Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Sự ra đời và phát triển của chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế IFRS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.33 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN
BỘ MÔN: KẾ TOÁN QUÓC TẾ
●

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:

“Sự ra đời và phát triển của chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế IFRS”

Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Phương Giao
Lớp: KN07 – K40
MSSV: 31141022545


MỤC LỤC
1. Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán quốc tế ............................................................. 1
2. Cơ quan ban hành Chuẩn mực kế toán quốc tế ............................................................... 1
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của IASC ............................................................... 1
2.2. ISAC tái cấu trúc thành IASB ................................................................................... 3
2.3. Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB: ............................................................ 4
3. Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) ................................................................. 5
4. Lợi ích của việc áp dụng IFRS ........................................................................................ 8
4.1. Chủ đầu tư và các tổ chức đầu tư .............................................................................. 8
4.2. Các công ty tuân thủ IFRS ........................................................................................ 8
4.3. Các quốc gia áp dụng IFRS ....................................................................................... 9
5. Tình hình áp dụng IFRS .................................................................................................. 9
5.1. Trên thế giới .............................................................................................................. 9
5.2. Tại Việt Nam ........................................................................................................... 10
6. Kết luận.......................................................................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 11




1. Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán quốc tế
Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, tình hình thông
tin tài chính của các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau cần phải được trình bày theo
cách tương tự nhau hoặc theo một khuôn khổ để người sử dụng ở quốc gia bất kì nào khác
cũng có thể dễ dàng sử dụng để so sánh, đánh giá rồi đưa ra các quyết định của họ. Tuy
nhiên, do trước đó, mỗi quốc gia đều phát triển độc lập với nhau và đều đã có chuẩn mực
kế toán riêng, được ban hành nhằm mục đích đưa ra khung pháp lý và các quy định chung
về việc lập và trình bày báo cáo tài chính trong phạm vi quốc gia đó. Điều này đã gây
không ít vấn đề trong việc tổng hợp và lập Báo cáo tài chính hợp nhất, khó khăn cho người
sử dụng trong việc so sánh các báo cáo tài chính và đặc biệt là thiếu thông tin kế toán chất
lượng cao. Chính vì thế mà việc đặt ra các tiêu chuẩn báo cáo được chấp nhận trên toàn thế
giới trở thành vấn đề rất thiết yếu. Để đáp ứng nhu cầu này, chuẩn mực kế toán quốc tế ra
đời, với mục tiêu là tạo ra “ngôn ngữ chung” cho việc thực hiện kế toán và sử dụng thông
tin kế toán cho quốc gia khác nhau.
“Chuẩn mực kế toán quốc tế là những quy định và hướng dẫn về các nguyên tắc,
phương pháp kế toán có tính khuôn mẫu, nền tảng chung cho các quốc gia trong việc ghi
chép và trình bày hệ thống báo cáo tài chính. Cho đến nay, hệ thống chuẩn mực kế toán
quốc tế đã được thiết lập bao gồm: hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS - International
Accounting Standards) cho khu vực tư nhân (private sector), hệ thống chuẩn mực kế toán
công quốc tế (International Public Sector Accounting Standards – IPSAS), hệ thống chuẩn
mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính (IFRS – International Financial
Reporting Standards).”
2. Cơ quan ban hành Chuẩn mực kế toán quốc tế
Các Chuẩn mực Kế toán quốc tế được ban hành bởi Hội đồng Chuẩn mực kế toán
quốc tế (IASB – International Accounting Standards Board) mà tiền thân là Ủy ban Chuẩn
mực Kế toán quốc tế (IASC – International Accounting Standards Committee)
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của IASC
IASC được hình thành xuất phát từ đề nghị về việc thành lập một Nhóm nghiên cứu

quốc tế về kế toán bao gồm các thành viên là Viện kế toán viên công chứng Anh và xứ
1


Wales (ICAEW – Institute of Chartered Accountants of England and Wales), Viện kế toán
viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA – American Institute of Certified Public Accountants)
và Viện kế toán viên công chứng Canada (CICA – Canadian Institute of Chartered
Accountants). Năm 1967, nhóm nghiên cứu quốc tế về kế toán (AISG – Accountants
International Study Group) được thành lập, bắt đầu ban hành một số tài liệu về các vấn đề
kế toán quan trọng. Các tài liệu này chính là cơ sở quan trọng để xây dựng nên các chuẩn
mực kế toán quốc tế sau này.
Tháng 6 năm 1973, IASC chính thức thành lập tại London, Anh với tư cách là tổ
chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế đầu tiên trên thế giới. Sự ra đời của IASC là kết
quả của sự thỏa thuận giữa các tổ chức nghề nghiệp kế toán đến từ các nước bao gồm
Australia, Canada, Đức, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Ireland, Pháp, Mexico và Hà Lan.
IASC được thành lập trong một thời kỳ có nhiều biến động trong quy định kế toán.
Nhiều tổ chức kế toán ở các nước ra đời: Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) ở
Mỹ; Cơ quan soạn thảo chuẩn mực quốc gia đầu tiên ở Anh (ASC - Accounting Standards
Committee). Cùng thời điểm đó, Liên minh Châu Âu (EU) cũng đang soạn thảo những
điểm chính trong kế hoạch hài hòa hóa hệ thống kế toán của riêng mình. Liên hiệp quốc
(UN - United Nations) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development – OECD) tại thời điểm này cũng vừa mới thành
lập hội đồng kế toán của riêng mình.
Năm 1977, Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC - The International Federation of
Accountants) được thành lập. IASC phải đấu tranh quyết liệt để ngăn lại những nỗ lực
muốn biến IASC thành thành viên của IFAC. Sau cùng, IASC đi đến một nhượng bộ, là dù
vẫn tồn tại độc lập với IFAC nhưng các thành viên của IFAC tự động trở thành viên của
IASC và IFAC có thể đề cử thành viên cho cơ quan soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc
tế.
Sau khi thuyết phục thành công UN và OECD, IASC trở thành tổ chức soạn thảo

chuẩn mực kế toán quốc tế duy nhất trên thế giới. Tuy nhiên, IASC lại gặp khó khăn trong
việc thuyết phục mọi người sử dụng những chuẩn mực do chính mình tạo ra. Dù cho các
thành viên của IASC đã cam kết thúc đẩy việc sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế ở
2


mỗi quốc gia, nhưng do ảnh hưởng của các hiệp hội thành viên tại quốc gia của họ vẫn còn
ít nên người sử dụng hầu hết vẫn ưa chuộng chuẩn mực kế toán do quốc gia mình ban hành
hơn.
Năm 1987 đánh dấu bước chuyển mới trong việc thúc đẩy sử dụng chuẩn mực kế
toán quốc tế của IASC. Được sự ủng hộ và khích lệ của Ủy ban Chứng khoán Mỹ (US
SEC), IASC đã kí một thỏa thuận với Tổ chức quốc tế của các Ủy ban Chứng khoán
(IOSCO). Theo đó, IASC sẽ xem xét và sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế của mình,
để tạo ra một tập hợp các chuẩn mực có thể làm cơ sở chung cho việc lập và trình bày báo
cáo tài chính của các công ty muốn được niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài.
Đến năm 1993, IASC đã hoàn thiện các sửa đổi chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên,
thay vì sẽ sử dụng toàn bộ các chuẩn mực do IASC soạn thảo như đã thỏa thuận thì IOSCO
chỉ áp dụng một số chuẩn mực.
Đến năm 1995, với một ban lãnh đạo hoàn toàn mới, với mong muốn khắc phục
những khiếm khuyết của các chuẩn mực kế toán quốc tế trước đó, IASC đã tiến hành xem
xét và sửa đổi một lần nữa. Ở lần này, với rất nhiều nỗ lực và nhượng bộ, bộ chuẩn mực
kế toán quốc tế đã được sửa đổi của IASC đã được IOSCO chấp nhận vào phụ lục nhưng
đó chỉ mới là sự chấp nhận tạm thời.
2.2. ISAC tái cấu trúc thành IASB
Năm 1997, IASC cũng bắt đầu xem xét lại việc tái cơ cấu tổ chức của mình. Trong
vòng 25 năm kể từ lúc IASC được thành lập, mô hình soạn thảo chuẩn mực kế toán đã và
đang dần thay đổi, chuyển từ mô hình soạn thảo chuẩn mực do các hội nghề nghiệp đảm
trách sang giao cho một hội đồng quốc gia chuyên trách và độc lập phụ trách. Tiêu biểu có
thể kể đến sự thay đổi ở Anh và Mỹ. Ở Mỹ, việc soạn thảo chuẩn mực kế toán được giao
cho hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) thay vì cho Hiệp hội Kế toán công chứng

Mỹ (AICPA). Ở Anh, giao cho Ủy ban Chuẩn mực kế toán (ASC) sau đổi thành Hội đồng
Chuẩn mực kế toán (ASB) thay vì cho Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA).
Tháng 5 năm 2000, các thành viên IOSCO đã bỏ phiếu chấp nhận chính thức tất cả
các chuẩn mực kế toán quốc tế của IASC. Tháng 6 năm 2000, Cao Ủy Châu Âu tuyên bố
sẽ đưa việc sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế của IASC trong việc lập trình và trình
3


bày báo cáo tài chính làm điều kiện cho các công ty có ý định niêm yết chứng khoán tại
bất kỳ nước thành viên nào của Liên Minh Châu Âu (EU). Dưới 2 sự hậu thuẫn này, viễn
cảnh về ngày Chuẩn mực Kế toán quốc tế do IASC soạn thảo và ban hành được sử dụng
rộng rãi trên toàn thế giới rộng mở hơn bao giờ hết.
Tháng 7 năm 2000, các thành viên IASC đã bỏ phiếu tán thành việc chuyển đổi cơ
cấu tổ chức, thành một Hội đồng soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế chuyên trách và độc
lập thay vì chỉ là Hiệp hội nghề nghiệp. Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế IASC đổi tên
thành Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB.
2.3. Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB:
Năm 2001, Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB chính thức ra đời và duy trì
cho đến ngày nay, thay thế vai trò của IASC trong việc soạn thảo và ban hành chuẩn mực
kế toán quốc tế. Cấu trúc các cơ quan của IASB hiện nay bao gồm:
Hội đồng giám sát Ủy ban Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
(IFRS Foundation Monitoring Board)

Hội đồng tư vấn
chuẩn mực báo
cáo tài chính
quốc tế

Các Ủy viên quản trị Ủy ban Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc
tế

(IFRS Foundation Trustees)
Ủy ban Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
(IFRS Foundation)

IFRS Advisory
Council

Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế
(IASB - International Accounting Standards Board)
Ủy ban hướng dẫn Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
(IFRS Interpretations Committee)

IASB được hoạt động dưới một tổ chức độc lập mang tên “IFRS Foundation” - Ủy
ban Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập tại Mỹ
năm 2001. Các nghĩa vụ và thủ tục điều hành cấp cao cho hầu hết các thành phần của IFRS
Foundation đều phải tuân theo Hiến pháp của tổ chức này. (IFRS Foundation Constitution):
4


Nhóm

Nhiệm vụ

Ban quản trị
Ủy ban Chuẩn mực báo cáo tài chính Giám sát công việc của IASB, về cấu trúc và
quốc tế (IFRS Foundation)
chiến lược. và có trách nhiệm huy động vốn.
Ủy ban Giám sát quá trình (DPOC – Due Chịu trách nhiệm cho chức năng giám sát của
Process Oversight Committee)
các Ủy viên ban quản trị theo Hiến pháp của

tổ chức này.
Hội đồng giám sát (Monitoring Board) Giám sát các Ủy viên, tham gia vào quá trình
đề cử và phê duyệt Ủy viên.
Chuyên môn
Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế - Chịu trách nhiệm trong quá trình soạn thảo
IASB
các chuẩn mực về báo cáo tài chính quốc tế.
Ủy ban hướng dẫn và giải thích IFRS
Xây dựng các giải thích và thực hiện theo yêu
cầu của IASB.
Tư vấn
Hội đồng tư vấn chuẩn mực báo cáo tài Tư vấn cho IASB và IFRS Foundation.
chính quốc tế
3. Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)
Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là một bộ các tiêu chuẩn kế toán
quốc tế chỉ ra cách thức báo cáo các loại giao dịch và sự kiện kinh tế phát sinh như thế
nào trên các báo cáo tài chính. IFRS được ban hành bởi IASB, xác định cách thức kế toán
phải duy trì và báo cáo các tài khoản các chuẩn mực. IFRS như một ngôn ngữ chung nhất
về mặt kế toán, nhờ đó, báo cáo tài chính của các công ty có thể hiểu được và có thể so
sánh được trên toàn thế giới.
IFRS đôi khi bị nhầm lẫn với Chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS. IAS là bộ chuẩn
mực được xây dựng và phát triển bởi IASC trong giai đoạn thập niên 70 đến năm 2000.
Năm 2001, IASB được thành lập, thay thế cho IASC. Để những chuẩn mực có thể phù
hợp với những thay đổi mới, theo kịp với tình hình khi môi trường kinh tế - tài chính,
cũng như hoạt động của doanh nghiệp có nhiều biến đổi và phát sinh nhiều nghiệp vụ
mới, IASB đã xây dựng bộ chuẩn mực về báo cáo tài chính IFRS, từng bước thay thế
những IAS đã lỗi thời. Tính đến hiện nay, IASB đã ban hành 27 IAS và 16 IFRS.
Chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS bao gồm:
5



Năm ban hành
2007
2005

STT
IAS 1
IAS 2
IAS 3

Tên chuẩn mực
Trình bày các Báo cáo tài chính
Hàng tồn kho
Hợp nhất Báo cáo tài chính

IAS 4
IAS 5

Kế toán khấu hao
Thông tin công bố trên Báo cáo tài
chính
Điều chỉnh của kế toán về biến
động giá
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thay đổi chính sách kế toán, ước
tính kế toán
Kế toán hoạt động nghiên cứu và
phát triển
Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc
kỳ kế toán năm

Hợp đồng xây dựng
Thuế thu nhập
Trình bày tài sản ngắn hạn và nợ
ngắn hạn
Báo cáo bộ phận

IAS 6
IAS 7
IAS 8
IAS 9
IAS 10
IAS 11
IAS 12
IAS 13
IAS 14
IAS 15
IAS 16
IAS 17
IAS 18

Thông tin ảnh hưởng của biến
động giá
Máy móc, thiết bị, nhà xưởng
Tài sản cho thuê
Doanh thu

Được thay thế bởi
IAS 27, IAS 28
Hủy bỏ năm 1999
Được thay thế bởi

IAS 1
Được thay thế bởi
IAS 15
1992
2003
Được thay thế bởi
IAS 38
2003
1993
1996
Được thay thế bởi
IAS 1
Được thay thế bởi
IFRS 8
Hủy bỏ năm 2003
2003
2003
Được thay thế bởi
IFRS 18
2011
1983

IAS 22

Phúc lợi cho người lao động
Kế toán các khoản trợ cấp của
chính phủ và công bố về trợ cấp
chính phủ
Ảnh hưởng do thay đổi tỉ giá hối
đoái

Hợp nhất kinh doanh

IAS 23
IAS 24
IAS 25

Chi phí đi vay
Công bố về các bên liên quan
Kế toán các khoản đầu tư

2007
2009

IAS 19
IAS 20

IAS 21

Ghi chú

2003
Được thay thế bởi
IFRS 3
Được thay thế bởi
IAS 39, IAS 40

6


IAS 26

IAS 27
IAS 28
IAS 29
IAS 30

IAS 31
IAS 32
IAS 33
IAS 34
IAS 35
IAS 36
IAS 37
IAS 38
IAS 39

IAS 40
IAS 41

Kế toán và Báo cáo các quỹ lợi
ích hưu trí
Báo cáo tài chính riêng lẻ
Đầu tư vào các đơn vị liên kết
Báo cáo tài chính trong các nền
kinh tế siêu lạm phát
Nội dung công bố trong báo cáo
tài chính của các ngân hàng và các
tổ chức tín dụng tương tự
Quyền lợi trong các công ty liên
doanh
Công cụ tài chính trình bày

Thu nhập trên một cổ phiếu
Báo cáo tài chính tạm thời
Hoạt động bị ngừng

1987

Giảm giá trị tài sản
Các khoản dự phòng, nợ bất
thường và tài sản bất thường
Tài sản cố định vô hình
Các công cụ tài chính: ghi nhận và
xác định

2004
1998

Bất động sản đầu tư
Nông nghiệp

2003
2001

2011
2011
1989
Được thay thế bởi
IFRS 7
Được thay thế bởi
IFRS 11, 12
2003

2003
1998
Được thay thế bởi
IFRS 5

2004
2003

Sẽ được thay thế
bởi IFRS 9 từ
tháng 1/2018

Các Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế - IFRS bao gồm:
STT
IFRS 1
IFRS 2
IFRS 3
IFRS 4
IFRS 5
IFRS 6
IFRS 7
IFRS 8
IFRS 9
IFRS 10
IFRS 11
IFRS 12

Tên chuẩn mực
Lần đầu tiên áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính
quốc tế

Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu
Hợp nhất kinh doanh
Hợp đồng bảo hiểm
Tài sản nắm giữ dài hạn để bán và hoạt động không
liên tục
Thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản
Công cụ tài chính – Trình bày
Bộ phận kinh doanh
Công cụ tài chính
Báo cáo tài chính hợp nhất
Thỏa thuận chung
Trình bày về các lợi ích ở những đơn vị khác
7

Ngày có hiệu lực
01/07/2009
01/01/2005
01/07/2009
01/01/2005
01/01/2005
01/01/2006
01/01/2007
01/01/2009
01/01/2015
01/01/2013
01/01/2013
01/01/2013


IFRS 13

IFRS 14
IFRS 15
IFRS 16

Đo lường giá trị hợp lý
Tài khoản hoãn lại điều chỉnh
Thu nhập từ hợp đồng với khách hàng
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ

01/01/2013
01/01/2016
01/01/2017
07/07/2009

4. Lợi ích của việc áp dụng IFRS
IFRS được xây dựng dựa trên sự phù hợp với những thay đổi của tình hình thị trường,
gần như bắt kịp với những cái mới nhất của nền kinh tế tài chính trên toàn thế giới. Chính
vì thế mà việc áp dụng IFRS mang lại rất nhiều lợi ích cho các bên.
4.1. Chủ đầu tư và các tổ chức đầu tư
Khi một doanh nghiệp áp dụng IFRS, các chủ đầu tư có thể nhìn nhận Báo cáo tài
chính với tính minh bạch cao hơn, có thể so sánh tình hình hoạt động cũng như hiệu suất
hoạt động của doanh nghiệp, cả khi khác quốc gia, một cách chính xác hơn. Họ có thể tiết
kiệm chi phí và đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn dựa vào các số liệu thực tế.
4.2. Các công ty tuân thủ IFRS
Sau khi triển khai IFRS, nhà quản trị có thể dễ dành đánh giá các hoạt động và tình
hình tài chính của doanh nghiệp của họ, từ đó thiết lập các biện pháp nhằm nâng cao hiệu
suất hoạt động và hiệu suất sử dụng nguồn tài chính cho doanh nghiệp. Họ cũng có cái nhìn
sâu hơn về công ty đối thủ, khách hàng, và các đối tác. Một số lợi ích cụ thể như:
- Cải thiện Báo cáo tài chính và kế hoạch thuế: Các doanh nghiệp sẽ tạo ra một Báo

cáo tài chính chuẩn hóa và nhất quán cho các yêu cầu tuân thủ pháp lý và hợp nhất tại địa
phương. Điều này sẽ hỗ trợ cải thiện khả năng phân tích các báo cáo tài chính và kế hoạch
thuế.
- Cải thiện các hoạt động hằng ngày: Truy cập thông tin nhanh hơn từ đó doanh
nghiệp sẽ có thể phân tích và đưa ra các quyết định tốt hơn cho việc vận hành hằng ngày.
- Quản lý tài nguyên tốt hơn: Chuẩn hóa các quy trình và kế toán sẽ giúp doanh
nghiệp tiêu chuẩn hóa và sắp xếp hệ thống kế toán xuyên suốt, từ đó có thể cắt giảm chi
phí cho kiểm toán và báo cáo theo luật định.

8


- Cải thiện việc quản lý tài chính: Tiêu chuẩn hóa các phương pháp tiếp cận và kiểm
soát các báo cáo theo luật định, doanh nghiệp sẽ giảm nguy cơ bị phạt và mắc lỗi do sự
khác nhau về chính sách kế toán ở các nước.
- Giảm chi phí vốn: Có cái nhìn sâu sắc về kết quả tài chính và việc tuân thủ nhóm
các tiêu chuẩn tài chính chất lượng cao theo quy định của IFRS có thể mang lại lợi ích bằng
cách giảm chi phí vốn.
4.3. Các quốc gia áp dụng IFRS
Chính phủ của các quốc gia này thay vì phải soạn thảo riêng một bộ chuẩn mực kế
toán thì việc áp dụng IFRS sẽ giúp tiết kiệm thời gian và cả chi phí. Áp dụng IFRS sẽ giúp
chính phủ kiểm soát tốt hơn hoạt động của các công ty đa quốc gia trên đất nước của mình.
5. Tình hình áp dụng IFRS
5.1. Trên thế giới
Chính vì có rất nhiều lợi ích như vậy nên hiện nay, IFRS đang được ngày càng nhiều
các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã áp dụng hoặc cam kết áp dụng trong tương
lai gần. Đến đầu năm 2017, đã có 119/143 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới yêu cầu
áp dụng IFRS cho tất cả hoặc hầu hết các công ty đại chúng trong nước. Phần lớn các quốc
gia còn lại cũng cho phép áp dụng chuẩn mực này.


9


5.2. Tại Việt Nam
Một câu hỏi lớn dành cho Việt Nam hay bất kì quốc gia nào cần cập nhật các chuẩn
mực kế toán là có nên áp dụng hoàn toàn IFRS hay điều chỉnh cho phù hợp trước khi áp
dụng hơn. Và hầu hết các quốc gia này đều có khuynh hướng sẽ áp dụng hoàn toàn. Tuy
nhiên, việc áp dụng IFRS thực sự là một thách thức về mức độ phát triển của thị trường,
trình độ, năng lực của các kế toán và kiểm toán viên và cả các nhà đầu tư trên thị trường.
Chính vì thế mà Việt Nam cần có sự tư vấn, hỗ trợ từ IASB và các chuyên gia của tổ chức
nghề nghiệp quốc tế. Và thật đáng mừng là chủ tịch của IASB đã cam kết IASB sẽ hỗ trợ
hết mình cho Việt Nam trong quá trình áp dụng IFRS thông qua các hình thức như: đào
tạo, cung cấp tài liệu, hỗ trợ kĩ thuật.. Vì vậy, sau khi nghiên cứu và xem xét việc triển khai
IFRS hoàn tất, Việt Nam sẽ tiến tới áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
6. Kết luận
Trải qua hơn 10 năm áp dụng, IFRS đã phát triển nhanh chóng và phổ biến trên toàn
thế giới, nhờ đó đóng góp giá trị to lớn đối với tính bền vững về mặt thông tin kế toán của
toàn cầu. IFRS tạo ra sự minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình bằng cách giảm bớt lỗ
hỗng thông tin giữa nội bộ và bên ngoài. Ngoài ra, IFRS còn giúp doanh nghiệp và thị
trường hoạt động hiệu quả hơn nhờ có các chuẩn mực có phạm vi toàn cầu. Đối với thị
trường chứng khoán, việc lập và trình bày Báo cáo tài chính theo IFRS sẽ hỗ trợ nâng cao
tính công khai, minh bạch và bền vững của thị trường. Thông qua việc áp dụng IFRS, các
doanh nghiệp có dấu hiệu tiêu cực sẽ bị đào thải khỏi thị trường.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Slide bài giảng Kế toán Quốc tế


/>

/>
/>
11



×