Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI KINH TẾ DO NƯỚC THẢI TỪ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT MÌ TẠI XÃ SUỐI NGÔ HUYỆN TÂN CHÂU TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.79 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

HOÀNG THỊ PHƯỢNG LINH

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI KINH TẾ DO NƯỚC THẢI TỪ NHÀ
MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT MÌ TẠI XÃ SUỐI NGÔ
HUYỆN TÂN CHÂU TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

HOÀNG THỊ PHƯỢNG LINH

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI KINH TẾ DO NƯỚC THẢI TỪ NHÀ
MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT MÌ TẠI XÃ SUỐI NGÔ
HUYỆN TÂN CHÂU TỈNH TÂY NINH

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN VŨ HUY



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI
KINH TẾ DO NƯỚC THẢI TỪ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT MÌ TẠI XÃ
SUỐI NGÔ HUYỆN TÂN CHÂU TÌNH TÂY NINH ” do HOÀNG THỊ PHƯỢNG
LINH, sinh viên khoá 34, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày______________

T.S NGUYỄN VŨ HUY
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Bốn năm tưởng chừng là một khoảng thời gian dài. Thế nhưng, khi bước vào
giảng đường đại học thì thời gian bốn năm ấy lại trôi qua trong chớp mắt. Mới ngày
nào tôi còn ngồi trên ghế nhà trường khi là sinh viên năm nhất. Giờ đây lại sắp rời xa
mái trường sau bao nhiêu năm gắn bó để tự lập bước đi và quyết định cho tương lai
của mình.
Lời cảm ơn đầu tiên con xin gởi đến ba mẹ vì đã nuôi nấng, chăm sóc, dạy bảo,
chu cấp cho con để con được bước đi trên con đường kiến thức vô tận này. Và đã luôn
ở bên con trong những khi con gặp khó khăn
Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Ban Giám Hiệu trường Đại Học
Nông Lâm TP.HCM, các thầy cô Khoa Kinh Tế đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
vô cùng quí báu.
Em xin gửi lời biết ơn đến thầy Nguyễn Vũ Huy, người đã tận tình chỉ dạy,
hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Một người thầy đáng kính
trọng và em luôn ghi nhớ những lời dạy quí báu của thầy.
Bạn bè luôn là một phần trong cuộc sống của tôi. Cảm ơn các bạn vì đã luôn
động viên, giúp đỡ, an ủi, nâng đỡ tôi trong những lúc tôi vấp ngã. Tình cảm đáng quí
đó là hành trang và là tài sản quí giá nhất mà tôi có được trong cuộc đời của mình.
Xin chân thành cảm ơn !
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Phượng Linh



NỘI DUNG TÓM TẮT
HOÀNG THỊ PHƯỢNG LINH. Tháng 06 năm 2012 . “Đánh Giá Tổn Hại
Kinh Tế Do Nước Thải Từ Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Mì tại Xã Suối Ngô,
Huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh” .
HOANG THI PHUONG LINH. June 2012. “Evaluating Economical
Damages Due To Waste Water From Manioc Starch Processing Plant In Suoi
Ngo Commune, Tan Chau District, Tay Ninh Province”.
Là nơi tập trung nhiều nhà máy chế biến tinh bột mì, Suối Ngô đang oằn mình
gánh lấy lượng nước thải khổng lồ được thải ra hàng ngày. Khóa luận thực hiện tính
toán giá trị thiệt hại do ô nhiễm gây ra lên đất đai, nguồn nước. Trình bày một cách
tổng quát hiện trạng ô nhiễm trong khu vực, tình hình sử dụng các nguồn nước thay
thế, tác động của ô nhiễm đến con người. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng thiệt
hại cho khu vực ô nhiễm khá lớn 358.884.473.000 đồng/năm. Nếu không có biện
pháp ngăn chặn kịp thời, triệt để thì ô nhiễm ngày càng nặng nề và con số thiệt hại sẽ
không ngừng tăng lên. Dựa trên kết quả tính toán này các nhà hoạch định chính sách,
chính quyền địa phương sẽ có hướng giải quyết tốt nhất cho tình trạng môi trường bị ô
nhiễm tại xã Suối Ngô.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii 

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii 


DANH MỤC CÁC HÌNH

ix 

DANH MỤC PHỤ LỤC



CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU



1.1. Đặt vấn đề



1.2. Mục tiêu nghiên cứu



1.3. Phạm vi nghiên cứu



1.4. Cấu trúc khóa luận



CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN




2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu



2.1.1. Tổng quan về huyện Tân Châu



2.1.2. Tổng quan về xã Suối Ngô



2.2. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

12 

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15 

3.1. Cơ sở lý luận

15 

3.1.1. Khái niệm ô nhiễm

15 


3.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường đất

15 

3.1.3. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước

15 

3.1.4. Khái niệm nước thải

16 

3.1.5. Tác động của nước thải

17 

3.1.6. Nước thải chế biến tinh bột mì

17 

3.1.7. Ô nhiễm không khí

18 

3.2. Phương pháp nghiên cứu

20 

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu


20 

3.2.2. Phương pháp giá hưởng thụ

20 
v


3.2.3. Phương pháp chi tiêu ngăn ngừa – AEM (Averting Expenditure Method) 28 
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

30 

4.1. Hiện trạng ô nhiễm do nước thải nhà máy mì tại xã Suối Ngô

30 

4.2. Tác động của nước thải đối với các hộ dân

32 

4.3.1. Đặc điểm về trình độ học vấn

34 

4.3.2. Đặc điểm về nghề nghiệp

34 


4.3.3. Đặc điểm về thu nhập trung bình

35 

4.3.4. Đặc điểm về thời gian sinh sống tại địa phương

36 

4.4. Nhận thức của người dân đối với việc ô nhiễm do nước thải từ các nhà máy mì 37 
4.5. Đánh giá tổn hại đối với giá trị đất ở

39 

4.5.1. Thông tin về đất ở

39 

4.5.2. Kết quả ước lượng mô hình giá đất

43 

4.5.3. Ước lượng hàm giá ẩn (implip)

49 

4.6. Ước tính các chi tiêu ngăn ngừa

55 

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


57 

5.1. Kết luận

57 

5.2. Kiến nghị

58 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

60 

PHỤ LỤC

61 

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AEM

Phương pháp chi tiêu ngăn ngừa (Averting Expenditure Method)

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa


BVTV

Bảo vệ thực vật

COD

Nhu cầu oxy hóa học

ĐT & THTT

Điều tra và tổng hợp tính toán

ĐVT

Đơn vị tính

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Standards Organization)

ONKK

Ô nhiễm không khí

PSSSTĐ

Phương sai sai số thay đổi

TCVN


Tiêu Chuẩn Việt Nam

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Hiện Trạng Sử Dụng Đất Năm 2010 Xã Suối Ngô Huyện Tân Châu



Bảng 3.1 Ảnh Hưởng của Các Chất ONKK Đối Với Sức Khỏe

19

Bảng 3.2. Kỳ Vọng Dấu Mô Hình Giá Đất

24 

Bảng 3.3 Kỳ Vọng Dấu của Mô Hình Giá Ẩn


26 

Bảng 3.4. Bảng Giá Đất Ở Nông Thôn

28 

Bảng 4.1 Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Nước đối với Các Nhà Máy Mì tại Khu Vực
Xã Suối Ngô

31 

Bảng 4.2. Tỷ Lệ Hộ Sử Sụng Các Biện Pháp Ngăn Ngừa

33 

Bảng 4.3. Số Liệu Tổng Hợp về Trình Độ Học Vấn Của Các Hộ Điều Tra

34 

Bảng 4.4. Các Mức Thu Nhập Trung Bình Hàng Tháng của Các Hộ Dân trong Mẫu
Điều Tra

35 

Bảng 4.5 Số Liệu về Thời Gian Sinh Sống tại Địa Phương của Các Hộ Điều Tra

36 

Bảng 4.6. Số Liệu Tổng Hợp về Độ Rộng Mặt Tiền Đường


40 

Bảng 4.7. Số Liệu về Khoảng Cách Trung Bình đến Các Khu Tiện Nghi

40 

Bảng 4.8. Số Liệu về Khoảng Cách đến Nhà Máy Mì

41 

Bảng 4.9.Số Liệu về Tình Hình An Ninh Trật Tự

42 

Bảng 4.10. Số Liệu Tổng Hợp về Tình Hình Giao Thông

43 

Bảng 4.11. Kết Quả Hồi Qui Dạng Ln Giữa Giá Đất và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng

44 

Bảng 4.12. Kiểm Định T Cho Các Hệ Số ai của Mô Hình Giá Đất

46 

Bảng 4.13. R2AUX của Các Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung

47 


Bảng 4.14. Kết Quả Hồi Qui giữa Ln Giá Ẩn và Các Biến Độc Lập

49 

Bảng 4.15. Kiểm Định T Cho Các Hệ Số ai của Mô Hình Giá Ẩn

51 

Bảng 4.16. R2aux của Các Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung

52 

Bảng 4.17. Tổng Hợp Các Chi Tiêu Ngăn Ngừa của Các Hộ Điều Tra Năm 2011

55

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Biểu Đồ về Nghề Nghiệp của Các Hộ Điều Tra

35 

Hình 4.2. Biểu Đồ Đánh Giá của Các Hộ Dân về Chất Lượng Nguồn Nước Đang Sử
Dụng

37 


Hình 4.3 Biểu Đồ Biểu Diễn Tỷ Lệ Đánh Giá của Người Dân về Chất Lượng Nguồn
Nước Sử Dụng

38 

Hình 4.4. Biểu Đồ Biểu Diễn Thời Điểm Ô Nhiễm Không Khí trong Ngày

39 

Hình 4.5 Đồ Thị Đường Cầu

54

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
PHỤ LỤC 1:BẢNG CÂU HỎI

61 

PHỤ LỤC 2. KẾT XUẤT MÔ HÌNH COBB-DOUGLAS CỦA PT GIÁ ĐẤT

66 

PHỤ LỤC 3. KIỂM ĐỊNH ĐA CÔNG TUYẾN, CÁC MÔ HÌNH HỒI QUI BỔ
SUNG

66 


PHỤ LỤC 4 . KIỂM ĐỊNH WHITE TEST CỦA MÔ HÌNH COBB- DOUGLAS
PHƯƠNG TRÌNH GIÁ ĐẤT

68 

MÔ HÌNH SAU KHI CHỮA BỆNH PSSSTĐ

68 

PHỤ LỤC 5. NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP: GIÁ TRỊ GIỚI HẠN CÁC THÔNG SỐ
VÀ NỒNG ĐỘ CHẤT Ô NHIỄM

69 

PHỤ LỤC 6. THẶNG DƯ CỦA MỖI QUAN SÁT KHI MỨC MÔI TRƯỜNG
ĐƯỢC CẢI THIỆN

70 

PHỤ LỤC 7. MÔ HÌNH COBB- DOUGLAS CỦA PHƯƠNG TRÌNH GIÁ ẨN

71 

PHỤ LỤC 8. CÁC MÔ HÌNH HỒI QUY BỔ SUNG

72 

PHỤ LỤC 9 KIỂM ĐỊNH WHITE TEST CỦA MÔ HÌNH COBB-DOUGLAS
PHƯƠNG TRÌNH GIÁ ẨN


73 

PHỤ LỤC 10. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CẶP GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH
GIÁ ĐẤT

74 

PHỤ LỤC 11 . HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CẶP GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH
GIÁ ẨN

74 

x


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Phát triển bền vững là mục tiêu hướng đến của hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Đó là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn
hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt
chẽ hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Con người và môi trường là hai yếu tố không thể tách rời nhau. Cả hai bổ sung
và hoàn thiện nhau. Môi trường phục vụ, đáp ứng cho con người. Nó cung cấp yếu tố
đầu vào cho sản xuất, là nền móng vững chắc cho những công trình, nguồn lương thực,
thực phẩm, nguồn sống cho loài người. Ngược lại, bảo vệ, phát triển môi trường chính
là nhiệm vụ của con người. Thế nhưng, vì lợi ích hiện tại mà trách nhiệm ấy đã bị con
người quên lãng. Nền kinh tế phát triển vượt bật với khoa học kỹ thuật, máy móc, thiết

bị hiện đại. Đời sống con người ngày càng nâng cao. Hàng trăm nhà máy, xí nghiệp
xuất hiện tạo ra nguồn hàng hóa dồi dào đáp ứng nhu cầu của nhân loại. Tuy nhiên mặt
trái của sự hiện đại hóa chính là sự suy thoái của môi trường. Từng ngày, từng giờ,
thiên nhiên đang bị hủy hoại bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế chóng mặt.Vì những mưu
lợi cá nhân mà họ đã và đang khai thác cạn kiệt những nguồn tài nguyên quí báu.
Những dòng sông kêu cứu vì ô nhiễm, những cánh rừng bị chặt phá, động vật hoang dã
quí hiếm ngày càng tuyệt chủng. Hạn hán, lũ lụt, thiên tai, sóng thần… liên tục xảy ra
là hậu quả mà con người phải gánh lấy.
Tại Việt Nam nói chung và tại xã Suối Ngô nói riêng, phát triển kinh tế chính là
mục tiêu hướng đến. Xã Suối Ngô nằm hướng Đông Bắc huyện Tân Châu tỉnh Tây
Ninh là một trong những xã có vị trí địa lý khá quan trọng. Hơn nữa trên địa bàn xã có
đường ranh giới giáp Vương Quốc Campuchia, thuận lợi cho việc phát triển ngành
giao thương hàng hóa, dịch vụ. Trong những năm gần đây, kinh tế- xã hội của xã đã có
1


những chuyện biến tích cực sang sản xuất hàng hóa, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ. Các tác động trên có ảnh hưởng nhiều đến môi trường cảnh quan, chất
lượng môi trường sống cũng như kinh tế- xã hội trên địa bàn.. Ngày càng nhiều các
nhà máy được xây dựng kéo theo đó là vấn nạn ô nhiễm môi trường do chất thải chưa
qua xử lý được thải ra môi trường. Nhận thức được những tổn hại chi phí từ việc ô
nhiễm nước thải gây ra đến sức khỏe và kinh tế của người dân, đề tài “ Đánh giá tổn
hại kinh tế do nước thải từ nhà máy chế biến tinh bột mì tại xã Suối Ngô huyện Tân
Châu tỉnh Tây Ninh” được thực hiện. Khóa luận nhằm mục đích xác định những thiệt
hại trên bằng những con số cụ thể, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị để kiểm soát
tình trạng ô nhiễm hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đánh giá tổn hại kinh tế do nước thải từ nhà máy chế biến tinh
bột mì tại xã Suối Ngô, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
Mục tiêu cụ thể:

- Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường do nước thải từ các nhà máy chế biến
tinh bột mì tại địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá tổn hại kinh tế do ô nhiễm nước thải gây ra.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm làm giảm ô nhiễm.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Hoạt động của các nhà máy mì gây ra nhiều ảnh hưởng đối với môi trường sinh
thái, đất đai, nước ngầm.v.v. Tuy nhiên do giới hạn về thời gian nên khóa luận chỉ ước
tính thiệt hại ô nhiễm từ nước thải chế biến tinh bột mì gây ảnh hưởng đến giá trị đất
đai, làm tăng chí phí sinh hoạt do phai mua nước để sử dụng của dân cư tại xã Suối
Ngô.
1.3.2. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng chính là người dân sống xung quanh các nhà máy chế biến tinh bột
mì.

2


1.3.3. Phạm vi địa bàn nghiên cứu
Đề tài tiến hành thu thập thông tin, các số liệu có liên quan tại địa bàn xã Suối
Ngô. Từ đó tính toán thiệt hại do mùi hôi từ nước thải của các nhà máy mì đối với
người dân nơi đây.
1.3.4. Phạm vi về thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2012 đến tháng 6/2012.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận bao gồm năm chương
Chương 1. Mở đầu. Trình bày sơ lược về vấn đề nghiên cứu bao gồm: đặt vấn
đề, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, phạm vi nghiên cứu.
Chương 2. Tổng quan. Mô tả khái quát về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí, tình
hình kinh tế xã hội tại xã Suối Ngô, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Từ đó có cái nhìn

tổng quan về những thuận lợi và khó khăn của xã và đưa ra những giải pháp làm giảm
ô nhiễm phù hợp.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Phần này nêu lên những cơ
sở lí luận, khái niệm có liên quan đến nghiên cứu cũng như những phương pháp mà đề
tài sử dụng để đánh giá tổn hại. Các phương pháp bao gồm: phương pháp thu thập số
liệu, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp xử lí số liệu, phương pháp giá hưởng
thụ.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Phân tích số liệu thu thập được,
tính toán tổng thiệt hại về đất đai và chi phí mua nước đối với người dân do ô nhiễm từ
nước thải của các nhà máy mì.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị. Trình bày một cách ngắn gọn những kết quả
đạt được qua quá trình nghiên cứu. Đồng thời, đề ra những giải pháp phù hợp để làm
giảm ô nhiễm. Thông qua đó làm cơ sở đề xuất các kiến nghị đến các cấp lãnh đạo,
chính quyền địa phương xem xét và giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm do nước thải từ
hoạt động sản xuất chế biến tinh bột mì tại xã Suối Ngô, huyện Tân Châu, tỉnh Tây
Ninh.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

Chương này mô tả sơ lược về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Tân
Châu. Sau đó, đề tài trình bày một cách tổng quan đặc điểm tự nhiên và thực trạng
kinh tế xã hội của xã Suối Ngô. Tổng quan về các tài liệu nghiên cứu đã được tham
khảo.
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Tổng quan về huyện Tân Châu
a) Đặc điểm tự nhiên

 Vị trí địa lý
Tân Châu là một huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Tây Ninh, 957,45 km2, chiếm
gần ¼ diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.
Phía Tây của Huyện giáp với Tân Biên.
Phía Tây Nam giáp với Hòa Thành.
Phía Nam giáp Dương Minh Châu.
Phía Đông giáp thị xã Bình Long tỉnh Bình Phước.
Huyện được thành lập dựa trên cơ sở một phần huyện Tân Biên và một phần
huyện Dương Minh Châu tách ra.
 Khí hậu
Tân Châu có khí hậu đặc trưng của vùng Nam Bộ, không có mùa đông lạnh, có
mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Theo kết quả khảo sát, đo đạc tại Huyện thì lượng mưa
trung bình hàng năm là 1820mm/ năm và lượng bốc hơi trung bình là 1327mm/ năm.
Nền nhiệt độ ở đây nói riêng và toàn tỉnh nói chung khá cao, nhiệt độ trung bình
khoảng 270C, biên độ dao động nhiệt thấp khoảng 3,90C, lượng bức xạ dồi dào.

4


 Thủy văn
Phía Đông của Huyện có sông Sài Gòn chảy qua. Đây cũng là ranh giới tự
nhiên phân chia Tây Ninh với các tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Ngoài ra còn có
suối Ngô, suối Dây là phụ lưu cung cấp nước cho sông Sài Gòn. Hệ thống sông suối
tại Huyện bao gồm:
Một phần Hồ Dầu Tiếng thuộc các xã Tân Hòa, Tân Thành, Suối Dây. Suối
Nước Trong , suối Nước Đục chảy từ Campuchia sang địa phận Huyện rồi hợp lưu với
suối Krai tạo thành sông Tha La chảy ra Hồ Dầu Tiếng. Các sông suối này là ranh giới
phân chia giữa các xã Tân Hà, Tân Đông, Tân Hiệp, Suối Dây. Suối Tân Ken chảy
theo ranh giới 2 xã Tân Hà và Suối Ngô rồi hợp với sông Ngô chảy ra Hồ Dầu Tiếng.
Suối Trà Ôn chảy dọc ranh giới xã Suối Ngô và Tân Thành đổ ra Hồ Dầu Tiếng.

Nước ngầm: là nguồn nước chủ yếu dùng trong sinh hoạt của người dân Tân
Châu. Hàm lượng sắt trong nước khá cao, nhiễm vi sinh và có lượng pH thấp từ 3, 4 –
6, 6. Mực nước ngầm có độ sâu từ 8 – 10m có thể khai thác dùng trong sinh hoạt vào
mùa mưa, trữ lượng nước không cao nên còn hạn chế khai thác.
 Thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng của Tân Châu chủ yếu là đất xám, thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát
nước, nức độ giữ nước và chất dinh dưỡng kém, dễ xói mòn, rửa trôi. Tuy nhiên, đây
là loại đất phù hợp cho các loại cây cao su, cây mía, cây khoai mì nên chúng được
trồng phổ biến ở đây.
Tân Châu có nhiều loại đá có thể dùng làm vật liệu xây dựng như: đá vôi tập
trung ở phía Bắc Sóc Con Trăn, Suối Ben xã Tân Hòa, letarit phân bố tại Xatarao,
suối Ngô, cao lanh có ở Suối Ngô…
b) Đặc điểm kinh tế xã hội
 Kinh tế
Nông nghiệp: chủ yếu các loại cây trồng trong Huyện là cây cao su, điều, khoai
mì, mía…hầu hết là được trồng trên đất nông nghiệp và một phần đất lâm nghiệp. Đây
là những loại cây trồng mang lại lợi ích kinh tế cao. Đặc biệt, nguồn lợi kinh tế từ cây
cao su đã mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn cho đại bộ phân dân cư. Gia súc và
gia cầm chủ yếu được nuôi theo cách chăn thả vườn không theo quy mô lớn.
5


Công nghiệp: phát triển các nhà máy chế biến tinh bột mì, thu mua và chế biến
mủ cao su, nhà máy đường. Huyện Tân Châu có tiềm năng rất lớn cho việc phát triển
rừng và sản phẩm lâm nghiệp.
 Xã hội
Giáo dục và đào tạo: duy trì tốt công tác vận động phổ cập giáo dục ở các cấp,
giữ vững danh hiệu chuẩn quốc gia ở một số trường trong Huyện. Tình hình vận động
học sinh ra lớp vẫn còn gặp khó khăn và tình trạng bỏ học xảy ra tương đối phổ biến.
Văn hóa thông tin: thực hiện tốt công tác tuyên truyền những thông tin chính trị

của địa phương. Vận động quần chúng tham gia, hưởng ứng các chương trình cấp quốc
gia. Hầu hết các đài phát thanh tại các xã trong toàn Huyện đều đảm bảo hoạt động đầy
đủ, luôn cung cấp những thông tin quan trọng và cần thiết.
Y tế: hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân được thực hiện nghiêm túc, đạt
kết quả tốt và tương đối đầy đủ các chương trình cấp quốc gia.
Công tác dân số: công tác thông tin giáo dục truyền thông dân số gia đình được
thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức phong phú, thực hiện tốt các chỉ tiêu vân
động thực hiện kế hoạch hóa gia đình đặt ra.
2.1.2. Tổng quan về xã Suối Ngô
a) Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Xã Suối Ngô là một xã biên giới, nằm ở phía đông của huyện Tân Châu, tỉnh
Tây Ninh, có tổng diện tích tự nhiên là 15.617ha. Vị trí địa lý xã Suối Ngô được phân
chia như sau:
-

Phía Đông và Đông Nam giáp xã Tân Hòa.

-

Phía Tây giáp xã Suối Dây và phía Tây Bắc giáp xã Tân Đông.

-

Phía Nam giáp xã Tân Thành.

-

Phía Bắc giáp Campuchia.


Những lợi thế của vị trí địa lý trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã
Suối Ngô được xác định như sau:
Có đường biên giới với Vương Quốc Campuchia dài 10 km nên Xã có cơ hội
phát triển kinh tế thông qua giao thương hàng hóa, tạo động lực chuyển đổi cơ cấu
kinh tế theo xu hướng công nghiệp- thương mại và dịch vụ.
6


Đường tỉnh 792 là tuyến đường chạy dọc theo biên giới với Vương Quốc
Campuchia. Đường tỉnh 794 đi ngang qua địa bàn Xã, trong tương lại sẽ nâng cấp
thành quốc lộ 14C đây là tuyến đường vành đai quan trọng tạo động lực phát triển kinh
tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. Đây là những tuyến đường giao thông quan
trọng của Huyện và là điều kiện để xã thúc đẩy chuyển đổi đất đai từ nông nghiệp sang
sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ.
Một phần phía Nam của Xã giáp với đập sông nhánh của hồ Dầu Tiếng, với
tổng chiều dài 2,6 km, là công trình thủy lợi lớn nhất cả nước với dung tích 1,58 tỷ m3,
tạo ra vùng bán ngập trên địa bàn xã là 315,97 ha. Nguồn nước này được sử dụng cho
sinh hoạt, công nghiệp chế biến, khai thác và nuôi trồng thủy sản.
 Địa hình và địa mạo
Địa hình xã Suối Ngô khá bằng phẳng, cao độ phổ biến từ 22m đến 55m so với
mực nước biển, có xu hướng thấp dần thừ Bắc xuống Nam. Nhìn chung, điều kiện địa
hình xã khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
 Khí hậu
Xã Suối Ngô mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nhiệt độ bình quân
cao đều quanh năm 270C, nhiệt độ cao trung bình 32,70C và thấp trung bình là 22,80C.
Mưa phân bố theo mùa rõ rệt, tổng lượng mưa bình quân là 2101 mm/ năm.
Mùa mưa bắt đầu vào đầu tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10, mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 hàng năm. Nhìn chung, xã ít xảy ra thời tiết xấu như bão, nhiệt độ dưới
150C, chỉ có gió lốc cục bộ. Khí hậu thời tiết khá thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp

nhất là các loại cây trồng ít cần nước như: cao su, khoai mì, điều,… vẫn có thể đạt
năng suất cao.
 Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất: theo kết quả thống kê đất đai năm 2010 của ngành Tài nguyên
và Môi trường thực hiện, tổng diện tích đất tự nhiên xã Suối Ngô là 15.617 ha. Trong
đó, đất nông nghiệp chiếm 96,68% diện tích tự nhiên phần lớn là đất trồng cây lâu năm
8.207,38 ha; đất phi nông nghiệp hiện chiếm 3,22% so với nhu cầu phát triển thì vẫn
còn thiếu nhiều.
7


Bảng 2.1 Hiện Trạng Sử Dụng Đất Năm 2010 Xã Suối Ngô Huyện Tân Châu
Khoản mục

ĐVT

Diện tích

Tỷ lệ %

Tổng diện tích

ha

15.617

100

Đất nông nghiệp


ha

15.114,55

96,78

- Đất trồng cây hàng năm còn lại

ha

164,38

1,05

- Đất trồng cây lâu năm

ha

8.207,38

52,56

- Đất rừng phòng hộ

ha

6.741

43,16


- Đất nuôi trồng thủy sản

ha

1,34

0,01

Đất phi nông nghiệp

ha

502,45

3,22

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

ha

1,34

0,01

- Đất quốc phòng

ha

0,67


0,00

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

ha

52,11

0,33

- Đất sản xuất xây dựng vật liệu gốm sứ

ha

3,55

0,02

-Đất nghĩa trang, nghĩa địa

ha

5,36

0,03

- Đất sông suối

ha


56,23

0,36

- Đất phát triển hạ tầng

ha

291,02

1,86

-Đất ở nông thôn

ha

92,17

0,59

Nguồn: Ban thống kê xã Suối Ngô
- Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: phía Nam xã giáp với huyện Dầu Tiếng, với tổng chiều dài
2,6 km ( Hồ Dầu Tiếng có dung tích thiết kế chứa 1,58 tỷ m3 nước, với mực nước dâng
bình thường 24,2 m. Mực nước chết 17m, ứng với dung tích 470 triệu m3 nước). Hiện
tại xã chưa có công trình thủy lợi nào lấy nước trực tiếp từ hồ phục vụ sản xuất nông
nghiệp. Trên địa bàn xã còn có: suối Krai, suối Trà Ôn, suối Ngô, suối tre, suối Ka
Rào, suối Đá, suối Bổ Túc có nước trong mùa mưa, mùa khô, lưu lượng rất nhỏ hoặc
cạn kiệt khi đến tháng 3, tháng 4 nên không có công trình thủy điện nào khai thác nước
suối. Nguồn nước mặt chỉ mức độ trung bình, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất

nông nghiệp không cao.
Nguồn nước ngầm: theo tài liệu đánh giá trữ lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh cho thấy khu vực xã Suối Ngô có nguồn nước ngầm ở mức trung bình, bề
8


dày tầng chứa nước từ 35-80m. Do vậy khai thác nước nước ngầm phục vụ sản xuất
khá hạn chế, ngay cả nước ngầm phục vụ cho mùa khô ở phía Bắc của xã còn gặp khó
khăn. Hiện nay nước ngầm đã được các hộ dân và các cơ sở công nghiệp khai thác tưới
cho cây trồng, sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. Song việc quản lý tài nguyên nước
ngầm còn nhiều bất cập, làm tăng nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm nước ngầm, nên phải sớm
có biện pháp quản lý tài nguyên vô cùng quý giá này.
-

Tài nguyên rừng

Suối Ngô là xã có diện tích đất lâm nghiệp đứng thứ 2 của Huyện với diện tích
6741ha, 100% diện tích đất lâm nghiệp là rừng phòng hộ.
-

Tài nguyên khoáng sản

Trong ranh giới hành chính của xã có mỏ đá vôi Sroc Tâm với tổng trữ lượng
121,77 triệu tấn và 2 mỏ đất sét xi măng 11,63 triệu tấn, 2 mỏ cao lanh với trữ lượng
5,74 triệu tấn sẽ được đầu tư khai thác làm nguyên liệu sản xuất xi măng. Bên cạnh đó
còn có một mỏ sét gạch ngói với trữ lượng 0,3 triệu m3 và 1 mỏ cát xây dựng trữ lượng
1,1 triệu m3 tại suối Tà Ôn, 2 mỏ cuội sỏi tại cầu Bổ Túc và suối Sóc Tà Em trữ lượng
0,65 triệu m3.
b) Điều kiện kinh tế xã hội
 Kinh tế

Xã Suối Ngô là một xã giáp biên giới, mức tăng trưởng kinh tế diễn ra còn
chậm trong các lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp và thương mại dịch vụ, lĩnh vực
công nghiệp xây dựng chưa phát triển. Hiện nay địa phương phát triển kinh tế xã hội
theo hướng nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ, thế mạnh của xã tập trung vẫn phát
triển nông nghiệp gắn với chăn nuôi, công nghiệp chế biến tinh bột mì, mủ cao su, phát
triển các ngành nghề, dịch vụ và thương mại.
Thu nhập bình quân đầu người là 8.200.000 đồng/ người/ năm đạt 0,68 lần so
với mức thu nhập bình quân của tỉnh là 12.000.000 đồng/ người/ năm. Xã có tỷ lệ hộ
nghèo là 9,93%.
- Nông lâm nghiệp: khu vực kinh tế nông nghiệp chiếm vai trò chủ yếu, đất đai
khá bằng phẳng, Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp theo hướng
chuyên canh đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm, ứng dụng khoa học kỹ thuật thâm
canh tăng năng suất và chất lượng nông sản. Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp
9


chủ yếu theo hướng hộ gia đình, xã chỉ có một hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp với 35
xã viên. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp như sau:
Cây khoai mì: diện tích 3.116 ha năng suất bình quân 27 tấn/ha, sản lượng
84.132 tấn. Trồng khoai mì vụ đông xuân tưới phun đạt năng suất cao, đây là hướng
chuyển vụ gieo trồng khoai mì chỉ có ở Tây Ninh.
Cây mía: diện tích 118 ha, năng suất bình quân 75 tấn/ha, sản lượng 8.858 tấn.
Cây cao su: diện tích 6.410,2 ha ( trong đó cao su nông trường 3.350 ha), diện
tích cho thu hoạch 5.191,1 ha, năng suất bình quân 2,1 tấn/ha, sản lượng 10.655,5 tấn.
Rau các loại: diện tích 93,9 ha năng suất bình quân 18,09 tấn/ha, sản lượng
1.698,5 tấn.
Chăn nuôi của xã ít phát triển và chưa trở thành ngành sản xuất chính trong
nông nghiệp, theo thống kê: đàn trâu 45 con, bò 143 con, heo 1669 con, gà 29.502 con,
vịt ngan 2.054 con…
- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: trên địa bàn xã có 5 công ty trách nhiệm

hữu hạn chế biến mủ cao su, tinh bột mì, 6 doanh nghiệp tư nhân nhà máy chế biến
tinh bột khoai mì, sản xuất gạch ngói, cưa xẻ gỗ… các cơ sở chế biến và phương tiện
đáp ứng một phần chế biến và phục vụ sản xuất của nông dân.
- Thương mại dịch vụ: hiện là ngành chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh
tế của xã. Hiện trên địa bàn xã, ngoài chợ trung tâm cụm xã còn có các cơ sở dịch vụ
và thương mại, đáp ứng nhu cầu giao thương, tiêu thụ hàng hóa cho người dân trong
địa bàn xã và người dân các xã lân cận. Tuy nhiên, chợ vẫn chưa đạt tiêu chuẩn quốc
gia.
 Xã hội
- Dân số và lao động
Dân số: theo báo cáo của chi cục thống kê huyện Tân Châu, dân số xã Suối Ngô
khoảng 12.129 người, chiếm 10,45% dân số toàn huyện với 3.129 hộ và đứng thứ 3
của huyện về dân số sau xã Tân Hưng và Tân Đông. Trong những năm gần đây nhờ
thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là
1,27%.
Lao động: theo số liệu điều tra của phòng Lao động- Thương binh – Xã hội và
chi cục thống kê huyện Tân Châu, tỷ lệ lao động trong độ tuổi đang làm việc ở xã
10


chiếm khoảng 67,45% so với tổng dân số. Trong đó, lao động trong lĩnh vực nông lâm
ngư nghiệp là 7.014 người ( chiếm 80,49%), trong lĩnh vực công nghiệp dịch vụ là
1.700 người ( chiếm 19,51%). Nguồn lao động trên đại bàn xã khá dồi dào, tập trung
vào độ tuổi từ 22 đến 35 tuổi, đa số là lao động trẻ, dễ tiếp cận với công nghệ và các
thông tin mới. Với vị trí thuận lợi là giáp Vương Quốc Campuchia việc đào tạo và
chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là rất khả quan. Hiện
tại xã có 20,08% lao động đã qua đào tạo. Do đó, để phát huy tổng thể mọi nguồn lực
trong quy hoạch và phát triển của xã, cần đặc biệt quan tâm, đào tạo, nâng cao trình độ
chuyên môn, tay nghề cho các đối tượng lao động thamgia vào các ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp và mở rộng các lớp tập huấn cho nông dân.

-

Giáo dục và đào tạo

Mầm non, mẫu giáo: hệ thống trường học mầm non gồm có 2 trường : trường
mầm non Suối Ngô và trường mầm non Sơn Ca đều được xây dựng vào năm 2008.
Tổng số phòng học là 13 phòng đều đạt chuẩn, có 12 giáo viên. Tuy nhiên hiện cả 2
trường đều chưa có phòng chức năng.
Tiểu học: trên địa bàn xã có 4 trường tiểu học, tổng số là 112 giáo viên, có 45
phòng học trong đó 17 phòng đạt chuẩn còn lại 28 phòng chưa đạt cần đầu tư nâng cấp
trong giai đoạn tới. Trang thiết bị và dụng cụ học cho học sinh tương đối đầy đủ.
Trung học cơ sở: trường có tổng số phòng là 13 đều đạt chuẩn, chưa có phòng
chức năng. Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ nhưng vẫn còn nhiều vật dụng
không sử dụng được cần đầu tư thay đổi để trường đạt chuẩn trong thời gian tới.
Trong những năm qua, công tác phổ cập giáo dục được quan tâm thực hiện, xã
đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ
sở. Phổ cập trung học phổ thông mời đạt khoảng 90%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung
học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc, học nghề chiếm 92,6%.
- Y tế: các chương trình y tế quốc gia được triển khai đầy đủ, thường xuyên
tuyên truyển về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, tổ chức khám
chữa bệnh, cấp thuốc cho dân nghèo. Khám bảo hiểm y tế là 1.540 người, không có
bảo hiểm y tế là 229 người. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm là 18%.
- Văn hóa: hiện tại xã có 5/6 ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn hóa. 6/6 ấp có nhà sinh
hoạt cộng đồng nhưng diện tích nhỏ chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các ấp. Tại
11


các ấp hiện chưa có khu thể thao nào nên trong thời gian tới cần đầu tư xây mới để đáp
ứng nhu cầu của nhân dân.
- Môi trường: trên địa bàn xã chưa có bãi tập kết rác và xử lý rác thải, chủ yếu

là do người dân xử lý bằng các hình thức tự thu gom, tự hủy bằng cách đốt. Hiện trạng
chất lượng nước mặt bị ảnh hưởng do chất thải chưa được xử lý từ các nhà máy thải ra
bên ngoài gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hoạt động chế biến nông sản của các
công ty và doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực chế biến mủ cao su đã có
những ảnh hưởng không tốt đến môi trường, làm giảm chất lượng cuộc sống của người
dân. Hầu hết các con suối nhỏ chảy gần khu vực nhà máy chế biến tinh bột mì đều bị ô
nhiễm, màu nước đen kịt kèm theo một mùi hôi thối bốc lên, gây cảm giác khó chịu
khi đi ngang qua khu vực này. Hiện xã có một trạm cấp nước tập trung ở ấp 2 quy mô
phục vụ 300 hộ. Còn lại nguồn nước mà xã Suối Ngô đang sử dụng là nguồn nước từ
giếng khoan và giếng đào tại gia đình, ngoài ra người dân còn sử dụng nước mưa để
phục vụ sinh hoạt. Nguồn nước sinh hoạt này được đảm bảo cho các hộ dân kể cả mùa
khô hạn. Tỷ lệ người dân trong xã dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 76,5 %.
2.2. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã tham khảo một số tài liệu có liên quan.
Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá tổn hại kinh tế do ô nhiễm nước ngầm đối với các hộ
dân trên địa bàn phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP.HCM” của Nguyễn Thị Hồng
Trang, 2008. Đề tài đã cho thấy mức độ ô nhiễm nguồn nước ngầm đã ảnh hưởng nặng
nề đến hầu hết các mặt trong đời sống người dân. Bao gồm ảnh hưởng đến chất lượng
nước, đến sức khỏe của người dân. Sử dụng các nguồn nước thay thế như bình lọc
nước, nước đóng bình, máy lọc nước tia cực tím là biện pháp để thích ứng với tình
trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm của các hộ dân. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm từ các
nguồn như: từ nước thải khu công nghiệp lân cận, lượng thuốc BVTV được sử dụng
quá nhiều vào nông nghiệp, rác thải sinh hoạt xử lí không đúng cách, điều kiện nhà vệ
sinh chưa đúng quy định. Sau khi tính toán được các thiệt về kinh tế bao gồm thiệt hại
chi phí sử dụng các nguồn nước thay thế, thiệt hại về chi phí chữa bệnh, khóa luận đã
cho thấy mức thiệt hại vô cùng lớn. Từ đó, đề tài đã đề ra một số kiến nghị về công tác
quản lí tại địa phương. Chẳng hạn, cần xây dựng thêm trạm cấp nước để đáp ứng nhu
12



cầu sinh hoạt của dân cư. Chính quyền địa phương cần đề ra những chính sách khuyến
khích người dân sử dụng nước sạch hoàn toàn.
Đề tài tốt nghiệp của Phạm Thị Hồng Trang, 2008. “Ứng dụng phương pháp
giá hưởng thụ để đánh giá ô nhiễm tại cầu cá trê quận 2, TP.HCM”. Khóa luận ứng
dụng phương pháp giá hưởng thụ, một phương pháp phổ biến hiện nay để tính toán
thiệt nhà đất gây ra bởi ô nhiễm. Bãi rác tồn tại đã gây ra nhiều vấn đề cho xã hội. Con
người bị ảnh hưởng bởi mùi hôi, vi khuẩn từ bãi rác. Sức khỏe bị sa sút, đặc biệt là
người già và trẻ em. Bên cạnh đó, cũng làm cho đất giảm giá trị. Nếu bãi rác tồn tại mà
không có biện pháp nào cải thiện chất lượng môi trường triệt để thì sẽ có các tác động
tiêu cực tới người dân và không thu hút được dân cư. Xử lí rác phải đúng quy trình,
xây dựng hệ thống xử lí rác đạt yêu cầu, đạt hiệu quả, công tác giám sát cần thực hiện
chặt chẽ, đồng bộ, nghiêm khắc, người dân phải nâng cao nhận thức, yêu môi trường
sống của mình. Như vậy, tình hình ô nhiễm tại bãi rác cũng như một số nơi khác mới
được cải thiện, môi trường ngày càng xanh hơn. Tuy nhiên đề tài chỉ dừng lại ở việc
tính toán giá nhà ở mà chưa tính đến giá ẩn của biến môi trường
Anil Markandya,2006, bài giảng về phương pháp giá hưởng thụ, ông đã mô tả
và hướng dẫn cách sử dụng phương pháp giá hưởng thụ. Theo ông, sự khác nhau về
giá của một loại hàng hóa phụ thuộc vào những đặc tính của những hàng hóa đó. Khi
môi trường đặc trưng của hàng hóa thay đổi thì giá của chúng cũng thay đổi. Đây là
điểm khởi đầu để xác định mức sẵn lòng trả cho đặc tính môi trường. Sự khác biệt về
giá nhà ở phản ánh sự khác nhau về đặc điểm môi trường khi chúng ta cố định các yếu
tố về đặc tính ngôi nhà và phản ánh mức sẵn lòng trả cho chất lượng môi trường. Như
vậy, khi chất lượng môi trường bị biến đổi thì nó sẽ ảnh hưởng đến giá đất ở. Tài liệu
đã mô tả mô hình của Rosen như sau:
Hàm thỏa dụng của người tiêu dùng có dạng như sau: U (s,n,c).
Trong đó, s là đặc điểm ngôi nhà
n là đặc điểm môi trường khu vực có nhà ở
c là hàng hóa tiêu thụ khác.
Hàm ngân sách có dạng : m = c + p (s, n)
Trong đó, m là thu nhập

13


P (s,n) là chi phí cho một ngôi nhà. Chi phí này phụ thuộc vào đặc điểm ngôi
nhà và đặc tính môi trường nơi có nhà ở.
C là chi phí các hàng hóa khác.
Điều kiện để tối đa hóa thỏa dụng thỏa mãn được ngân sách hạn chế là tỷ lệ cận biên
giữa các đặc tính của n và hàng hóa khác bằng với giá của n và c. Giá của c được xem
là hằng số và mô hình cho c = 1, giá của n mô tả sự thay đổi biên của giá của n.
Un(s, n, c)/ Uc(s, n, c) = pn (s, n)
Pn(s, n) = p(s,n)/n.
Điều kiện là người tiêu dùng sẵn sàng đưa ra pn cho một sự thay đổi của n. Hàm giá
hưởng thụ mô tả cách thay đổi giá nhà ở khi đặc điểm nhà ở thay đổi bao gồm: P (s, n).
Đạo hàm bậc nhất của hàm giá với một trong những đặc điểm của n chính là giá ẩn của
n. Nếu chúng ta biết được hàm giá hưởng thụ và giá ẩn n, ta có thể ước tính mức sẵn
lòng trả của người mua cho n. Sau đó tiến hành xây dựng hàm cầu đảo để ước tính
thiệt hại bị mất dựa vào giá trị thặng dư của người tiêu dùng bị mất do chất lượng môi
trường thay đổi. Như vậy, thông qua tài liệu này, chúng ta có một cách tính giá hưởng
thụ chính xác hơn. Bài giảng đưa ra ví dụ ứng dụng của phương pháp giá hưởng thụ để
xác định giá trị của việc cải thiện không gian xanh tại một đô thị cụ thể là tăng tỷ lệ
che phủ của cây xanh. Giá nhà giảm khi tỷ lệ che phủ cây xanh giảm và tăng lên khi tỷ
lệ che phủ dày hơn. Thông qua ví dụ, ông đã nêu rõ cách tính toán và đã ước lượng
được giá trị môi trường khi tính giá biên ẩn của tỷ lệ che phủ cây xanh.
Ngoài ra đề tài cũng đã tham khảo thêm tài liệu về “Tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN 5945 – 1995) nước thải công nghiệp – tiêu chuẩn thải”. tài liệu này quy định
rõ phạm vi áp dụng quy định này. Chẳng hạn, quy định giá trị giới hạn các thông số và
nồng độ các chất thành phần trong nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh
doanh, dịch vụ... (gọi chung là nước thải công nghiệp). Tiêu chuẩn này dùng để kiểm
soát chất lượng nước thải công nghiệp trước khi đổ vào các khu vực nước. Bảng tiêu
chuẩn được trình bày rõ ở phụ lục 5.


14


×