Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MTV VISSAN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.72 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM


DƯƠNG THỊ MIN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
TNHH MTV VISSAN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Tp Hồ Chí Minh
Tháng 06 năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM


DƯƠNG THỊ MIN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
TNHH MTV VISSAN

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



GVHD: ThS. PHẠM THỊ NHIÊN

Tp Hồ Chí Minh
Tháng 06 năm 2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích thực trạng và
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại Công ty VISSAN”
do DƯƠNG THỊ MIN, sinh viên khóa 34, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH
THƯƠNG MẠI, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày______________.

TH.S PHẠM THỊ NHIÊN
Giáo viên hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

tháng

năm 2012

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký)

Ngày


tháng

(Chữ ký)

năm 2012

Ngày

tháng

năm 2012


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin gửi lời biết ơn sâu sắc công sinh thành, dưỡng dục của bố
mẹ luôn lo lắng, quan tâm trên mỗi bước đường con đi.
Để đạt được kết quả ngày hôm nay, em xin gửi lời tri ân sâu sắc quý thầy cô
khoa Kinh tế cùng toàn thể thầy cô trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã tận
tình truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm Đại học.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Nhiên đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám đốc cùng toàn thể CB.CNV
Công ty TNHH MTV VISSAN, đặc biệt các anh chị Phòng Xuất Nhập khẩu đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em tìm hiểu, nghiên cứu, học tập, trau dồi kiến thức trong quá
trình thực tập giúp em hoàn thành khóa luận này.
Lời cuối cùng, xin gửi tới những người bạn tôi luôn ở bên giúp đỡ trong suốt
những năm ở giảng đường Đại học. Chúc các bạn may mắn, hạnh phúc, thành công
trên con đường sự nghiệp của mình.

Xin chân thành cảm ơn!


Sinh viên
Dương Thị Min


NỘI DUNG TÓM TẮT
DƯƠNG THỊ MIN. Tháng 6 năm 2012. “Phân Tích Thực Trạng Và Một Số
Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Xuất Khẩu Tại Công Ty
VISSAN”
DUONG THI MIN. June 2012. “To Analyse situation and some solution to
improve effect of Export Activities at VISSAN”
Đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới, hoạt động xuất khẩu
đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựng đất
nước. Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu , khóa luận “Phân tích thực
trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại Công ty
VISSAN” được nghiên cứu nhằm mục tiêu: phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu
của Công ty TNHH MTV VISSAN, nhằm đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới. Khóa luận đã sử dụng các phương pháp thu
thập dữ liệu thứ cấp, phương pháp so sánh, phân tích SWOT để tổng hợp, phân tích
làm rõ mục tiêu nghiên cứu.
Qua quá trình thực tập và nghiên cứu khóa luận, nhận thấy: Trong giai đoạn
khủng hoảng kinh tế vừa qua, Công ty cũng gặp nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu
năm 2010 giảm mạnh so với năm 2009. Hiệu quả hoạt động xuất khẩu chưa cao, chưa
tương xứng với tiềm năng phát triển của Công ty. Từ các kết quả nghiên cứu khóa luận
đã đưa ra một vài giải pháp như tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định, tăng
cường công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu, kế hoạch Marketing – Mix...nhằm
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới.


MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. x
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................xi
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ................................................................................... xii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.4 Cấu trúc khóa luận .................................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ......................................................................................... 4
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan ......................................................4
2.2 Tổng quan Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản
VISSAN .......................................................................................................................4
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ......................................................................4
2.2.2 Logo và khẩu hiệu ...........................................................................................5
2.2.3 Sứ mệnh, nhiệm vụ, giá trị cốt lõi, phương châm hoạt động ..........................6
2.2.4 Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban......................................................7
2.2.5 Ngành nghề kinh doanh ................................................................................10
2.2.6 Mạng lưới kinh doanh ...................................................................................10
2.2.7 Tầm nhìn từ nay đến năm 2020.....................................................................11
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 13
3.1 Các khái niệm cơ bản ...........................................................................................13
3.1.1 Khái niệm xuất khẩu .....................................................................................13
3.1.2 Vai trò xuất khẩu ...........................................................................................13
3.1.3 Nhiệm vụ xuất khẩu ......................................................................................15
3.1.4 Ý nghĩa xuất khẩu .........................................................................................16
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu .................................16

3.2.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ..............................................................16
3.2.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ...............................................................20
v


3.3 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu .........................................................................22
3.3.1 Hình thức xuất khẩu trực tiếp........................................................................22
3.3.2 Hình thức xuất khẩu gián tiếp .......................................................................22
3.3.3 Hình thức xuất khẩu tại chỗ ..........................................................................24
3.4 Sự cần thiết phải phân tích tình hình và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu ............24
3.5 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................26
3.5.1 Thu thập và tổng hợp số liệu .........................................................................26
3.5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu .....................................................................26
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 29
4.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2009 – 2011 ..........29
4.2 Tình hình hoạt động xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2009 – 2011 ...................32
4.2.1 Phân tích tổng quát kết quả XNK của Công ty giai đoạn 2009 – 2011 ........32
4.2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty theo cơ cấu thị trường ...............33
4.2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty theo cơ cấu mặt hàng. ...............40
4.2.4 Tình hình xuất khẩu theo phương thức Incoterms ........................................43
4.2.5 Phương thức xuất khẩu của Công ty .............................................................46
4.2.6 Phương thức thanh toán áp dụng trong hoạt động XK của Công ty .............48
4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu...................................................................48
4.4 Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Công ty .........................................................50
4.4.1 Những kết quả đạt được ................................................................................50
4.4.2 Những khó khăn tồn tại trong tổ chức quản lý hoạt động xuất khẩu của Công
ty VISSAN .............................................................................................................52
4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty...........53
4.5.1 Các yếu tố bên ngoài .....................................................................................53
4.5.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ...............................................................59

4.6 Thực trạng kinh doanh xuất khẩu của Công ty dựa trên Ma trận SWOT ............63
4.7 Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động XK tại Công ty TNHH MTV
VISSAN .....................................................................................................................65
4.7.1 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường XK ..........................................65
4.7.2 Tiếp tục đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại ......................66
4.7.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ CB.CNV trong Công ty .................................66
4.7.4 Tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định ..............................................67
4.7.5 Lập kế hoạch chiến lược marketing phù hợp ................................................67
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 71
5.1 Kết luận ................................................................................................................71
vi


5.2 Kiến nghị ..............................................................................................................72
5.2.1 Kiến nghị với Công ty ...................................................................................72
5.2.2 Kiến nghị với cơ quan Nhà nước ..................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 74
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 75 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSTP: An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
CB.CNV: Cán Bộ Công nhân viên
CGAL: Chả giò ăn liền
CGĐL: Chả giò đông lạnh
CPXK: Chi phí xuất khẩu

DTXK: Doanh thu xuất khẩu
EMC: Export Management Company – Công ty quản lý xuất khẩu
Giò CL: Giò các loại
HACCP: Hazard Analysis and Critical Control Point - Hệ thống phân tích mối nguy và
kiểm soát điểm tới hạn
ISO: International Organization for Standardization - Tổ Chức Quốc Tế Về Tiêu
Chuẩn Hóa
KN NK: Kim ngạch nhập khẩu
KN XK: Kim ngạch xuất khẩu
LNXK: Lợi nhuận xuất khẩu
NHTM: Ngân hàng Thương Mại
NSNN: Ngân sách Nhà nước
T.XNK: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
TNHH MTV: Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên
TPCBK: Thực phẩm chế biến khác
TS LNCP: Tỷ suất lợi nhuận chi phí
TS LNDT: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
TS: Tỷ suất
UBND: Uỷ Ban Nhân Dân
VAT: Value Added Tax – Thuế giá trị gia tăng
WTO: World Trade Organization – Tổ chức Thương Mại Thế giới
XK: Xuất khẩu
viii


XNCBTP: Xí nghiệp chế biến thực phẩm
XNCN: Xí nghiệp chăn nuôi
XNK: Xuất Nhập khẩu
XXTT: Xúc xích tiệt trùng


ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh 2009 – 2011. ............. 29
Bảng 4.2: Tình Hình Xuất Khẩu Của Công Ty Từ Năm 2009 – 2011 ......................... 31
Bảng 4.3: Tình Hình Xuất Khẩu Của Công ty Theo Cơ Cấu Thị Trường .................... 33
Bảng 4.4: Tình Hình Xuất Khẩu Của Công Ty Theo Cơ Cấu Mặt Hàng ..................... 39
Bảng 4.5: Tình Hình Xuất Khẩu Theo Phương Thức Incoterm .................................... 42
Bảng 4.6: Kim Ngạch Theo Phương Thức Xuất Khẩu 2009 – 2011 ............................ 45
Bảng 4.7: Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả Xuất Khẩu Của VISSAN ....................................... 48
Bảng 4.8: Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi.................................................................. 59
Bảng 4.9: Số Vốn Hoạt Động Của Công Ty Năm 2009 – 2011 ................................... 60
Bảng 4.10: Ma Trận SWOT về Hoạt Động Kinh Doanh XK Của VISSAN ................ 62

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức Các Phòng Ban .................................................................... 18
Hình 4.1: Biểu Đồ Kim Ngạch XNK Của VISSAN 2009 – 2011 ................................ 31
Hình 4.2: Thay Đổi Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Năm 2010 – 2011....................... 34

xi


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một Số Sản Phẩm Của Doanh Nghiệp


xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới, hoạt động xuất khẩu
đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựng đất
nước. Đó là phương tiện hữu hiệu cho phát triển kinh tế, tăng thu ngoại tệ, phục vụ cho
nhu cầu xuất khẩu, cải tiến công nghệ kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng sản
phẩm. Đặc biệt, đây là yếu tố không thể thiếu nhằm triển khai thực hiện chương trình
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Đây cũng là một trong những nội dung
quan trọng được đề cập trong các kỳ đại hội của Đảng đã khẳng định “đẩy mạnh xuất
khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại”.
Xuất khẩu là phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
nhằm tạo và thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Xuất khẩu không chỉ mang lại lợi ích cho
doanh nghiệp mà nó còn là phương tiện thúc đẩy kinh tế, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Hoạt động xuất khẩu thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa khoa học quản lý với nghệ
thuật kinh doanh, giữa nghệ thuật kinh doanh với các yếu tố khác như pháp luật, văn
hóa, xã hội, khoa học công nghệ. Quá trình thực hiện hoạt động xuất khẩu được diễn ra
trên nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành theo những
hình thức nhất định. Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động sản xuất kinh doanh phức
tạp, không những chịu ảnh hưởng của môi trường chủ quan trong doanh nghiệp mà
phần lớn sự tác động của các yếu tố của môi trường vĩ mô trong nước cũng như quốc
tế là những nhân tố giữ vai trò quan trọng và phần lớn quyết định sự tồn tại và phát
triển của hoạt động xuất khẩu.
Hiện nay, công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những ngành công
nghiệp chủ lực của Việt Nam. Công nghiệp chế biến thực phẩm đòi hỏi phải được ưu

tiên phát triển vì nó là ngành sản xuất trước tiên nhằm mục tiêu đảm bảo tiêu dùng, an
toàn lương thực, thực phẩm cho hơn 80 triệu dân trong nước, sau đó là thực hiện mục
1


tiêu xuất khẩu. Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là thị trường lớn đối
với sản phẩm nông nghiệp. Với dân số nông nghiệp chiếm trên 72%, lao động nông
nghiệp chiếm gần 62% thì sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm sẽ
hỗ trợ đầu ra cho nông nghiệp, đồng thời tạo việc làm cho hàng triệu nông dân.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kỹ
Nghệ Súc Sản VISSAN đã vượt qua bao khó khăn, thử thách để tồn tại và phát triển.
Đây là một thành công lớn của tập thể cán bộ công nhân viên gắn bó lâu dài với Công
ty. Bên cạnh đó, Công ty luôn thực hiện tốt sự chỉ đạo của UBND thành phố, các ban,
ngành. VISSAN được người tiêu dùng biết đến qua các sản phẩm tươi sống và chế
biến từ thit gia súc, gia cầm hơn 40 năm và trở thành một trong những đơn vị đứng đầu
cả nước về ngành này. Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế, đến nay đã có nhiều đơn
vị tham gia vào lĩnh vực này, điều đó đòi hỏi VISSAN phải nỗ lực hơn nữa để có thể
đứng vững trên thương trường. Một số sản phẩm chế biến của Công ty đã được xuất
khẩu sang các nước Nga, Đông Âu, Châu Á... Mặc dù số lượng còn ít, tuy nhiên, đây
là thị trường tiềm năng, Công ty sẽ tập trung đầu tư trong thời gian sắp tới nhất là Việt
Nam sẽ tham gia với các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực.
Sau một thời gian thực tập tại Phòng Xuất Nhập khẩu, tìm hiểu thực trạng xuất
khẩu của Công ty dựa trên phân tích số liệu những năm gần đây, cùng với sự hướng
dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của cô Phạm Thị Nhiên và các anh chị trong Phòng Xuất Nhập
khẩu đã tận tình giúp đỡ, giải đáp những thắc mắc, em đã mạnh dạn đi sâu vào tìm
hiểu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài “Phân tích
thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại
Công ty VISSAN”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH MTV VISSAN
giai đoạn 2009 – 2011; từ đó đề ra một vài giải pháp đẩy mạnh hoạt động XK của
Công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2009 –
2011.
2


Phân tích thực trạng hoạt động XK của VISSAN trong ba năm 2009 – 2011.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh XK của Công ty.
Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động XK tại VISSAN.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động kinh doanh XK tại Công ty như cách thức
hoạt động, các hình thức XK, hiệu quả kinh doanh XK...
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi hoạt động XK của
Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản VISSAN thời gian 2009 – 2011.
Không gian nghiên cứu: Phòng Xuất Nhập khẩu Công ty TNHH MTV Việt
Nam Kỹ Nghệ Súc Sản VISSAN.
Thời gian nghiên cứu: trong thời gian thực tập từ 02/2012 đến 05/2012.
1.4 Cấu trúc khóa luận
Bài nghiên cứu là sự kết hợp logic giữa các chương. Phần mở đầu ở chương 1
giới thiệu vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra các mục tiêu nghiên cứu. Chương 2 tổng
quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, dựa vào đó xem các
tác giả đã làm được gì và những vấn đề chưa ai quan tâm để tạo nên tính mới và hấp
dẫn của vấn đề mình nghiên cứu, từ đó giúp em hình thành lên các khái niệm liên quan
đến hoạt động xuất khẩu. Với mục tiêu nghiên cứu và dựa vào các tài liệu nghiên cứu
có liên quan em đã đưa ra những phương pháp nghiên cứu phù hợp trong chương 3.
Kết quả nghiên cứu ở chương 4 là sự kiểm tra lại những vấn đề đã làm có phù hợp với
mục tiêu nghiên cứu không. Kết luận là tóm tắt lại những kết quả đạt được từ đó đề ra

những giải pháp hữu hiệu cho vấn đề nghiên cứu được tốt hơn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Theo TS Đoàn Hồng Lê (2010) “ Xuất nhập khẩu là một hoạt động trong lĩnh
vực lưu thông nhưng lại là khâu then chốt tác động đến sản xuất, phân phối, trao đổi,
tiêu dùng, đồng thời nó cũng chịu sự tác động mạnh mẽ bởi thị trường trong nước và
quốc tế”. Cuốn sách cho ta thấy những hạn chế, yếu kém của hoạt động XNK, chưa
tương xứng với tiềm năng và lợi thế đất nước, qua đó ta cũng thấy được vai trò quan
trọng của quản lý nhà nước về XK.
Luận văn tốt nghiệp của Lê Thị Uyên Trang (2009) nghiên cứu “Quy trình và
các giải pháp xuất khẩu tại Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản
VISSAN” đã thể hiện những nội dung cơ bản trong quy trình thực hiện XK tại Công
ty, phân tích những thuận lợi khó khăn nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường hoạt
động xuất khẩu của Công ty. Tuy nhiên, bài viết còn sơ sài, chưa phân tích kỹ các chỉ
tiêu sử dụng đánh giá hiệu quả hoạt động XK của Công ty.
Vì vậy, trong đề tài nghiên cứu này em sẽ làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động XK của Công ty, phân tích hoạt động XK của Công ty dựa trên doanh thu, chi
phí... đưa ra các giải pháp để thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động XK của Công ty.
2.2 Tổng quan Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản
VISSAN
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tên giao dịch nước ngoài: VISSAN LIMITED COMPANY
Tên viết tắt: VISSAN
Tổng giám đốc: Văn Đức Mười

Số tài khoản: 102010000150518 tại Ngân Hàng Công Thương, Chi nhánh 7 Tp.
Hồ Chí Minh – Việt Nam.
Địa chỉ: 420 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp HCM.
Điện thoại: (84 8) 5533 999 - 5533888
4


Fax: (84 8) 5533 939
Email:
Trang Web:
Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN) là một
doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn, được xây dựng vào
ngày 20-11-1970 và đi vào hoạt động sản xuất từ ngày 18-05-1974. Đến năm 2006,
Công ty VISSAN được chuyển đổi thành Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam
Kỹ Nghệ Súc Sản.
Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản hoạt động trong
lĩnh vực công nghệ giết mổ gia súc, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, cung cấp thịt tươi
sống cho nhu cầu của nhân dân Thành phố trong thời kỳ nền kinh tế còn theo cơ chế
bao cấp. Sau đó, Công ty đã tham gia xuất khẩu thịt đông lạnh sang thị trường Liên Xô
và các nước Đông Âu chủ yếu là dưới hình thức Nghị định thư.
Vào những năm cuối của thập niên 80 do tình hình chính trị và kinh tế trên thế
giới có nhiều biến động ảnh hưởng lớn đến các hoạt động xuất khẩu đồng thời Đảng
và Nhà nước có chủ trương chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, xóa bao cấp. Trong
thời kỳ này để tồn tại và phát triển, phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế
Nhà nước, Công ty đã chủ động chuyển hướng sản xuất, mạnh dạn đầu tư trang thiết
bị, lấy thị trường nội địa làm đòn bẩy phát triển, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng kênh
phân phối, xây dựng chiến lược sản phẩm, giá cả phù hợp với thị hiếu và thu nhập của
người dân. Do đó, sau khi chuyển sang cơ chế thị trường đến nay Công ty đã không
ngừng phát triển về quy mô cũng như các lĩnh vực sản xuất. Trước đây chỉ đơn thuần
là giết mổ và phân phối thịt gia súc thì hiện nay mở rộng sang các ngành chế biến thực

phẩm, rau quả, chăn nuôi, đầu tư tài chính, xây dựng thành công thương hiệu
“VISSAN”, tạo được uy tín lớn trên thị trường thực phẩm tươi sống và chế biến, là
một trong những đơn vị chế biến thực phẩm hàng đầu trên cả nước.
2.2.2 Logo và khẩu hiệu

5


Logo VISSAN được thể hiện qua hình ảnh ba bông mai màu vàng trên dòng
chữ VISSAN màu trắng kết hợp với màu nền của logo là màu đỏ càng làm nổi bật cho
thương hiệu ba bông mai vàng VISSAN. Biểu tượng ba bông mai mà VISSAN đã
chọn có những ý nghĩa riêng của nó. Từ lịch sử hình thành ta thấy, trước đây Công ty
được xây dựng trên cù lao có nhiều hoa dại, do vậy ba bông mai được giữ lại làm biểu
tượng logo của Công ty. Đồng thời hình ảnh mai vàng cũng là một nét đặc trưng riêng
cho dân tộc, đất nước Việt Nam trong những ngày tết truyền thống. Ngoài ra, ba bông
mai còn được xây dựng ở thế đứng như “kiềng ba chân” thể hiện tinh thần đoàn kết
bền vững của cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Từ những lý tưởng đó, Công ty luôn
mong muốn sự hiện diện của VISSAN sẽ mang đến niềm vui cho mọi nhà.
Câu khẩu hiệu chính của Công ty đó là: “VISSAN – Cả nhà đều thích”. Khẩu
hiệu đã thể hiện phần nào mong muốn của Công ty và khẳng định chất lượng sản phẩm
mà thương hiệu VISSAN mang lại cho người tiêu dùng. Câu khẩu hiệu ngắn gọn, dễ
nhớ, dễ dàng khắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng. Thông qua câu slogan, Công ty đã
tuyên bố một cách ngắn gọn về phân đoạn thị trường và đối tượng khách hàng mục
tiêu mà công ty đang hướng tới. Ngoài ra “Cả nhà đều thích” giúp khẳng định uy tín
và vị trí dẫn đầu trên thương trường.
2.2.3 Sứ mệnh, nhiệm vụ, giá trị cốt lõi, phương châm hoạt động
Sứ mệnh
- Mang đến nguồn dinh dưỡng, sức khỏe cho thế hệ hiện tại và tương lai, sự an
tâm, tiện ích cho mọi gia đình.
- Mang đến các giá trị tăng thêm thông qua các sản phẩm của Công ty cung cấp

cho người tiêu dùng.
Nhiệm vụ
- Cung cấp thực phẩm tươi sống, rau củ quả, thực phẩm chế biến với chất lượng
tốt cho nhu cầu người dân.
- Đa dạng hóa các dòng sản phẩm phục vụ bữa ăn hằng ngày của mọi gia đình.
- Tổ chức kênh phân phối thuận lợi, vệ sinh bảo đảm phân phối thực phẩm đến
tận tay người tiêu dùng với giá ổn định.
- Luôn cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm.
- Phát triển sản phẩm xuất khẩu.
6


Giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi của các sản phẩm là chất lượng dinh dưỡng, ATVSTP, khẩu vị
phù hợp, đáp ứng cao nhất cho sức khỏe con người. “VISSAN chất lượng, an toàn cho
hôm nay và mai sau”. Với phương châm hoạt động này, tất cả các nguyên liệu chế
biến đầu vào, thành phẩm trước khi đưa ra thị trường, các quy định về đóng gói... đều
được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, quy trình kiểm soát chất lượng khép kín
trong các khâu từ trang trại đến bàn ăn của người tiêu dùng. Trong đó, tất cả thành
phẩm chỉ được nhập kho và đưa ra thị trường theo quyết định của Phòng KCS sau khi
đã có kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm. Các nguồn phụ liệu, phụ gia sử dụng cho
chế biến thực phẩm đều có nguồn gốc rõ ràng, chịu sự kiểm tra, giám sát và cho phép
của Bộ Y tế. Một số phụ gia chính yếu được nhập khẩu từ các quốc gia có công nghệ
chế biến thực phẩm tiên tiến.
Phương châm hoạt động
Phương châm hoạt động của Công ty là chất lượng, uy tín và lợi ích chung của
mọi người. Công ty luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của Quý Khách hàng, để
xây dựng sản phẩm ngày càng tốt hơn và tạo được uy tín rộng lớn hơn.
2.2.4 Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban
Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức Các Phòng Ban


Nguồn: Phòng Nhân sự
7


Nhiệm vụ, chức năng các phòng ban:
Hội đồng thành viên
Gồm Chủ Tịch, Phó Chủ Tịch, các thành viên tham gia vào hoạt động quản lý
của Công ty.
Ban Tổng Giám đốc
Gồm có Tổng Giám đốc và ba Phó Giám đốc (PGĐ) Công ty với nhiệm vụ:
Tổng Giám đốc phụ trách chung điều hành Công ty.
PGĐ phụ trách điều hành hoạt động kinh doanh Công ty.
PGĐ phụ trách chung điều hành lĩnh vực sản xuất.
PGĐ phụ trách lĩnh vực kỹ thuật máy móc.
Phòng kế toán tài vụ
Tổ chức thanh toán, quyết toán đầy đủ, đúng kế hoạch, đúng định kỳ theo quy
chế của Bộ Tài Chính và Nhà Nước ban hành.
Trích nộp các quỹ đúng quy chế, đúng mục đích, đúng quy định của Nhà nước.
Tính toán các chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, lãi lỗ, các khoản phải nộp
NSNN.
Phòng kế hoạch đầu tư
Xây dựng phương hướng kế hoạch, phát triển sản xuất kinh doanh dài hạn của
Công ty.
Theo dõi kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện của các đơn vị, kiến nghị những
giải pháp kịp thời giải quyết những mặt không cân đối, đề xuất các chỉ tiêu sao cho
phù hợp với tình hình cụ thể.
Phân tích các kết quả kinh tế trong từng kế hoạch để tham mưu cho Ban Giám
đốc trong việc điều hành sản xuất kinh doanh.
Phòng kinh doanh

Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh định kỳ lên ban lãnh đạo Công ty một
cách kịp thời, chính xác trung thực.
Tham mưu cho PGĐ kinh doanh về những vấn đề chiến lược kinh doanh của
Công ty.
Tổ chức việc kiểm tra kế hoạch được giao, luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch.
Phòng Xuất Nhập khẩu
8


Gồm một trưởng phòng, một phó phòng và năm nhân viên thực hiện các nhiệm
vụ như:
Chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động kinh doanh XNK.
Báo cáo các hoạt động kinh doanh XNK lên Ban Giám Đốc Công ty một cách
chính xác, trung thực.
Chủ động tìm kiếm thị trường mới để đẩy nhanh tốc độ bán hàng, mở rộng thị
trường.
Tham mưu cho Ban TGĐ đàm phán với các đối tác trong việc kinh doanh
XNK. Đảm bảo việc XNK hàng hóa kịp thời, đúng thời hạn quy định trong hợp đồng.
Phòng KSC
Hỗ trợ cho phòng sản xuất về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong
quá trình sản xuất.
Kiểm tra việc chấp hành các chỉ tiêu VSATTP của công nhân ở mỗi khâu khác
nhau.
Văn phòng Công ty
Tham mưu trong lĩnh vực chăm sóc đời sống vật chất tinh thần cho CB.CNV,
thực hiện chế độ BHYT, BHXH và các khoản trợ cấp cho CB.CNV.
Phụ trách các vấn đề văn thư.
Phòng tổ chức nhân sự
Tham mưu cho BGĐ trong việc tổ chức, sắp xếp hoạt động trong các phòng
ban, phân xưởng sản xuất.

Phòng vật tư kỹ thuật
Lập kế hoạch sửa chữa, bao bì, thay thế các máy móc, trang thiết bị, thực hiện
kiểm tra định kỳ các trang thiết bị, lập kế hoạch phân bổ, bổ sung các thiết bị.
Nghiên cứu sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh được đánh giá cao trên thị
trường, nắm bắt sự chuyển hướng của thị trường, tâm lý khách hàng để phát triển các
sản phẩm mới thỏa mãn các yêu cầu đó.
Xây dựng và hướng dẫn các quy trình sản xuất sản phẩm mới, cung cấp thông
tin dinh dưỡng cho sản phẩm mới.
Xí nghiệp chế biến sản phẩm
9


Thực hiện nhiêm vụ thu mua hương liệu, nguyên liệu trong và ngoài nước để
chế biến sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
Xí nghiệp rau quả
Thực hiện nhiệm vụ thu mua rau quả ở trong nước để cung cấp ra thị trường
trong nước và xuất khẩu.
Xí nghiệp chăn nuôi Gò Sao
Có nhiệm vụ thu mua và chăn nuôi gia súc, gia cầm để đáp ứng cho việc chế
biến hàng tươi sống, đông lạnh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
2.2.5 Ngành nghề kinh doanh
Hoạt động của Công ty chuyên về sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản
phẩm thịt heo trâu bò, thịt gia cầm tươi sống và đông lạnh, hải sản, sản phẩm thịt
nguội cao cấp theo công nghệ của Pháp, sản phẩm Xúc xích thanh trùng theo công
nghệ của Nhật Bản, sản phẩm chế biến theo truyền thống Việt Nam, sản phẩm đóng
hộp, trứng gà, vịt; Kinh doanh các mặt hàng công nghệ phẩm và tiêu dùng khác; Sản
xuất kinh doanh heo giống, heo thịt, bò giống, bò thịt; Sản xuất, kinh doanh thức ăn
gia súc; Dịch vụ kỹ thuật về chăn nuôi heo, bò; Kinh doanh ăn uống; Kinh doanh nước
trái cây, lương thực chế biến; Sản xuất kinh doanh rau củ quả các loại, rau quả chế
biến, các loại gia vị và hàng nông sản.

Sản phẩm của VISSAN hiện nay đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, với
doanh thu và thị phần chiếm lĩnh. VISSAN được xem như một doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh ngành súc sản và rau củ quả đứng đầu cả nước.
Ngoài nguồn nguyên liệu của các xí nghiệp trực thuộc Công ty, VISSAN còn
có thêm nguồn cung ứng nguyên liệu dồi dào từ các tỉnh miền Tây, miền Trung và các
vùng lân cận.
Với chiến lược mở rộng và phát triển không ngừng, Công ty VISSAN sẵn sàng
hợp tác liên doanh, liên kết với các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước để Sản xuất –
Kinh doanh – Xuất khẩu thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả, các mặt hàng thực phẩm chế
biến từ thịt và rau củ quả.
2.2.6 Mạng lưới kinh doanh
11 Đơn vị Cửa Hàng, Trạm kinh doanh trực thuộc tại địa bàn các Quận trong
Thành phố Hồ Chí Minh và các chợ đầu mối quản lý trên 600 điểm bán.
10


55 Cửa Hàng Giới Thiệu Sản phẩm và trên 700 đại lý hàng chế biến tại Thành
phố Hồ Chí Minh và các Tỉnh, Thành trên cả nước.
Hệ thống Siêu thị: Đáp ứng cuộc sống văn minh của người dân ngày càng cao,
VISSAN cũng đã mở một Siêu thị Bình Hoà và đưa các sản phẩm vào tất cả các hệ
thống siêu thị bán sỉ và lẻ trên toàn quốc.
Cung cấp thịt tươi sống và rau củ quả cho trên 650 trường học và cơ quan,
khách sạn.
Xí nghiệp Chế Biến và Kinh Doanh Thực Phẩm sản xuất và kinh doanh hàng
thực phẩm chế biến truyền thống.
Xí nghiệp Chế Biến Kinh Doanh Rau Củ Quả.
Chi nhánh VISSAN tại Hà Nội sản xuất và kinh doanh tại thị trường phía Bắc.
Chi nhánh VISSAN tại Đà Nẵng kinh doanh tại thị trường Miền Trung và Cao
Nguyên.
Văn phòng đại diện VISSAN tại Cộng Hòa Liên Bang Nga.

2.2.7 Tầm nhìn từ nay đến năm 2020
a. Kế hoạch năm 2012
- Tăng cường các công tác quản trị trên mọi lĩnh vực, tái cấu trúc trong lãnh
vực sản xuất, kinh doanh nhằm phù hợp với tình hình phát triển hiện tại, theo hướng
nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm, đa dạng hoá sản
phẩm đưa ra thị trường đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng.
- Tăng cường công tác liên doanh, liên kết trong các chương trình tạo nguồn
nguyên liệu, sản xuất, phát triển kênh phân phối nhằm phối hợp tốt và tận dụng sức
mạnh của các bên.
- Tiếp tục triển khai chương trình “truy xuất nguồn gốc thực phẩm”, phấn đấu
trong năm đưa ra dòng sản phẩm an toàn có thể truy xuất từ trang trại tới bàn ăn.
- Tham gia tốt chương trình bình ổn giá do Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố triển
khai. Quan tâm chăm lo tết cho nhu cầu người tiêu dùng, nhất là người nghèo, đối
tượng chính sách… góp phần thực hiện an sinh xã hội.
- Hoàn thành các thủ tục pháp lý khởi công xây dựng Cụm Công nghiệp Chế
Biến Thực Phẩm VISSAN tại huyện Bến Lức – tỉnh Long An và dự án di dời và đổi
11


mới công nghệ Xí nghiệp Chăn Nuôi Gò Sao.
- Khởi công xây dựng dự án mở rộng sản xuất tại Chi Nhánh Hà Nội, Văn
phòng làm việc và siêu thị tại Chi nhánh Đà Nẵng.
- Đẩy mạnh ứng dụng tin học trong các hoạt động của Công ty, đảm bảo thông
tin được cung cấp nhanh chóng, kịp thời phục vụ cho công tác quản lý.
b. Tầm nhìn đến năm 2020
- VISSAN trở thành nhà sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm lớn nhất cả
nước với chuỗi sản phẩm đa dạng, phong phú, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn
ATVSTP. Không chỉ cung cấp cho thị trường nội địa mà còn xuất khẩu sang các nước
trong khu vực. Hoàn chỉnh hệ thống từ vùng chăn nuôi đến cơ sở giết mổ, chế biến,

phân phối; giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực thực phẩm.
- Khai thác nguồn lực vốn, công nghệ, kinh nghiệm từ mọi thành phần kinh tế
trong và ngoài nước dưới hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết nhằm phát triển đồng
bộ, xây dựng chuỗi thực phẩm khép kín, từ vùng nguyên liệu đến chế biến, cung cấp
thực phẩm an toàn chất lượng cao, có thể giám sát và truy nguyên nguồn gốc. Thực
hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường thực phẩm, nâng cao năng lực sản xuất, chế biến sản
phẩm xuất khẩu và phát triển kênh phân phối. Liên kết đào tạo nguồn nhân lực, đáp
ứng nhu cầu phát triển của VISSAN giai đoạn 2010-2020.

12


×