Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG
VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH

BÙI TRÍ KIỆN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích thực trạng
công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần giấy An
Bình” do Bùi Trí Kiện, sinh viên khóa K34, ngành Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________.

Phạm Thị Nhiên

Giáo viên hướng dẫn
________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm 2012

tháng

năm 2012

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Từ khi cắp sách đến trường, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được
biết bao công ơn dạy dỗ của quý thầy cô. Nhân đây tôi xin cảm ơn tất cả những thầy
cô đã từng dìu dắt tôi, cảm ơn công lao của thầy cô khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt cho tôi kiến thức quý báu
trên giảng đường cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, cha mẹ tôi - những người đã
có công sinh thành, dưỡng dục tôi nên người.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Phạm Thị Nhiên - người đã tận tình giảng
dạy, chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận

văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành gửi lòng biết ơn đến toàn thể ban Giám Đốc và các anh chị
cán bộ công nhân viên của công ty cổ phần giấy An Bình, đặc biệt là cô Đoàn Thị Thu
Trang đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt 2 tháng thực tập tại Công ty.
Ngoài ra cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý anh chị, bạn bè, người thân… đã hết
lòng ủng hộ và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới trường ĐH Nông Lâm, Công ty
cổ phần An Bình. Chúc quý Thầy, quý Cô, quý Anh Chị và toàn thể bạn bè luôn mạnh
khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Xin chân thành cảm ơn!
Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Sinh viên

Bùi Trí Kiện

năm 2012


NỘI DUNG TÓM TẮT
BÙI TRÍ KIỆN. Tháng 06 năm 2012. “Phân tích thực trạng công tác tuyển
dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần giấy An Bình”.
BUI TRI KIEN. June 2012. “Clarily recruitment reality and human
resources development at An Binh paper corporation”.
Khi đất nước bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay, hoạt
động tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực đang trở thành một trong những yếu tố
quan trọng nhất góp phần thúc đẩy sự thành công của doanh nghiệp.
Vì vậy, khóa luận tập trung nghiên cứu đặc điểm, thực trạng công tác tuyển

dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần giấy An Bình. Cụ thể khóa luận
đi sâu vào nghiên cứu các mặt sau: Thực trạng tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực,
nhận diện các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động này tại công ty. Khóa luận cũng đã
đánh giá về hoạt động tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực, qua đó phản ánh một
cách khách quan về công tác này, những mặt đã đạt được, những điểm hạn chế… và
đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn
nhân lực của Công ty ngày một tốt hơn.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1


1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1 Phạm vi không gian

3

1.3.2 Phạm vi thời gian

3

1.4 Bố cục luận văn


3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Tổng quan về công ty

6

2.2.1. Giới thiệu chung về công ty

6

2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển

8

2.2.3. Mục tiêu của công ty

11

2.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ các phòng ban tại Công ty cổ phần giấy
An Bình


12

2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2009-2011
15
2.4.1. Dây chuyền sản xuất

15

2.4.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2009-2011

17

2.5. Những thuận lợi và khó khăn của công ty hiện nay
2.5.1. Thuận lợi

18
18

v


2.5.2. Khó khăn

19

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận

20
20


3.1.1 Khái niệm về tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực

20

3.1.2 Ý nghĩa hoạt động tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực

20

3.1.3 Mối quan hệ giữa tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực

21

3.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực
22
3.1.5 Các nguồn và phương pháp tuyển dụng

24

3.1.6 Đối tượng và phương pháp đào tạo

25

3.1.7 Qui trình tuyển dụng và đào tạo

26

3.1.8 Đánh giá hiệu quả đào tạo

27


3.2 Phương pháp nghiên cứu

27

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

27

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

28

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

28

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Phân tích tình hình nhân sự tại công ty

30
30

4.1.1. Biến động nhân sự của công ty qua 3 năm 2009-2011

30

4.1.2. Kết cấu lao động tại công ty trong 3 năm 2009 – 2011

31


4.2 Thực trạng hoạt động tuyển dụng và đào tạo tại công ty

36

4.2.1 Thực trạng công tác tuyển dụng tại công ty

36

4.2.2 Thực trạng công tác đào tạo tại công ty 3 năm 2009-2011

44

4.3 Đánh giá công tác tuyển dụng và đào tạo của công ty
4.3.1 Đánh giá công tác tuyển dụng và đào tạo của bộ phận quản lý

50
50

4.3.2 Đánh giá công tác tuyển dụng và đào tạo của công nhân viên trong công ty
51
4.4 Ưu nhược điểm của công tác tuyển dụng và đào tạo

57

4.4.1 Ưu điểm

57

4.4.2 Khuyết điểm


59
vi


4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của
công ty

60

4.5.1 Các yếu tố bên ngoài

60

4.5.2 Các yếu tố bên trong

61

4.6 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại
công ty

62

4.6.1. Cần hoàn thiện công tác tuyển dụng hiện tại

62

4.6.2. Cần đầu tư thêm về số lượng cũng như chất lượng đào tạo

63


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

65

5.1. KẾT LUẬN

65

5.2. KIẾN NGHỊ

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

68

PHỤ LỤC

69

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CB-NV

Cán bộ-Nhân viên

CBCNV


Cán bộ công nhân vên

CEO

Chief Executive Officer – Giám đốc điều hành

CN

Công nhân

FAST500

500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

GDP

Gross domestic product – Tổng sản phẩm quốc nội

HC-NS

Hành Chính – Nhân Sự

HRM

Human Resource Management-Quản trị nguồn nhân lực



Lao động


LĐTB&XH

Lao động thương binh và Xã hội

MMTB

Máy móc thiết bị

NC&PT

Ngiên cứu và Phát triển

QC

Quality Control: Kiểm tra và kiểm soát chất lượng sản
phẩm

TGĐ

Tổng giám đốc

TC_NS

Tổ chức_Nhân sự

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


VNR500

Bảng xếp hạn 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

XNK

Xuất nhập khẩu

W1

Năng suất lao động tính theo sản lượng

W2

Năng suất lao động theo lợi nhuận

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2011 của Công Ty

Trang
17

Bảng 3.1. Tỷ Lệ Mẫu Ngẫu Nhiên Phân Tầng

28

Bảng 4.1: Tình Hình Biến Động Nhân Sự từ 2009-2011


31

Bảng 4.2: Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi

32

Bảng 4.3. Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính

34

Bảng 4.4. Cơ Cấu Lao Động Theo Trình Độ

34

Bảng 4.5. Cơ Cấu Lao Động Theo Thâm Niên Công Tác năm 2011

35

Bảng 4.6. Số Lượng Lao Động Tuyển Mới năm 2009 - 2011

41

Bảng 4.7. Nguồn Tuyển Dụng Lao Động của Công Ty

42

Bảng 4.8. Tình Hình Nghỉ Việc của Nhân Viên Mới Trong 3 năm 2009 – 2011

43


Bảng 4.9. Chi Phí Tuyển Dụng Nhân Viên 2009 - 2011

44

Bảng 4.10. Công Tác Đào Tạo Nâng Cao Tại Công Ty An Bình

46

Bảng 4.11. Kết Quả Đào Tạo năm 2009-2011

48

Bảng 4.12. Kết Quả Sử Dụng Lao Động Sau Đào Tạo năm 2011

49

Bảng 4.13. Chi Phí Đào Tạo Nhân Sự 2010-2011

50

Bảng 4.14. Kết Quả Khảo Sát về Đánh Giá của Bộ Phận Quản Lý đối với Tình Hình
Tuyển Dụng và Công Tác Đào Tạo Hiện Nay

51

Bảng 4.15. Mức Độ Hấp Dẫn của Công Việc Hiện Tại Đối Với Nhân Viên

53


Bảng 4.16. Mức Độ Khó Khăn Khi Thực Hiện Công Việc của Nhân Viên

53

Bảng 4.17. Tỷ Lệ Nhân Viên Có Việc Làm Phù Hợp Với Chuyên Ngành

54

Bảng 4.18. Nhận Xét của Nhân Viên về Nội Dung Đào Tạo

55

Bảng 4.19. Nhận Xét của Nhân Viên về Giảng Viên Đào Tạo

55

Bảng 4.20. Nhận Xét của Nhân Viên về Công Tác Đánh Giá Sau Đào Tạo

56

Bảng 4.21: Một số chỉ tiêu đạt được về việc sử dụng lao động của công ty Cổ phần
Giấy An Bình trong 3 năm qua.

58

Bảng 4.22. Số lượng nhân viên tự nguyện đăng ký tham gia các khóa đào tạo nâng cao
trong 3 năm 2009-2011

Error! Bookmark not defined.


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty

12

Hình 2.2. Doanh Thu của Công Ty Cổ Phần Giấy An Bình từ 2009-2011

17

Hình 3.1. Qui Trình Tuyển Dụng Nguồn Nhân Lực

26

Hình 3.2. Qui Trình Đào Tạo Nguồn Nhân Lực

27

Hình 4.1. Quy Trình Tuyển Dụng tại Công Ty Cổ Phần An Bình Năm 2011

36

Hình 4.2. Nhận Xét của Nhân Viên về Cách Thức Tuyển Dụng của Công Ty

52

Hình 4.3. Nhận Xét Của Nhân Viên về Phương Pháp Đào Tạo


54

Hình 4.4. Ứng Dụng Kết Quả Đào Tạo vào Công Việc

57

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Chuyên Gia
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên

xi


CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ một tổ chức nào và nó
có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của tổ chức,
đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt thì
nguồn nhân lực chất lượng cao là một lợi thế cạnh tranh hàng đầu giúp doanh nghiệp
tồn tại, đứng vững và phát triển trên thị trường.
Bill Gate từng nói : “Một công ty muốn phát triển được nhanh thì phải giỏi
trong việc tìm ra nhân tài, đặc biệt là những nhân tài thông minh”. Thật vậy, một
doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh, nhưng nếu thiếu yếu tố con người, hoặc yếu
tố con người không đủ mạnh thì doanh nghiệp đó cũng không thể tồn tại và phát triển
lâu bền được. Chỉ có con người mới có thể biến các máy móc, thiết bị…hoạt động
đúng chức năng của nó và mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy chuẩn bị một lực

lượng lao động có đủ trình độ để sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu trong công việc là một
trong những chìa khóa then chốt giúp mở cánh cửa thành công cho doanh nghiệp.
Dưới cách nhìn ấy thì việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp là
hết sức quan trọng: tuyển đúng người, đúng việc tạo tiền đề cho sự phát triển của
doanh nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai; đào tạo - một mặt hỗ trợ nâng cao
hiệu quả của tuyển dụng, một mặt trợ giúp việc giải quyết các vấn đề kinh doanh trực
tiếp thông qua các giải pháp đề xuất của người học. Hơn nữa, quá trình tuyển dụng và
đào tạo được thực hiện một cách khoa học sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí,
đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh.
Gần 20 năm kể từ lúc chính thức hình thành, Công ty cổ phần giấy An Bình
(tiền thân là công ty TNHH giấy An Bình) đã không ngừng nỗ lực và nhanh chóng
đáp ứng nhu cầu thị trường. Giấy An Bình đã khẳng định được thương hiệu của mình
trong ngành công nghiệp giấy và bột giấy Việt Nam nói riêng và trong nền kinh tế
Việt Nam nói chung.


Trong năm 2009, giấy An Bình đã được bình chọn vào top 500 doanh nghiệp
tư nhân lớn nhất Việt Nam, dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập theo
chuẩn mực quốc tế theo mô hình Fortune 500 của công ty Vietnam Report với sự tư
vấn của các chuyên gia trong và ngoài nước, đặc biệt gồm có giáo sư GS John
Quelch, Phó hiệu trưởng Trường Kinh Doanh Harvard. Và trong năm 2010, giấy An
Bình cũng được bầu chọn vào top 500 doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam
FAST500 bởi Vietnam Report.
Để duy trì những thành quả đã đạt được, củng như đáp ứng được mục tiêu của
công ty trong thời gian tới thì đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên giỏi, năng động, sáng
tạo. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa then chốt của công tác tuyển dụng và đào tạo
nguồn nhân lực đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với bản thân công ty cổ
phần An Bình nói riêng trong giai đoạn hiện nay, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân
tích thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ
phần giấy An Bình” làm đề tài tốt nghiệp. Với mong muốn giúp công ty thấy rõ hơn

về thực trạng tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của mình, từ đó đề ra giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác này trong thời gian tới.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá và đề xuất những giải pháp để hoàn thiện công tác tuyển
dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty nhằm có được nguồn lực lao động phù
hợp với nhu cầu hoạt động tại đây.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể


Tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình nhân sự

của công ty cổ phần An Bình.


Phân tích thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại

công ty qua 3 năm 2009 – 2011.


Đánh giá công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực.



Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng và đào tạo

nguồn nhân lực.


Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào


tạo nguồn nhân lực cho công ty.
2


1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần giấy An Bình.
Địa chỉ : 27/5A Đường Kha Vạn Cân - Phường An Bình - Thị Xã Dĩ An - Tỉnh
Bình Dương.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012.
Số liệu nghiên cứu thu thập trong 3 năm 2009 – 2011.
1.4 Bố cục luận văn
Luận văn gồm có 5 chương : Chương 1: đề cập đến sự cần thiết của đề tài,
cho biết nguyên nhân chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu, và cấu trúc luận văn. Chương 2: nêu lên một cách tổng quát các tài liệu được
sử dụng và giới thiệu cụ thể hơn về công ty cổ phần An Bình. Chương 3: Trình bày
một số khái niệm cơ bản về tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực. Các nhân tố ảnh
hưởng đến quá trình tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực, ý nghĩa và yêu cầu của
công tác này đối với công ty. Quy trình tuyển dụng và đào tạo tại công ty. Các
phương pháp nghiên cứu mà đề tài áp dụng. Chương 4 : Trình bày, giải thích những
kết quả thu được thông qua việc sử dụng các phương pháp đã được đề cập ở chương
3, cho biết mối quan hệ giữa các kết quả và mục tiêu của khóa luận được đề ra ở
chương 1. Chương 5: Dựa vào những phân tích đã được đề cập, trình bày những kết
quả chính ở chương 4, đồng thời đưa ra những hạn chế và đề xuất kiến nghị đối với
công ty và nhà nước để hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo tại công ty, góp
phần giúp hoạt động của công ty ngày càng đi vào ổn định và hiệu quả hơn.

3



CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Dựa trên số liệu từ 19,000 công ty lớn nhỏ trên khắp thế giới, Đại học Harvard
trong một báo cáo (tháng 5/2010) về Quản lý nhân sự đã nêu : hoạt động tuyển dụng,
đào tạo và phát triển nhân sự bổ sung một giá trị tối quan trọng cho các công ty, và
giá trị này mạnh hơn bao giờ hết khi các quyết định về chiến lược phát triển luôn gắn
chặt với các chiến lược về nhân sự (nguồn : Diễn đàn Kinh Tế Việt Nam : Vef.vn).
Thật vậy, công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề có tính
thực tiễn cao, được đề cập nhiều trong các buổi hội thảo, các bài viết trên các diễn
đàn, các nghiên cứu, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ kinh tế….
Hội thảo chuyên đề - “Chiến lược nhân sự dành cho CEO”, tổ chức ngày
4/3/2011, tại hội trường Thông Tấn Xã Việt Nam, đặc biệt được quan tâm bởi có sự
trình bày của diễn giả - Giáo Sư Loek Hopstaken - Một trong những giáo sư quốc tế
hàng đầu giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị kinh doanh quốc tế. Trong suốt
buổi hội thảo, giáo sư đã đưa ra một cách nhìn mới mẻ về HRM trong năm 2011, và
xoáy sâu vào những bài toán nhân sự mà các nhà quản trị Việt Nam đang đi tìm lời
giải.
Ông chỉ ra tư duy chiến lược nhân sự cần có của các CEO và Giám đốc nhân
sự trong điều kiện thị trường mới. Đúc kết từ quá trình đào tạo nhân sự cấp cao ở Hoa
Kì, ông cho biết: quá trình tuyển dụng và đào tạo một người tài là một quá trình lâu
dài và đòi hỏi nhiều công sức, thậm chí có thể đến 20 năm. Vì thế bản thân mỗi công
ty cần phải tự đào tạo và giữ chân người tài chứ đừng mong người tài ở công ty khác
sẽ sang đầu quân cho mình.
Bên cạnh đó giáo sư nêu lên trách nhiệm của một “Trưởng phòng nhân sự
đúng nghĩa”; chỉ ra các nguyên tắc trong đường lối tổ chức, tuyển dụng và giữ chân
nhân tài; đồng thời ông đào sâu hơn nội dung đào tạo nhằm phát triển tổ chức.



Kết thúc buổi hội thảo, giáo sư nhấn mạnh lại một lần nữa những yếu tố cần
thiết trong quá trình xây dựng chiến lược nhân sự cho các doanh nghiệp, và rút ra kết
luận rằng mỗi doanh nghiệp nên ý thức nhiều hơn về việc tìm kiếm, đào tạo và giữ
chân nguồn nhân lực cấp cao, đặc biệt là trong thời buổi “nhảy việc” không còn là
vấn đề lớn như hiện nay.
Nhận ra được những yêu cầu cấp thiết về vấn đề con người khi các doanh
nghiệp đã dần phục hồi sau suy thoái từ năm 2008, và trong hoàn cảnh doanh nghiệp
Việt vẫn luẩn quẩn với bài toán nhân tài, Báo VietNamNet phối hợp cùng tổ chức
buổi hội nghị thường niên VNR500 với chủ đề “Chiến lược nhân sự cho các doanh
nghiệp lớn: Tận dụng vị thế, đón đầu cơ hội” (diễn ra ngày 10/8/2010 tại khách sạn
InterContinental Hà Nội), với sự tham gia của các CEO, Giám đốc nhân sự của 500
doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Đã bàn về Chiến lược nhân sự cho các doanh
nghiệp lớn.
Các nhà lãnh đạo cao cấp chỉ ra cách tạo dựng và phát triển hệ thống quản lý
nhân sự tài năng trong doanh nghiệp, cách để CEO gây dựng môi trường tuyển dụng
trong bối cảnh hiện tại và tư duy đúng đắn để giữ chân nhân sự tài năng. Lãnh đạo
nhân sự của Mc. Kinsey&Company chia sẻ kinh nghiệm giữ chân nguồn nhân sự cấp
cao : mỗi công ty phải tìm cách tối ưu hóa chức năng của hoạt động tuyển dụng nhân
sự, đồng thời nhìn thấy ưu khuyết điểm của mỗi nhân viên, chỉ ra cho họ con đường
đi đến thành công thực sự, và công ty sẽ là người đồng hành cùng họ trên bước đường
công danh ấy.
CEO của Ernst&Young Viet Nam và VietnamWorks (Navigos) cùng đồng
nhất quan điểm : việc xây dựng một chiến lược nhân sự xuyên suốt, liên tục, trong đó
trọng tâm là khâu tuyển dụng và đào tạo,là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định
đến sự thành bại của các dự án, chiến lược quan trọng của công ty.
Tóm lại, qua các chia sẻ, phân tích trong buổi hội nghị, có thể rút ra rằng :
công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực luôn là mối quan tâm hàng đầu đối
với tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt quốc gia và lĩnh vực hoạt động. Doanh
nghiệp càng lớn, công tác này càng cần được hoàn thiện và tối ưu hóa để doanh

nghiệp tận dụng vị thế của mình tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh, mở rộng
5


năng lực cạnh tranh cũng như xác lập những thị trường mới, vượt qua thách thức và
đón đầu các cơ hội tăng trưởng.
Bên cạnh đó, đề tài có tham khảo một số luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản
Trị Nhân Sự như “Nghiên cứu công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của
các doanh nghiệp Công nghiệp Việt Nam” của Th.S Trần Minh Tân- đại học Kinh
Tế- 2009. Và “Thực trạng và Giải pháp nâng cao hiệu quả tuyển dụng và đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Việt Nam”
của Th.S Nguyễn Hoài Thảo Trang – đại học Kinh Tế - 2009. Qua đó có thể thấy,
trong những năm gần đây do việc thiếu nhân lực giỏi, có kiến thức và kỹ năng chuyên
nghiệp đã khiến các công ty Việt Nam chú trọng hơn trong công tác tuyển dụng và
đào tạo nguồn nhân lực. Bởi trong tình huống khan hiếm nhân tài, kẻ chiến thắng
chính là những doanh nghiệp biết vạch ra cho mình bước đi đúng đắn để thu hút nhân
tài và giữ chân họ. Các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam có xu hướng đầu tư tuyển
dụng trực tuyến hơn là các phương pháp tuyển dụng truyền thống. Họ ưu tiên tuyển
dụng nhân lực phù hợp với công việc, sau đó tiến hành đào tạo nâng cao kiến thức.
Chu trình, kế hoạch đào tạo yêu cầu phải được vạch ra bài bản, có nguyên tắc, và sát
sao với từng dự án, hoạt động của công ty.
2.2. Tổng quan về công ty
2.2.1. Giới thiệu chung về công ty

6


Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH
Tên tiếng Anh: AN BINH PAPER CORPORATION
Tên viết tắt: ABPAPER

Trụ sở: 27/5A Đường Kha Vạn Cân - Phường An Bình - Thị Xã Dĩ An - Tỉnh
Bình Dương
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4603000314 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh
Bình Dương cấp ngày 12/02/2007 (chuyển đổi từ công ty TNHH An Bình, GCN
ĐKKD số 048564 ngày 25/08/1992).
Mã số thuế: 3700149681
Điện thoại: (848) 38960155
Fax: (848) 38960700
Email:
Website :

Logo:

7


Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám Đốc: Ông Hàn Vinh Quang
Vốn điều lệ: 145.000.000.000 đồng
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty An Bình được thành lập từ năm 1992 hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
và kinh doanh sản phẩm IP giấy bao bì carton. Công ty đã khởi sự những bước đầu
tiên từ một công ty gia đình chuyên sản xuất bột tre bán hóa cung cấp cho các nhà
máy giấy lớn trong nước như Tân Mai, Cogido, Linh Xuân, Xuân Đức, Vĩnh Huê,
Mai Lan, Thủ Đức… với sản lượng 800 tấn/tháng, doanh thu năm đầu tiên là 5 tỷ
đồng.
Sau đó, nhận thức được xu hướng tích cực của công nghiệp tái chế trong việc
bảo vệ môi trường, chúng tôi quyết định chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực sản
xuất giấy carton làm bao bì, sử dụng 100% nguồn nguyên liệu từ giấy đã qua sử
dụng, giấy thải… thay vì sử dụng nguồn nguyên liệu khai thác từ thiên nhiên lồ ô, tre
nứa… như trước kia.

Trải qua 20 năm hoạt động, với số vốn nhỏ ban đầu đăng ký 300 triệu đồng, đến
nay vốn đóng góp của các cổ đông là 145 tỷ đồng. Nhà máy tọa lạc tại phường An
Bình (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam sử dụng thiết
bị dây chuyền chuẩn bị bột theo công nghệ tiên tiến của tập đoàn ANDRITZ. An
Bình đã xây dựng một hệ thống phân phối rộng khắp tại Việt nam. Phần lớn sản phẩm
của Công ty cung cấp cho thị trường dưới 3 dạng sản phẩm IP
 Giấy carton làn sóng (Medium)
 Giấy carton lớp mặt (Testliner)
 Giấy white top

(White top)

Tự hào với 20 năm kinh nghiệm với doanh thu trên hàng triệu đô và đang chứng
tỏ An Bình là một trong những công ty thành công nhất trong lĩnh vực kinh doanh sản
phẩm IP. Có được điều đó là nhờ quá trình làm việc chăm chỉ, sáng tạo không biết
mệt mõi của đội ngủ công nhân viên toàn công ty đã không ngừng thay đổi, cải tiếng
phù hợp với xu thế toàn cầu. Điều này được thể hiện qua các năm:
 Năm 1992
-

Thành lập công ty TNHH AnBình
8


-

Vốn điều lệ 300 triệu đồng

-


Sản xuất bột lồ ô, tre nứa

 Năm 1995
Lắp đặt dây chuyền sản xuất làm thùng carton.

 Năm 2000
− Bắt đầu sản xuất giấy Testliner
− Lắp đặt thêm máy xeo mới.

 Năm 2005
9


Lắp đặt thêm hệ thống bột tiên tiến để cải tiến chất lượng và công suất
 Năm 2007
Lắp đạt thêm 4 máy xeo với thiết kế mới

 
Trong năm 2010 Công ty đã sản xuất được hơn 70.000 tấn sản phẩm, doanh thu
đạt trên 590 tỷ đồng.
Với đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, giàu kinh nghiệm và làm việc trong hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, Giấy An Bình đã tiếp xúc và làm việc với
các tập đoàn lớn về thiết bị, công nghệ như Voith, Metso, Andirtz, Kadant, Allimand,
Siemens, Toshiba..., các tập đoàn tư vấn đầu tư & tổng thầu hàng đầu của thế giới
như Jaakko Poyry, Geoff Covey, Marubeni và các công ty hoá chất Kamira, Behn
Meyer, Ciba, Clariant, Ashland ... Đến nay, Giấy An Bình là nhà sản xuất giấy bao bì
công nghiệp với công suất thiết kế 75.000 tấn/năm. Công ty đang nỗ lực duy trì vị trí
là một trong những nhà máy hàng đầu của ngành sản xuất giấy bao bì công nghiệp
Việt Nam, với khách hàng là những nhà sản xuất bao bì lớn trong nước – bao gồm
các công ty bao bì nội địa lẫn đầu tư nước ngoài. Lượng khách hàng to lớn và không

10


ngừng tăng cao này đã cho Công ty niềm tin để vạch ra hướng phát triển mới, đáp
ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của thị trường.
Sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu thu hồi của Công ty phù hợp với xu thế
của thế giới hiện nay mà nhiều nước đang áp dụng và khuyến khích, nhằm giảm thiểu
nạn phá rừng và xử lý hoá chất từ nguyên liệu gỗ, bảo vệ nguồn tài nguyên và môi
trường. Quy trình sản xuất từ nguồn nguyên liệu thu hồi sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với
sử dụng nguyên liệu gỗ hay tre nứa.
2.2.3. Mục tiêu của công ty
Mục tiêu của Công ty là theo đuổi chiến lược kinh doanh dựa trên những yếu tố
chủ lực sau
 Mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và các thị trường mới
 Mở rộng các dòng sản phẩm mới nhằm thỏa mãn yêu cầu của thị trường tạo
thêm tỷ suất lợi nhuận lớn hơn
 Xây dựng thương hiệu
 Tiếp tục nâng cao hệ thống quản lý cung cấp
 Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo chất lượng ổn định và tin cậy
 Kế hoạch mục tiêu đến quý 1/2014 sẽ đưa vào vận hành một nhà máy mới, với
công suất thiết kế khoảng 115.000 tấn/năm giấy bao bì testliner chất lượng cao, nhằm
thay thế phần nào lượng nhập khẩu hàng năm trên dưới 700.000 tấn mà các doanh
nghiệp bao bì đang mua của nước ngoài.
Dự án – vị trí công ty giấy Phú mỹ
Địa chỉ :xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

11


DIỆN TÍCH : 70ha ( giai đoạn 1 : 31ha, giai đoạn 2 : 39ha)


2.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ các phòng ban tại Công ty cổ phần
giấy An Bình
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty

12


Nguồn: Phòng HC-NS
Chủ Tịnh Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám Đốc
− Chức năng: Chỉ đạo trực tiếp phòng NC&PT về thiết kế, thay đổi sản phẩm mới.
Quyết định chính sách tài chính kế toán. Phê duyệt các chỉ tiêu hàng năm. Quản
lý toàn bộ hoạt động của công ty. Đại diện lãnh đạo.
− Nhiệm vụ: Phê duyệt các dự án đầu tư, thủ tục liên quan đến đất đai...
Phó Tổng Giám Đốc Kỹ Thuật
− Chức năng: Giải quyết vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Cải tiến, đầu tư công nghệ,
đào tạo chuyên môn.
− Nhiệm vụ: Tổ chức quản lý hoàn thành các chỉ tiêu. Quản lý sản xuất theo quy
trình và đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định....
Phó Tổng Giám Đốc NC&PT
− Chức năng: Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh, phát triển.
− Nhiệm vụ: Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp đường lối của Tổng
Giám Đốc....
Phó Tổng Giám Đốc Thường Trực
− Chức năng: Giám sát, điều hành toàn bộ bộ máy hành chính của công ty
− Nhiệm vụ: phê duyệt các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, đào tạo
Phó Tổng Giám Đốc Vật Tư & XNK
− Chức năng: Xây dựng chiến lược nguyên liệu đầu vào và đầu ra sản phẩm
− Nhiệm vụ: Đảm bảo cung ứng nguồn nguyên liệu và quản lý thành phẩm
Phòng Kinh Doanh



Chức năng: Điều hành thực hiện công việc kinh doanh của công ty.



Nhiệm vụ: Đảm bảo yêu cầu của khách hàng được nắm bắt kịp thời ...
Phòng Kỹ Thuật



Chức năng: Xử lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, bảo trì và

vận hành máy móc thiết bị trong các phân xưởng.


Nhiệm vụ: Đảm bảo sử dụng công cụ, máy móc đạt hiệu quả cao, đúng quy

trình, chất lượng sản phẩm ổn định, năng suất cao....
Phòng Kế Hoạch Sản Xuất
13




Chức năng: Tổ chức quản lý, kiểm soát và lập kế hoạch sản xuất.



Nhiệm vụ: Theo dõi tiến độ hoàn thành sản phẩm....

Phòng Cung Ứng Vật Tư & Xuất Nhập Khẩu



Chức năng: Cung ứng vật tư cho sản xuất, thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu

của công ty.


Nhiệm vụ: Cung ứng vật tư cho sản xuất nhanh chóng, giá cả hợp lý..., đảm

bảo kế hoạch xuất nhập khẩu của công ty. Thực hiện các hoạt động xuất nhập
khẩu......
Phòng Hành Chính Nhân Sự


Chức năng: Quản lý nhân sự của công ty. Tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu

của các phòng ban. Kết hợp với phòng kỹ thuật đào tạo nguồn lực. Kiểm soát việc
mang tài sản ra vào công ty. Soạn thảo, lưu trữ và kiểm soát hệ thống văn thư. Tham
mưu các vấn đề liên quan đến pháp luật, giải quyết các thủ tục pháp lý. Quản lý và
kiểm soát hồ sơ đất đai, nhà xưởng. Tổ chức chăm sóc cây cảnh, chăm lo sức khỏe,
vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn lao động. Tổ chức đội bảo vệ nhằm đảm
bảo kiểm soát được an ninh, phòng cháy chữa cháy, tài sản ra vào cổng, nội quy
công ty. Cung cấp văn phòng phẩm, dụng cụ và thiết bị văn phòng, trang phục bảo
hộ lao động, quảng cáo, vật phẩm khuyến mãi, các dịch vụ (không phục vụ cho sản
xuất). Quản lý đội xe giao nhận hàng hóa.


Nhiệm vụ: Đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực, không gây ảnh hưởng lớn đến


các hoạt động kinh doanh. Lập kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo và báo cáo kết
quả đào tạo cho TGĐ. Thường xuyên báo cáo với TGĐ các vấn đề không phù hợp
trong quản lý nhân sự. Tham mưu cho TGĐ các chế độ sao cho phù hợp với quy
định của chính phủ. Đảm bảo việc chấm công, lương, phép và chế độ. Tiếp chính
quyền, đoàn thể khi TGĐ yêu cầu. Thường xuyên kiểm tra công tác phòng cháy chữa
cháy, tài sản ra vào công ty,thực hiện nội quy công ty. Kiểm soát các khoản chi phí
điện nước, điện thoại, xăng dầu. Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực
theo yêu cầu của công ty. Điều động xe hợp lý, giao nhận hàng đúng thời hạn. Báo
cáo tình hình trực tiếp với TGĐ.
Phòng Tài Chính Kế Toán
14


×