Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nghiên cứu đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài loài ếch nhái (amphibia) ở một sô khu vực đá vôi thuộc miền bắc việt nam và đề xuất các giải pháp bảo tồn tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.09 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Phạm Thế Cƣờng

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM
PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI ẾCH NHÁI (AMPHIBIA)
Ở MỘT SỐ KHU VỰC NÚI ĐÁ VÔI THUỘC MIỀN BẮC
VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN

Chuyên ngành: ĐỘNG VẬT HỌC
Mã số: 62.42.01.03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI–2018


Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học và Công nghệ

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Quảng Trường
2. TS. Lê Đức Minh
Phản biện 1: PGS. TS. Lê Nguyên Ngật
Phản biện 2: PGS. TS. Hoàng Ngọc Thảo
Phản biện 3: TS. Hoàng Văn Ngọc



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng đa dạng sinh
học cao trên thế giới (Conservation International 2016). Riêng về
lớp Ếch nhái (Amphibia), số lượng loài ghi nhận ở Việt Nam tăng
lên nhanh chóng trong các thập kỷ gần đây: từ 82 loài vào năm
1996 lên 176 loài vào năm 2009 (Nguyen et al. 2009) và hiện nay
ghi nhận khoảng 230 loài (Frost 2017).
Các khu rừng trên núi đá vôi chứa đựng nhiều dạng tiểu sinh
cảnh khác nhau và được xem là các “đảo biệt lập trên cạn”. Do
vậy khu hệ động vật thường mang tính đặc hữu cao (Clements et
al. 2006). Ở Việt Nam, phần lớn diện tích núi đá vôi phân bố ở
vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc và vùng Bắc Trường Sơn (Sterling
et al. 2006).
Việc khai thác và sử dụng thiếu bền vững tài nguyên thiên
nhiên ở các hệ sinh thái núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam (khai
thác đá làm vật liệu xây dựng, xâm lấn đất rừng làm đất canh tác
nông nghiệp, săn bắt và buôn bán động vật hoang dã) đã ảnh
hưởng lớn các loài động vật, đặc biệt là các loài động vật có thân

nhiệt phụ thuộc vào môi trường sống như các loài ếch nhái.
Do vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu mức độ
đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái (Amphibia) ở
một số khu vực núi đá vôi thuộc miền Bắc Việt Nam và đề xuất
các giải pháp bảo tồn” nhằm đánh giá giá trị đa dạng sinh học về
các loài ếch nhái, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho công tác
quy hoạch bảo tồn ở miền Bắc Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các
loài ếch nhái (EN) ở một số khu vực núi đá vôi thuộc miền Bắc
Việt Nam;
- Xác định được thành phần loài và quan hệ di truyền của hai
giống ếch nhái Limnonectes và Odorrana ở Việt Nam;

1


- Đánh giá được giá trị bảo tồn và các nhân tố đe dọa đến các
loài ếch nhái ở khu vực nghiên cứu và đề xuất các kiến nghị đối
với công tác bảo tồn.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đánh giá đa dạng loài
- Điều tra về sự đa dạng loài ếch nhái ở các địa điểm đại diện
cho sinh cảnh rừng trên núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam: Tây
Bắc, Đông Bắc và đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ. Đặc biệt chú ý khám
phá các loài mới cho khoa học và ghi nhận vùng phân bố mới.
Nội dung 2: So sánh mức độ tương đồng thành phần loài ếch
nhái giữa các địa điểm nghiên cứu trên đất liền và đảo; giữa vùng
Đông Bắc và Tây Bắc để kiểm chứng giả thuyết sông Hồng là
ranh giới cách ly trong quá trình tiến hóa của các loài động vật

trong đó có các loài ếch nhái.
Nội dung 3: Đánh giá đặc điểm phân bố của các loài theo đai
độ cao, theo dạng sinh cảnh, theo nơi ở (vị trí ghi nhận: trên cây,
trên mặt đất và gắn liền với môi trường nước).
Nội dung 4: Thành phần loài và đánh giá mối quan hệ di truyền
giữa các loài và các quần thể của hai giống ếch nhái Limnonectes
và Odorrana ở Việt Nam.
Nội dung 5: Xác định giá trị bảo tồn của các loài ếch nhái dựa
trên tiêu chí đa dạng loài, số lượng các loài đặc hữu và các mối đe
dọa, khả năng tồn tại của các quần thể. Đồng thời, đánh giá các
nhân tố đe dọa đến quần thể của các loài ếch nhái và đề xuất các
kiến nghị đối với công tác bảo tồn.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Kết quả đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa
học cập nhật về hiện trạng khu hệ EN ở 5 khu vực rừng trên núi đá
vôi thuộc miền Bắc Việt Nam (VQG Cát Bà, KBT Bắc Mê, Huyện
Hạ Lang, KBT Ngọc Sơn-Ngổ Luông và Hang Kia-Pà Cò). Cung
cấp thông tin về đặc điểm hình thái và đánh giá quan hệ di truyền
của các loài thuộc 2 giống ếch nhái Limnonectes và Odorrana ở
Việt Nam.

2


Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cung cấp các thông tin cập nhật về
hiện trạng thành phần loài và các nhân tố đe dọa đến các loài ếch
nhái ở 5 khu vực núi đá vôi làm cơ sở khoa học cho việc quy
hoạch và quản lý bảo tồn đa dạng sinh học ở miền Bắc Việt Nam.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Ghi nhận 65 loài EN ở 5 khu vực núi đá vôi thuộc miền Bắc

Việt Nam. Mô tả 3 loài mới cho khoa học (Odorrana
mutschmanni, Rhacophorus hoabinhensis, Theloderma annae),
ghi nhận bổ sung 3 loài cho khu hệ EN Việt Nam (Leptolalax
minimus, Odorrna hainanenssis, O. lipuensis), ghi nhận bổ sung 1
loài ở tỉnh Cao Bằng, 2 loài ở tỉnh Hà Giang, 3 loài ở thành phố
Hải Phòng và 5 loài ở tỉnh Hòa Bình.
Đánh giá được mức độ tương đồng về thành phần loài EN
giữa các KBT ở KVNC, giữa địa điểm nghiên cứu với các KBT
lân cận, giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc, giữa đất liền và đảo.
Đánh giá được đặc điểm phân bố của các loài EN ở KVNC
theo đai độ cao, theo sinh cảnh và theo vị trí ghi nhận.
Đã xác định thành phần loài của giống Ếch nhẽo Limnonectes
(8 loài) và giống Ếch suối Odorrana (25 loài) phân bố ở Việt
Nam. Mô tả 2 loài mới cho khoa học, ghi nhận bổ sung 3 loài cho
khu hệ EN của Việt Nam. Phân tích mối quan hệ di truyền các loài
thuộc 2 giống Ếch nhẽo và Ếch suối phân bố ở Việt Nam
Đánh giá được hiện trạng, mối đe dọa và đề xuất giải pháp
bảo tồn EN ở KVNC.
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu về EN ở các nƣớc trong khu vực
Tổng số loài EN trên thế giới ghi nhận đến thời điểm hiện nay
là 7.697 loài (Frost 2017). Ở Trung Quốc ghi nhận 432 loài; Lào
có khoảng 153 loài (Forst 2017); Cam-pu-chia có khoảng 79 loài
và Thái Lan là 182 loài (Frost 2017).
Theo Stuart et al. (2004) có tới gần 168 loài được cho là đã
tuyệt chủng và ít nhất khoảng 2.500 loài có quần thể bị đe dọa suy
giảm trong 20 năm qua (1984-2004).
3



1.2. Lƣợc sử nghiên cứu về ếch nhái ở Việt Nam
1.2.1. Các nghiên cứu về khu hệ và phát hiện mới
Bourret (1942) đã mô tả 171 loài và phân loài ếch nhái ở
vùng Đông Dương. Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc (1996) ghi
nhận 82 loài. Nguyễn Văn Sáng và cs. (2005) ghi nhận 162 loài.
Cuốn danh lục gần đây nhất của Nguyen et al. (2009) đã ghi nhận
tổng số 176 loài ếch nhái ở Việt Nam. Từ năm 2010 trở lại đây đã
có 40 loài ếch nhái mới được mô tả với bộ mẫu chuẩn thu ở Việt
Nam (Frost 2017).
Các nghiên cứu về khu hệ ếch nhái được tiến hành rộng khắp
trên cả nước khu vực Đông Bắc, Tây Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên,
Nam Bộ và một số đảo ven bờ.
1.2.2. Hướng nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái
Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của một
số loài EN trong điều kiện nuôi nhốt hoặc trong tự nhiên như:
Cóc nhà, Ngóe, Ếch đồng, Ếch nhẽo ban-na, Ếch vạch, Ếch gai
sần, Chàng hiu, Ếch suối, Chàng mẫu sơn, Ếch mõm dài, Ếch cây
mi-an-ma, Cá cóc tam đảo.
1.2.3. Hướng nghiên cứu về nòng nọc và âm sinh học
Trong những năm gần đây có một số nghiên cứu về nòng nọc
của các loài như: Ếch cây trung bộ, Ếch suối, Ếch cây lớn, Ếch cây
sần bắc bộ, Ếch bám đá lào. Lê Thị Quý (2015) đã mô tả đặc điểm
hình thái của 21 loài nòng nọc ghi nhận ở VQG Bạch Mã, Thừa
Thiên Huế.
Bên cạnh đó tiếng kêu cung cấp cách tiếp cận hiệu quả cho các
nghiên cứu về sinh học và phân loại các loài EN. Lê Trung Dũng
(2016) đã mô tả âm học của 11 loài EN.
1.2.4. Hướng nghiên cứu quan hệ di truyền
Frost et al. (2006) đã xây dựng cây quan hệ di truyền của hầu

hết các họ ếch nhái trên toàn thế giới. Các nghiên cứu gần đây của
Li et al. (2008, 2009), Biju et al. (2010), Orlov et al. (2012),
Kuraishi et al. (2012), Li et al. (2012), Yu et al. (2010, 2013),
Nguyen et al. (2015), Poyarkov et al. (2015) tập trung vào phân

4


loại và phân tích quan hệ di truyền của các giống thuộc họ Ếch cây
Rhacophoridae.
1.2.5. Hướng nghiên cứu về bệnh học và các nhân tố tác động
đến quần thể EN
Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu của Rowley et al. (2013),
Nguyen et al. (2013), Martel et al. (2014), Lakinh et al. (2017) và
Nguyen et al. (2017) đã phát hiện một số quần thể của các loài
thuộc giống Cá cóc sần Tylototriton bị nhiễm bệnh nấm
Batrachochytrium dendrobatidis và B. salamandrivorans.
Rowley et al. (2010, 2016) đã đánh giá các nhân tố đe dọa
đến các quần thể ếch nhái ở khu vực Đông Nam Á trong đó có
Việt Nam. Các nhân tố tác động chủ yếu gồm: mất sinh cảnh sống,
khai thác quá mức phục vụ mục đích thực phẩm, dược liệu và
buôn bán sinh vật cảnh.
1.2.6. Lược sử nghiên cứu ếch nhái ở KVNC
Các nghiên cứu về EN ở miền Bắc Việt Nam đã có tương đối
nhiều nhưng chủ yếu tập trung ở các dãy núi cao trên hệ sinh thái
núi đất, các VQG và các KBTTN như Tây Yên Tử, Tây Côn Lĩnh,
Phia Oắc-Phia Đén, Hoàng Liên, Mường Nhé, Sốp Cộp và Copia.
Các nghiên cứu về ếch nhái ở hệ sinh thái núi đá vôi vẫn còn khá
hạn chế hoặc mới chỉ là những công bố rải rác về các loài mới cho
khoa học hoặc ghi nhận mới như cá cóc zig-lơ (Tylototrion

ziegleri), Nhái cây nhỏ đá vôi (Liuixalus calcarius), Nhái cây nhỏ
cát bà (Philautus catbaensis).
1.2.7. Sơ lược về các nghiên cứu có liên quan đến hai giống
Limnonectes và Odorrana ở Việt Nam
Giống Ếch nhẽo Limnonectes: Đây là giống ếch nhái có
vùng phân bố rộng ở châu Á. Ếch nhẽo Limnonectes có thành
phần loài đa dạng nhất với 68 loài được ghi nhận, trong số đó có
16 loài được mô tả trong mười năm qua (Frost 2017). Ở Việt Nam
giống Limnonectes hiện ghi nhận có 5 loài (Nguyen et al. 2009).
Tuy nhiên, có nhiều thay đổi về phân loại của nhóm này được
công bố trong những năm gần đây. Đây là nhóm có đặc điểm hình

5


thái phức tạp, có khả năng phát hiện thêm các loài mới và cần tu
chỉnh về mặt phân loại học của nhiều quần thể.
Giống Ếch suối (Odorrana): Đây là giống ếch nhái có vùng
phân bố khá rộng ở châu Á. Giống Ếch suối có thành phần đa
dạng với 58 loài được ghi nhận, trong đó ở Việt Nam đã ghi nhận
21 loài (Forst 2017, Nguyen et al. 2009). Các loài Ếch suối có kích
thước lớn nhưng có hình thái rất giống nhau nên được coi là nhóm
phức tạp về phân loại học, cần tiếp tục được nghiên cứu kỹ hơn về
phân loại và quan hệ di truyền, đặc biệt là các quần thể ở miền
Bắc Việt Nam.
1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên ở khu vực nghiên cứu
1.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam
Miền Bắc Việt Nam có biên giới với tỉnh Quảng Tây của
Trung Quốc ở phía Đông Bắc và tỉnh Vân Nam ở phía Tây Bắc và
giáp với Lào dọc biên giới phía Tây (Sterling et al. 2006).

Địa hình núi đá vôi: Phần lớn diện tích núi đá vôi ở Việt Nam
phân bố ở phía Bắc Việt Nam, một phần phân bố ở tỉnh Quảng
Bình. Bên cạnh đó có hàng ngàn đảo đá vôi ở vịnh Hạ Long nằm kế
tiếp nhau với Đảo Cát Bà là trung tâm (Sterling et al. 2006).
Thảm thực vật: Dạng rừng chiếm ưu thế ở miền Bắc Việt
Nam là rừng thường xanh, trong đó có cả thực vật lá rộng và thực
vật lá kim kết hợp với những trảng rừng bán thường xanh. Các
dạng rừng ngập mặn ven biển và rừng mọc trên núi đá vôi cũng là
những thành phần quan trọng trong sự đa dạng sinh cảnh tự nhiên
miền Bắc (Sterling et al. 2006).
Khu hệ động vật: Các quần xã động vật ở miền Bắc Việt
Nam là hỗn hợp của những loài nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhiều
loài trong số này chỉ gặp duy nhất ở một phần ba lãnh thổ phía bắc
của đất nước. Trong khu vực này sông Hồng có thể là chướng ngại
hữu hiệu đối với việc di chuyển của một số nhóm động vật, đặc
biệt là các nhóm loài bò sát và lưỡng cư, và đối với sự hình thành
các loài và các quần xã khác nhau ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc
(Sterling et al. 2006).

6


1.3.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên ở các địa điểm nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung
nghiên cứu ở một số khu vực rừng trên núi đá vôi còn ít được nghiên
cứu ở miền Bắc Việt Nam. Riêng đối với 2 giống Limnnectes và
Odorrana, nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu phân loại và quan
hệ di truyền trên mẫu vật thu thập ở nhiều địa điểm trên lãnh thổ Việt
Nam để đảm bảo tính bao quát.
Vùng Tây Bắc:

KBTTN Ngọc Sơn-Ngổ Luông (Hòa Bình): Tổng diện tích
là 19.254 ha, thuộc địa phận huyện Tân Lạc và Lạc Sơn của tỉnh
Hòa Bình. Khu vực này có đặc điểm của vùng núi đá vôi, với địa
hình dốc và gồ ghề. Giữa các dãy núi đá vôi có một vài thung lũng
bằng phẳng chạy theo hướng tây bắc đông nam. Độ cao phân bố từ
100-1.065 m (Birdlife International 2004).
KBTTN Hang Kia-Pà Cò (Hòa Bình): Tổng diện tích 7.091
ha và theo quy hoạch mới thì diện tích của Khu bảo tồn giảm
xuống còn 5.257 ha. KBTTN Hang Kia-Pà Cò thuộc huyện Mai
Châu ở phía tây tỉnh Hoà Bình. Trong khu bảo tồn có nhiều khối
núi đá vôi cao, nhọn, đỉnh cao nhất tới 1.536m ở phía tây bắc khu
vực, độ cao giảm dần về phía đông. Hầu hết khu bảo tồn ở độ cao
trên 500 m (Birdlife International 2004).
Vùng Đông Bắc:
KBTTN Bắc Mê (Hà Giang): Tổng diện tích 9.042 ha, nằm
trên địa bàn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. KBTTN Bắc Mê nằm
ở vùng lõm của Cánh cung Sông Gâm về phía Đông Nam tỉnh Hà
Giang, địa hình cao dốc, mức độ chia cắt mạnh, có nhiều đỉnh cao
trên 1000 m dọc theo các dãy cánh cung Sông Gâm (Báo cáo Đa
dạng Sinh học KBTTN Bắc Mê 2009).
Khu rừng thuộc huyện Hạ Lang (Cao Bằng): Huyện Hạ
Lang thuộc tỉnh Cao Bằng có kiểu địa hình núi đá vôi chiếm phần
lớn diện tích, ở độ cao từ 100-750 m so với mực nước biển. Theo
quy hoạch của tỉnh Cao Bằng, khu vực này sẽ được xây dựng thành
KBT loài và sinh cảnh với diện tích khoảng 7.343 ha (Quyết Định
697/QĐ-UBND của UBND tỉnh Cao Bằng ngày 19/5/2017).
7


VQG Cát Bà: Tổng diện tích là 16.196 ha. VQG Cát Bà nằm

trong vùng quần đảo đá vôi bao gồm hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ ở
độ cao 100–150 m, nơi cao nhất là đỉnh Cao Vọng 331m.
(www.vuonquocgiacatba.com.vn).
CHƢƠNG 2
THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP VÀ
TƢ LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ năm 2014 đến năm
2017 với 15 đợt khảo sát và 119 ngày thực địa.
Địa điểm nghiên cứu: VQG Cát Bà (Hải Phòng), Huyện Hạ
Lang (Cao Bằng), KBTTN Bắc Mê (Hà Giang), KBTTN Hang
Kia-Pà Cò và Ngọc Sơn-Ngổ Luông (Hòa Bình).
Riêng đối với 2 giống Limnonectes và Odorrana thời gian
nghiên cứu từ năm 2014 đến 2017 với hơn 20 đợt khảo sát và 200
ngày thực địa trên 20 tỉnh trên cả nước.
Nghiên cứu phân tích sinh học phân tử được tiến hành tại Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
(Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên (Đại học quốc gia Hà Nội).
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Khảo sát thực địa
Thực địa được tiến hành cả ban ngày và ban đêm, tập trung vào
các khu vực ven các suối, vũng nước, ao nhỏ hoặc các vùng ẩm
ướt ven các đường mòn trong rừng, dưới gốc cây mục trong rừng
hoặc trên cành cây, ven các cửa hang và vách đá. Khảo sát được
tiến hành ở tất cả các dạng sinh cảnh đặc trưng.
2.2.2 Phân tích mẫu vật
2.2.2.1. Phân tích đặc điểm hình thái
Đo đếm và định loại mẫu vật theo các tài liệu của Bourret
(1942), Bain et al. (2003), Ohler et al. (2011), Orlov et al. (2003,

2006, 2012), Suwannapoom et al. (2016), Taylor (1962) và một số
tài liệu khác có liên quan.

8


Tên khoa học và phổ thông của loài theo Nguyen et al. (2009),
Frost (2017) và một số tài liệu mới công bố gần đây.
2.2.2.2. Phân tích sinh học phân tử
Phân tích giải trình tự các đoạn gen ty thể (16S, 12S,
Cytochrome b), sau đó sử dụng các phần mềm tin sinh học để so
sánh khoảng cách di truyền và xây dựng cây quan hệ di truyền.
2.2.3. Đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái
Phân chia các sinh cảnh theo mức độ tác động của con người
bao gồm: sinh cảnh quanh khu dân cư, rừng tự nhiên bị tác động
mạnh và rừng tự nhiên ít bị tác động.
Phân bố theo đai độ cao từ 0-1300 m so với mực nước biển.
Phân chia nơi ở theo vị trí ghi nhận mẫu vật của các loài lưỡng
cư như trên cây, trên mặt đất, dưới nước.
2.2.4. Đánh giá loài có giá trị bảo tồn
Loài có giá trị bảo tồn là những loài được ghi trong các tài liệu:
Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ IUCN (2017), Các loài
hiện chỉ ghi nhận phân bố ở Việt Nam được coi là đặc hữu.
2.2.5. Phân tích thống kê
Sử dụng phần mềm PAST Statistics (Hammer et al. 2001).
2.2.6. Các vấn đề có liên quan đến bảo tồn
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến các loài EN theo hai nhóm
tác động: Mất và suy thoái sinh cảnh sống và khai thác quá mức.
Đề xuất các kiến nghị đối với bảo tồn tập trung vào các khía
cạnh sau: Bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống của các loài, kiểm

soát việc săn bắt các loài trong tự nhiên, nhân nuôi sinh sản, và
tuyên truyền nâng cao nhận thức.
2.3. Tƣ liệu nghiên cứu
Đã phân tích đặc điểm hình thái của 524 mẫu ếch nhái thu thập
ở miền Bắc Việt Nam, 148 mẫu Ếch nhẽo và 232 mẫu Ếch suối
thu thập ở Việt Nam.
Đã phân tích đặc điểm di truyền 150 mẫu vật: 46 mẫu Ếch
nhẽo, 74 mẫu Ếch suối và 30 mẫu thuộc các giống Nhái cây, Ếch
cây và Ếch cây sần.

9


CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài ếch nhái
3.1.1. Danh sách các loài ếch nhái
Trên cơ sở phân tích 524 mẫu vật thu được qua các đợt khảo sát
thực địa, chúng tôi đã ghi nhận ở KVNC có 65 loài thuộc 30 giống,
8 họ, 3 bộ (Bảng 3.1). Ở KBTTN Ngọc Sơn-Ngổ Luông ghi nhận
44 loài, 26 giống, 7 họ, 2 bộ. Ở KBTTN Hang Kia-Pà Cò ghi nhận
32 loài, 21 giống, 6 họ, 1 bộ. Ở KBTTN Bắc Mê ghi nhận 33 loài,
20 giống, 7 họ, 2 bộ. Ở huyện Hạ Lang ghi nhận 21 loài, 12 giống,
5 họ, 1 bộ. Ở VQG Cát Bà ghi nhận 23 loài, 15 giống, 5 họ, 1 bộ.
Đa dạng về giống: Họ Ếch cây (Rhacophoridae) đa dạng nhất
với 9 giống (chiếm 30% số giống) (Hình 3.1).
Đa dạng về loài: Họ Ếch cây (Rhacophoridae) có số lượng loài đa
dạng nhất với 21 loài (Hình 3.1).

Hình 3.1. Số lƣợng giống và loài trong các họ EN ở KVNC

Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài EN ở KVNC
TT

1.
2.
3.
4.
5.

Tên Việt Nam
Bộ Không đuôi
Họ Cóc
Cóc nhà
Cóc rừng
Họ Cóc bùn
Cóc mày sa pa
Cóc mày nhỏ
Cóc mày

Tên khoa học
Anura
Bufonidae Gray, 1825
Duttaphrynus melanostictus (Schneider, 1799)
Ingerophrynus galeatus (Günther, 1864)
Megophryidae Bonaparte, 1850
Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937)
Leptolalax minimus (Taylor, 1962) (**)
Leptolalax pelodytoides (Boulenger, 1893)

10


Địa điểm nghiên
cứu
1 2 3 4 5

+
+
+
+
+

+

+

+
+
+

+

+


TT

Tên Việt Nam

6.


Cóc mày đêm

7.
8.
9.

Cóc núi
Cóc núi miệng nhỏ
Cóc mắt bên
Họ Nhái bầu
Cóc đốm
Ếch ương thường
Nhái bầu bec-mo
Nhái bầu bút-lơ
Nhái bầu hoa
Nhái bầu

10.
11.
12.
13.
14.
15.

28.
29.
30.
31.
32.
33.


Nhái bầu hây-môn
Nhái bầu vân
Nhái bầu trơn
Họ Ếch nhái
chính thức
Ngoé
Ếch đồng
Ếch nhẽo ban-na
Ếch lim-boc
Ếch vạch
Ếch gai bau-len-go
Ếch gai sần
Cóc nước sần
Cóc nước mac-ten
Họ Ếch nhái
Ếch bám đá
Chàng hiu
Chàng đài bắc
Ếch suối
Ếch xanh
Ếch bám đá hoa

34.
35.

Ếch hải nam
Ếch li-pu

36.


Ếch đá mut-x-man

37.
38.
39.
40.
41.
42.
43.
44.

Ếch mõm dài
Ếch ti-an-nan
Hiu hiu
Chẫu chuộc
Chàng mẫu sơn
Ếch suối meng-la
Họ Ếch cây
Nhái cây sọc
Nhái cây wa-za

45.

Nhái cây quang

46.

Nhái cây nhỏ đá vôi


47.
48.

Nhái cây tay-lo
Nhái cây cát bà

49.

Ếch cây đầu to

16.
17.
18.

19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.

Tên khoa học
Leptolalax nyx Ohler, Wollenberg, Grosjean,
Hendrix, Vences, Ziegler & Dubois, 2011
Ophryophryne pachyproctus Kou, 1985
Ophyryophryne microstoma Boulenger, 1903
Megophrys major (Boulenger, 1908)

Microhylidae Günther, 1858
Kalophrynus interlineatus (Blyth, 1855)
Kaloula pulchra Gray, 1831
Microhyla berdmorei (Blyth, 1856)
Microhyla butleri Boulenger, 1900
Microhyla fissipes Boulenger, 1884(*)
Microhyla mukhlesuri Hasan, Islam,
Kuramoto, Kurabayashi & Sumida, 2014
Microhyla heymonsi Vogt, 1911
Microhyla pulchra (Hallowell, 1861)
Micryletta inornata (Boulenger, 1890)
Dicroglossidae Anderson, 1871
Fejervarya limnocharis (Gravenhost, 1829)
Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1834)
Limnonectes bannaensis Ye, Fei & Jiang, 2007
Limnonectes limborgi (Sclater, 1892)(*)
Quasipaa delacouri (Angel, 1928)
Quasipaa boulengeri (Gunther,1899)
Quasipaa verrucospinosa (Bourret, 1937)
Occidozyga lima (Gravenhorst, 1829)
Occidozyga martensii (Peters, 1867)
Ranidae Rafinesque, 1814
Amolops ricketti (Boulenger, 1899)
Hylarana macrodactyla (Günther, 1858)(*)
Hylarana taipehensis (Van Denburgh, 1909)
Hylarana sp.
Odorrana chloronota (Günther, 1876)
Odorrana geminata Bain, Stuart, Nguyen,
Che & Rao, 2009
Odorrana hainanensis Fei, Ye & Li, 2001(**)

Odorrana lipuensis Mo, Chen, Wu, Zhang &
Zhou, 2015(**)
Odorrana mutschmanni Pham, Nguyen, Le,
Bonkowski & Ziegler, 2016(***)
Odorrana nasica (Boulenger, 1903)
Odorrana tiannanensis (Yang & Li, 1980)
Rana johnsi Smith, 1921
Sylvirana guentheri (Boulenger, 1882)
Sylvirana maosonensis (Bourret, 1937)
Sylvirana menglaensis (Fei, Ye & Xie, 2008)(*)
Rhacophoridae Hoffman, 1932
Feihyla vittata (Boulenger, 1887)
Gracixalus waza Nguyen, Le, Pham,
Nguyen, Bonkowski & Ziegler, “2012” 2013
Gracixalus quangi Rowley, Dau, Nguyen,
Cao & Nguyen, 2011(*)
Liuixalus calcarius Milto, Poyarkov, Orlov
& Nguyen, 2013
Kurixalus bisacculus (Taylor, 1962)
Philautus catbaensis Milto, Poyarkov, Orlov
& Nguyen, 2013
Polypedates megacephalus Hallowell, 1861

11

Địa điểm nghiên
cứu
1 2 3 4 5
+
+


+

+
+
+
+
+
+

+

+
+

+

+

+

+
+
+

+
+

+
+

+
+

+
+
+

+

+

+

+
+

+
+

+
+

+
+

+
+
+

+

+
+

+
+

+
+
+
+
+

+
+

+

+

+

+
+
+

+

+

+

+

+
+

+
+
+
+

+
+
+

+
+
+
+
+

+
+

+
+
+
+
+

+


+
+

+
+

+
+

+

+
+

+

+

+

+

+
+

+

+


+

+

+


TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

50.
51.
52.
53.
54.
55.

Ếch cây mi-an-ma
Nhái cây tí hon
Ếch cây xanh đốm
Ếch cây phê
Ếch cây ki-ô
Ếch cây hòa bình

56.
57.
58.

59.

Ếch cây lớn
Ếch cây oóc-lốp
Ếch cây màng bơi đỏ
Ếch cây sần an-na

60.
61.
62.
63.

Ếch cây sần đốm
trắng
Ếch cây sần bắc bộ
Ếch cây sần go-don
Ếch cây sần đỏ

Polypedates mutus (Smith, 1940)
Raorchestes parvulus (Boulenger, 1893)
Rhacophorus dennysi Blanford, 1881
Rhacophorus feae (Boulenger, 1893)
Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006
Rhacophorus hoabinhensis Nguyen, Pham,
Nguyen, Eto & Ziegler, 2017(***)
Rhacophorus maximus Günther, 1858(*)
Rhacophorus orlovi Ziegler & Kohler, 2001
Rhacophorus rhodopus Liu & Hu, 1962(*)
Thelodema annae Nguyen, Pham, Nguyen,
Ngo & Ziegler, 2016 (***)

Theloderma albopunctatum (Liu & Hu, 1962)

64.

Bộ Có đuôi
Họ cá cóc
Cá có zig-lơ

65.

Bộ Không chân
Họ Ếch giun
Ếch giun ban-na

(*)

Theloderma corticale (Boulenger, 1903)
Theloderma gordoni Taylor, 1962(*)
Theloderma lateriticum Bain, Nguyen & Doan,
2009(*)
Caudata Fischer von Waldheim, 1813
Salamandridae Goldfuss, 1820
Tylototriton ziegleri
Nishikawa, Matsui & Nguyen, 2013
Gymnophiona Müller, 1831
Ichthyophiidae Taylor, 1968
Ichthyophis bannanicus Yang, 1984
Tổng số

Địa điểm nghiên

cứu
1 2 3 4 5
+ + + + +
+ +
+ +
+
+ + + +
+
+
+

+

+

+

+

+

+
+

+
+

+

+


+

+

+

+

2
1

2
3

+
+

+

+
4
4

3
2

3
3


Ghi chú: (*)-ghi nhận mới cho tỉnh, (**)-ghi nhận mới cho Việt Nam, (***)-loài mới cho khoa học.
Địa điểm nghiên cứu: 1-Ngọc Sơn-Ngổ Luông, 2-Hang Kia-Pà Cò, 3-Bắc Mê, 4-Hạ Lang, 5-Cát Bà.

3.1.2. Phát hiện mới
- Loài mới cho khoa học: Đã mô tả 3 loài mới cho khoa học
gồm: Ếch đá mut-x-man (Odorrana mutschmanni), Ếch cây sần
an-na (Theloderma annae), Ếch cây hòa bình (Rhacophorus
hoabinhensis).
- Ghi nhận bổ sung cho Việt Nam: 3 loài (Cóc mày nhỏ
Leptolalax minimus, Ếch hải nam Odorrana hainanensis, Ếch lipu O. lipuensis).
- Ghi nhận bổ sung cho các tỉnh: tỉnh Cao Bằng: 1 loài Ếch cây
lớn; tỉnh Hà Giang: 2 loài Cóc mày nhỏ và Ếch cây màng bơi đỏ;
thành phố Hải Phòng: 3 loài Nhái bầu hoa, Chàng hiu, Ếch cây sần
bắc bộ; tỉnh Hòa Bình: 5 loài Ếch lim-boc, Ếch suối meng-la, Nhái
cây quang, Ếch cây sần đỏ, Ếch cây sần go-don.
3.1.3. Đặc điểm hình thái các loài ếch nhái
Trong phần này, chúng tôi mô tả đặc điểm nhận dạng, một số đặc
điểm sinh thái học và nơi ghi nhận của 40 loài EN ở KVNC.
12


Ví dụ:
Ếch suối meng-la Sylvirana menglaensis (Fei, Ye & Xie, 2008)
Mẫu vật nghiên cứu (n=5): 03 mẫu đực IEBR 3924, 3925, 3927
(HB 2014.190, 198, HB 2015.70) và 02 mẫu cái IEBR 3926, 3928
(HB 2014.199, HB 2015.28) thu ở Hòa Bình.
Đặc điểm nhận dạng: Mẫu vật có đặc điểm nhận dạng phù hợp
với mô tả của Fei et al. (2008), Le et al. (2014). Kích thước con đực
nhỏ hơn con cái (SVL 40-50 mm), đầu dài hơn rộng, màng nhĩ rõ,
tròn bằng khoảng 2/3 đường kính mắt, con đực có túi kêu ngoài. Chi

sau giữa các ngón chân có màng bơi, công thức I0–1II1/3–1III1/2–
1IV1–0V; Da: Lưng hơi sần, có gờ da lưng sườn, mặt bụng nhẵn.
Màu sắc khi sống: Lưng màu nâu; hai bên sườn màu xám vàng với
các đốm đen lớn; bụng màu trắng.
Một số đặc điểm sinh thái: Mẫu vật được thu từ 19h00-22h00,
dưới lòng suối, ở một con suối lớn, cạn nước, sinh cảnh xung quanh
là rừng nhiều cây gỗ to, vừa và nhỏ xen cây bụi.
Phân bố ở KVNC: Ngọc Sơn-Ngổ Luông và Hang Kia-Pà Cò.
3.2. Đánh giá mức độ tƣơng đồng thành phần loài ếch nhái
3.2.1. Giữa các địa điểm nghiên cứu
Sự tương đồng về thành phần loài EN giữa các địa điểm gần
nhau khá cao: KBTTN Ngọc Sơn-Ngổ Luông và Hang Kia-Pà Cò
(Hòa Bình) (djk = 0,7733), giữa Bắc Mê (Hà Giang) và Hạ Lang (Cao
Bằng) (djk = 0,6038) (Hình 3.2).

Hình 3.2. Mức độ tƣơng đồng về thành phần loài EN giữa các địa điểm nghiên cứu

13


3.2.2. Giữa đất liền và đảo
Qua phân tích cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về thành phần
loài EN giữa đất liền và đảo (djk = 0,4706).
3.2.3. Giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc
Về thành phần loài (djk = 0,6087), về đặc điểm hình thái và về
khoảng cách di truyền có sự tách biệt rõ rệt giữa các loài phân bố
ở khu vực Đông Bắc và Tây Bắc. Như vậy kết quả nghiên cứu ủng
hộ giả thuyết sông Hồng là gianh giới cách ly trong qua trình tiến
hóa của các loài ếch nhái.
3.2.4. Giữa giữa các HST rừng trong vùng TB và ĐB


Hình 3.3. Mức độ tƣơng đồng về thành phần loài EN giữa các KBT ở vùng Tây Bắc

Hình 3.4. Mức độ tƣơng đồng về thành phần loài EN giữa các KBT ở vùng Đông Bắc

Hình 3.3 và hình 3.4 cho thấy có sự tách biệt về thành phần loài
giữa hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi và hệ sinh thái rừng trên núi
đất ở vùng Tây Bắc và Đông Bắc.
14


3.3. Đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái
3.3.1. Phân bố theo độ cao

Hình 3.5. Số lƣợng loài và họ EN theo độ cao ở KVNC

Số loài EN chiếm ưu thế ở đai độ cao dưới 800 m với 58 loài
(chiếm 89,2% tổng số loài), trên 800 m chỉ ghi nhận 34 loài. Số
loài ghi nhận nhiều nhất ở độ cao từ 300-800 m (Hình 3.5).
3.3.2. Phân bố theo sinh cảnh
Sự tác động của con người có ảnh hưởng đến thành phân loài
ếch nhái phân bố ở các sinh cảnh khác nhau: Ở khu dân cư và đất
nông nghiệp ghi nhận 16 loài (chiếm 24,6%); Rừng thứ sinh đang
phục hồi ghi nhận 33 loài (chiếm 50,7%); Rừng thường xanh ít bị
tác động ghi nhận 54 loài (chiếm 83,1%), ở sinh cảnh này cũng
ghi nhận nhiều loài quý, hiếm và đặc hữu.
3.3.3. Phân bố theo nơi ở
Kết quả cho thấy có 42 loài ở đất (chiếm 64,6% tổng số
loài) gồm nhiều họ như Cóc bùn, Nhái bầu, Ếch nhái chính thức
và Ếch nhái; có 25 loài ở trên cây (chiếm 38,5% tổng số loài) chủ

yếu các loài thuộc họ Ếch cây; có 22 loài ở nước (chiếm 33,8%
tổng số loài) chủ yếu các loài thuộc họ Ếch nhái chính thức và Ếch
nhái; có 14 loài vừa ở đất vừa ở nước; có 6 loài vừa ở đất vừa ở
trên cây và có 4 loài bắt gặp ở cả 3 môi trường sống ở nước; ở đất
và trên cây.
15


3.4. Thành phần loài và quan hệ di truyền giống Limnonectes và
Odorrana ở Việt Nam

3.4.1. Thành phần loài và quan hệ di truyền giống Limnonectes
3.4.1.1. Thành phần loài
Đã ghi nhận 8 loài thuộc giống Ếch nhẽo Limnonectes ở Việt
Nam (Bảng 3.5). Mô tả 1 loài mới cho khoa học: Ếch nhẽo quảng
ninh Limnonectes quangninhensis.
Ghi nhận mới về phân bố: Loài Ếch gáy dô lần đầu tiên được
ghi nhận ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa; Ếch gyl-den-stol-pe ở Đồng Nai; Ếch lim-boc ở Quảng Ninh, Hòa Bình, Kon
Tum; Ếch nhẽo nguyễn ở Vĩnh Phúc, Sơn La; Ếch poi-lan ở Bình
Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa.
Trong số 8 loài Ếch nhẽo ghi nhận được có 2 loài hiện chỉ phân
bố ở Việt Nam: Ếch nhẽo nguyễn Limnonectes nguyenorum và
Ếch nhẽo quảng ninh L. quangninhensis.
Bảng 3.5. Danh sách các loài thuộc giống Ếch nhẽo ghi nhận ở Việt Nam
TT

Tên khoa học

Tên việt nam


1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Limnonectes bannaensis Ye, Fei & Jiang, 2007
L. dabanus (Smith, 1922) (*)
L. gyldenstolpei (Andersson, 1916) (*)
L. khammonensis (Smith, 1929)
L. limborgi (Sclater, 1892) (*)
L. nguyenorum Mcleod, Kurlbaum & Hoang, 2015(*)
L. poilani (Bourret, 1942) (*)
L. quangninhensis Pham, Le, Nguyen, Ziegler, Wu &
Nguyen, 2017(**)

Ếch nhẽo ban-na
Ếch gáy dô
Ếch gyl-den-s-tol-pe
Ếch nhẽo khăm muộn
Ếch lim-boc
Ếch nhẽo nguyễn
Ếch nhẽo poi-lan

8.

Ếch nhẽo quảng ninh


Đặc
hữu

+
+

Ghi chú: (*)-Loài ghi nhận vùng phân bố mới, (**)-Loài mới cho khoa học

3.4.1.3. Đặc điểm hình thái các loài Ếch nhẽo ở Việt Nam
Đã mô tả đặc điểm nhận dạng, cung cấp thông tin về sinh học,
sinh thái của 7 loài Ếch nhẽo thu được mẫu vật.
3.4.1.3. Khóa định loại các loài Ếch nhẽo ở Việt Nam
Đã xây dựng khóa định loại lưỡng phân cho 8 loài Ếch nhẽo
phân bố ở Việt Nam
3.4.1.4. Quan hệ di truyền
Khoảng cách di truyền và cây quan hệ di truyền được xây dựng
trên kết quả phân tích, giải trình tự gen 16S của 46 mẫu và 46
trình tự đã công bố trên Ngân hàng gen.

16


Về quan hệ di truyền, các loài ếch nhái thuộc giống
Limnonectes ở Việt Nam tập hợp thành 6 nhóm: nhóm I gồm các
loài L. dabanus, L. gyldenstolpei, L. hascheanus, L. lauhachindai,
L. limborgi, L. macrognathus và L. kohchangae; nhóm II gồm các
loài L. sp1., L. sp2. và L. fragilis; nhóm III chỉ có loài L. poilani;
nhóm IV gồm các loài L. isanensis, L. jarujini, L. megastomias, L.
longchuanensis, L. nguyenorum, L. sp4., L. taylori; nhóm V chỉ có
loài L. bannaensis; và nhóm IV gồm hai loài L. fujianensis và L.

quangninhensis. Đáng chú ý, ở nhóm II các quần thể ở Việt Nam
có khoảng cách di truyền từ 5,86-10,04% so với loài L. fragilis,
đây có thể là các loài mới (Hình 3.6).

Hình 3.6. Cây quan hệ di truyền giống Ếch nhẽo ở Việt Nam bằng phƣơng pháp
Bayesian. Các số hiệu phía sau mẫu là số hiệu thực địa.

17


3.4.2. Thành phần loài và quan hệ di truyền giống Odorrana
3.4.2.1. Thành phần loài
Đã ghi nhận 25 loài thuộc giống Ếch suối Odorrana ở Việt Nam
(Bảng 3.12). Đã mô tả một loài mới cho khoa học Ếch đá mut-x-man
Odorrana mutschmanni; bổ sung 3 loài cho khu hệ ếch nhái Việt
Nam là Ếch hải nam O. hainanensis, Ếch li-pu O. lipuensis và Ếch đá
O. versabilis.
Lần đầu tiên ghi nhận và bổ sung dẫn liệu hình thái cá thể cái
của hai loài Ếch màng nhĩ khổng lồ và Ếch trần kiên.
Ghi nhận vùng phân bố mới: Ếch bắc bộ ở Hà Tĩnh; Ếch màng
nhĩ khổng lồ ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Gia Lai, Phú Yên;
Ếch ging-đông ở Lai Châu, Điện Biên, Sơn La; Ếch ta-bu ở Quảng
Nam; Ếch mo-rap-kai ở Thanh Hóa, Kon Tum, Lâm Đồng; Ếch tian-nan ở Cao Bằng, Thanh Hóa; Ếch trần kiên ở Hòa Bình, Bắc
Giang; Ếch yên tử ở Quảng Ninh.
Trong số 25 loài Odorrana ghi nhận ở Việt Nam có 11 loài
(chiếm 44% tổng số loài) có giá trị bảo tồn (Bảng 3.12).
Bảng 3.12. Danh sách các loài thuộc giống Ếch suối ghi nhận ở Việt Nam
TT

Tên khoa học


Tên Việt Nam

1.
2.

Odorrana absita (Stuart & Chan-ard, 2005)
O. andersonii (Boulenger, 1882)
O. bacboensis (Bain, Lathrop, Murphy,
Orlov & Ho, 2003)(*)
O. banaorum (Bain, Lathrop, Murphy,
Orlov & Ho, 2003)
O. chapaensis (Bourret, 1937)
O. chloronota (Günther, 1876)
O. geminata Bain, Stuart, Nguyen, Che
& Rao, 2009
O. gigatympana (Orlov, Ananjeva & Ho,
2006) (*)
O. grahami (Boulenger, 1917)
O. graminea (Boulenger, 1900)
Odorrana hainanensis Fei, Ye & Li,
2001(**)
O. jingdongensis Fei, Ye & Li, 2001(*)
O. junlianensis Huang, Fei &Ye, 2001
O. khalam (Stuart, Orlov & Chan-ard,
2005) (*)
O. lipuensis Mo, Chen, Wu, Zhang &
Zhou, 2015(**)
O. margaretae (Liu, 1950)


Ếch mõm ap-si-ta
Chàng an-dec-sơn

3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.

18

IUCN
2017

SĐVN
2007

Đặc
hữu

VU


Ếch bắc bộ
Ếch ba na
Ếch bám đá sa pa
Ếch xanh

NT

Ếch bám đá hoa

VU

Ếch màng nhĩ
khổng lồ
Ếch g-ra-ham
Ếch g-ra-mi-ne

+
NT

Ếch hải nam

VU

Ếch ging-đông
Ếch giun-li-an

VU
VU


Ếch ta-bu
Ếch li-pu
Ếch mac-ga-ret


TT
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.

Tên khoa học

Tên Việt Nam

O. morafkai (Bain, Lathrop, Murphy,
Orlov & Ho, 2003) (*)
O. mutschmanni Pham, Nguyen, Le,
Bonkowski & Ziegler, 2016(***)
O. nasica (Boulenger, 1903)
O. orba (Stuart & Bain, 2005)
O. schmackeri (Boettger, 1892)
O. tiannanensis (Yang & Li, 1980) (*)
O. trankieni (Orlov, Le & Ho, 2003) (*)
O. versabilis (Liu & Hu, 1962) (**)

O. yentuensis Tran, Orlov & Nguyen, 2008(*)

Ếch mo-rap-kai
Ếch đá mut-xman
Ếch mõm dài
Ếch mồ côi
Ếch s-mac-ko
Ếch ti-an-nan
Ếch trần kiên
Ếch đá
Ếch yên tử

IUCN
2017

SĐVN
2007

Đặc
hữu

+

+
EN

Ghi chú. (*)-Loài ghi nhận vùng phân bố mới, (**)-Loài ghi nhận mới cho Việt Nam, (***)-Loài
mới cho khoa học. SĐVN (2007) = Sách Đỏ Việt Nam (2007): VU = sắp nguy cấp; IUCN (2017) =
Danh lục Đỏ IUCN (2017): EN = nguy cấp, VU = sắp nguy cấp, NT = gần bị đe dọa.


3.4.2.2. Đặc điểm hình thái các loài Ếch suối ở Việt Nam
Đã mô tả đặc điểm nhận dạng, cung cấp thông tin về sinh học,
sinh thái của 18 loài Ếch suối thu được mẫu vật.
3.4.2.3. Khóa định loại các loài Ếch suối ở Việt Nam
Đã xây dựng khóa định loại lưỡng phân cho 25 loài Ếch suối
phân bố ở Việt Nam.
3.4.2.4. Quan hệ di truyền
Khoảng cách di truyền và cây quan hệ di truyền được xây dựng
trên kết quả phân tích, giải trình tự gen 16S của 74 mẫu và 33
trình tự đã công bố trên Ngân hàng gen.
Về quan hệ di truyền, các loài ếch nhái thuộc giống Odorrana
ở Việt Nam tập hợp thành 4 nhóm: nhóm I gồm các loài
O. banaorum, O. chloronota, O. graminea, O. leporipes,
O. morafkai, O. sp1, O. sp2, O. tiannanensis, O. nasica,
O. yentuensis, O. trankieni, O. nasuta, O. bacboensis,
O. fengkaiensis, O. hainanensis, O. gigatympana, O. sp3; nhóm II
gồm các loài O. chapaensis và O. geminata; nhóm III gồm các
loài O. andersonii, O. grahami, O. jingdongensis,
O. junlianensis, O. margaretae, O. mutschmanni, và
O. wuchuanensis; và nhóm IV chỉ có loài O. lipuensis. Đáng chú ý
quần thể O. bacboensis ở Đồng Bắc và Tây Bắc khác nhau
2,94-3,96% đây có thể là các loài khác nhau, quần thể

19


“O. tiannanensis” ở Điện Biên khác biệt 2,71-3,21% so với các
quần thể còn lại, đây có thể là 1 loài mới (Hình 3.7).

Hình 3.7. Cây quan hệ di truyền giống Ếch suối (Odorrana) ở Việt Nam bằng phƣơng

pháp Bayesian. Các số hiệu phía trƣớc mẫu là số hiệu thực địa

20


3.5. Các vấn đề liên quan đến bảo tồn các loài ếch nhái ở KVNC
3.4.1. Các loài quý, hiếm
Bảng 3.16. Các loài ếch nhái quý hiếm có giá trị bảo tồn ở KVNC
T
T

Tên khoa học

SĐVN
(2007)

IUCN
(2017)

Đặc
hữu

Địa điểm ghi nhận
NS
NL

1.
2.
3.
4.

5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.

Ingerophrynus galeatus
Quasipaa delacouri
Quasipaa boulengeri
Quasipaa verucospinosa
Odorrana geminata
Odorrana hainanensis
Odorrana mustchmanni
Gracixalus quangi
Gracixalus waza
Liuixalus catbaensis
Philautus catbaensis
Rhacophorus feae
Rhacophorus kio
Rhacophorus

hoabinhensis
Theloderma annae
Theloderma corticale
Theloderma lateriticum
Tylototriton ziegleri
Ichthyophis bannanicus
Tổng số

VU
EN

HK
PC

BM

HL

CB

+
+
EN
NT
VU
VU

+
+
+


+
+
+
+

+
VU

+

+

+
+
+
EN
EN

+
+
+
+

+
+
EN
VU
VU
6


5

+
+
9

+
+
+

+
+
+

+

+

+

+

+

5

3

+

+
+

+
8

7

6

Ghi chú. SĐVN (2007) = Sách Đỏ Việt Nam (2007): EN = nguy cấp, VU = sắp nguy cấp;
IUCN (2017) = Danh lục Đỏ IUCN (2017): EN = nguy cấp, VU = sắp nguy cấp, NT = gần bị đe dọa;
NSNL = Ngọc Sơn-Ngổ Luông, HKPC = Hang Kia-Pà Cò, BM = Bắc Mê, HL = Hạ Lang, CB = Cát Bà.

3.4.2. Các nhân tố đe dọa lên khu hệ ếch nhái
3.4.2.1. Mất và suy thoái sinh cảnh sống
Phá rừng làm nương rẫy, cháy rừng, khai thác gỗ, tác động của
dự án làm đường
3.4.2.2. Tác động đến quần thể của các loài ếch nhái
Khai thác làm thực phẩm và buôn bán ở các chợ.
3.4.3. Một số đề xuất đối với công tác bảo tồn
3.4.3.1. Các địa điểm cần ưu tiên bảo tồn
Sử dụng phương pháp chồng ghép các lớp đánh giá thì KBTTN
Ngọc Sơn Ngổ-Luông và VQG Cát Bà là những địa điểm cần ưu
tiên bảo tồn vì có diện tích lớn, chất lượng rừng còn tương đối tốt,

21


số lượng các loài ghi nhận nhiều nhất và là nơi phân bố của nhiều

loài quý, hiếm và đặc hữu có giá trị bảo tồn.
3.4.3.2. Đối tượng cần ưu tiên bảo tồn
Ưu tiên bảo vệ các loài quý, hiếm, đặc hữu và các loài đang bị
khai thác mạnh ví dụ như các loài thuộc giống Quasipaa,
Rhacophorus, Theloderma, Tylototriton.
3.4.3.3. Các hoạt động ưu tiên bảo tồn
Đề xuất thành lập KBT Hạ Lang ở tỉnh Cao Bằng.
Bảo vệ và phát triển rừng, liên kết các khoảnh rừng bị biệt lập để
tạo sinh cảnh sống cho các loài EN ở 5 KBT nói trên.
Sử dụng bền vững, không khai thác các loài quý hiếm, hạn chế
săn bắt bào mùa sinh sản như các loài thuộc họ Ếch cây
(Rhacophoridae) vào mùa hè và các loài thuộc họ Ếch nhái chính
thức (Dicroglossidae) và Ếch nhái (Ranidae) vào mùa đông, xem
xét khả năng nhân nuôi một số loài lưỡng cư có giá trị kinh tế như
giống Limnonectes, Quasipaa, Rhacophorus, Theloderma.
Phát triển kinh tế và du lịch sinh thái: Phát triển hoạt động du
lịch khám phá văn hóa kết hợp khám phá thiên nhiên ở KBT Ngọc
Sơn-Ngổ Luông, Hang Kia-Pà Cò và Hạ Lang.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Đã ghi nhận ở KVNC 65 loài ếch nhái thuộc 30 giống, 8
họ, 3 bộ. KBTTN Ngọc Sơn-Ngổ Luông ghi nhận 44 loài, Hang
Kia-Pà Cò ghi nhận 32 loài, Bắc Mê ghi nhận 33 loài, huyện Hạ
Lang ghi nhận 21 loài, VQG Cát Bà ghi nhận 23 loài.
Đã mô tả 3 loài mới cho khoa học (Ếch đá mut-x-man
Odorrana mutschmanni, Ếch cây sần an-na Theloderma annae,
Ếch cây hòa bình Rhacophorus hoabinhensis).
Đã ghi nhận bổ sung 3 loài cho khu hệ EN Việt Nam
(Leptolalax minimus, Odorrana hainanensis, và O. lipuensis). Đã

ghi nhận bổ sung 1 loài cho tỉnh Cao Bằng, 2 loài cho tỉnh Hà
Giang, 3 loài cho thành phố Hải Phòng và 5 loài cho tỉnh Hòa
Bình.
22


2. Thành phần loài của các KBT có cùng dạng sinh cảnh và
vị trí địa lý gần nhau có mức độ tương đồng cao: KBTTN Ngọc
Sơn-Ngổ Luông và Hang Kia-Pà Cò (Hòa Bình) (djk = 0,7733),
giữa KBTTN Bắc Mê (Hà Giang) và Hạ Lang (Cao Bằng)
(djk = 0,6038), giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc ở mức trên trung
bình (djk = 0,6087); giữa đất liền và đảo có sự khác biệt rõ rệt
(djk = 0,4706). Các kết quả nghiên cứu về thành phần loài, quan
hệ di truyền ủng hộ giả thuyết sông Hồng là ranh giới cách ly tiến
hóa của các loài EN giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc của Việt
Nam.
3. Các loài EN ở khu vực nghiên cứu được ghi nhận chủ yếu
ở độ cao dưới 800 m với 58 loài, trên 800 m ghi nhận 34 loài.
Dạng sinh cảnh rừng thường xanh ít bị tác động ghi nhận nhiều
loài nhất (54 loài), theo sau là rừng thứ sinh đang phục hồi (33
loài), khu dân cư và đất nông nghiệp (16 loài). Số lượng loài gặp
nhiều nhất là ở trên mặt đất (42 loài), theo sau là ở trên cây (25
loài) và ở dưới nước (22 loài).
4. Đã ghi nhận 8 loài thuộc giống Ếch nhẽo Limnonectes ở
Việt Nam, trong đó mô tả một loài mới cho khoa học Ếch nhẽo
quảng ninh L. quangninhensis và có 2 loài hiện chỉ ghi nhận phân
bố ở Việt Nam. Về quan hệ di truyền, các loài ếch nhái thuộc
giống Limnonectes ở Việt Nam tập hợp thành 6 nhóm. Một số
quần thể có sai khác về di truyền sẽ được mô tả là loài mới.
Đã ghi nhận 25 loài thuộc giống Ếch suối Odorrana ở Việt

Nam, trong đó mô tả một loài mới cho khoa học O. mutschmanni,
ghi nhận bổ sung 3 loài (O. hainanensis, O. lipuensis và O.
versabilis) cho khu hệ EN của Việt Nam. Có 11 loài có giá trị bảo
tồn. Về quan hệ di truyền, các loài ếch nhái thuộc giống Odorrana
ở Việt Nam tập hợp thành 4 nhóm. Một số quần thể sẽ được mô tả
là loài mới
5. Trong số 65 loài EN ở KVNC có 6 loài có tên trong Sách Đỏ
Việt Nam (2007), 6 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2017), 9
loài hiện nay chỉ ghi nhận phân bố ở Việt Nam.

23


×