Tải bản đầy đủ (.docx) (235 trang)

Kiểm soát hoạt động chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 235 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

LÊ THANH HÀ

KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TRONG
CÁC CHI NHÁNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI VIỆT
NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH
TẾ


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

LÊ THANH HÀ

KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TRONG
CÁC CHI NHÁNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI VIỆT
NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH
TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số:



60.34.02.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.,TS. Nguyễn Thị Thanh Hoài

Học viện Tài chính

2. PGS.,TS. Kiều Hữu Thiện

Học viện Ngân hàng


MỤC LỤC
MỤC LỤC

DANH
MỤC
CÁC
TỪ
VIẾT
TẮT
DANH
MỤC
CÁC
BẢNG
DANH
MỤC
CÁC


ĐỒ,
ĐỒ
THỊ
MỞ
ĐẦU

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...................................................
1.1.NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ

TÀI

CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA ..........................
1

1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài...................................

1.1.1.1. Giáo trình, sách chuyên khảo........................

1.1.1.2. Đề tài nghiên cứu khoa học..........................

1.1.2. Nghiên cứu trong nước......................................

1.1.2.1. Giáo trình, sách chuyên khảo........................

1.1.2.2. Bài báo khoa học..........................................
1.2.NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CHUYỂN GIÁ
VÀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN
GIÁ 7



1.2.1. N
gh

n
cứ
u


ớc
ng

i7
1.2.1.1. Giáo
trình,
sách
chuyên
khảo,
hướng
dẫn
của
các cơ
quan,
tổ
chức

.......................................................
.7

1.2.1.2. Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ...................


1.2.1.3. Đề tài nghiên cứu khoa học..........................

1.2.1.4. Bài báo khoa học..........................................

1.2.2. Nghiên cứu trong nước......................................

1.2.2.1. Giáo trình, sách chuyên khảo........................
1.2.2.2. Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
15

1.2.2.3. Đề tài nghiên cứu khoa học..........................

1.2.2.4. Bài báo khoa học..........................................
1.3.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC CÔNG
TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI....................................................................

1.3.1. Những kết quả đạt được....................................

...
...
...
...
...
...
...
...
...

...
...
...
...
...
...
...
...


1.3.2. Những vấn đề chưa nghiên cứu và còn tồn tại.................................. 25
1.4.KHOẢNG HỞ NGHIÊN CỨU............................................................................. 26
CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIÁ VÀ KIỂM SOÁT HOẠT
ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC CHI NHÁNH CÔNG TY ĐA QUỐC
GIA..................................................................................................................... 28
2.1.LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC CHI NHÁNH CÔNG TY ĐA
QUỐC GIA........................................................................................................ 28
2.1.1. Khái quát về công ty đa quốc gia....................................................... 28
2.1.1.1. Khái niệm, mục đích và cơ cấu tổ chức của công ty đa quốc gia ..28
2.1.1.2. Cách thức hình thành một công ty đa quốc gia............................................ 31
2.1.1.3. Phân loại các công ty con ở nước ngoài của công ty đa quốc gia.33
2.1.1.4. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài của các MNCs đối với quá
trình phát triển kinh tế xã hội nước tiếp nhận đầu tư................................... 34
2.1.2. Lý luận về chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia.....37
2.1.2.1. Các quan điểm về chuyển giá của các công ty đa quốc gia.......................... 37
2.1.2.2. Nguyên nhân của hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia....39
2.1.2.3. Các hình thức chuyển giá của các công ty đa quốc gia................................ 41
2.1.2.4. Tác động của hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia .47
2.2.LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC
CHI NHÁNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA...................................................... 50

2.2.1. Khái niệm về kiểm soát hoạt động chuyển giá.................................. 50
2.2.1.1. Khái niệm về kiểm soát................................................................................. 50
2.2.1.2. Khái niệm về kiểm soát hoạt động chuyển giá.............................................. 50
2.2.1.3. Quan điểm về định giá chuyển giao............................................................. 51
2.2.2. Các chủ thể liên quan tới kiểm soát hoạt động chuyển giá..............54
2.2.2.1. Nhà nước...................................................................................................... 54
2.2.2.2. Chủ thể chuyển giá....................................................................................... 55
2.2.3. Nội dung của kiểm soát hoạt động chuyển giá.................................. 55
2.2.3.1. Xây dựng khung pháp lý nhằm kiểm soát hoạt động chuyển giá ...55
2.2.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu giá cả giao dịch...................................................... 61


2.2.3.3. Tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan thuế các nước................................. 61
2.2.3.4. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác kiểm soát chuyển giá ..62
2.2.3.5. Triển khai kiểm soát hoạt động chuyển giá.................................................. 62
2.2.4. Yêu cầu của kiểm soát hoạt động chuyển giá.................................... 63
2.3.KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TRÊN THẾ
GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM........................................................... 64
2.3.1. Kinh nghiệm kiểm soát hoạt động chuyển giá của một số quốc gia64
2.3.1.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ............................................................................. 64
2.3.1.2. Kinh nghiệm của Anh................................................................................... 69
2.3.1.3. Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Nga.................................................. 71
2.3.1.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc....................................................................... 74
2.3.1.5. Kinh nghiệm của Thái Lan........................................................................... 77
2.3.2. Bài học cho Việt Nam.......................................................................... 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................. 81
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ
CỦA CÁC CHI NHÁNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM......82
3.1.TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2016......................... 82
3.1.1. Khái quát kinh tế Việt Nam thời gian qua................................................... 82

3.1.2. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các công ty đa quốc gia vào
Việt Nam sau 30 năm đổi mới....................................................................... 86
3.1.2.1. Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.................................. 86
3.1.2.2. Vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam................................. 91
3.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CHI
NHÁNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM................................. 94
3.2.1. Khái lược tình hình hoạt động của các chi nhánh MNCs tại Việt Nam
95
3.2.1.1. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI thua lỗ ở mức cao.................................... 96
3.2.1.2. Tỷ lệ đóng góp thuế trên thu nhập bình quân của các doanh nghiệp
FDI thấp hơn các doanh nghiệp Việt Nam với cùng điều kiện.......98


3.2.1.3. Biểu hiện chuyển giá qua khảo sát các doanh nghiệp FDI trong
lĩnh vực may mặc tại TP. Hồ Chí Minh.......................................... 99
3.2.1.4. Nhiều chi nhánh MNCs có giao dịch liên kết với các chủ đầu tư đến
từ những thiên đường thuế........................................................... 100
3.2.2. Các hình thức chuyển giá tại Việt Nam và một số nghi vấn về
chuyển giá..................................................................................................... 100
3.2.2.1. Chuyển giá thông qua nâng khống giá trị tài sản khi thành lập
doanh nghiệp FDI........................................................................ 101
3.2.2.2. Chuyển giá bằng cách nâng khống giá trị tài sản vô hình...........103
3.2.2.3. Chuyển giá qua việc mua nguyên liệu từ công ty liên kết với giá
cao, xuất khẩu với giá thấp.......................................................... 106
3.2.2.4. Chuyển giá qua việc định giá chuyển giao sản phẩm sai lệch giữa
các chi nhánh của cùng một MNCs ở các quốc gia...................... 108
3.2.2.5. Nghi vấn chuyển giá qua thực hiện siêu khuyến mãi, nâng cao chi
phí quảng cáo nhằm chiếm lĩnh thị trường................................... 110
3.2.2.6. Chuyển giá qua vay trực tiếp từ công ty mẹ................................. 112
3.3.THỰC TRẠNG KIỂM


SOÁT

HOẠT ĐỘNG CHUYỂN

GIÁ

TRONG CÁC CHI NHÁNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM ...
.................................................................................................................117
3.3.1. Xây dựng khung pháp lý nhằm kiểm soát chuyển giá.............................. 117
3.3.2. Công tác cải cách thuế của Chính phủ....................................................... 126
3.3.3. Hợp tác quốc tế về thuế của Chính phủ..................................................... 128
3.3.4. Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kiểm soát hoạt động
chuyển giá..................................................................................................... 129
3.3.5. Tổ chức thực hiện kiểm soát hoạt động chuyển giá.................................. 130
3.3.5.1. Đẩy mạnh việc thực hiện các chuyên đề kiểm soát hoạt động
chuyển giá.................................................................................... 130
3.3.5.2. Tăng cường công tác quản lý kê khai, tổng hợp và phân tích hồ sơ
giao dịch liên kết.......................................................................... 131
3.3.5.3. Thực trạng kỹ thuật kiểm soát hoạt động chuyển giá...................133
3.3.5.4. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm chuyển giá...........138


3.4.ĐÁNH GIÁ VỀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC
CHI NHÁNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN QUA........................................................................................... 143
3.4.1. Những mặt đạt được.................................................................................... 143
3.4.1.1. Bước đầu đã nhận định được một số cách thức chuyển giá của chi
nhánh các MNCs và đưa ra xử lý được một số vụ việc điển hình. 143
3.4.1.2. Hành lang pháp lý cho việc kiểm soát hoạt động chuyển giá đang

ngày càng được hoàn thiện.......................................................... 144
3.4.1.3. Hợp tác quốc tế về thuế có nhiều chuyển biến tích cực................145
3.4.1.4. Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát hoạt động chuyển giá đang
dần được chuẩn hóa..................................................................... 146
3.4.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác kiểm soát chuyển giá dần
được cải thiện............................................................................... 146
3.4.2. Những mặt còn hạn chế, bất cập................................................................ 147
3.4.2.1. Hành lang pháp lý vẫn còn tồn tại nhiều bất cập......................... 147
3.4.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn dữ liệu thông tin phục vụ cho
kiểm soát hoạt động chuyển giá còn nhiều hạn chế......................152
3.4.2.3. Hoạt động liên kết, phối hợp kiểm soát hoạt động chuyển giá còn
hạn chế......................................................................................... 153
3.4.2.4. Vấn đề tổ chức bộ máy và nhân lực làm công tác quản lý thuế ...154
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập................................................. 154
3.4.3.1. Chuyển giá là vấn đề lý luận và thực tiễn mang tính chất kỹ thuật
phức tạp........................................................................................ 155
3.4.3.2. Chế tài xử lý hoạt động chuyển giá chưa đủ sức răn đe...............156
3.4.3.3. Chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu giá cả giao dịch và số liệu tỷ
suất lợi nhuận bình quân ngành................................................... 158
3.4.3.4. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan với cơ
quan thuế...................................................................................... 159
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 160
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA
CÁC CHI NHÁNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM..............161


4.1.QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KIỂM
SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC CHI NHÁNH MNCs
TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI................................................................ 161
4.2.CÁC GIẢI PHÁP TỔNG QUÁT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM

SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC CHI NHÁNH MNCs
TẠI VIỆT NAM.............................................................................................. 162
4.2.1.

Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho kiểm soát hoạt động chuyển
giá

4.2.2.

162

Xây dựng hướng dẫn thực hiện các biện pháp xác định giá chuyển
nhượng trong giao dịch................................................................................ 163
4.2.2.1. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập................................ 164
4.2.2.2. Phương pháp giá bán lại.............................................................. 164
4.2.2.3. Phương pháp giá vốn cộng lãi..................................................... 165
4.2.2.4. Phương pháp so sánh lợi nhuận................................................... 165
4.2.2.5. Phương pháp tách lợi nhuận........................................................ 166

4.2.3.

Xây dựng cơ sở dữ liệu giá cả cho các giao dịch........................................ 167

4.2.4.

Xây dựng số liệu tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành................................ 168

4.2.5.

Xây dựng cơ chế bảo mật thông tin của các doanh nghiệp.......................169


4.2.6.

Quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thuế..169

4.2.7.

Giải pháp triển khai thỏa thuận trước về giá tính thuế............................ 171

4.2.8.

Hoàn thiện bộ máy tổ chức và nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn,
phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư nước ngoài.....
..........................................................................................................174

4.3.GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN GIÁ
4.3.1.

176

Kiểm soát chuyển giá qua nâng khống giá trị tài sản khi hình thành
doanh nghiệp FDI........................................................................................ 176

4.3.2.

Kiểm soát chuyển giá qua nâng khống giá trị tài sản vô hình..................176

4.3.3.

Kiểm soát chuyển giá qua việc mua bán nguyên vật liệu đầu vào và sản

phẩm đầu ra với công ty mẹ cũng như công ty liên kết............................ 178

4.3.4.

Kiểm soát chuyển giá qua việc nâng cao chi phí quảng cáo..................... 181


4.3.5.

Kiểm soát chuyển giá qua cho vay giữa các bên có quan hệ liên kết..
..............................................................................................................182
4.3.6. Kiểm soát chuyển giá lãi ở Việt Nam ...............................................184

4.4.NHÓM GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN....................................................................... 185
4.4.1.

Ổn định kinh tế vĩ mô.................................................................................. 185

4.4.2.

Ổn định và nâng cao giá trị đồng tiền Việt Nam....................................... 187
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................ 189
KẾT LUẬN...................................................................................................... 190
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


TT

Chữ viết

Giải nghĩa

tắt
1

ALP

The Arm's – Length Principle - Nguyên tắc giá thị trường

2

APA

Advance Pricing Arragements - Cơ chế thỏa thuận trước về giá

3

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

4

IRS

Internal Revenue Service - Cơ quan thuế nội địa Hoa Kỳ


5

FDI

Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài

6

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc dân

7

MNCs

Multinational Corporation – Công ty đa quốc gia

8

OECD

Organisation for Economic Co – operation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

9

SAT

Cơ quan thuế Trung Quốc


10

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

11

USD

Đồng dollar Mỹ

12

VND

Đồng Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1


Mô tả một số dấu hiệu chuyển giá

56

3.1

Kết quả khảo sát tài chính nhóm doanh nghiệp
cơ khí

99

3.2

Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp TOWA Việt
Nam

107

3.3

Tình hình bán hàng của công ty A với các bên
liên kết giai đoạn 2013 – 2015

113

3.4

Tình hình tài chính công ty A giai đoạn 2013 –
2015


113

3.5

Tỷ lệ chi phí sản xuất so với doanh thu của công
ty A giai đoạn 2013 – 2015

114

3.6

Cơ cấu chi phí hoạt động kinh doanh của DN
dệt may trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn
2013 – 2015

114

3.7

Tốc độ tăng doanh thu và tăng tổng chi phí của
công ty B

115

3.8

Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh của công ty B giai
đoạn 2012 – 2014

116


3.9

Nghiệp vụ giữa công ty B và công ty liên kết chủ
đầu tư

116

3.10

Sự thay đổi của Nghị định 20/2017/NĐ – CO so
với Thông tư 66/2010/TT – BTC về quy định
liên kết

119


3.11

Sự thay đổi của Nghị định 20/2017/NĐ – CP về
phương pháp so sánh và điều chỉnh giá giao dịch
liên kết

123

3.12

Kết quả thanh tra doanh nghiệp FDI tại một số
địa phương


141

3.13

Sự thay đổi các hướng dẫn kiểm soát chuyển giá

145

4.1

Sử dụng phương pháp xác định giá thị trường

166

4.2

Dữ liệu doanh nghiệp độc lập

178

4.3

Xác định tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn

179

4.4

Quy định về tỷ lệ vốn mỏng của một số quốc gia
trên thế giới


184


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Số hiệu sơ đồ,

Tên sơ đồ, đồ thị

đồ thị
2.1
2.2
3.1
3.2

Nội dung kiểm soát hoạt động chuyển giá
Cơ cấu các loại thuế đóng góp cho Ngân sách Hoa
Kỳ từ năm 1950 – 2010
Tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người
Cơ cấu ngành trong GDP và tốc độ tăng trưởng
của ngành

Trang
51
65
83
84

3.3


Tốc độ tăng chỉ số phát triển công nghiệp

85

3.4

Vốn FDI đăng ký giai đoạn 1986 – 2016

87

3.5

Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư

89

3.6

3.7

FDI thực hiện trung bình giai đoạn trước và sau
năm 2007
Xuất – nhập khẩu của DN FDI tại Việt Nam giai
đoạn 2001 – 2016

90

91


3.8

Tỷ trọng đầu tư của các thành phần kinh tế

92

3.9

Cơ cấu của các thành phần kinh tế trong GDP

93

3.10

3.11

Tỷ lệ doanh nghiệp FDI khai lỗ giai đoạn 2007 –
2015
Hiệu quả đầu tư của các khu vực kinh tế qua chỉ số
ICOR

96

97

Giá trị nguyên liệu nhập khẩu từ TOWA Nhật Bản
3.12

và giá vốn hàng bán của công ty TNHH TOWA
giai đoạn 2009 – 2011


106


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hơn 30 năm đổi mới với những cải cách mở cửa hội nhập cùng nền
kinh tế thế giới, Việt Nam đã có những bước tiến trong việc thu hút vốn đầu tư quốc
tế, đặc biệt là dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI. Tuy trải qua một số giai đoạn thăng
trầm, song nhìn chung nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam không ngừng tăng lên cả về
số lượng và chất lượng. Đặc biệt, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được
thực hiện chủ yếu là của các công ty đa quốc gia (MNCs) trên thế giới. Đầu tư từ
các công ty đa quốc gia đang là lời giải cho bài toán làm thế nào nâng cao trình độ
khoa học công nghệ, trình độ quản lý kinh tế và giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động. Có thể khẳng định rằng, FDI là nguồn cung cấp vốn quan trọng cho
nền kinh tế Việt Nam, là động lực thúc đẩy và tạo nên tính năng động, cạnh tranh
cho thị trường nước ta.
Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, hình thức đầu tư này cũng đang cho
thấy một hiện tượng đáng quan ngại: nhiều doanh nghiệp FDI – chi nhánh của các
công ty đa quốc gia tại Việt Nam1 kê khai thua lỗ kéo dài trong nhiều năm làm cho
ngân sách thất thu một khoản thuế rất lớn, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh không lành
mạnh với các doanh nghiệp trong nước, nhiều khả năng dẫn tới hiện tượng lũng
đoạn thị trường, tác động không tốt đến cơ chế quản lý tài chính trong lĩnh vực FDI
cũng như mục tiêu thu hút luồng vốn này của Chính phủ.
Trước thực trạng nêu trên, vấn đề chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI đang
được đề cập đến rất nhiều trong thời gian gần đây. Theo các số liệu thống kê, có
khoảng 70% các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh kê khai
thua lỗ kéo dài; ở phạm vi cả nước con số này là trên 50%; dù thực tế phát triển rất
tốt và tăng trưởng với tỷ lệ cao. Tình trạng “lỗ giả, lãi thật”; tình trạng ngày càng có
nhiều chi nhánh công ty đa quốc gia lớn sau rất nhiều năm hoạt động tại Việt Nam

không phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đã và đang đặt ra thách thức
1

Thực chất doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam chính là các chi nhánh của các công ty

đa quốc gia. Vì vậy trong nội dung của luận án, khi NCS đề cập tới các DN FDI ở Việt
Nam chính là đề cập tới chi nhánh của các công ty đa quốc gia tại nước ta.


rất lớn cho các nhà quản lý kinh tế; đồng thời tạo áp lực lên các doanh nghiệp hoạt
động lành mạnh. Trước tình hình đó, Chính phủ mà trực tiếp là Bộ Tài chính đã tiến
hành nhiều biện pháp mà nổi bật nhất là xây dựng và thực hiện hướng dẫn việc xác
định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết;
thực hiện cơ chế thỏa thuận trước về giá. Đồng thời, các cơ quan hữu quan ở Trung
ương và các địa phương cũng đã bắt tay vào cuộc với nhiều giải pháp cụ thể, tích
cực. Tuy nhiên, tình hình “thua lỗ” vẫn tiếp diễn và có chiều hướng gia tăng; đồng
thời, vấn đề kiểm soát chuyển giá cũng đang gặp rất nhiều thách thức.
Xuất phát từ tình hình nêu trên cũng như qua tìm hiểu của nghiên cứu sinh
và để phục vụ cho công việc chuyên môn, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Kiểm
soát hoạt động chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam”
làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm
soát hoạt động chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
• Làm rõ thêm những vấn đề lý luận về công ty đa quốc gia và hoạt động
chuyển giá.
• Hoàn thiện khung lý thuyết về kiểm soát hoạt động chuyển giá trên cơ sở nghiên
cứu các hướng dẫn kiểm soát chuyển giá của các tổ chức quốc gia, các quốc gia
trên thế giới và trong khu vực.

• Phân tích thực trạng chuyển giá tại Việt Nam, chỉ ra những hình thức chuyển giá
được các chi nhánh MNCs tại Việt Nam thực hiện. Phân tích thực trạng hoạt
động kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam trên nhiều góc độ: từ hoàn thiện pháp luật
kiểm soát chuyển giá đến thực hiện các biện pháp mang tính chất chuyên môn
nghiệp vụ; chỉ rõ những thành tựu và hạn chế của công tác này.
• Đề xuất các giải pháp xuất phát từ tình hình thực tiễn, có cơ sở để kiểm soát một
cách có hiệu quả hoạt động chuyển giá của các chi nhánh công ty đa quốc gia tại
Việt Nam
3. Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu sinh lựa chọn phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp
duy vật lịch sử dựa trên cơ sở các hiện tượng khách quan và các quy luật kinh tế xã
hội. Đồng thời, nghiên cứu sinh sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu
nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu. Cụ thể:
a) Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin được nghiên cứu sinh sử dụng để
thu thập các tài liệu sơ cấp và thứ cấp. Đó là các báo cáo tài chính của một số chi
nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam; các báo cáo kết quả thanh tra chi nhánh
công ty đa quốc gia của Tổng cục Thuế và Cục Thuế một số địa phương; một số kết
luận thanh tra các vi phạm về nghĩa vụ thuế nói chung, nghi vấn chuyển giá nói
riêng của Thanh tra Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước; các văn bản quy phạm
pháp luật, các báo cáo, đề án, chương trình có liên quan của Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Thuế và cơ quan thuế một số địa
phương. Cùng với đó là các đề án, công trình nghiên cứu khoa học các cấp, các luận
án tiến sĩ kinh tế, thạc sĩ kinh tế, các bài báo khoa học, bài báo thời sự ở cả trong và
ngoài nước có liên quan đến công ty đa quốc gia, tài chính công ty đa quốc gia và
hoạt động chuyển giá. Nghiên cứu sinh đã xử lý các thông tin từ các tài liệu này
nhằm đạt được các mục tiêu sau
• Hệ thống hóa được những kết quả nghiên cứu trước luận án, tìm ra những vấn

đề còn vướng mắc, tồn tại cũng như chỉ ra khoảng hở nghiên cứu mà luận án cần
hướng tới, từ đó tìm ra điểm mới của vấn đề.
• Tìm kiếm, thu thập các căn cứ khoa học cũng như các số liệu từ các nguồn tài
liệu đáng tin cậy làm cơ sở khách quan cho việc hình thành các luận điểm, luận cứ
và luận chứng trên cả góc độ lý luận và thực tiễn.
• Trình bày kết luận, kết quả nghiên cứu của luận án theo cách tiếp cận riêng của
nghiên cứu sinh.
b) Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích các số liệu liên quan đến
các vấn đề về mua bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ phi tài chính và tài chính (hoạt
động chuyển giao nội bộ) của các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam với
công ty mẹ cũng như với các bên có quan hệ liên kết. Cùng với đó, phương pháp


được sử dụng trong việc phân tích các hình thức, quá trình mà chi nhánh công ty đa
quốc gia triển khai để thực hiện hoạt động chuyển giá. Luận án đã phân tích một số
số liệu để thấy được tác động của chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc
gia tại Việt Nam, trong đó tập trung vào việc làm xói mòn cơ sở tính thuế cũng như
gây ra tình trạng thất thu ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, chuyển giá là một vấn đề hết sức nhạy cảm, bên cạnh một số
thông tin, số liệu đã được công khai thì nhiều tài liệu do các cơ quan chức năng
cung cấp là các tài liệu nội bộ, tài liệu chưa công bố, một số tài liệu chứa đựng các
thông tin được xem như tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp có giới hạn đối
tượng sử dụng, một số tài liệu có tính chất bảo mật tại thời điểm hiện nay, nên trong
quá trình sử dụng, nghiên cứu sinh được yêu cầu không thực hiện công khai rõ
nguồn tài liệu và tên của doanh nghiệp cũng như tên của công ty đa quốc gia hay
bên có quan hệ liên kết. Song nghiên cứu sinh có thể khẳng định rằng các tài liệu có
nguồn gốc rõ ràng, có độ tin cậy cao và được các cơ quan quản lý có thẩm quyền
cung cấp theo đúng quy trình; đồng thời, nghiên cứu sinh đã sử dụng và dẫn chứng
trung thực trong luận án.

c) Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu các quy định trong hệ thống
pháp luật của Việt nam với các quy định của một số tổ chức quốc tế như Liên Hiệp
quốc hay OECD cũng như một số quốc gia khác về chính sách đầu tư trực tiếp nước
ngoài, chính sách thuế, phương pháp định giá chuyển giao nội bộ cũng như các vấn
đề khác có liên quan.
Cùng với đó, phương pháp so sánh cũng được sử dụng để đối chiếu, phân
tích sự thay đổi của các quy định về kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam qua các thời
kỳ, phân tích nhằm chỉ rõ ưu nhược điểm của từng quy định.
d) Phương pháp nghiên cứu tình huống
Nghiên cứu tình huống là một phương pháp nghiên cứu định tính rất phù hợp
với đề tài luận án của nghiên cứu sinh cũng như phù hợp với tính chất của số liệu
nghiên cứu. Phương pháp này được nghiên cứu sinh sử dụng để đi sâu phân tích
một số trường hợp, vụ việc điển hình về chuyển giá tại các chi nhánh công ty đa


quốc gia tại Việt Nam cũng như các trường hợp điển hình về việc kiểm soát chuyển
giá của một số quốc gia.
Phương pháp này giúp luận án trả lời được câu hỏi các hình thức chuyển giá
đang diễn ra như thế nào tại các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam cũng
như trên thế giới; cách thức mà các quốc gia tiên tiến cũng như các quốc gia có điều
kiện tương đồng với Việt Nam ứng phó với hoạt động chuyển giá. Đồng thời,
phương pháp nghiên cứu tình huống cũng cho phép nghiên cứu sinh lựa chọn các vụ
việc tiêu biểu, các nghi vấn chuyển giá tiêu biểu làm minh chứng cho hoạt động
chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam.
e) Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Do tính chất số liệu, tài liệu nghiên cứu nên nghiên cứu sinh không thể trực
tiếp điều tra số liệu thực tiễn mà sử dụng kết quả điều tra (dữ liệu thứ cấp) của một
số cơ quan chức năng cũng như một số nhóm chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu.
Những kết quả điều tra này được sử dụng một cách phù hợp giúp tăng độ tin cậy

cho những luận điểm đưa ra trong luận án.
Cụ thể, luận án đã sử dụng các kết quả nghiên cứu: Kết quả điều tra của
Tổng cục Thuế; Kết quả điều tra của Cục Thuế một số địa phương; Kết quả điều tra
của nhóm chuyên gia từ Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Kết quả điều tra thống
kê của Tổng cục Thống kê.
f) Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp
Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp được sử dụng để liên kết các luận điểm
nghiên cứu thành một thể thống nhất nhằm thể hiện một các đầy đủ, sâu sắc nhất về
vấn đề nghiên cứu của luận án.
Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp đồng thời giúp nghiên cứu sinh trả lời
các câu hỏi nghiên cứu một cách logic và phù hợp với quy luật, với bản chất của
vấn đề.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Luận án đề cập tới nhiều vấn đề, từ lý luận tổng quan về công ty đa quốc gia
và hoạt động chuyển giá đến kiểm soát hoạt động chuyển giá trong các chi nhánh
công ty đa quốc gia tại Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu mà luận án hướng đến là


kiểm soát hoạt động chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
• Về không gian: hiện nay, 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Việt
Nam đều có doanh nghiệp FDI. Luận án đã nghiên cứu, phân tích về chuyển giá
trên phạm vi toàn quốc, trong đó có tập trung vào một số tỉnh, thành trọng điểm về
thu hút FDI cũng như có những báo cáo về chuyển giá và nghi vấn chuyển giá
lớn, phức tạp.
• Về thời gian: luận án nghiên cứu về chuyển giá và kiểm soát chuyển giá trong
giai đoạn từ khi Việt Nam mở cửa đón nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài cho đến
thời điểm hiện tại, trong đó do tính chất của số liệu nghiên cứu nên tập trung chủ
yếu vào giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
• Về mặt lý luận: Luận án góp phần bổ sung, phát triển khung lý thuyết về
chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá. Những đóng góp về lý luận này tiếp
tục củng cố thêm những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trước đây trong
việc làm rõ bản chất của chuyển giá, nguyên nhân chủ quan và khách quan thúc đẩy
hoạt động chuyển giá của các chi nhánh công ty đa quốc gia; tác động của chuyển
giá tới nhiều chủ thể trong nền kinh tế mở hiện nay. Cùng với đó, luận án đã đóng
góp một số vấn đề lý luận về kiểm soát chuyển giá trong điều kiện tình hình mới.
Khung lý thuyết mà Luận án bổ sung, phát triển có thể làm cơ sở lý luận cho các
nghiên cứu sau luận án tham khảo và dùng làm tài liệu hữu ích giúp các nhà quản lý
có các nhìn toàn diện hơn về chuyển giá, có cơ sở để xây dựng các giải pháp kiểm
soát chuyển giá có hiệu quả
• Về mặt thực tiễn: Luận án đã làm rõ thực trạng chuyển giá tại một số quốc gia
trên thế giới cũng như tại Việt Nam; chỉ ra cách thức mà các quốc gia trên thế
giới cũng như Việt Nam đang áp dụng trong công tác kiểm soát chuyển giá; đánh
giá ưu nhược điểm của công tác kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam thời gian qua.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh đã xây dựng các đề xuất nhằm nâng cao tính hiệu
lực, hiệu quả của kiểm soát chuyển giá. Những đề xuất của Luận án có ý nghĩa lớn
về bổ sung, hoàn thiện về chính sách cũng như thực thi chính sách.


Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy,
nghiên cứu chuyên sâu về chuyển giá và kiểm soát chuyển giá; đồng thời cũng có
thể được các cơ quan hữu quan tham khảo trong quá trình thực hiện công tác kiểm
soát chuyển giá tại cơ quan, đơn vị, Bộ, ngành mình.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm
có 4 chương:
• Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
• Chương 2: Lý luận về chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá trong các

công ty đa quốc gia
• Chương 3: Thực trạng kiểm soát hoạt động chuyển giá của các chi nhánh công
ty đa quốc gia tại Việt Nam
• Chương 4: Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các chi nhánh công ty đa
quốc gia tại Việt Nam


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ
TÀI
1.1.

NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1.
-

Giáo trình, sách chuyên khảo

Cuốn sách “MNCs and Modern Financial Management” tác giả Chaurasia,
Harish, Nxb Rajat Publications (2008). Cuốn sách gồm 15 chương, trong đó trình
bày nhiều vấn đề tổng quan về công ty đa quốc gia: khái niệm, quan điểm về
MNCs; sự hình thành, phát triển; các dạng công ty đa quốc gia; công ty đa quốc gia
với sự phát triển thương mại quốc tế; quản trị tài chính công ty đa quốc gia; vai trò
của công ty đa quốc gia với hoạt động đầu tư trực tiếp quốc tế…[76]

-

Cuốn sách “Multinational Corporations in Political Environments: Ethics, Values

and Strategies” tác giả Halley, Nxb World Scientific (2001). Cuốn sách là 293
trang nghiên cứu của tác giả về vấn đề công ty đa quốc gia trong môi trường
chính trị, với nội dung tập trung vào đạo đức kinh doanh, lợi ích và chiến lược
doanh nghiệp. Cuốn sách cho độc giả giải đáp việc tại sao nhiều công ty đa quốc gia
trên thế giới nhận được sự ưu đãi lớn từ Chính phủ các quốc gia; nhiều hoạt động
cạnh tranh kinh tế mang bản chất và màu sắc của yếu tố chính trị và rằng, Chính
phủ của nhiều nước khó có thể trừng phạt các công ty đa quốc gia đến từ các quốc
gia khác bởi yếu tố chính trị. Phần IV của cuốn sách là sự khảo sát thực tế của
nghiên cứu sinh trên nhiều khía cạnh, từ thu thập số liệu, phân tích và đưa ra nhận
định, đánh giá về vấn đề nghiên cứu.[85]

-

Cuốn sách “Multinational Enterprise and Economic Analysis” tác giả Richard E.
Caves, Nxb Cambridge University Press (2007). Cuốn sách đề cập đến 10 vấn đề
lớn, trong đó có những vấn đề trọng yếu như: hành vi đầu tư, dòng tiền; thuế,
chính sách tài chính, quyết toán báo cáo tài chính, hành vi của các công ty đa quốc
gia. Đặc biệt, cuốn sách đi sâu về phân tích tài chính doanh nghiệp dưới cả hai góc
độ: nhà quản trị và nhà quản lý của Chính phủ. Cuốn sách cũng dành 1 chương viết
về các công ty đa quốc gia tại các nước phát triển và vấn đề vị thế của các
MNCs.[75]
2
2


-

Tác giả Shapiro, Alan C. (1999) với cuốn sách “Multinational Financial
Management”, 6th edition, Nxb John Wiley & Sons. Đây là tác phẩm được rất nhiều
chuyên gia kinh tế cho là tác phẩm kinh điển về quản trị tài chính quốc tế, được sử

dụng làm tài liệu chuyên khảo cho nhiều trường đại học lớn tại Việt Nam. Cuốn
sách đề cập đến các vấn đề về quản trị tài chính quốc tế như: quản trị tỷ giá hối đoái
và rủi ro tỷ giá, quản trị các nghiệp vụ phái sinh, quản trị dòng tiền, quản trị đầu tư
quốc tế mà các chủ thể là các công ty đa quốc gia.[105]

-

Một giáo trình được rất nhiều chuyên gia về tài chính quốc tế đánh giá cao đó là
“International Financial Management”, 9th edition của Jeff Madura (2008), đại học
Florida Atlantic. Đây là cuốn sách được rất nhiều các trường đại học lớn trên thế
giới sử dụng như là giáo trình hay tài liệu tham khảo bắt buộc trong học tập,
nghiên cứu kinh tế, tài chính. Cuốn sách tập trung vào các vấn đề về quản trị tài
chính; trong đó rất nhiều nội dung đề cập đến quản trị đầu tư quốc tế mà chủ thể là
các công ty đa quốc gia. Tác giả phân tích sâu về nội dung đầu tư trực tiếp nước
ngoài; bản chất của FDI cũng như đề cập tới một số cách thức mà các công ty đa
quốc gia thực hiện để chu chuyển lợi nhuận; hợp lý hóa chi phí.[88]

-

Một nghiên cứu khác về quản trị tài chính quốc tế; với cách tiếp cận cũng có nhiều
nét khác biệt là cuốn “International Financial Management” của V.A Avadhani,
Nxb Himalaya Publishing House (2010). Cuốn sách được chia thành 6 nội dung
chính: Phần 1 đưa ra bức tranh và cái nhìn toàn cảnh về quản trị tài chính quốc tế
trong các MNCs toàn cầu; Phần 2 là nội dung quản trị ngoại hối và lãi suất; Phần 3
là quản trị rủi ro trong giao dịch quốc tế; Phần 4 là quản trị kinh doanh quốc tế;
Phần 5, quản trị dòng tiền ngắn hạn (quản trị đầu tư tài chính ngắn hạn) và Phần 6,
quản trị dài hạn dòng tiền quốc tế. Hai chương 5, 6 có rất nhiều các nội dung hiện
đang được các trường đại học, học viện khối kinh tế tại Việt Nam nghiên cứu và
đưa vào các tài liệu phục vụ cho hoạt động giảng dạy.[71]


-

Sách chuyên khảo “International Corporate Finance” Jacque, Laurent L, Nxb Wiley
(2014). Cuốn sách đề cập tới việc sử dụng các công cụ phái sinh, trong đó đặc
biệt đi sâu vào sử dụng phái sinh tiền tệ trong việc quản trị và gia tăng giá trị
dòng tiền của các công ty đa quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Nghiên cứu cũng đưa


ra một số ví dụ điển hình về quản trị tài chính công ty đa quốc gia về vấn đề quản trị
dòng tiền, trong đó chủ yếu là quản trị ngoại hối và trái phiếu doanh nghiệp.[87]
1.1.1.2.
-

Đề tài nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu của tác giả Kari Levitt về “Silent Surrender: The Multinational
Corporation in Canada” (2002). Đây có thể coi là một nghiên cứu tiêu biểu về công
ty đa quốc gia tại một quốc gia G7 điển hình. Nghiên cứu tập trung vào 7 vấn đề
lớn, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của các MNCs trong sự
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia; vấn đề về ra quyết định trong quản trị doanh
nghiệp toàn cầu; các vấn đề về bảo mật thông tin tài chính… Đây cũng có thể coi là
tài liệu cho thấy đặc điểm mang tính bản chất của công ty đa quốc gia: bảo mật
thông tin nội bộ, đặc biệt là thông tin về tài chính.[89]

-

Tác giả Nick Robins với nghiên cứu “Corporation That Changed the World: How
the East India Company Shaped the Modern Multinational”, Nxb Pluto Press
(2012). Nghiên cứu đề cập tới công ty Đông Ấn – công ty được nhiều nhà nghiên
cứu lịch sử kinh tế coi là MNCs đầu tiên trên thế giới. Tác giả nghiên cứu về sự

hình thành, phát triển của công ty này và những dấu ấn mà nó để lại cho nền kinh tế
hiện đại về cách thức hình thành một công ty đa quốc gia – loại hình công ty có
mạng lưới toàn cầu và sự ảnh hưởng chi phối tới yếu tố nhà nước.[97]

-

Nghiên cứu của nhóm các tác giả Tagi Sagafi – Nejad; John H. Dunning và
Howard V. Perlmutler “UN and Transnational Corporations: From Code of Conduct
to Global Compact”, Nxb Indiana University Press (2008). Nghiên cứu đề cập tới
vấn đề cách thức ứng xử của các công ty đa quốc gia, trong đó đi sâu vào các chính
sách phát triển kinh doanh, chính sách xây dựng mạng lưới đến tác động của các
MNCs tới việc khiến Liên Hiệp quốc hình thành sự thỏa thuận chung, thành thông
lệ quốc tế. Điều này một lần nữa cho thấy sự hoạt động của các công ty đa quốc gia
và các chính sách của nó, trong đó đặc biệt là các chính sách tài chính có tác động
vô cùng mạnh mẽ; Liên Hiệp quốc cũng phải có những đề xuất và thống nhất với
các quốc gia thành viên về một số vấn đề liên quan đến các MNCs.[106]

-

Nghiên cứu “International Financial Management” của O.P. Agarwal, Nxb
Himalaya Publishing House (2011). Nghiên cứu của tác giả tập trung vào vấn đế


quản trị tài chính quốc tế; trong đó tác giả chủ yếu nghiên cứu về quản trị tài chính
công ty đa quốc gia với các nội dung: sự hình thành các chi nhánh của các MNCs ở
nước ngoài, động cơ và mục đích hình thành MNCs, tài chính MNCs với sự khác
biệt về chính sách thuế, chính sách tài chính giữa các quốc gia nơi có các chi nhánh
MNCs.[70]
-


Nghiên cứu của Kirt C. Butler “Multinational Finance: Evaluating Opportunities,
Costs, and Risks of Operations” Nxb Wiley (2012). Đây là nghiên cứu nổi tiếng
về tài chính công ty đa quốc gia khi nó đề cập đến các vấn đề về đánh giá cơ hội,
chi phí cũng như rủi ro hoạt động. Nghiên cứu chỉ ra cả về góc độ lý thuyết và
thực tiễn các vấn đề khi MNCs thực hiện các hoạt động tài chính, chi phí và lợi ích
từ các hoạt động tài chính như xuất nhập hóa đơn, tăng chi phí, điều tiết giá
chuyển nhượng… Các loại rủi ro hoạt động cũng được đề cập chi tiết và đầy đủ
cũng như đưa ra các cách thức phòng ngừa rủi ro hoạt động.[91]
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, sau hơn 30 năm tiếp nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài mà các chủ thể lớn nhất chính là các MNCs, hiện đã có một số nghiên cứu về
công ty đa quốc gia cũng như vấn đề quản trị tài chính công ty đa quốc gia
1.1.2.1.

-

Giáo trình, sách chuyên khảo

Nghiên cứu của PGS.,TS Phùng Xuân Nhạ “Công ty xuyên quốc gia – Lý thuyết
và thực tiễn”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội (2010). Cuốn sách chuyên khảo gồm
06 chương, trong đó đi sâu phân tích về công ty xuyên quốc gia cũng như vai trò,
bản chất, đặc điểm, chiến lược hoạt động của các công ty này. Thuật ngữ được sử
dụng là “công ty xuyên quốc gia”; tuy nhiên ngay chương 1 “Bản chất, đặc điểm và
chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia”; tác giả đã trình bày rất rõ
việc xác định tên gọi công ty xuyên quốc gia hay công ty đa quốc gia mang ý nghĩa
tương đối; gần đây không còn tồn tại sự phân biệt giữa hai khái niệm này.[28]

-

. Cuốn sách hiện đang được sử dụng trong giảng dạy môn học Quản trị Tài chính

công ty đa quốc gia tại Học viện Tài chính. Với 5 chương, tài liệu đạt được một
số thành tựu nhất định trong nghiên cứu về cấu trúc, dạng thức cũng như con


×