Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO VIỆC CẢI THIỆN DỊCH VỤ QUẢN LÝ RÁC THẢI HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN TRẢNG BOM , ĐỒNG NAI – ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA LỰA CHỌN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.96 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

BÙI THÙY DƯƠNG

XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO VIỆC CẢI THIỆN
DỊCH VỤ QUẢN LÝ RÁC THẢI HỘ GIA ĐÌNH
TẠI HUYỆN TRẢNG BOM , ĐỒNG NAI –
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP
MÔ HÌNH HÓA LỰA CHỌN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******************

BÙI THÙY DƯƠNG

XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO VIỆC CẢI THIỆN
DỊCH VỤ QUẢN LÝ RÁC THẢI HỘ GIA ĐÌNH
TẠI HUYỆN TRẢNG BOM , ĐỒNG NAI –
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP
MÔ HÌNH HÓA LỰA CHỌN


Nghành: kinh tế tài nguyên môi trường

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN VŨ HUY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÁC ĐỊNH MỨC SẴN
LÒNG TRẢ CHO VIỆC CẢI THIỆN DỊCH VỤ QUẢN LÝ RÁC THẢI HỘ GIA
ĐÌNH TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI - ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP
MÔ HÌNH HÓA LỰA CHỌN”, do BÙI THÙY DƯƠNG sinh viên khóa 2008-2012,
ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày _____________________

TS. NGUYỄN VŨ HUY
(Chữ ký)
________________________
Ngày
tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

Họ tên)

(Chữ ký
Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này ngoài công sức học tập trong bốn
năm qua, không thể không kể đến công lao của ba mẹ, thầy cô và những người bạn
luôn gắn bó với tôi trong suốt những năm trên giảng đường đại học.
Lời đầu tiên, con xin gởi những dòng tri ân đến Ba Mẹ và gia đình Bác, những
người đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL
TPHCM, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến
thức quý báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy NGUYỄN VŨ HUY, đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn các Chú, Anh Chị công tác tại phòng Kinh Tế Tài Nguyên Môi

Trường huyện Trảng Bom đã cung cấp cho tôi những tài liệu và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Cho tôi gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp DH08KM đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Bùi Thùy Dương


NỘI DUNG TÓM TẮT
BÙI THÙY DƯƠNG. Tháng 6 năm 2012. “Xác Định Mức Sẵn Lòng Trả
Cho Việc Cải Thiện Dịch Vụ Quản Lý Rác Thải Hộ Gia Đình tại Huyện Trảng
Bom, Đồng Nai - Ứng Dụng Phương Pháp Mô Hình Hóa Lựa Chọn”.
BUI THUY DUONG. June 2012. “Household’s Willingness to Pay for
improved Solid Waste Management Services in Trang Bom district, Dong Nai –
An application of Choice Modelling Method”.
Với mục tiêu chính là xác định mức sẵn lòng trả biên cho sự cải thiện từng
thuộc tính của dịch vụ quản lý rác thải, từ đó xác định tổng lợi ích của các kịch bản về
cải thiện dịch vụ quản lý rác thải tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Cả hai loại số liệu sơ cấp và thứ cấp đã được thu thập và sử dụng trong đề tài.
Các mức sẵn lòng trả biên và gộp của hộ gia đình cho sự cải thiện chất lượng của dịch
vụ quản lý rác được ước tính bằng cách tiếp cận thí nghiệm lựa chọn (Choice
Experiment) trong phương pháp mô hình hóa lựa chọn (Choice Modeling). Các
khoảng tin cậy cho mức sẵn lòng trả được xác định bằng phương pháp mô phỏng
Krinsky-Robb.
Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân là
thu nhập (TNHA), nhận thức của người dân về ảnh hởng của rác thải đối với môi
trường (NTHU), tầm quan trọng của dịch vụ quản lý rác thải hợp lý (QLY), và mức
phí rác thải (GIA). Đồng thời, cũng xác định được mức sẵn lòng trả thêm khi tăng
thêm 1 lần thu gom rác/tuần là 967 (VNĐ/hộ/tháng), người dân sẵn sàng trả thêm

3,543 (VNĐ/hộ/tháng) nếu như thay đổi phương tiện thu gom từ xe thô sơ sang xe
chuyên dụng. Nếu rác sau khi thu gom được tập kết tại bãi trung chuyển để đem vào
công ty xử lý một cách hợp vệ sinh thì người dân sẵn lòng trả thêm 4,719
(VNĐ/hộ/tháng). Khi thay đổi hoàn toàn dịch vụ thu gom rác thải thì người dân sẵn
lòng trả thêm 9,229 (VNĐ/hộ/tháng). Chính vì vậy chính quyền địa phương cần có
chính sách thu phí rác thích hợp đảm bảo phúc lợi cho người dân. Đồng thời, cũng
phải đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp xử lý rác, tránh tình trạng thua lỗ. Từ đó, có thể
xác định xem nên nhân rộng các nhà máy xử lý rác có dịch vụ tương tự hay không?.
v


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... x
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................ xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 . Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.2.1 . Mục tiêu chung ............................................................................................ 2
1.2.2 . Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 3
1.3 . Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.3.1. Phạm vi về không gian ................................................................................. 3
1.3.2. Phạm vi thời gian ......................................................................................... 3
1.4. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................ 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ........................................................................................... 4
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................................. 4
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 5
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 5

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 8
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 10
3.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................ 10
3.1.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 10
3.1.2. Khái niệm về độ thỏa dụng (U) .................................................................. 12
3.1.3. Mức sẵn lòng trả (Willingness to pay: WTP) ............................................ 13
3.1.4. Phương pháp mô hình lựa chọn ................................................................. 13
3.1.5. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 24
3.1.6. Thiết kế các tập hợp lựa chọn .................................................................... 24
3.1.7. Thiết kế bảng câu hỏi ................................................................................. 28
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 30
vi


3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 30
3.2.2. Phương pháp phân tích ............................................................................... 30
3.2.3. Phương pháp xử lí, phân tích số liệu .......................................................... 32
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 33
4.1. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH trên địa bàn huyện
Trảng Bom. ................................................................................................................ 33
4.1.1. Đánh giá phương tiện, trang thiết bị và nhân lực thu gom RTSH trên địa
bàn huyện Trảng Bom................................................................................................ 36
4.1.2. Công tác quản lý RTSH trên địa bàn huyện Trảng Bom ........................... 40
4.1.3. Định hướng cải thiện công tác quản lí rác thải của huyện Trảng Bom ...... 41
4.3. Thái độ nhận thức của người dân với dịch vụ quản lý rác thải .......................... 45
4.4. Kết quả ước lượng các thông số của mô hình..................................................... 47
4.4.1. Các biến trong mô hình .............................................................................. 47
4.4.2. Kỳ vọng dấu ............................................................................................... 48
4.4.3. Kết quả ước lượng ...................................................................................... 49
4.4.4. Nhận xét về dấu và độ lớn của từng hệ số hồi quy .................................... 54

4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả ....................................................... 54
4.6. Ước lượng mức sẵn lòng trả ............................................................................... 56
4.7. Khả năng dự báo của mô hình ............................................................................ 58
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 59
5.1. Kết luận ............................................................................................................... 59
5.2. Kiến nghị............................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 62
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABM

Phương pháp dựa trên thuộc tính

CM

Mô hình lựa chọn

CTR

Chất thải rắn

CVM

Phương pháp định giá theo điều kiện giả thuyết

GDP


Tổng sản phẩm nội địa

HTX

Hợp tác xã

IIA

Tính độc lập của các kịch bản không phù hợp nhau

MNL

Mô hình logit có điều kiện

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

RUM

Thuyết tối đa thỏa dụng ngẫu nhiên

RTSH

Rác thải sinh hoạt


RPL

Mô hình tham số ngẫu nhiên

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

TC, CĐ-ĐH

Trung cấp, cao đẳng, đại học

WTP

Mức sẵn lòng trả

WTA

Mức sẵn lòng nhận đền bù

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1. Thành Phần Rác Thải Sinh Hoạt ................................................................... 11
Bảng 3.2. Thuộc Tính Và Cấp Độ Thuộc Tính của Dịch Vụ Thu Gom Rác Thải ........ 24
Bảng 3.3. Bảng Các Bộ Lựa Chọn ................................................................................ 25
Bảng 3.4. Bảng Bộ Lựa Chọn Tối Ưu ........................................................................... 25
Bảng 3.5. Mức Sẵn Lòng Trả Thêm Mỗi Tháng của Hộ Dân Cho Sự Cải Thiện Dịch
Vụ Thu Gom Rác........................................................................................................... 28
Bảng 3.6. Tần Suất Tích Lũy Mức Sẵn Lòng Trả Thêm Mỗi Tháng của Hộ Dân Cho
Sự Cải Thiện Dịch Vụ Thu Gom Rác Thải ................................................................... 29
Bảng 4.1. Tỷ lệ thu gom tại các xã trên địa bàn huyện Trảng Bom .............................. 35
Bảng 4.2. Nhân Lực và Phương Tiện Thu Gom Rác của 4 Xã Điều Tra...................... 38
Bảng 4.3. Mức phí và tần suất thu gom ......................................................................... 39
Bảng 4.4. Cơ cấu trình độ học vấn của các chủ hộ ....................................................... 42
Bảng 4.5. Bảng sự hài lòng của hộ gia đình với chất lượng dịch vụ quản lý rác thải
hiện tại ........................................................................................................................... 46
Bảng 4.6. Mô Tả Các Biến Trong Mô Hình .................................................................. 47
Bảng 4.7. Kỳ Vọng Dấu Các Hệ Số Của Mô Hình ....................................................... 48
Bảng 4.8. Giá Trị Trung Bình Các Biến của Mô Hình ................................................. 49
Bảng 4.9. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình ...................................................... 50
Bảng 4.10. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình .................................................... 51
Bảng 4.11. Các Thông Số của Mô Hình Tham Số Ngẫu Nhiên.................................... 52
Bảng 4.12. Bảng So Sánh Kết Quả Mô Hình MNL và Mô Hình RPL ......................... 53
Bảng 4.13. Kiểm Tra Về Dấu Kì Vọng của Mô Hình ................................................... 54
Bảng 4.14. Bảng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Mức Sẵn Lòng Trả ............................. 55
Bảng 4.15. Bảng Mức Sẵn Lòng Trả Biên của Từng Thuộc Tính ................................ 56
Bảng 4.16. Bảng Mức Sẵn Lòng Trả Biên Của Các Kịch Bản .................................. 57
Bảng 4.17. Bảng Mô Tả Khả Năng Dự Báo của Mô Hình ........................................... 58

ix



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Sẵn Lòng Trả Thêm cho Sự Cải Thiện Dịch Vụ Thu
Gom Rác Thải của Mỗi Hộ Dân .................................................................................... 29
Hình 4.1. Sơ đồ hiện trạng thu gom, vận chuyển RTSH ............................................... 34
Hình 4.2. Quy Trình Thu Gom RTSH trên Địa Bàn Huyện Trảng Bom ...................... 42
Hình 4.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Nghề Nghiệp ...................................................................... 43
Hình 4.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Thu Nhập ........................................................................... 44
Hình 4.5. Biểu Đồ Cơ Cấu Giới Tính của Mẫu Điều Tra ............................................. 44
Hình 4.6. Biểu Đồ Nhận Thức của Người Dân về Tầm Quan Trọng của Việc Quản Lý
Rác Thải Hợp Lý ........................................................................................................... 45

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phụ Lục Tiêu Chuẩn các Biến Số của Mô Hình
Phụ lục 2. Kết xuất Các Kịch Bản của Bộ Lựa Chọn
Phụ lục 3. Phụ Lục Kết Xuất của Mô Hình Đầy Đủ Biến
Phụ lục 4. Phụ Lục Kết Xuất của Mô Hình Bỏ Biến TDHV
Phụ lục 5. Thống Kê Mô Tả của Phương Án Hiện Tại
Phụ lục 6. Thống Kê Mô Tả của Phương Án Thay Thế
Phụ lục 7. Phụ Lục Mô Tả Mức Sẵn Lòng Trả của Các Thuộc Tính
Phụ lục 8. Kết Xuất của Mô Hình RPL
Phụ lục 9. Phiếu Điều Tra Hộ Gia Đình về Quản Lý Rác Thải – Nhóm Hộ 1
Phụ lục 10. Phiếu Điều Tra Hộ Gia Đình về Quản Lý Rác Thải-Nhóm Hộ 2

``

xi




CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số cộng với sự lãng phí tài nguyên
trong thói quen sinh hoạt của con người, rác thải có số lượng ngày một tăng, thành
phần ngày càng phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc hại với môi trường
và sức khoẻ con người. Là một nước đang phát triển, tốc độ tăng rác thải sinh hoạt ở
cả thành thị và nông thôn, rác thải công nghiệp, y tế ở nước ta còn nhanh hơn các nước
khác, đến năm 2010 lượng rác đã tăng gấp 2 lần so với những năm 2002 – 2003. Đặc
biệt ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng khối lượng rác thải
sinh hoạt ngày càng tăng chóng mặt. Ví dụ tại Hà Nội, khối lượng rác thải sinh hoạt
tăng trung bình 15%/năm, với tổng lượng ước tính 5.000 tấn/ngày đêm, và dự đoán chỉ
sang năm (2015) có thể không còn chỗ để đổ rác (Nguyễn Văn Phước, Quản lý và xử
lý chất thải rắn). Với đà phát triển nhanh của nền kinh tế nước ta như trong thời gian
vừa qua mà chúng ta không nhanh chóng đưa ra được những giải pháp quản lí rác hợp
lí, thì có thể tin chắc rằng trong thời gian không xa Việt nam sẽ trở thành một bãi rác
lớn.
Trảng Bom là một huyện trung du thuộc tỉnh Đồng Nai được thiết lập là trung
tâm và là hạt nhân phát triển kinh tế khu vực phía Đông theo hướng công nghiệp hóa –
hiện đại hóa, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong năm 2011 là 5,89% cao
hơn so với năm 2010 là 1,30% (UBND huyện Trảng Bom). Cùng với sự phát triển
KTXH ở mức cao, rác thải đang ngày càng gia tăng về số lượng, chủng loại và tính
độc hại, đã đặt ra nhiều thách thức về môi trường cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề thu
gom và xử lí rác thải. Trong những năm qua huyện đã quan tâm đầu tư trang thiết bị,
phương tiện, bước đầu tổ chức mạng lưới thu gom rác thải theo hướng xã hội hóa.
Theo thống kê năm 2011, lượng rác thải sinh hoạt (RTSH) phát sinh trên địa bàn



huyện khoảng 128 tấn/ngày, lượng RTSH thu gom khoảng 73 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom
đạt 57% (UBND huyện Trảng Bom).
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả tích cực, công tác thu gom, xử lý rác thải vẫn
còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: phương tiện thu gom, vận chuyển rác chủ yếu là
các phương tiện thô sơ, xe tự chế, lại chở quá tải làm rơi vãi rác, nước rác chảy xuống
đường trong lúc vận chuyển gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả thu gom thấp. Theo ý
kiến của người dân thì chất lượng của dịch vụ thu gom rác hiện nay còn rất thấp, tần
suất thu gom từ 2 – 3 lần/tuần, nhiều lúc không có người đến thu gom trong nhiều ngày
liên tiếp, dẫn đến tình trạng ứ đọng rác gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan khu vực
và ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, tỷ lệ rác thải được xử lí đảm bảo tiêu chuẩn
còn thấp, mạng lưới thu gom chưa được tổ chức chặt chẽ, còn thiếu tại các xã vùng sâu,
vùng xa, còn tồn tại nhiều bãi rác tự phát gây bức xúc cho bộ phận dân cư sống trong
khu vực.
Trước thực trạng này, tỉnh Đồng Nai đã quyết định đẩy nhanh tiến độ xây dựng
nhà máy xử lý chất thải trên địa bàn huyện nhằm giải quyết tình trạng trên. Đó là nhà
máy xử lý rác thải của doanh nghiệp tư nhân Tài Tiến tại xã Tây Hòa huyện Trảng
Bom.
Vấn đề đặt ra hiện nay là người dân có quan tâm tới vấn đề này và có đánh giá
cao lợi ích của sự cải thiện này hay không?. Làm thế nào để xác định được mức phí tối
đa nên yêu cầu người dân đóng góp và có thể xác định là nên xây dựng nhà máy hay
không nếu xây dựng thì mức phí bao nhiêu là hợp lí; vì vậy đề tài “Xác Định Mức Sẵn
Lòng Trả Cho Sự Cải Thiện Dịch Vụ Quản Lí Rác Thải Hộ Gia Đình Tại Huyện
Trảng Bom, Đồng Nai - Ứng Dụng Phương Pháp Mô Hình Hóa Lựa Chọn” đã ra
đời với mong muốn xác định được mức giá tối đa mà người dân sẵn sàng trả qua đó
làm cơ sở cho các quyết định xây dựng nhân rộng các nhà máy xử lí rác thải trong
tương lai góp phần xây dựng nền kinh tế giàu mạnh và bền vững.
1.2 . Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 . Mục tiêu chung

Đánh giá mức sẵn lòng trả của người dân cho sự cải thiện dịch vụ quản lí rác
sinh hoạt hộ gia đình tại huyện Trảng Bom- tỉnh Đồng Nai
2


1.2.2 . Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu hiện trạng của dịch vụ thu gom rác thải và nhận thức của người dân về
tác động của rác thải đến môi trường trên địa bàn huyện Trảng Bom.
Phân tích các yếu tố tác động đến mức sẵn lòng trả của người dân cho sự cải
thiện dịch vụ quản lí rác thải.
Xác định mức sẵn lòng trả biên cho sự cải thiện từng thuộc tính của dịch vụ
quản lí rác thải từ đó xác định tổng lợi ích của các kịch bản về cải thiện dịch vụ quản lí
rác thải.
1.3 . Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi về không gian
Đề tài thực hiện nghiên cứu tại 3 xã Quảng Tiến, Sông Trầu, Bắc Sơn và Thị
Trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom- tỉnh Đồng Nai.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Khóa luận được thực hiện trong khoảng thời gian 4 tháng từ 12/02/2012 đến
09/06/2012.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Đề tài thực hiện gồm có 5 chương
Chương 1: Mở Đầu. Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu cũng như tóm tắt bố cục của luận văn.
Chương 2: Tổng quan. Chương này trình bày các nội dung như tổng quan về
các tài liệu nghiên cứu liên quan, tổng quan địa bàn nghiên cứu và khu vực xây dựng
nhà máy.
Chương 3: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày cơ
sở lý luận của bài nghiên cứu, một số khái niệm liên quan, trình bày về phương pháp
mô hình lựa chọn (CM).

Chương 4: Kết quả và thảo luận. Nội dung chương này chính là các kết quả
chính thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài thông qua các phân tích và số liệu
thống kê.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
Ứng dụng phương pháp mô hình lựa chọn để xác định mức sẵn lòng trả để nâng
cao chất lượng của một dịch vụ môi trường đã không còn là đề tài mới mẻ trong
nghiên cứu. Nhưng tùy theo từng dịch vụ môi trường khác nhau mà có cách tiếp cận
vấn đề khác nhau. Trong bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Vũ Huy, 2010, nghiên
cứu về “Mức sẵn lòng trả để cải thiện dịch vụ thu gom rác thải rắn hộ gia đình tại
thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu này đánh giá mức sẵn lòng trả của hộ dân thuộc
3 quận của Thành Phố Hồ Chí Minh đại diện cho 2 nhóm hộ. Quận 3 và Gò Vấp đại
diện cho nhóm hộ ở đô thị, và Thủ Đức đại diện cho nhóm ở ngoại ô. Mỗi nhóm lại
chia ra 2 nhóm nghiên cứu là các hộ dân trong đường hẻm và nhóm hộ ở các tuyến phố
chính. Nghiên cứu dùng phần mềm NLOGIT 4.0 để ước tính mức sẵn lòng trả của
người dân cho từng thuộc tính của dịch vụ quản lý chất thải: Thay đổi trong số lần thu
gom, phân loại rác tại nguồn, cấu trúc và hoạt động tại các trạm trung chuyển, mức độ
sạch sẽ tại các địa điểm công cộng, và thay đổi trong mức phí xử lý. Nghiên cứu đã
dùng mô hình logit có điều kiện (MNL) và mô hình tham số ngẫu nhiên (RPL) để ước
lượng hệ số của các biến trong mô hình, nhưng chỉ cần dùng mô hình MNL để ước
lượng mức sẵn lòng trả của các nhóm hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ gia đình
ở ngoại thành sẵn sàng trả 10.340 đồng/tháng (0,64 USD/tháng) để duy trì các dịch vụ

chất thải ở mức hiện tại thấp hơn 0,69 lần của các hộ gia đình ở đô thị với 14.897
(đồng/tháng (0.92USD/tháng). Kết quả nghiên cứu này giúp các nhà chính sách có thể


chọn một kịch bản, gồm những mức thuộc tính khác nhau và ước lượng WTP cho mỗi
thuộc tính, thiết kế dịch vụ quản lý tương ứng với mức phí phù hợp để duy trì dịch vụ
thu gom rác như hiện tại hạn chế tình trạng ô nhiễm do rác thải gây ra.
Nguyễn Thùy An 07/2011, Định giá lợi ích việc cải thiện quản lý thực phẩm
biến đổi gen tại thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp mô hình hóa lựa chọn.
Phạm Nguyễn Hồng Phong 07/20011, với đề tài “Ứng dụng mô hình lựa chọn
để xác định mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho rau an toàn tại khu vực thành
phố Hồ Chí Minh” đã đưa ra các khái niệm cơ bản cũng như cách ứng dụng mô hình
CM vào trường hợp cụ thể là xác định mức sẵn lòng trả cho sản phẩm rau an toàn.
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý, địa hình
Trảng Bom là một huyện trung du thuộc tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích tự
nhiên là 326,14 km2, chiếm 5,54% diện tích tự nhiên toàn tỉnh., nằm về phía đông của
Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km và cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng
30 km. Huyện Trảng Bom được thiết lập là trung tâm và là hạt nhân phát triển kinh tế
khu vực phía Đông theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, ranh giới hành chính
được thiết lập như sau:
- Phía nam giáp huyện Long Thành
- Phía đông giáp huyện Thống Nhất
- Phía tây giáp thành phố Biên Hòa
- Phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu và hồ Trị An.
Theo kết quả tổng kiểm kê đến 01/01/2005, tổng diện tích tự nhiên 32368, 47
ha, huyện có 17 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Trảng Bom, và 16 xã: Hố Nai 3,
Bắc Sơn, Bình Minh, Quảng Tiến, Giang Điền, Đồi 61, An Viễn, Tây Hòa, Trung Hòa,
Sông Trầu, Bàu Hàm, Sông Thao, Hưng Thịnh, Đông Hòa, Cây Gáo, Thanh Bình.

Trảng Bom nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần thành phố Biên
Hòa và thành phố Hồ Chí Minh, là những trug tâm kinh tế - xã hội và khoa học kỹ
thuật lớn của vùng Đông Nam Bộ và của cả nước, với nhiều khu công nghiệp tập trung
lớn nhất toàn quốc, gần sân bay, có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: điện,

5


nước, giao thông…có sức hút đầu tư từ bên ngoài và có điều kiện phát triển mạnh mẽ
trên cả 3 lĩnh vực: nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ.
b. Điều kiện tự nhiên
Khí hậu
Huyện Trảng Bom nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với
những đặc điểm:
- Nắng nhiều, trung bình 2500 – 2700 giờ/ năm. Nhiệt độ cao đều trong năm,
trung bình 25 – 260C. Tổng tích ôn trung bình hằng năm khoảng 94900C, rất thuận lợi
cho thâm canh, tăng năng suất và tăng vụ.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa và theo vùng, chênh lệch giữa nơi
khô nhất và ẩm nhất không quá 5%. Độ ẩm cao nhất đạt 88% trong khoảng từ tháng 7
đến tháng 10, và độ ẩm thấp nhất 71% vào các tháng 1, 2, 3.
- Mưa tập trung theo mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 85%
tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ cuối tháng 11 đến tháng 4, chỉ chiếm 15% tổng
lượng mưa cả năm.
Địa hình
Địa hình của huyện Trảng Bom chia làm 3 dạng địa hình cơ bản: địa hình thấp
phân bố phía Nam và ven Quốc Lộ 1A, địa hình cao phân bố ở phía Bắc huyện và địa
hình trung bình phân bố ở phía Bắc Quốc Lộ 1A, phía Nam khu vực có địa hình cao,
nhìn chung địa hình của huyện khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng đa
dạng hóa cây trồng và xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp.
c. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất
Toàn huyện có 5 nhóm đất: nhóm đất gley có diện tích nhỏ (300ha), chỉ chiếm
0,9% diện tích toàn huyện; được hình thành trên trầm tích phù sa sông Đồng Nai và
một ít trên sản phẩm dốc tu, thích hợp với việc trồng lúa nước. Đất tầng mỏng (LP)
(76 ha), chiếm 0,2%, tầng đất hữu hiệu mỏng, trơ sỏi đá trên bề mặt, không thích hợp
với sản xuất nông nghiệp. Đất đen LV (16.425 ha) chiếm 50,4% tổng diện tích tự
nhiên. Đất được hình thành trên đá bazan, tầng đất lẫn nhiều đá bọt, có kết von. Loại
đất này rất giàu mùn, đặc biệt là lân tổng số; rất thích hợp cho nhiều loại cây trồng,
nhất là cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái và hoa màu. Đất xám (AD) (11.737ha)
6


chiếm 36% diện tích tự nhiên. Đất này được hình thành trên mẫu chất phù sa cổ, có
thành phần cơ giới nhẹ, độ phì nhiêu thấp; khá thích hợp với nhiều loại cây trồng, tuy
nhiên phải đầu tư cao và có chế độ tưới tiêu tốt mới cho hiệu quả. Đất đỏ (FR)
(3.834ha) chiếm 11,8% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành từ đá bazan, thành
phần cơ giới nặng, cấu tạo viên tơi xốp, giàu đạm, lân. Thích hợp cho cây công nghiệp
dài ngày như cao su, cà phê, cây ăn trái… Nhìn chung, quỹ đất không chỉ thích hợp
cho phát triển nông nghiệp mà còn thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và xây
dựng.
Tài nguyên nước
Nước mặt: Mạng lưới sông suối trong phạm vi huyện ngắn và dốc, ít nước trong
mùa khô: dòng chảy trung bình vào mùa lũ có thể đạt 30-35 l/s/km2 nhưng vào mùa
khô chỉ còn 10-12 l/s/km2. Ngoài ra, nguồn nước mặt trong huyện được trữ trong các
hồ chứa như hồ Sông Mây, hồ Trị An…
Nước ngầm: Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện có trữ lượng tương đối lớn,
chất lượng nước tốt. Nước ngầm tầng sâu (>100 m) có lưu lượng khá hơn.
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của huyện chủ yếu là đá và đất làm nguyên vật liệu xây
dựng. Đặc biệt có puzelan dùng làm nguyên liệu phụ gia xi măng nằm ở khu vực Đông

Nam Cây Gáo, trữ lượng khoảng 20 triệu tấn. Mỏ đá Sóc Lu (thuộc 2 huyện Thống
Nhất và Trảng Bom) với trữ lượng khoảng 51 triệu tấn, chất lượng đá trung bình, đang
được khai thác.
Ngoài ra còn có một số mỏ đá đang khai thác làm nguyên vật liệu xây dựng, mỏ
đá bazan Trảng Bom với trữ lượng 0,8 triệu m3. Một số loại khoáng sản khác như: than
bùn, cát, sỏi có thể khai thác làm nguyên liệu chế biến phân bón, gạch ngói và vật liệu
xây dựng.
Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của huyện đã bị mất dần, năm 2005 chỉ còn 1.439 ha rừng.
Độ che phủ rừng tính cả cây lâu năm diện tích rừng cũng bị giảm, chỉ chiếm
35,2%, nếu không có biện pháp phát triển để tích cực trồng rừng và các loại cây
công nghiệp như cao su, điều… thì độ che phủ tiếp tục bị giảm trong thời gian tới.

7


2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong năm 2011, tình hình lạm phát, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao, lãi
suất ngân hàng liên tục biến động, dịch bệnh diễn biến phức tạp… đã có tác động tiêu
cực đến mọi mặt đời sống xã hội, nhưng nền kinh tế của huyện Trảng Bom vẫn đạt
mức tăng trưởng khá: Tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng 15,2%; cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng hướng; các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại - dịch vụ
đều tăng so với cùng kỳ; GDP bình quân đầu người đạt hơn 38 triệu đồng; thu ngân
sách đạt 103,8% chỉ tiêu tỉnh giao.
a. Văn hóa – xã hội
Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực, hạ tầng cơ
sở từng bước được xây dựng và củng cố, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được
giữ vững. Những kết quả trên thể hiện sự đoàn kết, nhất trí, sự nỗ lực vươn lên của
nhân dân trong huyện dưới sự lãnh đạo sát sao của Huyện ủy, sự giám sát chặt chẽ của
HĐND và đặc biệt là sự chỉ đạo, điều hành của UBND huyện.

b. Nông nghiệp
Ngay từ đầu năm, Huyện ủy, HĐND và UBND huyện đã ra các nghị quyết,
chương trình, giải pháp cụ thể, nhằm khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, tạo
ra bước đột phá về kinh tế, từng bước ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Cụ thể,
trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân nhiều nơi đã áp dụng thường xuyên các tiến bộ
khoa học kỹ thuật, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
c. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng có bước tăng trưởng khá, với
giá trị sản xuất đạt trên 11 ngàn tỷ đồng, tăng gần 14 % so với cùng kỳ năm trước; các
cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến thực phẩm tăng khá đã góp phần nâng tỷ
trọng giá trị công nghiệp, giải quyết việc làm tại chỗ cho nhân dân; đầu tư và xây dựng
cơ sở hạ tầng trên địa bàn có nhiều chuyển biến, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,29%; công
tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo các đối tượng chính sách, vùng sâu vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số... cũng đã được Đảng bộ, chính quyền và các ngành, các cấp quan
tâm, trợ giúp có hiệu quả.
Một số chỉ tiêu chủ yếu trong những tháng đầu năm 2012:
- Giá trị tổng sản phẩm quốc nội tăng 14,5- 15% so với năm 2011.
8


- GDP bình quân đầu người đạt 43 triệu 708 ngàn đồng.
- Tạo việc làm mới cho 5.000-5.500 lao động.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2,5%.
- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1,12%.
- Hơn 95% số gia đình và 90% số ấp - khu phố đạt danh hiệu văn hóa.
Huyện Trảng Bom được đánh giá là huyện có mức độ phát triển cao nhất trong
tỉnh và dự báo một vài năm tới sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, cùng với đó là
những tác động càng lớn đến môi trường. Nếu không có định hướng phát triển, quản lí
rác thải hợp lí thì môi trường của huyện sẽ bị ô nhiễm trong thời gian không xa.


9


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm rác thải sinh hoạt
Chất thải rắn – CTR (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là các chất rắn bị loại ra
trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động sản xuất của con người và động vật, CTR
phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng và khu thương mại, khu xây dựng, bệnh
viện, khu xử lí chất thải…Trong đó, chất thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất. Số lượng,
thành phần, chất lượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc
vào trình độ phát triển của khoa học, kĩ thuật.
Bất kì một hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở, trên đường đi, tại
nơi công cộng…đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần chủ yếu của chúng là
chất hữu cơ và chất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống nhất. Cho nên, CTR
sinh hoạt (rác thải sinh hoạt) có thể định nghĩa là các thành phần tàn tích hữu cơ phục
vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại
môi trường sống.
b. Phân loại rác thải sinh hoạt
RTSH từ tất cả các nguồn thải khác nhau được phân loại theo hai nhóm chính:
Nhóm các chất có thể thu hồi để tái sử dụng, tái chế: phế liệu thải ra từ quá
trình sản xuất, các thiết bị điện; các phương tiện giao thông, các sản phẩm phục vụ sản
xuất và tiêu dùng đã hết hạn sử dụng, bao bì bằng giấy, kim loại, thủy tinh hoặc chất
dẻo khác.
Nhóm các chất thải cần xử lý, chôn lấp: các chất thải hữu cơ (các loại lá cây,
cây, rau, thực phẩm, xác động vật…); các sản phẩm tiêu dùng chứa các hóa chất độc
hại (pin, ắc qui, dầu bôi trơn…); các loại chất thải rắn không thể tái sử dụng.



Bảng 3.1. Thành Phần của Rác Thải Sinh Hoạt
Thành phần chất thải

% Khối lượng

Rau, thực phẩm thừa, chất hữu cơ dễ phân hủy

64,7

Cây gỗ

6,6

Giấy, bao bì giấy

2,1

Plastic khó tái chế

9,1

Cao su, đế giày dép

6,3

Vải sợi, vật liệu sợi

4,2


Đất đá, bê tông

1,6

Thành phần khác

5,4
Nguồn: Phòng TNMT huyện Trảng Bom

c. Tác động môi trường của rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm toàn diện cho môi trường sống: không khí, đất,
nước.
Gây hại sức khỏe: CTR có thành phần chất hữu cơ cao, là môi trường tốt cho
các loài gây bệnh như: ruồi, muỗi, chuột, gián…qua các trung gian có thể phát triển
mạnh thành dịch.
Ô nhiễm nước: Rác sinh hoạt không được thu gom thải vào sông, kênh, rạch, ao
hồ… gây ô nhiễm môi trường nước bởi chính bản thân chúng. Rác nặng lắng làm
nghẽn đường lưu thông, rác nhẹ làm đục nước, nilong làm giảm diện tích tiếp xúc với
không khí, giảm DO trong nước làm mất mỹ quan, gây tác động cảm quan xấu đối với
người sử dụng nước. Chất hữu cơ phân hủy làm bốc mùi hôi thối, gây phú dưỡng hóa
nguồn nước.
Nước rò rỉ trong bãi rác đi vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước
ngầm, như ô nhiễm kim loại nặng, nồng độ nitrogen, photpho cao, chảy vào sông, hồ
gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Ô nhiễm không khí: Bụi trong quá trình vận chuyển lưu trữ rác gây ô nhiễm
không khí.
Rác hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Trong môi trường hiếu khí, kị khí có độ ẩm
cao. Rác phân hủy sinh ra SO2, CO, CO2, H2S, NH3…ngay từ khâu thu gom đến chôn
lấp.

11


Ô nhiễm đất: chất rò rỉ trong bãi rác gây ô nhiễm đất.
Ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị: Mỹ quan đô thị là tổng hòa các yếu tố: kiến
trúc cảnh quan, tập quán đô thị và các yếu tố môi trường.
Việc ứ đọng rác ở nơi sinh hoạt, những nơi công cộng sẽ làm mất vệ sinh, ảnh
hưởng đến mỹ quan đô thị. Ngày nay, mỹ quan đô thị là một yếu tố cơ bản để đánh giá
trình độ văn minh của một quốc gia, một dân tộc. Trên bình diện nào đó, mỹ quan đô
thị góp phần hấp dẫn đầu tư, phát triển du lịch tạo nền tảng để địa phương phát triển và
hội nhập với thế giới.
3.1.2. Khái niệm về độ thỏa dụng (U)
Độ thỏa dụng biểu thị mức độ thích thú, thỏa mãn hoặc bằng lòng mà một
người tiêu dùng có được từ việc tiêu dùng một hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Không
thể đo lường độ thỏa dụng bằng các đơn vị đo lường vật lý như trọng lượng, chiều
dài,… và bản thân người tiêu dùng cũng không đo lường được độ thỏa dụng của họ khi
tiêu dùng một hàng hóa hay dịch vụ. Tuy nhiên, người tiêu dùng có thể biết được mình
thích hàng hóa nào hơn, nghĩa là họ có thể xếp hạng độ thỏa dụng đối với những hàng
hóa khác nhau. Với cơ sở đó, độ thỏa dụng khi tiêu dùng một hàng hóa hay dịch vụ
được các nhà kinh tế biểu thị bằng những con số. Nếu mức độ thỏa mãn hay bằng lòng
càng cao thì độ thỏa dụng được biểu thị bằng những con số càng lớn.
Sự bằng lòng hay thỏa mãn của người tiêu dùng khi tiêu dùng một loại hàng
hóa hay dịch vụ thay đổi thường xuyên, vì vậy độ thỏa dụng cũng là một đại lượng liên
tục thay đổi và độ thỏa dụng có những đặc điểm như sau:
Độ thỏa dụng phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người tiêu dùng: rõ ràng
với cùng một loại hàng hóa hay dịch vụ nhưng đối với người này có thể có cảm giác
hài lòng khi tiêu dùng nó nhiều hơn đối với người khác, điều này hoàn toàn lệ thuộc
vào sở thích của người tiêu dùng đối với hàng hóa hay dịch vụ đó.
Độ thỏa dụng phụ thuộc vào số lượng hàng hóa và dịch vụ được tiêu dùng: khi
tiêu dùng nhiều hơn một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó người tiêu dùng luôn cảm

thấy hài lòng nhiều hơn nghĩa là độ thỏa dụng khi tiêu dùng nhiều lớn hơn khi tiêu
dùng ít.

12


Độ thỏa dụng phụ thuộc vào từng điều kiện tiêu dùng cụ thể: trong những hoàn
cảnh khác nhau mức độ hài lòng có được khi tiêu dùng cùng một loại hàng hóa cũng
khác nhau.
Hàm thỏa dụng có dạng : U = U(q, x, y)
Trong đó: q là chất lượng sản phẩm dịch vụ môi trường
x là hàng hóa thay thế
y là thu nhập.
3.1.3. Mức sẵn lòng trả (Willingness to pay: WTP)
Mức sẵn lòng trả của mỗi cá nhân là số tiền tối đa mà mỗi cá nhân sẵn lòng bỏ
ra để có được lợi ích từ một loại hàng hoá hay dịch vụ môi trường
Nghiên cứu này tập trung vào kỹ thuật thu thập WTP và phân tích các yếu tố tác
động đến WTP.
Theo Edward Elgar, 2002 có 4 phương pháp để hỏi WTP như sau:
- Thu thập thông tin theo dạng câu hỏi mở (open-ended)
- Thu thập thông tin theo dạng câu hỏi đóng (closed-ended referendum)
- Thu thập thông tin theo dạng câu hỏi mặc cả (bidding game)
- Thu thập thông tin theo dạng câu hỏi có sẵn các câu trả lời từ thấp đến cao để
người trả lời chọn (payment card)
Ở đây phỏng vấn viên sẽ sử dụng phương pháp thu thập thông tin theo dạng câu
hỏi có nhiều mức để người được phỏng vấn chọn lựa, họ sẽ chọn mức giá phù hợp khi
đã xem xét các yếu tố liên quan.
3.1.4. Phương pháp mô hình lựa chọn
a. Giới thiệu
Các phương pháp định giá môi trường dựa trên phát biểu sở thích đã được sử

dụng bởi các nhà kinh tế trong nhiều thập kỷ, khi có những hạn chế về dữ liệu hành vi.
Phương pháp định giá theo điều kiện giả thuyết (Congtingent Valuation Method CVM) là phương pháp phát biểu sở thích lâu đời nhất và hàng trăm nghiên cứu này đã
được thực hiện. Gần đây hơn, đặc biệt là trong thập kỷ vừa qua một nhóm các phương
pháp phát biểu sở thích mới đã được phát triển, được gọi chung là các phương pháp
dựa trên thuộc tính (Attribute-based Methods - ABM). Cũng như việc định giá theo
điều kiện giả thuyết, có nhiều biến thể của ABM tồn tại, sử dụng các cách thức xây
13


×