Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG MÁY NƯỚC NÓNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH QUẬN GÒ VẤP TP. HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

HUỲNH LÊ VIÊN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG
MÁY NƯỚC NÓNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH QUẬN GÒ VẤP
TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

HUỲNH LÊ VIÊN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG
MÁY NƯỚC NÓNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH QUẬN GÒ VẤP
TP HỒ CHÍ MINH

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích hiệu quả kinh
tế của việc sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời trong các hộ gia đình trên địa
bàn quận Gò Vấp-TP Hồ Chí Minh ” do Huỳnh Lê Viên, sinh viên khóa 2008 - 2012,
ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày _____________________________.

Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân.Bên cạnh đó, nó
cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của
nhiều cá nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Gửi đến thầy TS.Đặng Minh Phương lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn
Thầy đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và
sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường khóa 34 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn tất cả những người bạn của tôi, người thân nhất của tôi không quản khó
khăn để hỗ trợ tôi trong thời gian hoàn thành nghiên cứu này.
Cảm ơn Cậu đã giúp đỡ con trong quá trìnhđi thu thập số liệu tại địa bàn quận
Gò vấp
Sau cùng, để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ
đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con
được bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân
trong gia đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 06 năm 2012
Sinh viên


Huỳnh Lê Viên


NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH LÊ VIÊN. tháng 6 năm 2012. “Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Của
Việc Sử Dụng Máy Nóng Năng Lượng Mặt Trời Trong Các Hộ Gia Đình Trên Địa
Bàn Quận Gò Vấp TP Hồ Chí Minh”
HUYNH LE VIEN. June 2012. “Analysing The Effect Of Economic Of Using
Solar – Powered Water Heaters In Households At Go Vap District,HCM City”
Việc sử dụng bình nước nóng điện đem lại tiện lợi cho người sử dụng, nhanh
chóng, tuy nhiên theo như mẫu điểu tra về sự quan tâm về mức độ an toàn thì hầu như
mọi người dân đều rất quan tâm đến vấn đề này. Nhưng máy nước nóng năng lượng
mặt trời chi phí cao nên không phải ai cũng có thể mua được, do vậy cần có những
biện pháp để mọi người dân có thể sử dụng, tiết kiệm cho mỗi gia đình cũng như tiết
kiệm điện cho quốc gia.
Đề tài sử dụng tính NPV để so sánh việc sử dụng máy nước nóng năng lượng
mặt trời và bình nước nóng điện
Mô hình logit :Ln[p/(p-1)] = Yi = β0 + β1* TUOI + β2*GIOITINH +
β3*TDVH + β4*NHANKHAU+ β5*PHONGTAM + β6*THUNHAP + β7 *GIA
Đánh giá các yếu tố tác động đến sự lựa chọn sử dụng hay không sử dụng
MNNNLMT của người dân


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1. Mục tiêu chung

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể


3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi không gian

3

1.3.2. Phạm vi thời gian

3

1.4. Bố cục

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan các tài liệu liên quan đến nghiên cứu

5

2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

6


2.2.1. Tổng quan về TP Hồ Chí Minh

6

2.2.2. Kinh tế xã hội

8

2.3. Tổng quan về quận Gò Vấp

11

2.3.1. Điều kiện tự nhiên

11

2.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

12

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

14
14

3.1.1. Môi trường

14


3.1.2. Các chức năng cơ bản của môi trường

14

3.1.3. Ô nhiễm môi trường

14

3.1.4. Bảo vệ môi trường

14
v


3.1.5. Hiệu ứng nhà kính

15

3.2. Máy nước nóng

15

3.2.1. Máy nước nóng năng lượng mặt trời

15

3.2.2 Cấu tạo và cơ chế hoạt động của bình nước nóng điện

20


3.2.3. Sự phát triển của máy nước nóng năng lượng mặt trời trên thế giới

24

3.2.4. Sự phát triển của máy nước nóng năng lượng mặt trời ở Việt Nam

26

3.1. Phương pháp nghiên cứu

27

3.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế

27

3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu

29

3.1.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

29

3.1.4. Phương pháp phân tích lợi ích- chi phí

29

3.1.5 Phương pháp hàm xác suất logit


32

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

35

4.1. Giới thiệu mẫu điều tra

35

4.2. Một số kết quả thống kê về mẫu điều tra

39

4.2.1. Một số nét về yếu tố xã hội - cá nhân của người được phỏng vấn

39

4.3. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn sử dụng
MNNNLMT

41

4.3.1. Ước lượng các thông số trong mô hình

41

4.3.2. Các yếu tố có ý nghĩa thống kê

42


4.4. Xác định hiệu quả kinh tế của việc sử dụng MNNNLMT so với bình nước nóng
điện

44

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

48

5.1. Kết luận

48

5.2. Kiến nghị

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO

50

PHỤ LỤC

51

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


MNNNLMT

Máy nước nóng năng lượng mặt trời

ĐVT

Đơn vị tính

NPV

Hiện giá ròng

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Lợi ích và chi phí theo năm phát sinh

30

Bảng 3.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn sử dụng MNNNLMT.

33

Bảng 4.1.thống kê về tình hình sử dụng máy nước nóng

36

Bảng 4.2.Quy Mô Hộ Gia Đình


36

Bảng 4.3. Kết Quả Thống Kê Mẫu Điều Tra

40

Bảng 4.4.Các Thông Số Ước Lượng Của Hàm Xác Suất Quyết Định Chọn sử dụng
hay không sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời của người dân

41

Bảng 4.5. Kết Quả Dự Đoán Của Mô Hình

44

Bảng 4.6.Bảng lợiích và chi phí của bình nước nóngđiện và MNNNLMT

45

Bảng 4.7. So sánh lợi ích - chi phí của hai dự án

46

Bảng 4.8. Bảng Lợi Ích Tài Chính của MNNNLMT So Với Bình Nước Nóng Điện 46

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Cấu tạo máy nước nóng năng lượng mặt trời

16

Hình 3.2. Cấu tạo bình nước nóng điện

20

Hình 4.1. Thống kê về tỉ lệ nam/nữ trong mẫu điều tra

36

Hình 4.2.trình độ học vấn của hộ dân được phỏng vấn

37

Hình 4.3. Thu nhập của người được phỏng vấn

37

Hình 4.4. Độ tuổi của người được phỏng vấn

38

Hình 4.5.tìm hiểu về máy nươc nóng của người dân qua các phương tiện

38

Hình 4.6.mức độ quan tâm của người dân về sự an toàn khi sử dụng máy nước nóng 39


ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: bản đồ quận Gò Vấp
Phụ lục 2: bảng kết xuất các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng máy nước nóng năng
lượng mặt trời
Phụ lục 3: Tính NPV của máy nước nóng năng lượng mặt trời so với máyđiện
Phụ luc 4: bảng câu hỏi phỏng vấn
phụ lục 5: Dự đoán độ chính xác của mô hình
Phụ lục 6: Các hình ảnh vè máy nước nóng năng lượng mặt trời và bình nước nóng
điện

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì việc sử dụng các nguồn tài nguyên
ngày càng gia tăng, thế giới sẽ phải đối mặt với việc cạn kiệt dần các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, song song đó vấn đề ô nhiễm môi trường thời gian gần đây lại gia tăng
đáng kể khiến chất lượng cuộc sống của con người càng ngày càng giảm đi. Hậu quả
này hoàn toàn trái ngược với những thành tựu kinh tế mà con người chúng ta cố gắng
tạo dựng. Vì vậy sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và có ý thức bảo vệ
môi trường xung quanh là hai nhiệm vụ hàng đầu mà các cấp chính quyền, các tổ chức
và tất cả mọi người dân trên toàn thế giới cần phải thực hiện. Đó là tất cả mọi người
cũng như các nhà chức trách phải tìm ra một loại nhiên liệu thay thế, cũng như đảm
bảo được việc giảm đi ô nhiễm môi trường

Trong khi các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ đang dần
cạn kiệt, giá thành cao, nguồn cung không ổn định, nhiều nguồn năng lượng thay thế
đang được các nhà khoa học quan tâm, đặc biệt là nguồn năng lượng mặt trời. Việc
tiếp cận để tận dụng nguồn năng lượng mới này không chỉ góp phần cung ứng kịp nhu
cầu năng lượng của xã hội mà còn giúp tiết kiệm điện năng và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường và năng lượng “xanh” trở thành từ thông dụng để chỉ các dạng năng lượng tái
tạo nói chung. Sử dụng năng lượng xanh thay vì nhiên liệu hoá thạch góp phần bảo vệ
môi trường, giữ mãi màu xanh cho trái đất
Sử dụng năng lượng Mặt Trời đang trở nên ngày một phổ biến trên thế giới,
thậm chí còn hơn cả năng lượng gió, nhờ dễ khai thác và sản xuất.Xét về mặt lịch sử,
các cơ sở quang điện chỉ ở quy mô nhỏ - hầu như lắp đặt trên mái nhà dân. Hiện nay,
các dự án sản xuất điện Mặt Trời quy mô lớn đang được đề xuất ở một vài quốc gia.
Mỹ đang phát triển khoảng 77 dự án quy mô lớn và tăng công suất phát điện Mặt
1


Trờilên đến 13.200 MW. Marocco hiện đang lên kế hoạch 5 dự án sản xuất năng lượng
quy mô lớn, trong đó có cả quang năng lẫn nhiệt năng hoặc kết hợp cả hai, mỗi dự án
có công suất từ 100 đến 500 MW. Italy có nhiều dự án điện Mặt Trời mới với tổng
công suất 15.000 MW vào năm 2020, Nhật Bản 28.000 MW vào năm 2020 và bang
California (Mỹ) đặt mục tiêu 3.000 MW vào năm 2017.
Việt Nam với lợi thế là một trong những nước nằm trong giải phân bổ ánh nắng
mặt trời nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ mặt trời của thế giới, với dải bờ biển
dài hơn 3.000km, có hàng nghìn đảo hiện có cư dân sinh sống nhưng nhiều nơi không
thể đưa điện lưới đến được. Vị trí địa lý đã ưu ái cho Việt Nam một nguồn năng lượng
tái tạo vô cùng lớn, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Trải dài từ vĩ độ 23023’ Bắc đến
8027’ Bắc, Việt Nam nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao.
Trong đó, nhiều nhất phải kể đến thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến là các vùng Tây
Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh)

Sự giàu có vô tận về nguồn tài nguyên năng lượng mặt trời của Việt Nam là lý
do xuất hiện dòng sản phẩm sử dụng nguồn nhiên liệu dồi dào và quý giá này như điện
thoại năng lượng mặt trời, lò nướng năng lượng mặt trời và nhiều loại khác. Tuy nhiên
những sản phẩm phục vụ cho đời sống, nhu cầu sinh hoạt của người dân thì phải kể
đến máy nước nóng năng lượng mặt trời. Với những người có điều kiện kinh tế và tầm
nhìn xa, sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời là sự lựa chọn thông minh và
nhạy bén nhất, bởi ưu điểm an toàn, tiết kiệm và bảo vệ môi trường của nó. Ưu điểm
lớn nhất của máy này được thể hiện ngay trong tên gọi, đó là không tốn điện. Sau nữa
là nguồn nước nóng khá dồi dào, an toàn, không tiếng ồn, độ bền, chi phí bảo trì thấp
và bảo vệ môi trường, Tuy nhiên chừng đó ưu điểm cũng không khắc phục được một
nhược điểm “không thể tha thứ” được: giá quá cao, rẻ nhất thì cũng khoảng bằng 5 cái
máy nước nóng điện. Vì thế, một vấn đế được đặt ra là liệu máy nước nóng năng
lượng mặt trời có đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình sử dụng nó hay không,
ngoài tất cả lợi ích như trên thì liệu máy nước nóng năng lượng mặt trời có phải là sản
phẩm cần khuyến khích các hộ gia đình sử dụng về tính hiệu quả, an toàn, bảo vệ môi
trường mà nó đem lại hay không. Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “phân tích
hiệu quả kinh tế của việc sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời trong các hộ
2


gia đình trên địa bàn quận Gò Vấp TP Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm có cái nhìn
đúng đắn, thiết thực hơn và đưa ra những đề xuất, giải pháp cần thiết cho vấn đề.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tập trung đánh giá về hiệu quả kinh tế của việc sử dụng máy nước nóng năng
lượng mặt trời của các hộ dân trên địa bàn Quận Gò Vấp TP Hồ Chí Minh
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Thực trạng phát triển kinh tế và vấn đề môi trường trên địa bàn TPHCM.
Tìm hiểu thực trạng sử dụng các nguồn năng lượng mới trên địa bàn.
Phân tích hiệu quả kinh tế của máy nước nóng NLMT so với bình nước nóng

điện.
Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được tiến hành từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012.
1.4. Bố cục
Đề tài gồm năm phần chính và được chia thành năm chương như sau: chương 1
là chương trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
và cấu trúc của khóa luận. Chương 2 là chương giới thiệu tổng quan về tài liệu tham
khảo, trình bày về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội của quận Gò Vấp, TP
Hồ Chí Minh đồng thời khái quát thực trạng sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt
trời trên địa bàn. Chương 3 là chương trình bày một số khái niệm, học thuyết sẽ được
áp dụng làm cơ sở lý luận cho những vấn đề phân tích sau đó và phương pháp nghiên
cứu. Trong chương này bao gồm các nội dung, khái niệm về năng lượng mặt trời, máy
nước nóng năng lượng mặt trời, bình nước nóng điện , một số yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi lựa chọn sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời. Chương 4 là chương
trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm: Giới thiệu mẫu điều tra, một số
kết quả thống kê về mẫu điều tra, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử
dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời của các hộ dân trên địa bàn quận Gò Vấp.
3


Chương 5 là chương đưa ra những kết luận chính mà đề tài đã thực hiện và một số
kiến nghị cho việc sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời của người dân.

4



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan các tài liệu liên quan đến nghiên cứu
Đề tài đánh giá về hiệu quả kinh tế của việc sử dụng MNNNLMT, mà ở đây là
chúng ta sẽ so sánh với việc sử dụng máy NNNLMT với việc sử dụng bình nước nóng
điện. Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tài liệu nghiên cứu được tổng
hợp từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau và từ internet. Bên cạnh đó, đề tài
nghiên cứu còn tham khảo đề tài của Ngô Kim Long, 2010, phân tích hiệu quả kinh tế
của các giải pháp”xanh” tại khách sạn REX, TP Hồ Chí Minh, vấn đề được nói đến là
việc sử dụng các loại năng lượng xanh, mà điển hình là năng lượng mặt trời vào việc
sinh hoạt cũng như hoạt động của khách sạn REX. Đoàn Tấn Dương, 2011, “Xác Định
Hiệu Quả Kinh Tế của Nhà Máy Điện Gió Văn Thanh, Huyện Bắc Bình, Tỉnh Bình
Thuận”. Khóa luận tiến hành xác định hiệu quả kinh tế của nhà máy điện gió nhằm
đánh giá việc sử dụng sức gió tạo ra nguồn điện năng có đem lại hiệu quả kinh tế và
khắc phục được ô nhiễm môi trường hay không ?
Đề tài áp dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí nhằm đánh giá hiệu quả
của việc sử dụng MNNNLMT, mà ở đây là tôi so sánh với việc sử dụng bình nước
nóng điện, nhằm đưa ra phương án lựa chon sử dụng hiệu quả. Đề tài sử dụng mô hình
logit để xác định tác động của các yếu tố đến việc quyết định dùng hay không dùng
MNNNLMT


2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan về TP Hồ Chí Minh
a. Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54'
Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông
Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam
giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí

Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ.
Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam
Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ,
đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao
nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ
có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại,
vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình
trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ
Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới
10 mét.

Nguồn: UBND TP. Hồ Chí Minh
6


Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực:
-

Cực Bắc là Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.

-

Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.

-

Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.


-

Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.

b. Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có
nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ
tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành
phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao
nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt
độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm,
trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958.
Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng
từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian
thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam –
Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực
còn lại.
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa
Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ
trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung
bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông
Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí
Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành
phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%). Bình quân độ
ẩm không khí đạt 79,5%/năm.

7


2.2.2. Kinh tế xã hội

a. Kinh tế
TP.HCM giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6%
diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm,
27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Vào năm 2005,
TP.HCM có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động
nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở thành
phố đạt 2.800 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1168 USD/năm..
Tổng GDP cả năm 2010 đạt 418.053 tỷ đồng (tính theo gía thực tế khoảng 20,902 tỷ
USD), tốc độ tăng trưởng đạt 11.8%.
Nền kinh tế của TP.HCM đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông
nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của
thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn
lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng
cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.
b. Về thương mại
TP.HCM có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến
Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ
một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại
xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza... Mức tiêu thụ của TP.HCM cũng
cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội. Sở
Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được
thành lập vào tháng 7 năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, toàn thị trường
đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị
vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng.
c. Nông nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích gần 209.600 ha, gồm 19 quận và 5 huyện
ngoại thành.Đất nông nghiệp gần 104.000 ha, chiếm gần 50% tổng diện tích toàn

8



thành phố, trong đó đất sản xuất nông nghiệp khoảng 56.700 ha, đất lâm nghiệp
36.300 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 9.400 ha, còn lại là đất làm muối.
d. Giao thông
Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, TP.HCM trở thành một đầu mối giao thông
quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Mạng lưới giao thông TP.HCM
hiện nay chủ yếu chỉ có giao thông đường bộ, trong đó giao thông đường bộ có sản
lượng vận chuyển chiếm 96% luợng hành khách và 93% lượng hàng hóa trong tổng số
lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách tại TP.HCM. Giao thông đuờng thủy có vai
trò quyết định sự hình thành đô thị Sài Gòn nay chỉ chiếm vị trí thứ yếu, các hình thức
vận chuyển khác hầu như chưa phát triển.
e. Du lịch
Do có vị trí địa lý thuận lợi,khí hậu ôn hoà, quanh năm hai mùamưanắng, cùng
với lịch sử trên 300 năm đấu tranh quật khởi kiên cường chống ngoại xâm đã từng có
tiếng vang trên thế giới, và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, thành phố Hồ Chí
Minh đã trở thành trung tâm du lịch của cả nước.
Thành phố Hồ Chí Minh hấp dẫn du khách không chỉ vì có nhiều danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, công trình kiến trúc cổ mà còn thu hút du khách
bởi văn hoá ẩm thực mang đậm nét Nam bộ. Là cửa ngõ của Đất phương Nam, ngay
tại trung tâm thành phố, từ bến Bạch Đằng, du khách có thể xuống thuyền xuôi theo
sông Sài gòn để được hoà mình với thiên nhiên bao la của sông nước, hướng về những
làng nghề truyền thống, vườn cây ăn trái xum suê, vườn cây kiểng, chợ nổi trên sông
hay khu du lịch sinh thái Cần Giờ - khu du lịch được UNESCO công nhận là "Khu dự
trữ sinh quyển rừng ngập mặn" đầu tiên của Việt Nam… Thành phố còn là cửa ngõ
đưa du khách đến với những địa danh nổi tiếng của cả khu vực phía Nam như: vùng
nước nóng thiên nhiên Bình Châu, rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên, vùng biển Mũi
Né, vùng ven biển Hà Tiên, Đà Lạt, đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với những
vựa lúa, vườn cây trái, rừng ngập mặn, rừng tràm, đồng bưng và nhiều loại đặc sản
quý hiếm .


9


f. Xã hội
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 TP.HCM có dân số 7.162.864
người, gồm 1.824.822 hộ dân trong đó: 1.509.930 hộ tại thành thị và 314.892 hộ tại
nông thôn, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có 3.435.734 người
chiếm 47,97%, nữ có 3.727.130 người chiếm 52,03%. Dân số thành phố tăng nhanh,
trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố tăng thêm 2.125.709 người, bính quân
tăng hơn 212.000 người/năm, tốc độ tăng 3,54%/năm, chiếm 22,32% số dân tăng thêm
của cả nước trong vòng 10 năm. Với 572.132 người, tương đương với dân số một số
tỉnh như: Quảng Trị, Ninh Thuận, quận Bình Tân có dân số lớn nhất trong số các quận
cả nước. Tương tự, huyện Bình Chánh với 420.109 dân là huyện có dân số lớn nhất
trong số các huyện cả nước. Trong khi đó huyện Cần Giờ với 68.846 người, có dân số
thấp nhất trong số các quận, huyện của thành phố. Không chỉ là thành phố đông dân
nhất Việt Nam, quy mô dân số của TP.HCM còn hơn phần lớn các thủ đô ở châu Âu
ngoại trừ Moscow và London. Theo số liệu thống kê năm 2009, 83,32% dân cư sống
trong khu vực thành thị. TP.HCM có gần một phần ba là dân nhập cư từ các tỉnh khác.
Cơ cấu dân tộc, người Kinh 6.699.124 người chiếm 93,52% dân số thành phố, tiếp
theo tới người Hoa với 414.045 người chiếm 5,78%, còn lại là các dân tộc Chăm 7.819
người, Khmer 24.268 người ... Tổng cộng có đến 52/54 dân tộc được công nhận tại
Việt Nam có người cư trú tại thành phố (chỉ thiếu dân tộc Bố Y và Cống), ít nhất là
người La Hủ chỉ có 01 người. Ngoài ra còn 1.128 người được phân loại là người nước
ngoài, có nguồn gốc từ các quốc gia khác (India, Pakistan, Indonesia, Pháp...). Những
người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung
nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế
thành phố. Cũng theo số liệu điều tra dân số năm 2009, 1.983.048 người (27,68% tổng
số dân thành phố) kê khai có tôn giáo; trong đó những tôn giáo có nhiều tín đồ là: Phật
giáo 1.164.930 người chiếm 16,26%, Công giáo 745.283 người chiếm 10,4%, Cao đài

31.633 người chiếm 0,44%, Tin lành 27.016 người chiếm 0,37%, Hồi giáo 6.580
người chiếm 0,09%.
Sự phân bố dân cư ở TP.HCM không đồng đều, ngay cả các quận nội ô. Trong
khi các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km² thì các quận 2,
9, 12 chỉ khoảng 2.000 tới 6.000 người/km². Ở các huyện ngoại thành, mật độ dân số
10


rất thấp, như Cần Giờ chỉ có 96 người/km². Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ
tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%. Theo ước tính năm 2005, trung
bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại TP.HCM. Đến năm 2010, có số
này còn có thể tăng lên tới 2 triệu.
Mặc dù TP.HCM có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình
quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày các lớn do những tác
động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại
cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các
quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành.
2.3. Tổng quan về quận Gò Vấp
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Quận Gò Vấp nằm ở phía Bắc nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, có ranh giới
như sau:
Phía Đông: giáp Quận 12 qua sông Bến Cát, Vàm Thuật.
Phía Tây: giáp Quận 12 qua kinh Tham Lương.
Phía Nam: giáp Sân bay Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình.
Phía Bắc: giáp Quận 12 qua sông Bến Cát.
Toàn quận có 12 phường: phường 1, 3, 5, 7, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17.
Tổng diện tích tự nhiên toàn quận: 1975,85ha trải dài theo hướng Đông – Tây
với chiều dài khoảng 7,5 km và chiều rộng hướng Bắc – Nam nơi rộng nhất khoảng
5,9km.

Theo quy định chung đã duyệt 1998 là: 1948,6ha sai số là 27,25ha. Tháng
11/2005 là: 1974,09ha sai số 1,76ha. Nguyên nhân chính của việc sai số do công tác
tổng hợp, đo đạc bản đồ địa chính, tài nguyên môi trường.
b. Khí hậu
Quận Gò Vấp thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa xích đạo, mang tính chất chung là nóng, với nhiệt độ cao trung bình
270C và mưa nhiều.

11


c. Địa hình
Tương đối bằng phẳng, tốc độ trung bình từ 2,3% xuống còn 0,1% và độ cao
mặt đất thay đổi từ 11,0m xuống còn dưới 1,0m.
d. Thủy văn
Chịu ảnh hưởng bán nhật triều cường không đều trên sông Sài Gòn, mực nước
cao từ 1,32m đến 1,60m.
2.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
a. Kinh tế
Từ sau ngày giải phóng đến nay, cùng với sự phát triển chung của thành phố
trẻ, Gò vấp từ một quận vùng ven trờ thành một trong những địa phương có tốc độ
tâng trường kinh tế và đô thị hoa nhanh nhát thành phố. Theo thông tin từ website
quận, năm 2005, tốc độ tăng trường kinh tế (GDP) của quận tâng 15,5%. Kim ngạch
xuất khẩu 140 triệu USD, tâng 8,3%. Kim ngạch nhập khau 110 triệu USD, tăng
15,78%. Thu ngân sách Nhà nước 314,9 tỳ đồng, đạt 114,47% dự toán. Thu ngân sách
Quận 222,5 tỳ đồng, đạt 123,61% dự toán năm. Giá trị sản xuất ước thực hiện 2.780 tỳ
đồng (theo giá so sánh 1994), đạt 99,64% kế hoạch, tâng 17,64% so với năm 2004. Giá
trị sản xuất nông nghiệp ước thực hiện 40,35 tỳ đồng, giảm 13,5% so cùng kỳ.
b. Xã hội
Gò Vấp đã là một trong hai quận đầu tiên của thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập

bậc trung học phổ thông. Trình độ học vấn của công dân quận Gò Vấp cao nhất thành
phố (cùng một quận nội thành khác), tỳ lệ cư dân biết đọc, biết viết của Gò vấp là
98,05%, cao thứ nhì ờ thảnh phố Hồ Chí Minh. Kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố
khối lớp 9 (năm học 2007-2008) do Sờ Giáo dục và đảo tạo tồ chức ngày 25/3/2008,
quận Gò váp tiếp tục dẫn đầu thành phố về tỳ lệ học sinh dự thi đoạt giải: 144 em đoạt
giài/148 em dự thi, tỷ lệ 97,30%. Đây lả năm thứ 12 liên tục, Gò vấp dẫn đầu về tỷ lệ
học sinh giỏi cấp thành phố. Ngoài hệ thống các trường mầm non và phổ thông, trên
địa bàn quận còn cótrường Đại học Công nghiệp, Trường Kỹ thuật Công nghệ Quang
Trung góp phần quan trọng cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo của thànhphố nói riêng và
cả nước nói chung.về y tế, ngoài mạng lưới y tế cấp phường và bệnh viện quận, trên
địa bàn Gò vấp còn có bệnh viện 175 của quân đội. Bệnh viện 175 có quy mô 1.200
giường, hơn 240 bác sĩ, hơn 10 dược sĩ cao cắp, gần 500 y sĩ, y tá, điểu dưỡng viên, kỹ
12


thuật viên, đã và đang đóng góp quan trọng vào việc châm lo sức khỏe cho cư dân trên
địa bàn, đồng thời tác động vào việc phát triển các ngành dịch vụ quanh khu vực.

13


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam).
3.1.2. Các chức năng cơ bản của môi trường

Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật, đó là nơi cung cấp tài
nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người, là nơi chứa đựng
các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình;
Hơn nữa, môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên trái đất; và là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
3.1.3. Ô nhiễm môi trường
Theo Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam: Ô nhiễm môi trường là sự làm thay
đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người,
đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường.
3.1.4. Bảo vệ môi trường
Là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi
trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con
người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên.
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, tổ chức, cá nhân phải có trách
nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và trách


×