Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bình luận về những điểm mới về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.13 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................2
NỘI DUNG..................................................................................................................................2

I.Khái quát chung chế định loại trừ trách nhiệm hình sự............................2
II.Những điểm mới về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự................4
1.Về kỹ thuật lập pháp.........................................................................................................4
2.Các tình tiết mới loại trừ trách nhiệm hình sự của Bộ luật hình sự năm 2015.................5
2.1.Về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự...................................................5
2.2.Về tình thế cấp thiết.......................................................................................................6
2.3.Về gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội.........................................................7
2.4.Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công
nghệ......................................................................................................................................8
2.5.Về thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên........................................9

III.Một số nhận xét và kiến nghị...................................................................10
KẾT LUẬN................................................................................................................................11
Danh mục tài liệu tham khảo.....................................................................................................12

1


MỞ ĐẦU
Loại trừ trách nhiệm hình sự là một chế định quan trọng trong Bộ luật
Hình sự Việt Nam. Chế định này được đánh dấu ra đời bằng những giải thích
thống nhất có tính chất chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao trong thực tiễn xét
xử các vụ án hình sự vào năm 1983. Trong lần pháp điển hóa pháp luật hình sự
đầu tiên (Bộ luật Hình sự năm 1985) đã có 04 trường hợp được coi là loại trừ
trách nhiệm hình sự. Các trường hợp này tiếp tục được ghi nhận tại Bộ luật Hình
sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Đến Bộ luật Hình sự năm 2015, chế


định này đã hoàn thiện hơn, được ghi nhận trong một chương riêng gồm 07 điều.
Tội phạm và hình phạt là hai vấn đề cơ bản của Bộ luật hình sự (BLHS). Theo
đó, BLHS quy định hành vi nguy hiểm cho xã hội như thế nào thì bị coi là tội
phạm và đối với mỗi loại tội phạm bị áp dụng hình phạt tương xứng với tính
chất, mức độ, hậu quả... mà hành vi đó gây ra cho xã hội. Cùng với việc quy định
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm thì BLHS còn quy định những
trường hợp hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không bị coi là tội phạm. Đó là
những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội không phải chịu trách nhiệm hình sự. Để làm sáng tỏ những
quan điểm về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự, trong phạm vi lựa chọn
đề tài hoàn thành tiểu luận, em xin chọn nội dung: "Bình luận về những điểm
mới về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự".

NỘI DUNG
I.

Khái quát chung chế định loại trừ trách nhiệm hình sự
Luật hình sự các nước đều quy định về loại trừ trách nhiệm hình sự

(TNHS), ở mỗi quốc gia, sự giới hạn hành vi, mức độ các trường hợp này không
giống nhau. Pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng cần phải tiếp tục được làm rõ
và khẳng định về mặt lập pháp cho vấn đề này.
2


Loại trừ TNHS là những trường hợp được quy định trong các điều của Bộ
luật Hình sự về việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội, khi có đủ
các căn cứ do pháp luật hình sự quy định, việc gây thiệt hại về mặt pháp lý hình
sự, nhưng không bị coi là tội phạm và người thực hiện hành vi nguy hiểm đó
không phải chịu TNHS. Những trường hợp loại trừ TNHS có các đặc điểm cơ

bản như: (i) Hành vi gây thiệt hại bị luật hình sự cấm và được quy định trong các
điều luật cụ thể; (ii) Hành vi nguy hiểm, gây thiệt hại cho xã hội nhưng được coi
là hợp pháp về mặt pháp lý, do vậy, không bị coi là tội phạm, không bị truy cứu
TNHS; hành vi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác phải
trong giới hạn của luật hình sự quy định; (iii) Những trường hợp loại trừ TNHS
được thực hiện trong trường hợp cụ thể không bị coi là tội phạm phải có đủ các
căn cứ do Bộ luật Hình sự quy định. Hành vi đó phải đủ các dấu hiệu cấu thành
tội phạm mà pháp luật hình sự quy định như: Tính trái pháp luật; tính chất lỗi; do
người có năng lực TNHS thực hiện; hành vi có tính chất nguy hiểm cho xã hội;
đủ tuổi chịu TNHS.
Việc nghiên cứu những trường hợp loại trừ TNHS có ý nghĩa khoa học, ý
nghĩa thực tiễn, cụ thể: Phát huy tinh thần đấu tranh chống lại các hành vi nguy
hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm; nâng cao ý thức pháp luật của người
dân trong việc bảo vệ công bằng, dân chủ văn minh; hoàn thiện chế định những
trường hợp loại trừ TNHS của Bộ luật Hình sự năm 2015 là bước đánh dấu cho
việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cải cách tư pháp đến năm
2020. Bên cạnh đó, làm rõ được các khái niệm, bản chất pháp lý phát sinh trong
thực tiễn còn nhiều tranh luận, khắc phục việc Bộ luật Hình sự năm 1999 quy
định về chế định này chưa phù hợp về logic do còn nằm rải rác ở các điều, các
chương riêng biệt, chưa quy định đầy đủ những trường hợp phát sinh trong thực
tiễn đời sống xã hội. Đồng thời, nhằm bảo đảm nguyên tắc nhân đạo của pháp
luật hình sự Việt Nam trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền, giúp cho
3


Tòa án thuận tiện khi thi hành Bộ luật Hình sự, tránh xảy ra oan, sai cho người
vô tội như báo chí đã đưa ra trong thời gian gần đây.
Bài viết này sẽ đưa ra cái nhìn tổng thể về loại trừ trách nhiệm hình sự,
chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự Việt Nam. Đặc biệt
là một số vấn đề như: Thế nào là loại trừ trách nhiệm hình sự; đặc điểm cơ bản; ý

nghĩa khoa học, thực tiễn của việc nghiên cứu; những trường hợp loại trừ trách
nhiệm hình sự được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự năm 2015; một số điểm tiến
bộ và kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện chế định loại trừ trách nhiệm hình sự
trong Bộ luật Hình sự năm 2015.
II.

Những điểm mới về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự
Qua nghiên cứu các quy định về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự

của Bộ luật hình sự năm 2015, có những điểm mới như sau:
1. Về kỹ thuật lập pháp
Bộ luật hình sự 2015, thiết kế một chương mới quy định về chế định loại
trừ trách nhiệm hình sự (Chương IV), đây là một chế định có tên gọi và cách
hiểu mới. Tuy nhiên, về cơ sở lý luận thì chế định này được hình thành trên nền
tảng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, đã được sửa đổi, bổ sung năm
2009 về những trường hợp thực hiện hành vi gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội
nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trước đây, các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự được quy định tại
Chương III Bộ luật hình sự năm 1999, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009, quy
định chung về “Tội phạm”, được cơ cấu 07 điều luật (từ Điều 20 đến Điều 26),
gồm 04 điều luật tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự là: Sự kiện bất ngờ (Điều
11), Tính trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 13), Phòng vệ
chính đáng (Điều 15), Tình thế cấp thiết (Điều 16).
Bộ luật hình sự 2015 đã đưa các quy định nêu trên và Chương III và bổ
sung thêm 03 điều luật mới quy định về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự
4


mới gồm: Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24); Rủi ro trong
nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuậtvà công nghệ (Điều

25); Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 26).
2. Các tình tiết mới loại trừ trách nhiệm hình sự của Bộ luật hình sự
năm 2015
2.1.

Về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, đã được sửa đổi, bổ sung
năm 2009 thì tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định:
“Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh
tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người
này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã
lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng
được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể
phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Theo quy định của Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015: “Người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc các bệnh tâm thần, một bệnh
khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình,
thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Qua đối chiếu và so sánh các quy định nêu trên, nhận thấy, Điều 21 Bộ
luật hình sự năm 2015 đã bãi bỏ quy định áp dụng bắt buộc chữa bệnh đối với
người đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi của mình. Cách xây dựng điều luật mới như vậy là
hoàn toàn phù hợp với nội dung chính của điều luật là “Tình trạng không có
năng lực trách nhiệm hình sự”. Việc thay đổi như vậy không làm thay đổi nội
dung chính của điều luật mới so với điều luật cũ là: Xác định như thế nào là tình


5


trạng không có năng lực TNHS và hậu quả pháp lý của người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng không có năng lực TNHS.
2.2.

Về tình thế cấp thiết

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, đã được sửa đổi, bổ sung
năm 2009 thì tình thế cấp thiết được quy định:
“Điều 16. Tình thế cấp thiết
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ
đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính
đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây
một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế
cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015:
“Điều 23. Tình thế cấp thiết
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho
quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước,
của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ
hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế
cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.người gây
thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Điều 23 Bộ luật Hình sự năm 2015, thay cụm từ:“một nguy cơ đang thực

tế đe doạ lợi ích” thành cụm từ:“gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp” vào
quy định sau đoạn: “Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh”.
Theo quy định này, thì hành động của người khi thực hiện tình thế cấp thiết có sự
thay đổi khi chuyển từ trạng thái, tình thế cấp thiết: “thực tế đang gây ra hoặc
đe doạ gây ra” sang: “ thực tế đang gây ra” mục đích qquy định này là vì muốn
tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc
6


lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; đồng thời, thiệt hại gây ra trong tình
thế cấp thiết phải nhỏ hơn thiết hại cần ngăn ngừa.
2.3. Về gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
Khoản 1 Điều 24 BLHS 2015 quy định: “Hành vi của người để bắt giữ
người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử
dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội
phạm”. Đây là quy định hoàn toàn mới tại Bộ luật Hình sự năm năm 2015 nhằm
phân định ranh giới rõ rang mức độ được loại trừ trách nhiệm hình sự và mức đội
chịu trách nhiệm hình sự.
Việc bổ sung trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự này phù hợp với
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là phải dựa vào sức mạnh của cả hệ thống
chính trị, huy động toàn thể xã hội tham gia vào cuộc đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm, là công cụ pháp lý bảo đảm, khuyến khích mọi người dân chủ
động, tích cực, yên tâm tham gia. Chế định này bảo vệ quyền lợi của công dân
hoặc cá nhân khác trong việc phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, nhất là
quyền lợi của những người thi hành công vụ, trực tiếp trấn áp tội phạm hoặc bắt
người phạm tội quả tang, bắt người theo lệnh truy nã.
Tuy nhiên, thực tế để tránh trường hợp lợi dụng quy định trên gây thiệt hại
cho người khác, khoản 2 Điều 24 BLHS 2015 nêu rõ: “Trường hợp gây thiệt hại
do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải
chịu trách nhiệm hình sự”.

Nếu người thực hiện hành vi bắt giữ người phạm tội có gây ra thiệt hại quá
mức cần thiết cho người bị bắt giữ nhưng với động cơ tốt thì đây là một trong
những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mới được bổ sung tại điểm đ khoản
1 Điều 51 BLHS 2015: “đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết
khi bắt giữ người phạm tội”. Ngoài ra, trong phần tội phạm cụ thể, BLHS năm
2015 cũng có một số tội bổ sung hành vi liên quan đến việc bắt giữ người phạm
tội, như: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt
7


quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126); Tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá mức cần thiết khi
bắt giữ người phạm tội (Điều 136).
Tuy nhiên, trong trường hợp bắt giữ người phạm tội, người bắt giữ không
được dùng vũ lực, nhưng lại sử dụng các biện pháp khác như giăng bẫy lưới;
nhốt con tin; dùng dây chặn xe,... mà gây thiệt hại cho sức khỏe người bị bắt giữ
thì phải xử lý như thế nào? Vấn đề này vẫn chưa được BLHS 2015 quy định cụ
thể.
2.4.

Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ
thuật và công nghệ
Điều 25 BLHS quy định “Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc

nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới
mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng
ngừa thì không phải là tội phạm…”.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi sự năng
động, sáng tạo, áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong
sản xuất, nghiên cứu khoa học, hoạt động nghề nghiệp. Thực tiễn đã chứng minh

rằng, quá trình thử nghiệm, vận dụng những cái mới không tránh khỏi được hoàn
toàn các trường hợp rủi ro có thể xảy ra gây thiệt hại về người và tài sản, mặc dù
chủ thể đã áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết có thể để ngăn ngừa hậu quả
xảy ra. Việc truy cứu TNHS trong những trường hợp này là không thực sự công
bằng và có thể làm thui chột tài năng, triệt tiêu sự năng động, sáng tạo của cá
nhân, tổ chức trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…
Quy định mới này có một ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
tri thức, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường, là sự bảo đảm cho
những ý tưởng mới, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật và công nghệ, động viên, khuyến
khích các nhà khoa học dám nghĩ, dám làm vì lợi ích xã hội. Tuy nhiên, BLHS
cũng quy định những nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ
thuật và công nghệ mới nhưng không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không
8


áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa hậu quả có thể xẩy ra gây thiệt hại cho
xã hội thì người thực hiện hành vi này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
2.5. Về thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
Điều 26 BLHS quy định: “Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi
thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ
trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy
đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu
chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường
hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Thực tế hiện nay, bất kỳ người nào khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội, nhận thức được tính trái pháp luật của hành vi, thì họ đương nhiên phải
chịu TNHS (dù thực hiện hành vi đó thực hiện theo mục đích gì, theo yêu cầu,
quyết định của ai). Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, khi thi hành quyết định (mệnh
lệnh) của cấp trên (đối với cán bộ, công chức) có trường hợp người thi hành gây
thiệt hại cho xã hội thì điểm đáng mừng đã được ghi nhận tại Điều 9 Luật Cán

bộ, công chức năm 2008, khi quy định nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi
hành công vụ:
"...5. Chấp hành quyết định của cấp trên.
Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo
cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn
quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành
nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo
cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Ngoài ra, quyết định phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình".
Điều 11 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 còn quy định quyền của cán
bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ: "...5. Được pháp
luật bảo vệ khi thi hành công vụ".
Còn trước đó đã ghi nhận trong các văn bản về lực lượng vũ trang, quân
sự khi đòi hỏi thực hiện tuyệt đối nguyên tắc "cấp dưới phải phục tùng cấp trên"
đối với mệnh lệnh, chỉ thị hay quyết định. Vì vậy, rõ ràng vấn đề này nên được
điều chỉnh kịp thời trong BLHS. Hơn nữa, do tính chất bắt buộc của quyết định
9


đó nên người thi hành quyết định thường tin tưởng vào quyết định của cấp trên
vì việc thi hành là thực hiện mong muốn của người lãnh đạo, cấp trên của mình.
Vì vậy, khi bổ sung trường hợp "Thi hành quyết định của cấp trên" vào trong
BLHS là cần thiết.
Theo quy định Điều 26 BLHS năm 2015 thì việc thi hành mệnh lệnh của
người chỉ huy hoặc của cấp trên chỉ không phải chịu trách nhiệm hình sự về thiệt
hại xảy ra khi có đủ các điều kiện: Thứ nhất, chỉ được áp dụng trong lực lượng
vũ trang, đó là trong quân đội và công an nhân dân, còn trong hoạt động dân sự
thì việc thi hành mệnh lệnh của cấp trên nếu gây thiệt hại vẫn phải chịu trách
nhiệm hình sự; thứ hai, thi hành mệnh lệnh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh; thứ ba, người thực hiện hành vi đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo

người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh
đó.
Ngoài ra, trong phần tội phạm cụ thể, BLHS năm 2015 cũng có một số tội
bổ sung hành vi liên quan đến việc thi hành mệnh lệnh của cấp trên. Theo đó,
không loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người chấp hành mệnh lệnh của người
chỉ huy hoặc cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân mà phạm tội phá hoại
hoà bình, gây chiến tranh xâm lược (khoản 2 Điều 421); tội chống loại người
(khoản 2 Điều 422); tội phạm chiến tranh (khoản 2 Điều 423).
III. Một số nhận xét và kiến nghị
Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có nhiều điểm tiến bộ hơn so với Bộ luật
Hình sự năm 1999 khi pháp điển hóa lần này, các nhà làm luật đã tách những
trường hợp loại trừ TNHS thành một chương riêng, trong đó thêm 03 trường hợp
mới được ghi nhận. Điều này phù hợp với thực tiễn xét xử đặt ra, đồng thời
khẳng định được nguyên tắc tiến bộ của pháp luật hình sự trong xu thế hội nhập
tư pháp hình sự với các nước trong khu vực và trên thế giới hiện nay.
Mặc dù Bộ luật Hình sự năm 2015 có nhiều điểm mới, tuy nhiên, việc bổ
sung này chưa đầy đủ, cần tiếp tục cập nhật một số các trường hợp khác trong
10


thời gian tới như: (i) Đương nhiên phòng vệ chính đáng, được hiểu là “chống trả
lại người đang dùng vũ khí để chống trả lại việc bắt giữ hoặc để tiếp tục phạm
tội; chống trả lại người đang thực hiện hành vi giết người, hiếp dâm, cướp tài
sản, chống phá trại giam, các khu vực an ninh quốc gia, quốc phòng; chống trả
lại hành vi của người đang có hành vi tấn công tại chỗ ở của người khác vào ban
đêm”; (ii) Tình trạng bất khả kháng; (iii) Bị ép buộc sử dụng thuốc, chất kích
thích gây nghiện; (iv) Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tột ít nghiêm trọng…
Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng cần có những giải thích cụ thể với từng
trường hợp loại trừ TNHS để thuận tiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi
vận dụng các quy định này, tránh xảy ra nhiều cách hiểu khác nhau, áp dụng

không thống nhất. Các căn cứ pháp lý của loại trừ TNHS mới chỉ mang tính chất
định tính, chưa định lượng rõ ràng, cụ thể. Như vậy, việc vận dụng khi thi hành
Bộ luật Hình sự trong hoạt động xét xử sẽ gặp nhiều khó khăn cho việc xác định
các mức độ của các trường hợp loại trừ TNHS.

KẾT LUẬN
Như vậy, BLHS năm 2015 đã quy định một chương (chương IV) với 07
điều luật về “Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự”. Có thể thấy, bên
cạnh những hành vi bị coi là tội phạm thì còn có những hành vi tuy hình thức
cũng giống tội phạm nhưng bản chất không phải là tội phạm. Những trường hợp
này, người thực hiện hành vi không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, Bộ
luật Hình sự năm 2015 cũng cần có những giải thích cụ thể với từng trường hợp
loại trừ TNHS để thuận tiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi vận dụng các
quy định này, tránh xảy ra nhiều cách hiểu khác nhau, áp dụng không thống nhất.
Các căn cứ pháp lý của loại trừ TNHS mới chỉ mang tính chất định tính, chưa
định lượng rõ ràng, cụ thể. Như vậy, việc vận dụng khi thi hành Bộ luật Hình sự
trong hoạt động xét xử sẽ gặp nhiều khó khăn cho việc xác định các mức độ của
các trường hợp loại trừ TNHS.
11


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ luật hình sự được sửa đổi bổ sung năm 2009.
2. Bộ luật hình sự năm 2015.
3. />4. />5. />ItemID=292

12




×