Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

tiểu luận hướng dẫn kinh doanh tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.05 KB, 43 trang )

TIU LUN:
Hng dn Kinh doanh >> Ti chớnh
1. Cỏc khon vay ti chớnh


Ti sao cn mt khon vay ti chớnh



Cỏc loi khon vay



Th tc vi ngõn hng

2. Qun lý thụng tin ti chớnh


Hng dn nhng ni dung ca qun lý thụng tin ti chớnh

3. Phõn tớch ti chớnh


Kim toỏn ti chớnh



K toỏn tng hp v th thc k toỏn




K toỏn ti chớnh v xut vay vn

4. Hng dn tỡm ngun ti tr


Gii thiu chung



Vn ti tr u t



Cỏc ngun ti tr hin cú Vit nam


Ngun ti tr ca h thng ngõn hng



Cỏc d ỏn phỏt trin kinh t



Cỏc cụng ty thuờ ti chớnh



S dng cun sỏch hng dn nh th no




Danh sỏch cỏc ngõn hng, cỏc d ỏn phỏt trin h tr doanh nghip va
v nh, v cỏc cụng ty cho thuờ ti chớnh.

5. Cm nang chi phớ


Li m u



Khỏi nim tớnh chi phớ



Tớnh chi phớ cho nh sn xut kinh doanh (cú kốm vớ d)



Tớnh chi phớ cho doanh nghip thng mi (cú kốm vớ d)



Xỏc nh giỏ

1. Các khoản vay tài chính
* Tại sao nên cần 1 khoản vay để đầu t cho công việc kinh doanh?
Bn cú th cõn nhc ti mt khon vay khi bn tin v tớnh toỏn thy rng li nhun
1



thu được từ các hoạt động kinh doanh khác được đầu tư từ khoản vay đó sẽ cao hơn
các chi phí vay vốn.
Bạn không nên vay để trang trải các khoản lỗ của công việc kinh doanh hiện tại. Vì
điều đó có thể làm cho bạn lâm vào tình trạng khó khăn hơn về tài chính.
Thay cho điều đó, bạn có thể cắt giảm chi phí, hợp lý hoá hoạt động kinh doanh"
làm tốt hơn và rẻ hơn". Bạn chỉ nên tập chung vào các hoạt động kinh doanh mà
chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận. Nếu ngay cả biện pháp này cũng không hiệu quả,
thì bạn nên suy nghĩ tới việc thay đổi hoạt động kinh doanh của mình.
Một vấn đề mà các chủ kinh doanh sở hữu doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay hộ gia đình
kinh doanh hoặc kinh doanh không chính thức, gặp phải ở Việt Nam là những việc
đột xuất xảy ra trong gia đình và họ phải chi những khoản tiền cho các những việc
này. Đó thường là những chi phí về y tế. Những việc đột xuất này có thể làm tài
chính của gia đình hao hụt và hậu quả tiếp theo là làm hỏng hoạt động kinh doanh
của bạn. Điều này không phải do chúng ta tự gợi ra mà do đúc kết từ thực tế. Lúc đó
một khoản vay trở nên cần thiết để giúp cho công việc kinh doanh của bạn được
suôn sẻ sau khi bạn đã bị trút sạch tiền vào một việc đột xuất nào đó. Tuy nhiên
khoản vay này chỉ có thể giúp được bạn nếu công việc kinh doanh của bạn hiện đang
mang lại lợi nhuận và với cơ sở là bạn đã tính toán thấy việc hoàn trả tiền vay sẽ
không giết chết hoạt động kinh doanh của bạn.
*Các loại khoản vay tài chính
a) Vốn chủ sở hữu
Vốn của chủ là giá trị các hàng hoá và tiền mặt mà bạn phải bỏ vào công việc kinh
doanh của bạn. Đó là khoản tiền vốn của riêng bạn. Nhiều chủ doanh nghiệp chi
muốn kinh doanh trên số tiền của riêng họ mà thôi, bởi vì điều đó làm cho họ độc lập
khỏi sự ràng buộc của một bên thứ ba nào đó. Vốn của chủ cũng được tăng lên bằng
cách lấy lợi nhuận để đầu tư trở lại vào hoạt động kinh doanh.
Dù cho có như vậy nhưng vốn của chủ không đủ để phát triển hoạt động kinh doanh
của bạn. Bạn nên nghĩ tới các khoản tài chính vay bên ngoài khi lợi nhuận, mà bạn

hy vọng thu được từ các từ các hoạt động kinh doanh được đầu tư từ các nguồn tài
chính bên ngoài, cao hơn chi phi để có được các khoản tài chính đó.
Vốn của chủ là một trong những yếu tố cơ bản mà bên thứ ba cân nhắc khi họ muốn
đồng tài trợ cho bạn và cho hoạt động kinh doanh của bạn vì nó chỉ ra mức độ rủi ro
của bạn.
b) Các khoản vay từ Gia đình
Vay từ các thành viên trong gia đình là điều bình thường xảy ra trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là khi khó xin vay được từ ngân hàng, điển hình là ở Việt
Nam. Các điều khoản cho vay có thể rất rộng tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa bạn và
ngân hàng. Nhưng một khoản vay trong gia đình thì có thể ít phiền phức hơn. Các
2


khoản vay trong gia đình nói chung rất có lợi, tuy nhiên cũng có thể gây ra các khó
khăn và như vậy sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ trong gia đình.
Nếu bạn muốn vay tiền từ một thành viên của gia đình cho công việc kinh doanh mà
bạn cho rằng đó công việc của riêng bạn (chứ không phải là của gia đình) thì bạn
nên phải chắc chắn xem người cho bạn vay cũng biết nhìn nhận vấn đề giống như
bạn-ngay từ lúc ban đầu khi chưa cho vay. Hãy tránh những hiểu nhầm như là
"chung vốn" - mà được giải thích rõ thêm dưới đây.
c) Các khoản vay từ Bè bạn
Các khoản vay từ bè bạn là điều bình thường trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. ở
đây, các điều khoản và nghi thức của khoản vay có thể thay đổi. Một khoản vay từ
một người bạn tốt có thể hỗ trợ nhiều cho hoạt động kinh doanh đang phát triển của
bạn.
Khi chuẩn bị đi vay tiền từ bạn bè, chúng ta cần cân nhắc mốt số điều sau: Có khả
năng khoản vay từ một người bạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tình bạn giữa hai người
vì sự cân bằng giữa hai người trở nên không cân bằng nữa và khoản vay trở thành
vật đứng giữa tình cảm bè bạn. Mọi người có thể là bạn của nhau trong suốt cuộc
đời. Nhưng cũng có khi tình cảm đó bị đứt quãng. Lý do của việc đứt quãng này có

thể là do khoản vay của bạn. Một khoản vay từ một người bạn có thể được xem như
là một ân huệ. Vậy nên đổi lại cái gì ?
Mặc dầu vậy, các khoản tiền vay được từ gia đình và bè bạn là những lựa chọn rất tốt
khi các khoản vay của ngân hàng khan hiếm. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việt Nam thì những khoản vay từ ngân hàng là thực sự khan hiếm.
d) Các khoản vay từ Ngân hàng
Ngân hàng là một ngành kinh doanh. Cho vay là hoạt động kinh doanh của ngân
hàng trên cơ sở giảm đến mức thấp nhất rủi ro của ngân hàng. Điều này hoàn toàn dễ
hiểu vì bạn cũng vậy, bạn cũng không muốn mất khoản tiền tiết kiệm của mình tại
ngân hàng cho những khoản vay rủi ro mà ngân hàng quyết định.
Khi bạn muốn làm đơn xin vay tại một ngân hàng, các nhân viên ngân hàng sẽ đánh
giá trình độ của bạn trên phương diện là một doanh nhân, đánh giá số liệu của doanh
nghiệp bạn trong việc hoàn trả nợ (nếu bạn có), tài sản thế chấp, tình hình kinh
doanh hiện tại của bạn và kế hoạch kinh doanh mà tiền vay được sử dụng. Do vậy ưu
tiên của ngân hàng là tìm biểu xem bản thân bạn có thể là một rủi ro tín dụng chấp
nhận được hay không và công việc kinh doanh của bạn có khả năng thực hiện được
không: "liệu chúng ta có thể tin tưởng giao tiền cho anh ta hoặc chị ta được không ?"
và " liệu hoạt động kinh doanh này có mang lại lợi nhuận cho ngân hàng được không
?" . Tất cả những việc trên là nhằm đảm bảo khoản vay sẽ được hoàn trả. Theo quan
điểm của ngân hàng, những câu hỏi trên là cần thiết để đánh giá đúng bạn. Một mối
quan hệ kinh doanh lâu dài với ngân hàng, ví dụ như dưới hình thức đặt một tài
3


khoản tại ngân hàng, sẽ giúp ích cho ngân hàng biết bạn tốt hơn. Bạn cần phải chỉ ra
trình độ khả năng của mình bằng một Bản Kế hoạch Kinh doanh được chuẩn bị kỹ
lưỡng và thiết thực.
Với một doanh nghiệp nhỏ đang phát triển, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất hoặc
cần vốn lớn, thì đều cần các khoản tài chính trung đến dài hạn để có đất, nhà xưởng,
máy móc và trang thiết bị. ở nhiều nước, đều có các khoản vay ngân hàng dành cho

các chủ doanh nghiệp có khả năng và đáng tin cậy với kế hoạch kinh doanh hợp lý
và đủ tài sản thế chấp. ở Việt Nam các doanh nghiệp vừa và nhỏ ít có cơ hội như
trên. Các ngân hàng có thể đồng ý với các khoản vay ngắn hạn với kỳ hạn dài nhất là
6 tháng và doanh nghiệp thường chỉ được xem xét tới nhu cầu vay dài hạn của mình
khi họ thành công trong việc xin được các khoản vay ngắn hạn. Đây là một chặng
đường dài và vì vậy ít được chọn. Tuy nhiên thực tế cho thấy các khoản vay trung
hạn đến dài hạn đều không sẵn có.
e) Chung vốn
Chung vốn có nghĩa là chính thức kinh doanh chung với những người khác. Bạn và
một hoặc nhiều đối tác khác cùng chia xẻ đóng góp vốn kinh doanh, chia xẻ lỗ lãi
theo mức đóng góp của mỗi đối tác trong công việc kinh doanh. Đây cũng là một
cách thức tập trung vốn để khởi sự hoặc mở rộng kinh doanh, nhưng điều này cũng
có nghĩa là không phải một mình bạn điều hành việc kinh doanh. Các đối tác chắc
chắn sẽ quan tâm tới công việc kinh doanh và họ cần có khả năng đi đến thống nhất
về các quyết định kinh doanh. Họ cũng phải hợp tác làm việc tốt cùng nhau. Trong
trường hợp có những bất đồng, những đối tác có mức đóng góp lớn hơn sẽ là người
đưa ra quyết định.
Cần phải đưa ra các điều khoản về trường hợp một đối tác muốn rút khỏi doanh
nghiệp. Điều khoản thông thường được áp dụng cho đối tác muốn rút khỏi doanh
nghiệp là đối tác đó phải bán cổ phần của mình cho các đối tác khác trước khi có thể
bán nó cho ai khác.
f) Các khoản ứng trước cho các Nhà cung cấp
Một khoản ứng trước cho người cung cấp hàng thực tế là một khoản tiền phải trả cho
máy móc, thiết bị hoặc nguyên liệu mà người cung cấp hàng đã chủ định cho hoãn
lại. Người cung cấp hàng có thể làm điều này như một phương pháp marketing để
bán hàng của mình. Việc này đòi hỏi một mức độ tin cậy lẫn nhau giữa người bán và
người mua. Mối tin cậy này sẽ được hình thành qua mối quan hệ kinh doanh lâu dài
với nhau.
Đối với các loại hàng hoá đòi hỏi vốn lớn, ví dụ như mua máy móc sản xuất đắt tiền,
thì người cung cấp hàng có thể thu xếp với ngân hàng cho bên mua vay tiền để mua

hàng. Có nghĩa là người cung cấp hàng không trì hoãn việc thanh toán tiền mà đóng
vai trò như người trung gian thu xếp một khoản vay ngân hàng cho bên mua hàng.
4


g) Khoản trả trước của người mua hàng hay tiền bảo chứng của người mua
hàng
Tiền trả trước của người mua hàng là một khoản tiền đặt cọc khi họ đặt mua hàng
của bạn. Số tiền này sẽ giúp bạn chi cho việc sản xuất sản phẩm đã được đặt mua.
Việc này tất nhiên cũng đòi hỏi sự tin tưởng lẫn nhau giữa người mua và người cung
cấp và tất nhiên sự tin cậy này được hình thành qua mối quan hệ kinh doanh lâu dài.
h) Thuế
Thuê là một khái niệm mới ở Việt Nam và có thể trang thiết bị mà bạn cần thì không
sẵn có để thuê. Phương pháp thuê này là một cách thức sử dụng các phương tiện,
máy móc và thiết bị mà không cần trả toàn bộ chi phí ngay lập tức. Đây là một hình
thức thuê phức tạp hơn nhưng trong thời hạn lâu hơn. Quyền sở hữu của những hàng
hoá cho thuê vẫn thuộc về công ty cho thuê.
Có hai hình thức cho thuê. Với hoạt động cho thuê này công ty cho thuê có trách
nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa và bảo hiểm. Cá nhân hoặc doanh nghiệp thuê sử dụng
trang thiết bị phải trả các chi phí này. Trong khi thuê, bạn nên phải biết rõ các chi phí
hàng tháng phải trả cho trang thiết bị thuê. Nói chung, một hợp đồng cho thuê thì
thường không ghi là bên sử dụng được phép mua lại trang thiết bị sau khi thuê.
Vì các công ty cho thuê cũng cần lợi nhuận , việc thuê trang thiết bị này thường đắt
hơn việc vay tiền ngân hàng để mua trang thiết bị, đặc biệt khi doanh nghiệp muốn
sử dụng trang thiết bị đến tận hết vòng đời kinh tế của sản phẩm.
Thuê-Mua
Hình thức Thuê-Mua cũng tương tự như hình thức Thuê, nhưng có khác là vật được
thuê sẽ trở thành tài sản của người đi thuê sau một số đợt thanh toán theo qui định.
Với hình Thuê-Mua, bạn phải trả một tỷ lệ lãi xuất nhất định hàng tháng, đắt hơn
nhiều so với tỷ lệ lãi xuất tương tự mà bạn chỉ việc trả hàng năm nếu tính theo ngân

hàng.
i) Bao thanh toán (mua nợ)
Bao thanh toán hay Mua nợ chưa được nhiều người biết đến ở Việt Nam và có thể
hình thức này không có trong ngành kinh doanh của bạn.
Khi một doanh nghiệp đồng ý cho khách hàng của họ trả tiền sau hai tháng, nếu
khách hàng của bạn tỏ ra thờ ơ trong việc thanh toán thì bạn có thể dùng hình thức
"bao thanh toán" để nhận được ít nhất một phần lượng tiền nợ. Bằng hình thức bao
thanh toán, doanh nghiệp của bạn có thể bán hoá đơn hoặc giấy nợ cho một "Nhà
Mua nợ". Khi doanh nghiệp của bạn bán hoá đơn, thì công ty Mua nợ sẽ lập tức trả
cho bạn một lượng tiền mặt nhưng không phải là toàn bộ số tiền nợ. Công ty Mua nợ
có thể sẽ giảm giá trị các hoá đơn nợ của doanh nghiệp bạn xuống 20% hoặc hơn
nữa tuỳ theo mức độ rủi ro của chúng. Sau khi đã bán hoá đơn nợ, bạn không có
quyền đòi nó nữa. Lúc này "Nhà Mua nợ" sẽ có trách nhiệm thu hồi nợ.
5


Hình thức mua nợ (bao thanh toán) rất đắt và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cân
nhắc kỹ lưỡng đến khoản chi phí phải mất cho việc này. Các doanh nghiệp cũng nên
suy nghĩ đến việc liệu các khách hàng có thực sự muốn "đối đầu" với các "thoả
thuận" trong việc thanh toán các hoá đơn cho doanh nghiệp bạn hay không
k) Bạn cần làm gì để nộp đơn xin vay ngân hàng ?
Bạn cần được chuẩn bị kỹ càng. Phải có hiểu biết cơ bản về chương trình vay mà
bạn nộp đơn. Bạn cần phải trình bày kế hoạch kinh doanh mình, ghi chi tiết về hoạt
động kinh doanh hay dự án mở rộng kinh doanh. Bạn cần phải nắm chắc các yếu tố
đầu vào và kết quả của kế hoạch kinh doanh của mình. Bạn cũng phải chứng tỏ mình
là nhà doanh nghiệp năng động và sáng tạo, người mà ngân hàng có thể tin tưởng.
Đôi khi cũng có lợi nếu bạn có thể nêu tên một số những người biết về khả năng làm
chủ doanh nghiệp của bạn. Những người như vậy có thể là Hội đồng Kinh doanh địa
phương, đặc biệt là các nhân viên đã trực tiếp hỗ trợ bạn trong việc lập kế hoạch
kinh doanh trong Hội Đồng này. Họ thường là những người dễ liên lạc.

l) Các chương trình tín dụng dành cho Các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ
Đây là thông tin hướng dẫn tiếp cận với các chương trình cho vay ở Việt Nam. Các
bạn sẽ được cung cấp thông tin cần thiết để làm thế nào để xin được một khoản vay
và giúp bạn chắc chắn rằng đơn xin vay của bạn đã gửi vào đúng tổ chức tài chính
phù hợp.
Các bạn hãy xem chương trình "Hướng dẫn tìm nguồn tài trợ có kỳ hạn ở Việt Nam"
2. Qu¶n lý th«ng tin tµi chÝnh
Các khái niệm kế toán
Thông tin kế toán được chuẩn bị tốt sẽ trở thành một công cụ quản lý cần thiết cho:
 Kiểm soát chi phí và giá cả
 So sánh kết quả hoạt động của các bộ phận khác nhau
 Tính toán hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty; và
 ra các quyết định khách quan và hữu hiệu .
Báo cáo thu nhập
Báo cáo thu nhập ghi lại doanh thu và các chi phí cần thiết để tạo ra doanh thu đó.
Báo cáo thu nhập dựa vào nguyên lý thu nhập và chi phí cân xứng với nhau. Phương
pháp này được gọi kế toán luỹ kế.
Báo cáo Vốn tự có của chủ sở hữu
Báo cáo vốn chủ sở hữu thể hiện những thay đổi xảy ra trong một kỳ kế toán. Trong
đó thể hiện bất kỳ khoản đầu tư mới nào của chủ sở hữu cũng như thu nhập ròng
hoặc lỗ ròng mà công ty đã ghi trong kỳ đó.
Bảng cân đối tài sản
Bảng cân đối tài sản phản ánh tài sản của công ty và phương thức đầu tư cho tài sản
đó bằng các khoản vay hoặc bằng đầu tư của chủ sở hữu. Một bảng tổng kết tài sản
6


gồm 5 phần theo mức độ chuyển đổi thành tiền.
Các tài sản lưu động như tiền mặt, các khoản phải thu và tồn kho;
Tài sản cố định, nhà xưởng và thiết bị, những tài sản sẽ được dùng trong khoảng

thời gian dài
Nợ ngắn hạn như các khoản phải trả, các khoản vay ngắn hạn
Các khoản nợ dài hạn như vay ngân hàng dài hạn, các khoản nợ cổ đông
Vốn chủ sở hữu
Tổng nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu bằng tổng tài sản lưu động và tài
sản cố định. Nói một cách khác về tính cân đối của bảng cân đối tài sản là Vốn chủ
sở hữu và các khoản nợ là để đầu tư cho các tài sản của doanh nghiệp.
Báo cáo luồng tiền mặt
Báo cáo luồng tiền mặt giải thích mối quan hệ giữa thu nhập ròng và lượng tiền mặt
ròng được tạo ra hoặc được sử dụng. Đối với những người cho vay, việc hiểu được
luồng tiền tương lai cũng rất quan trọng. Bản dự báo luồng tiền là để đáp ứng yêu
cầu này và là một phần quan trọng của đơn xin vay tiền. Tốt nhất là nên chuẩn bị bản
dự báo luồng tiền cho từng tháng trong năm đầu tiên và cho từng năm trong ba năm
tiếp theo hoặc lâu hơn.
Phân tích tỷ số: Sử dụng thông tin tài chính để quản lý
Bạn có thể đưa ra các quyết định có căn cứ khi sử dụng thông tin tài chính. Bước thứ
nhất là chuẩn bị kỹ lưỡng các thông tin. Bước thứ hai, phân tích tỷ số để nêu bật
những khía cạnh chủ yếu trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Bước thứ ba là
kiểm tra doanh nghiệp để giải trình các tỷ số đó.
Tỷ số so sánh các số liệu trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Bạn có thể
so sánh số liệu giữa các năm với nhau để tìm ra xu hướng phát triển của công ty.
Ví dụ 1: bằng cách theo dõi tỷ số thu nhấp ròng trên tài sản cua công ty, bạn có thể
đánh giá được tình hình sử dụngt ài sản của công ty.
Ví dụ 2: bằng cách theo dõi tỷ số hàng tồn kho với chi phí hàng bán, bạn có thể biết
được công ty có quá nhiều hàng tồn kho hay không và nếu đúng như vây thì bạn có
thể thực hiện một số biện pháp để cải thiện tình hình và để tăng lợi nhuận gộp.
So sánh với tỷ số của các công ty khác trong cùng ngành cũng là một ý tưởng hay.
phân tích tỷ số
1997 1998 1999 2000 2001
Lợi nhuận gộp, % =(Tổng doanh thu - Chi phí hàng bán) / Tổng Doanh Thu X 100

Lợi nhuận hoạt động, % =(Thu nhập ròng + chi trả lãi suất) / Tổng doanh thu X 100
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, % =Thu nhập ròng / Vón chủ sở hữu X 100
Thu nhập trên tài sản, % =Thu nhập ròng / Tổng tài sản X 100
Tỷ số hiện hành =Tái sản lưu động / Tổng các khoản phải trả
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =Tổng nợ / Tổng vốn chủ sở hữu
7


Kỳ thu nợ =Các khoản phải thu / Doanh thu hàng năm X 365 (đo khả năng thu hồi
các khoản tiền khách đang nợ)
Vòng quay dự trữ, tồn kho =Giá trị hàng tồn kho trung bình đầu kỳ và cuối lỳ / Giá
hàng bán
Luồng tiền =Thu nhập ròng sau thuế + Khấu hap + bất kỳ chi phí phi tiền mặt nào
Tỷ lệ thu nhập trên đầu tư - Một công cụ để ra quyết định tài chính
Tỷ lệ thu nhập trên đầu tư (ROI) được tính bằng cách chia thu nhập ròng (lợi nhuận)
cho tổng giá trị tài sản của công ty nhân với 100 để thể hiện dưới dạng phần trăm
(%). ROI là chỉ tiêu thông thường về mức độ lợi nhuận mà mức độ đó lại được dùng
để đánh giá hiệu quả của khả năng sử dụng các nguồn lực đã được giao phó cho
công ty. Việc kiểm soát ROI sé giúp cho nhà quản lý đánh giá hiệu quả của công tác
hoạch định và cáchoạt động sản suất khác.
Dự trù vốn: Dự trù vốn là quá trình đánh giá và so sánh các hạng mục đầu tư khác
nhau và các tài sản cố định như máy móc, và các nhà máy mới. Có 4 phương pháp
được sử dụng để dự trù vốn:
Phương pháp hoàn trả Nguyên lý của nó là thời gian cần thiết để hoàn lại vốn đầu
tư càng ngắn thì rủi ro càng thấp. Có nghía có luồng tiền mặt trong thời gian
càng dài hì càng khó phán đoán hơn trong thời gian ngắn. Công thức là:Thời
gian hoàn trả = Đâu tư ban đầu / Luồng tiến mặt trong một nămViệc tính
luồng tiền mặt dựac vào thu nhập ròng dược tạo ra nhờ khoản đầu tư mới
cộngvới khấu hao hàng năm được tính là kết quả của khoản đầu tư mới. Việc
phân tích này chỉ xét đến ảnh hưởng của các hoạt động đầu tư mới chứ không

phải tổng của toàn bộ hoạt động của công ty.Phương pháp hoản trả nhấn mạnh
đến khả năng thanh khoản và đặc biết chiếm ưu thế trong môi trường không
ổn định. Nhựoc điểm của phương pháp này là sau khi hoàn trả người ta không
chú ý đến luồng tiền nữa và phương pháp này không thấy được giá trị thời
gian của tiền.
Tỷ lệ thu nhập kế toán (ARR) Phương pháp ARR chú trọng vào tính sinh lời khi
sử dụng con số lợi nhuận dự tính dựa vào các báo cáo tài chính trên cơ sở luỹ
kế. Công thức chung là:Tỷ lệ thu nhập kế toán = Lợi nhuận trung bình hàng
năm dự tính / Đầu tư trung bìnhThu nhập trung bình hàng năm dự tnhs thể
hiện chênh lệch giữa doanh thu và các chi phí của dự án. Đầu tư trung bình
được tính bằng đầu tư ban đàu ccộng với đầu tư vào thời điểm cuối của dự án
chia cho 2. Phương pháp ARR có lợi thế vì kết quả gắn liền với mục tiêu tăng
tổng thu nhập trên vốn đầu tư. Nhược điểm của ARR là không xét đến luồng
tiền và giá trị thời gian của tiền.
GIá trị hiện tại ròng Trong phương pháp này, luồng tiền vào và ra dự tính thu
được từ các khoản đầu tư vào các TS cố định mới được chiết khấu ở thời điểm
8


hiện tại với tỷ lệ chiết khấu chọn trước. Chênh lệch giữa luồng tiền vào và
luồng tiền ra là giá trị hiện tại ròng. Chỉ những dự án có giá trị hiện tại ròng
dương mới được chấp nhận vì thu nhập từ những dự án này cao hơn tỷ lệ chiết
khấu.Giá trị hiện tại dựa trên quan niệm cho rằng tiền mà người ta nhận được
có giá trị hơn đồng tiền sẽ nhận được trong tương lai. Chiết khấu là quá trình
tính giá trị của khoản tiền sẽ thu trong tương lai vào thời điểm hiện nay. Tỷ lệ
dùng để chiết khấu khoản tiền trả trong tương lai có thể là phí tổn vốn của một
công ty, hoặc là tỷ lệ chỉ tiêu về thu nhập trên vốn đầu tư, hoặc là một tỷ lệ cụ
thể như tỷ lệ trái khoán chính phủ chẳng hạn.
Tỷ suất nội hoàn Phương pháp này cũng đòi hỏi chiết khấu luồng tiền vào hoặc ra
dự kiến về thời điểm hiện tại như trong trường hợp dùng giá trị hiện tại ròng,

tuy nhiên trong phương pháp này, người ta chọn tỷ lệ chiết khấu sao cho giá
trị hiện tại bằng không. Nếu tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ yêu cầu, tức là cao hơn tỷ
lệ thu nhập trên vốn đầu tư mục tiêu của công ty, thì dự án được chấp nhận.
Đề án khả thi
Nhứng người cho vay thường yêu cầu trình một bản đề án khả thi. Đề án khả thi là
nghiên cứu chỉ ra rằng kế hoạch của 1 công ty - mua mọt thiết bị mới hay mở rộng
một nhà máy là có thể thực hiện được.
Tốt hơn cả là phải xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ hơn bao gồm cả
bản đề án khả thi và các thông tin quan trọng về công ty. Quy trình thực hiện một kế
hoạch cụ thể cũng tạo cơ hội cho các nhà quản lý đánh giá các điểm manhj và điểm
yếu của doanh nghiệp.
Một kế hoạch kinh doanh tốt là cách rất hiệu quả để thuyết phục những người cho
vay về giá trị của công ty và tính thuyết phục của đề nghị vay vốn. Mục đích thực
của kế hoạch này là để thuyết phục người cho vay xem xét mọi khía cạnh trong kế
hoạch kinh doanh của bạn chứ không đơn thuần là xem xét khoản thế chấp của công
ty. Bạn muốn người cho vay đánh giá được toàn bộ giá trị của công tác quản lý và
hoạch định của công ty . HIện nay, thuyết phục người cho vay quyết định cho vay
không chỉ dựa đơn thuần vào giá trị tài sản thế chấp là rất khó, nhưng rồi điều náy sẽ
thay đổi.
Hãy tham khảo trang Kế hoạch Kinh doanh để có thêm thông tin
(Trích từ Cuốn sách "Tiếp cận tài chính ở Việt Nam" - Sổ tay hướng dẫn dành cho
các DNVVN của Chương trình Hỗ trợ tư vấn đối với Công nghiệp Hướng về xuất
khẩu - GTZ-UNESCAP)
3. Ph©n tÝch tµi chÝnh
Giới thiệu:
Các doanh nghiệp nhỏ thường thất bại vì các chủ doanh nghiệp không nắm vững các
yếu tố có thể hạn chế sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Thường các
9



doanh nghiệp nhỏ được tổ chức và hoạt động theo kinh nghiệm chuyên môn cụ thể
của nhà quản lý về một lĩnh vực nào đó như marketing, kế toán hoặc sản xuất. Kinh
nghiệm chuyên môn thường làm hạn chế người chủ doanh nghiệp trong việc nhận ra
các khó khăn nảy sinh trong các lĩnh vực khác của hoạt động kinh doanh.
Bài tập này sẽ cung cấp cho bạn các nhân tố cơ bản để tìm ra và kiểm tra các vấn đề
đang tồn tại hoặc có thể nảy sinh trong quá trình phát triển và mở rộng công ty của
bạn. Bài tập này được thiết kế phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn và giúp bạn
giải quyết các vấn đề bạn gặp phải cũng như tạo ra cơ hội cho bạn.
Thiết kế bài tập
Để xác định nhu cầu của doanh nghiệp, Trung Tâm Dịch vụ và Hỗ trợ Doanh nghiệp
đã thăm và thảo luận với các doanh nghiệp vừa và nhỏ . Sự phân tích này đã chỉ ra
rằng rất nhiều doanh nghiệp nhỏ cần giúp đỡ để nhận được các thông tin cần thiết
cho các hoạt động kinh doanh của họ, ví dụ như lập kế hoạch cơ bản, các hoạt động
kinh doanh nói chung, kế toán, tìm kiếm các nguồn tài chính và các khoản vay,
quảng cáo và khuyến mại, nghiên cứu thị trường, các hoạt động và kế hoạch kinh
doanh.
Các tác giả đã kết hợp từ thực tiễn nghiên cứu, với các trình tự hợp lý, tư vấn chuyên
môn và các suy nghĩ hệ thống để đưa ra bài tập thẩm tra quản lý dành cho các doanh
nghiệp nhỏ. Phương pháp này không hoàn toàn thấu đáo, ví dụ như người chủ doanh
nghiệp/hoặc người quản lý vẫn phải dựa trên các xét đoán cá nhân và kinh nghiệm
trong quá khứ. Tuy nhiên phương pháp này lại cung cấp một khuôn mẫu hệ thống để
đảm bảo rằng các hoạt động chính đều được xem xét trước khi đưa ra quyết định.
Thẩm tra là một phương tiện, nhưng không phải dành để thay thế cho người có kỹ
năng quản lý tốt. Việc thẩm tra này không thể làm thay cho công việc của bạn hoặc
của các nhà tư vấn; tuy nhiên, những phương pháp được thiết kế hiệu quả như thế
này có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian quí báu của mình.
Cách sử dụng phương pháp kiểm toán
Để đạt được lợi ích tối đa trong việc thực hiện bài tập này, bạn nên trả lời tất cả các
câu hỏi bằng việc khẳng định là có hoặc phủ định là không đối với một vấn đề thuộc
một lĩnh vực cụ thể nào đó. Sau khi hoàn thành bản câu hỏi thẩm tra, bạn có thể xem

lại việc phân tích vấn đề để xem xét nên đưa ra quyết định gì là thích hợp hơn cả.
Bài tập phân tích này sẽ cung cấp cho bạn nét tổng quát về mối liên hệ giữa các nhân
tố của phương pháp thẩm tra. Bài tập thẩm tra được chia thành các vấn đề chính
trong việc quản lý một doanh nghiệp nhỏ đang phát triển -đó là marketing, sản xuất,
tài chính, tổ chức và quản lý
Trong một doanh nghiệp nhỏ phát triển lành mạnh và tài chính vững vàng, những
vấn đề trên hoàn toàn cân bằng. Một loạt các dẫn chứng về mở rộng các doanh
nghiệp nhỏ của BPSC sẽ cho phép các học viên kiểm tra dần từng lĩnh vực hoạt
10


động chính một cách chi tiết. Việc sử dụng thường xuyên phương pháp thẩm tra này
có thể giúp hoạt động kinh doanh của bạn năng xuất hơn và mang lại lợi nhuận nhiều
hơn
a) Kiểm toán Tài chính
I.Thực hành kế toán tổng hợp

A. Doanh nghiệp có một hệ thống kế toán: đơn hay
kép
1. Chủ doanh nghiệp tự chuẩn bị các báo cáo tài chính
1.1. Hiểu rõ cách làm như thế nào và tại sao lại như
vậy
2. Chủ doanh nghiệp thuê nhân viên kế toán
2.1. Kế toán tính thuế
2.2 Có so sánh giữa chi phí thuê một kế toán thường
và một kế toán có bằng kế toán chuyên nghiệp (CPA).
B. Doanh nghiệp làm điều chỉnh các bản sao kê ngân
hàng hàng tháng.
C. Doanh nghiệp theo dõi báo cáo thu chi chính xác
và chuẩn bị các báo cáo hàng tháng

1. So sánh các báo cáo của vài tháng để định hướng
2. So sánh báo cáo với các doanh nghiệp trung bình
trong ngành
3. Biết hiện trạng tài chính của doanh nghiệp
D. Hàng tháng doanh nghiệp nộp tiền để đóng bảo
hiểm xã hội và nộp thuế cho nhà nước
1. Chủ doanh nghiệp có hiểu biết về Biểu Mẫu 941
2. Nộp tiền đúng hạn để tránh bị phạt
3. Cung cấp thông tin W-2
E. Doanh nghiệp có chính sách tín dụng
1. Hệ thống lưu hoá đơn hàng tháng
2. Có các phương thức thu phí trả chậm cho khách
hàng
3. Xoá sổ các khoản nợ khó đòi
4. Có chính sách thu hồi nợ tốt
5. Liên tục gửi thư để thu hồi nợ từ khách hàng trả
chậm
6. Có hệ thống thanh toán bằng Visa, Master Card và
11

Không


các thẻ tín dụng khác
7. Có đẩy mạnh chính sách chiết khấu tiền mặt
F. Doanh nghiệp trả các loại thuế đúng hạn
1. Xem xét trước các qui định thuế về thiết bị
2. Cân nhắc đến các khả năng mua hoặc bán
3. Cân nhắc đến các mặt thuận lợi/không thuận lợi của
doanh nghiệp

4. Không trả tiền phạt do nộp thuế chậm
II. Lập kế hoạch tài chính và đề xuất vay vốn
A. Doanh nghiệp có đủ tiền mặt
1. Kiểm trả và theo dõi các phiếu thu tiền mặt đã đánh
số
2. Nộp séc hàng ngày
3. Lập hoá đơn cho khách hàng nhanh chóng (trong
vòng 2 ngày)
4. Thu hồi nợ trong vòng 60 ngày
5. Tận dụng chiết khấu tiền mặt cho các khoản phải
trả
6. Thanh toán các khoản chi bằng séc đã đánh số
B. Doanh nghiệp ước tính nhu cầu về kim tiền mặt
1. Việc trả lương không có gì khó khăn
2. Dành tiền để mở rộng kinh doanh, sử dụng trong
các trường hợp đột xuất và cho các cơ hội mua hàng
3. Sử dụng vốn vay ngắn hạn khi cần thiết
4. Xác định một mức tín dụng với ngân hàng
C. Doanh nghiệp hiểu rõ vai trò của việc lập kế hoạch
tài chính trong thị trường vay nợ có tính cạnh tranh
cao ngày nay
1. Chuẩn bị sơ yếu lý lịch cá nhân của chủ doanh
nghiệp
2. Chuẩn bị báo cáo tài chính cá nhân
3. Doanh nghiệp có một kế hoạch kinh doanh bằng
văn bản
4. Có báo cáo sử dụng nguồn vốn và vốn trong hai
năm qua với định hướng cho hai năm tới.
5. Có bản cân đối kế toán chính xác của hai năm qua
có định hướng cho hai năm tới.

12


6. Chủ doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với nhân viên
ngân hàng
7. Tỷ lệ nợ/vốn của chủ thấp (1:2/1:1)
b) Kế toán tổng hợp và Thể thức kế toán
A. Công ty sử dụng hệ thống kế toán đơn hay kế toán kép.
Ghi chép kế toán có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và thành công của bất cứ
một doanh nghiệp nào. Theo kết quả phân tích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các
trục trặc trong việc kế toán được coi là ván đề lớn thứ hai. Cho dù doanh nghiệp sử
dụng hệ thống kế toán đơn hay kế toán kép đều không quan trọng bằng việc bằng
việc hệ thống kế toán đó hoạt động như thế nào. Ghi chép kế toán kịp thời và chính
xác là hết sức quan trọng.
Chủ doanh nghiệp tự chuẩn bị báo cáo tài chính
Những chủ doanh nghiệp nhỏ hiểu biết về sổ sách kế toán, các số liệu giao
dịch kế toán và tự chuẩn bị các báo cáo tài chính thì sẽ nắm được tình hình
doanh nghiệp một cách sâu sắc. Nó giúp cho chủ doanh nghiệp tránh khỏi
những rắc rỗi về tài chính và tập trung vào công việc kinh doanh của mình để
kiếm lời
Chủ doanh nghiệp thuê kế toán
Những chủ doanh nghiệp không hiểu biết về về công tác kế toán thì có thể
thuê một người đáng tin cậy làm công tác này. Mặc dù vậy người chủ doanh
nghiệp cần phải hiểu được các báo cáo tài chính. Sự thiếu hiểu biết về các báo
cáo tài chính quan trọng chứng tỏ rằng người chủ doanh nghiệp đã từ bỏ trách
nhiệm quản lý doanh nghiệp của mình. Nói chung cách khôn ngoan hơn cả là
thuê kế toán chuyên nghiệp tính thuế sau khi họ đã thực hiện việc ghi chép kế
toán. Người chủ doanh nghiệp nào mà thấy cần thiết phải giao phó phần lớn
trách nhiệm tài chính cho người khác thì phải cân nhắc nghiêm túc đến việc
thuế một kế toán chuyên nghiệp (CPA)

B. Người chủ doanh nghiệp điều chỉnh bản sao kê tài khoản ngân hàng hàng
tháng
Cách nhanh nhất để dẫn các doanh nghiệp đến những rắc rối về tài chính là không
thực hiện điều chỉnh bảng sao kê tài khoản ngân hàng hàng tháng. Với hệ thống kế
toán đơn, cách duy nhất là duy trì sự chính xác. Ngay cả khi áp dụng hệ thống kế
toán kép, điều chỉnh bảng sao kê hàng tháng vẫn là cách duy nhất để phát hiện các
sai sót. Rất nhiều chủ doanh nghiệp sao nhãng việc này vì các vấn đề khác họ cho là
đáng quan tâm hơn. Điều đó đã làm cho báo cáo tài chính của họ mất giá trị, khiến
họ ra những quyết định quan trọng trên cơ sở số liệu sai lệch.
C. Chủ doanh nghiệp theo dõi các báo cáo thu chi chính xác và tự chuẩn bị các báo
13


cáo tháng.
Khả năng quay vòng vốn linh hoạt của doanh nghiệp là cần thiết để tiếp tục hoạt động
trong một doanh nghiệp. Việc chuẩn bị báo cáo thu chi chính xác nhất là cách tốt nhất
để ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt tiền mặt.
Chủ doanh nghiệp hiểu rõ mục đích của các báo cáo tài chính
Nếu chủ doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng của các báo cáo tài chính đối
với việc điều hành và kiểm soát doanh nghiệp thì sẽ thực hiện công việc này
một cách nghiêm túc . Các báo cáo kinh doanh được chuẩn bị tốt sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho chủ doanh nghiệp trong việc kiểm soát doanh nghiệp và
trong mối quan hệ với các tổ chức cho vay, đơn giản hoá việc tính thuế và tiết
kiệm tiền đóng thuế hơn.
Chủ doanh nghiệp so sánh một vài báo cáo tài chính tháng để định hướng cho
doanh nghiệp của mình
Việc so sánh báo cáo tháng và báo cáo năm để định hướng sẽ cung cấp những
số liệu tài chính cho việc lập kế hoạch. Phân tích xu hướng là hoạt động quan
trọng đối với việc: kiểm tra tồn kho có hiệu quả, lập kế hoạch vốn, lập kế
hoạch cho những khoảng thời gian rỗi, quảng cáo đúng lúc, thực hiện các

chiến dịch khuyến mại và thu lãi tối đa.
Chủ doanh nghiệp so sánh các báo cáo với những doanh nghiệp trung bình trong
ngành.
Biết cách so sánh doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp khác về mặt tài
chính sẽ giúp chủ doanh nghiệp tìm kiếm được các cơ hội vay vốn và mở rộng
kinh doanh. Những hiểu biết này cũng giúp chủ doanh nghiệp có những thuận
lợi về cả mặt tâm lý lẫn công tác lập kế hoạch, giúp họ nắm tốt hơn hiện trạng
của ngành công nghiệp nói chung và cung cấp một hệ thống dự đoán trước
những dao động và xu hướng của thị trường.
Chủ doanh nghiệp biết hiện trạng tài chính của doanh nghiệp mình
Việc không nắm được hiện trạng tài chính của doanh nghiệp là nguyên nhân
chính dẫn đến sự thất bại của một doanh nghiệp. Điều hành doanh nghiệp với
những công cụ tài chính tương đối giản đơn và luôn nắm được tình hình tài
chính của doanh nghiệp là điều quan trọng nếu doanh nghiệp muốn kiếm đủ
lãi.
Mặc dù một chế độ ghi chép sổ sách tốt sẽ tốn nhiều thời gian khiến chủ
doanh nghiệp không có điều kiện để làm hết những công việc thực tế khác của
doanh nghiệp, nhưng nó thật sự quan trọng đối với sự thành công của doanh
nghiệp.
D. Doanh nghiệp nộp tiền hàng tháng để đóng bảo hiểm xã hội và thuế cho Nhà
nước.
14


Đây là qui định của chính phủ, có những hình phạt đối với những trường hợp không
báo cáo chính xác và đúng hạn. Một nguyên nhân quan trọng khác đối với việc nộp
tiền đúng hạn là ổn định tư tưởng cho cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp. Không
hoàn thành nghĩa vụ có thể gây ra sự bất bình trong cán bộ công nhân viên. Điều đó
có thể dẫn tới việc làm mất lòng khách hàng, thậm chí làm mất lợi nhuận của công
ty, đôi khi đe doạ sự tồn tại của doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp phải hiểu biểu mẫu 941.
Biểu mẫu 941 được sử dụng để báo cáo thuế thu nhập và bảo hiểm xã hội
hàng quí mà doanh nghiệp đã giữa lại trong số lương của cán bộ công nhân
viên để nộp bảo hiểm cho họ. Không thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo
Luật thì sẽ phải nộp tiền phạt và tiền lãi do chính phủ qui định.
Chủ doanh nghiệp nộp tiền đúng hạn để tránh bị phạt
Số tiền nộp phạt rất lớn và lấy từ khoản lãi. Trong một số doanh nghiệp nhỏ
nộp tiền chậm đã trở thành thói quen và số tiền phạt quá lớn, tới mức đe doạ
tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc nộp phạt thường xuyên do chậm
đóng tiền bảo hiểm là dấu hiệu chắc chắn về thực trạng tồi tệ của một doanh
nghiệp và có thể là một điều cảnh báo cho các tổ chức tín dụng rằng doanh
nghiệp gặp phải những rắc rối về tài chính, khiến cho chủ doanh nghiệp không
chắc đã vay được tiền khi cần thiết.
Chủ doanh nghiệp cung cấp thông tin W-2.
Không cung cấp thông tin W-2 một cách chính sách là con đường chắc chắn
dấn đến rắc rối với cơ quan thuế quan nhà nước. Việc cung cấp thông tin
chính xác tốn rất ít thời gian mà lại tránh được chi phí tốn kém sau này về sự
chập trễ. Không chú ý đến những chi tiết đối với chính phủ thường là dấu hiệu
cho thấy những thông tin chi tiết khác của các doanh nghiệp cũng bị bỏ qua.
Tình trạng quản lý luộm thuộm như vậy là điều cảnh báo cho ngân hàng và
các tổ chức tín dụng rằng chủ doanh nghiệp là một rủi ro tín dụng.
E. Doanh nghiệp có chính sách tín dụng.
Bán chịu cho khách hàng có thể làm tăng khối lượng hàng bán ra. Nhưng nếu doanh
nghiệp không có chính sách tài chính bằng văn bản hoặc không thực hiện đúng theo
chính sách đó, thì doanh nghiệp có thể bị mất một khoản tiền do số nợ khó đòi lớn
hơn số tiền mang lại do việc tăng lượng hàng bán ra. Chính sách tín dụng bằng văn
bản thường đẩy mạnh tiến độ thu hồi nợ, đặc biệt khi những khoản chiết khấu có thể
sử dụng để khuyến khích trả nợ sớm. Một số doanh nghiệp nhỏ cho thấy đã có
những tiến bộ trong việc lưu chuyển tiền tệ sau khi thực hiện các chính sách tín
dụng.

Doanh nghiệp tiến hành lưu giữ hoá đơn hàng tháng
Việc lưu giữ hoá đơn hàng tháng giúp cho chủ doanh nghiệp theo dõi khách
15


hàng. Đôi khi khách hàng tốt nhất của năm ngoái có thể là khách hàng tồi tệ
hôm nay.
Công ty có hệ thống xử lý thích hợp đối với các trường hợp khách hàng trả nợ
chậm
Việc trả chậm có thể gây nguy hiểm tới quan hệ giữa công ty với khách hàng,
vì khách hàng không biết được rằng thói quen trả chậm ảnh hưởng tới doanh
nghiệp như thế nào. Việc sử dụng chiết khấu cho việc trả nợ sớm là một biện
pháp hữu hiệu để khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn. Điều đó cũng cải
thiện tình hình lưu chuyển tiềm mặt, thậm chí xây dựng mối quan hệ thường
xuyên và lâu dài với khách hàng.
Doanh nghiệp xoá sổ những khoản nợ khó đòi
Không xoá sổ nợ khó đòi sẽ tạo ra một dấu hiệu xấu đối với giá trị ròng và có
thể đe doạ tình hình tài chính của công ty. Điều đó cũng làm cho doanh nghiệp
biết rằng khách hàng nào là những rủi ro tín dụng nghiêm trọng của công ty.
Doanh nghiệp có chính sách thu hồi nợ tốt
Nhiều chủ doanh nghiệp rất ghét việc thu hồi nợ. Một chính sách thu hồi nợ
tốt sẽ làm đơn giản hoá việc thu hồi nợ và là một biện pháp hữu hiệu để ngăn
chặn việc trả nợ chậm và những khoản nợ khó đòi. Thu hồi nợ đúng hạn và có
hiệu quả là vấn đề quan trọng đối với việc tạo ra dòng tiền dương và làm tăng
lợi nhuận vì giảm bớt được nhu cầu vay ngắn hạn để hoạt động kinh doanh.
Có một loạt thư đòi nợ để gửi cho các khách hàng trả nợ chậm.
Không phải riêng khách hàng thực sự được coi là nợ khó đòi không chỉ bị ảnh
hưởng của số tiền chiết khấu hay các chính sách thu hồi nợ. Những khách
hàng này có thể gặp khó khăn trong tài chính. Trong trường hợp đó cần liên
tục có những thông báo về sự chậm trả nợ của của họ và có thư đòi nợ để thu

hồi nợ. Những lá thư do luật sư viết thường có tác dụng để đòi nợ. Biện pháp
cuối cùng là yêu cầu cơ quan thu hồi nợ đòi giúp.
Công ty sử dụng hệ thống visa, thẻ Master hoặc các loại thẻ tín dụng khác
Hệ thống thẻ tín dụng giúp quay vòng tiền mặt đúng lúc và đẩy trách nhiệm
tài chính sang phía khách hàng. Mối lo ngại và sự căng thẳng của công ty sẽ
được giảm đi bằng cách sử dụng thẻ tín dụng tự do loại nhỏ mà công ty thu
của khách. Hệ thống đó cũng làm đơn giản hoá hệ thống kế toán và hoá đơn
đồng thời làm giảm hoạt động chi phí hoạt động trên lĩnh vực này.
Công ty sử dụng chính sách chiết khấu.
Nên sử dụng biện pháp chiết khấu tiền mặt để khuyến khích khách hàng trả nợ
hơn là sử dụng thẻ tín dụng. Hãy thông báo với khách hàng rằng: thanh toán
bằng tiền mặt sẽ giúp họ tiết kiệm tiền và cải thiện việc lưu chuyển tiền tệ. Sử
dụng chính sách chiết khấu này sẽ làm giảm chi phí thu hồi nợ của doanh
16


nghiệp.
F. Công ty trả tất cả các loại thuế đúng hạn.
Không trả thuế đúng hạn là biểu hiện của trình độ tổ chức kém. Sự trì hoãn nộp thuế
là do sự sa sút của các chủ doanh nghiệp nhỏ. Chẳng ai muốn đóng thuế cả, nhưng
việc trì hoãn để đóng thuế cũng chẳng làm cho doanh nghiệp sau này thực hiện việc
đó dễ dàng hơn, vì đó có lẽ là thời gian duy nhất trong năm khi mà toàn bộ tình hình
hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh một cách chính xác.
Chủ doanh nghiệp xem xét các vấn đề liên quan đến thuế thiết bị.
Đợi cho đến phút chót mới quan tâm đến những vấn đề liên quan đến thuế để
mua trang thiết bị có thể làm cho chi phí lớn hơn. Nghĩ trước và thảo luận sớm
với kế toán về những vấn đề liên quan đến thuế và các cách lựa chọn khác
nhau có thể tiết kiệm được tiền đóng thuế. Sự quan tâm đến thuế là vấn đề
quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, nhưng đối với doanh nghiệp nhỏ,
sự quan tâm đó có thể tạo ra sự khác biệt giữa lãi và lỗ.

Chủ doanh nghiệp xem xét đến khả năng mua hay thuê trang thiết bị
Quyết định mua hay thuê trang thiết bị là một trong những mối quan tâm hàng
đầu của doanh nghiệp. Thuê thiết bị thay cho việc vay tiền để mua thiết bị có
thể giúp cho việc lưu chuyển tiền mặt dễ dàng hơn, tiết kiệm được tiền đóng
thuế và tăng tổng số vốn hoạt động. Một lý do khác nữa là việc thuê thiết bị sẽ
tiết kiệm thời gian hơn khi cần sửa chữa.
.Chủ doanh nghiệp xem xét những ưu điểm và nhược điểm có thể có của việc hợp
nhất/Phụ chương S
Mỗi một loại hình cơ cấu doanh nghiệp đều có những ưu điểm của nó. Hầu
hết các doanh nghiệp trong các trường hợp nghiên cứu ngành kinh doanh nhỏ
đều là những doanh nghiệp tư nhân hay hợp tác theo phụ trương S, trong
trường hợp đó doanh nghiệp hợp tác theo phụ trương S không bị ảnh hưởng
bởi thuế thu nhập, vì nó được coi như là một đối tác. Ngoài ra kiểu hợp tác S
và hợp tác chuẩn mực đều có những ưu điểm và nhược điểm như nhau.
Chủ doanh nghiệp không nộp thuế (nghiệp đoàn, nhà nước, địa phương)
Một điều hiển nhiên là bất kỳ một doanh nghiệp nào đóng thuế đều bị giảm
lãi. Nhưng việc không trả thuế đúng hạn còn tồi tệ hơn vì nó gây sự lãng phí
thời gian và sự căng thẳng cho doanh nghiệp. Nó cũng là thông điệp cho
những tổ chức tín dụng và ngân hàng rằng doanh nghiệp là một rủi ro tín
dụng.
c) Kế hoạch tài chính và Đề xuất vay vốn
A. Doanh nghiệp có đủ tiền mặt
Lạm phát và sự thay đổi tỷ lệ lãi suất làm cho các doanh nghiệp nhỏ luôn phải lưu ý
đến quá trình luân chuyển tiền tệ. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, vay tiền để kinh
17


doanh thì càng gặp khó khăn hơn. Có đủ tiền mặt lưu chuyển là điều kiện quan trọng
đối với sự ổn định tài chính và bền vững cho một doanh nghiệp. Nếu không nhiều
doanh nghiệp có thể trả được nợ chỉ vì lưu chuyển tiền mặt không tốt.

Phiếu thu tiền mặt đã được đánh số trước phải được ghi chép, theo dõi và kiểm
tra.
Việc sử dụng các phiếu thu đã được đánh số trước là cách đơn giản nhất để
theo dõi khách hàng và việc bán hàng. Nó còn là nguồn tài liệu để xây dựng
hệ thống kế toán. Nguyên nhân khác để sử dụng hệ thống phiếu thu đã đánh
số trước là doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian lưu kho và tiết kiệm thời
gian trong việc kiểm tra hàng tồn kho trên thực tế.
Nộp séc hàng ngày
Một nguyên tắc cơ bản của công tác quản lý tiềm mặt là duy trì sự luân
chuyển của nó. Tiền mặt càng luân chuyển nhanh từ các khách hàng tới ngân
hàng và đưa vào đầu tư ngắn hạn thích hợp thì càng tốt. Một điều hữu ích
khác của việc nộp séc hàng ngày là giảm được tỷ lệ hao hụt mất mát mà từ đó
có thể gây ra các vấn đề khác.
Lập hoá đơn cho khách hàng được thực hiện nhanh chóng (trong vòng 2 ngày)
Gửi hoá đơn chậm cho khách hàng là điều bất lợi vì nó thông tin cho khách
hàng rằng họ có thể trả chậm. Việc lập hoá đơn sai cũng gây ra sự chậm chễ
và tốn nhiều thời gian để sửa chữa.
Nhận được các khoản thu hồi nợ trong vòng 60 ngày.
Khi thời gian thu hồi nợ kéo dài hơn 60 ngày thì doanh nghiệp cần kiểm tra
các chính sách thu hồi nợ và chính sách tín dụng. Thời gian thu hồi nợ lâu làm
tăng chi phí hoạt động quan những chi phí phụ khác, làm giảm lãi và dẫn đến
việc doanh nghiệp phải vay thêm vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động.
Tận dụng chiết khấu cho các khoản phải trả.
Tận dụng những khoản chiết khấu tiền mặt mà nhà cung ứng tạo ra sẽ tiết
kiệm được tiền và là một bước quan trọng trong quá trình doanh nghiệp tự xây
dựng mình thành một khách hàng lớn hàng đầu. Được coi như một khách
hàng quan trọng như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao hàng, nâng
cao chất lượng dịch vụ và có thể là sự khởi đầu tốt đẹp cho việc lãnh đạo một
doanh nghiệp mới.
Các khoản chi được thanh toán bằng séc đã đánh số.

Séc đã đánh số là cứ liệu cơ bản để xác định những chi phí một cách chính
xác. Nếu không sử dụng loại séc này thì sẽ mất nhiều thời gian để ghi chép sổ
sách, gây khó khăn trong việc kiểm soát những chi phí một cách chính xác,
làm tăng khả năng trả kép và thông tin cho khách hàng rằng doanh nghiệp
đang ở trong tình trạng kinh doanh bất lợi.
18


B. Doanh nghiệp ước tính nhu cầu về lưu kim tiền mặt
Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng cơ sở thực chi hơn là cơ sở tích luỹ
trong hạch toán. Dù rằng áp dụng cơ sở thực chi dễ dàng hơn và tốn ít thời gian hơn,
nhưng nó thường gây rắc rối cho doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp có những khoản
chi phí phát sinh mà không được hạch toán thích hợp. Bằng việc ghi chép các khoản
phải thu và các khoản phải trả, việc dự toán kế hoạch dòng tiền trở nên dễ dàng hơn.
Việc trả lương không phải gặp khó khăn gì
Khi một doanh nghiệp gặp khó khăn về thanh toán lương, cần có biện pháp
cương quyết để tránh sự suy sụp về tài chính. Nhìn chung, chủ doanh nghiệp
hoặc người quản lý đều không theo dõi sổ sách một cách kỹ càng. Khi vấn đề
xảy ra thì đó là một dấu hiệu cho thấy tình hình kinh doanh nói chung đang
kém. Mặt khác, khả năng để thanh toán lương cho nhân viên thường là dấu
hiệu nhỏ nhất để đánh giá xem tình hình kinh doanh có ở trạng thái cân bằng
hay không.
Dành tiềm để mở rộng hoạt động kinh doanh, sử dụng trong những trường hợp
khẩn cấp hoặc cho các cơ hội mua hàng.
Rất ít doanh nghiệp có ưu thế trong việc có nhiều tiền mặt. Nhiều doanh
nghiệp thất bại chỉ vì họ không có tiền dành riêng để sử dụng trong các trường
hợp khẩn cấp. Hoạt động kinh doanh của họ rất bấp bênh. Có một quĩ sử dụng
riêng cho các trường hợp khẩn cấp là điều cần thiết chứ không phải là một sự
xa xỉ và là một lợi thế trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ vay vốn ngắn hạn khi cần thiết.

Một doanh nghiệp nhỏ chi nên vay tiền khi cần thiết hay khi có sự phân tích
cho thấy là việc vay vốn ngắn hạn sẽ làm cho doanh nghiệp kiếm được lãi.
Vay vốn ngắn hạn là điều cần thiết đối với việc kinh doanh theo thời vụ.
Nhưng nếu sự phân tích không đúng sẽ biến các khoản vay ngắn hạn thành
những món nợ dài hạn, đặt doanh nghiệp vào một tình trạng tài chính không
ổn định. Việc sử dụng không đúng vốn vay ngắn hạn là vấn đề chính của
nhiều trường hợp nghiên cứu trong ngành kinh doanh nhỏ.
Xác lập trước một mức tín dụng đối với ngân hàng
Xác lập trước một mức tín dụng đối với ngân hàng có nghĩa là doanh nghiệp
có rủi ro tín dụng thấp. Đó là dấu hiệu của sự quản lý tốt đối với một doanh
nghiệp. Xác lập trước một mức tín dụng đối với ngân hàng sẽ làm cho doanh
nghiệp hoạt động một cách linh hoạt hơn. Khi sử dụng khoản tiền đó một cách
đúng đắn có thể tạo ra nguồn quĩ để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để tận
dụng được những cơ hội đầu tư. Một ưu điểm nữa trong việc phát triển mức
tín dụng với ngân hàng là nó sẽ xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với
ngân hàng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn dài hạn để mở rộng hoạt
19


động kinh doanh.
C. Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ vai trò của việc kế hoạch tài chính trong điều
kiện thị trường cho vay vốn cạnh tranh cao hiện nay.
Để vay vốn trong một thị trường tiền tệ khắt khe như hiện nay, việc lập kế hoạch tài
chính là hết sức quan trọng. Người cho vay muốn biết càng nhiều càng tốt về những
người mà họ cho vay, vì họ làm kinh doanh. Điều đó có nghĩa là cần chuẩn bị tốt
một kế hoạch kinh doanh và một báo cáo nhân sự chi tiết.
Chuẩn bị bản tóm tắt lý lịch cá nhân của chủ doanh nghiệp
Bản tóm tắt lý lịch cá nhân của chủ doanh nghiệp được chuẩn bị tốt là tài liệu
cần thiết để cho doanh nghiệp nhỏ vay vốn trên thị trường hiện nay. Vay vốn
kinh doanh cho một doanh nghiệp nhỏ là một nghệ thuật và người chủ doanh

nghiệp phải thể hiện khả năng kinh doanh của mình. Một bản tóm tắt sơ yếu lý
lịch cá nhân của chủ doanh nghiệp là thông điệp nói lên rằng chủ doanh
nghiệp là người có trình độ quản lý doanh nghiệp và có khả năng trả nợ đúng
hạn.
Chuẩn bị báo cáo tài chính cá nhân
Kể cả khi doanh nghiệp là một liên doanh, phần lớn các tổ chức tín dụng đều
giả định rằng họ cho một chủ doanh nghiệp vay tiền. Do đó có một bản báo
cáo tài chính cá nhân được chuẩn bị kỹ càng sẽ làm tăng khả năng vay vốn.
Có một kế hoạch kinh doanh dưới dạng văn bản
Viết một kế hoạch kinh doanh là một hình thức trình bày và giới thiệu với chủ
tín dụng về doanh nghiệp của mình, về những dự định hoạt động kinh doanh
của chủ doanh nghiệp và bằng cách nào để đạt được những dự định đó. Do đó
nếu không chuẩn bị tốt kế hoạch kinh doanh thì khó có khả năng vay được
vốn.
Báo cáo về nguồn vốn và sử dụng vốn của hai năm quan và lập kế hoạch cho hai
năm tới:
Báo cáo về nguồn vốn và sử dụng vốn, hơn bất kỳ một tài liệu nào, chứng
minh cho chủ tín dụng biết rằng doanh nghiệp hoạt động vững chắc. Nó cũng
cần thiết đối với công tác quản lý luân chuyển tiền mặt và là một tài liệu hoạt
động quan trọng, kể cả khi không cần vay vốn.
Lập bảng cân đối kế toán của hai năm vừa qua và cho hai năm tới
Từ trước tới nay, bảng cân đối kế toán là tài liệu tài chính cơ bản được các nhà
tín dụng và tài chính sử dụng để xác định tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Bảng cân đối kế toán cần được kèm theo bảng đề xuất vay vốn, mặc
dù vậy chính bản thân những tài liệu này ngày nay không còn là những tài liệu
thích hợp để vay vốn nữa.
Chủ doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với ngân hàng
20



Chủ doanh nghiệp nhỏ phải có quan hệ với ngân hàng và phải thường xuyên
thông báo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hàng quí. Nếu
ngân hàng được thông báo thường xuyên và đầy đủ, chính xác về doanh
nghiệp thì họ sẽ cung cấp những thông tin tài chính có giá trị cho chủ doanh
nghiệp và chủ doanh nghiệp có nhiều khả năng vay được vốn hơn khi cần
thiết.
Giữ tỷ lệ nợ trên vốn tự có bền vững (1:2/1:1).
Một điều hiển nhiên là ngân hàng chỉ muốn cho các doanh nghiệp hoạt động
tốt vay vốn. Ngân hàng cũng muốn rằng chủ doanh nghiệp có ít nhất là bằng
số tiền vốn vay doanh nghiệp và nếu có gấp đôi số tiền vay ngân hàng là tốt
nhất
4. Híng dÉn t×m nguån tµi trî
(Hướng dẫn tìm nguồn tài trợ có kỳ hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ )
Giới thiệu chung
Cuốn Hướng dẫn này là một trong những thành tựu của dự án "Kế toán và Kiểm
toán"- một trong 7 dự án của "Chương trình trợ giúp kỹ thuật của Châu Âu trong quá
trình chuyển sang nền kinh tế thị trường". Cũng như tên gọi cho thấy, chương trình
này đến nay được biết nhiều hơn dưới cái tên "Euro TAP Viet" do cộng đồng Châu
Âu tài trợ nhằm giúp đỡ Việt nam vận hành một quá trình "đổi mới" được quyết định
từ năm 1986, quá trình này phải đưa đến việc áp dụng một khuôn khổ thể chế cho
phép vận hành cơ chế kinh tế thị trường.
Lời nói đầu
Nhiệm vụ của tôi trong dự án "Kế toán và Kiểm toán" là chịu trách nhiệm về việc
vận hành bộ phận "Nghiên cứu và Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ". Nhiệm
vụ này dự kiến tôi phải gặp gỡ một số lượng lớn các giám đốc doanh nghiệp, các
ngân hàng, và những người phụ trách các hiệp hội nghề nghiệp và những tổ chức
giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vv... để tìm hiểu xem những nhu cầu chủ yếu
của họ về "dịch vụ tư vấn".
Ngay cả trước khi tiến hành nhiệm vụ này, ý tưởng cung cấp dịch vụ tư vấn giúp các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ có kỳ hạn đã trở nên rất

thú vị ngay từ những buổi trao đổi đầu tiên với ban giám đốc của Công ty AASC.
Nhưng chính lúc thực hiện giai đoạn đầu công việc, là liên hệ và làm việc với các
giám đốc doanh nghiệp, tôi mới thực sự phát hiện ra khó khăn lớn mà các doanh
nghiệp vừa và nhỏ Việt nam gặp phải khi đi tìm kiếm những nguồn tài trợ thích hợp
để "đầu tư" và cho "nhu cầu vốn lưu động" của họ.
Và như vậy, với niềm tin là có thể làm điều gì đó có ích, tôi đã soạn thảo một cuốn
"hướng dẫn" đề cập đến các nguồn tài trợ có kỳ hạn đang sẵn có, nhằm đem lại cho
các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ tất cả các thông tin kỹ thuật cần thiết, để
21


họ có thể gửi các đơn xin tài trợ theo đúng hướng với một vài cơ hội thành công.
Cho đến nay thì cuốn hướng dẫn đã hoàn thành và tôi hy vọng nó thực sự có ích cho
những ai sử dụng nó.
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý độc giả rằng các thông tin có trong cuốn hướng dẫn
này chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian hạn chế: thực vậy, một số nguồn tài trợ,
nhất là các dự án hợp tác kinh tế có các nguồn tài chính có thời hạn hoạt động hạn
chế. Còn với các nguồn tài trợ lâu dài, các điều kiện cấp các khoản tài trợ được điều
chỉnh tuỳ theo sự phát triển của tình hình kinh tế và các quy định chi phối.
Để tiếp tục hoàn thành một cách có hiệu quả mục đích đề ra, lần xuất bản đầu tiên
chắc chắn chưa được hoàn hảo này cần phải cập nhật định kỳ. Chúng tôi có thể đảm
bảo với các bạn rằng tất cả điều đó sẽ được thực hiện để vấn đề này được giải quyết
một cách có hiệu quả nhất có thể trước khi dự án "Kế toán và Kiểm toán" kết thúc.
Jean-Claude LE CORRE
Hà nội, tháng 1 năm 1998
Phụ trách bộ phận
"Nghiên cứu và Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ"
Hướng dẫn tìm nguồn tài trợ có kỳ hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Phần thứ nhất: Vấn đề tài trợ cho đầu tư
I. Các giải pháp có thể II. Tổ chức nào cung cấp

1. Giải pháp thứ nhất: tăng những công cụ tài trợ đã trình
nguồn vốn chủ sở hữu của bày ở trên?
doanh nghiệp
1. Các tổ chức cấp các khoản tài
2. Giải pháp thứ hai: vay trợ dưới hình thức tham gia góp
có kỳ hạn
vốn
3.Giải pháp thứ ba: thuê tài 2. Các tổ chức tài trợ dưới hình
chính
thức cho vay trung và dài hạn
3. Các tổ chức tài trợ dưới hình
thức thuê tài chính
Với tư cách là giám đốc doanh nghiệp, bạn biết rất rõ rằng nếu không có đầu tư thì
doanh nghiệp của bạn sẽ không có khả năng phát triển.
Nhưng câu hỏi đặt ra cho các bạn là làm thế nào để tài trợ cho những đầu tư mà bạn
muốn thực hiện. Để đầu tư, tóm lại cần phải có nguồn tài chính thích đáng về giá trị
và về thời hạn; đầu tư thật vậy là một công việc "lâu dài" và để làm được điều đó thì
cần phải có nguồn vốn "lâu dài".
I. Các giải pháp có thể:
Về nguyên tắc, có 3 cách giải quyết vấn đề khác nhau:
22


1. Giải pháp thứ nhất: tăng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp:
Đây là biện pháp đơn giản nhất và ít tốn kém nhất đối với doanh nghiệp. Thật vậy,
"vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp" là vốn đóng góp của các cổ đông hay của người
chủ duy nhất, số vốn này không gây ra chi phí cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giải pháp này thường là không thể
được, vì một trong những đặc điểm chính của loại doanh nghiệp này chính là ở chỗ
người chủ hoặc các hội viên chỉ có phương tiện tài chính hạn chế: và như vậy họ

không thể bỏ ra nhiều vốn hơn số vốn họ đã góp cho doanh nghiệp được.
Chính nhằm giải quyết khó khăn này, một số tổ chức được thành lập với chức năng
tăng cường vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách tham gia
góp vốn với thời gian hạn chế trong các doanh nghiệp.
Việc tham gia của các tổ chức này cho phép doanh nghiệp thụ hưởng có được một số
vốn nhiều hơn để có thể vượt qua một giai đoạn mới trong quá trình phát triển; và
ngay khi bắt đầu hoạt động, tổ chức này sẽ nhượng lại phần góp vốn của mình cho
các hội viên khác khi mức độ lợi nhuận doanh nghiệp đạt được cho phép họ có đủ
các phương tiện mua lại.
2. Giải pháp thứ hai: vay có kỳ hạn
Đó là giải pháp cổ điển, nhìn chung tất cả các doanh nghiệp đều nghĩ tới. Nhưng
dưới tên gọi "vay trung và dài hạn", có thể có rất nhiều các phương thức khác nhau
mà các doanh nghiệp thường bị thiếu thông tin.
Thật vậy, cần phải biết rằng tuỳ theo tổ chức tài trợ và nguồn tài trợ, những điều kiện
mà một doanh nghiệp hay một dự án đầu tư phải thoả mãn, cũng như những điều
kiện kèm theo có thể thay đổi đổi rất nhiều.
Do đó, tuỳ theo đặc điểm của nguồn tài trợ và đặc điểm của dự án đầu tư, mà doanh
nghiệp cần phải tìm hiểu để có thể gửi hồ sơ xin vay đến tổ chức thích hợp nhất.
Cũng cần ý thức một điều là do cách thức vận hành của các tổ chức tài trợ, chất
lượng của dự án đầu tư chưa thể coi là đủ để có thể vay có kỳ hạn như mong muốn,
dù rằng chất lượng này là điều kiện đảm bảo tốt nhất.
3. Giải pháp thứ ba: thuê tài chính
Thuê tài chính (tiếng Anh có nghĩa là "leasing") là một phương tiện tài trợ vận hành
theo cách sau:
Giả sử rằng một giám đốc doanh nghiệp, để nâng cao khả năng sản xuất, muốn mua
một thiết bị mới mà ông đã tìm hiểu và ông cũng biết các nhà cung cấp thiết bị này,
bởi vì ông ta đã liên hệ với họ để hỏi về tất cả các thông tin kỹ thuật cần thiết cũng
như giá bán thiết bị nói trên.
Thật không may là ông giám đốc này không có số tiền cần thiết để mua thiết bị, và
ông cũng không thể vay trung hạn vì một số lý do (chẳng hạn như ông ta không thể

thực hiện được phần "đóng góp cá nhân" theo yêu cầu, hay không thể đưa ra bảo
23


lãnh vay).
Khi đó ông ta có thể gửi đơn đến một công ty thuê mua tài chính. Tất nhiên là ông ta
phải gửi hồ sơ giải thích tại sao ông ta muốn có thiết bị đó, và trong hồ sơ phải có tất
cả các tài liệu mà công ty thuê tài chính cần để đánh giá độ vững trắc của doanh
nghiệp.
Nếu như việc đánh giá hồ sơ dẫn đến một kết luận thuận lợi, công ty thuê tài chính
sẽ đề nghị ông Giám đốc ký hợp đồng. Trong hợp đồng này, công ty cam kết mua
thiết bị do ông Giám đốc lựa chọn với các điều kiện kỹ thuật và giá cả như ông đã
thoả thuận với nhà cung cấp.
Sau khi ký hợp đồng, thiết bị sẽ được giao trực tiếp và được lắp đặt tại doanh
nghiệp; coi như công ty thuê tài chính cho doanh nghiệp thuê trong một thời hạn xác
định, không thể huỷ bỏ (thông thường thì thời hạn này chiếm toàn bộ thời gian khấu
hao của tài sản, theo qui định của thuế).
Đổi lại, doanh nghiệp phải:
 trả tiền thuê định kỳ cho công ty thuê tài chính;
 chịu trách nhiệm bảo dưỡng và sửa chữa cần thiết để đảm bảo giữ thiết bị luôn
chạy tốt
 mua bảo hiểm thiết bị để tránh rủi ro mất cắp, hoả hoạn, nổ, bị phá..., trong đó
bên được bảo hiểm là công ty thuê tài chính.
Khi hợp đồng thuê tài chính hết hạn, thông thường doanh nghiệp có thể chọn một
trong 3 khả năng sau:
 trả lại tài sản cho công ty cho thuê: trong trường hợp này, việc giao thiết bị với
các chi phí (tháo dỡ, vận chuyển,...) sẽ do bên thuê chịu trách nhiệm;
 mua lại thiết bị với giá trị còn lại thấp, được ấn định từ lúc ký hợp đồng;
 hoặc ký tiếp hợp đồng thuê thiết bị đó với công ty thuê mua tài chính và trả
tiền thuê rẻ hơn nhiều so với trước (thông thường thời hạn của hợp đồng thuê

này là 1 năm)
Ghi chú: Ví dụ trên đây chỉ là một trong rất nhiều hình thức thuê tài chính có thể có.
Với sự phát triển mạnh ở nhiều nước, thuê tài chính có thể được xem là một giải
pháp thay thế đơn giản và thuận lợi cho tín dụng trung và dài hạn; nhất là đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên gặp khó khăn trong việc vay vốn trung và
dài hạn tại ngân hàng.
Tuy nhiên cần phải hiểu rằng thuê tài chính khác với tín dụng trung và dài hạn ở chỗ
đó là một phương tiện tài trợ ở mức thấp hơn: thật vậy, người ta có thể sử dụng
phương thức này để tài trợ cho một vài thiết bị chứ không phải để tài trợ cho toàn bộ
một dự án đầu tư lớn.
Cuối cùng cần phải biết rằng giá thuê thường cao vì nó phải cho phép công ty thuê
tài chính một mặt thu lại phần vốn đã đầu tư vào việc mua thiết bị, và mặt khác
24


mang lại lợi nhuận với số tiền lãi.
II. Tổ chức nào cung cấp những công cụ tài trợ đã trình bày ở trên?
1. Các tổ chức cấp các khoản tài trợ dưới hình thức tham gia góp vốn:
Kiểu tài trợ này chủ yếu do các công ty "vốn rủi ro" cấp (trong tiếng anh "venture
capital"), đó là những công ty chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực này.
Các tổ chức tài trợ khác, nhất là một số Tổ chức Tài Chính Quốc tế (SFI, ADB....) và
một số ngân hàng phát triển cũng có thể cấp các khoản tài trợ dưới hình thức "tham
gia góp vốn", nhưng thường đó là hoạt động phụ, bên cạnh hoạt động chính vẫn là
cho vay trung và dài hạn.
Tại Việt nam, luật pháp hiện hành không cho phép tồn tại "công ty có vốn rủi ro";
như vậy, các doanh nghiệp không có khả năng được hưởng loại tài trợ do công ty
cung cấp nhằm giúp họ vượt qua một số giai đoạn trong quá trình phát triển.
Ngoài số ít các công ty cổ phần ra (có thể tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu
mới), cách duy nhất để các doanh nghiệp Việt nam huy động nguồn vốn từ bên ngoài
là lập ra một công ty liên doanh phù hợp với luật đầu tư nước ngoài. Nhưng đó lại là

một phương tiện đáp ứng mục đích khác mục đích của tài trợ bằng việc "tham gia
góp vốn" của các tổ chức tài trợ.
2. Các tổ chức tài trợ dưới hình thức cho vay trung và dài hạn
Các khoản vay có kỳ hạn thường do hệ thống ngân hàng cấp, cụ thể là do một số
ngân hàng như các ngân hàng "Đầu tư và Phát triển", là những ngân hàng chuyên
môn hoạt động trong lĩnh vực này cung cấp. Ngược lại, các ngân hàng Thương mại,
như tên của chúng đã cho thấy, dùng đa phần nguồn vốn của mình để cấp tín dụng
ngắn hạn để tài trợ cho các giao dịch thương mại.
Tuy nhiên, đôi khi các nguồn tài trợ có kỳ hạn có thể đến từ các Dự án Phát triển
Kinh tế do các đối tác nước ngoài tài trợ (các đối tác này có thể là các nước, hay
nhóm các nước như "Liên minh châu Âu", hoặc các tổ chức quốc tế như "Công ty
Tài chính Quốc tế" hay "Ngân hàng Phát triển Châu á",...), trong đó có một bộ phận
được tổ chức dưới hình thức một "nguồn tài trợ".
Trong những trường hợp này, các khoản vay thường được cấp thông qua kênh của hệ
thống ngân hàng địa phương. Có nghĩa là các ngân hàng đã ký hiệp định Tham gia
với Dự án - là bên cung cấp cho ngân hàng nguồn tài trợ, để sau đó, ngân hàng cung
cấp các khoản vay có kỳ hạn cho khách hàng.
3. Các tổ chức tài trợ dưới hình thức thuê tài chính:
Các khoản tài trợ dưới hình thức thuê tài chính do các công ty tài chính cung cấp.
Các công ty này được thành lập để chuyên hoạt động trong lĩnh vực thuê tài chính.
Tuỳ theo quy định luật pháp của đất nước, các công ty này có thể đề xuất một loạt
các dịch vụ thuê tài chính phong phú hay hạn chế, từ việc tài trợ cho các thiết bị hoạt
động khác nhau (máy vi tính, máy móc, phương tiện vận tải,...) đến việc tài trợ cho
25


×