Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI SỐ 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
******************

ĐÀO THỊ OANH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ
HÀ NỘI SỐ 30

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
******************

ĐÀO THỊ OANH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ
HÀ NỘI SỐ 30

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. VŨ THANH LIÊM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Thực Trạng
Quản Trị Nguồn Nhân Lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số
30” do Đào Thị Oanh, sinh viên khóa 34, khoa kinh tế, chuyên ngành quản trị kinh
doanh (tổng hợp), đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Th.s Vũ Thanh Liêm
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng năm


LỜI CẢM TẠ
Để trưởng thành và học hành như ngày hôm nay, trước hết con xin cảm ơn đến
sự nuôi dưỡng của Bố, Mẹ và sự đùm bọc của anh chị em trong gia đình.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Quý thầy cô khoa Kinh tế trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, đặc biệt
là Quý Thầy Cô trong bộ môn Quản trị kinh doanh đã tận tình truyển đạt những kiến
thức tạo nền tảng cho chúng em bước vào nghề, vào đời đầy tự tin.
Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Vũ Thành Liêm – là người đã
hướng dẫn tận tình , giúp đỡ em lựa chọn, nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Chân thành cảm ơn đến Ban Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển
Nhà Hà Nội Số 30, đặc biệt là anh Lê Thanh Hải, Giám đốc xí nghiệp 6 đã hướng dẫn
giúp đỡ tận tình cho tôi trong việc lấy số liệu nghiên cứu, cảm ơn ban toàn thể cán bộ
phòng Tổ Chức – Lao Động, phòng kế toán… đã giúp đỡ tôi rất nhiều về mặt tinh thần
trong suốt thời gian học tập cũng như thực tập tốt nghiệp ở Công ty.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả bạn bè đã cùng tôi chia sẽ những kiến thức trong
suốt thời gian qua để cùng nhau bước tiếp chặng đường phía trước.
Xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên
Đào Thị Oanh


NỘI DUNG TÓM TẮT

ĐÀO THỊ OANH. Tháng 6 năm 2012. “Phân Tích Thực Trạng Quản Trị
Nguồn Nhân Lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát Triển Nhà Hà Nội số 30”.
DAO THI OANH. June 2012. “Analysis Human Resource Management at
Ha Noi Housing Development and Investment Joint Stock”.
Với nguồn số liệu thứ cấp tại Công ty và mẫu điều tra 60 nhân viên, khóa luận
đã phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty HANDICO 30. Nội dung
phân tích gồm hoạt động thu hút nguồn nhân lực, hoạt động đào tạo và phát triển, các
hoạt động duy trì nguồn nhân lực. Khóa luận cũng phân tích kết quả và hiệu quả quản
trị nguồn nhân lực thông qua các chỉ tiêu như: năng suất lao động, chi phí nguồn nhân
lực, lợi nhuận/ chi phí nguồn nhân lực.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Công ty đã chú trọng phát triển nguồn nhân lực
trong những năm trở lại đây, trong công tác tuyển dụng, đào tạo và duy trì nguồn nhân
lực Công ty đã thực hiện rất tốt và được các nhân viên đánh giá rất tốt, hiệu quả sử
dụng nguồn nhân lực cũng tăng so với các năm trước tuy nhiên trong công tác đào tạo
của Công ty thì được các nhân viên đánh giá là chưa thực tế và không có gì mới mẻ.
Qua quá trình tìm hiểu, khóa luận cũng đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện hơn nữa công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

vii 

DANH SÁCH CÁC BẢNG

viii 

DANH SÁCH CÁC HÌNH


ix 

DANH MỤC PHỤ LỤC



CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU



1.1 Đặt vấn đề



1.2 Mục tiêu nghiên cứu



1.2.1 Mục tiêu chung



1.2.2 Mục tiêu cụ thể



1.3 Phạm vi nghiên cứu




1.3.1 Phạm vi thời gian



1.3.2 Phạm vi không gian



1.3 Cấu trúc khóa luận



CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN



2.1 Vài nét về công ty



2.1.1 Giới thiệu chung về công ty



2.1.2  Lịch sử hình thành và phát triển của công ty



2.2 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh




2.3 Tình hình kết quả kinh doanh của HANDICO 30



2.4 Cơ cấu tổ chức của công ty



2.4.1 Sơ đồ cơ cấu cấu tổ chức



2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

10 

2.5 Định hướng phát triển

11 

2.6 Những thuận lợi và khó khăn của công ty

12 

2.6.1 Thuận lợi

12 


2.6.2 Khó khăn

12 
v


CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận

13 
13 

3.1.1 khái niêm về quản trị nguồn nhân lực

13 

3.1.2 Vai trò của QTNNL cho các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường 13 
3.1.3Chức năng của quản trị nguồn nhân lực
3.2 Phương pháp nghiên cứu

15 
27 

3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

27 

3.2.2 Phương pháp so sánh


27 

3.2.3.Phương pháp lịch sử

27 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28 

4.1 Thực trạng Nguồn Nhân Lực tại HANDICO 30

28 

4.1.1 Tình hình sử dụng lao động qua các năm

28 

4.1.2 Đặc điểm, cơ cấu NNL trong Công ty

29 

4.1.3 Tuyển dụng nguồn nhân lực tại HANDICO 30

30 

4.1.4 Đào Tạo và Phát Triển Nguồn Nhân Lực

39 


4.1.5 Duy Trì Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty HANDICO 30

44 

4.2 Đánh giá hiệu quả QTNNL tại HANDICO 30

58 

4.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị NNL của công ty

60 

4.3.1 Ảnh hưởng của môi trường bên trong

60 

4.3.2 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài

61 

4.4 Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại
HANDICO 30

63 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

66 

5.1 Kết luận


66 

5.2 Kiến nghị

67 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69 

PHỤ LỤC 

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
SXKD

Sản xuất kinh doanh

HANDICO

Ha Noi Housing Development and
Investment Joint Stock

QTNNL

Quản trị nguồn nhân lực


BHXH

Bảo hiểm xã hội

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

NNL

Nguồn nhân lực

UBNN

Ủy ban nhân dân

DT

Doanh thu

CP

Chi phí

LN

Lợi nhuận

CP BH


Chi phí bán hàng

CP QL

Chi phí quản lý

BQLDA 1,2,3 + TT TM CC

Ban quản lý dự án 1,2,3 + trung tâm thương
mại cao cấp.

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty

Trang


Bảng 4.2 Kết Cấu Lao Động của Công Ty Năm 2010 - 2011

29 

Bảng 4.3 Số Lượng Lao Động Tuyển Mới Năm 2010 – 2011

34 

Bảng 4.4 Chi Phí Thu Hút Tuyển Dụng Năm 2011


36 

Bảng 4.5 Chi Phí Công Tác Đào Tạo Tại Công Ty Năm 2010 – 2011

42 

Bảng 4.6 Tổng Quỹ Lương Tháng Và Tiền Lương Bình Quân Của Người Lao Động
Trong Công Ty Năm 2010-2011(chưa tính các khoản thưởng, trợ cấp…)

47 

Bảng 4.7 Tình Hình Thực Hiện Nộp BHXH cho CBCNV

52 

Bảng 4.8 Hiệu Quả Về Tài Chính Trong QTNNL

58 

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty



Hình 3.1 Sơ Đồ Lợi Ích Của Phân Tích Công Việc


16 

Hình 3.2. Sơ đồ Quá Trình Tuyển Dụng

18 

Hình 3.3. Sơ đồ Cơ Cấu Hệ Thống Trả Công Trong Các Doanh Nghiệp

23 

Hình 3.4 Mô Hình Quản Trị Nguồn Nhân Lực

26 

Hình 4.1 Sơ Đồ Tình Hình Lao Động Năm 2006 – 2011

28 

Hình 4.2 Quy Trình Tuyển Dụng

31 

Hình 4.3 Biểu Đồ Tỷ Lệ Đánh Giá Về Mức Độ Hợp Lý Của Công Tác Tuyển Dụng 36 
Hình 4.4 Biểu Đồ Đánh Giá Về Tỉ Lệ Thích Công Việc Hiện Tại

37 

Hình 4.5 Biểu Đồ Đánh Giá Của Nhân Viên Về Vị Trí Làm Việc So Với Năng Lực 38 
Hình 4.6 Biểu Đồ Mức Độ Quan Tâm Của Nhân Viên Đến Công Tác Đào Tạo


43 

Hình 4.7 Biểu Đồ Tỷ Lệ Đánh Giá Về Công Tác Đào Tạo Của Công Ty

44 

Hình 4.8 Biểu Đồ Đánh Giá Của Nhân Viên Về Việc Đánh Giá Kết Quả Công Việc 45 
Hình 4.9 Biểu Đồ Tỷ Lệ Đánh Giá Mức Độ Hợp Lý Của Tiền Lương

50 

Hình 4.10 Biểu Đồ Đánh Giá Của Nhân Viên Về Cơ Hội Thăng Tiến Trong Công Ty 53 
Hình 4.11 Biểu Đồ Đánh Giá Của Nhân Viên Về Mối Quan Hệ Giữa Các Nhân Viên
Trong Công Ty

54 

Hình 4.12 Biểu Đồ Đánh Giá Của Nhân Viên Về Mối Quan Hệ Của Nhân Viên Trong
Công Ty Với Ban Lãnh Đạo

54 

Hình 4.13 Biểu Đồ Đánh Giá Của Nhân Viên Về Hoạt Động Công Đoàn Của Công Ty56 
Hình 4.14 Biểu Đồ Đánh Giá Của Nhân Viên Về Điều Kiện Làm Việc Trong Công Ty57 
Hình 4.15 Biểu Đồ Đánh Giá Của Nhân Viên Về Thời Gian Làm Việc, Nghỉ Ngơi,
Nghỉ Phép Của Công Ty

57 


ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1:Bảng câu hỏi thăm dò mức độ thỏa mãn của CBCNV về công tác nhân sự tại
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Nhà Hà Nội số 30.
Phụ lục 2 - Bảng Thông Báo Tuyển Dụng Nhân Viên Của Công Ty
Phụ Lục 3 – Hệ số lương

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Nền kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc các thiết bị máy móc ngày càng trở
nên hiện đại. Các công nghệ mới liên tục phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của con người trong sản xuất cũng như trong cuộc sống.điều đó đòi hỏi chúng ta cần
phải có một nguồn nhân lực giàu trí thức ,chuyên môn và sáng tạo để đáp ứng nhu cầu
cho nền kinh tế . Nhân lực luôn được xem là yếu tố tạo nên sự thành công của doanh
nghiệp. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu một bước ngoặt lớn cho nền kinh
tế đất nước.Tuy nhiên sự kiện này mở ra cơ hội mới cho sự phát triển đất nước và cả
những thách thức cần phải vượt qua khi VN được tham gia vào tổ chức thương mại lớn
nhất toàn cầu này.
Một doanh nghiệp có đầy đủ cơ sở hạ tầng nhưng nếu thiếu lực lượng lao động
có tay nghề giỏi,có năng lực,thì doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng
lợi thế cạnh tranh được. Có thể nói chính con người đã tạo ra sự khác biệt giữa các
doanh nghiệp. Tuy vậy nếu chỉ chú trọng phát triển nhân lực mà không gắn kết nó với
những nguyên tắc và mục tiêu chung của doanh nghiệp thì mọi cố gắng nhằm phát huy

hiệu quả của người lao động sẽ trở nên lãng phí vô ích.vì thế quá trình đạo tạo nhân
lực rất quan trọng đối với các doanh nghiệp .khi kỹ năng của nhân viên được phát triển
thì việc giám sát sẽ ít hơn ,tăng thêm thời gian vàng cho các nhà quản trị chú tâm vào
việc kinh doanh.
Cũng giống như các cơ quan đơn vị khác tồn tại trong nền kinh tế thị trường
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát Triển Nhà Hà Nội số 30.đã đặc biệt quan tâm chú
trọng đến việc quản trị nhân lực. Tổng công ty Cổ phần Đầu tư và Phát Triển Nhà Hà
Nội số 30 là doanh nghiệp Nhà Nước trực thuộc Bộ Xây Dựng. Hiện nay ,Công ty
1


đang hoạt động trên nhiều nghành nghề khác nhau như: đầu tư xây dựng các cơ sở hạ
tầng ,kinh doanh bất động sản,mua,bán máy móc thiết bị công nghiệp, xây dựng(máy
san ủi,rải nhựa,trộn bê tông…), xây dựng, tu bổ các công trình lịch sử,di tích văn
hóa… Trong nhiều năm qua công ty đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động
nhất là lao động phổ thông. Chính vì công ty có lược lượng lao động lớn,bên cạnh đó
công ty có rất nhiều đơn vị thành viên vì thế công tác đào tạo và phát triển nhân sự của
Công ty là một nhằm tạo ra đội ngũ công nhân viên giỏi,giàu kinh nghiệm là yêu cầu
hết sức cần thiết. Nhận thấy được sự cần thiết này,tôi chọn đề tài “Phân Tích Thực
Trạng Quản Trị Nguồn Nhân Lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển nhà Hà
Nội số 30” với mong muốn Công ty có cái nhìn tổng quát về thực trạng công tác đào
tạo của mình ,từ đó đưa ra các biên pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị
nguồn nhân lực của Công ty.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân Tích Thực Trạng Quản Trị Nguồn Nhân Lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư
và Phát Triển Nhà Hà Nội số 30
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Thực trạng nhân lực của HANDICO 30
 Phân tích thực trạng quản trị NNL tại công ty HANDICO 30 bao gồm hoạt

động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thu hút, sử dụng và duy trì nguồn nhân lực.
 Đánh giá kết quả và hiệu quả QTNNL
 Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị nhân
sự tại Công ty.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi thời gian
 Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2012 đến tháng 7/2012
1.3.2 Phạm vi không gian
 Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát Triển Nhà Hà Nội
số 30.
1.3.3 Phạm vi về nội dung
2


 Đối tượng nghiên cứu là tất cả nhân viên,công nhân, lao động phổ thông,lao
đông trực tiếp và gián tiếp tai Công ty.
1.3 Cấu trúc khóa luận
Khóa luận bao gồm 5 chương
-

Chương 1: Chương mở đầu được xây dựng để tổng quát hóa đề tài nghiên

cứu, nêu lên sự cần thiết của đề tài cũng như mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu mà tác giả mong muốn để hoàn thành khóa luận
-

Chương 2: Khóa luận phác họa rõ bức tranh toàn cảnh của Công ty Cổ Phần

Đầu Tư và Phát Triển Nhà Hà Nội số 30. Qua đó khóa luận giúp cho người đọc có
được cái nhìn tổng quát hơn về Công ty.

-

Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Khóa luận sẽ nêu lên

các khái niệm cũng như cơ sở lý luận có liên quan đến công tác tuyển dụng, đào tạo và
phát triển, duy trì nguồn nhân lực mà tác giả mong muốn.
-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Tác giả sẽ phân tích và xử lý số

liệu sơ cấp và thứ cấp đã thu thập được trong quá trình thực tập tại Công ty, sau đó sẽ
đưa ra kết quả nghiên cứu cả về mặt lý luận cũng như mặt thực tiễn.
-

Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này tác giả sẽ đưa ra những kết

luận chung về tình hình nhân viên trong Công ty và những kiến nghị của tác giả được
đưa ra nhằm hoàn thiện hơn trong công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Vài nét về công ty
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty
 Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát Triển Nhà Hà Nội số 30.
 Tên giao dich quốc tế: Ha Noi Housing Development and Investment Joint
Stock

Company N 30.
 Tên viết tắt : HANDICO 30
 Địa chỉ :
-

Trụ sở chính : Số 59 đường Trần Phú - Thành Phố Vinh – Tỉnh Nghệ An.

-

Chi nhánh Hà Nội : phòng 1501 Chung cư 8C Đại Cồ Việt – 30 Tạ Quang

Bửu – Phường Bách Khoa – Hà Nội.
 Điện thoại: 0383 844 108 – 0383 598 141 – 0913 273 182
 Fax :

0383 834641 – 0383 598 708

 Chủ tịch hội đồng quản trị : Ông Nguyễn Văn Cửu
 Người đại diện theo pháp luật : Ông Lê Cảnh Toàn –chức vụ : Tổng GĐ
Công ty
 website: www.handico30.com.vn
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
-

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát Triển Nhà Hà Nội số 30 là doanh nghiệp

nhà nước được thành lập theo quyết định số 2115/QĐ-UB ngày 12/11/1992 của ủy ban
nhân dân tỉnh Nghệ An
-


Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số : 2900324730

đăng ký ngày 06/09/2007 thay đổi lần thứ 05 ngày 02 tháng 19 năm 2009
4


-

Trụ sở chính : 59 đường Trần Phú – Thành Phố Vinh- Tỉnh Nghệ An.

-

12/11/1992: thành lập Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà ở Nghệ An với

lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là : xây dựng công trình công cộng,công trình nhà ở, kinh
doanh nhà ở, xây dựng công trình kỉ thuật đô thị, thoát nước và xử lý nước thải.
-

22/08/1992,thay đổi lần 1: Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà ở Nghệ

An, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, xây
dựng các công trình kỉ thuật và hạ tầng đô thị; đường giao thông vừa và nhỏ; xây dựng
công trình điện cao thế; hạ thế,và trạm biến áp <= 35kv; xây dựng nhà ở và kinh doanh
nhà ở; sản xuất kinh doanh các cấu kiện cấp thoát nước và hạ tầng đô thị.
-

Năm 2001, thay đổi lần 2: bổ sung thêm nghành nghề kinh doanh: xây dựng

công trình giao thông, thủy lợi, đường giây và tram biến aps110KV, mua bán vật liệu
xây dựng.

-

Năm 2002,thay đổi lần 3 :đổi tên Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà ở

Nghệ An thành công ty Đầu Tư và Phát Triển Nhà Nghệ An.
-

Năm 2004,thay đổi lần 4 : bổ sung thêm nghành nghề: sản xuất kinh doanh

các loại cấu kiện, thiết bị cấp thoát nước và hạ tầng đô thị,kinh doanh vật liệu xây
dựng; mua bán các mặt hang : dệt may, dồ dung cá nhân và gia đình, văn phòng
phẩm, công nghệ phẩm; kinh doanh bất động sản…
-

Năm 2006, thay đổi lần 5: bổ sung thêm nghành nghề: kinh doanh nhà hang

, khách sạn, dịch vụ ăn uống đầy đủ, massage, xông hơi; kinh doanh dịch vụ vui chơi
giải trí, thể dục, thể thao; khai thác đất ,đá;sản xuất mua bán bê tông thương phẩm, cấu
kiện bê tông.
-

Năm 2007, thay đổi lần 6: đổi tên Công ty Đầu Tư và Phát Triển Nhà Nghệ

An thành tên Công ty Cổ Phần Đầu tư và Phát Triển nhà Nghệ An.
-

Năm 2008,thay đổi lần 7: đổi tên tên Công ty Cổ Phần Đầu tư Và Phát Triển

Nhà Nghệ An thành tên Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát Triển Nhà Hà Nội số 3
2.2 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

-

Lập, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đô thị, khu công

nghiệp, khu dân cư, nhà ở văn phòng cho thuê.

5


-

Xây dựng các công trình: dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị

(Các công trình cấp thoát nước, chiếu sáng...); giao thông, nông nghiệp, thuỷ lợi, thông
tin, bưu điện, điện năng, thể dục thể thao.
-

Xây dựng, tu bổ các công trình di tích lịch sử, văn hoá nghệ thuật.

-

Sản xuất, mua, bán vật liệu xây dựng và các loại sản phẩm kim loại trong

xây dựng, cấu kiện phục vụ ngành cấp thoát nước
-

Mua bán các mặt hàng: dệt may, đồ dùng cá nhân và gia đình, văn phòng

phẩm,công nghệ phẩm
-


Kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản bao gồm: dịch

vụ môi giới, định giá, tư vấn, đấu giá, quảng cáo, quản lý và sàn bất động sản
-

Mua bán máy móc thiết bị nghành công nghiệp, Xây dựng (Máy san ủi, trải

nhựa, trộn Bê tông, máy cẩu các loại...)
-

Kinh doanh khách sạn, nhà hành, dịch vụ ăn uống đầy đủ, dịch vụ massage

xông hơi
-

Kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí (không bao gồm kinh doanh quán Bar,

vũ trường, phòng hát Karaoke), thể dục thể thao
-

Khai thác đất đá

-

Sản xuất, mua bán bê tông thương phẩm, cấu kiện bê tông

6



2.3 Tình hình kết quả kinh doanh của HANDICO 30
Bảng 2.1 Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty
Đơn vị tính: 1000 đồng
Các chỉ tiêu

2010

Chênh lệch

2011

±∆

%

1. Doanh thu thuần

210,309,754

276,115,513

65,805,759

31.3

2. Giá vốn hàng bán

187,324,005

244,112,330


56,788,325

30.3

3. Lợi nhuận gộp

22,985,749

32,003,183

9,017,434

39.2

4. DT hoạt động tài chính

18,249,845

20,732,322

2,482,477

13.6

5. CP hoạt động tài chính

17,353,220

19,956,203


2,602,983

15.0

6. CP BH và CP QL

18,323,000

25,071,450

6,748,450

36.8

7. LN từ hoạt động KD

5,559,374

7,707,852

2,148,478

38.6

8. Thu nhập khác

7,152,312

6,334,562


-817,750

-11.4

9. Chi phí khác

6,606,112

6,002,331

-603,781

-9.1

546,200

332,231

-213,969

-39.2

11. Tổng LN trước thuế

6,105,574

8,040,083

1,934,509


31.7

12. Thuế TNDN phải nộp

1,526,394

2,010,021

483,627

31.7

13. Lợi nhuận sau thuế

4,579,181

6,030,062

1,450,882

31.7

10. Lợi nhuận khác

Nguồn: Phòng Kế Toán
Năm 2010 so với năm 2011:
Doanh thu thuần năm 2011 tăng 65,805,759,000 đồng so với năm 2011, với tỉ lệ
tăng 31,3%, như vậy năm 2011 công ty đã hoàn thành tốt công việc thực hiện doanh
thu. Doanh thu tăng chi phí tăng nhưng tăng ít hơn doanh thu điều đó đồng nghĩa với

việc lợi nhuận cũng tăng. Năm 2011 lợi nhuận tăng 1,934,509.000 đồng so với năm
2010, với tỉ lệ tăng 31,7%. Điều đó chứng tỏ năm 2011 với sự nỗ lực của CBCNV
trong công ty đã làm cho tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tăng cao. Nguyên
nhân của việc lợi nhuận tăng đó là:năm 2011 với sự hỗ trợ của nhà nước Công ty đã
được giao nhiều công trình lớn như: Nhà CC cao tầng gắn với thuơng mại dịch vụ,
Khu trung cư phía đông đại lộ xô viết Nghệ Tĩnh, Cụm nhà CT 1 Quang Trung, Dự án
khu trung cư du lịch Lộc châu, Dự án Nam đường Nguyễn Viết Xuân – TP. Vinh, Dự
7


án Khu đô thị mới Vinh Tân - Thành phố Vinh - Nghệ An… nhờ sự cố gắng của
CBCNV trong công ty. Trong đó có nhiều đơn vị đã hoàn thành vượt mức kế hoạch
như xí nghiệp 3, xí nghiệp 6, xí nghiệp 9.

8


2.4 Cơ cấu tổ chức của công ty
2.4.1 Sơ đồ cơ cấu cấu tổ chức
Hình 2.1 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ

ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN
TỔNG GIÁM
PHÓ

TỔNG


PHÒNG, BAN, ĐƠN VỊ T. THUỘC

CÁC ĐƠN VỊ THÀNH

PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG

XÍ NGHIỆP 1

PHÒNG KẾ HOẠCH KỈ THUẬT

XÍ NGHIỆP 2

PHÒNG ĐẤU THẦU THẨM ĐỊNH

XÍ NGHIỆP 3

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

XÍ NGHIỆP 4

PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP

XÍ NGHIỆP 5

PHÒNG KINH DOANH

XÍ NGHIỆP 6

CÁC BQLDA 1,2,3 + TT TM CC


XÍ NGHIỆP 7
XÍ NGHIỆP 8

TRUNG TÂM VẬT LIỆU XD
NHÀ MÁY BÊ TÔNG

XÍ NGHIỆP 9

XN XE MÁY THIẾT BỊ

XÍ NGHIỆP 10

XN QUẢN LÝ CHUNG CƯ

XÍ NGHIỆP 11

XÍ NGHIỆP XÂY LẮP

XÍ NGHIỆP 12

Nguồn: Phòng Tổ Chức – Lao Động
9


2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
 Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, toàn quyền
quyết định mọi hoạt động của Công ty và có nhiệm vụ:
-


Thông qua điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty

-

Bầu nhiệm, bãi nhiệm hội đồng quản trị và ban kiểm soát.

-

Thực hiện các một số nhiệm vụ khác do Công ty quy định.

 Ban kiểm soát
Do Đại Hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh
doanh quản trị và điều hành Công ty.
 Tổng giám đốc
 Chức năng của Tổng Giám Đốc công ty
Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty , là người đại diên theo
pháp luật của công ty .
Tổng Giám Đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công
ty , chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị
và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
 Nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc Công ty:
-

Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh hàng

ngày của Công ty mà không cần phải có quyết định của hội đồng quản trị.
-

Tổ chức thực hiên các quyết định của hội đồng quản trị.


-

Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty.

-

Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Công ty.

-

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, các

chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị.
-

Quyết định lương, phụ cấp(nếu có) đối với người lao động trong Công ty cả

người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của tổng giám đốc.
-

Tuyển dụng lao động.

-

Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.

-

Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ của Công


ty quyết định của hội đồng quản trị.
10


-

Tổng Giám Đốc phải điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty

theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ của công ty, hợp đồng lao động với công ty,
quyết định của hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với các quy định này mà gây ra
thiệt hại cho công ty thì tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải
bồi thường thiệt hại cho Công ty
 Phó tổng giám đốc
-

Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về tổ chức quản lý nhân sự, sản

xuất, lêm mức kế hoạch vật tư, lao động kiểm tra giám sát an toàn lao động, vệ sinh
công nghệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, thực hiện các chính sách của Công ty.
-

Lên kế hoạch sản xuất của xưởng, đảm bảo tiến độ sản xuất theo đơn hàng.

-

Trực tiếp tham gia phị trách phòng kế hoạch kinh doanh, phòng tổ chức

hành chính và phòng kế toán tài vụ.
2.5 Định hướng phát triển

a) Với khách hàng
* Cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, đồng thời đáp ứng tốt nhất
những yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ.
b) Với nhân viên
* Thiết lập môi trường làm việc hiện đại, tin tưởng, năng động, bình đẳng và
tôn
trọng lẫn nhau.
Phát triên đồng bộ văn hoá doanh nghiệp theo xu hướng hội nhập.
Tạo điều kiện, cơ hội cho sự phát triển, thăng tiến cho tất cả mọi thành viên
trong
công ty.
c) Với cổ đông
* Đem lại giá trị lợi nhuận ngày càng cao cho các cổ đông.
* Đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững của công ty.
* Đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

11


2.6 Những thuận lợi và khó khăn của công ty
2.6.1 Thuận lợi
-

Năm 2011 Đảng và Nhà Nước tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các nghị

quyết của trung ương về đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của các
doanh nghiệp. Nhiều chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế, xã hội được ban
hành đã có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế xã hội trong cả nước. Kinh tế cả nước
nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng ngày càng được ổn định, không ngừng phát triển.
Thực tế đó đã tạo ra những cơ hội rất lớn, đồng thời cũng đặt ra những thách thức đối

với công ty trong năm 2011 và những năm tiếp theo.
-

Năm 2011, công ty tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện

thuận lợi của lãnh đạo công ty, tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng như các sở, ban, nghành tỉnh
Nghệ An cùng với sự chỉ đạo đúng đắn, thống nhất, tập trung và toàn diện của đảng
ủy, lãnh đạo công ty và sự phấn đấu nỗ lực, khắc phục khó khăn của toàn bộ CBCNV
trong công ty
2.6.2 Khó khăn
Bên cạnh những mặt thuận lợi, năm 2011 công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn
và thách thức, đó là:
-

Tình hình kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát, mất ổn định, thị tường bất

động sản trong nước đóng băng kéo dài.
-

Sức mua của nhân dân giảm, môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

trong lĩnh vực xây lắp ngày càng quyết liệt.
-

Giá cả vật liệu xây dựng tăng mạnh và không ổn định. Đây là những yếu tố

ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SXKD của công ty.

12



CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 khái niêm về quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực là một bộ phận quan trọng trong quản lý doanh nghiệp.
QTNNL là đảm bảo có đúng người với kỹ năng và trình độ phù hợp, vào đúng công
việc và đúng thời điểm thích hợp để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Mọi nhà
quản lý đều là người phụ trách quản lý nguồn nhân lực. Quản lý nguồn nhân lực trang
bị cho các nhà quản lý những phương pháp để đối xử một cách nhất quán với nhân
viên. Khi đó, các nhân viên được đối xử công bằng và hiểu được giá trị của họ đối với
công ty. Một môi trường làm việc tốt sẽ giảm bới tình trạng bỏ việc và giảm bớt những
phí tổn do bỏ việc gây ra.
Tuy nhiên, khái niệm và thự tiễn áp dụng quản trị nguồn nhân lực không giông
nhau ở các quốc gia. Trong một nền kinh tế chuyển đổi như ở Việt Nam, nơi trình độ
công nghệ, kỉ thuật cong ở mức độ thấp, kinh tế chưa ổn định và nhà nước chủ trương
“quá trình phát triển phải thực hiện bằng con người và vì con người” (SRV.1993.A
development perspective. Hanoi), thì quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý,
chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo- phát triển và duy trì con người
của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.
3.1.2 Vai trò của QTNNL cho các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng đều phải hội đủ hai yếu tố, đó là nhân lực và vật lực. Trong đó, nhân lực đóng vai
trò cực kỳ quan trọng, có tính quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

13


Một là, do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên các doanh

nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải cải tiến tổ chức của mình theo hướng tinh
giảm gọn nhẹ, năng động, trong đó yếu tố con người mang tính quyết định.
Con người - với kỹ năng, trình độ của mình, sử dụng công cụ lao động tác động
vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm hàng hoá cho xã hội. Quá trình này cũng
được tổ chức và điều khiển bởi con người. Con người thiết kế và sản xuất ra hàng hoá
và dịch vụ, kiểm tra chất lượng, đưa sản phẩm ra bán trên thị trường, phân bố nguồn
tài chính, xác định các chiến lược chung và các mục tiêu cho tổ chức. Không có những
con người làm việc có hiệu quả thì mọi tổ chức đều không thể nào đạt đến các mục
tiêu của mình.
Hai là, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển kinh tế buộc các
nhà quản trị phải biết làm cho tổ chức của mình thích ứng. Do đó, việc thực hiện các
nội dung hoạch định, tuyển dụng, duy trì, phát triển, đào tạo, động viên và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho con người thông qua tổ chức, nhằm đạt được mục tiêu đã định
trước là vấn đề quan tâm hàng đầu.
Ba là, nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực giúp cho nhà quản trị đạt được mục
đích, kết quả thông qua người khác. Một quản trị gia có thể lập kế hoạch hoàn chỉnh,
xây dựng sơ đồ tổ chức rõ ràng, có hệ thống kiểm tra hiện đại chính xác, v.v…nhưng
nhà quản trị đó vẫn có thể thất bại nếu không biết tuyển đúng người cho đúng việc,
hoặc không biết cách khuyến khích nhân viên làm việc. Để quản trị có hiệu quả, nhà
quản trị cần biết cách làm việc và hòa hợp với người khác, biết cách lôi kéo người
khác làm cho mình.
Bốn là, nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực giúp cho các nhà quản trị học được
cách giao dịch với người khác, biết tìm ra ngôn ngữ chung và biết nhạy cảm với nhu
cầu của nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết lôi kéo nhân viên say
mê với công việc, tránh được các sai lầm trong tuyển chọn, sử dụng nhân viên, biết
cách phối hợp thực hiện mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của các cá nhân, nâng cao
hiệu quả của tổ chức và dần dần có thể đưa chiến lược con người trở thành một bộ
phận hữu cơ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng
và hiệu quả công tác của tổ chức.


14


×