đựng nhiều dấu hiệu khủng hoảng. GDP và năng suất lao động giảm
tương đối, thõm hụt ngõn sỏch (92 tỷ rỳp).Tỡnh trạng thiếu thốn ngày càng
trầm trọng, nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm như đường,sữa, bơ, trà khan hiếm ở
nhiều vùng. Sản xuất trong các ngành năng lượng đều giảm(dầu lửa: -2,6%,

than: -4,1%).Hơn nữa, khoảng 6,7 triệu người thất nghiệp (chiếm 3,8% dân số
lao động).Kết quả bi quan này đó chứng tỏ cuộc cải tổ đó thất bại về mạt kinh
tế và cú ành hưởng tiêu cực đến an ninh-xó hội.
2.1.2Khó khăn chính trị
Cải tổ thất bại đó gõy ra tỡnh trạng bạo động, lôn xộn tại nhiều nhiều vùng
trên cả nước cũng như tại các nước Capxca, các nước Trung Á. Tại các nước
này bùng lên các cuộc biểu tỡnh đũi độc lập(Moldova,Azerbaijan), các cuộc


đỡnh cụng của cỏc thợ mỏ (Ukraina,Kazakhstan), cỏc cuộc xung đột sắc tộc
(3/6/1989 ở Turmenistan). Tuy có những nỗ lực của Goócbachốp nhưng tỡnh
hỡnh ngày càng trở nờn trầm trọng, gõy ra sự bất ổn lớn về an ninh cũng như
xó hội.
Chính những khó khăn về kinh tế-xó hội cũng như chính trị đó buộc Liờn
Xụ phải cắt giảm rất nhiều viện trợ cũng như cam kết kinh tế đối với các nước
thế giới thứ ba, trong đó có Việt Nam.
2.2Tác động đến Việt Nam
Về tác động của tỡnh trạng khú khăn của Liên Xô đối với Việt Nam, những
ảnh hưởng về kinh tế dường như là dễ nhận thấy nhất.Trước tiên, phải công
nhận rằng quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Liên Xô đạt được đỉnh cao
trong giai đoạn 1986-1990 với doanh số 7,8 tỷ rúp (giá 1985), Liên Xô
thường chiếm khoảng 40% xuất khẩu và 60% nhập khẩu của Việt Nam. Điều
này chứng tỏ Liên Xô chiếm một vị trí cực kỡ quan trọng đối với kinh tê Việt
Nam trong giai đoạn này. Vỡ thế khi Liờn Xụ gặp nhiều khú khăn trong nước
từ năm 1987, việc triển khai các dự án hợp tác, viện trợ chỉ triển khai rất chậm
chạp. Tỡnh trạng này xảy ra trong hầu hết cỏc hinh thức hợp tỏc kinh doanh
giữa hai nước như các đề ỏn gia cụng trong cụng nghiệp nhẹ, việc xõy dựng
cỏc cụng trỡnh chuyển tiếp,cỏc chương trỡnh hợp tỏc cú mục tiờu…Cú thể
lấy một vớ dụ triển khai hợp tỏc trong linh vực cụng nghiệp nhẹ để minh
chứng cho điều này. Chẳng hạn kế hoạch Liên Xô cho Việt Nam vay 1,5 tỷ

rúp gia công 9,5 triệu sản phẩm may mặc năm 1987-1989, kế hoạch gia công
giầy 67,5 triệu sản phẩm (1987-1989) chỉ thực hiện được không đầy 20% kế
hoạch. Chính vỡ thế nú gõy khú khăn rất lớn cho kinh tế-xó hội Việt Nam.
Một nhân tố khác đó là việc Liên Xô chuyển đổi hỡnh thức trao đổi hàng
hóa trực tiếp sang hỡnh thức thanh toỏn bằng đồng rúp chuyển đổi bắt đầu từ
năm 1987. Điều này có nghĩa là Việt Nam phải chuyển qua hỡnh thức làm ăn
“tiền tươi thóc thật” chứ không được ưu đói như trước đây nữa. Điều này
trước mắt cũng gây khó khăn cho Việt Nam nhưng nó cũng giúp Việt Nam


nhận thức được và làm quen dần với những hỡnh thức kinh doanh thị trường,
phải tỡm kiếm thị trường mới cho mỡnh (ASEAN,đầu tiên là Inđônexia).
Những khó khăn lại càng tác động mạnh mẽ vỡ lỳc này Việt Nam đang ở
trong tỡnh trạng khủng hoảng kinh tế-xó hội trầm trọng, mục tiờu tổng thể
của kế hoạch 5 năm 1981-1985 thất bại, nhân dân khủng hoảng niềm tin.
II/ Vấn đề Campuchia
2.1/ Từ Campuchia dân chủ đến Campuchia nhân dân
Việc giải quyết vấn đề campuchia là thay đổi có tính chất bước ngoặt trong
việc cải thiện quan hệ với các nước lớn đặc biệt là các nước ASEAN. Việc
giải quyết vấn đề này cũng đã tạo tiền đề và làm cơ sở cho việc đổi mới tư
duy trong chính sách đối ngoại của Đảng ta. Như vậy, trước khi giải thích rõ
ràng hơn, chúng tôi xin khẳng định lại là Đảng ta đã giải quyết vấn đề
Campuchia trước và trong quá trình giải quyết vấn đề này, Đảng ta thấy rằng
đã đến lúc phải đổi mới tư duy cho thích hợp với thời cuộc. Tất nhiên là còn
có nhiều yếu tố khác nữa tác động đến sự thay đổi tư duy này.
Như chúng ta đã biết, ngày 23 tháng 12 năm 1978, Pôlpốt đã ra lệnh tập
trung 19 trên tổng số 23 sư đoàn chủ lực dàn trận đánh sang Việt Nam. Trước
đó thì chúng cũng đã có một số hành động khiêu khích như lấn chiếm biên
giới, gây ra nhiều vụ thảm sát mà vụ lớn nhất là ở một làng thuộc tỉnh Tây
Ninh làm hơn 2000 người chết. Đến ngày 22-12 các sư đoàn tinh nhuệ của

Polpốt có xe tăng và pháo binh yểm trợ, đánh vào khu vực Bến Sỏi thuộc tỉnh
Tây Ninh cách Sài Gòn hơn 100km. ý đồ của nhà cầm quyền Campuchia là
chớp nhoáng đánh chiếm thị xã Tây Ninh để mở đường tiến sâu vào miền
Nam Việt Nam. Trước khi tấn công Việt Nam thì ở Campuchia bọn Polpốt
cũng đã gây ra nạn diệt chủng làm khoảng hơn 1,2 triệu người chết trong
khoảng thời gian từ 1975 đến 1978. Ngày 25 tháng 12, sử dụng quyền tự vệ
chính đáng của mình, quân đội Việt Nam từ Plâyku, Tây Ninh tiến thẳng vào
các tỉnh lỵ của Campuchia. Từ đó , với sự phối hợp của nhân dân và các lực
lượng cách mạng Campuchia dưới sự lãnh đạo của Mặt trận đoàn kết dân tộc


cứu nước Campuchia do Hengxomrin lãnh đạo. Ngày 7-1-1979, quân đội Việt
Nam ào ào tiến vào thủ đô Phnôm Pênh. Ba tuần sau quân Việt Nam kiểm
soát tất cả các thành phố và đường giao thông lớn ở Campuchia, tiếp đó quét
sạch quân Polpốt ra khỏi đồng bằng Tây Campuchia và ngày 10 tháng 4 chiếm
Ta sanh, tổng hành dinh của quan Khmer đỏ. Các lực lượng còn lại của chế độ
Polpốt chuyển sang chiến tranh du kích.
Sau khi chế độ diệt chủng Polpốt bị đập tan. Ngày 10-1-1973, Mặt trận
đoàn kết dân tộc của Hengxomrin thành lập chế độ cộng hoà Nhân dân
Campuchia thật sự của nhân dân Campuchia.
2.2/ Giải quyết vấn đề Campuchia
Như vậy, sau khi đã giúp nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng
Polpốt, quân tình nguyện Việt Nam đã ở lại và giúp đỡ việc xây dựng, củng
cố quân đội, chính quyền còn non trẻ theo yêu cầu của phía Campuchia.
Nhưng bắt đầu từ đây đã nảy sinh thêm nhiều yếu tố mới và vấn đề này đã
thực sự bị quốc tế hoá, trở thành vấn đề mà các nước lớn luôn muốn lợi dụng
để thoả mãn hay chí ít cũng là để dàn xếp lợi ích của họ với nhau, ở đây ta có
thể thấy nổi lên những quan hệ có liên quan tới vấn đề này như: Xô-Trung,
Trung-Mỹ, Xô-Mỹ và Việt Nam-ASEAN. Đã có một số nhà báo phương Tây
gọi cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Khmer đỏ là cuộc “chiến tranh uỷ

nhiệm” ngụ ý là cuộc chiến tranh giữa Liên Xô và Trung Quốc qua tay người
Việt Nam và người Campuchia.
Vấn đề Campuchia đã bị lợi dụng để phục vụ cho việc tập hợp lực lượng
giữa hai phía Đông-Tây, tạo cân bằng lực lượng mới. Một điều quan trọng
nữa đó là Trung Quốc, Mỹ, Phương Tây rất e ngại việc Liên Xô thông qua
Việt Nam để mở rộng ảnh hưởng của mình và các nước ASEAN thì lại rất sợ
bị Việt Nam tấn công theo thuyết Đôminô để trả thù mộ số nước có dính líu
đến chiến tranh Việt Nam của Mỹ. Từ đó, các nước này đã có những phản ứng
rất quyết liệt trước việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia như Thái Lan,
Philippin, Malayxia...Các nước ASEAN thậm chí đã yêu cầu Hội đồng Bảo an


Liên Hiệp Quốc lên án Việt Nam “xâm lược” Campuchia, họ cũng vận động
phong trào không liên kết họp tại Lahabana (Cuba) để giữ ghế cho Khmer đỏ,
không đáp ứng đề nghị của ngoại trưởng ba nước Việt Nam, Lào Campuchia
đưa ra tháng 1 năm 1980 về việc ký hiệp định song phương và không xâm
lược nhau giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN và bàn việc xây
dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình, độc lập, tự do, trung lập, ổn định
và phồn vinh. Như vậy, hậu quả của việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia
là chúng ta đã bị bao vây, cô lập về ngoại giao trong khi cũng đang phải đối
mặt với những khó khăn về kinh tế nên việc giải quyết vấn đề Campuchia đã
được Việt Nam đặc biệt coi trọng để có thể thoát ra khỏi tình trạng bị bao
vây, cô lập trên. Nhưng thực chất trong nội bộ các nước ASEAN vẫn còn có
khoảng cách về nhận định tình hình mà cụ thể là giữa ba nước Thái Lan với
Malaixia và Indonexia. Trong khi Indonexia và Malaixia đều tuyên bố cần coi
trọng những lo lắng của Việt Nam về an ninh của mình và cho rằng cần có
giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia và giải pháp đó phải tính đến lợi ích
chiến lược của Việt Nam, Việt Nam cần được giải phóng khỏi ảnh hưởng của
Liên Xô và Trung Quốc và cũng kêu gọi hai nước này không nên can thiệp
vào các vấn đề của Đông Nam Á(đây là công thức Kuantan) thì Thái Lan lại

tẳng thừng bác bỏ công thức này.
Tuy vậy cả Việt Nam và các nước ASEAN đều đã có những bước đi để giải
quyết vấn đề này. Do cả hai phía đều nhận thức được đây là vấn đề có tính
then chốt. Cả hai bên đã liên tục có những sáng kiến, đề xuất nhưng do còn
tồn tại một số vấn đề mang tính khách quan và chủ quan nên các sáng kiến và
đề xuất này chưa được thực hiện rõ nét trong giai đoạn này mà chúng mới chỉ
mang tính xây dựng. Việc giải quyết vấn đề campuchia chỉ thực chất được
thực hiện bắt đầu từ năm 1985 khi có một số thay đổi có tính bước ngoặt của
cả hai phía về nhận thức vấn đề.
Đầu tiên, Ngày 12 tháng 8 năm 1985, tại hội nghị bộ trưởng ba nước Việt
Nam, Lào, Campuchia họp tại Phnôm Pênh đã có sáng kiến ngoại giao quan


trọng, bày tỏ thiện chí mong muốn có một giải pháp ngoại giao cho vấn đề
Campuchia và đưa ra lập trường năm điểm làm khung cho một giải pháp: Việt
Nam sẽ rút quân vào năm 1990 và các nước trong khu vực cần thoả thuận về
khu vực hoà bình và hợp tác Đông Nam Á, thực hiện các nguyên tắc cùng tồn
tại hoà bình. Sự phân biệt hai mặt của vấn đề Campuchia này đã thực sự có
tác dụng thúc đẩy các bên đi vào giải pháp vì con bài của Trung Quốc và các
bên là đòi Việt Nam rút quân để ép Việt Nam đi vào thương lượng, nhưng
Việt Nam đang rút quân từng đợt và muộn nhất là năm 1990 thì rút xong, khi
đó thì con bài rút quân không còn tác dụng nữa.
Tiếp đến, Tháng 3 năm 1986, chính phủ liên hiệp ba phái đưa ra tuyên bố 8
điểm: Việt Nam đàm phán với chính phủ ba phái về tiến trình Việt Nam rút
quân, sẽ ngừng bắn để Việt Nam rút quân, sau khi Việt Nam hoàn thành rút
quân giai đoạn đầu, chính phủ Phnôm Pênh sẽ tham gia đàm phán với chính
phủ liên hiệp ba phái để lập chính phủ liên hiệp bốn phái bao gồm cả chính
quyền Phnôm Pênh, rút quân, ngừng bắn, tổng tuyển cử đều có liên Hiệp
Quốc giám sát. Tuy nhiên, Việt Nam cũng chưa thể hiện thái độ đồng tình với
tuyên bố này với lý do không công nhân chính phủ liên hiệp ba phái và cho

rằng các vấn đề nội bộ của Campuchia phải do nhân dân Campuchia tự giải
quyết. Những đây cũng là bước đi thể hiện tính xây dựng của các bên mong
muốn giải quyết vấn đề này.
Việc giải quyết vấn đề Campuchia chỉ thực sự đi vào giai đoạn quyết định
khi vào tháng 7 năm 1987 đại diện nhóm nước Đông Dương và ASEAN ký
thông cáo chung tại thành phố Hồ Chí Minh, mở đầu quá trình đối thoại nhằm
giải quyết vấn đề Campuchia (gọi tắt là JIM).
1/ Mở đầu là JIM1 họp tại Bogor (Indonesia) từ 25-28 tháng 7 năm 1988.
JIM1 kết thúc với tuyên bố của chủ tịch hội nghị về khuôn khổ cho một giải
pháp chính trị về vấn đề Campuchia với hai vấn đề then chốt: quân tình
nguyện Việt Nam rút khỏi Campuchia, ngăn chặn sự trở lại của chế độ diệt
chủng và chấm dứt sự viện trợ quân sự của nước ngoài cho các bên ở


Campuchia. Tại hội nghị này Việt Nam cũng đã tuyên bố rút 5 vạn quân và bộ
tư lệnh quân Việt Nam tại Campuchia ngày 26-5-1988 đã góp phần thúc đẩy
quan hệ giữa các bên.Việc rút quân của Việt Nam cũng làm giảm đi những
sức ép từ các bên liên quan đòi Việt Nam rút quân và cũng làm giảm đi gánh
nặng về chi phí quân sự cho chính Việt Nam còn đang trong giai đoạn khủng
hoảng kinh tế. Như vậy, JIM1 đã kết thúc với những kết quả đạt được là rất
khả quan, đã làm giảm tình trạng đối đầu giữa hai nhóm nước ở Đông Nam Á
và mở ra giai đoạn bình thường hoá quan hệ và hợp tác giải quyết các vấn đề
của khu vực.
2/ Tiếp theo thành công của JIM1, từ ngày 19-21 tháng 2 năm 1989 JIM2
đã được tổ chức tại Jakarta (Indonesia) để tiếp tục công việc của JIM1. Tại
hội nghị này, các nước ASEAN đã nhất trí với nguyên tắc lớn của giải pháp
đó là:
- Việt Nam rút hết quân.
- Chấm dứt sự viện trợ quân sự và can thiệp từ bên ngoài vào Campuchia,
loại trừ sự quay trở lại của chế độ diệt chủng.

3/ Ngày 9 tháng 9 năm 1990, JIM3 họp tại Jakarta (Indonesia) đã có một
kết quả quan trọng đó là các phái Campuchia đã thoả thuận xong việc thành
lập hội đồng dân tộc tối cao (SNC) gồm 12 thành viên trong đó một nửa là
chế độ Hengxomrin, các phái khác mỗi phái hai đại biểu.
Nhưng một điểm đáng chú ý ở đây là từ những hội nghị như JIM1, JIM2,
JIM3 đã làm thay đổi nhận thức của ban lãnh đạo của cả hai phía vì trước đây
cả hai bên đều thù địch với nhau (ViệtNam coi các nước ASEAN là khối
SEATO trá hình, chỉ phục vụ cho lợi ích của các nước phương Tây ở khu
vực), nhưng qua quá trình đàm phán cả 2 phía đã hiểu nhau hơn và đều nhận
thấy rằng cần phải thay đổi tư duy và chính sách đối với nhau để phù hợp với
tình hình mới trong khu vực và trên thế giới.
Ngoài ra,sau khi thành công của các JIM thì nhóm 5 nước thường trực của
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng tổ chức đàm phán để bàn về vấn đề


Campuchia (gọi tắt là P5) vào ngày 17 tháng 7 năm 1990. Tại vòng 5 cấp thứ
trưởng ngoại giao các bên đã thoả thuận 2 nội dung chủ yếu đó là tập kết và
giải giáp các bên ở Campuchia và Liên Hợp Quốc tổ chức tổng tuyển cử,
kiểm soát 5 bộ và xúc tiến thành lập hội đồng dân tộc tối cao. Thực chất của
hội nghị P5 là các nước lớn đều không muốn cuộc xung đột ở Campuchia kéo
dài ảnh hưởng đến việc triển khai các mối quan hệ của họ với nhau nên họ
cũng muốn tham gia vào giải quyết. Dù đây chỉ là hội nghị phục vụ cho các
nước lớn nhưng cũng đã góp phần đáng kể giúp giải quyết tình hình
Campuchia.
III/ Đánh giá và kết luận
Tóm lại, từ 2 nhân tố bên ngoài quan trọng mà chúng tôi đã phân tích ở
trên, chúng tôi xin đưa ra một số đánh giá về những cơ sở cho việc đổi mới tư
duy trong chính sách đối ngoại của Đảng ta từ năm 1986 là:
-


Sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn như: giảm cam kết bên

ngoài, tập trung củng cố nội bộ, hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn tại hoà
bình, tránh đối đầu gây căng thẳng mà biểu hiện cụ thể đó là xu thế hoà dịu
Xô-Mỹ, Xô-Trung, Mỹ-Trung, các nước tập trung ưu tiên phát triển kinh tế
hơn là chạy đua vũ trang, gây căng thẳng. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến
chính sách chung của các nước khác trên thế giới trong đó có Việt Nam.
-

Sự suy yếu và sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu đã buộc Việt

Nam phải thay đổi tư duy, thay đổi đường lối chính sách đối ngoại, đa phương
hoá đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế để tránh phụ thuộc quá nhiều vào
Liên Xô gây mất cân bằng trong quan hệ với các nước khác.
-

Việc giải quyết vấn đề Campuchia đã giúp Việt Nam thay đổi nhận thức

về các nước ASEAN. Trong quá trình đàm phán giải quyết vấn đề này, Việt
Nam đã nhận thấy các nước này không phải lúc nào cũng là kẻ thù, họ cũng
có thiện ý và mong muốn đưa khu vực Đông Nam Á trở thành khu vực hoà
bình, phồn vinh và phát triển. Từ đó, Việt Nam cũng đã thay đổi tư duy và ưu


tiên phát triển các mối quan hệ với các nước ASEAN, tạo môi trường tốt cho
Việt Nam thực hiện nhiệm vụ hoà bình và phát triển.
Như vậy, việc đổi mới tư duy trong chính sách đối ngoại của Đảng ta là
hoàn toàn cần thiết, nó phù hợp với thực tiễn, hoàn cảnh, tình hình thế giới và
khu vực lúc bấy giờ. Việc đổi mới tu duy đối ngoại của Đảng đã thể hiện tính
nhạy bén trong việc dự đoán tình hình và nắm bắt thời cuộc để đưa đất nước

ta tiến lên trên con đường CNH-HĐH, thoát ra khỏi tình trạng bị cô lập về
ngoại giao và khủng hoảng kinh tế ở trong nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết 13 - Bộ chính trị, 5/1988
2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, 1987
3. Bùi Huy Khoát, Quan hệ kinh tế truyền thống Việt - Xô, NXB Khoa học
xã hội, 1995.
4. Elisabeth Fouquire - Brillet, Un continent insulaire Majeur en Extrême - Orient les Kouriles, www, stratic, Org.
5. Jean - Marie Chauvier, Retour, Vingt ans apres, sur la perstroika
gorbatchévienne,Le monde - diplomatique, 6/2005.
6. Vũ Dương Huân, Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000, NXB CTQG, Hà
Nội 2001.
7. Lưu Văn Lợi, 50 năm ngoại giao Việt Nam 1945 - 1995, tập 2: 1975 1995, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 1998


DANH SÁCH NHÓM TIỂU LUẬN
Tên
1. Cung Quang Hưng (Nhóm trưởng) (E30)
2. Mai Phạm Quang Thắng
3. Nguyễn Thị Bích Ngọc
4. Nguyễn Minh Quân
5. Nguyễn Văn Hải
6. Nghiêm Minh Phương
7. Phạm Trung Hiếu
8. Nguyễn Gia Hải
9. Both Sreng (K30)

Điểm
10
10

10
9
8
9
7
7
6


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................1
I. Cải tổ và sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu...............2
1. Cải tổ quan hệ đối ngoại............................................................................2
a. Chính sách Châu á mới..............................................................................2
b. Tác động đối với Việt Nam.......................................................................3
2. Những khó khăn trong nước của Liên Xô.................................................4
2.1.1.Khó khăn kinh tế..................................................................................4
2.1.2. Khó khăn chính trị.................................................................................
2.2. Tác động đến Việt Nam..........................................................................5
II. Vấn đề Campuchia..................................................................................6
2.1. Từ Campuchia dân chủ đến Campuchia nhân dân.................................6
2.2. Giải quyết vấn đề Campuchia................................................................7
III. Đánh giá và kết luận............................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................12



×